1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌNH HUỐNG CHUYÊN VIÊN xử lý kỉ LUẬT cán bộ, CÔNG CHỨC TRONG TRƯỜNG hợp VI PHẠM tệ nạn xã hội

17 7,3K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 97 KB

Nội dung

Trần Văn K là con của đồng chí nguyên là cán bộ đã nhiều năm công tác và đóng góp xây dựng cho ngành quản lí đất đai Từ các dư luận trên, cơ quan A đã tổ chức họp cơ quan với sự có mặt c

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Cán bộ, công chức luôn luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong bất kỳ giai đoạn nào của công cuộc xây dựng đất nước Sự đúng đắn của đường lối, chính sách và việc tổ chức lãnh đạo thực hiện thành công đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước phụ thuộc cơ bản vào chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã nói “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Thực tiễn cách mạng nước ta cho

thấy, trong các thời kỳ cách mạng, nhất là trong các thời điểm có tính chất chuyển giai đoạn, cán bộ, công chức là một trong những yếu tốt có ý nghĩa quyết định

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua công tác tuyển dụng, đào tạo và quản lý cán bộ, công chức ngày càng được quan tâm, chú trọng Chất lượng đôi ngũ cán bộ, công chức nhìn chung được nâng lên cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ lý luận chính trị cung như năng lực thực hiện nhiệm vụ Đại đa số cán bộ, công chức đã giữ vững được bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức lối sống, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phần cán bộ, công chức thiếu ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành phát luật cung như nội quy, quy chế của cơ quan, do đó việc áp dụng các hình thức kỷ luật là một biện pháp cơ bản để đảm bảo giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, góp phần đẩy mạng cải cách hành chính Nhà nước

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo không chỉ có nhiều thuận lợi và cơ hội, mà còn phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức và nguy cơ, tác động rất phức tạp đến đội ngũ cán

bộ, công chức Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, các mối qua hệ đối ngoại chuyển động mạnh mẽ trong tiến trình chủ động hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn trên nhiều lĩnh vực Trong quá trình thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và đẩy nhanh việc hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ

Trang 2

động hội nhập kinh tế quốc tế, những mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức Trong khi đời sống còn khó khăn, nếu bản thân cán bộ, công chức không có bản lĩnh chính trị vững vàng, không

ổn định về tư tưởng, lại không được kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì rất dễ vi phạm kỷ luật, dẫn đến tha hóa, biến chất, bại hoại các giá trị đạo đức

Chế độ kỷ luật đối với cán bộ, công chức là chế độ trách nhiệm pháp lý khi cán bộ, công chức thực hiện hành vi, vi phạm công cụ hay vi phạm các nội dung quan trọng mang tính tất yếu của quy chế cán bộ, công chức Cải cách nền hành chính là cải cách bộ máy hành chính, cải cách thể chế hành chính, đổi mới tổ chức

và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức nên tất yếu cung phải chú trọng đến chế

độ kỷ luật cán bộ, công chức

Với những kiến thức đã được học và qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, trong

phạm vi tiểu luận cuối khóa tôi lựa chọn tình huống “Xử lý kỷ luật cán bộ, công

chức trong cơ quan Nhà nước vi phạm tệ nạn xã hội” Bài tiểu luật trên cơ sở phân

tích tình huống, nguyên nhân và xác định hướng giải quyết; quy trình tổ chức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức; rút ra bài học kinh nghiệm và những kiến nghị

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bài tiểu luận chắc chẵn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn và góp ý của các Thầy, các Cô giáo

để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn và giúp tôi bổ sung thêm kiến thức vào trong thực tế công tác của mình

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

I MỒ TẢ TÌNH HUỐNG

Cơ quan A là đơn vị hành chính trực thuộc UBND huyện B Vào tháng 04 năm 2013, cơ quan A có dư luận nói về đồng chí Trần Văn K là chuyên viên đang công tác tại bộ phận C thuộc cơ quan A Trần Văn K đã tốt nghiệp Trường Đại học luật năm 2007, vào công tác tại bộ phận C năm 2010, là một cán bộ, công chức trẻ, ham học hỏi, nhiệt tình, năng động tham gia các hoạt động đoàn thể đầy

đủ Trần Văn K là con của đồng chí nguyên là cán bộ đã nhiều năm công tác và đóng góp xây dựng cho ngành quản lí đất đai

Từ các dư luận trên, cơ quan A đã tổ chức họp cơ quan với sự có mặt của Trần Văn K Trong cuộc họp tại cơ quan có nêu vần đề: Theo dự luận cho rằng đồng chí Trần Văn K có biểu hiện nghiện hút ma túy Lúc này đồng chí Trần Văn K có ý kiện bảo vệ quyền lợi và danh dự của mình, Trần Văn K nói: “Thưa các đồng chí hôm nay trong cuộc họp này tối được các đồng chí nói là có dư luận cho rằng tôi sử dụng ma túy Là một cán bộ, công chức tôi luôn xác định không vi phạm các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy Qua cuộc họp hôm nay, tôi cũng xin khẳng định rằng những dư luật trền là không đúng và đang làm ảnh hưởng đề uy tín và danh sự của bản thân tôi Tôi rất mong các đồng chí xem xét lại và sớm tìm ra sự thật để minh oan cho tôi” Sau khi nghe trình bày của cá nhân K, cơ quan đã dừng cuộc họp để tiếp tục xem xét kỹ trường hợp của K và

độ chính xác của dư luận

Tuy nhiên, một thời gian sau có dư luận Trần Văn K nghiện hút vẫn tiếp tục tiếp diễn qua nhiều lần, phòng đã tổ chức họp và cử cán bộ, công chức tham gia giúp

đỡ, khuyên ngăn nhằm giúp đồng chí K nhận ra thiếu sót để kịp thời sửa chữa Nhưng đồng chí K vẫn một mực phủ nhận việc minh mắc vào tệ nạn xã hôi nghiện hút ma túy Là cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, Phòng nhận thấy đây là một vấn đề rất bức xúc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình ảnh người cán

bộ, công chức của cơ quan A Lãnh đạo cơ quan A đã họp, đưa ra giải pháp đề nghị

Trang 4

gia đình, cơ quan công an và tổ dân phố và Trạm y tế nơi đồng chí K cư trú phối hợp

để kiểm tra, xác minh

Qua một thời gian theo dõi, được giúp đỡ nhiệt tình của Gia đình, công an, tổ dân phố, trạm y tế nơi đồng chí K cư trú đã phát hiện và bắt quả tang Trần Văn K đang sử dụng ma túy tại nhà một người bạn cùng nghiện Trước chứng cứ không thể chối cãi được, Trần Văn K đã phải ký và biên bản và thú nhận mình có sử dụng ma túy Trước tình hình cán bộ, công chức mắc tệ nạn ma túy, bộ phận C nơi Trần Văn

K đang công tác đề nghị cơ quan A và các cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định

Qua tình tiết sự việc trên Lãnh đạo cơ quan A căn cứ vào Luật cán bộ, công chức, các quy định về xử lý kỷ luật và nội quy, quy chế của cơ quan buộc phải xét

ký luật đối với Trần Văn K và cho đồng chí viết đơn xin đi cai nghiện Trong thời giam nghỉ tự túc để cai nghiện, Trần Văn K không được hưởng các chế độ Nhà nước theo quy định đối với cán bộ, công chức ma phải tự túc mọi chi phí từ đi lại, ăn ở, điều trị cai nghiện

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

1 Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Vấn đề xử lý kỷ luật đối với Trần Văn K phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, nghiêm minh Đồng thời việc xử lý kỷ luật đó phải đảm bảo trong thời hiệu được quy định trong Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính Phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức

Việc xem xét và áp dụng hình thức kỷ luật đối với Trần Văn K phải là một trong các hình thức kỷ luật đối với công chức đã được quy định trong Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 đang có hiệu lực hiện hành và các văn bản hướng dẫn thực hiện

Việc xử lý kỷ luật phải đảm bảo đúng quy trình đã được quy định, không thực hiện hời hợt, không đúng quy trình, làm giảm hiệu lực của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đó là Quyết định kỷ luật đối với Trần Văn K, là cơ sở pháp lý cao nhất tránh nguyên nhân gây ra khiếu kiện sau này

Trang 5

Trong điều kiện cụ thể của cơ quan A, vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ, công chức ngoài việc phải đảm bảo đúng quy định của Pháp luật hiện hành, còn phải xem xét đến quá trình đóng góp của cá nhân Trần Văn K đối với cơ quan, tránh gây dư luận không tốt trong nội bộ, dẫn đến hậu quả xấu sau khi ra Quyết đinh xử lý kỷ luật cán

bộ, công chức

Việc xử lý kỷ luật đối với Trần Văn K còn là tấm gương để các cán bộ, công chức khác noi theo đồng thời còn để người lao động trong cơ quan làm gương mà rèn luyện minh, phấn đầu tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, rèn luyện về lối sống, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật nói chung và trong Phòng nói riêng

2 Phân tích tình huống, nguyên nhân và hậu quả

a Phân tích tình huống

Vấn đề đặt ra là xem xét quá trình vị phạm kỷ luật của cán bộ, công chức, trách nhiệm của một người công chức Nhà nước với cơ quan và các bước đã tiến hành xử lý trong thời gian ma cán bộ, công chức vi phạm khuyết điểm dẫn tới bị

kỷ luật

Xét quá trình công tác của Trần Văn K vốn là một người có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc có tình thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được anh em, đồng nghiệp quý mến Trong công tác Trần Văn K có ý chí phấn đấu, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trần Văn K đã đạt được nhiều thành tích trong công tác, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, được tặng Bằng khen, giấy khen trong các hoạt động phong trào, đoàn thể, được cơ quan đánh giá là một công chức trẻ có nhiều triển vọng phát triển

b Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan:

- Do bản thân Trần Văn K đã không ý thức được hậu quả của việc mình đang làm là vi phạm pháp luật, lảm ảnh hưởng đến uy tín của ngành cũng như hình ảnh người cán bộ, công chức

- Do cá nhân không có tinh thần tự chủ, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức kém

Trang 6

- Chưa chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức kém

- Chưa chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ, những việc cán bộ, công chức không được làm như quy định trong Luật Cán bộ, công chức (nghĩa vụ của cán bộ, công chức từ Điều 8 đến Điều 10)

* Nguyên nhân khách quan:

- Môi trường xã hội là nguyên nhân cơ bản làm Trần Văn K mắc nghiện vì lúc

đó K có nhiều bạn là đối tượng nghiện hút ma túy, do không làm chủ được bản thân,

do đua đòi và không lường trước được hậu quả nên Trần Văn K đã thử và nghiện ma túy

- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, công chức nói chung chưa được chú trong thường xuyên, chưa đạt hiệu quả cao Việc quản lý, giám sát, theo dõi nắm bắt tình hình diến biến tư tưởng đối với cán bộ, công chức chưa được sát sao, chặt chẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc, vi phạm kỷ luật của công chức chưa được kịp thời ngăn chặn

- Công tác xử lý các tệ nạn xã hội của các cơ quan chức năng có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để, chưa có tình răn đe cao, do đó, một số đối tượng vẫn ngang nhiên thực hiện và bất chấp dư luận xã hội lên án

- Công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình của công an khu vực đôi khi còn buông lỏng, thiếu sâu sát, chưa kịp thời vhur động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể vận động, tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hôi

c Hậu quả

Hậu quả của những người nghiện chất ma túy có thể gây ra là không thể lường trước, dễ làm nảy sinh các tiêu cực xã hội khác như trộm căn, giết người cướp của do thiếu tiền, gia đình tan vỡ,… làm ảnh hưởng đế tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Ngoài ra còn không đảm bảo điều kiện công tác, không chấp hành kỷ luật, kỷ cương cơ quan, tác phong luộm nhộm, cứ xử không đúng mực,… Nếu không xử lý kịp thời và kiên quyết dễ làm cho các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền,

Trang 7

chống phá chính quyền, làm giảm uy tín của người cán bộ, công chức trong nhân dân, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, chia rẽ khối đại đoàn kết

III XÂY DỰNG, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1 Cán phương án giải quyết tình huống

Việc xử lý kỷ luật đối với cá nhân Trần Văn K là cần thiết, do mắc nghiện ma

vi phạm quy chế cơ quan, vi phậm phát luật Đối với cán bộ, công chức mắc vào tệ nạn xã hội thi cần phải nghiêm trị để không gây dư luận xấu trong cơ quan, là bài học cho mọi người về ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật, kỷ cương của Nhà nước, nêu cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ tương trợ nhau trong công tác

Giải pháp cho trường hợp của Trần Văn K phải đúng nguyên tắc, đúng quy định nhưng phải mềm dẻo và linh hoạt Đảm bảo được các yêu cầu công tác và cách giải quyết đối với Trần Văn K phải hợp tình, hợp lý, được mọi người đồng tình ủng

hộ và đều chấp hành kỷ luật, tránh tình trạng như đã xảy ra đối với Trần Văn K

Từ những tình tiết theo tình huống trên, với cá nhân tôi, tôi xin đề xuất giải quyết theo 2 phương án

a Phương án 1

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tại Khoản 3, Điều 11 của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP là hạ bậc lượng và cho nghỉ 6 tháng đi cai nghiện tự túc, có sự hỗ trợ một phần của Công đoàn Nếu không cai nghiện được thi mới tiếp tục xem xét hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với Trần Văn K

* Ưu điểm: Phương án này cũng thể hiện được sự quan tâm của lãnh đạo và

Công đoàn, đồng thời động viên được tình thần công tác của cán bộ, công chức khác trong cơ quan

* Nhược điểm: Xử lý còn nhẹ so với quy định

b Phương án 2

Thành lập Hội đồng Kỷ luật và ra quyết định buộc thôi việc đối với Trần Văn K

* Ưu điểm: Thực hiện đúng theo quy định trong Luật Cán bộ, công chức

năm 2008 và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP (Khoản 3, Điều 14, Nghị định

Trang 8

34/2011/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với trường hợp cán bộ, công chức nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền) Là bài học cho các cán bộ, công chức khách giữ gìn đúng kỷ luật, kỷ cương hành chính Tính nghiêm minh của hình thức kỷ luật làm cho Trần Văn K thấy được sai phạm của mình đối với những quy định của người cán bộ, công chức, loại bỏ được những người không còn đủ tư cách làm việc trong cơ quan Nhà nước, đồng thời có tính răn đe, phòng ngừa chung đối với toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức

* Nhược điểm: chưa thực sự mềm dẻo trong công tác quản lý.

2 Các phương án và các căn cứ xét kỷ luật

a Chọn phương án

Qua 2 phương án đã nêu ở trên cho thấy: Phương án 2 đúng, không sai nhưng chưa thực sự mềm dẻo trong quản lý Phương án 1 là thích hợp vì đây là phương án có nhiều điểm tích cực, vẫn nghiệm khắc xử lý sai phạm, có tính chất răn đe nhưng lại mang tính giáo dục, thể hiện sự khoan hồng, tạo có hội tốt cho công chức vi phạm khuyết điểm

có cơ hội sử chữa lỗi lầm, phát huy được tính tích cực trong đội ngũ cán bộ, công chức Bản thân cá nhân mặc dù mắc khuyết điểm đã có hình thức kỷ luật nhưng có nhân thân tốt, có nhiều cống hiến cho ngành và đã có sự ăn năn, hối hận, nhận ra sai phạm và có ý thức tu dưỡng rèn luyện vươn lên để sửa chữa lỗi lầm

Mục đích của kỷ luật là giáo dục ý thức, đạo đức con người, do đó tôi chọn phương án thứ 1, là phương án có tình, có lý Việc khen thưởng, kỷ luật được tiến hành hàng năm và trong từng thời kỳ có nề nếp là một động lực quan trọng đối với toản thể cán bộ, công chức Đây cũng thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan, của các tổ chức đoàn thể đối với tập thể đơn vị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước công việc được giao, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cấp trên giao cho cơ quan, đơn vị

Kỷ luật công chức là mang ý nghĩa của quản lý hành chính, kỷ luật công chức gắn liền với các hình thức kỷ luật mang tình giáo dục, hướng con người đi đến cán chân, thiện, mỹ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính

Trang 9

b Căn cứ áp dụng để xử lý kỷ luật công chức

Căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức, các quy định từ Điều 78 đến Điều 83

Cụ thể đối với công chức, khi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc Đây là những hình thức kỷ luật nhằm đảm bảo đúng nguyên tắc, chính xác theo các điều, khoản đã quy định trong Luật, áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với các vi phạm mà cá nhân mắc phải căn cứ Nghị định 34/2011/NĐ-CP nêu trên

c Một số quy định và thời gian xử lý kỷ luật công chức có liên quan

* Thẩm quyền xử lý kỷ luật: Theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử

lý kỷ luật đối với công chức, cụ thể đối với trường hợp Trần Văn K không phải là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật

* Thành phần Hội đồng Kỷ luật: Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi pham pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức

+ Ủy viên Hồi đồng là đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của cơ quan quản

lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;

+ Ủy viên Hồi đồng là đại diện của đơn vị công tác có công chức bị xem xét

xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị công tác lựa chọn

và cử ra;

+ Ủy viên Hồi đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;

+ Ủy viên kiêm thư ký Hồi đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có công chức bị xem xét xử lý

kỷ luật

Trang 10

Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; chị, em dâu; anh, em rể hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật

* Trình tự tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật:

- Bước 1: Chuẩn bị họp:

+ Chậm nhất 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng Kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới công chức có hành vi vi phạm pháp luật Công chức

có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì lần thứ

3 sau khi đã gửi triệu tập, nếu công chức đó vẫn vắng mặt thi Hội đồng Kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật

+ Hội đồng Kỷ luật có thể mời thêm đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nơi công chức có hành vi, vi phạm pháp luật đang công tác dự họp Người được mời dự họp có quyên phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật

+ Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng Kỷ luật gồm có bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch củ công chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan sử dụng công chức và các tài liệu khác có liên quan

- Bước 2: Nội dung chương trình họp:

+ Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự

+ Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của công chức

có hành vi, vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan

+ Công chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm, nếu công chức có hành vi, vi phạm pháp luật vắng mặt thì thư ký Hội đồng đọc thay

+ Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm

+ Các thành viên Hội đồng và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến

Ngày đăng: 30/08/2017, 10:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 Khác
2. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức Khác
3. Luật Thi đua, khen thưởng 26/ tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 Khác
4. Nội quy, quy chế của cơ quan Khác
5. Hồ sơ vụ việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w