1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận tình huống lớp Quản lý Nhà nước chuyên viên, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

13 3,3K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 103 KB

Nội dung

Trong phạm vi rất ngắn của Tiểu luận, chúng ta cùng đi sâu vào phân tích “Quản lý hành chính Nhà nước đối với cán bộ, công chức khi vi phạm nguyên tắc quản lý và kỷ luật làm việc”.I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG:1Hoàn cảnh ra đời, diễn biến và thực trạng của tình huống.Ông Nguyễn Văn A là một thương binh hạng ¾ chuyển ngành về công tác tại phòng B, cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước trực thuộc Huyện uỷ huyện V, ông vừa làm việc và vừa học lớp đại học tại chức. Sau thời gian phấn đấu lấy bằng cử nhân tại chức về quản lý kinh tế và chuyển lên ngạch chuyên viên, tháng 52011, do yêu cầu đòi hỏi về hoàn chỉnh cơ cấu bộ máy tổ chức của cơ quan, ông A người được cấp trên đánh giá là một cán bộ đủ tiêu chuẩn mặc dù năng lực còn nhiều hạn chế, đã được đề bạt là Phó trưởng phòng. Trách nhiệm chính của ông A là theo dõi tình hình xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất của cơ quan. Năm 2013, trong nội bộ cơ quan xuất hiện một số dư luận không tốt vềphương thức làm việc của ông A, đồng thời kế toán cơ quan báo cáo về tình trạng tạm ứng chậm thanh toán, lãnh đạo cơ quan và bộ phận phụ trách đã nhắc nhở trực tiếp ông A trong các cuộc họp. Nhưng dường như những nhắc nhở trên không có hiệu quả. Đầu năm 2014, Ủy ban kiểm tra huyện nhận được hai lá đơn tố cáo sựkhông minh bạch về công tác tài chính trong quyết toán lắp đặt hệ thống về điện,nước cơ quan do ông A chịu trách nhiệm thực hiện. Huyện ủy huyện V ra quyếtđịnh đình chỉ công tác của ông A và thành lập Đoàn thanh tra có sự tham gia củađại diện Đảng ủy, Công đoàn, Hội cựu chiến binh cơ quan để làm sáng tỏ vụ việc,Sau hai tháng làm việc căng thẳng, tháng 42014, Uỷ ban kiểm tra huyện kết luận ông A đã vi phạm chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước trong quyết toán công việc lắp đặt hệ thống về điện, nước dự án nâng cấp trụ sở cơ quan B như đã khai tăng giá trị vật liệu, các thiết bị lắp đặt ghi trong hoá đơn không còn phù hợp với quy định về chủng loại của Nhà nước…. tổng cộng thiệt hại là 100 triệu đồng. Đồng thời, trong thời gian 5 năm kể từ năm 2011, ông A đã tạm ứng của cơ quan tổng cộng 35 triệu đồng mà vẫn chưa có chứng từ thanh toán.Khi Ủy ban kiểm tra huyện ủy công bố kết luận, ông A đã không những không thừa nhận khuyết điểm mà còn tạo dư luận chống đối và tự ý nghỉ việc 20 ngày mà không nêu lý do. Phòng B và Huyện uỷ huyện V đã tổ chức họp hai lần nhưng cả hai lần ông A đều vắng mặt vì cho rằng kết luận của Ủy ban kiểm tra huyện là chưa hợp tình, hợp lý vì hành vi, vi phạm trên có trách nhiệm liên đới của một số người khác.Vì vậy, trong thời gian tới Huyện uỷ huyện V nên tiến hành xử hành vi vi phạm của ông A như thế nào để đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, giữ gìn kỷ cương của cơ quan và thoả đáng cho ông A. 2. Nguyên nhân và hậu quả:Hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý hành chính tại Phòng B, ông A donhiều nguyên nhân nhưng có thể tập trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau:Thứ nhất, bổ nhiệm cán bộ, công chức chỉ chú ý tới yếu tố cơ cấu, không đánh giá cao về năng lực, trình độ của người được bổ nhiệm. Vị trí Phó trưởng phòng là một chức vụ đòi hỏi những người có năng lực, trung thực, biểu biết công việc chuyên môn, công tác quản lý và sử dụng tài sản công của Nhà nước.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong suốt quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt nam luôn luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi đây là lực lượng quan trọng giúp Đảng hoạch định đường lối và tổ chức thực hiện Trong công tác xây dựng Đảng công tác cán bộ rất quan trọng và là nhân tố quyết định đến sự thành công của Cách mạng Việt Nam, gắn với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của cả dân tộc Bất cứ giai cấp nào trong lịch sử xã hội muốn trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội cũng phải đào tạo cho được đội ngũ cán bộ tiên tiến, tiêu biểu đáp ứng được đòi hỏi nhiệm vụ chính trị của giai cấp đó

Các Mác cho rằng "muốn thực hiện tư tưởng thì cần sử dụng lực lượng thực tiễn" 1 V.I LêNin khẳng định "trong lịch sử chưa có giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những người lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” 4,

“Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” 5 Trước khi

vĩnh biệt chúng ta, Người còn căn dặn:“Đảng ta là Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” Trong quá

trình lãnh đạo, thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng ta luôn chú trọng và tập trung cho công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ

Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” 6 Nhờ tập trung quan tâm công tác cán bộ,

chính vì vậy xuyên suốt hơn 82 năm qua, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ vững mạnh và đồng bộ trong quá trình phát triển của xã hội nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của nhà nước theo định hướng XHCN Giao lưu và hợp tác với thế giới bên ngoài đã mang lại cho đất nước ta những thành tựu to lớn đáng ghi nhận, nhưng

sự chuyển đổi ấy đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, nặng nề hơn đối

1 C.Mác và Ph.Ăng: toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995,t.2,tr.181.

2 V.I.Lênin: toàn tập,Nxb.Tiến bộ, H.1974,t.4,tr.473.

4 Hồ Chí Minh: toàn tập,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002,t.5,tr.269.

5 Hồ Chí Minh: toàn tập,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002,t.5,tr 273.

6 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb.Chính trị quốc gia,H.1997,tr.66

Trang 2

với cán bộ cơ sở, để thực hiện thắng lợi tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh tình hình Quốc tế và trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp thì vấn đề hoàn thiện bộ máy cán bộ của Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm, nhất là đội ngũ cán bộ trong tình hình mới

Cán bộ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng Trong công tác quản lý hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức là chủ thể quản lý, tác động trực tiếp tới đối tượng quản

lý là người dân theo mục tiêu Nhà nước đề ra bằng pháp luật, bằng các chính sách

Đến những năm đầu tiên thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa, Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá cao vai trò của cán bộ, công chức trong công cuộc phát triểnkinh tế- xã hội “ Những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ… đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân” Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhiều cán bộ, công chức đã nêu cao tinh thần trách nhiệm làm việc, là những điển hình mẫu mực trong công việc, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức dù do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan đã có những hành vi vi phạm nguyên tắc quản lý và kỷ luật làm việc hoặc vi phạm pháp luật, làm thiệt hại tới lợi ích tài sản của Nhà nước, của công dân Xử lý những hành vi trên không chỉ đứng trên góc độ pháp luật mà còn phải tính đến yếu tố tình cảm, ngoài nghĩa răn đe, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, còn tạo điều kiện cho người vi phạm có cơ hội sửa chữa sai lầm

Trong phạm vi rất ngắn của Tiểu luận, chúng ta cùng đi sâu vào phân tích “Quản lý hành chính Nhà nước đối với cán bộ, công chức khi vi phạm nguyên tắc quản lý và kỷ luật làm việc”

I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG:

1-Hoàn cảnh ra đời, diễn biến và thực trạng của tình huống.

Ông Nguyễn Văn A là một thương binh hạng ¾ chuyển ngành về công tác tại phòng B, cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước trực thuộc Huyện uỷ huyện V, ông vừa làm việc và vừa học lớp đại học tại chức Sau thời gian phấn đấu lấy bằng cử nhân tại chức về quản lý kinh tế và chuyển lên ngạch chuyên viên, tháng 5/2011, do yêu cầu đòi hỏi về hoàn chỉnh cơ cấu bộ máy tổ chức của

cơ quan, ông A người được cấp trên đánh giá là một cán bộ đủ tiêu chuẩn mặc

dù năng lực còn nhiều hạn chế, đã được đề bạt là Phó trưởng phòng Trách nhiệm chính của ông A là theo dõi tình hình xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất của cơ quan

Năm 2013, trong nội bộ cơ quan xuất hiện một số dư luận không tốt về phương thức làm việc của ông A, đồng thời kế toán cơ quan báo cáo về tình

Trang 3

trạng tạm ứng chậm thanh toán, lãnh đạo cơ quan và bộ phận phụ trách đã nhắc nhở trực tiếp ông A trong các cuộc họp Nhưng dường như những nhắc nhở trên không có hiệu quả

Đầu năm 2014, Ủy ban kiểm tra huyện nhận được hai lá đơn tố cáo sự không minh bạch về công tác tài chính trong quyết toán lắp đặt hệ thống về điện, nước cơ quan do ông A chịu trách nhiệm thực hiện Huyện ủy huyện V ra quyết định đình chỉ công tác của ông A và thành lập Đoàn thanh tra có sự tham gia của đại diện Đảng ủy, Công đoàn, Hội cựu chiến binh cơ quan để làm sáng tỏ vụ việc,

Sau hai tháng làm việc căng thẳng, tháng 4/2014, Uỷ ban kiểm tra huyện kết luận

ông A đã vi phạm chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước trong quyết toán công việc lắp đặt hệ thống về điện, nước dự án nâng cấp trụ sở cơ quan B như đã khai

tăng giá trị vật liệu, các thiết bị lắp đặt ghi trong hoá đơn không còn phù hợp với quy định về chủng loại của Nhà nước… tổng cộng thiệt hại là 100 triệu đồng Đồng thời, trong thời gian 5 năm kể từ năm 2011, ông A đã tạm ứng của

cơ quan tổng cộng 35 triệu đồng mà vẫn chưa có chứng từ thanh toán

Khi Ủy ban kiểm tra huyện ủy công bố kết luận, ông A đã không những không thừa nhận khuyết điểm mà còn tạo dư luận chống đối và tự ý nghỉ việc 20 ngày mà không nêu lý do Phòng B và Huyện uỷ huyện V đã tổ chức họp hai lần nhưng cả hai lần ông A đều vắng mặt vì cho rằng kết luận của Ủy ban kiểm tra huyện là chưa hợp tình, hợp lý vì hành vi, vi phạm trên có trách nhiệm liên đới của một số người khác

Vì vậy, trong thời gian tới Huyện uỷ huyện V nên tiến hành xử hành vi vi phạm của ông A như thế nào để đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, giữ gìn kỷ cương của cơ quan và thoả đáng cho ông A

2 Nguyên nhân và hậu quả:

Hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý hành chính tại Phòng B, ông A do nhiều nguyên nhân nhưng có thể tập trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, bổ nhiệm cán bộ, công chức chỉ chú ý tới yếu tố cơ cấu, không đánh giá cao về năng lực, trình độ của người được bổ nhiệm Vị trí Phó trưởng phòng là một chức vụ đòi hỏi những người có năng lực, trung thực, biểu biết công việc chuyên môn, công tác quản lý và sử dụng tài sản công của Nhà nước Tại thời điểm tháng 5/2011, vị trí Phó trưởng phòng cần có người thay thế

vì người tiền nhiệm đã nghỉ hưu, tuy biết ông A có sự nhiệt tình trong công tác nhưng năng lực còn hạn chế, lãnh đạo huyện V vẫn quyết định bổ nhiệm ông A

là bộ đội xuất ngũ, lại là một thương binh nên cũng coi việc bổ nhiệm trên là hợp tình, hợp lý, bù đắp những thiệt thòi ông A đã gặp phải khi tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Trang 4

Thứ hai, không kiên quyết trong xử lý vi phạm của cán bộ, công chức Khi có dư luận về những sai sót trong quản lý của ông A, lãnh đạo cơ quan B

và Huyện ủy huyện V chỉ nhắc nhở mà không có các biện pháp kiểm tra, phòng ngừa Chính sự chủ quan trên đã khiến cho ông A tiếp tục có những vi phạm nghiêm trọng hơn dẫn tới hành vi vi phạm các nguyên tắc tài chính khi làm nhiệm vụ Sai phạm của ông A cũng có một phần trách nhiệm thuộc về lãnh đạo phòng B và Huyện ủy huyện V

Thứ ba, năng lực cá nhân của cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế Bản thân là bộ đội chuyển ngành và thương binh hạng ¾ nên ông A đã tự coi mình xứng đáng được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với những người khác Mặc dù

đã được qua đào tạo về quản lý kinh tế nhưng dường như những nguyên tắc trong quân đội vẫn là phương pháp điều hành công việc của ông A Năng lực hạn chế, song lại được giao một trọng trách quá khả năng và không có ý thức học hỏi để phấn đấu nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ông A đã có những hành

vi làm thất thoát tài sản của Nhà nước Tuy nhiên, hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý của ông A xảy ra còn do sự đồng tình, giúp đỡ của một số người có trình độ nhưng trây lười trong công tác, muốn lợi dụng sự thiếu năng lực của ông A để mưu lợi cho bản thân

Thứ tư, Ý thức kỷ luật cán bộ công chức còn nhiều hạn chế Trong quá trình làm việc, vì ông A là thương binh nên chế độ nghỉ phép còn nhiều ưu đãi Do không nhất trí với kết luận của Uỷ ban kiểm tra huyện về hành

vi vi phạm đã khiến cho ông A tự động nghỉ 20 ngày mà không có lý do Ông A

đã không tuân thủ theo những nguyên tắc tối thiểu của một cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước Ông A lại là một cán bộ được bổ nhiệm vào chức vụ quản lý trong cơ quan, là đối tượng để nhiều người học tập, noi gương

Thứ năm, nội bộ trong cơ quan chưa thống nhất ý kiến trong giải quyết một số vấn đề cụ thể: Tuy hành vi vi phạm của ông A là sai trái nhưng dư luận tại cơ quan cũng có nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau Sau khi có kết luận của

Uỷ ban kiểm tra huyện, một số người trong cơ quan đã không đồng tình và cho rằng những kết luận trên là chưa thoả đáng đối với ông A Một bộ phận khác thì coi đó như là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí phạm pháp Nhưng thực chất trong nội bộ cơ quan còn tồn tại nhiều bộ phận mâu thuẫn, đối lập nhau, hành vi vi phạm của ông A chính là nguyên nhân để các mâu thuẫn bùng phát

Năm nguyên nhân dù thuộc về sự yếu kém của cá nhân hay tổ chức, sự mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan đã và đang để lại hậu quả xấu trong tổ chức

và hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan B và Huyện ủy huyện V

Việc bổ nhiệm ông A cho dù đáp ứng được yêu cầu về cơ cấu tổ chức, về chế độ đãi ngộ đối với những người có công nhưng ông A lại không đủ năng lực điều hành công việc được giao Mặt khác, khi ông A đã có những biểu hiện vi

Trang 5

phạm nguyên tắc quản lý, cơ quan B và Huyện ủy huyện V chỉ nhắc nhở mà xử

lý chưa nghiêm để làm gương cho cán bộ, công chức Chính điều này đã gây tâm lý ngại phấn đấu, ỷ lại trong một số người, cổ vũ cho tâm lý “ Sống lâu lên lão làng” Những người thực sự có năng lực sẽ không có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, sau một thời gian họ sẽ trở thành những phần tử chống đối hoặc

tự động thuyên chuyển công tác khác Ngoài ra, những dư luận khác nhau về việc xử lý hành vi vi phạm của ông A sẽ càng làm tăng sự mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan

Ông A tuy là người trực tiếp vi phạm nhưng ngoài ra còn có sự giúp đỡ của một số cán bộ, công chức khác Kết luận của Uỷ ban kiểm tra huyện chưa đề cập vấn đề trên, cơ quan B và Huyện uỷ huyện V cần mở rộng phạm vi thanh tra để thu thập chứng cứ, xác định trách nhiệm liên đới của cán bộ, công chức phòng

B

Phải chăng đằng sau vụ việc trên còn có sự bao che, thao túng của một số

cá nhân khác, dư luận rất mong muốn lãnh đạo huyện làm sáng tỏ trách nhiệm của những cán bộ, công chức có liên quan

3-Mục tiêu xử lý tình huống:

Xuất phát từ các nguyên nhân và hậu quả do hành vi vi phạm nguyên tắc quản lý hành chính mà ông A gây ra, lãnh đạo Huyện uỷ huyện V cần phải xác định các mục tiêu cơ bản khi giải quyết vụ việc đã nêu:

- Đảm bảo xử lý nghiêm minh theo đúng các quy định của pháp luật, quy định làm việc của cơ quan

- Xử lý đúng người, đúng tội, xác định rõ ràng và cụ thể trách nhiệm về vật chất và hành chính đối với ông A và những người có liên quan (với phạm vi ngắn,

bài viết chỉ đi sâu vào trường hợp cụ thể của ông A)

- Xây dựng lại được tinh thần đoàn kết nội bộ trong cơ quan thông qua các quyết định quản lý hành chính mang tính thuyết phục

- Ngoài ra, còn phải tính đến yếu tố sức khoẻ, tâm lý, hoàn cảnh gia đình

và quá trình cống hiến của ông A cho cách mạng, cơ quan

- Mục tiêu cao nhất là giải quyết vụ việc thấu tình đạt lý, mang lại niềm tin cho cán bộ, công chức trong cơ quan, đồng thời là cơ sở để tham khảo áp dụng cho các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai

II PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

1-Cơ sở lý luận để giải quyết tình huống:

Trong văn bản pháp luật về nghĩa vụ của công chức, nhiều nước trên thế giới đều thống nhất quy định công chức phải thực hiện một số nghĩa vụ cơ bản như: tuân thủ hiến pháp và pháp luật Bảo vệ bí mật và lợi ích quốc gia, phục vụ lợi ích nhân dân, làm việc đúng chức trách và bổn phận, tuân thủ cấp trên… Ở

Trang 6

nước ta, ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới ra đời, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nhận mạnh yêu cầu về nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước, một quan điểm quan trong mà Người đã nhiều lần khẳng định:

“Cán bộ và nhân viên từ cấp trên đến cấp dưới đều là đầy tớ của nhân dân, đều phải một lòng, một dạ phục vụ nhân dân”

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao, làm trong sạch một bước bộ máy hành chính là một trong những ba nội dung cơ bản của cải cách nền hành chính Nhà nước đã nêu trong Nghị quyết Trung ương VIII Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới hành vi vi phạm nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước đối với toàn bộ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước nói chung và trong từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng

Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong

cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Ông A là công chức của cơ quan B, cơ quan thuộc bộ máy hành chính Nhà nước, do đó ông A là đối tượng điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức Ông A

có những biểu hiện tiêu cực làm thất thoát tiền vốn của cơ quan, tuy không tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ông A cũng phải chịu một trong

những hình thức kỷ luật quy định tại điều 79, Luật cán bộ, công chức: “1 Công

chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc 2 Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý”

Ngoài việc bồi hoàn thất thoát tiền vốn của Nhà nước Ông A trong thời gian 5 năm giữ trọng trách là Phó trưởng phòng B, tạm ứng

35 triệu đồng mà không thanh toán tạm ứng theo nguyên tắc tài chính, mặt khác lại vi phạm về các nguyên tắc tài chính trong quyết toán, dự toán nâng cấp trụ sở

cơ quan B, dẫn tới thiệt hại cho Nhà nước lên tới 100 triệu đồng Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định: “Cán bộ, công chức gây lãng phí vốn

Trang 7

và tài sản Nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải chịu trách nhiệm vật chất, bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”

Vì không đồng ý với kết luận của Uỷ ban kiểm tra huyện, ông A đã tự ý bỏ việc trong thời gian 20 ngày mà không có lý do, xét trên khía cạnh đạo đức thì đây là hành vi thiếu ý thức tổ chức kỷ luật Nhưng theo quy định Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối công chức đây là hành vi tự ý bỏ việc và có thể bị xem xét kỷ luật buộc thôi việc

Như vậy, hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý hành chính của ông A thuộc phạm vi điều chỉnh và xem xét của các văn bản quy phạm pháp luật sau:

- Luật cán bộ, công chức năm 2008;

- Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013;

- Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về

xử lý kỷ luật đối công chức

Tuy nhiên, khi xem xét, đánh giá hành vi vi phạm của ông A, lãnh đạo cơ quan B và Huyện uỷ huyện V, ngoài việc dựa trên các căn cứ pháp luật nên chú

ý tới yếu tố tình cảm Ông A là quân nhân chuyển ngành, thương hinh hạng ¾, trong quá trình 22 năm công tác cho đến khi được đề bạt nhiều năm liền là chiến

sỹ thi đua Hành vi vi phạm của ông A còn có sự tiếp tay của một số cán bộ khác, những cán bộ, công chức này cũng cần nhận được các biện pháp xử lý thích đáng

Lãnh đạo cơ quan B và Huyện uỷ huyện V cần thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định của pháp luật, căn cứ trên cơ sở lý và tình để giải quyết vụ việc đã nêu ra Ra quyết định kỷ luật xác đáng đối với ông A cũng chính là thiết lập lại

kỷ cương làm việc, tạo niềm tin cho đại đa số cán bộ, công chức khác Quyết định kỷ luật phải thể hiện tính nghiêm minh của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc, luôn tôn trọng và biết ơn những người có công với sự nghiệp giải phóng đất nước

2-Lựa chọn phương án tối ưu:

Xuất phát từ những dư luận và sự phản đối của ông A, Ủy ban kiểm tra huyện cần tiến hành xác minh lại mức độ vi phạm của ông A và những người liên đới Trên cơ sở đó, Huyện uỷ huyện V thành lập Hội đồng kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật để đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của ông A Quyết định kỷ luật hành chính đưa ra nhất thiết phải thoả đáng, thấu tình, đạt lý Căn cứ vào cơ sở lý luận và những tình tiết, diễn biến hành vi vi phạm của ông

A, có thể tham khảo 3 phương án như sau:

*Phương án thứ nhất:

a Phương án xử lý:

Trang 8

Về vật chất: Buộc ông A phải bồi hoàn lại toàn bộ số tiền tạm ứng 35 triệu đồng mà ông A không đủ giấy tờ để thanh toán, căn cứ trên quy định tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 Trong số 100 triệu đồng do làm sai lệch giấy tờ, xác định rõ phần trách nhiệm của ông A và buộc phải nộp trả lại cơ quan bằng cách trừ dần vào lương

Về kỷ luật hành chính: Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận tại Điều 39, pháp lệnh Cán bộ, công chức ông A sẽ bị cảnh cáo trước toàn cơ quan, hạ bậc lương, không bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất là 1 năm

kể từ khi có quyết định kỷ luật

b ưu, nhược điểm của phương án:

- ưu điểm:

+ Dựa trên cơ sở luật pháp để ra quyết định hành chính, có tính đến yếu tố

ưu đãi đối với người có công

+ Huyện ủy huyện V thu hồi lại được số tiền bị chiếm dụng trả lại cho ngân sách Nhà nước

+ Có tác dụng răn đe đối với những người có ý định vi phạm

- Nhược điểm:

+ Còn tính đến yếu tố tình nhiều hơn lý

+ Ông A tiếp tục được giữ trách nhiệm phó trưởng phòng có thể lặp lại những sai sót trước đây

+ Quyết định quản lý chưa mang tính thuyết phục

* Phương án thứ hai:

a Phương pháp xử lý:

Về vật chất: Giống như phương án thứ nhất, ông A phải bồi hoàn lại toàn

bộ số tiền tạm ứng 35 triệu đồng và phần trách nhiệm trong số tiền 100 triệu đồng do làm sai lệch giấy tờ

Về kỷ luật hành chính: Xét thấy nếu ông A tiếp tục làm việc liên quan đến công việc hiện tại sẽ tiếp tục có những hành vi vi phạm trong quản lý, căn cứ Điều 41, Pháp lệnh cán bộ công chức, ông A sẽ bị cảnh cáo toàn huyện, cách chức và chuyển công tác khác không liên quan đến công việc cũ

Trong phương án này, lương của ông A vẫn được duy trì ở ngạch, bậc lương trước đây

b ưu, nhược điểm của phương án:

- ưu điểm:

+ Quyết định quản lý hành chính đưa ra có tính thuyết phục, được sự đồng tình của dư luận, thoả đáng với người vi phạm

Trang 9

+ Số tiền bị chiếm dụng được hoàn trả cho Ngân sách Nhà nước.

+ Ông A thôi giữ chức vụ hiện tại sẽ làm giảm nguy cơ tái phạm

+ Với mức lương vẫn tiếp tục duy trì , ông A mới có khả năng hoàn trả tiền bằng lương cho tới lúc về hưu và có thể sinh sống ( có xét đến yếu tố ông A là thương binh ¾ )

- Nhược điểm: ông A sẽ mất một thời gian để thích nghi với công việc

mới

* Phương án thứ ba:

a Phương pháp xử lý:

Về vật chất: Ngoài việc bồi hoàn tiền giống như đã trình bày ở hai phương

án trên, ông A còn phải trả lãi suất cho khoản tiền ông đã chiếm dụng tính theo lãi suất gửi không thời hạn của Ngân hàng Nhà nước

Về kỷ luật hành chính: Hành vi nghỉ vô tổ chức, vô kỷ luật của ông A đã vi phạm quy định tại khoản 4, Điều 14 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối công chức Ông A

sẽ bị buộc thôi việc

b ưu, nhược điểm của phương án:

- Ưu điểm:

+ Quyết định tuân thủ nghiêm theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

+ Thiết lập được kỷ cương cho cơ quan

- Nhược điểm:

+ Quá cứng nhắc, chỉ tính đến yếu tố pháp luật mà không xem xét đến khía cạnh tình cảm, quá trình cống hiến trong quân đội và tại cơ quan của ông A + Thời gian thu hồi tiền rất dài do ông A không còn khoản thu nhập chính

là lương để trả nợ

+ Gây tâm lý e dè, sợ hãi

Sau khi nghiên cứu những ưu, nhược điểm của 3 phương án Phương án thứ hai có thể coi là phương án tối ưu để áp dụng với hành vi vi phạm do ông A gây ra

Căn cứ vào mục tiêu giải quyết đình huống, phương án thứ hai vừa đảm bảo tuân thủ các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Nhà nước, vừa có tính yếu tố nhân thân của ông A Quyết định hành chính ở phương án này sẽ tạo nên sự đồng tình trong dư luận nhân dân và có tác dụng răn đe, giáo dục với các đối tượng khác

Trang 10

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

Ưu điểm cơ bản của phương án thứ hai là đã thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật, tuân thủ theo đúng các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan So với Phương án thứ nhất quá nặng về tình và Phương án thứ ba quá nặng về lý, Phưong án thứ hai ngoài có tác dụng răn đe có

có ý nghĩa giáo dục, tạo cơ hội cho ông A nhận ra được lỗi lầm và giảm nguy cơ lặp lại sai lầm Do có thời gian công tác lâu năm và tuổi đã cao, chuyển vị trí công tác mới ông A sẽ gặp khó khăn nhưng với thời gian ông A chắc chắn có thể đảm trách được công việc Như vậy, việc lựa chọn Phương án hai là thoả đáng

Công tác tổ chức thực hiện Phương án thứ hai cũng cần phải được tiến hành theo đúng trình tự quy định của luật pháp Trình tự các bước tiến hành gồm các bước sau:

Bước một: Ủy ban kiểm tra huyện cần tiến hành mở rộng thanh tra để thu thập thêm thông tin về các đối tượng cán bộ, công chức có liên quan tới vụ việc

đã nêu Các thông tin thu thập được sẽ là căn cứ quan trọng để ra quyết định kỷ luật về vật chất và hành chính đối với ông A

Bước hai: Trên cơ sở chứng cứ đã thu thập được, Huyện ủy huyện V lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối công chức

Thành phần Hội đồng kỷ luật căn cứ trên các quy định tại 18 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối công chức gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ quan huyện V Đại diện Ban tổ chức Huyện ủy, Uỷ ban kiểm tra Huyện ủy, Văn phòng Huyện uỷ

- Đại diện Ban chấp hành công đoàn, chi Hội cựu chiến binh cơ quan huyện

- Lãnh đạo phòng B

- Đại diện công chức của cơ quan B ( do tập thể công chức cơ quan B cử ra)

- Ngoài ra có mời một số đại diện của Tổ công đoàn cơ quan B, bộ phận kế toán -tài vụ, tổ chức trên liên quan trực tiếp tới các chứng cứ vi phạm Nhưng các đại diện chỉ được phép phát biểu ý kiến chứ không có quyền biểu quyết Bước ba: Sau khi thành lập, Hội đồng kỷ luật tiến hành trên cơ sở tổng hợp văn bản báo cáo Uỷ ban kiểm tra huyện để xác định trách nhiệm vật chất vị trí

cũ sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả điều tra, thu thập chứng cứ, Huyện ủy huyện V

có thể tạm đình chỉ công tác của ông A theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối

Ngày đăng: 25/09/2016, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w