Thủ công nghiệp dân gian

Một phần của tài liệu Tình hình thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883) (Trang 35 - 49)

Trong lịch sử xã hội loài người, nghề thủ công lâu đời nhất có lẽ là nghề gốm. Ngay từ thời đại đồ đã người ta đã biết làm đồ gốm và sau đó mới biết dệt vải, biết dùng kim thuộc để chế tạo công cụ. Ở nước ta cũng vậy. Thế kỉ XIX nói chung và thời Tự Đức nói riêng thủ công làm gốm phát triển rộng khắp Bắc, Trung, Nam. Ngoài những trung tâm làm gốm lâu đời ở xứ Bắc, vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng phát triển những làng gốm nổi tiếng bởi quy mô sản xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường. Đây là một trong những ngành thủ công mũi nhọn ở thế kỉ XIX và dưới thời Tự Đức.

Một trung tâm thủ công làm gốm chuyên nghiệp nổi tiếng cả nước trong nhiều thế kỉ và dưới thời Tự Đức đó là làng gốm Bát Tràng. Sản phẩm của lò gốm Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn là mặt hàng cống phẩm cho triều đình phong kiến phương Bắc và trao đổi rộng rãi trên thị trường các nước Đông Nam Á, Ấn Độ. Thợ thủ công làng gốm Bát Tràng đã đạt đến trình độ tinh xảo đặc biệt trong kĩ nghệ sản xuất tạo nên những sản phẩm có giá trị sử dụng và mỹ thuật cao. Sản phẩm gốm Bát Tràng vô cùng phong phú về chủng loại đa dạng về kích cỡ, nó vừa là vật dụng trong đời sống hàng ngày của đông đảo quần chúng bình dân vừa là thứ hàng xa xỉ phục vụ tầng lớp giàu sang và vua quan quyền quý. Đất đai làng Bát Tràng hẹp nhưng xung quanh Bát Tràng có nhiều loại đất sét tốt –nguyên liệu quan trọng cho nghề gốm phát triển như đất đàn của làng Cổ Điển, làng Dâu tạ cốt, đất Kaolin ở Hổ Lao, Hổ Lễ thuộc Đông Triều...Làng quê gốc của nghề gốm Bát Tràng là Bồ Bát -Yên Mô-Ninh Bình. Phần đông cư dân của làng đều làm gốm, một số it đi buôn bán hoặc làm các nghề lặt vặt khác chứ không có người làm nghề nông. Như vậy thủ công làm gốm trở thành nghề chuyên nghiệp của cả làng và tính truyền nghề phải bảo lưu nghề nghiệp truyển thống rất rõ.

Dưới thời Tự Đức trung tâm gốm Bát Tràng vẫn nổi tiếng cả nước trên nhiều phương diện: loại hình, chất lượng, giá trị sản phẩm và cả ở quy mô tổ chức sản xuất. Gạch vuông Bát Tràng được chọn để xây lát nhiều công trình kiến trúc quan trọng của nhà nước. Những sản phẩm khác của thợ gốm Bát Tràng cũng phục vụ

đắc lực cho sinh hoạt của cung đình. Nhà vua hàng năm phải mua hàng vạn bát đĩa, lư hương, cây đèn, đôn, chậu...ở Bát Tràng chở vào kinh đô để sử dụng. Thợ gốm Bát Tràng còn được vời vào kinh chỉ đạo kỹ thuật cho các công xưởng gốm của nhà nước mở tại Huế để chế tạo gốm như của làng này với mức lương rất hậu đãi so với thợ theo chế độ công tựơng bấy giờ [3;293].

Điều đó cho thấy làng gốm Bát Tràng thời Tự Đức vẫn đang trên đà phát triển. Thị trường mở rộng, sản phẩm chiếm giữ độc quyền bởi trình độ kỹ nghệ mà nó đã đạt được. Sản xuất gốm Bát Tràng là công việc của tập thể dân làng mang tính chất làng xã rõ rệt vể số lượng thành viên cũng như quan hệ hợp tác. Cuối năm 1872, Dupuis đến Bát Tràng và đã thấy đó là “ một xưởng làm đồ gốm lớn, tất cả mọi người ở đây đều miệt mài vào kỹ nghệ đó...đâu đâu người ta cũng chỉ thấy những đống gỗ chất ngổn ngang” [3;223]. Trong làng có hàng trăm lò gốm nằm xen kẽ ở khuôn viên các gia đinh. Nơi sản xuất chính là xưởng và lò. Xưởng lànhững dãy nhà có mái hình chữ nhật, kích thước chừng 13x21m gồm các khu bàn xoay, sửa, phơi. Lò nung ở đây khá lớn gọi là lò rồng có kích thước dài 12m, rộng 3.6 m cao 2.6 m gồm 11 ngăn. Mỗi mẻ lò nung chứa khoảng 60.000 bát đĩa, thậm chí 126.000 cái vì thế đòi hỏi mỗi xưởng phải có sự lao động tập thể của hang chục người. Kíp thợ nung đốt thông thường đã có 4 thợ đúc lò, 10 người trông nom, trong đó có 2 người có chuyên môn theo dõi độ chín của các bát đĩa làm mấu dưới quyền chỉ huy của một người gọi là “sứ cả” [3;223]. Đây là một kiểu hợp tác giản đơn của những đơn vị sản xuất lò tương đối độc lập với nhau về mặt kinh tế nhưng gắn bó với nhau trong một cộng đồng làng xã. Sự phân công lao động trong các lò xưởng gốm khá tinh vi ở các khâu đòi hỏi kỹ thuạt cao và chuyên theo công việc cũng khá chặt chẽ. Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự phân công hợp tác có tính chất bình đẳng và theo khoán ước chứ không phải là sự phân công hợp tác giữa những người thợ thủ công bị chi phối, khống chế bởi một chủ tư bản duy nhát.

Như vậy dù có nhiều điều kiện thậm chí ưu thế trong phát triển, lại ở ngay Thăng Long-Hà Nội nhưng sau 700-800 năm phát triển trung tâp gốm Bát Tràng

đến giai đoạn 1848-1883 vẫn duy trì trong khuôn khổ làng nghề. Đô thị hay thành phố gốm đã không thể hình thành ở đây. Những người thợ gốm Bát Tràng chịu sự thần thuộc và khống chế của nhà nước phong kiến. Điều này đã khống chế kìm hãm người thợ và làm hạn chế đến sự phát triển của nghề gốm Bát Tràng.

Làng gốm lâu đời và nổi tiếng thứ hai là làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh). Nguồn gốc của nghề gốm Thổ Hà có liên quan đến Bát Tràng tuy nhiên điểm khác biệt giữa sản phẩm gốm Thổ Hà với Bát Tràng là đồ gốm không tráng men nhưng được nung ở nhiệt độ cao thành cang sành dùng rất bền. Mặt hàng chủ uếy là chum ,vại ,tiểu ,lon ...Cũng giống nhưBát Tràng dân làng Thổ Hà chuyên sống bằng nghề gốm . Nghề nông hầu như không có.Đay cũng là trung tâm làm gốm lâu đòi ở xứ Kinh Bắc,không xa Bát tràng, Phù Lãng nhiều nhưng do những sản phẩm chuyên biệt độc đáo, đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong đời sống xã hội nên cả ba làng đều cùng phát triển. Ở Thổ Hà người ta sử dụng loại lò “con cóc” quy trình sản xuất đòi hỏi sức lao động của chừng 25 đến 30 nhân công. Sự hợp tác và thuê mướn nhân công là đương nhiên trong quá trình sản xuất nhưng cũng chỉ là sự hợp tác giản đơn. Ở Thổ Hà chỉ có phường lò là chuyên môn theo nghề nghiệp còn ở các thôn sản xuất khác chưa hình thành phường chuyên môn.

Làng gốm nổi tiếng thứ 3 nằm trên địa bàn Thừa Thiên Huế đó là làng gốm Phước Tích. Làng gốm Phước Tích ra đời từ những thế kỉ trước đến thế kỉ XIX thì phát triển mạnh mẽ. Người dân Phước Tích luôn làm gốm hoặc buôn bán. Nguyên liệu đất sét tạo gốm phải lấy cách xa làng hàng chục km.

Kỹ nghệ gốm ở Phước Tích đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao. Thế kỷ XIX thợ gốm Phước Tích sử dụng hai loại lò nung: lò ngửa và lò sấp. Lò ngửa có quy mô nhỏ, xây lò cũng đơn sơ hơn nên thường hoạt động trong khuôn khổ gia đình. Các loại lò sấp có dung tích lớn, quy mô mỗi lần đắp tốn kém nên một số gia đình hùn vốn cùng làm rồi chia phiên để nung, đốt dẫn đến sự hình thành các “xâu” lò. Việc xây đắp lò nung rất khắt khe và chỉ ông “Thủ Mặc” mới đảm trách được. Quy trình sản xuất từ khai thác đất, củi làm nguyên nhiên liệu đến tạo hình đều hình các

nhóm trong đó tổ chức xâu lò hoạt động chặt chẽ và có mối liên kết bền vững hơn cả.

Gốm Phướng Tích không tráng men, chủ yếu sản xuất những đồ đựng, đun nấu cỡ vừa và nhỏ, phục vụ đông đảo tầng lớp bình dân. Phổ biến và thông dụng nhất là các loại lu, hũ, hông, om, đoọc... Dân trong vùng từ xưa vẫn gọi dân Phước Tích là kẻ “đoọc” để chỉ đặc tính nghề nghiệp của làng. Thợ gốm Phước Tích có nghĩa vụ làm những chiếc “ngọc oa làm ngự dục” do chính triều Nguyễn yêu cầu riêng (om ngự). Om ngự dùng để nấu cơm cho vua, mỗi cái chỉ dùng một lần. Hàng năm dân làng Phước Tích phải hai lần dùng thuyền đưa om ngự lên kinh đô Huế tiến nạp...

Ngoài các làng thủ công gốm đã giới thiệu trên, rải rác khắp các tỉnh Bắc, Trung, Nam vùng nào cũng có các làng nghề gốm. Tuy nhiên, phát triển nhất vẫn là Bắc Bộ rồi Trung Bộ và Nam Bộ. Trên địa bàn mỗi tỉnh ở Bắc Bộ và Trung bộ thường có vài ba thậm chí bốn năm làng gốm nhằm đáp ứng nhu cấu thiết yếu về đồ đun nấu, đồ đựng cho nhân dân trong vùng.

Trong các nghề thủ công dân gian, nghề gốm có đặc điểm riêng biệt. Việc tổ chức sản xuất của nó đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến từ sản xuất thủ công sang sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì sản xuất tập trung vốn nhiều, nhân công lớn... Tuy vậy, trên thực tế sự chuyển biến ấy diễn ra quá chậm chạp, rời rạc không thể thoát ra khỏi nền sản xuất hàng hóa nhỏ phong kiến.

2.2.2 Nghề dệt vải

Thủ công dệt đã xuất hiện ở nước ta từ rất sớm và phổ biến rộng rãi khắp các vùng quê. Ươm tơ, dệt vải để tự túc may mặc cho gia đình trở thành nghề phụ và nét đẹp của người phụ nữ Việt. Đồng thời với quá trình đấy là sự hình thành phát triển các vùng, các làng dệt nổi tiến với kỹ nghệ tinh xảo và sản phẩm tiêu biểu. Nghề dệt nói chung bao gồm dệt vải, lụa, chiếu đệm...

Dứơi thời Tự Đức nghề dệt phát triển tương đối rộng khắp trong đó tập trung nhiều hơn cả là ở ven bờ sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Thương...

Làng dệt đầu tiên chúng ta nói đến là làng dệt La Khê (Hà Tây). Đây không những là trung tâm dệt nổi tiếng mà còn là một làng nông nghiệp trù phú. Nghề dệt ở La Khê hình thành từ rất sớm, tương truyền từ thời thành lập kinh đô Thăng Long đến thế kỉ XIX thì phát triển rất phồn thịnh cả về quy mô sản xuất lẫn chất lượng chủng loại sản phẩm như lụa ở phía nam; sa, lĩnh, lượt là ở Thanh Oai... Riêng thợ dệt La Khê chuyên dệt các loại sa quỹ, nhiễu để làm cống phẩm. Sản phẩm sa các loại của La Khê vừa phong phú về chủng loại, vừa đẹp và bền với các họa tiết trang trí tinh xảo. Quốc Sử Quán cho biết: “sa các hạng của La Khê gồm: hạng hai bông hoa đối nhau dệt rồng cuộn tám màu; hạng hoa to: to nổi, dệt chìm nổi kiểu 4 người bạn hiền, hạng hoa dệt chìm nổi kiểu tam thọ tác bằng. Hạng hoa chìm nổi từng viên rõ rệt kiểu tam khôi. Hạng hoa cột nổi, chìm kiểu con hiền cháu quý, giông giưa dài dòng. Hạng hoa dệt nổi, chìm kiểu sơn trân hải bảo, bát biển hiến tường (đồ châu báu trên núi dưới biển, ngoài tám phường dâng cống)... Nhiễu các hạng có: hạng hai bông hoa đối nhau, dệt rồng cuộn tám màu, hạng hoa kiểu bát cửu cát tường; hoa kiểu tứ điểu, kiểu ngũ hổ, tứ hải bát bửu, nhất da và các hạng hoa kiểu phúc thọ du đồng” [19;364].

Khung cảnh La Khê thật nhộn nhịp với hàng trăm khung cởi hoạt động, lượng hàng sản xuất ra nhiều. Dưới thời Tự Đức hàng năm La Khê phải nộp thuế cho triều đình một khối lượng vải lớn: 600 tấn. Theo báo cáo gửi triều đình Huế năm 1886 ở làng La Khê có khoảng 100 hộ dệt tơ lụa, mỗi hộ có ít nhất là 10 thợ dệt [3;188]. Các thợ dệt làm công vẫn theo hình thức lao động làm thuê phong kiến: ăn cơm nhà hoặc ăn tại gia đình chủ, theo đó mà mức lương cũng khác nhau. Nhìn chung những người thợ La Khê vẫn sản xuất độc lập trong khuôn khổ của một nền thủ công nghiệp gia đình có kết hợp mức độ nhất định với hình thức lao động làm thuê và cũng tương đối tự do trong việc trao đổi buôn bán sản phẩm ngoài nghĩa vụ. Và tất cả cũng trong khuôn khổ của một làng xã truyền thống từ phương thức hoạt động kinh tế đến cấu trúc làng xóm.

Nhanh tay đi bán ai sành thì mua”.

Đó là cấu ca mà người dân Hà Tây và nhiều vùng ở nhiều tỉnh Bắc Bộ vẫn đọc khi nói đến làng dệt Vạn Phúc. Lụa là mặt hàng nổi tiếng, sản phẩm đặc trưng của làng. Dệt lục cũng là nghề thủ công chính của toàn bộ dân làng-85%. Kỹ nghệ dệt thủ công của người Vạn Phúc đạt đến trình độ tinh xảo và tài năng tuyệt vời. Vẫn với chất lượng tơ tằm. Thợ dệt La Khê tạo ra các loại sa, the, gấm còn thợ làng Vạn Phúc tạo ra hàng chục mặt hàng Lụa với các màu sắc họa tiết trang trí khác nhau: lụa màu tím, cá vàng, hoa lý, xanh lơ, hồng tươi... có thể dệt lụa thêu trơn hay cải hoa. Trong tất cả các sản phẩm hàng hóa Vạn Phúc thì gấm là mặt hàng quý nhất và được coi là “bà chúa” của tơ lụa. Tương truyền tổ nghề gấm là ông Đỗ Văn Sử- một thợ dệt the rất giỏi. Thời Tự Đức ông đã cải tiến cách dệt tạo ra mặt hàng gấm. Năm vua Tự Đức 50 tuổi ông tự dệt dâng lên vua bức trướng “hoàng vương thọ khảng” bằng gấm. Từ sau đó làng phát triển mặt hàng này. Lúc đầu lụa Vạn Phúc chủ yếu được bán buôn tại chợ cầu Đơ (Hà Đông) sau đó sản phẩm dệt Vạn Phúc có mặt ngày càng nhiều ở các tiệm buôn ở phố Hàng Đào, Hàng Ngang (Hà Nội) và dệt lụa đã trở thành nghề chính của người dân làng Vạn Phúc...

Nói chung nghề dệt vải, lụa ở nước ta thời Tự Đức ở nước ta khá phát triển biểu hiện là sự lớn mạnh của các làng nghề với các sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Điều đó đáp ứng tương đối đầy đủ cho nhu cầu của nhà nước và nhân dân. Triều đình Tự Đức với chính sách thuế biệt nạp đã tập trung về kho số lượng tơ lụa sa gấm rất lớn không chỉ dùng để may trang phục cho triều đình mà còn dùng để cống nạp và ban thưởng, chủ yếu là ban thưởng. Đối tượng được ban thưởng cũng khác nhau. Là quan lại có công với triều đình, binh lính hay tiết phụ: năm 1849 nhà vua “ban lụa bạc cho Lại Bộ Tham tri cũ đã về hưu chí là Hoàng Văn Dưỡng” [1;98] hay năm 1861, “tiền quân đô đốc phủ Đô Thống kiêm quản hữu quân là Lệ Chỉ Tiến chết...đặc cách cho gấm màu, nhiễu màu, sa màu mỗi thứ ba cây và gấm cùng 800 quan tiền” [3;145] hay: “khâm phái là Nguyễn Đăng Hành đánh giặc ở Đông Hồ, bị chết trận vua thương lắm cấp cho một cây gấp, ba tấm lụa, 10 tấm

vải...” [3;316]. Với những người được coi là tiết phụ nhà nước cũng có sự quan tâm đến “thửơng cho hai tiết phụ ở Hưng Yên và Vĩnh Long mỗi người sa màu hai tấm, biển ngạch đều một tấm” [1;104].

Để có được số lượng tơ, lụa, sa, nhiễu lớn như vậy, triều đình Tự Đức sử dụng chính sách thuế biệt nạp (thuế sản vật). Chính sách này khá nặng nề vì thế mà đời sống của những người thợ thủ công thường vất vả. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của nghề thủ công này. Để cải thiện tình hình đấy và cũng để đảm bảo nhu cầu của triều đình, nhà nước đưa ra một số chính sách khuyến khích nghề dệt. Ví dụ như: giảm mức thuế biệt nạp cho một số làng dệt “giảm ngạch thuế cho làng dệt ở xã La Khê tỉnh Hà Nội. (Nguyên ngạch các hạng sa 450 tấm, nhiễu 150 tấm, lượng giảm cho mỗi hạng đều 50 tấm)” [1;154]. Hay đồng ý cho dân lập thêm hộ dệt. Năm 1864, “dân hạt Khánh Hòa xin lập hộ dệt nhiễu. Vua y cho, thưởng cho người lãnh mộ hàm thí sai tòng cửu phẩm, đợi khi có thực hiện sẽ bổ

Một phần của tài liệu Tình hình thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883) (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w