1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tình huống xử lý kỷ luật cán bộ công chức tại cơ quan văn phòng sở quy hoạch – kiến trúc hà nội

21 10,4K 122
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 335,13 KB

Nội dung

Đồng thời đặt ra yêu cầu cho mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên rèn luyện tự tưởng đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trư

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Công chức là bộ phận quan trọng có tính quyết định của nền hành chính của bộ máy Nhà nước Nền hành chính có tốt hay không là do nhân tố con người Trên thế giới chế độ công chức ra đời rất nhiều năm nay và đang được bổ sung, sửa đổi cải cách sao cho gọn nhẹ, thuận lợi, phù hợp với đời sống xã hội văn minh, hiện đại Với xu thế hội nhập, phát triển của Thế giới và của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta không ngừng tăng cường sự lãnh đạo toàn diện Phải thực sự quan tâm và nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức hàng ngày, hàng giờ thường xuyên tiếp xúc với các đơn vị, các tổ chức, công dân Đồng thời đặt ra yêu cầu cho mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên rèn luyện tự tưởng đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cải cách nền hành chính hiện nay là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xây dựng Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, là yếu tố quyết định việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính Nhà nước Để góp phần thực hiện thành công trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước, ngày 13 tháng 11 năm 2008, Quốc hội thông qua Luật Cán bộ Công chức (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010) là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong công cuộc cải cách nền hành chính, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh Qua những năm

Trang 3

thực hiện Luật Cán bộ Công chức, công tác quản lý cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao và từng bước đáp ứng yêu cầu của cải cách nền hành chính Nhà nước hiện nay

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn những vấn đề bất cập trong đội ngũ cán bộ, công chức Đâu đó vẫn còn một số cán bộ, công chức thiếu ý thức thường xuyên rèn luyện nên kém về tác phong, yếu về chuyên môn, năng lực điều hành chuyên môn chưa thực sự xứng với cương vị và trách nhiệm được giao; một bộ phận cán bộ đạo đức thoái hóa, biến chất; lối sống không lành mạnh, thực dụng bị vật chất cám dỗ, tham ô, tham nhũng,… gây ảnh hưởng không ít đến uy tín của Đảng, Nhà nước, tới chất lượng đội ngũ cán bộ và cản trở sự phát triển của đất nước Vì vậy, việc thường xuyên kiểm tra xử lý cán bộ vi phạm kỷ luật một cách nghiêm minh, kịp thời là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết

Trong quản lý nhà nước về cán bộ, công chức có rất nhiều tình huống xảy

ra đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt được và kịp thời đề ra những biện pháp thích hợp để ngăn chặn, giải quyết Trước những yêu cầu về không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay của Đảng và Nhà nước và với những kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước mà bản thân đã được học trong thời gian tham gia khóa học, bằng những hiểu biết của mình trong chuyên đề công vụ

công chức, chính vì vậy tôi đã lựa chọn tình huống: “ Xử lý kỷ luật cán bộ công chức tại cơ quan Văn phòng Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội ”.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng vì điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, do vậy nội dung giải quyết tình huống chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chưa thể đáp ứng được triệt để những yêu cầu thực tế đòi hỏi, rất mong các thầy, cô giáo góp ý cho tôi để bài tập tình huống cuối khoá của tôi được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý cán bộ, công chức

Trang 4

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy, và tập thể thầy, cô trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

Trang 5

NỘI DUNG

I Mô tả tình huống

1 Hoàn cảnh ra đời tình huống:

Văn phòng Sở Quy hoạch – Kiến trúc (Sở QHKT) là cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND Thành phố (TP), là cơ quan chuyên môn của UBND TP, đảm bảo quan hệ công tác giữa UBND với HĐND TP và các đoàn thể chính trị, giữ mối liên

hệ phố hợp công tác với các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc TP

Văn phòng Sở QHKT gồm các bộ phận: Bộ phận chuyên viên, Bộ phận Văn thư – Lưu trữ, Bộ phận Một cửa, Bộ phận Công nghệ thông tin, Bộ phận Hành chính quản trị và Bộ phận Tài vụ - Kế toán

Văn phòng Sở QHKT là chủ tài khoản chung Sở (bao gồm 12 phòng và 3 đơn

vị sự nghiệp trực thuộc Sở) Bộ phận Một cửa giữ một trọng trách khá lớn và là nơi rất nhạy cảm đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức làm việc tại đó phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ, thường xuyên cập nhật các văn bản, chế độ, chính sách mới của Nhà nước để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị vững vàng và đạo đức phẩm chất tốt

Sau đây là một tình huống ở tại Bộ phận Tài vụ - Kế toán Văn phòng Sở

2 Diễn biến tình huống:

Đồng chí CTĐ về công tác tại cơ quan Văn phòng Sở QHKT từ tháng 7 năm

2006 Sau nhiều năm công tác, CTĐ đã hoàn thiện xong chương trình Đại học tại chức chuyên ngành Tài chính – Kế toán, hiện giữ chức vụ thủ quỹ của Văn phòng

Sở QHKT CTĐ đã là công chức và là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Với những gì đang có, CTĐ tự cho rằng “thế là đủ” và không cần thiết phải học tập và phấn đấu

Công việc thủ quỹ khá nhàn nên hằng ngày, CTĐ đến cơ quan rất muộn với gói xôi hoặc bánh mì trên tay Bước vào phòng, việc đầu tiên làm là ngồi vào bàn và

Trang 6

trang điểm, đun nước, pha chè và ăn sáng Xong thủ tục đầu giờ sớm cũng là 9 giờ

30 phút Nguyên tắc của CTĐ là không cấp phát tiền đầu giờ và ngày mồng một hàng tháng Khi cấp phát tiền cho cá nhân, đơn vị CTĐ luôn gây “khó khăn” với thái độ hách dịch, phiền hà,

Trong giờ làm việc, có lúc thì đi sang phòng này phòng khác để tán chuyện, có lúc thì ngồi tại bàn chơi trò chơi điện tử, có lúc thì dùng điện thoại cơ quan nói chuyện riêng, thường xuyên qua lại bộ phập Một cửa quận để “tiếp công dân” (giúp những công dân có nhu cầu về thủ tục hành chính một cách nhanh và gọn – CTĐ thường thanh minh cho công việc “làm kinh tế: của mình) Đến khoảng 11 giờ ra khỏi cơ quan và đầu giờ chiều thường là 14 giờ mới có mặt Công việc buổi chiều lặp lại công việc buổi sáng

Trong các buổi lao động tập thể hoặc tham gia các hoạt động do cơ quan phát động, CTĐ rất ít tham gia, thường hay đùn đẩy công việc và đổi trách nhiệm cho đồng nghiệp

Qua nhận xét của rất nhiều người, CTĐ là một công chức kém về ý thức trong thi hành công vụ, kém về đạo đức, kém về văn hóa giao tiếp nơi công sở CTĐ là một Đảng viên tồi CTĐ là một “tấm gương” không tốt!

Thời điểm quyết toán năm tài chính 2014, kế toán lập biên bản kiểm kê quỹ định kỳ thì thấy số tiền trong két không khớp với số tiền trên sổ kế toán, cụ thể là hụt 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng chẵn) Kế toán đã lập biên bản và báo cáo với Chánh văn phòng – Chủ tài khoản của đơn vị

Nhận được biên bản kiểm kê quỹ do kế toán Văn phòng báo cáo, ngày 31 tháng

12 năm 2014, Lãnh đạo Văn phòng Sở QHKT và đại diện phòng TTPC Sở đã phối hợp với phòng Tài chính Kế hoạch, tiến hành thanh tra tại Bộ phận Tài vụ - Kế toán Văn phòng

Sau thời gian thanh tra, ngày 02 tháng 01 năm 2015, đoàn thanh tra gồm đại diện , phòng Thanh tra và Lãnh đạo Văn phòng Sở QHKT đi đến kết luận: đồng

Trang 7

chí CTĐ đã tự ý rút tiền trong két ra chi tiêu mục đích cá nhân, đây là hành vi biển thủ công quỹ và CTĐ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Không riêng gì CTĐ mà còn rất nhiều “tấm gương” như thế và hơn thế ở các cơ quan hành chính Nhà nước Đây là một tình huống vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm Nghị quyết, điều lệ Đảng, vi phạm Luật Cán bộ công chức Nếu không giải quyết kịp thời sẽ làm giảm uy tín của Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng cũng như phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức Nếu không giai quyết dứt điểm sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức nói chung và tư cách đạo đức của người đảng viên nói riêng

Vậy làm thế nào để không còn tình trạng này xảy ra ?

II Phân tích tình huống

1 Cơ sở pháp lý

Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý thường gặp nhất trong quản lý hành chính nhà nước Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật trước hết là những hành vi vi phạm kỷ luật Đó là những hành vi có lỗi, vi phạm các quy tắc, nghĩa vụ hoạt động công vụ của cán bộ, công chức nhà nước, nhưng chưa tới truy cứu trách nhiệm hình sự Trong một số trường hợp, cán bộ công chức vi phạm hành chính hay thực hiện hành vi tội phạm cũng bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật Vi phạm kỷ luật trong hoạt động cộng vụ được hiểu là không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa

vụ, công vụ được giao Điều này xảy ra ở bất kỳ đâu, trong và ngoài phạm vi cơ quan, trong và ngoài giờ làm việc Trong các trường hợp vi phạm có thể xử lý kỷ luật bằng các hình thức kỷ luật gồm:

Trang 8

- Buộc thôi việc

Theo quy định chung của pháp luật, chỉ xử lý một lần đối với mỗi lần vi phạm

kỷ luật Nhưng không loại trừ khả năng truy cứu trách nhiệm vật chất, nếu hành vi

vi phạm kỷ luật gây ra thiệt hại vật chất Khi xem xét thấy hành vi đó có dấu hiệu tội phạm, phải đình chỉ thi hành kỷ luật và chuyển hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

đề xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự

Việc xét thi hành kỷ luật được tiến hành thông qua Hội đồng kỷ luật (gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, đại diện công đoàn, đại diện công nhân, công chức) Thủ trưởng cơ quan là người đưa ra quyết định kỷ luật Quyết định kỷ luật được thi hành không chậm hơn một tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm pháp luật

Sau một năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu công chức không tái phạm

và không có những hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cơ quan, đơn vị

có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật

Cán bộ, công chức nhà nước phải bồi thường vật chất do hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động công vụ gây ra Có hai mức bồi thường vật chất: bồi thường có giới hạn và bồi thường toàn bộ Điều 23 Nghị định 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức quy định: “Trường hợp gây thiệt hại dưới 5 triệu đồng về nguyên tác phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng cách trừ dần vào lương; nếu do

vô ý thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương và được trừ dần vào lương háng tháng nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập và phụ cấp (nếu có)

Các tổ chức (cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị, xí nghiệp), cán bộ, công chức nhà nước đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính, khi có những hành

vi vi phạm các quy tắc quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội trong các lĩnh vực khác nhau Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức vụ và quyền hạn để vi phạm thì xử phạt hành chính nặng hơn công dân bình thường

Trang 9

Cán bộ, công chức nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì những hành vi phạm tội của mình Cơ sở của trách nhiệm hình sự là tội phạm Điều cần lưu ý là nếu cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm sẽ bị xử phạt nặng, nếu hành vi phạm tội không gắn với hoạt động công vụ thì xem xét xử như mọi công dân khác

2 Các văn bản liên quan đến tình huống:

- Luật cán bộ công chức năm 2008

- Nghị định số: 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật

cán bộ, công chức

3 Nguyên nhân xảy ra tình huống:

- Chi bộ chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác, chưa đề ra được những biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, từ đó việc lãnh đạo chỉ đạo chưa thực sự hiệu quả

- Việc thực hiện quy chế dân chủ của Văn phòng Sở QHKT chưa tốt, sinh hoạt chưa đều, tình thần phê và tự phê bình của cán bộ, công chức trong Văn phòng còn yếu, chưa mạnh dạn, thẳng thắn đấu tranh, khi phát hiện đồng nghiệp có những biểu hiện sai trái mà không có ý kiến góp ý

- Đồng chí CTĐ không có ý thức tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức ,tác phong của người cán bộ Đảng viên

Trang 10

- Ảnh hưởng chất lượng đảng viên trong chi bộ cũng như uy tín của chi bộ trong việc xây dựng chi bộ vững mạnh

- Nếu xự việc không được xử lý dứt điểm, nghiêm minh sẽ gây ảnh hướng tới

uy tín lãnh đạo và gây khó khăn cho hoạt động quản lý, điều hành

III Xử lý tình huống:

1 Mục tiêu xử lý tình huống

- Tìm ra biện pháp xử lý đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật

- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Củng cố lại tổ chức trong Văn phòng Sở QHKT, chấn chỉnh kỷ luật cũng như nguyên tắc tài chính của Văn phòng thuộc thẩm quyền quản lý của Sở

- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm khuyết điểm của CTĐ và giải quyết hậu quả do hành vi vi phạm của CTĐ

- Thu hồi số tiền thất thoát

Về phía tổ chức Đảng kỷ luật CTĐ với mức cảnh cáo

- Ưu điểm:

+ Vụ việc được xử lý nhanh chóng kịp thời;

+ Việc xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với CTĐ là nhằm mục đích giáo dục, đồng thời góp phần phòng ngừa, tránh để sự việc tiếp diễn lặp lại

+ Thu hồi nhanh số tiền CTĐ đã chiếm dụng

Trang 11

- Nhược điểm:

+ Hình thức kỷ luật như vậy là nhẹ so với mức độ vi phạm do CTĐ gây ra Giải quyết theo phương án này khó có thể nhận được sự đồng thuận của tập thể cán bộ, công chức trong Văn phòng Sở QHKT

+ Thu hồi số tiền 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng) có thể là dễ nhưng để sửa chữa tính cách một con người thì rất khó

+ Phương án này tính khả thi không cao

và bùng phát là vụ thâm hụt ngân quỹ

Hội đồng ra quyết định CTĐ thôi giữ vị trí Thủ quỹ và chuyển CTĐ sang làm nhiệm vụ ở phòng phô tô (thuộc Bộ phận Hành chính quản trị Văn phòng)

Văn phòng tổ chức cuộc họp về việc kiểm điểm những sai phạm của CTĐ Yêu cầu CTĐ hoàn lại số tiền đã chiếm dụng trong thời gian 1 tuần, vì đây là số tiền phục vụ cho việc chi hoạt động chuyên môn của các đơn vị cùng thụ hưởng qua tài khoản Văn phòng nên không thể kéo dài hơn được

Về phía tổ chức Đảng cảnh cáo trước chi bộ

- Ưu điểm:

+ Không gây sáo trộn lớn trong Văn phòng

+ Phương án này hợp lý vì vụ việc được giải quyết một cách nhanh chóng + Đây là bài học cho mỗi cán bộ, công chức để có ý thức phấn đấu tự rèn luyện bản thân, CTĐ vẫn có được thiện ý của lãnh đạo, của đồng nghiệp, đồng chí trong việc xử lý kỷ luật từ đó CTĐ sẽ có ý thức cố gắng sửa chữa những sai lầm mà mình đã mắc phải

Trang 12

+ Giữ vững kỷ luật, kỷ cương, thể hiện được tính nhân đạo, tính giáo dục cao của tổ chức trước khuyết điểm của công chức

+ Phát huy được pháp chế xã hội chủ nghĩa

+ Phương án này có tính khả thi cao

+ Thu hồi được nhanh số tiền đã thất thoát để hoạt động chi cho công tác

chuyên môn của các đơn vị được kịp thời

- Nhược điểm:

+ Với mức kỷ luật quá nặng như vậy dễ dẫn đến tình trạng của CTĐ tiêu cực tư tưởng không vững vàng, bất mãn, chán nản từ đó đẩy CTĐ đến bước đường cùng + Với mức kỷ luật như vậy sẽ thiệt thòi đối với CTĐ

Phương pháp này không khả thi

Ngày đăng: 30/01/2016, 11:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w