Thông tư 200 ra đời sau, những sosánh của nó với quyết định 15 được trao đổi sôi nổi trên các diễn đàn chuyên ngành nhưwebketoan.com, vacpa.org.vn … trong khi VAS là chuẩn mư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH VẤN ĐỀ CHI PHÍ ĐI VAY THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VAS 16, TT200/2014/TT-
BTC VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ IAS 23
GVHD: Pgs.Ts Mai Thị Hoàng Minh SVTH: Nhóm 4 (lớp tối thứ 7)
1 Nguyễn Thi Thái Hà
2 Nguyễn Thị Thiên Thanh
3 Huỳnh Thái Châu
4 Lê Thị Phương Trinh
5 Trần Nam Khánh
6 Đoàn Thị Liễu
TP.HCM, THÁNG 07-2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Chi phí đi vay là một khoản chi chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Việc hiểu rõ, tính toán và ghi nhận đúng tỷ trọng vốn vay,các chi phí đi vay và sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn nhất đang là vấn đề nhậnđược rất nhiều sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp.Riêng trong lĩnh vực kế toán đểcung cấp, phân tích các dữ liệu cung cấp cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định tối
ưu hóa chi phí trong đó có đi vay thì chúng ta cũng cần phải có một hệ thống kế toán đủmạnh và hội nhập Đây vẫn luôn là vấn đề đầy thách thức đối với các nhà hoạch định
Vì vậy bài nghiên cứu tiến hành tìm hiều và so sánh các chuẩn mực, thông tư củaViệt Nam so sánh với chuẩn mực thế giới về chi phí đi vay với mong muốn góp phầnhoàn thiện chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăncho doanh nghiệp trong việc ghi nhận và trình bày chi phí đi vay trên báo cáo tài chính.Việc phân tích tìm hiểu so sánh chuẩn mực quốc tế, Việt Nam, Thông tư 200 về chi phí đivay cũng góp phần giúp chúng ta hiểu sâu hơn về phương pháp cũng như cách thức ápdụng thực tế cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu không thể tránh khỏi sai sót, kính mongnhận được sự quan tâm, góp ý từ thầy, cô, các bạn cùng những đọc giả quan tâm để bàinghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơnPgs.Ts Mai Thị Hoàng Minh đã giúp đỡ,định hướng cũng như trang bị những kiến thức nền tảng để chúng tôi hoàn thành bàinghiên cứu này
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp HCM, ngày …… tháng …… năm 201…
Giáo viên hướng dẫn
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
TÓM TẮT 6
I) GIỚI THIỆU 7
II) TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 9
III) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
1) Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 12
2) Phương pháp nghiên cứu 12
3) Cơ sở lý thuyết về chuẩn mực chi phí đi vay 12
IV) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
1) Phân tích điểm giống nhau giữa IAS 23, VAS 16 và Thông tư 200 24
2) Phân tích so sánh sự khác nhau theo IAS23 VAS 16 và TT200 27
PHỤ LỤC 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
IASC : Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
BCTC : Báo cáo tài chính
Thông tư 200 : Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 IFRS : Chuẩn mực kế toán quốc tế
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
IASB : Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 6TÓM TẮT
Bài nghiên cứu thực hiện so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa IAS 23, VAS 16 vàThông tư 200/2014/TT-BTC thông qua việc đọc hiểu các chuẩn mực,sử dụng phươngpháp phân tích – tổng hợp, phương pháp mô tả, phương pháp so sánh, phương phápnghiên cứu lý thuyết, phương pháp quy nạp, diễn giải…Kết quả nghiên cứu cho thấyVAS 16 cơ bản đã được xây dựng giống IAS 23, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọcthông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệpViệt Nam Song song với quá trình ban hành các quy định trên thì ngày 22 tháng 12 năm
2014 Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông Tư 200 quy định về hạch toán chi phí đi vayvà vốn hóa chi phí đi vay dựa trên VAS 16 nhưng hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn, hỗ trợcho công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp như đã trình bày trong phần kết quảnghiên cứu Tuy nhiên hướng dẫn tại thông tư 200 hướng dẫn chênh lệch tỷ giá phát sinhtrực tiếp cho tài sản dài hạn vẫn phải ghi vào lãi lỗ trong kỳ, không được vốn hóa làm sailệch kết quả tài chính của doanh nghiệp, mâu thuẫn với IAS 23
Từ khóa: Chi phí đi vay
IAS 23
VAS 16
Thông tư 200/2014/TT-BTC
Vốn hóa
Trang 7I) GIỚI THIỆU
Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hộinào khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích làsản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đổi với các đơn vị kinh tế khác nhằm mục đích tối
đa hoá lợi nhuận Nhưng để tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải có vốn.Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, gồm hai nguồn cơ bản đó là: nguồn vốn chủ sởhữu và nguồn vốn vay Nguồn vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và cácthành viên trong công ty liên doanh hoặc cổ đông trong công ty cổ phần Nguồn vốnvaycơ bản bao gồm: tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu, tín dụng thương mại Sựphát triển kinh doanh với quy mô ngày càng lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốnngày càng nhiều Bên cạnh đó sự tiến bộ của khoa học, công nghệ cùng xu hướng toàncầu hóa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt khiến nhu cầu vốn huy độngvốn bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp càng nhiều trong đó vốn vay chiếm tỉtrọng không hề nhỏ Việc hiểu rõ, tính toán và ghi nhận đúng tỷ trọng vốn vay, các chiphí đi vay và sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn nhất đang là vấn đề nhận được rấtnhiều sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp
Riêng trong lĩnh vực kế toán để cung cấp, phân tích các dữ liệu cung cấp cho cácnhà quản trị để đưa ra các quyết định tối ưu hóa chi phí trong đó có đi vay thì chúng tacũng cần phải có một hệ thống kế toán đủ mạnh và hội nhập Đây vẫn luôn là vấn đề đầythách thức đối với các nhà hoạch định Trong thực tế nhiều doanh nghiệp áp dụng chưaphù hợp hoặc bỏ qua phần vốn hóa chi phí đi vay dẫn đến chi phí trong kì đi vay tăngcao, phản ánh sai lệch kết quả tài chính của doanh nghiệp Vì vậy việc tìm hiều và sosánh các chuẩn mực, thông tư của Việt Nam so sánh với chuẩn mực thế giới về chi phí đivay là cần thiết để hoàn thiện chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng như góp phần tháogỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc ghi nhận và trình bày chi phí đi vay trênbáo cáo tài chính, đáp ứng cho nhu cầu hội nhập rất cao hiện tại
Mục tiêu của bài nghiên cứu là phân tích, so sánh sự giống và khác nhau giữa IAS
23, VAS16 và thông tư 200/2014/TT-BTC về chi phí đi vay trên các phương diện nội
Trang 8dung, áp dụng, trình bày trên báo cáo tài chính Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trênbài nghiên cứu sẽ tiến hành trả lời những câu hỏi sau:
1/ IAS 23, VAS16 và thông tư 200/2014/TT-BTC có những điểm giống nhau vàkhác nhau nào?
2/ Mức độ hài hòa giữa VAS 16 và IAS 23 cũng như tác động của TT200/2014/TT-BTC kể từ khi ra đời đến chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam trong chủđề nghiên cứu
Bài nghiên cứu cũng xác định đối tượng nghiên cứu là chuẩn mực kế toán quốc tếIAS 23, VAS 16 và thông tư 200/2014/TT-BTC
Trang 9II) TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Thế giới ngày một phẳng, chính điều này các quy định, quy chế tại các nước ngàymột gần giống nhau hơn trong quá trình hội nhập, và tiến về các điểm chung Trong lĩnhvực kế toán cũng không phải là ngoại lệ Mỗi nước có quy định về chuẩn mực riêng củamình, tự xây dựng, xây dựng trên cơ sở tham khảo chuẩn mực chung của quốc tế IAS haylà sự sao chép áp dụng hoàn toàn Nói chung các quốc gia cố gắng hoàn thiện các quyđịnh của nước mình để hòa hợp với thế giới IAS ban hành và áp dụng từ những năm thập
kỷ 80 thế kỷ trước Trong khi VAS của Việt Nam với những chuẩn mực đầu tiên banhành và áp dụng từ năm 2001 Tuy lịch sử VAS có chặn đường không bằng IAS, nhưngvới mọi nỗ lực, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời bộ VAS phù hợp với tình hình của đấtnước trên cơ sở sự tiếp thu chuẩn mực kế toán quốc tế IAS VAS là sự học hỏi, tiếp thuIAS trong sự hòa hợp với chuẩn mực chung của quốc tế và phù hợp với thực tiễn điềukiện của Việt Nam Tuy nhiên, các quy định của IAS không ngừng được cải biên, sửađổi, trong khi VAS của VN từ đó đến nay trên cơ sở soạn dịch, tham khảo từ nguồn làIAS những năm trước đó, vẫn chưa có sự thay đổi Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế, môitrường, đặc điểm kinh doanh ngày càng da dạng, phức tạp, VAS tuy là quy định chungnhất, cơ bản nhất và chuẩn mực kế toán ở Việt Nam, nhưng nó cũng có những hạn chếnhất định, nhất là trong điều kiện kinh tế biến đổi nhanh chóng như hiện nay, những quyđịnh hiện tại không đủ rõ, không đủ giải quyết các vẫn đề phát sinh thêm Như một bướcthay đổi, ứng phó tạm thời, ngày 22/12/2014, Bộ tài chính ban hành thông tư200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp áp dụng cho niên độ tàichính từ ngày 01/01/2015 Như vậy, ở Việt Nam, tại thời điểm hiện tại, thông tư 200 đãbố sung những gì cho việc áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam, tiến đến hòa hợp chuẩnmực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơbản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nói ngắngọn như trên, nhưng bao gồm trong chuẩn mực có rất nhiều vấn đề Chúng tôi muốn xemxét đến chi phí lãi vay trong các văn bản này bởi sự phức tạp và xảy ra thường xuyên ở
Trang 10các tổ chức kinh tế Hầu hết các công ty đều sử dụng kỹ thuật đòn bẩy tài chính tài trợcho dòng vốn của mình Có nhiều dạng hợp đồng vay khác nhau: ngắn hạn/ dài hạn, cóđảm bảo/ không đảm bảo, nhiều mức lãi suất, kỳ hạn khác nhau, phương thức thanh toánkhác nhau… Nhưng điểm chung của các hợp đồng này là chi phí lãi vay Việc ghi nhận ởchuẩn mực kế toán quốc tế IAS, chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS và theo thông tư 200của Bộ Tài chính Việt Nam ban hành gần đây có những điểm nào giống, khác hay tươngđồng nhau.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: IAS là chuẩn mực kế toán quốc tế, áp dụngchung nhất Mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng cho mình bộ chuẩn mực riêng bằng cách xâydựng độc lập hoặc tham khảo nội dung của IAS Hầu như bộ chuẩn mực của các nước làtham khảo IAS, có nước vận dụng một phần, có nước áp dụng hầu như toàn bộ, cũng cónước lấy trọn bộ 100% Riêng chuẩn mực kế toán Viêt Nam theo đánh giá vận dụng đến95% “Vấn đề áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại ViệtNam” - http://www.vapcf.org.vn/ ngày 18/06/2007 Như vậy, Việt Nam đã vận dụng hầuhết theo IAS, và còn giữ cho mình những điểm riêng để phù hợp cơ chế hiện tại của đấtnước Tuy nhiên, IAS được cải biên, cập nhật liên tục, chính điều trên khoản cách giữaVAS và IAS ngày càng xa, liệu thông tư 200 gần đến mức nào với IAS
Qua nghiên cứu quá trình hội nhập của các nước, chúng tôi nhận thấy có nhiềunước xây dựng chuẩn mực kế toán quốc gia họ trên cơ sở tham khảo IAS Và hầu như cácnước đều có những nghiên cứu so sánh chuẩn mực kế toán quốc gia họ với IAS/ IFRS đểhoàn thiện dần chuẩn mực kế toán quốc gia họ, và thúc đấy quá trình hội nhập sâu hơn.Các công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực kiểm toán, họ thườngxuyên cập nhật thông tin, chuyển giao đào tạo nội bộ các nhân viên của mình về IAS/IFRS và chuẩn mực kế toán các quốc gia họ có phát triển chi nhánh Như PwC, Deloitte.PwC đã có loạt bài so sánh chuẩn mực IAS với nước sở tại như Indonesia Bài viết đã sosánh tổng thể chuẩn mực IAS và ISAK (Indonesian Interpretation of FinancialAccounting Standards) Bài viết đã cho thấy nhưng nét giống và khác của 2 văn bản, từđó làm nổi lên sự cần thiết áp dụng sâu hơn nữa IAS vào ISAK Bên cạnh đó loạt bài so
Trang 11sánh chuẩn mực kế toán các quốc gia khác xem tại https:// ww management/assets/ifrs-gaap-2009.pdf với IFRS/IAS cũng đã đặt ra cho chúng ta nhữngbài viết chuyên sâu so sánh IAS và VAS.
w.pwc.com/gx/en/asset-Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về sự hội tụ này, cũng như các nghiên cứu
để giúp VAS hội tụ gần nhất với IAS
Theo một bài viết của Công Ty TNHH Kiểm toán Deloitte tựa đề “So sánh IFRS(IAS) và VAS” đăng trên website: http://www.vacpa.org.vn Công ty đã so sánh nhữngđiểm tương đồng, các nội dung có đề cập của 2 văn bản trên Tuy nhiên bài viết chỉ dừnglại ở việc so sánh như đã đề cập
Trong buổi thảo luận khoa học tổ chức tại trường về các chuẩn mực kế toán ViệtNam, Th S Mai Thị Quỳnh Như – Giảng viên khoa Kinh tế, Đại học Duy Tân với bàiviết : “Bàn thêm về chuẩn mực chi phí đi vay VAS 16” Bài tham luận đóng góp chuẩnmực chi phí đi vay VAS 16 có những phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế và cónhững sự điều chỉnh phù hợp thực tế kế toán tại Việt Nam trong quá trình vận dụng, đồngthời cũng chỉ ra “Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn đó những vướng mắc vàtranh luận về chuẩn mực này Trong phạm vi của bài viết trao đổi một số vấn đề phátsinh trong quá trình vận dụng VAS 16 cũng như sự liên hệ với chuẩn mực kế toán quốc
tế (IAS) về chi phí đi vay.” – Th S Mai Thị Quỳnh Như Bài tham luận chưa ở mức sâunghiên cứu
Đứng trên phương diện một công ty cung cấp phần mềm kế toán hàng đầu tại ViêtNam, Bộ phận nghiên cứu của công ty Misa về các quy định kế toán cũng có một côngtrình so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế Nhất là tại phần 5, công ty Misa đãđưa ra những khác nhau, giống nhau về cách hiểu, cách ghi nhận đối với chi phí lãi vay.Nhưng tài liệu mới chỉ mang tính thống kê các điểm giống, khác nhau đó
Thông tư 200 ra đời, thông tin ràng “Năm 2014 với việc ban hành Thông tư số200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế Quyết định số 15/2006 ngày20/03/2006 và đặc biệt là Thông tư 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập báo cáo tài
Trang 12chính hợp nhất đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với cáctiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS.” - http://hnx.vn/ trên mục Event thuộc EnterpriseCorner Nhưng chưa có một nghiên cứu nào nói về mức độ “tiến lại gần hơn” này Tuynói thông tư 200 ra đời, đã rút ngắn khoảng cách khác biệt giữa kế toán Việt Nam và kếtoán quốc tế Cả thông tư 200 và VAS cùng có hiệu lực tại Việt Nam Thông tư 200 rađời, kéo theo một loạt so sánh với Chuẩn mực trước đó, vì Thông tư 200 cập nhật, bổsung những quy định mới, Chuẩn mực có giá trị cao hơn, tuy nhiên Thông tư lại bác bỏnhững điểm kể cả chuẩn mực không phù hợp thông tư Thông tư 200 ra đời sau, những sosánh của nó với quyết định 15 được trao đổi sôi nổi trên các diễn đàn chuyên ngành nhưwebketoan.com, vacpa.org.vn … trong khi VAS là chuẩn mực, nhưng những so sánhchúng tôi chưa tìm thấy.
Do tính cần thiết của đề tài cũng như trên cơ cở kế thừa những nghiên cứu so sánhtrước đó nhóm chúng tôi quyết định phân tích, so sánh chi phí lãi vay để tìm sự hội tụ của
kế toán Việt Nam trong sự toàn cầu hóa và giảm khoảng cách của VAS, các văn bản hiệnhành của Việt Nam và IAS, từ đó đưa ra một số giải pháp hi vọng góp phần bổ sung hoànthiện chuẩn mực kế toán Việt Nam
III) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển, cơ sở lý luận về chuẩn mực chi phí đivay quốc tế IAS 23, Việt Nam VAS 16 và Thông tư 200 Các ưu nhược điểm của chuẩnmực kế toán quốc tế so với Việt Nam và Thông tư 200 so với chuẩn mực
2) Phương pháp nghiên cứu
Bài viết dựa vào phương pháp duy vật biện chứng, sử dụng phương pháp phân tích– tổng hợp, phương pháp mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu lýthuyết, phương pháp quy nạp, diễn giải,…trong quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát vàthu thập thông tin cho việc ban hành mới các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam
3) Cơ sở lý thuyết về chuẩn mực chi phí đi vay
Trang 13a) Lịch sử phát triển chuẩn mực kế toán về chi phí đi vay
Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực quốc tế về chi phí đi vay.
Sự phát triển của kế toán ở các nước thường có sự khác nhau về các qui định cộngthêm sự khác biệt về hệ thống kinh tế và điều kiện thương mại giữa các nước dẫn đến sựkhác nhau giữa các nước về mô hình và phương pháp kế toán
Sự khác nhau này tạo nên nét đặc trưng của hệ thống kế toán mỗi quốc gia nhưnglại có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thị trường thế giới và có thể làm giảm sút khảnăng hợp tác, tìm kiếm vốn để cạnh tranh một cách có hiệu quả Do đó trong xu thế hộinhập kinh tế quốc tế, sự tồn tại của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế với vai trò làngôn ngữ chung để làm cầu nối cho các nền kinh tế là một nhu cầu tất yếu
Và chi phí đi vay cũng là một yếu tố không thể không nói đến trong hệ thốngchuẩn mực kế toán, bởi vì nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp các nước không cònnằm trong giới hạn của một quốc gia Và sẽ giải quyết ra sao nếu vốn vay được đầu tưvào những tài sản chưa được đưa vào sử dụng hoặc để bán, và chỉ mới ở giai đoạn xâydựng Trong trường hợp không ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ thì phải ghi nhận như thế nào cho đúng
Từ nhu cầu cấp thiết trên mà Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã soạnthảo, lấy ý kiến và ban hành Chuẩn mực kế toán 23 Vốn hóa chi phí đi vay vào tháng3/1884
Sau đó, nhận thấy cần phải bổ sung một số điều nên vào tháng 12/1993 Chuẩnmực kế toán quốc tế số 23 về Chi phí đi vay (IAS 23) đã được ban hành bởi Ủy banchuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), nó thay thế cho IAS 23 Vốn hóa chi phí đi vay (banhành tháng 3/1884)
IAS 23 được bổ sung bởi IAS 8 Những Chính sách Kế toán, Những Thay đổitrong Ước lượng và Sai sót trong Kế toán (ban hành tháng 12/2003)
Vào tháng 3/2007 IASB ban hành bản chỉnh sửa IAS 23
Trang 14Vào tháng 4/2011 Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế cho rằng Các Hướng dẫnđược ban hành tiếp theo những phiên bản lúc đầu tiếp tục được áp dụng cho đến khichúng được sửa đổi bổ sung hoặc bãi bỏ.
Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực Việt Nam về chi phí
đi vay.
Để đáp ứng kịp thời với tình hình thực tế về yêu cầu cung cấp thông tin phù hợp,
đa dạng và tạo điều kiện để hội nhập với hệ thống thông tin trong khu vực, trên thế giới,
kể từ năm 2000 đến nay, Bộ tài chính đã ban hành và công bố 26 chuẩn mực kế toán(Vietnam Accounting Standards – VAS) Chuẩn mực kế toán số 16 được ra đời theoquyết định số 165/202/QĐ – BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính, nhằmđáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, nâng cao chất lượng thông tin
kế toán cung cấp trong nền kinh tế quốc dân và để kiểm tra, kiểm soát chất lượng côngtác kế toán Ngày 04/11/2003 Bộ tài chính ban hành Thông tư số 105/2003/TT – BTChướng dẫn chi tiết thực hiện chuẩn mực này Về cơ bản, VAS 16 được xây dựng trên nềntảng chuẩn mực quốc tế IAS 23, kèm theo là một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiệnkinh tế- xã hội đặc thù của Việt Nam Nhằm phục vụ cho mục đích tìm hiểu, học tập, hệthống hóa từ đó sử dụng các chuẩn mực kế toán và áp dụng vào thực tế các doanh nghiệpmột cách dễ dàng, thuận tiện và phù hợp
b) Phân tích làm rõ các thuật ngữ
Vốn hóa: là việc ghi nhận chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng,hoặc sản xuất sản phẩm dở dang được tính vào giá trị tài sản đó, tuân thủ những điều kiệnxác định và pháp luật hiện hành
Tỉ lệ vốn hóa chi phí đi vay: là tỉ lệ giữa chi phí đi vay được vốn hóa và tổng chiphí đi vay lũy kế cho đến thời điểm hiện tại
Chênh lệch tỉ giá hối đoái: là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quyđổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỉ giá hối đoái khácnhau
Trang 15c) Nội dung cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế về chi phí đi vay (IAS 23)
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất hoặchình thành tài sản sẽ được ghi nhận vào giá gốc của tài sản đó
Những chi phí đi vay khác được ghi nhận như một khoản chi phí
Phạm vi áp dụng
Một doanh nghiệp có thể áp dụng chuẩn mực này vào việc ghi nhận chi phí
đi vay cho đơn vị mình
Tiêu chuẩn này không áp dụng với chi phí thực tế hoặc vốn chủ sở hữu, baogồm cả vốn ưu đãi không được phân loại như là nợ phải trả
Doanh nghiệp không áp dụng chuẩn mực này vào việc ghi nhận chi phí đivay trực tiếp vào việc hình thành, mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản trong cáctrường hợp sau:
(a) Một tài sản dở dang đo lường theo giá trị hợp lý, ví dụ như một tài sản sinhhọc; hoặc
(b) Hàng tồn kho được sản xuất, hoặc nếu không được sản xuất thì được dự trữ vớisố lượng trên cơ sở lặp đi lặp lại
Các định nghĩa
Chuẩn mực này sử dụng các từ ngữ dưới đây với những ý nghĩa nhất định:Chi phí đi vay là lãi vay và các chi phí khác phát sinh liên quan tới việc vay vốn.Một tài sản dở dang là một tài sản cụ thể cần có một thời gian đủ dài để chuẩn bịsẵn sàng để sử dụng hoặc bán
Chi phí đi vay có thể bao gồm:
(a) Chi phí lãi vay tính theo phương pháp lãi suất hiệu quả như mô tả trong IAS 39Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường;
Trang 16(b) Chi phí tài chính đối với các hợp đồng cho thuê tài chính được ghi nhận phùhợp với IAS 17 Thuê tài chính; và
(c) Chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh từ các khoản vay ngoại tệ ở một mức độnào đó thì chúng được coi là một sự điều chỉnh chi phí lãi vay
Tùy thuộc vào từng tình huống, nếu đáp ứng một trong những tiêu chí sauđây có thể là tài sản dở dang:
(a) Hàng tồn kho
(b) Các nhà máy sản xuất
(c) Các tiện ích sản xuất điện
(d) Các tài sản vô hình
(e) Các tài sản đầu tư
Tài sản tài chính, và hàng tồn kho được sản xuất, hoặc sản xuất trong một khoảngthời gian ngắn không phải là tài sản dở dang Tài sản mà đã sẵn sàng cho mục đích sửdụng hoặc bán khi mua lại không phải là tài sản dở dang
Sự ghi nhận
Một công ty sẽ vốn hóa chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm,xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang như là một phần của tài sản đó Một công tysẽ ghi nhận các chi phí đi vay khác là chi phí trong kỳ mà nó phát sinh
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sảnxuất tài sản dở dang được tính vào chi phí của tài sản đó Chẳng hạn chi phí đi vay đượcvốn hóa như một phần chi phí của tài sản khi nó chứng tỏ rằng những chi phí này có thểdẫn đến lợi ích kinh tế trong tương lai cho các công ty và các chi phí có thể được đolường một cách đáng tin cậy Khi một công ty áp dụng IAS 29 Báo cáo tài chính trongcác nền kinh tế siêu lạm phát, nó ghi nhận một phần chi phí đi vay bù trừ cho lạm pháttrong cùng thời kỳ phù hợp với Đoạn 21 của chuẩn mực đó
Chi phí đi vay đủ điều kiện để vốn hóa
Trang 17 Các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sảnxuất tài sản dở dang là những chi phí đi vay mà sẽ tránh được nếu việc tiêu dùng trên tàisản dở dang không được thực hiện Khi một công ty vay vốn cho mục đích thu được mộttài sản dở dang riêng biệt, thì chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang đó cóthể xác định một cách dễ dàng.
Có thể sẽ khó khăn khi xác định một mối quan hệ trực tiếp giữa các khoảnvay riêng biệt và một tài sản dở dang, và để xác định các khoản vay có thể tránh được.Khi một khó khăn như vậy xảy ra, chẳng hạn, khi các hoạt động tài chính của một công tyđược điều phối trực tiếp bởi tập đoàn Khó khăn cũng phát sinh khi một tập đoàn sử dụngmột loạt các công cụ nợ để vay vốn ở các mức lãi suất khác nhau, và cho các công tykhác trong tập đoàn mượn các khoản vay đó Những chuyện phức tạp khác phát sinhthông qua việc sử dụng các khoản vay bằng hoặc liên quan đến ngoại tệ, khi tập đoànhoạt động trong nền kinh tế lạm phát cao, và từ biến động tỷ giá hối đoái Kết quả là, việcxác định số tiền chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản dở dang rấtkhó khăn và việc điều chỉnh là bắt buộc phải làm
Trong phạm vi mà một công ty vay vốn đặc biệt cho mục đích có được mộttài sản dở dang, công ty sẽ phải xác định chi phí đi vay đủ điều kiện để vốn hóa bằng chiphí đi vay thực tế phát sinh trong kỳ có vay vốn đó trừ thu nhập từ đầu tư trong việc đầu
tư tạm thời của những khoản vay trên
Việc sắp xếp tài chính cho một tài sản dở dang có thể dẫn đến một công tycó được vốn vay và phải chịu chi phí đi vay liên quan trước khi một số hoặc tất cả cácnguồn vốn được sử dụng cho việc chi tiêu cho tài sản dở dang Trong những trường hợpnhư vậy, các nguồn vốn vay thường được đầu tư tạm thời cho đến lúc chi tiêu cho tài sản
dở dang Trong việc xác định mức chi phí đi vay đủ điều kiện để vốn hóa trong kỳ, bất kỳkhoản thu nhập từ đầu tư nào kiếm được trên các nguồn vốn này đều được loại khỏi chiphí đi vay phát sinh
Trong phạm vi mà một công ty vay vốn chung và sử dụng chúng cho cácmục đích có được một tài sản dở dang, công ty sẽ phải xác định lượng chi phí đi vay đủ
Trang 18điều kiện để vốn hóa bằng cách áp dụng một tỷ lệ vốn hóa cho chi tiêu trên tài sản đó Tỷ
lệ vốn hóa sẽ là bình quân gia quyền các chi phí đi vay áp dụng đối với các khoản vaychưa trả trong kỳ của công ty, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đíchcó được một tài sản dở dang Các Chi phí đi vay mà một công ty vốn hóa trong kỳ khôngvượt quá số tiền chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó
Trong một số trường hợp, sẽ thích hợp khi gộp chung tất cả các khoản vaycủa công ty mẹ và các công ty con của nó khi tính bình quân gia quyền của các chi phí đivay; trong một số trường hợp khác, sẽ thích hợp cho từng công ty con sử dụng bình quângia quyền cho các khoản vay riêng của mình
Thời điểm bắt đầu vốn hóa
Một công ty sẽ bắt đầu vốn hóa chi phí đi vay như là một phần của chi phícủa một tài sản dở dang vào ngày khởi công Ngày bắt đầu cho vốn hóa là ngày mà công
ty trước tiên phải đáp ứng tất cả những điều kiện sau đây:
(a) Chi phí cho các tài sản phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết để chuẩn bị đưa tài sản vào mục đích sử dụng hoặc bánđược tiến hành
(b) Chi phí đi vay phát sinh
Chi phí trên một tài sản dở dang chỉ bao gồm những chi phí có liên quanđến thanh toán tiền mặt, chuyển nhượng các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợchịu lãi Chi phí không bao gồm bất kỳ khoản thanh toán nào nhận được và khoản tài trợnhận được có lien quan đến các tài sản (xem IAS 20 Kế toán Tài trợ Chính phủ và côngkhai nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ) Giá trị ghi sổ trung bình của tài sản trong kỳ, baogồm chi phí đi vay trước đây được vốn hóa, thường là xấp xỉ của các khoản chi phí mà tỷ
lệ vốn hóa được áp dung trong kỳ đó
Các hoạt động cần thiết để chuẩn bị đưa tài sản vào mục đích sử dụng hoặcbán bao gồm các khoản mà sẽ nhiều hơn việc xây dựng vật lý của tài sản Chúng bao gồmcác công tác hành chính và kỹ thuật trước khi khởi công xây dựng công trình, chẳng hạn
Trang 19như hoạt động liên quan tới việc xin giấy phép trước khi bắt đầu xây dựng công trình.Tuy nhiên, hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khi không sản xuất, pháttriển làm thay đổi hiện trạng của tài sản Ví dụ, chi phí đi vay phát sinh lien quan việcmua mảnh đất được vốn hóa trong kỳ mà các hoạt động liên quan đến giải phóng mặtbằng đang được thực hiện Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh khi đất bị mua lại để giữmà không có hoạt động cho mục đích xây dựng thì không đủ điều kiện để vốn hóa.
Tạm ngừng vốn hóa
Một công ty sẽ tạm ngừng vốn hóa chi phí đi vay trong giai đoạn mà nó tạmngừng các hoạt động xây dựng phát triển một tài sản dở dang
Một công ty có thể phải trả chi phí đi vay trong thời gian mà nó tạm ngưngcác hoạt động cần thiết để chuẩn bị đưa một tài sản vào sử dụng hoặc bán Những chi phíđó là chi phí nắm giữ tài sản hoàn thành một phần và không đủ điều kiện vốn hóa Tuynhiên, một công ty thường không tạm ngừng vốn hóa chi phí đi vay trong khoảng thờigian mà nó tiến hành các công tác hành chính và kỹ thuật đáng kể Một công ty cũngkhông tạm ngưng vốn hóa chi phí đi vay khi một sự chậm trễ tạm thời là một phần cầnthiết của quá trình nhận được một tài sản sẵn sàng để sử dụng hoặc bán Ví dụ, vốn hóatiếp tục trong suốt giai đoạn nước dâng cao làm ngưng trệ việc xây dựng cây cầu, nếunhư mực nước cao rất thường xuyên trong thời gian xây dựng ở khu vực địa lý đó
Chấm dứt việc vốn hóa
Một công ty sẽ chấm dứt vốn hóa chi phí đi vay khi tất cả các hoạt độngcần thiết để chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào mục đích sử dụng hoặc để bán được hoànthành
Một tài sản là sẵn sàng cho mục đích sử dụng hoặc bán khi việc xây dựngcác tài sản là hoàn thành cho dù công việc hành chính vẫn có thể tiếp tục Nếu có thay đổinhỏ (chẳng hạn như việc trang trí của một tài sản theo yêu cầu về đặc điểm kỹ thuật củangười mua hoặc người dung), mà vẫn còn tồn động thì các hoạt động chủ yếu vẫn coi nhưđược hoàn thành
Trang 20 Khi một công ty hoàn thành việc xây dựng một tài sản dở dang trong các bộphận và mỗi bộ phận có thể được sử dụng trong khi việc xây dựng vẫn tiếp tục ở các bộphận khác thì công ty sẽ chấm dứt vốn hóa chi phí đi vay khi nó hoàn thành tất cả cáchoạt động cần thiết để chuẩn bị cho việc đưa bộ phận đó vào sử dụng hoặc bán.
Một khu thương mại bao gồm nhiều công trình xây dựng, mỗi trong số đócó thể được sử dụng, là một ví dụ về một tài sản dở dang, mà mỗi phần có thể sử dụngtrong khi việc xây dựng vẫn tiếp tục trên các bộ phận khác Một ví dụ về một tài sản dởdang mà cần phải được hoàn tất trước khi bất kỳ phần nào có thể được sử dụng là mộtnhà máy công nghiệp liên quan đến một số hạng mục đang được tiến hành ở các bộ phậnkhác nhau của nhà máy trong cùng một khu vực, chẳng hạn như một nhà máy thép
Công bố
Một công ty sẽ phải công bố:
(a) Chi phí đi vay vốn hóa trong kỳ; và
(b) Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay đủ điều kiện để vốn hóa
d) Nội dung cơ bản của Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chi phí đi vay VAS 16
Chuẩn mực VAS 16 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kếtoán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tưxây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chínhcụ thể như sau:
Mục đích:
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quantrực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính
Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán chi phí đi vay
Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Trang 21Chi phí đi vay: Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đếncác khoản vay của doanh nghiệp.
Tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đangtrong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sửdụng theo mục đích định trước hoặc để bán
Chi phí đi vay bao gồm:
(a) Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoảnthấu chi;
(b) Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đếnnhững khoản vay do phát hành trái phiếu;
(c) Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủtục vay;
(d) Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính
Ví dụ: Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa hoànthành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng; sảnphẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất của những ngành nghề có chu kỳ sảnxuất dài trên 12 tháng
Ghi nhận chi phí đi vay
Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khiphát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định tại đoạn 07
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuấttài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điềukiện quy định trong chuẩn mực này
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuấttài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó Các chi phí đi vay được vốn hoá khidoanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó vàchi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy
Xác định chi phí đi vay được vốn hoá
Trang 22 Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xâydựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tàisản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ(-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.
Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoảnvốn vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thìphải ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá
Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng chomục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủđiều kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phíluỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó
Tỷ lệ vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưatrả trong kỳ của doanh nghiệp, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đíchcó một tài sản dở dang Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổngsố chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó
Nếu có phát sinh chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu thì phảiđiều chỉnh lại lãi tiền vay bằng cách phân bổ giá trị khoản chiết khấu hoặc phụ trội vàđiều chỉnh tỷ lệ vốn hoá một cách phù hợp Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trộicó thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng Các khoảnlãi tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng kỳ khôngđược vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trongkỳ đó
Thời điểm bắt đầu vốn hoá
Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoảmãn đồng thời các điều kiện sau:
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầuphát sinh;
(b) Các chi phí đi vay phát sinh;