TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA NÔNG HỌC TIỂU LUẬN MÔN: CHĂN NUÔI ĐẠI CƯƠNG “Phân tích tình hình chăn nuôi của xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đề xuất hướng phát triển chăn nuôi cho giai đoạn 20152025” oo Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC HƯNG. Sinh viên thực hiện: LÊ THANH HÒA. Lớp: Nông học 46 Quảng Nam. Phước Sơn, tháng 9 năm 2015 LỜI MỞ ĐẦU Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân cư sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi là một lĩnh vực hết sức quan trọng của ngành nông nghiệp (chiếm 20% GDP của cả nước 2014), chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hằng ngày của mọi người dân mà còn tạo nguồn lao động và thu nhập đáng kể cho hàng triệu người dân hiện nay (hơn 60% lao động cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn). Sự bùng nổ dân số đã làm gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu thực phẩm tiêu dùng hằng ngày, kéo theo đó là sự phát triển của ngành chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy ngành chăn nuôi đang đứng trước những cơ hội tốt để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển của ngành chăn nuôi thì vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức, sự không đồng đều theo vùng, miền, nhất là ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì hiệu quả chăn nuôi mang lại chưa đúng mức. Những nguyên nhân cơ bản đó là: đặc thù địa phương điểm xuất phát thấp; đường sá xa xôi cách trở, mạng lưới giao thông chưa phát triển đi lại khó khăn; đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến, trình độ nhận thức cũng như dân trí còn thấp; người dân còn thụ động, chưa biết cách làm ăn, chưa biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi; người dân còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, thiếu ý chí vượt khó, vươn lên. Hình thức chăn nuôi của hầu hết đồng bào DTTS là tập quán chăn nuôi thả rông, tận dụng rừng, gò đồi, thức ăn dư thừa, công lao động và vốn nhàn rỗi, chưa phát huy đúng tiềm năng của nó là ngành chăn nuôi quan trọng tạo nguồn thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc thực hiện các quy trình kỹ thuật như: quản lý con giống, phối giống, chuồng trại, thú y, vệ sinh, tiêm phòng, chăm sóc nuôi dưỡng... hầu như còn bỏ ngõ chỉ dựa vào kinh nghiệm tự có là nhiều, dẫn đến rủi ro cao. Quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chủ yếu là tự cung tự cấp, chưa quan tâm đến sản xuất hàng hóa và phát triển thị trường tiêu thụ. Dựa vào những cơ sở thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện tiểu luận với nội dung: “Phân tích tình hình chăn nuôi của xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đề xuất hướng phát triển chăn nuôi cho giai đoạn 20152025” nhằm khảo sát, tìm hiểu, phân tích, đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi ở địa phương tôi đang ở và công tác. Quá trình thực hiện không tránh được những vấn đề thiếu sót, kính mong quý thầy, cô tận tình xem xét, góp ý để hoàn thiện bài viết này..
Trang 1KHOA NÔNG HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN: CHĂN NUÔI ĐẠI CƯƠNG
“Phân tích tình hình chăn nuôi của xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đề xuất hướng phát
triển chăn nuôi cho giai đoạn 2015-2025”
oo
Sinh viên thực hiện: LÊ THANH HÒA.
Phước Sơn, tháng 9 năm 2015
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân cư sống dựa vào sản xuất nông nghiệp Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi là một lĩnh vực hết sức quan trọng của ngành nông nghiệp (chiếm 20% GDP của cả nước - 2014), chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hằng ngày của mọi người dân
mà còn tạo nguồn lao động và thu nhập đáng kể cho hàng triệu người dân hiện nay (hơn 60% lao động cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn).
Sự bùng nổ dân số đã làm gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu thực phẩm tiêu dùng hằng ngày, kéo theo đó là sự phát triển của ngành chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu
về thực phẩm ngày càng tăng của xã hội Vì vậy ngành chăn nuôi đang đứng trước những cơ hội tốt để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển của ngành chăn nuôi thì vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức, sự không đồng đều theo vùng, miền, nhất là ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì hiệu quả chăn nuôi mang lại chưa đúng mức Những nguyên nhân cơ bản đó là: đặc thù địa phương điểm xuất phát thấp; đường sá xa xôi cách trở, mạng lưới giao thông chưa phát triển đi lại khó khăn; đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến, trình độ nhận thức cũng như dân trí còn thấp; người dân còn thụ động, chưa biết cách làm ăn, chưa biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi; người dân còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, thiếu ý chí vượt khó, vươn lên.
Hình thức chăn nuôi của hầu hết đồng bào DTTS là tập quán chăn nuôi thả rông, tận dụng rừng, gò đồi, thức ăn dư thừa, công lao động và vốn nhàn rỗi, chưa phát huy đúng tiềm năng của nó là ngành chăn nuôi quan trọng tạo nguồn thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việc thực hiện các quy trình kỹ thuật như: quản lý con giống, phối giống, chuồng trại, thú y,
vệ sinh, tiêm phòng, chăm sóc nuôi dưỡng hầu như còn bỏ ngõ chỉ dựa vào kinh nghiệm tự có là nhiều, dẫn đến rủi ro cao Quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chủ yếu
là tự cung tự cấp, chưa quan tâm đến sản xuất hàng hóa và phát triển thị trường tiêu thụ.
Dựa vào những cơ sở thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện tiểu luận với nội
dung: “Phân tích tình hình chăn nuôi của xã Phước Thành, huyện Phước Sơn,
tỉnh Quảng Nam, đề xuất hướng phát triển chăn nuôi cho giai đoạn 2015-2025”
nhằm khảo sát, tìm hiểu, phân tích, đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi ở địa phương tôi đang ở và công tác.
Quá trình thực hiện không tránh được những vấn đề thiếu sót, kính mong quý thầy, cô tận tình xem xét, góp ý để hoàn thiện bài viết này./.
Trang 3PHẦN THỨ NHẤT THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở XÃ PHƯỚC THÀNH,
HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
I SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA XÃ PHƯỚC THÀNH:
Phước Thành là xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam Cách trung tâm huyện 45km về phía Đông Nam Toàn xã
có 6 thôn bản, dân số 1.701 người với 438 hộ, tỷ lệ hộ nghèo cao 73,52%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 97,3% dân cư trong xã Địa hình rất phức tạp chủ yếu là khe, suối, đồi núi chia cách các thôn bản, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ, còn 01 thôn chưa có điện quốc gia; 03/06 thôn chưa có đường bê tông liên thôn Đời sống nhân dân chủ yếu là dựa vào việc sản xuất nông nghiệp, canh tác lúa nước và làm nương rẫy, trồng trọt rau màu, nền chăn nuôi của xã còn lạc hậu, nhỏ lẻ chủ yếu là tự cung tự cấp chưa hình thành chăn nuôi sản xuất hàng hóa
II TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ:
1 Thực trạng, tình hình chung về chăn nuôi trên dịa bàn xã:
Nền chăn nuôi của xã Phước Thành chưa phát triển, quy mô nhỏ lẻ, phân tán,
số lượng con vật nuôi ít, tập quán canh tác lạc hậu, tình trạng thả rông còn phổ biến, tận dụng thức ăn dư thừa, cây cỏ vườn đồi, chưa quan tâm đến đầu tư chăm sóc con vật nuôi, các khâu chuồng trại, vệ sinh, phòng bệnh còn bõ ngõ, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, tính rủi ro cao, năng suất đạt thấp
Việc chăn nuôi chủ yếu là mang tính tự cung, tự cấp, chưa quan tâm đến hiệu quả, năng suất, việc hình thành hướng chăn nuôi sản xuất hàng hóa còn hạn chế
2 Các loại con vật nuôi, phương thức chăn nuôi:
a Các loại con vật nuôi:
Bảng 1.1: Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn: 2005-2014:
Loại gia súc,
gia cầm Đơn vị tính
Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm
2005 2008 2010 2011 2012 2013 2014
Lợn Con 430 460 500 428 580 545 790 Trâu Con 50 75 200 178 168 198 204
Bò Con 15 55 180 154 135 140 251
Gà Con 690 1.050 1.400 1.450 1.500 1.590 1.700 Vịt, ngan Con 295 450 600 650 930 1.000 1.100
- Nhìn chung về chủng loại con vật nuôi trên địa bàn xã khá phong phú, đa dạng, các rủi ro trong chăn nuôi được chia nhỏ, đây là những điều kiện cơ bản để phát triển một nền chăn nuôi bền vững, phong phú, đa dạng
- Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi còn ở mức độ nhỏ, số lượng vật nuôi ít, chỉ mang tính chất tăng gia để cải thiện thực phẩm hằng ngày trong gia đình Cần đầu
Trang 4tư mở rộng quy mô, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, phát triển thị trường tiêu thụ, hình thành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa
b Phương thức chăn nuôi:
- Trâu, Bò: Việc chăn nuôi trâu, bò trong những năm trước phổ biến tình
trạng thả rông, không có chuồng trại, tận dụng cỏ ven đường, cỏ đồi, cỏ mọc bìa rừng Chưa chú trọng trồng các loại cỏ năng suất cao, tận dụng sản phẩm phụ sau trồng trọt làm thức ăn, chuồng trại, vệ sinh còn bỏ ngõ Trình trạng trâu, bò chết do rớt, ngã, chết vì ngạt thở do dây quấn cổ, chết do rét, do thời tiết thường xuyên xảy ra
Hình 1: Tình trạng chăn nuôi trâu, bò thả rông vẫn còn phổ biến trên địa bàn xã Phước Thành.
- Đối với Lợn: Những năm trước đây việc chăn nuôi lợn trên địa bàn xã còn
phổ biến tình trạng chăn nuôi thả rông các giống lợn địa phương như: heo đen, lợn móng cái tận dụng thức ăn dư thừa trong sinh hoạt, chưa chú trọng về đầu tư và năng suất chăn nuôi Lợn phát triển kém, năng suất không cao
- Gia cầm: Chủ yếu các hộ chăn nuôi gà, vịt, ngan với số lượng ít, trung bình
khoảng từ 5-10 con/hộ, phần lớn là gà và nuôi theo hướng kiêm dụng để cải thiện nhu cầu thực phẩm hằng ngày, phương thức chăn nuôi thả rông, tận dụng vườn, đồi, ruộng lúa sau thu hoạch và thức ăn dư thừa trong sinh hoạt hằng ngày, chưa chú trọng vệ sinh, phòng bệnh, năng suất hiệu quả chăn nuôi Tình trạng gia cầm chết vì bệnh theo mùa xảy ra thường xuyên
Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm tăng qua các năm:
Loại gia súc,
gia cầm Đơn vị tính
Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng qua các năm
2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Lợn Con 30 40 -72 152 -35 245 -25 Trâu Con 25 125 -22 -10 30 6 76
Bò Con 40 125 -26 -19 5 111 -17
Gà Con 360 350 50 50 90 110 100 Vịt, ngan Con 155 150 50 280 70 100 100
Bảng 1.3: Tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm qua các năm:
Loại gia súc,
gia cầm Đơn vị tính
Tốc độ đàn gia súc, gia cầm tăng qua các năm (%)
2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Trang 5Bò % 266,67% 227,27% -14,44% -12,34% 3,70% 79,29% -6,77%
Gà % 52,17% 33,33% 3,57% 3,45% 6% 6,92% 5,88% Vịt, ngan % 52,54% 33,33% 8,33% 43,08% 7,53% 10% 9,09%
- Qua số liệu về tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm các năm, ta có thể nhận thấy quy mô chăn nuôi toàn xã rất nhỏ lẻ, manh mún Tốc độ tăng giảm đàn có nhiều biến động bất thường đã thể hiện tính rủi ro cao trong chăn nuôi như: dịch bệnh, thời tiết, thị trường tiêu thụ không ổn định nhưng cái cốt lõi vẫn là: việc thiếu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, tâm lý e ngại, sợ rủi ro đã dẫn đến không dám mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, đó là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của chăn nuôi xã nhà
Bảng 2.1: Sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2005-2014:
Tên, loại sản
phẩm
Đơn vị tính
Sản phẩm chăn nuôi qua các năm
2005 2008 2010 2011 2012 2013 2014
Thịt Lợn Kg 30.100 32.200 35.000 32.100 43.500 40.875 59.250 Thịt Trâu Kg 22.500 33.750 90.000 80.100 75.600 89.100 91.800 Thịt Bò Kg 3.000 11.000 36.000 35.420 31.050 32.200 57.730
Thịt gia cầm Kg 2.610 3.975 5.300 5.575 6.540 6.975 7.550 Trứng gia cầm Quả 58.995 89.775 119.700 123.975 128.250 135.945 145.350
- Số liệu về sản phẩm chăn nuôi qua các năm cho thấy quy mô sản xuất chỉ ở mức hộ gia đình tự cung tự cấp là chính, chưa thành sản phẩm hàng hóa
Bảng 2.2: Số lượng sản phẩm chăn nuôi tăng qua các năm:
Tên, loại sản
phẩm Đơn vị tính
Sản phẩm chăn nuôi tăng qua các năm
2008 2010 2011 2012 2013 2014
Thịt Lợn Kg 2.100 2.800 -2.900 11.400 -2.625 18.375 Thịt Trâu Kg 11.250 56.250 -9.900 -4.500 13.500 2.700 Thịt Bò Kg 8.000 25.000 -580 -4.370 1.150 25.530
Thịt gia cầm Kg 1.365 1.325 275 965 435 575 Trứng gia cầm Quả 30.780 29.925 4.275 4.275 7.695 9.405
Bảng 2.3: Tốc độ tăng sản phẩm chăn nuôi qua các năm:
Tên, loại sản
phẩm Đơn vị tính
Tốc độ tăng sản phẩm chăn nuôi qua các năm (%)
2008 2010 2011 2012 2013 2014
Thịt Lợn % 7% 9% -8% 36% -6% 45% Thịt Trâu % 50% 167% -11% -6% 18% 3% Thịt Bò % 267% 227% -2% -12% 4% 79% Thịt Dê % 0% 0% 0% -100% 0% 0% Thịt gia cầm % 52% 33% 5% 17% 7% 8% Trứng gia cầm % 52% 33% 4% 3% 6% 7%
Trang 6- Tốc độ tăng, giảm của sản phẩm chăn nuôi qua các năm đã cho thấy sự thiếu
ổn định của thị trường và một nền chăn nuôi nhiều rủi ro, nhu cầu tiêu thụ thấp đã kiềm hãm sự phát triển của các sản phẩm chăn nuôi
Bảng 3.1: Sản phẩm chăn nuôi bình quân đầu người qua các năm:
Tên, loại sản
phẩm
Đơn vị tính
Sản phẩm chăn nuôi bình quân đầu người qua các năm
2005 2008 2010 2011 2012 2013 2014
Thịt Lợn Kg 24 23 23 21 27 25 35 Thịt Trâu Kg 18 24 60 51 46 54 54
Trứng gia cầm Quả 48 64 80 79 78 83 85
Ghi chú: Nhân khẩu của xã qua các năm như sau: 2004: 1.241 người; 2008: 1.409 người; 2010:
1.498 người; 2011: 1.564 người; 2012: 1.636 người; 2013: 1.645 người; 2014: 1.701 người.
Bảng 3.2: Số lượng sản phẩm chăn nuôi bình quân đầu người tăng qua các năm:
Tên, loại sản
phẩm
Đơn vị tính
Số lượng sản phẩm chăn nuôi bình quân đầu người
tăng qua các năm
2008 2010 2011 2012 2013 2014
Trứng gia cầm Quả 16 16 -1 -1 5 2
Bảng 3.3: Tốc độ tăng sản phẩm chăn nuôi bình quân đầu người qua các năm:
Tên, loại sản
phẩm
Đơn vị tính
Tốc độ tăng sản phẩm chăn nuôi bình quân đầu người
qua các năm (%)
2008 2010 2011 2012 2013 2014
Thịt Lợn % -4,17% 0% -8,70% 28,57% -7,41% 40% Thịt Trâu % 33,33% 150% -15% -9,80% 17,39% 0% Thịt Bò % 300% 200% -4,17% -17,39% 5,26% 70% Thịt Dê % 0% 0% 0% -100% 0% 0% Thịt gia cầm % 50% 33,33% 0% 0% 0% 0% Trứng gia cầm % 33,33% 25% -1,25% -1,27% 6,41% 2,41%
- Từ bảng số liệu trên ta có thể hình dung được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi của mội người dân xã Phước Thành trong một năm, tương ứng với sức sản xuất của nền chăn nuôi của xã trong một năm Nhìn chung, số sản phẩm chăn nuôi làm ra cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu lương thực tại chỗ của người dân, nhưng vẫn chưa thể phát triển để trở thành hàng hóa cung cấp ra ngoài thị trường
Trang 7- Trong thời gian qua, địa bàn xã tập trung nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản và các điểm khai thác khoáng sản trái phép, kéo theo đó là lượng người vãng lai đông nên kéo theo nhu cầu tiêu thụ lương thực và các sản phẩm thịt Nên
số lợn thịt sản xuất ra ở trên không chỉ cung cấp cho người dân địa phương mà 30-40% trong số đó đã được cung cấp cho các doanh nghiệp và người vãng lai nên trên thực tế nhu cầu sản phẩm từ chăn nuôi trên địa bàn là lớn hơn con số này rất nhiều, để đáp ứng được nhu cầu thì phải cần thêm các loại thịt lợn, thịt bò, thịt cá vận chuyển từ nơi khác tới mới đủ cung cấp được nhu cầu thực tế trên địa bàn Tuy nhiên nhu cầu này cũng thiếu ổn định và biến động không ngừng dẫn đến tính rủi
ro cao của địa phương
3 Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang áp dụng tại địa phương:
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gia súc gia cầm ở
xã Phước Thành những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực nhờ công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn thường xuyên của cán bộ nông nghiệp, bên cạnh đó là ý thức của người dân được nâng lên do việc tiếp cận từ các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, tài liệu Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi tuy rằng chưa nhiều, mức độ áp dụng còn chưa được phổ biến nhiều trong nhân dân, những đã là một sự tiến bộ đáng ghi nhận trong chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã Phước Thành Cụ thể đó là:
- Đối với Trâu, Bò: trong những năm trước còn phổ biến tình trạng thả rông,
bỏ mặc con vật nuôi, chịu đói, chịu rét Thì nay nhiều hộ chăn nuôi đã chú trọng làm chuồng trại cho trâu, bò, có ý thức dọn vệ sinh chuồng trại, trồng cỏ voi hoặc
cỏ VA-06 để làm thức ăn cho trâu, bò Có ý thức chăm sóc sức khỏe cho trâu, bò như: cho cán bộ thú y tiêm phòng bệnh và điều trị bệnh, che chắn chuồng trại và hạn chế chăn thả để phòng chống rét cho trâu, bò vào mùa mưa Số lượng trâu, bò trung bình khoảng từ 1-3 con/hộ, cá biệt có một vài hộ chăn nuôi với số lượng lớn
từ 15-30 con trâu, bò, có tính toán đầu tư lời lãi, đây một sự thay đổi về phương thức và quy mô để tiến tới dần hình thành chăn nuôi sản xuất hàng hóa
- Đối với Lợn: Những năm trước đây còn phổ biến tình trạng nuôi thả rông
các giống lợn địa phương và bỏ mặc con vật nuôi Thì vài năm trở lại đây tình hình chăn nuôi lợn đã có chuyển biến tích cực hơn như: nhiều hộ đã có ý thức đầu tư chăn nuôi có chuồng trại và nuôi các giống lợn lai với lợn ngoại với quy mô từ
10-20 con lợn thịt/hộ, người nuôi đã chú ý vệ sinh, phòng bệnh, đầu tư dùng thức ăn hỗn hợp công nghiệp, có tính toán đến lời lãi để tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi, tăng sản lượng thịt và rút ngắn thời gian nuôi Đã có một vài hộ biết nuôi lợn đực giống để đi nhảy phối giống cho các hộ khác Những năm trước đây trọng lượng trung bình của lợn thịt nuôi thả rông khoảng từ 30-40kg/con, thì hiện nay trọng lượng trung bình mỗi con lợn nuôi lấy thịt trong thời gian ngắn khi xuất chuồng là
từ 70-80kg/con Đây là những sự thay đổi tích cực và cơ bản về phương thức chăn nuôi và năng suất để tiến đến chăn nuôi sản xuất sản phẩm hàng hóa
- Đối với gia cầm: hiện nay chăn nuôi gà, vịt, ngan với quy mô nhỏ lẻ còn
phổ biến, chủ yếu vẫn là xu hướng nuôi kiêm dụng để cải thiện nhu cầu thực phẩm hằng ngày của hộ dân Tuy nhiên, có nhiều hộ chăn nuôi vịt, ngan, gà đã biết sử
Trang 8dụng đèn điện sưởi ấm cho gia cầm non, sử dụng thêm thức ăn công nghiệp để gia cầm mau lớn
Hình 2: Người dân đã biết quan tâm đầu tư chăn nuôi những giống lợn lai có năng suất cao.
Hình 3: Chăn nuôi gia cầm vẫn ở mức nhỏ lẻ, ít sự đầu tư, xu hướng thả vườn vẫn là chủ yếu.
III THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI:
1 Thuận lợi:
- Được sự khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, phát triển chăn nuôi, cho vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển chăn nuôi
- Địa bàn có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, nhiệt độ phù hợp với trồng trọt và chăn nuôi, môi trường trong lành; nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú như: đất đai, gỗ, củi, cây cối và các sản phẩm phụ từ trồng trọt có thể tận dụng những thứ sẵn có để xây dựng cơ sở chăn nuôi, giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu
- Người dân nói chung và người chăn nuôi nói riêng ở xã Phước Thành có bản tính siêng năng, cần cù, chịu khó với tinh thần tự lực, năng động, sáng tạo
- Hệ thống đường giao thông, điện, mạng viễn thông và hạ tầng cơ sở đang được đầu tư và dần hoàn thiện sẽ phục vụ đắc lực cho việc giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển chăn nuôi
2 Khó khăn, tồn tại, hạn chế:
Trang 9- Tập quán chăn thả rông gia súc còn phổ biến nhất là đối với trâu, bò, chưa chủ động về chuồng trại và nguồn thức ăn nên đàn gia súc rất dễ bị lây lan dịch bệnh hoặc chết do rét đậm, rét hại
- Phong tục, hủ tục và tập quán canh tác lạc hậu còn phổ biến, còn mang nặng tính mê tín dị đoan, trông chờ vào trời, kiêng, cử, cúng bái nhiều, dẫn đến rủi ro trong chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế thấp
- Đa số người dân trình độ văn hóa thấp, tỷ lệ mù chữ cao, dẫn đến nhận thức kém, việc tiếp cận và áp các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn
- Đa số đồng bào thiếu vốn để đầu tư vào phát triển chăn nuôi quy mô lớn, bên cạnh đó là tâm lý e sợ rủi ro đã ảnh hưởng lớn đến sự mạnh dạn đầu tư để phát triển chăn nuôi, dẫn đến sản xuất chăn nuôi còn nhỏ lẻ
- Nhiều người dân còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào vào sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, thiếu ý chí tự lực để vượt khó đi lên
- Hạ tầng cơ sở và hệ thống đường giao thông chưa phát triển, đi lại khó khăn, các loại hàng hóa khan hiếm, giá cả luôn ở mức cao Đó là những cản trở việc phát triển chăn nuôi
- Việc tìm đầu ra để tiêu thụ lâu dài cho sản phẩm chăn nuôi tại địa phương là một vấn đề hết sức khó khăn
IV KẾT LUẬN CHUNG:
Do đặc thù miền núi, vùng đồng bào DTTS, nền kinh tế - xã hội chưa phát triển, hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ, giao thông đi lại còn khó khăn, đa số đồng bào DTTS trình độ dân trí thấp, nhận thức kém, phong hủ tục lạc hậu và mê tín dị đoan còn phổ biến, tập quán canh tác và chăn nuôi còn theo phương thức truyền thống, hiệu quả kinh tế kém, rủi ro cao Đó là những cản trở lớn cho việc phát triển chăn nuôi ở địa phương
Tuy nhiên, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước với những cơ chế chính sách ưu đãi, và những điều kiện thuận lợi về môi trường, tài nguyên, đất đai, khí hậu; phẩm chất siêng năng, cần cù, sáng tạo, yêu lao động của con người nơi đây, cùng với đó là những tín hiệu khởi sắc trong đổi mới phương thức chăn nuôi như: việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, dần hình thành hướng sản xuất hàng hóa, và trong tương lai không xa hạ tầng cơ sở, hệ thống giao thông được hoàn thiện sẽ là những điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi của xã Phước Thành đi lên theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã nhà
PHẦN THỨ HAI NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯỚC THÀNH
GIAI ĐOẠN: 2015-2025
Trang 10Để phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Phước Thành trong thời gian đến (giai đoạn 2015-2025), tôi xin đề xuất những giải pháp cơ bản sau đây:
1 Cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tập huấn về chăn nuôi bền vững đến với người dân đặc biệt là hướng dẫn những quy trình, các biện pháp kỹ thuật cho người chăn nuôi để nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong chăn nuôi
2 Cần phải xây dựng những mô hình chăn nuôi có khoa học trên địa bàn xã, mời các hộ chăn nuôi trực tiếp tham gia vào thực hiện mô hình theo hướng cầm tay chỉ việc trong suốt quá trình thực hiện mô hình, cho người chăn nuôi được tiếp thu
và học tập một cách tốt nhất, họ sẽ nhận thấy được lợi ích của chăn nuôi có khoa học để về tự áp dụng tại hộ gia đình mình, từng bước nhân rộng trên địa bàn
Đây là việc làm rất cần thiết để làm thay đổi về cơ bản tư duy của người dân địa phương, loại bỏ tập quán chăn nuôi truyền thống lạc hậu đã ăn sâu vào ý thức, đồng thời làm định hướng thay đổi phương thức chăn nuôi theo hướng hình thành khu vực chăn nuôi và sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên địa bàn xã
3 Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách đặc thù đối với người chăn nuôi
để khuyến khích phát triển chăn nuôi như: chính sách vay vốn ưu đãi theo nhu cầu với thời gian dài, chính sách hỗ trợ rủi ro đối với người chăn nuôi, chính sách quy hoạch chăn nuôi tập trung có hỗ trợ đất cho người chăn nuôi, chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại vừa và nhỏ
Đây là những điều kiện rất cần thiết nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích phát triển chăn nuôi và thu hút đầu tư vào chăn nuôi trên địa bàn xã
4 Cần quy hoạch những vùng chăn nuôi sản xuất hàng hóa tập trung với quy
mô vừa trở lên, vị trí phải xa các khu dân cư để công tác quản lý và kiểm soát chăn nuôi được thuận tiện, xử lý nguồn chất thải tập trung để đảm bảo môi trường, tận dụng nguồn chất thải trong chăn nuôi để làm phân bón
5 Cần có định hướng và khuyến khích phát triển chăn nuôi những loại con vật nuôi phù hợp với điều kiện và khí hậu địa phương, đặc biệt là chăn nuôi những giống vật nuôi, gia cầm quý hiếm giá trị kinh tế cao để xây dựng thương hiệu và phát huy lợi thế sản phẩm đặc sản của địa phương
6 Cần thành lập một vài tổ chức của những người chăn nuôi trên địa bàn như: Hội chăn nuôi, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ Có nhiệm vụ đại diện cho quyền lợi người chăn nuôi thành viên tìm các thị trường và đầu mối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lâu dài, bên cạnh đó là cần khảo sát tính toán nhu cầu của thị trường để phân bổ định mức sản phẩm và loại con vật nuôi cần chăn nuôi cho các
hộ thành viên đây là điều kiện rất quan trọng để phát triển chăn nuôi lâu dài trên địa bàn
Trên đây là những nội dung phân tích, đánh giá của cá nhân tôi về tình hình
và thực trạng chăn nuôi của xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, cũng như đề xuất, kiến nghị của bản thân tôi về định hướng phát triển chăn nuôi cho giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn xã Phước Thành Kính mong quý thầy, cô tận tình xem xét và góp ý để hoàn thiện./