Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nhiệm vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đư
Trang 1PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Đảm bảo cho công cuộc cải cách hành chính thành công thì điều quan trọng nhất là con người Con người ở đây là công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước Trong đó đạo đức công chức là một yếu tố vô cùng quan trọng và bức thiết nhất trong giai đoạn hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ, công chức là công bộc của dân ”, có bổn phận phục vụ nhân dân Vì thế, đạo đức công chức thể hiện tính dân chủ trong công vụ mà công chức thực hiện đối với dân Sự không thiên vị, vô tư và trong sáng chắc chắn sẽ làm cho người dân tin hơn vào Chính phủ, vào Nhà nước và ngược lại Đạo đức công chức thể hiện trong những hoạt động cụ thể, hành vi cụ thể qua công việc của công chức Trong quá trình thực thi công vụ, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay là phải đạt mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Với ý nghĩa đó, đạo đức công chức cần được xây dựng thành chuẩn mực của công chức trong giao tiếp hành chính cũng như ứng xử có văn hoá trong thực thi công vụ Bởi vì hoạt động của công chức là phục vụ cho nhà nước, cho nhân dân Do đó, phải làm tăng niềm tin của nhân dân với các cơ quan công quyền nhà nước các cấp thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, khích lệ lương tâm, tránh nhiệmvà tinh thần phục vụ cho đội ngũ công chức các cấp trong giai đoạn cách mạng hiện nay
Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nhiệm vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người
có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành
Trang 2công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao;chấp hành quyết định của cấp trên Đối với cán bộ, công chức là người đứng đầu thì còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân
Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội được thành lập từ năm 2008, là đơn
vị trực thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội, là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc sở NN&PTNT Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Kinh tế hợp tác, ngành nghề nông thôn, chương trình Nông thôn mới, quy hoạch điều chỉnh dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức là một nội dung thuộc công tác tổ chức quản lý của phòng Hành chính Tài vụ Bản thân là một cán bộ của phòng Hành chính tài vụ tôi nhận thấy công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức cần phải thường xuyên quản lý cả về tiêu chuẩn, cả về tư tưởng đạo đức, tác phong làm việc, lấy giáo dục thuyết phục là chính để ngăn chặn khuyết điểm
và tiêu cực Song khi phát hiện cán bộ, công chức có khuyết điểm thì phải có biện pháp đấu tranh kiên quyết, không bao che; xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, triệt để, kể cả mặt khách quan và chủ quan để xử lý một cách chính xác, đảm bảo giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Trong tiểu luận này, tôi xin đưa ra Đề tài xử lý tình huống “Giải quyết tình huống xử lý kỷ luật cán bộ công chức tại Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, thành phố Hà Nội”
Trang 3Do còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước và khả năng trình bày nên nội dung của bài viết không tránh khỏi những hạn chế, kính mong thầy cô giảng viên trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong giúp đỡ
1.2 Các mục tiêu nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được ba mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, xác định được mục tiêu xử lý tình huống
Thứ hai, phân tích, giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra
Thứ ba, dựa trên cơ sở phân tích tình huống, đưa ra các phương án, giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế của tình huống nêu trên
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Các thông tin khi đã thu thập sẽ được
tiến hành đối chiếu với mục tiêu, phương hướng đã đề ra để đánh giá thực trạng của tình huống so với thực tế
- Phương pháp tổng hợp phân tích: Các thông tin sau khi thu thập sẽ được
tổng hợp lại sau đó tiến hành phân tích để kết luận và giải pháp phù hợp với tình huống nghiên cứu để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đồng chí M tại Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2015
1.5 Bố cục của tiểu luận:
Tiểu luận gồm có 3 phần"
- Phần 1: Lời mở đầu
- Phần 2: Nội dung của tình huống
- Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Trang 4PHẦN II NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 2.1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống
Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 1998, sau khi làm việc 5 năm tại một công ty Cổ phần xây dựng, anh M đã thi đỗ công chức thông qua tuyển dụng về làm việc tại phòng Hành chính Tài vụ thuộc Chi cục B
có Lãnh đạo cơ quan là chú ruột Với lợi thế đó cùng với kinh nghiệm làm về xây dựng và sự khéo léo của bản thân, anh M đã tranh thủ được sự ủng hộ của
cơ quan và được giao nhiệm vụ phụ trách thanh toán các dự án đầu tư xây dựng
về phát triển nông thôn
“bôi trơn” theo yêu cầu của anh M nên hậu quả là mất thời gian, chậm việc thi công công trình
Qua xem xét, lãnh đạo cơ quan B thấy sự việc có chiều hướng diễn biến phức tạp Lãnh đạo cơ quan B đã mời đại diện doanh nghiệp H và anh M lên làm việc để tìm hiểu nguyên nhân và làm rõ vấn đề Sau hơn 2 giờ làm việc, không hiểu nội dung cuộc gặp thế nào nhưng sau đó doanh nghiệp H đã dừng
Trang 5việc tố cáo anh M gây phiền hà, sách nhiễu Sự việc không được làm sáng tỏ, chỉ thấy trong buổi giao ban chuyên môn hôm sau, lãnh đạo cơ quan B chỉ phê bình, nhắc nhở cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ cần phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện tốt chế độ công vụ, tránh xảy ra trường hợp như đồng chí M vừa qua, do sơ xuất đã gây khó khăn cho doanh nghiệp H
Như vậy, việc anh M có biểu hiện sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, công dân đến làm việc nhằm mục đích trục lợi trong một thời gian dài là hành vi vi phạm pháp luật lao động, vi phạm Luật Cán bộ công chức và nội quy, quy chế của ngành Vậy mà cơ quan B lại không xử lý gì, dù là hình thức nhẹ nhất, việc này đã gây nên làn sóng bất bình trong dư luận về công tác
tổ chức cán bộ trong cơ quan
2.2 Mục tiêu xử lý tình huống:
Trong tình huống này có nhiều vấn đề cần quan tâm: Xử lý kỷ luật đối với anh M, xử lý trách nhiệm đối với thủ trưởng cơ quan B Song trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi chỉ đề cập đến vấn đề kỷ luật anh M của cơ quan B
Một quyết định quản lý hành chính xác đáng cần phải được đưa ra để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm và ngăn ngừa những tiền lệ xấu trong tương lai Quyết định lỷ luật phải đảm bảo hài hoà lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể mà đại diện ở đây là cơ quan B và cá nhân anh M Việc xử lý kỷ luật nghiêm minh nhằm mục đích giáo dục công chức đồng thời góp phần phòng ngừa những hành
vi vi phạm pháp luật của công chức Giải pháp cho trường hợp anh M phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật nhưng cũng phải mềm dẻo, linh hoạt Mặt khác nó phải đáp ứng được nhu cầu về mặt công tác, vừa phải hợp tình, hợp lý giúp anh M nhận ra những thiếu sót, sai phạm của mình để sửa chữa Đồng thời thông qua hình thức kỷ luật đối với anh M nhắc nhở mọi công chức, viên chức trong cơ quan phải tôn trọng và nâng cao đạo đức công vụ trong
Trang 6quá trình thực hiện trách nhiệm vụ được giao, không để lặp lại tình trạng nêu trên
Cơ sở lý luận:
Khen thưởng, kỷ luật đối với công chức là một việc rất cần thiết, tạo điều kiện cho công chức làm việc tốt hơn, nếu thiếu các hình thức khen thưởng, kỷ luật thì việc đánh giá cán bộ công chức hàng năm không có tác dụng Trong thực
tế, công chức cho gắn với quyền lực công và phải giải quyết các quyền, lợi ích, nghĩa vụ của công dân và tổ chức hay vì mục đích vụ lợi cá nhân, nên có nhiều khả năng dẫn đến sai phạm kỷ luật
Kỷ luật công chức mang ý nghĩa của kỷ luật hành chính, nó gắn liền với các hình thức: hình thức mang tính danh dự, kỷ luật gắn liền với chức nghiệp, xử lý
kỷ luật công chức nhằm mục đích cho hoạt động công vụ tốt hơn
Những căn cứ để áp dụng vào xử lý kỷ luật công chức:
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Điều 79 quy định về các hình thức kỷ luật đối với công chức:
1 Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
Trang 72 Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
3 Công chức bị Toàn án kết án tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Toà án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm
4 Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật,trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
Điều 80 Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật:
1 Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật nàyquy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng
3 Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định
và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật
Trang 8Điều 81 Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức:
1 Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí
cũ
2 Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ
Điều 82 Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
1 Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương
bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực
2 Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời bhạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật
3 Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc
Trang 94 Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được
bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1 Vi phạm việc thực hiện nghĩ vụ, đạo đức và văn hoá giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chứ không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức
2 Vi phạm pháp luật bị Toà án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật
3 Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Về nguyên tắc xử lý kỷ luật
1 Khách quan, công bằng; nghiêm minh, đúng pháp luật
2 Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý bằng hình thức buộc thôi việc
3 Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếucó hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ
Trang 10luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới
Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực
4 Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật
5 Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đốivới công chức trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định mà không tính vào thời hạn
2 Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản
lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật
3 Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái
4 Đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu
cơ quan quản lý công chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết
Trang 11định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc xử lý kỷ luật
Tổ chức họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật
1 Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành đối với các trường hợp có thành lập Hội đồng kỷ luật và không thành lập Hội đồng kỷ luật quy định tại Điều 17 Nghị định này
Quyết định kỷ luật
1 Trình tự ra quyết định kỷ luật:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 15 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định này trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận công chức không vi phạm pháp luật; c) Trường hợp có tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
2 Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành