1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án lớp mầm chủ đề nghề truyền thống ở địa phương

202 5,5K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

GIÁO ÁN MẦM NON CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHỆP CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ SẢN XUẤT 1.1.Mục đích, yêu cầu: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết các công việc, dụng cụ lao động của nghề nông.. Tìm hiểu về

Trang 1

GIÁO ÁN MẦM NON CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHỆP CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ SẢN XUẤT 1.1.Mục đích, yêu cầu:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết các công việc, dụng cụ lao động của nghề nông

- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để mô tả công việc và sản phẩm của nghề nông

* Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động

- Giáo dục trẻ tình cảm kính trọng và biết ơn bác nông dân

1.2.Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

+ Hình ảnh Bác nông dân đang làm đất, cấy lúa, tát nước, gặt lúa

+ Tranh vẽ các sản phẩm do bác nông dân làm ra để trẻ chơi

+ Hình ảnh về bác nông dân đang chăn nuôi, trồng rau, củ, quả

+ Dụng cụ : cái liềm

+ Ti vi, máy tính, đĩa nhạc

* Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô

* Địa điểm: - Trong lớp

1.3 Các hoạt động :

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Các con đã được về làng quê bao giờ chưa ?

- Các chon thấy ở quê thường có những gì ?

- Cho trẻ hát bài “ Ngày mùa “ về ngồi hình chữ U

Hoạt động 2 : cung cấp kiến thức

1 Tìm hiểu về công việc của bác nông dân :

+ Trong hình ảnh các con nhìn thấy con gì giúp bác nông dân làm việc ?

+ Con trâu ở phía nào của bác nông dân?

- Bác nông dân rất yêu quý con trâu vì nó giúp đã giúp bác làm nhiều công việc nặng nhọc

Trang 2

- Công việc đầu tiên của bác nông dân là làm cho đất tơi xốp Bác sử dụng cái cày, cái bừa và con trâu đã giúp bác cày ruộng

+ Sau khi làm đất xong, các con biết bác nông dân sẽ làm công việc gì tiếp theo?

- Cô mở cho trẻ xem slide quá trình nảy mầm của hạt thóc: hạt thóc – thóc nảy mầm – những cây mạ non

*Hình ảnh: Cấy lúa

+ Bác nông dân đang làm gì?

+ Cây lúa được bác nông dân cấy như thế nào ? Vì sao phải cấy lúa thẳng hàng?

+ Bác trai hay bác gái cấy lúa ?

Cấy lúa là công việc cần sự khéo léo nên bác gái thường làm

- Khi cấy lúa xong rồi, muốn cây lúa tốt thì bác nông dân phải làm gì ?

* Hình ảnh : Bác nông dân đang tát nước

- Cô cho trẻ quan sát tranh, sau đó hỏi trẻ :

+ Bác nông dân đang làm gì ?

+ Tại sao phải tác nước?

+ Khi tát nước bác cần dụng cụ gì?

Cây lúa là loại cây cần nhiều nước Do vậy, phải dùng gầu dây để tát nước Ngày nay hiện đại hơn người ta dùng máy bơm nước vào ruộng Ngoài việc tát nước, bác nông dân còn phải nhổ cỏ, phun thuốc trừ sâu cho lúa Nhờ sự chăm sóc của bác nông dân cây lúa lớn nhanh thành cánh đồng lúa Cô cho trẻ xem cây lúa

* Hình ảnh : Gặt lúa

+ Khi lúa chín có màu gì ? Bác nông dân sẽ làm gì ?

- Cho trẻ quan sát tranh cánh đồng lúa chín vàng

+ Khi gặt lúa bác nông dân cần dụng cụ gì ?

- Cô cho trẻ quan sát cái liềm

+ Các con thử đoán xem bác nông dân cầm liềm bằng tay nào ?

Cô giải thích :Khi gặt lúa xong, bác bó thành từng bó để tuốt lúa, bỏ vào bao mang về sân phơi Tiếp theo sau khi lúa đã được phơi khô, cần phải đem đi xay, xát thì mới ra được hạt gạo

Cô khái quát: Để làm ra hạt lúa, hạt gạo, công việc đầu tiên của bác nông dân là làm đất, sau đó gieo mạ rồi cấy lúa Cấy lúa xong cần chăm sóc cây lúa như tát nước, rồi mới thu hoạch

* Cô mở rộng thêm : Cho trẻ xem hình ảnh về một số công việc khác bác nông dân làm

như : Chăn nuôi, trồng trọt rau, hoa, củ, quả

Trồng lúa là công việc đặc trưng của nghề nông Một nghề làm ra rất nhiều sản phẩm nuôi sống con người

+ Các con thấy bác nông dân làm việc như thế nào ?

+ Các con có yêu quý bác nông dân không ? Chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng biết ơn

và kính trọng bác nông dân

2.Trò chơi luyện tập:

* Trò chơi 1: Thi xem nhóm nào nhanh

- Cách chơi : Mỗi trẻ có một lô tô vẽ công việc của bác nông dân Trẻ vừa đi xung quanh lớp Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ phải tìm và tạo thành nhóm, sắp xếp theo đúng thứ tự

Trang 3

công việc Khi trẻ về nhóm của mình, cô kiểm tra từng nhóm Nhóm nào đúng cô tuyên dương, nhóm nào sai thì phải nhảy lò cò

* Trò chơi 2: Ai chọn đúng

- Cô giải thích luật chơi và cách chơi

+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 nhóm.Trẻ đi quanh lớp và chọn tranh vẽ các sản phẩm

do bác nông dân làm ra, rồi sau đó đem về nhóm của mình

( thời gian cho trẻ tìm tranh là một bài hát) Khi bài hát kết thúc, cô kiểm tra số tranh mà trẻ tìm đúng trong mỗi nhóm

Trang 4

GIÁO ÁN LỚP MẦM CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ DỊCH VỤ

Thứ 2

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Bài dạy: Trèo lên xuống thang

Chạy nhấc cao đùi

I.Mục đích yêu cầu

1.Kiến thức

- Dạy trẻ biết trèo lên xuống thang một cách nhịp nhàng

- Khi lên xuống thang phối hợp nhịp nhàng, chân tọ tay kia

- Khi chạy nâng cao đùi đúng kĩ năng

2 Kỹ năng

- Phát triển khả năng định hướng trong không gian và sự khéo léo nhịp nhàng của trẻ

- Trẻ biết thực hiện lần lượt và đứng về hàng sau khi chuyền bóng cho bạn

3 Thái độ:

- Giáo dục trẻ thái độ hứng thú khi tập luyện

- Qua giờ học yêu quý các nghề trong xã hội đặc biệt là các nghề dịch vụ

II Chuẩn bị

- Thang cho trẻ lên xuống

- Sân tập và vẽ sơ đồ tập

- Băng nhạc xắc xô

III Tiến hành hoạt động

Hoạt động 1: Trò chuyện

- Xin chào mừng các bé đến với chương trình “Ngày hội

đua tài ” ngày hôm nay

Chương trình được chào đón các đội chơi:

- Đội số 1: Bác tài xế

- Đội số 2: Hướng dẫn viên du lịch

Cô giáo Như Quỳnh là người đồng hành cùng các bạn

- Trẻ nghe

- Đội số 1 vẫy tay chào

- Đội số 2 vẫy tay chào…

Trang 5

đồng thời cũng là BTC và BGK của chương trình

Hoạt đông 2 phần 1: Thi trả lời nhanh

- Ngày bây giờ xin mời 2 đội chơi bước vào phần thi thứ

nhất có tên: Thi trả lời nhanh

- Đội bác tài xế sẽ kể tên về nghề dịch vụ mà các em biết

?

Đội hướng dẫn viên du lịch sẽ kẻ về lợi ích mà các nghề

dịch vụ mang lại cho xã hội?

- Bé hãy kể công việc của người bán hàng nào?

-> Trong xã hội có nghề dịch vụ như nghề cắt tóc gội

đầu, nghề trang điểm cô dâu, nghề hường đẫn viên du

- Cho trẻ đi thành vòng tròn và đi các kiểu khác nhau như

đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - đi bằng

gót bàn chân - đi thường - đi bằng mé bàn chân - đi

thường - đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy

chậm - đi thường - về ga - về hai hàng ngang, dãn đều

- Xây nên các công trình

Trang 6

- ĐT bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên

(2 lần+8 nhịp)

- ĐT bật 3 : Bật chân sáo

(2 lần+8 nhịp)

Hoạt động 5 phần 4: Cùng đua tài

- Hôm nay hai đội chơi Bác tài xế và hướng dẫn viên du

lịch cùng đua tài qua vận động : Trèo lên xuống thang,

chạy nhấc cao đùi

* VĐCB: Trèo lên xuống thang

- Để thực hiện đúng vận động các con chú ý xem người

đồng hành làm trước

- Cô làm mẫu:

+ Lần 1: Không giải thích

+ Lần 2: vừa làm vừa giải thích

TTCB: - Cô đứng trước trước thang sau đó đưa lần lượt

từng chân lên thang, tay vịn thang để giữ thăng bằng

bước nhịp nhàng chân nọ tay kia cho đến hết, sau đó lại

đưa lần lượt từng chân xuống thang và đi nhẹ nhàng về

cuối hàng

- Mời 2 trẻ khá lên thực hiện

- Cô bao quát sửa sai cho trẻ

* Chạy nhấc cao đùi

Thử thách thứ 2 mà 2 đội sẽ đua tài là: Chạy nhấc cao

đùi

- Cô làm mẫu:

- Lần 1 làm hoàn chỉnh động tác không giải thích

- Lần 2: Phân tích động tác: Từ vạch xuất phát cô đứng

- Trẻ chú ý quan sát cô tập mẫu

- 2 cá nhân trẻ lên thực hiện

- 4 trẻ hai hàng thực hiện luân phiên

- 2 đội thi đua

- Trẻ nghe

- Trẻ nghe

Trang 7

và chạy vòng quanh sân tập

- Tổ chức cho 2 đội chạy, đội số 1 chạy 1 vòng quang

sân tập sau đó đứng vào vị trí nghỉ cho đội số 2 chạy

nhấc cao đùi cùng cô

- Động viên khuyến khích trẻ khi chạy nhấc cao đùi

- Cho trẻ chạy mỗi hàng 2- 3 lần

Hoạt động 6 phần 5 : Trao giải

* Hồi tĩnh

Mời các thành viên của hai đội chơi đi nhẹ nhàng xung

quanh khán đài 2 - 3 vòng sau đó mời các thành viên

đứng xếp thành hai hàng vẫy tay theo nhạc bài hát: Bác

đưa thư vui tính để nhận quà lưu niệm của BTC

Chương trình ngày hội đua tài ngày hôm nay đến đây là

kết thúc, kính chúc các cô bác hai đội: Bác tài xế và đội:

Hướng dẫn viên du lịch lời chúc sức khỏe hạnh phúc

Xin chào và hẹn gặp lại

- 2 đội thi đua nhàu tham gia trò chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng

2 - 3 vòng sân tập

- Trẻ nghe xếp hàng hát và nhận quà

SINH HOẠT CHIỀU

1 Cho trẻ vận động nhẹ nhàng ăn bữa phụ

2 Dạy trò chơi mới:

3 Chơi tự chọn: Nu na nu nống

Tập tầm vông

4 Nêu gương bình cờ

5 Vệ sinh trả trẻ

ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG

Trang 8

trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng

hoạt động

Biện pháp

Thứ 3

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Quan sát: Đồ dùng của nghề căt tóc, gội đầu

TCVĐ: Nhảy vào nhảy ra

Chơi tự do: Đá , sỏi, phấn

I Mục đích - yêu cầu

1 Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của cái kéo, cái lược, cái gương Máy sấy tóc…

Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ

Trẻ biết chơi trò chơi, chơi với đá sỏi

- Địa điểm quan sát, cái kéo, cái lược, cái gương Máy sấy tóc

- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng , phù hợp

II Tổ chức hoạt động

Hoạt động 1 Quan sát có mục đích: Đồ dùng của nghề

cắt tóc, gội đầu

- Cô cho trẻ đến mô hình và hỏi

- Các con hãy xem thật kĩ ở đây có những đồ dùng gì ?

- Đồ dùng này là gì ?

- Đồ dùng này cuả nghề nào ?

- Các con hãy nêu nhận xét về cái lược và nói cho cô công

dụng của nó nhé

- Các bé hãy xem đây là cái gì ?

- Công dụng của đồ dùng đó

 Đồ dùng của nghề cắt tóc gội đầu gồm cái máy sấy tóc,

cái lược, cái gương, cái kéo khi sử dụng các đồ dùng này

Nghề cắt tóc ạ

Trẻ quan sát và trả lơi câu hỏi của cô

Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

Trẻ nghe

Trang 9

- Các con đang quan sát gì?

Hoạt động 2 trò chơi vận động: Nhảy vào nhảy ra

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Cô hỏi luật, cách chơi, cô nhắc lại

- Cho trẻ chơi Cô bao quát, sửa sai, động viên trẻ

- Các con đang chơi trò chơi gì?

Hoạt động 3 Chơi tự do: Đá, sỏi, phấn

- Cho trẻ chơi xếp hình bằng đá, sỏi Cô bao quát trẻ

* Vệ sinh cho trẻ ăn trưa, trực trưa

ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG

- Những kiến thức kỹ năng của

trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng

Trang 10

- Nhằm rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ

Hoạt động 1 : Trò chuyện giới thiệu

- Chào mừng các bé đến với : Bé khéo tay do

trường mầm non số 2 Nậm Tăm tổ chức Hội thi

với chủ đề : Vẽ trang trí hình vuông

- Tham gia hội thi gồm có 33 thí sinh lớp 5 - 6 tuổi

- Ngay bây giờ chúng ta cùng bước vào phần thi

thứ nhất có tên Thi trả lời nhanh

Hoạt động 2 : Phần 1 Thi trả lời nhanh

- Trong gia đình bố mẹ các bạn làm nghề gì ( mời

cá nhân trẻ kể)

- Nghề bán hàng góp ích gì cho xã hội ?

- Nghề dạy cắt tóc cần những đồ dùng gì

- Bé hãy kể tên đồ dùng của nghề trang điểm nào?

-> Trong xã hội có nhiều nghề dịch vụ như nghề

cắt tóc, nghề lái xe, nghề trang điểm cô dâu, nghề

bán hàng nghề nào cũng cao quý và đáng kính

trọng các bạn nhớ chưa?

Hoạt động 3: Phần 2 Bé cùng xem tranh

- Các bé hãy cùng xem tranh cuả các họa sĩ nhé!

- Các bức tranh của họa sĩ đề trong hộp quà này

Trang 11

- Các chấm tròn màu gì?

- Các nét ngang có đều nhau không

-> Bức tranh vẽ trang trí hình vuông rất đẹp hình

vuông được trang trí xen kẽ 1 chấm tròn và 1 nét

ngang các chấm tròn màu đỏ các nét ngang đều

nhau màu xanh, nền hình vuông màu vàng rất đẹp

Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau vẽ hình vuông

giống như thế này nhé

Hoạt động 4: Phần 3 Cô làm mẫu

- Đầu tiên chúng ta sẽ chọn khổ giấy hình vuông

sau đó chúng ta sẽ vẽ các cấm tròn nhỏ cách đều

nhau, mỗi cạnh của hình vuông chúng ta sẽ vẽ các

chấm tròn tiếp đến chúng ta sẽ vẽ các nét ngang để

nối các chấm tròn lại với nhau

- Chúng ta chọn màu gì để để tô cho chấm tròn

So sánh mẫu: Các con xem bức tranh cô và vẽ

xong và bức tranh mẫu đầu tiên bức nào đẹp hơn?

Vậy chúng ta sẽ để lại bức này nhé

Hoạt động 5 Phần 4: Bé thể hiện tài năng

- Hỏi trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi đúng

- Cô bao quát trẻ khuyến khích trẻ sáng tạo khi

trang trí

- Trẻ nào vẽ xong trước mang lên trưng bày cho

các bạn xem và cố gắng

Hoạt động 6 Phần 5: Nhận xét trao giải

- Hội thi đã đến giờ kết thúc xin mời các thí bé

hãy đem tranh vẽ của mình lên trưng bày nào?

- Cô sắp xếp phân loại tranh của trẻ theo mức độ

- Cô nhận xét chung, chỉ ra bài vẽ đẹp và bài chưa

đẹp, cô động viên, tuyên dương trẻ

-> Kết thúc

- Trao giải và kết thúc giờ học

- Cho trẻ hát Bác đưa thư vui tính và kết thúc giờ

Tranh vẽ ạ Hình vuông ạ Xen kẽ giữa các chấm tròn và các nét ngang

- Trẻ quan sát nhận xét tranh vẽ của bạn và của mình

- Trẻ hát

Trang 12

SINH HOẠT CHIỀU

1 Cho trẻ vận động nhẹ nhàng ăn bữa phụ

2 Chơi tự chọn: Thả đỉa ba ba

Gieo hạt

3 Ôn kiến thức cũ

- Ôn chữ cái u, ư

- Cho trẻ phát âm chữ cái in thường và chữ cái u, ư viết thường…

- Sau đó cho trẻ tập viết chữ cái u, ư vào vở ô ly

- Cô chú ý hướng dẫn trẻ cách viết và tô chữ cái

4 Nêu gương bình cờ

5 Vệ sinh trả trẻ

ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG

- Những kiến thức kỹ năng của

trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng

Trò chơi vận động: Đổi khăn

Chơi tự do: Phấn, giấy, vòng

I Mục đích - yêu cầu

1 Kiến thức

Trang 13

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chiếc Một số đồ dùng nghề trang Mở rộng

vốn hiểu biết cho trẻ Trẻ biết chơi trò chơi, chơi với đồ chơi sân trường

- Địa điểm quan sát, 1 Một số đồ dùng nghề trang điểm

- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng , phù hợp

II Tổ chức hoạt động

Hoạt động 1 Quan sát : Một số đồ dùng nghề trang

điểm

- Hôm nay cô cho chúng mình quan sát: Một số đồ dùng

nghề trang điểm

- cho trẻ quan sát nhận xét về hình dáng cấu tạo màu sắc

của thỏi son đồ chơi, gương lược, phấn, kem, máy làm tóc

đồ chơi…

 cô chốt lại đăc điểm nổi bật

GD Trẻ yêu quý nghể trang điểm, có ý thức buổi sáng chú

ý gọn gàng, chải tóc trước khi đi học

- Các con đang quan sát gì?

Hoạt động 2 Trò chơi vận động : Đổi khăn

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Ai giỏi nhắc lại luật, cách chơi? Cô nhắc lại

- Cho trẻ chơi Cô bao quát, động viên trẻ

- Các con đang chơi trò chơi gì?

3 Chơi tự do: Phấn, giấy, vòng

- Cho trẻ chơi Cô bao quát trẻ

* Vệ sinh cho trẻ ăn trưa, trực trưa

ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG

Trang 14

I, Mục đích yêu cầu

1 Kiến thức:

- Hiểu nội dung bài hát "Cô giáo miền xuôi", nói về công việc của cô giáo mẫu giáo

từ miền xuôi lên miền núi dạy học Cô chăm sóc dạy dỗ từ bữa ăn đến giấc ngủ rồi dạy múa hát, kể chuyện nên được học sinh yêu quý và nhớ thương

- Trẻ hiểu được tình cảm của cô giáo với nhà trẻ với các em nhỏ của bản làng

- Trẻ biết thực hiện một số động tác múa minh hoạ đơn giản

- Biết luật chơi và chơi hứng thú

2 Kỹ năng :

- Trẻ biểu diễn, múa hát nhí nhảnh, hồn nhiên

- Biết sử dụng dụng cụ âm nhạc gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu chậm của bài hát

- Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc

- Trẻ cảm nhận tốt và hưởng ứng cảm xúc cùng cô trong quá trình nghe cô hát

3 Giáo dục:

- Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn thầy cô giáo của mình

- Hiểu được công việc và tình yêu nghề của giáo viên mầm non

II Chuẩn bị

- Dụng cụ âm nhạc

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng

- Nhạc bài nghe hát

- Hoa quà tổ chức chương trình giao lưu âm nhạc

Hoạt động 1 : Trò chuyện

- Chào mừng quý vị và các bạn đến với buổi

"Giao lưu âm nhạc" ngày hôm nay với chủ đề

"Hát về một số nghề"

- Đến với buổi giao lưu âm nhạc hôm nay, chúng

ta rất vui mừng được đón chào các vị khách quý,

cô xin chân trọng giới thiệu có các cô các bác đến

- Trẻ chú ý

- Trẻ nghe

Trang 15

- Thành phần không thể thiếu được đó là sự tham

dự của 3 đội chơi đến từ lớp 5 – 6 tuổi trung tâm,

Trường MN số 2 Nậm Tăm

- Đó là : Đội hoa hồng

Đội hoa cúc

Đội hoa sen

- Người có vai trò rất quan trọng trong buổi

giao lưu là người dẫn chương trình cô giáo

Như Quỳnh

- Chương trình của chúng ta sẽ trải qua 4 phần

+ Phần 1 : Nghe nhạc đoán tên bài hát

+ Phần 2: Nào cùng thi tài

+ Phần 3: Giao lưu với khán giả

+ Phần 4: Thi năng khiếu"

- Ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thứ nhất

"Nghe nhạc đoán tên bài hát"

Hoạt động 2 : Phần 1 Nghe nhạc đoán tên bài

hát

- Các con hãy lắng nghe 1 đoạn nhạc và đoán xem

đó là đoạn nhạc trong bài hát nào nhé !

- Ai đoán ra tên của bài hát nào ? (Gọi 1 trẻ)

- Cô nhắc lại: Bài hát " Cô giáo miền xuôi" sáng

tác của nhạc sĩ "Mộng Lân" đấy

- Cô mời cả lớp cùng thể hiện ca khúc này nào

- Hỏi lại tên bài hát, tên nhạc sĩ là ai?

*Giảng giải nội dung : Các con ạ, bài hát Cô giáo

miền xuôi nói về tình cảm của cô giáo với các bạn

nhỏ vùng cao đấy Cô giáo đã vượt qua mọi khó

khăn từ miền xuôi lên miền núi xa xôi đến với các

bạn nhỏ Cô lo cho các bạn từng bữa ăn đến giấc

ngủ, cô còn dạy các bạn múa hát kể chuyện nữa

đấy.Chính tình cảm cao cả đó của cô đã khiến các

bạn yêu thương cô vô hạn Cứ mỗi buổi chiều tan

lớp các bạn lại mong sao trời mau sáng để được

gặp cô giáo thân yêu của mình

- Vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm

- Cô vỗ tay vào ở những câu như sau:

Cô mẫu giáo mến thương

Trang 16

câu hát kí hiệu là v cô kết hợp vận động vô tay

theo tiết tấu chậm lần lượt đến hết bài hát

- Chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ,

+ Phần 3: Giao lưu với khán giả

Để góp vui với chương trình giao lưu âm nhạc

hôm nay Cô cũng muốn gửi tới các vị khách quý

và các con bài hát “ Hạt gạo làng ta”

- Cô hát lần 1: Hát biểu diễn

- Hỏi tên bài hát, tên tác giả

- Lần 2 cho trẻ nghe hát, Cô mời 1 bạn lên biểu

diễn cùng cô và cô vận động theo nhạc

*Lần 3: Và bây giờ mời các con cùng đứng lên

nhún nhảy theo nhạc và múa hát cùng cô nhé

Hoạt động 5: Phần 4 Thi năng khiếu

- Vừa rồi các con đã được nghe cô hát rồi Bây

giờ các con có muốn thể hiện năng khiếu ca hát

của mình không ?

- Vậy chúng ta bước sang phần 4 của chương

trình: "Thi năng khiếu" Chúng ta cùng thi năng

khiếu qua trò chơi chim gõ kiến nhé

- Cách chơi: Mời trẻ nhắc lại

- Luật chơi: Cô nhắc lại

- Tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần

- Động viên, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi

- Cô nhận xét: Cô thấy các con đều đã hát rất hay

những bài hát về một số nghề đấy Tất cả những

nghề đó đều có ích cho xã hội Bây giờ các con

còn nhỏ các con hãy chăm ngoan, học giỏi, ăn

giỏi để lớn lên làm những nghề có ích cho xã hội

nhé

Hoạt động 6: Kết thúc:

- Cô nhận xét: qua 4 phần chơi, cô thấy cả 3 đội

đều hát hay, múa dẻo cả 3 đội đều xứng đáng

nhận hoa và quà của chương trình

- Tặng hoa, quà

- Chương trình giao lưu âm nhạc hôm nay xin

được kết thúc

- Trước khi nói lời chào tạm biệt, cô mời các con

hát bài "Cô giáo miền xuôi"

Trang 17

SINH HOẠT CHIỀU

1 Cho trẻ vận động nhẹ nhàng ăn bữa phụ

2 Chơi tự chọn: Rồng rắn lên mây

Gieo hạt

3 Ôn kiến thức cũ: Biểu diễn các bài hát đã học trong chủ đề

4 Nêu gương bình cờ

5 Vệ sinh trả trẻ

ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG

- Những kiến thức kỹ năng của

trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng

hoạt động

Trang 18

Biện pháp

Trang 19

GIÁO ÁN LỚP MẦM CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ DỊCH VỤ

I Kiến thức :

- Dạy trẻ biết được tên công việc của nghê dịch vụ: Bán hàng, mua hàng, cắt tóc, gội đầu,

bán hàng rong…

- Biết gọi tên một số dụng cụ và sản phảm của nghề dịch vụ

- Biết tên câu chuyện “Người bán mũ rong” và hiểu nội dung câu chuyện…

- Hát thuộc bài hát: Bác đưa thư vui tính

- Đóng vai người bán hàng những sản phẩm và dụng cụ của nghề dịch vụ

- Kết hợp với nhau lắp ghép và xây dựng đựơc siêu thị

- Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động cùng cô

- Trẻ biết so sánh chiều rộng của 2 đối tượng

II Kỹ năng:

- Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả

- Luyện kỹ năng tô màu tranh phù hợp, cắt gián,vẽ

- Phát triển cơ vận động : Ném xa bằng 2 tay chạy nhanh 10m

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, luyện cho trẻ nói những câu dài, dùng từ để miêu tả và

nêu ý kiến của mình

III Thái độ:

- Biết yêu quý các nghề trong xã hội

- Tôn trọng và giữ gìn sản phẩm của nghề dịch vụ

Trang 20

- Các loại khối

xốp, nhựa; gạch, cây xanh, hoa, thảm

cỏ, hàng rào

1 Trao đổi trò chuyện

- Cùng trẻ hát, đọc thơ, câu đố về chủ đề:

- Cô giới thiệu các góc

chơi, các trò chơi mà trẻ thích

- Cô chú trọng đến nhóm

chơi cửa hàng uốn sấy tóc giúp trẻ thao tác cắt tóc nói tên một số kiểu tóc

- Biết gọi tên một

số kiểu tóc

- Dụng cụ của

nghề, dao kéo, lược, gương, Một số đồ dùng của nghề:

Chai dàu gội đàu, Gôm keo

- Trẻ biết sưu tầm

và tập hợp các kiểu tóc mà trẻ thích

Trang 21

TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ

- Cô trò chuyện với trẻ về công việc của người cắt tóc như thế nào?

- Con hãy kể lại những kiểu tóc mà con thích nhất?

- Ngoài công việc cắt tóc các cô chú còn làm công việc gì để chăm sóc khách hàng như

- Luyện tập đội hình đội ngũ, phát triển các cơ vận động cho trẻ

- Giáo dục tính kỷ luật và thói quen tập thể dục sáng

2 Tổ chức hoạt động:

Hoạt động 1: khởi động

- Trẻ xếp hàng tập những động tác thể dục theo sự hướng dẫn của cô

Hoạt động 2: trọng động

- Tập các động tác kết hợp với bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân”

- Hai tay đưa song song lên cao chếc về về bên trái và bên phải 45 độ ứng với lời ca “Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới”

nhận xét buổi chơi của trẻ

- Tham quan nghệ thuật

- Nhóm trưởng lên giới

thiệu về sản phẩm của nhóm mình

- Hát, đọc thơ để kết thúc

Trang 22

- Hai tay giang ngang, tay trái chống hông nghiêng người sang bên trái đồng thời tay phải đưa về bên trái sau đó đổi bên ứng với lời ca “cháu luôn múa hát yêu cô công nhân, cháu luôn nhớ ơn cô chú công nhân”

- Hai tay đưa lên cao cúi gập người xuống hai tay chạm mũi bàn chân “Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới ”

- Nhảy bật tách khép chân đồng thời tay dang ngang sau đó đua lên trên vố vào nhau ứng vứi lời ca “cháu luôn múa hát yêu cô công nhân, cháu luôn nhớ ơn cô chú công nhân”

- Cho trẻ tập theo nhạc 1-2 lần

- Khuyến khích và tuyên dương trẻ

- Hỏi trẻ cac con vừa tập thể dục kết hợp với bài hát gì?

Hoạt động 3: Hồi tĩnh:

- Cho trẻ làm bướm bay bay về lớp học của mình

Trang 23

- Luyện kỹ năng miêu tả, quan sát và ghi nhớ có chủ định

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

1 Hoạt động 1: ổn đinh tổ chức và gới thiệu bài

- Cho trẻ đọc bài thơ “Cô thợ dệt” và trò chuyện với

trẻ:

+ Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Trong bài thơ cô công nhân làm gì?

+ Bạn nào giỏi hãy kể cho cô biết cha mẹ các con làm

Trang 24

cũng cao quý cả, giờ học hôm nay cô cháu mình xem

tranh về nghề dịch vụ (bán hàng, thợ may, thợ làm đầu)

nhé!

2 Hoạt động 2: Quan sát và trò chuyện

a, Quan sát nghề thợ may:

- Nhìn xem, nhìn xem!

- Các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì nào?

- Cô thợ may đang làm gì?

- Cô thợ may làm ra sản phẩm gì nào?

- Khi may quần áo cô cần những dụng cụ đồ dùng gì?

- Cô thợ may làm ra sản phẩm như quần áo, khăn mặt,

mền, màn, cô cần các dụng cụ như kim, máy khâu, vải,

chỉ cô phải rất vất vả mới có được Do vậy khi sử dụng

các con phải giữ gìn cho quần áo của mình được sạch sẽ

nhé!

b, Quan sát nghề bán hàng:

- Nhìn xem, nhìn xem

- các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì nào?

- Cô đang làm gì? (cô gợi ý cho trẻ trả lời)

- Cô, bác bán những hàng gì?

- Nghề bán hàng là để phục vụ cho mọi người, nghề

này phổ biến ở khắp mọi nơi và rất cần thiết

c, Quan sát nghề cắt tóc:

- Nhìn xem, nhìn xem!

- Các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì nào?

- Cô đang làm gì?( cô gợi ý cho trẻ trả lời)

- Cô, bác phục vụ cho ai?

- Nghề cắt tóc là để làm đẹp cho mọi người Có bạn

nào trong lớp có bố hay mẹ làm nghề này không?

Trang 25

- So sánh: Nghề thợ may # nghề bán hàng:

+ Giống và khác nhau ở điểm nào?

- Nghề thợ may # nghề thợ hớt tóc:

+ Giống và khác nhau ở điểm nào?

- Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì?

4 Hoạt động 4: Trò chơi: “Chọn đúng nghề”

- Tổ chức chơi thành 3 nhóm

- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi và tiến hành cho

trẻ chơi 2-3 lần

- Kết thúc cô và trẻ hát tặng các cô chú bài hát “Cháu

yêu cô chú công nhân”

- Trẻ so sánh

- Trẻ trả lời

- 3 nhóm chơi

- Trẻ hát

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1 Hoạt động có mục đích: Quan sát cô bán hàng

- Cô dẫn trẻ xuống sân, cho trẻ đứng cạnh quầy tạp hoá quan sát và trò chuyện:

+ Các con đang quan sát gì?

+ Trong tiệm tạp hoá có ai?

+ Cô bán hàng đang làm gì?

+ Cô có thái độ như thế nào với khách hàng?

2 Trò chơi vận động: Tung cao hơn nữa

3 Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trên sân trường

- Cô cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt Nhắc trẻ không được nghịch, xô đẩy nhau, đảm bảo

an toàn cho trẻ Chú ý đến trẻ bị tật

Trang 26

- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện

b Chuẩn bị: Tranh truyện hoặc giáo án điện tử

c Tiến hành

- Cô kể cho trẻ nghe 2 - 3 lần kết hợp tranh

- Trò chuyện với trẻ tên chuyện, tên nhân vật và nội dung câu chuyện

2 Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích

3 Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ

- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng

- Cô khái quát ngắn gọn tình hình của lớp trong ngày

- Lần lượt cho mỗi trẻ trong từng tổ tự nhận mình ngoan hay không ngoan Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ

NHẬN XÉT CUỐI NGÀY

Trang 27

- Giáo án điện tử chuyện “Người bán mũ rong”

- Đàn ghi âm bài hát: “Bác đưa thư vui tính”

III Tiến hành:

1 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài

- Cô cho trẻ xem tranh về cô bác bán hàng và trò

chuyện với trẻ:

- Cô vừa cho các con xem tranh về gì?

- Các cô bán hàng đi bằng phương tiện gì?

- Các cô chú đó bán hàng gì?

- Giới thiệu: Cô có một câu chuyện cũng nói về 1

người bán hàng rong, các con có muốn biết bác ý đã

bán gì và bán ở đâu không? Hôm nay, Cô sẽ kể cho

các con nghe câu chuyện “Người bán mũ rong”

2 Hoạt động 2: Cô kể chuyện

Trang 28

- Cô kể lần 1 không tranh

- Cô kể lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa

3 Hoạt động 3: Trích dẫn và đàm thoại

- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?

- Trong câu chuyên có những nhân vật nào?

- Bác bán hàng gì?

- Mũ có màu gì?

- Bác rao như thế nào?

- Bác bán mũ ở đâu? Có bán được hàng không?

- Bác quyết định đi đâu để bán hàng?

*Trích dẫn: “Có một người chuyên đi bán mũ rong…

bác quyết định rời khỏi thị trấn.”

- Đường lên bản như thế nào?

- Bác đã làm gì để khỏi mệt?

- Khi tỉnh giậy thì bác đã phát hiện ra điều gì?

* Trích dẫn: “Đường lên bản còn rất xa… cũng

không thấy mũ”

- Ai đã lấy mũ của Bác

- Bác đã làm gì để lấy mũ?

*Trích dẫn: “Cuối cùng, bác ngẩng đầu nhìn lên

cây… Mũ đẹp đây! Có ai mua không?

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng người bán

hàng rong

4 Hoạt động 4: Xem phim chuyện người bán mũ

rong

- Cho trẻ xem phim 1-2 lần

- Các con vừa xem phim câu chuyện gì?

- Trong câu chuyện Bác bán mũ rong là người như

Trang 29

- Giáo dục trẻ yêu quý và kính trong người bán

hàng rong

Kết thúc: Cô và trẻ đọc thơ: bé làm bao nhiêu nghề

- Trẻ trả lời

- Cả lớp đọc thơ và kết thúc

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1 Hoạt động có mục đích: Quan sát cô uốn tóc

- Cô dẫn trẻ xuống sân, cho trẻ đứng cạnh quán uốn tóc quan sát và trò chuyện:

+ Các con đang quan sát gì?

+ Trong tiệm uốn tóc có ai?

+ Cô đang làm gì?

+ Cô dùng dụng cụ gì để cắt tóc cho khách hàng?

+ Cô có thái độ như thế nào với khách hàng?

2 Trò chơi vận động: đổi đồ chơi cho bạn

3 Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trên sân trường

- Cô cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt Nhắc trẻ không được nghịch, xô đẩy nhau, đảm bảo

Trang 30

3 Tiến hành:

- Cô giới thiệu lại tên các bài hát trong chủ đề mà trẻ đã được làm quen

- Cô hát 1 - 2 lần và nói tên bài hát cho trẻ nghe, kết hợp đàn biểu diễn cho trẻ xem

- Cho trẻ hưởng ứng hát cùng cô

3 Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ

- Cô nhận xét trong tuần những bạn nào đi học chưa ngoan, còn khóc nhè, mang quà vặt đến lớp Nhắc nhở một số trẻ ăn còn chậm lần sau phải cố gắng ăn nhanh hơn, những bạn còn đái dầm cả quần

- Khen và khuyến khích những trẻ ngoan, chú ý nghe lời cô giáo

NHẬN XÉT CUỐI NGÀY

Trang 31

- Luyện kỹ năng vận động phối hợp giữa tay và chân

- Phát triển cơ chân vận động: tay và chân

1 Hoạt động 1: ổn định tổ chức và giới thiệu bài

- Cho đứng thành hình tròn chuyện cho trẻ:

- Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh các con phải làm gì?

2 Hoạt động 2: Khởi động:

- Cho trẻ đi hình tròn kết hợp với các kiểu đi: nhanh

chậm, khởi động các khớp tay chân

3 Hoạt động 3: Trọng động

a Bài tập phát triển chung

ĐT1: Hai tay dang ngang rông bằng vai sau đò hai tay đua

song song trước mặt

ĐT2: Hai tay đua lên cúi gập người về phía trước

ĐT3: Hai tay chống hông quay người sang trái và sang

phải

ĐT4: bật tại chỗ liên tiếp

- Muốn cơ thể khoẻ phải

tập thể dục

- Trẻ khởi động theo hiệu

lệnh của cô

- Trẻ tập theo sự hướng dẫn của cô

- 2 lần (2 x 4 nhịp )

- 2 lần (2 x 4nhịp )

- 2 lần (2 x 4 nhịp )

- 2 lần (2 x 4 nhịp )

Trang 32

b Vận động cơ bản:

- Cô giới thiêu bài: Các con có muốn trở thành chú bộ

đội không? Muốn trở thành chú bộ đội các con luyện tập

thế nào? Hôm nay cô và các con tập ném xa bằng 2 tay và

chạy nhanh 10m để luyện tập giống như chú bộ dội nhé

- Cô làm mẫu cho trẻ xem 1-2 lần kết hợp giảng giải:

Cô đứng ở vạch xuất phát, 2 tay cô cầm túi cát đưa thẳng

lên đầu và ném ra xa Sau đó cô chạy thật nhanh về phía

đích

- Trẻ khá thực hiện

- Cho trẻ thực hiện: Lần lượt cho từng trẻ lên thực hiện

vận động (cô bao quát và sửa sai cho trẻ)

- Tổ, nhóm thi đua

- Chọn 2 trẻ khá lên thi đua

+ Củng cố cho trẻ nhắc lại tên vận động gì?

- GD: Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh hàng ngày các con

phải làm gì?

- Phải chăm sóc sức khoẻ của mình như thế nào ?

4 Hoạt động 4: Hồi tĩnh

Cho trẻ làm những chú ong vò vè bay vào lớp

- Có ạ! Phải luyện tập giống chú bộ đội

- Trẻ chú ý và lắng nghe quan sát cô làm mẫu

- Trẻ làm chim bay

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1 Hoạt động có mục đích: Quan sát tiệm may

Trang 33

+ Các con đang quan sát gì?

+ Trong tiệm có ai?

+ Cô thợ may đang làm gì?

+ Cô có thái độ như thế nào với khách hàng?

2 Trò chơi vận động: Tung cao hơn nữa

3 Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trên sân trường

- Cô cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt Nhắc trẻ không được nghịch, xô đẩy nhau, đảm bảo

an toàn cho trẻ Chú ý đến trẻ bị tật

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1 Hoạt động có mục đích: Tô màu tranh trong vở tạo hình

a Yêu cầu

- Trẻ hứng thu tô màu tranh trong vở tạo hình

- Rèn luyện kỹ năng tô màu tranh đẹp, không lem ra ngoài

b Chuẩn bị: vở tạo hình, màu, chỗ ngồi cho mỗi trẻ

c Tiến hành

- Cô phát vở cho mỗi trẻ

- Cô tô mẫu cho trẻ xem, cho trẻ tô Cô quan sát động viên, khuyến khích trẻ thực hiện

2 Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích

3 Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ

- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng

- Cô khái quát ngắn gọn tình hình của lớp trong ngày

NHẬN XÉT CUỐI NGÀY

Trang 34

- Trẻ biết so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa chiều rộng của hai đối tượng

- Trẻ biết một số phong bì thư có hình dáng khác nhau

- Phát triển khả năng tư duy, quan sát

2 Kĩ năng:

- Luyện kĩ năng so sánh rộng - hẹp

- Phát triển tư duy lô-zic cho trẻ, phát triển khả năng quan sát, so sánh

3 Thái độ:

- Trẻ yêu quí biết công việc của nghề đua thư

- Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô giáo

II CHUẨN BỊ:

- Một số phong bì thư, bưu thiếp, khung ảnh, có chiều rộng khác nhau

- Nhạc bài '' Bác đưa thư vui tính”

- Một số side trình chiếu trên máy vi tính

- Hình ảnh trò chơi trên máy vi tính

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

1 Hoạt động 1: ổn định và giới thiệu bài:

- Cô cho trẻ xem trình chiếu một số hình ảnh về bưu thiếp

- Cô trò chuyện cùng trẻ:

+ Chúng mình vừa xem gì?

+ Có những loại bưu thiếp như thế nào?

- Hôm nay cô và các con cùng chơi trò chơi về những

Trang 35

khác nhau rõ nét về chiều rộng của hai đối tượng:

- Trẻ xem các sile trình chiếu trên máy vi tính

- Cô có hình bưu thiếp gì đây?

- Đâu là chiều dài của bưu thiếp?

- Đâu là chiều rộng của bưu thiếp?

- Đâu là chiều rộng của bưu thiếp?

- Hai bưu thiếp này có chiểu rộng bằng nhau không?

- Cô chồng hai bưu thiếp lên nhau

- Vì sao con biết hai bưu thiếp này có chiều rộng

không bằng nhau?

- Cô cất bưu thiếp màu xanh đi, và chồng bưu thiếp

màu vàng

- Hai bưu thiếp này thế nào với nhau? Vì sao?

- Cô chốt lại: Hai bưu thiếp màu xanh và màu vàng

chiều rộng bằng nhau

2 Dạy trẻ so sánh chiều rộng hai đối tượng:

- Cho trẻ lấy rổ đồ chơi và gọi tên những đồ dùng trong rổ

- Các con hãy chọn ra hai bức ảnh có chiều rộng bằng

nhau để làm quà tết cho bạn búp bê nhé

- Cô cho trẻ giơ bức ảnh lên, bây giờ chúng mình cùng

kiểm tra lại xem có đúng hai bức ảnh này có chiều rộng

bằng nhau không nhé!(Cô cho trẻ đặt chồng hai bức ảnh

lên nhau )

- Có bức ảnh nào thừa ra không?

- Cô kết luận: hai bức ảnh có chiều rộng bằng nhau

- Cô yêu cầu trẻ nhác lại kết quả: bức ảnh hoa cúc và

hoa đào có chiều rộng bằng nhau

- Cô cho trẻ cất đi một bức ảnh và lấy thêm một bức

ảnh trong rổ so sánh xem hai bức ảnh có chiều rộng như

thế nào với nhau

- Quan sát và trả lời

- Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ

- Không ạ

- Vì bưu thiếp màu đỏ thừa ra

so với bưu thiếp màu xanh

Trang 36

- Hai bức ảnh này có rộng bằng nhau không?

- Cô cho trẻ chỉ và nhắc lại: bức ảnh hoa hồng rộng

hơn bức ảnh hoa đào

- Cô cho trẻ so sánh chiều rộng của bức ảnh hoa hồng

với bức ảnh hoa cúc, bằng cách đặt trùng khít hai tấm

ảnh lên nhau

- Cô chốt lại về chiều rộng của hai đối tượng

2 Trò chơi luyện tập:

- Trò chơi: nhìn tinh đoán giỏi:

+ Cô yêu cầu trẻ cất đi một bức ảnh , để lại hai bức ảnh

mình thích Nếu cô nói '' rộng bằng nhau thì trẻ phải nhanh

chóng tìm cho mình một bạn đo xem bức ảnh của mình và

bạn có bằng nhau không Nếu cô nói: không rộng bằng nhau

thì những bạn có bức ảnh không rộng bằng nhau sẽ đứng về

giữa lớp

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần, kiểm tra kết quả của

trẻ sau mỗi lần chơi

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

I Hoạt động có mục đích: Giải câu đố về nghề dịch vụ

1 Yêu cầu : Thông qua câu đố trẻ biết thêm về công việc của nghề dịch vụ

2 Chuẩn bị :

- Cô thuộc câu đố

3 Tiến hành:

- Cô đọc câu đố và gọi hỏi trẻ

- Cô vừa đọc câu đố về nghề nào ? Sản phẩm của nghề dịch vụ là gì ?

- Các con làm gì để bảo vệ sản phẩm đó ?

II Trò chơi vận động: Chuyền gạch

Trang 37

III Chơi ý thích: trẻ chơi tự do đồ chơi trên sân trường

- Cô hỏi trẻ hôm nay các con đã được học bài gì nào?

- Các con có muốn làm bài tập trong vở toán không?

- Cô phát vở, bút màu cho trẻ thực hiện

- Nhắc nhở trẻ thực hiện đúng yêu cầu của bài tập

2 Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích

3 Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ

- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng

- Cô khái quát ngắn gọn tình hình của lớp trong ngày

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

………

………

………

Trang 38

- Trẻ biết tên bài hát: Bác đưa thư vui tính

- Trẻ hát thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu và biết thể hiện tình cảm khi hát

- Hưởng ứng khi nghe cô hát và cảm nhận được giai điêu tình cảm yêu mến thiết

tha của bài hát: Hò ba lý

- Chơi thành thạo và hứng thú trò chơi: Ai đoán giỏi

2 Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng hát đúng theo nhạc cho trẻ

- Phát triển tai nghe nhạc cho trẻ Luyện kỹ năng ghi nhớ

1 Hoạt động 1: Ổn định, giới thiêu bài

- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề

- Bài thơ nói đến những nghề nào trong xã hội?

- Bác đua thư cũng là một nghề hôm nay cô dạy các con

hát thuộc bài hát: Bác đưa thư vui tính sáng tác của nhạc

sỹ Phan Huỳnh Điểu

2 Hoạt động 2: Ca hát: Bác đưa thư vui tính

- Cô hát lần 1 không đàn

- Trẻ đọc

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

Trang 39

- Cô hát lân 2 có đàn

- Cô vừa hát bài hát gi?

- Bài hát miêu tả công việc của ai?

- Tập cho trẻ hát 2-3 lần(Chú ý sửa sai cho trẻ)

- Tổ chức thi đua giữa 3 tổ, xem tổ nào hát hay hơn

(Sau mỗi tổ hát, cô hỏi xem tổ bạn hát như thế nào? Cô

nhận xét)

- Thi đua nhóm, cá nhân

- Chúng mình vừa hát bài hát gì? Sáng tác của ai?

3 Hoạt động 3: Nghe hát Hò ba lý

- Vừa rồi cô thấy lớp chúng mình hát rất hay và rất giỏi Bây

giờ cô sẽ hát tặng các con nghe bài hát: Hò ba lý

- Cô hát 2 lần kết hợp đàn, thể hiện giọng điệu mềm mại tình

cảm yêu mến thiết tha, minh hoạ động tác phù hợp

- Cô hỏi trẻ tên bài hát gì ?

- Thuộc làn điệu dân ca nào ?

4 Hoạt động 4 : Trò chơi :Ai đoán giỏi

- Cô giới thiêu tên trò chơi và cách chơi

- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần

- Hỏi trẻ tên trò chơi gì ?

- Bác đưa thư vui tính

- Công việc của bác đưa thư

- Trò chơi : Ai đoán giỏi

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Trang 40

- Trò chuyện với trẻ một số sản phẩm của nghề trong xã hội

- Gợi ý cho trẻ vẽ sản phẩm nghề nông như: củ sắn, bắp ngô, củ lạc

- Khuyến khích và tuyên dương trẻ vẽ

II Trò chơi vận động : Đi cầu đi quán

III Chơi tự do: Chơi theo ý thích

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1 Hoạt động có mục đích : Tập lao động vệ sinh nhóm lớp

a Yêu cầu :

- Trẻ có ý thức vệ sinh lớp học và biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi lớp học

- Tập cho trẻ có thói quyen lao động tập thể

b Chuẩn bị :

- Xô, chậu đựng nước sạch, dẻ lau, Rổ đựng đồ chơi

c Tiến hành :

- Cô cho trẻ quan sát đồ chơi để trên giá của các góc chơi,

- Tiến hành cho trẻ lao động vệ sinh nhóm lớp và bao quát trẻ ,

- Cô kiểm tra và giáo dục trẻ phải có ý thức bảo vệ các đồ dùng đồ chơi, và biết lau chùi đồ dùng đồ chơi

2 Vệ sinh - Nêu gương cuối tuần - Trả trẻ

- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng, cô khái quát tình hình của lớp trong ngày, cho trẻ tự nhận xét về mình ngoan hay không ngoan

- Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

………

………

………

Ngày đăng: 13/10/2016, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w