1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát công tác văn phòng, tìm hiểu về tổ chức hoạt động của hội đồng nhân dân huyện TRIỆU SƠN

71 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 206,6 KB

Nội dung

MỤC LỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Nguồn tài liệu tham khảo 2 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Bố cục của đề tài 4 PHẦN I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN TRIỆU SƠN 5 1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên huyện Triệu Sơn 5 1.2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện Triệu sơn 7 1.2.1. Chức năng 7 1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân 7 1.2.3. Cơ cấu tổ chức 10 1.2.4. Hoạt động của Hội đồng nhân dân 13 1.2.4.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 13 1.2.4.2. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân 15 1.2.4.3.Hoạt động của các ban Hội đông nhân dân 15 1.2.4.4. Hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân: 16 1.3. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí hoạt động công tác hành chính văn phòng HĐNDUBND huyện Triệu Sơn 16 1.3.1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng HĐNDUBND huyện Triệu Sơn 16 1.3.2. Tìm hiểu chức năng nhệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng HĐNDUBND huyện Triệu Sơn 21 1.3.2.1. Vị trí, chức năng: 21 1.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn: 22 1.3.3. Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các vị trí trong văn phòng Hội đồng nhân dân 26 PHẦN II. TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN THƯ 36 2.1. Tình hình tổ chức và tình hình cán bộ làm công tác văn thư của văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn 36 2.1.1. Tình hình tổ chức công tác văn thư. 36 2.1.2. Tình hình cán bộ làm công tác văn thư 37 2.1.3. Công tác văn thư được đặt dưới sự chỉ đạo của Chánh văn phòng 37 2.2. Quản lí, chỉ đạo công tác văn thư 38 2.2.1. Việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn thư của văn phòng HĐNDUBND huyện Triệu Sơn. 38 2.2.2. Tổ chức kiểm tra hoạt động nghiệp vụ công tác văn thư 38 2.3. Thực hiện các nghiệp vụ về công tác văn thư. 39 2.3.1. Tổ chức soạn thảo, duyệt và đánh máy văn bản. 39 2.3.2. Thẩm quyền ban hành, nội dung và thể thức văn bản 40 2.3. Tổ chức quản lí và giải quyết văn bản đi 44 2.3.1. Việc trình kí văn bản 44 2.3.2. Đóng dấu văn bản 45 2.3.3. Đăng kí văn bản 45 2.3.4. Chuyển giao văn bản đi 46 2.3.5. Lưu văn bản 46 2.4. Tổ chức quản lí và giải quyết văn bản đến 46 2.4.1. Tiếp nhận văn bản đến 46 2.4.2. Kiểm tra, phân loại, bóc bì và đóngdấu đến. 46 2.4.3. Đăng kí văn bản đến 48 2.4.4. Trình ký văn bản đến 48 2.4.5. Chuyển giao văn bản đến 48 2.4.6. Theo dõi đôn đốc việc giải quyết văn bản. 48 2.5. Lập hồ sơ hiện hành 48 2.6. Tình hình quản lí và sử dụng con dấu tại văn phòng HĐNDUBND huyện Triệu Sơn 49 2.7. Trang thiết bị làm việc của cán bộ văn thư chuyên trách 51 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 52 3.1.Đánh giá chung 52 3.1.1. Ưu điểm 52 3.1.2. Nhược điểm 54 3.1.3. Nguyên nhân 56 3.2. Đề xuất, kiến nghị 56 3.3. KẾT LUẬN 60 PHỤ LỤC 61

Trang 1

MỤC LỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Nguồn tài liệu tham khảo 2

5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Bố cục của đề tài 4

PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN TRIỆU SƠN 5

1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên huyện Triệu Sơn 5

1.2 Chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện Triệu sơn 7

1.2.1 Chức năng 7

1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân 7

1.2.3 Cơ cấu tổ chức 10

1.2.4 Hoạt động của Hội đồng nhân dân 13

1.2.4.1 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 13

1.2.4.2 Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân 15

1.2.4.3.Hoạt động của các ban Hội đông nhân dân 15

1.2.4.4 Hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân: 16

1.3 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí hoạt động công tác hành chính văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn 16

1.3.1 Tổ chức và hoạt động của văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn.16 1.3.2 Tìm hiểu chức năng nhệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn 21

Trang 2

1.3.2.1 Vị trí, chức năng: 21

1.3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn: 22

1.3.3 Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các vị trí trong văn phòng Hội đồng nhân dân 26

PHẦN II TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN THƯ 36

2.1 Tình hình tổ chức và tình hình cán bộ làm công tác văn thư của văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn 36

2.1.1 Tình hình tổ chức công tác văn thư 36

2.1.2 Tình hình cán bộ làm công tác văn thư 37

2.1.3 Công tác văn thư được đặt dưới sự chỉ đạo của Chánh văn phòng.37 2.2 Quản lí, chỉ đạo công tác văn thư 38

2.2.1 Việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn thư của văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn 38

2.2.2 Tổ chức kiểm tra hoạt động nghiệp vụ công tác văn thư 38

2.3 Thực hiện các nghiệp vụ về công tác văn thư 39

2.3.1 Tổ chức soạn thảo, duyệt và đánh máy văn bản 39

2.3.2 Thẩm quyền ban hành, nội dung và thể thức văn bản 40

2.3 Tổ chức quản lí và giải quyết văn bản đi 44

2.3.1 Việc trình kí văn bản 44

2.3.2 Đóng dấu văn bản 45

2.3.3 Đăng kí văn bản 45

2.3.4 Chuyển giao văn bản đi 46

2.3.5 Lưu văn bản 46

2.4 Tổ chức quản lí và giải quyết văn bản đến 46

2.4.1 Tiếp nhận văn bản đến 46

2.4.2 Kiểm tra, phân loại, bóc bì và đóngdấu đến 46

2.4.3 Đăng kí văn bản đến 48

2.4.4 Trình ký văn bản đến 48

2.4.5 Chuyển giao văn bản đến 48

Trang 3

2.4.6 Theo dõi đôn đốc việc giải quyết văn bản 48

2.5 Lập hồ sơ hiện hành 48

2.6 Tình hình quản lí và sử dụng con dấu tại văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn 49

2.7 Trang thiết bị làm việc của cán bộ văn thư chuyên trách 51

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 52

3.1.Đánh giá chung 52

3.1.1 Ưu điểm 52

3.1.2 Nhược điểm 54

3.1.3 Nguyên nhân 56

3.2 Đề xuất, kiến nghị 56

3.3 KẾT LUẬN 60

PHỤ LỤC 61

Trang 4

CÁC TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

ST

T

Từ, cụm từ viết tắt Từ, cụm từ viết đầy đủ

3 UBND-HĐND Uỷ ban nhân dân-Hội đồng nhân dân

4 TT HĐND Thường trực Hội đồng nhân dân

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, tổ chức, là nơithu thập, xử lý, và cung cấp thông tin cho mọi hoạt động quản lý, là nơi chăm

lo cho mọi lĩnh vực phục vụ hậu cần đảm bảo các điều kiện cần thiết cho mọihọat động của cơ quan tổ chức đó

Thực hiện phương châm ‘ Học đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với thựctế’ nhằm giúp cán bộ văn phòng trong tương lai nắm vững những lý thuyết đãđược học để vận dụng vào thực tế Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tạo điềukiện cho sinh viên đi thực tập tại các cơ quan

Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường cũng như sự giúp đỡ củalãnh đạo HĐND-UBND huyện Triệu Sơn em đã được tiếp nhận tại Hội đồngnhân dân huyện Triệu Sơn kể từ ngày 04/01/2016 đến hết ngày 11/03/2016.Trong khoảng thời gian này bản thân em đã cố gắng, nỗ lực, không ngừng họchỏi kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng nghiệp vụ văn phòng trên cơ sở

áp dụng những lý thuyết đã được học và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ vănphòng nơi đây

Là một cán bộ văn phòng trong tương lai đợt thực tập này đã trang bịcho em những kiến thức cơ bản Trước hết là sự nhận thức rõ ràng về công tácvăn phòng cũng như nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn phòngđối với sự phát triển của đất nước, thấy được những bất cập trong công tácnày ở cơ quan Từ đó thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của các cán bộ trẻtrong tương lai như chúng em là rất lớn

Có thể nói đợt thực tập này giúp em cụ thể hóa và nắm chắc hơn kiếnthức của bản thân, trưởng thành hơn trong suy nghĩ về công tác văn phòng sauđợt kiến tập ở cơ quan

Báo cáo dưới đây là kết quả của quá trình khảosát thực tế kết hợp với lýluận chuyên môn mà em đã đúc rút lại được trong thời gian kiến tập tại cơquan vừa qua

Trang 6

1.Lí do chọn đề tài

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đạidiện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địaphương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhànước cấp trên

Trong tình hình phát triển của đất nước hiện nay thì việc xây dựng tổchức và đề ra phương hướng hoạt động của Hội đồng nhân dân rất cần thiết

Vì vậy em chọn đề tài: “Khảo sát công tác văn phòng, tìm hiểu về tổchức hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện” làm đề tài nghiên cứu củamình

2.Mục tiêu của đề tài

Khảo sát công tác văn phòng của Hội đồng nhân dân huyện Triệu Sơnkhóa XVII nhiệm kỳ 2016-2021

Nghiên cứu phân tích về tổ chức công tác văn thư lưu trữ của cơ quan,

từ đó tìm ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế đang còn tồn tại,,nguyên nhân và đề xuất các giải pháp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Hội đồng nhân dân cấp huyện

Phạm vi nghiên cứu là Hội đồng nhân dân huyện Triệu Sơn, TỉnhThanh Hóa, khóa XVII nhiệm kỳ 2016-2021

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy địnhtrong Hiến Pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992(sửa đổi)

Luật tổ chức chính quyền địa phương Căn cứ vào Luật Tổ chức chínhquyền địa phương số: 77/2015/QH13 của Quốc Hội ban hành Luật tổ chứcchính quyền địa phương, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân cấp huyện

4.Nguồn tài liệu tham khảo

Để phục vụ cho việc nghiên cứu và viết báo cáo em sử dụng các tài liệutham khảo như: một số tài liệu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của

Trang 7

Hội đồng nhân dân, một số tài liệu khác trên mạng internet, cùng giáo trìnhluật hiến pháp Việt Nam

-Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003

-Luật tổ chức chính quyền địa phương 2016

-Luật Hiến Pháp Việt Nam 1992

-Pháp lệnh về nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND

-Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính Phủ về

công tác Văn thư

-Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính

Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều củaNghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày08/4/2004 của Chính Phủ về công tác Văn thư

-Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính Phủ về quản

lí và sử dụng con dấu,

-Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ

Nội Vụ về hướng dân quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vàolưu trữ cơ quan

-Một số tài liệu nghiên cứu về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

cùng một số tài liệu, sách báo, tạp chí trên mạng internet

5.Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Có rất nhiều các bài báo, tạp chí viết về hội đồng nhân dân cáccấp,những bài báo cáo, tham luận về tổ chức hoạt động công tác văn phòngtại Họi đồng nhân dân huyện Triệu Sơn Em đã đọc và tham khảo tất cảnhững tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của HĐND huyện, về côngtác văn phòng, văn thư lưu trữ tại Văn phòng HĐND- UBND huyện TriệuSơn, từ đó em hiểu ra được nhiều vấn đề, rút ra được nhiều kinh nghiệm từcác bài viết, bài tham khảo về cơ quan trong suốt thời gian thực tập

6.Phương pháp nghiên cứu

Làm đề tài thuộc về lĩnh vực Nhà nước được quy định bởi Luật và HiếnPháp và các văn bản quy phạm pháp luật nên khi tiến hành nghiên cứu em chủ

Trang 8

yếu sử dụng các phương pháp như:

-Phương pháp phân tích

-Phương pháo tổng hợp

-Phương pháp so sánh

7.Bố cục của đề tài

Bố cục của bài báo cáo gồm 3 phần lớn

PHẦN I: Khảo sát công tác văn phòng tại Hội đồng nhân dân HuyệnTriệu Sơn

PHẦN II: Tìm hiểu về công tác tổ chức công tác văn thư tại Văn phòngHĐND-UBND huyện Triệu Sơn

PHẦN III: Kết luận và đề xuất kiến nghị

Trang 9

PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

HUYỆN TRIỆU SƠN 1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên huyện Triệu Sơn

- Về lịch sử hình thành

Huyện Triệu Sơn được thành lập theo Quyết định 177/QĐ-CP ngày 16tháng 12 năm 1967 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Ra đờitrong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào thời kỳquyết liệt nhất, do vậy đến ngày 25/2/1965 Đảng bộ chính quyền huyện triệusơn chính thức ra mắt và đi vào hoạt động, đây là bước ngoặt lịch sử đối vớinhân dân và ác dân tộc huyện Triệu Sơn Ngày đầu khi mới thành lập huyệngồm 33 xã đến nay huyện đã có 35 xã, 1 thị trấn trong đó có 4 xã miền núi

Kế thừa truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân TriệuSơn đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực TriệuSơn đã và đang nhận được sự quan tâm từ các cấp bộ đảng chính quyền

-Vị trí địa lí

Triệu sơn là huyện đồng bằng tiếp nối với vùng miền núi phía tây củatỉnh Thanh Hóa Đây là huyện mới thành lập vào ngày 25/2/1965 trên cơ sởsát nhập 20 xã bắc Nông Cống và 13 xã Nam Thọ Xuân Trung tâm huyện lỵ

ở Quán Giắt cách thành phố Thanh Hóa 20km về phía tây theo Quốc lộ 47.Đây là vùng đất có bề dày lịch sử và điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng.Trong quá trình sinh tụ con người nơi đây đã có những đóng góp đánh kể cho

sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc đồng thời hun đúc nên nhữnggiá trị truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa địa phương

Tọa độ địa lý là từ 19 ˚52΄ – 20˚02΄ vĩ độ bắc và 105˚ 24΄ – 105˚ 42΄kinh độ đông Phía bắc giáp huyện Thọ Xuân và Thiệu Hóa, Phía nam giáphuyện Như Thanh và Nông Cống , phía tây giáp Huyện Thường Xuân, phíađông giáp huyện Đông Sơn

Trang 10

Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 291.96km² Dân số có 223.521người, 9 số liệu năm 2004), bình quân 765 người/km² Trong huyện có 3 dântộc anh em là Kinh, Mường, Thái cùng chung sống Trong tổng số 36 xã, thịtrấn có 4 đơn vị được công nhận là xã miền núi là: Thọ bình, Thọ Sơn, BìnhSơn, Triệu Thành.

-Giao thông

Là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng với vùng miền núi phía tâycủa Tỉnh, có quốc lộ 47 và tỉnh lộ 506, 504, 501 chạy qua nên huyện TriệuSơn có thể liên hệ giao lưu với nhiều địa bàn trong và ngoài tỉnh Theo Quốc

lộ 47 ngược về phía Tây nối liền với khu công nghiệp động lực Lam Sơn- SaoVàng và vùng kinh tế miền núi Từ Triệu Sơn đi theo đường Nông Cống –Như Thanh – Như Xuân là đến được Nghệ An, và theo đường Hồ Chí Minhđến được Hà Nội cũng chỉ đến 130km hoặc đến nước bạn Lào qua cửa khẩu

Na Mèo cũng chỉ khoảng hơn 160km Với các tuyến đường giao thông nhưhiện nay, từ Triệu Sơn có thể vào Nam ra Bắc, lên ngược xuống xuôi đều rất

dễ dàng nhanh chóng nhất là về phía Đông ăn thông xuống Quốc lộ 1A vàđường sắt xuyên Việt, gặp ngay thành phố Thanh Hóa- Trung tâm chính trịkinh tế của cả tỉnh rồi lan tỏa giao lưu với các vùng đồng bằng ven biển của

cả tỉnh và cả nước sẽ hết sức thuận lợi

-Tình hình phát triển kinh tế

Cũng vì nằm tiếp giáp giữa vùng đồng bằng với trung du miền núi mà

từ xưa vùng đất nơi này đã sớm hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhânhòa” để trở thành vùng đất mở, hẹn hò, gặp gỡ của nhiều luồng dân cư, dòng

họ từ các miền gần xa, để khai phá mở mang lập nghiệp, sinh tồn và xâydựng, phát triển thành làng, xóm quê hương mỗi ngày một trù phú, tươi đẹp

Và hiện nay với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông được mở mangrộng khắp càng giúp cho huyện Triệu Sơn giao lưu , hội nhập và phát triểnkinh tế - xã hội một cách nhanh chóng, bền vững gấp nhiều lần so với thờiquá khứ ngày xưa

Trang 11

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,1%/năm, trong đó: nông - lâm nghiệptăng: 5,5%; công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng: 24%; dịch vụ tăng: 12,5% -

Cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp 55%; công nghiệp - xây dựng cơ bản 18%;dịch vụ 27% Tại xã Dân Quyền đã có khu tập trung sản xuất với các nhà máy

sản xuất tre,luồng,mì chính - - Về tài nguyên

Có mỏ cromit Cổ Định tại xã Tân Ninh với trữ lượng lớn nhất ViệtNam

1.2.Chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện Triệu sơn

1.2.1 Chức năng

"Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đạidiện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địaphương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan củanhà nước cấp trên

Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng

để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương vềkinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địaphương với cả nước

Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động củaThường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Toà án nhân dân; Việnkiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quannhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và củacông dân địa phương"

1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân

Căn cứ vào Luật Tổ chức chính quyền địa phương số: 77/2015/QH13của Quốc Hội ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định,nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp huyện như sau:

Điều 26 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện

Trang 12

1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ chức vàbảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, anninh, xây dựng chính quyền:

a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạncủa Hội đồng nhân dân huyện;

b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh;biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm

và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũngtrong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổchức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợiích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của phápluật;

c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyềnđịa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củachính quyền địa phương ở huyện;

d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủtịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dânhuyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch

Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện;

đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ

do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;

e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy bannhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ vănbản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã;

g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân huyện;

h) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân

Trang 13

dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồngnhân dân cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;

i) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và chấp nhận việc đạibiểu Hội đồng nhân dân huyện xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu

2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong lĩnh vựckinh tế, tài nguyên, môi trường:

a) Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằngnăm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toánthu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điềuchỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩnquyết toán ngân sách địa phương Quyết định chủ trương đầu tư chương trình,

dự án của huyện theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trênđịa bàn huyện trong phạm vi được phân quyền;

d) Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ,nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồntài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng,chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định củapháp luật

3 Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học

và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục,thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịchbệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triểnviệc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng,chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thựchiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của phápluật

Trang 14

4 Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việcthực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động củaThường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Việnkiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sátvăn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản củaHội đồng nhân dân cấp xã.

5 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

b) Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từtám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươinghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưngtổng số không quá bốn mươi đại biểu;

c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vịhành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyếtđịnh theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng

số không quá bốn mươi lăm đại biểu

2 Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhândân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban củaHội đồng nhân dân huyện Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại

Trang 15

biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhândân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3 Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xãhội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc Ủyban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộcquy định tại khoản này

Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một PhóTrưởng ban và các Ủy viên Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồngnhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định Trưởng ban của Hộiđồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyêntrách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồngnhân dân hoạt động chuyên trách

4 Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được bầu ở một hoặc nhiềuđơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Số lượng Tổ đạibiểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhândân do Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quy định

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện Triệu Sơn(Khóa XVIInhiệm kỳ 2016-2021):

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC HĐND HUYỆN TRIỆU SƠN(xem PhụLục I)

Theo báo cáo kết quả bầu cử đại biểu HĐND huyện Triệu Sơn khóaXVII nhiệm kỳ 2016-2021 thì tổng số đại biểu HĐND huyện là 30 người

Tại kỳ họp HĐND huyện bầu ra Thường trực HĐND huyện gồm:

-Đồng chí: Nguyễn Công Trám- Phó bí thư thường trực – Chủ tịch Hội

đồng nhân dân huyện Triệu sơn

-Đồng chí: Lê Thị Luyện- Thường vụ huyện ủy- Phó Chủ tịch hội đồng

nhân dân huyện Triệu Sơn

-Đồng chí: Phạm Giang Nam- Chuyên viên phụ trách Hội đồng nhân

dân huyện Triệu Sơn

Trang 16

Các ban của HĐND huyện Triệu Sơn

-Ban pháp chế: chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành hiến pháp

và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chínhquyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương

-Ban kinh tế- xã hội: chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân

sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế văn hóa xã hội, thông tin, thểdục, thể thao, khoa học công nghệ và tài nguyên môi trường, chính sách tôngiáo ở địa phương

-Ban dân tộc: chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.

Các tổ Đại biểu của HĐND huyện Triệu Sơn: Đại biểu HĐND huyệnTriệu Sơn có tổng số 30 đại biểu chia làm 7 tổ đại biểu

HĐND huyện gồm các đại biểu do cử tri huyện bầu ra

Việc xác định tổng số đại biểu HĐND huyện được thực hiện theonguyên tắc sau đây

-Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở

xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 40 nghìn dân thì cứ thêm 5 nghìn dânđược bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu

-Huyện không thuộc trường hợp quy định có từ 80 nghìn dân trở xuống

được bầu 30 đại biểu, từ 80 nghìn dân trở lên thì cứ thêm 10 nghìn dân đượcbầu thêm một đại biểu nhưng tổng số không quá 40 đại biểu

-Số lượng đại biểu HĐND huyện có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực

thuộc trở lên do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị củaThường trực HĐND cấp tỉnh, nhưng tỏng số đại biểu không quá 45 đại biểu

Thường trực HĐND huyện gồm, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịchHĐND, và các ủy viên là Trưởng ban của HĐND huyện Chủ tịch HĐNDhuyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, Phó chủ tịch HĐNDhuyên là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách

HĐND huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế- xã hội, Ban dântộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban

Trang 17

dân tộc quy định theo điều khoản.

Ban của HĐND gồm Trưởng ban, Phó ban, một phó Trưởng ban và các

ủy viên Số lượng ủy viên của các Ban của HĐND huyện do HĐND huyệnquyết định, Trưởng ban của HĐND huyện có thể là đại biểu HĐNDhoạt độngchuyên trách; Phó trưởng ban của HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt độngchuyên trách

Các đại biểu HĐND huyện được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cửhợp thành Tổ đạibiểu HĐND Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổphó của Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND huyện quyết định

1.2.4 Hoạt động của Hội đồng nhân dân

1.2.4.1 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

1 Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họpHội đồng nhân dân và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực Hộiđồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồngnhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân

2 Hội đồng nhân dân quyết định nội dung giám sát theo đề nghị củaThường trực Hội đồng nhân dân trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban củaHội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhândân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cửtri địa phương

3 Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạtđộng sau đây:

a) Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

b) Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thihành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên

và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

c) Xem xét văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái vớiHiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và

Trang 18

nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

d) Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

đ) Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cầnthiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát

4 Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng nhân dân có các quyền sauđây:

a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp banhành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồngnhân dân;

b) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm phápluật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

c) Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lờichất vấn khi xét thấy cần thiết;

d) Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịchHội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân,Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy bannhân dân

+ Tổ chức các kì họp của Hội đồng nhân dân

Các kỳ họp chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của Hội đồng nhândân, bởi vì đó là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Hộiđồng nhân dân

Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm 2 kì Ngoài kỳ họp thường

lệ Hội đồng nhân dân còn tổ chức các kì họp chuyên đề hoặc kì họp bấtthường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhândân cùng cấp, hoặc có khi ít nhất một phần ba trong tổng số Đai biểu Hộiđồng nhân dân cùng cấp yêu cầu

Trang 19

1.2.4.2 Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân

-Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với

Uỷ ban nhân dân trong công việc chuẩn bị kì họp của Hội đồng nhân dân;

-Đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước

khác ở địa phương thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

-Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương;

-Điều hòa hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân, xem xét kết quả

giám sát của các ban Hội đồng nhân dân khi cần thiết và báo cáo Hội đồngnhân dân tại kì họp gần nhất; giữ mối liên hệ với Đại biểu Hội đồng nhân dân,tổng hợp các chất vấn của Đại biểu hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồngnhân dân,

-Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến

nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhândân để báo cáo tại kì họp của Hội đồng nhân dân;

-Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, phó Chủ tịch, ủy viên Thường trực

Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;

-Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với ban thường trực Uỷ ban Mặt

trận tổ quốc Việt Nam

1.2.4.3.Hoạt động của các ban Hội đông nhân dân

Các ban của Hội đồng nhân dân là hình thức tham gia tập thể của Đạibiểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn củaHội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của Phápluật Các Bancủa Hội đồng nhân dân hoạt động trên các lĩnh vực sau;

-Tham gia chuẩn bị các kì họp của Hội đồng nhân dân.

-Thẩm tra các báo cáo dự án do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực

Hội đồng nhân dân phân công

-Giúp Hội đồng nhân dân giám sát các hoạt động của Uỷ ban nhân dân

và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động của Tòa án,Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

Trang 20

-Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà

nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dântrong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấptrên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp

-Báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân khi cần

thiết

1.2.4.4 Hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân:

-Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần quan trọng vào

việc xây dựng và thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng nhân dân.Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động trong các lĩnh vực như:

-Tham dự các kì họp của Hội đồng nhân dân;

-Tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền

hạn của Hội đồng nhân dân;

-Liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập, phản ánh và nguyện vọng của cử

tri: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với cử tri; báo cáo hoạt động của mình

và của Hội đồng nhân dân với cử tri, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của

cử tri

-Sau mỗi kì họp Hội đồng nhân dân thì báo cáo kết quả kì họp với cử

tri; phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân vận động vàcùng nhân dân thực hiện nghị quyết

-Khi có đơn khiếu nại tố cáo, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách

nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền theo dõi và giảiquyết, đôn đốc theo dõi giải quyết, đồng thời báo cho người khiếu nại tố cáo

1.3.Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí hoạt động công tác hành chính văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn

1.3.1 Tổ chức và hoạt động của văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện là cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu tổng hợp

Trang 21

cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về hoạt động của Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo,điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý

và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhànước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Đối với các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Văn phòngHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dânthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc;

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có tư cách phápnhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biênchế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểmtra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dânthành phố

Hoạt động của Văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn

1.Thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp:

a Xây dựng chương trình công tác:

Tham mưu giúp UBND huyện xây dựng và triển khai chương trìnhcông tác năm 2016 với các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, điềuhành nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH, ANQP trên địabàn Giúp Thường trực HĐND tổ chức thực hiện Nghị quyết về chương trìnhhoạt động giám sát năm 2016 có hiệu quả

Xây dựng lịch công tác cụ thể hàng tuần, hàng tháng cho Thường trựcHĐND-UBND huyện phù hợp theo chương trình công tác đã đề ra; đôn đốccác đơn vị, phòng, ban, phường, xã trong việc xây dựng các đề án, triển khaithực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận của HĐND - UBND huyện

Thực hiện công tác tiếp công dân theo luật định; bố trí 01 cán bộchuyên trách phục vụ công tác tiếp công dân Trong năm đã giúp Thường trựcHĐND - UBND duy trì tốt công tác tiếp dân, trực tiếp nhận đơn thư kiến

Trang 22

nghị, KN-TC của công dân; nắm bắt và tổng hợp kịp thời những thắc mắc,kiến nghị và tham mưu cho UBND huyện từng bước giải quyết các ý kiến,kiến nghị của công dân.

b Công tác tổ chức và phục vụ các cuộc họp của HĐND và UBND:

Để tổ chức các kỳ họp nhiệm kỳ HĐND khóa XVII nhiệm kỳ

2016-2021 đúng thời gian, đạt kết quả tốt, Văn phòng đã phối hợp với các phòngban chuyên môn xây dựng các báo cáo, tờ trình, nghị quyết đảm bảo chấtlượng Các văn bản, tài liệu phục vụ kỳ họp được gửi đến đại biểu HĐNDđúng thời gian quy định

Tham mưu giúp UBND huyện tổ chức các cuộc họp, hội nghị, họpUBND, họp giải quyết công việc và triển khai nhiệm vụ Các hội nghị và cuộchọp đều được chuẩn bị chu đáo về nội dung và khánh tiết

c Công tác thông tin tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo:

Công tác thông tin tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo của Vănphòng thường xuyên được duy trì thực hiện tốt Hàng tuần, hàng tháng, hàngquý Văn phòng đều có báo cáo gửi các cơ quan cấp trên và Thường trựcHĐND - UBND huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan

Các chuyên viên tổng hợp được phân công theo dõi các lĩnh vực côngtác của Thường trực HĐND-UBND luôn chủ động bám sát chương trình côngtác của HĐND-UBND huyện, giúp TT HĐND-UBND xây dựng lịch công tác

và theo dõi tình hình hoạt động của các phòng ban, đơn vị, phường, xã Giúp

TT HĐND-UBND huyện kịp thời nắm bắt thông tin để lãnh đạo, chỉ đạo, điềuhành hoạt động KT-XH, AN-QP trên địa bàn Chất lượng báo cáo được nânglên, công tác xử lý thông tin cơ bản đảm bảo nhanh, kịp thời

Sự phối hợp trong thực hiện chế độ thông tin báo cáo giữa Văn phòngvới Văn phòng huyện ủy, các phòng ban, ngành, đoàn thể, phường xã thuộchuyện tiếp tục được duy trì

d Công tác tham mưu soạn thảo, ban hành và đôn đốc thực hiện văn bản:

Trang 23

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp TT HĐND-UBND soạn thảo vàban hành các loại văn bản, bộ phận chuyên viên và lãnh đạo Văn phòng đãthường xuyên nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nhằm từng bước nâng caochất lượng các văn bản ban hành Các văn bản được soạn thảo, kiểm tra kỹtrước khi ban hành để hạn chế tối thiểu các sai sót về nội dung và thể thức.

Ngoài các văn bản chỉ đạo, báo cáo định kỳ, Văn phòng thường xuyênphối hợp tốt với các phòng ban, đơn vị, xây dựng và ban hành các đề án,chương trình, kế hoạch theo sự phân công của UBND huyện và các báo cáotheo yêu cầu của tỉnh

Thường xuyên phối hợp đôn đốc, kiểm tra các phòng ban, đơn vịphường xã thực hiện các văn bản đã ban hành, các ý kiến chỉ đạo, giao việccủa lãnh đạo UBND huyện Đặc biệt là các quyết định xử phạt vi phạm hànhchính, quyết định giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của công dân được triểnkhai kịp thời, đảm bảo đúng quy định pháp luật

2 Công tác văn thư - lưu trữ:

Trong năm 2015, Bộ phận văn thư - lưu trữ đã có nhiều cố gắng, thựchiện tốt việc quản lý công văn đi, công văn đến Việc chuyển giao, phân phối,

xử lý văn bản, tài liệu đến nơi nhận đúng quy định, đảm bảo chế độ bảo mậtthông tin của Nhà nước Công tác quản lý công văn đi và đến đã được thựchiện trên phần mềm Văn phòng điện tử eOffice nên đã đảm bảo được tiến độ

xử lý văn bản kịp thời, chính xác và khoa học hơn Thực hiện tốt chế độ theodõi, lập hồ sơ lưu trữ, bảo quản tài liệu theo đúng quy trình

Chế độ bảo mật công văn tài liệu và quản lý, sử dụng con dấu đượcthực hiện theo đúng quy định của nhà nước

3 Công tác cải cách hành chính:

Phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình tham mưu cho UBNDhuyện xây dựng kế hoạch nâng cấp và đưa vào hoạt động Trang thông tinđiện tử huyện Triệu Sơn; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lýđiều hành, duy trì, vận hành hệ thống mạng tin học nội bộ Văn phòng điện tử

Trang 24

eOffice và hệ thống quản lý chất lượng phiên bản mới ISO 9001:2008 củaUBND huyện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác; toàn bộ văn bản đến vàvăn bản đi đã được xử lý liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh và các phòng,ban, đơn vị thuộc thành phố qua phần mềm Văn phòng điện tử eOffice, đảmbảo nhanh và chính xác.

5 Công tác tiếp công dân:

Định kỳ hàng tháng, lãnh đạo UBND huyện đã tham gia tiếp công dâncùng HĐND, UBND các xã, thị trấn Duy trì lịch tiếp công dân tại UBNDhuyện theo quy định, tính đến 20/12/2015, UBND huyện và các phòng, ban,phường, xã đã tiếp 734 lượt công dân, trong đó: Chủ tịch UBND thành phốtiếp định kỳ vào ngày mùng 01 và 16 hàng tháng được 328 lượt; các phòng,ban đơn vị tiếp 65 lượt; UBND các phường, xã tiếp 259 lượt; bộ phận trựctiếp công dân thường xuyên của Thành ủy - HĐND - UBND thành phố được

313 lượt

Tiếp nhận và xử lý 321 đơn thư các loại, gồm 23 đơn khiếu nại, 03 đơn

tố cáo và 295 đơn đề nghị Đã giải quyết 250/295 đơn (gồm: 20 đơn khiếunại, 02 đơn tố cáo, 225 đơn đề nghị và có 03 đơn dừng giải quyết theo đề nghịcủa công dân)

6 Công tác hành chính quản trị và phục vụ hậu cần:

Công tác hành chính quản trị và phục vụ hậu cần đảm bảo phục vụ tốtcác hoạt động của Thường trực HĐND-UBND và các phòng ban chuyênmôn; đảm bảo yêu cầu công tác thường xuyên cũng như các nhiệm vụ độtxuất của TT HĐND-UBND huyện

Thực hiện công tác quản lý nguồn kinh phí phục vụ công tác đảm bảođúng theo quy định tài chính của nhà nước; quản lý sử dụng trụ sở làm việc,tài sản công, phương tiện, trang thiết bị phục vụ yêu cầu công tác

Công tác quản lý tài chính được thực hiện đúng theo quy định của nhànước, đảm bảo nguyên tắc, công khai, rõ ràng và chính xác Thực hiện tốt chế

độ quản lý sử dụng tài sản công; thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, mua sắm

Trang 25

thay thế trang thiết bị cần thiết phục vụ yêu cầu công tác.

Tổ lái xe của Văn phòng luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối việc đưa đónphục vụ các đồng chí Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND thành phố vàcác phòng, ban đi công tác Lái xe luôn có ý thức giữ gìn xe sạch, chất lượng

xe tốt, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo

Văn phòng đã thực hiện việc bố trí, sắp xếp phòng làm việc tại trụ sởcho các phòng, ban chuyên môn hợp lý, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt nộiquy, quy chế làm việc tại trụ sở; tăng cường công tác bảo vệ tài sản, vật tư vàcác trang thiết bị tại trụ sở Công tác bảo vệ đã có nhiều cố gắng và duy trìthực hiện chế độ trực theo ca hàng ngày, không để xảy ra mất mát tài sảntrong khu vực cơ quan

Bộ phận lao công tạp vụ thường xuyên đảm bảo vệ sinh quét dọn sạch

sẽ trụ sở, phòng họp và các phòng làm việc của lãnh đạo Có ý thức bảo vệ tàisản chung, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Đảm bảo phục vụ nước uốngtrong sinh hoạt hàng ngày cũng như nước uống phục vụ các cuộc họp, hộinghị chu đáo, đầy đủ Thường xuyên chăm sóc cây cối, giữ gìn VSMT cảnhquan sạch đẹp tại khuôn viên trụ sở làm việc

1.3.2 Tìm hiểu chức năng nhệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn

1.3.2.1.Vị trí, chức năng:

1.Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện là cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu tổng hợpcho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về hoạt động của Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo,điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý

và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhànước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Đối với các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Văn phòng

Trang 26

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dânthực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc;

2 Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có tư cách phápnhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biênchế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểmtra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dânthành phố

Hiện nay văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn là một, văn phòngHĐND-UBND huyện Triệu Sơn hoạt động theo nguyên tắc Thủ trưởng

1.3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:

* Đối với chức năng là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân

1 Trình Ủy ban nhân dân huyện chương trình làm việc, kế hoạch côngtác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Ủy ban nhân dân huyện.Đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã, thịtrấn việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân vàChủ tịch Ủy ban nhân dân huyện sau khi được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc,kiểm tra công tác phối hợp giữa các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã,thị trấn theo quy định của pháp luật;

2 Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự lãnh đạo,chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyệntheo quy định của pháp luật Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ,đột xuất được giao theo quy định của pháp luật;

3 Trình Ủy ban nhân dân huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàngnăm, các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy bannhân dân huyện;

4 Chủ trì soạn thảo các đề án, dự thảo văn bản theo phân công của Chủtịch Ủy ban nhân dân huyện; theo dõi, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn,

Ủy ban nhân dân cấp xã soạn thảo, chuẩn bị các đề án được phân công phụtrách;

Trang 27

5 Có ý kiến thẩm tra độc lập đối với các đề án, dự thảo văn bản của cácphòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trước khi trình Ủy bannhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định;

6.Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giữ mốiquan hệ phối hợp công tác với Huyện uỷ, Thường trực Huyện ủy, Thườngtrực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, các đoàn thể nhândân cấp huyện, và các cơ quan, tổ chức của Trung ương, của thành phố đóngtrên địa bàn địa phương;

7 Tổ chức công bố, truyền đạt các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhândân huyện; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cóliên quan Giúp Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với các cơ quan chức năngtheo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó tại các phòngchuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn;

8 Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân huyện; công tác công văn, giấy tờ, văn thư, hành chính,lưu trữ, tin học hoá hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện;

9 Trình Ủy ban nhân dân huyện chương trình, biện pháp tổ chức thựchiện công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi của Văn phòng Ủyban nhân dân huyện;

10 Phối hợp với Phòng Nội vụ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, thịtrấn

về nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, tin học hoá quản lý hành chính nhànước theo quy định của pháp luật;

11 Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện công tác phòng, chống thamnhũng, lãng phí trong phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dânhuyện theo quy định của pháp luật và phân công của Chủ tịch Ủy ban nhândân huyện;

12 Tổ chức các phiên họp, buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt độngcủa Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; bảo đảm điều kiệnhoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và các tổ

Trang 28

chức có liên quan theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện;

13 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, viên chức của cơ quan;

14 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức vàtài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được giao theo quy định củapháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân huyện;

15 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy bannhân dân huyện giao

* Đối với việc tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có các nhiệm vụ sau đây:

1 Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt độnghàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Hội đồng nhân dân, Thườngtrực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân; tổ chức phục vụ việcthực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;

2 Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân điều hành côngviệc chung của Hội đồng nhân dân; điều hoà, phối hợp hoạt động các Ban củaHội đồng nhân dân; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồngnhân dân,

Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, nội quy

kỳ họp Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên

hệ với Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân; phục vụ Hội đồng nhândân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân trong hoạtđộng đối ngoại;

3 Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân xây dựng chương trình, tổchức phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, cuộc họp của Thường trực Hội đồngnhân dân và Ban của Hội đồng nhân dân; đôn đốc cơ quan, tổ chức hữu quanchuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, cuộc họp của Thường

Trang 29

trực Hội đồng nhân dân, cuộc họp Ban của Hội đồng nhân dân;

4 Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dânxây dựng báo cáo công tác; phục vụ Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra đề

án, báo cáo, dự thảo nghị quyết; giúp Thư ký kỳ họp Hội đồng nhân dân hoànchỉnh Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhândân hoàn thiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

5 Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Bancủa Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt động giámsát; theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kiến nghị trongkết luận giám sát;

6 Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Bancủa Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân, tiếpnhận, xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; theo dõi, đônđốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;

7 Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Hội đồngnhân dân tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tổng hợp ýkiến, kiến nghị của cử tri và gửi cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét giảiquyết;

8 Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức lấy ý kiến đónggóp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh và các văn bản khác theo yêu cầu củaThường trực Hội đồng nhân dân thành phố;

9 Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân trong công tác bầu cử đạibiểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phê chuẩn kếtquả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, thị trấn;

10 Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhândân trong công tác giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạtđộng cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

11 Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Bancủa Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan thành phố và

Trang 30

huyện, Thường trực Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức,đoàn thể ở địa phương;

12 Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân lập dự toán kinh phí hoạtđộng hàng năm, tổ chức thực hiện, quản lý kinh phí hoạt động của Hội đồngnhân dân;

13 Bảo đảm cơ sở vật chất, hoạt động nghiên cứu khoa học, công táchành chính, lưu trữ, lễ tân và điều kiện hoạt động của Hội đồng nhân dân,Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hộiđồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; phục vụ Thường trực Hộiđồng nhân dân thực hiện chế độ, chính sách đối với đại biểu Hội đồng nhândân;

14 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực Hội đồng nhân dângiao

1.3.3 Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các

vị trí trong văn phòng Hội đồng nhân dân

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Văn phòng HĐND-UBND huyện Triệu Sơn(xem PHỤ LỤC II)

Bộ máy của văn phòng Ủy ban nhân dân huyện bao gồm các bộ phận

và nhân sự sau:

-Chánh văn phòng: 01 người

-Phó chánh văn phòng: 02 người

-Bộ phận tham mưu tổng hợp: 04 người

-Bộ phận kế toán – tài vụ: 02 người

-Bộ phận tư pháp: 03 người

-Bộ phận tiếp dân và tiếp nhận hồ sơ hành chính: 02 người

-Bộ phận thi đua khen thưởng: 01 người

-Bộ phận hành chính quản trị: 12 người

-Bộ phận văn thư- lưu trữ: 03 người

Trang 31

Theo quy chế làm việc của Văn phòng HĐND-UBND huyện TriệuSơn, các bộ phận thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phân công Phó Chánh văn phòng, chuyên viên và nhân viên thực hiệnnhiệm vụ; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nhiệm vụđược giao

- Thực hiện quy trình, thủ tục luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, tuyểndụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với côngchức, viên chức

- Tổng hợp tình hình hoạt động của UBND để thực hiện chế độ báo cáođịnh kỳ, chuyên đề, đột xuất về nhiệm vụ được giao

- Thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo sự chỉđạo của lãnh đạo UBND

- Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác cải cách hànhchính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND huyện

- Quản lý và thực hiện công tác văn thư - lưu trữ của cơ quan theo đúngquy định

- Tiếp đón, hướng dẫn khách đến thăm và làm việc với lãnh đạo UBND

và các phòng, đơn vị theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện

- Thực hiện công tác kế toán tài chính của cơ quan, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí

- Theo dõi việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính của công chức,

Trang 32

viên chức và người lao động.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩyviệc ứng dụng chương trình tin học hóa vào hoạt động quản lý nhà nước

- Theo dõi, quản lý các thiết bị máy tính, hệ thổng cáp mạng và quản lýtài sản của cơ quan, đơn vị

- Uỷ quyền cho Phó Chánh Văn phòng xử lý công việc khi đi công tác

- Kiểm tra về thể thức, kỹ thuật trình bày và nội dung văn bản trước khitrình lãnh đạo UBND, đối với nhưng văn bản không đạt yêu cầu Chánh Vănphòng có quyền yêu cầu sửa lại trước khi trình ký

- Đề xuất danh sách công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ theo quy định của cơ quan Đề xuất khen thưởng, kỷ luật,luân chuyển, điều động, tuyển dụng và hợp đồng lao động đối với các phòng,đơn vị trực thuộc UBND

3 Yêu cầu:

- Kỹ năng:

+ Nắm vững các văn bản QPPL về công tác chuyên môn

+ Có khả năng điều hành, chỉ đạo công việc chung trong cơ quan, đơn

vị

+ Xây dựng kế hoạch biên chế và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng côngchức, viên chức hàng năm phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị

+ Có khả năng đề xuất với lãnh đạo về công tác tổ chức bố trí nhân sự

và các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả công việc

+ Có khả năng bố trí sắp xếp công việc cho phù hợp với từng người.+ Có mối quan hệ và giao tiếp tốt Liên kết thuyết phục và tạo dựng

Trang 33

mối quan hệ, đoàn kết trong cơ quan.

- Kinh nghiệm: có kinh nghiệm trong công tác hành chính văn phòng

và công tác tổ chức nhân sự

- Tính cách: vui vẻ, hòa đồng với mọi người; trung thực thẳng thắn, cónhìn nhận và đánh giá khách quan trước mọi tình huống

B Phó Chánh văn phòng phụ trách công tác hành chính- quản trị

Trách nhiệm:Trong phạm vi nhiệm vụ được Chánh Văn phòng

giao,Phó Chánh Văn phòngchịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, PhóChánh Thanh tra phụ trách và trước pháp luật về về toàn bộ kết quả hoạtđộng được giao

Nhiệm vụ: giúp Chánh Văn phòng thực hiện công tác hành chính-quản

trị và các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng giao

Nhiệm vụ cụ thể:Giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành, trực tiếp

phân công Thanh tra viên, chuyên viên, nhân viên do mình phụ trách thựchiện công tác hành chính quản trị, gồm:

- Phối hợp với bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện đúng, kịp thời và chínhxác các chế độ, chính sách, nâng lương, chuyển ngạch, bảo hiểm, … đối vớicông chức, nhân viên cơ quan

- Hàng tháng, quý, sáu tháng, năm phải báo cáo Chánh Văn phòng tìnhhình hoạt động tài chính của đơn vị Thực hiện chế độ kiểm quỹ tiền mặt theođúng quy định;

2 Công tác lái xe, bảo vệ, phục vụ:

- Điều phối xe phục vụ công tác của lãnh đạo và các phòng chuyên môn

Trang 34

nghiệp vụ Đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông Thường xuyênbảo trì, bảo dưỡng xe, đảm bảo phục vụ kịp thời trong công tác;

- Trang bị phương tiện làm việc cho các đồng chí lãnh đạo, các phòngnghiệp vụ Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa trụ sở làm việc, tài sản, thiết bị của

cơ quan Chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất phục vụ các cuộc họp, hội nghị tiếpkhách;

- Phối hợp với các phòng thanh tra, phòng chuyên môn nghiệp vụ tổchức tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy trong cơ quan;

- Tham dự các cuộc họp lãnh đạo, các cuộc họp triển khai và công bốkết luận thanh tra theo sự phân công của Chánh văn phòng

3 Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thanh tra viên, chuyên viên,nhân viên thuộc Văn phòng về lĩnh vực chuyên môn được giao

4 Vận động công chức, nhân viên xây dựng, giữ gìn đoàn kết giúp đỡnhau trong công việc, thực hiện đạo đức và văn hóa công vụ trong cơ quan

5 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng phân công

3 Tham gia ý kiến đề xuất, kiến nghị với Chánh Văn phòng về nhân

sự, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác; các giải pháp nâng cao năngsuất, chất lượng hiệu quả công tác chuyên môn và về quyền lợi chính đángcủa công chức, nhân viên Văn phòng

C Phó chánh văn phòng phụ trách Tư pháp, Văn thư- lưu trữ

Trách nhiệm: Trong phạm vi nhiệm vụ được Chánh Văn phòng giao,

Phó Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, Phó ChánhThanh tra phụ trách và trước pháp luật về về toàn bộ kết quả hoạt động được

Trang 35

Nhiệm vụ: giúp Chánh Văn phòng thực hiện công tác hành Tư

pháp,Văn thư- lưu trữ và các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng giao

- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tham gia xâydựng và quản lý văn bản pháp quy của UBD huyện, công tác tiếp dân, thammưu giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dânhuyện, thực hiện vông tác hộ tịch, chứng thực, quản lý công tác văn thư lưutrữ

- Đảm bảo công tác nhận và cập nhật vào chương trình theo dõi trênmáy vi tính các loại công văn đi - đến Công văn đến chuyển cho Chánh Vănphòng xử lý trong ngày, công văn đi sau khi ký tên và đóng dấu phát hànhphải nhanh chóng gửi bưu điện chuyển đi (hoặc trực tiếp chuyển cho ngườinhận, cơ quan nhận);

- Đảm bảo cập nhật tên hồ sơ lưu trữ vào chương trình theo dõi trênmáy vi tính Thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, lưu trữ bảo mật đúng quyđịnh của Nhà nước, không để xảy ra mất mát hoặc thất lạc hồ sơ; cung cấp hồ

sơ, tài liệu kịp thời cho lãnh đạo và các phòng thanh tra, phòng chuyên mônnghiệp vụ khi có yêu cầu phục vụ công tác

Được ký các văn bản theo sự ủy quyền của Chánh văn phòng và Ubdhuyện, một số văn bản theo sự phân công và thực hiện các nhiệm vụ kháctheo sự phân công của Chánh văn phòng

D.Chuyên viên Tổng hợp – Cải cách hành chính

1 Trách nhiệm:

Tham mưu giúp Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng thực hiệnnhiệm vụ về tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm của cơ quan, xây dựng kếhoạch công tác của toàn cơ quan; theo dõi, tổng hợp về công tác cải cách hànhchính và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo

2 Quyền hạn:

- Có quyền nhận xét và đưa ra ý kiến của mình trong quá trình làm

Ngày đăng: 22/09/2016, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w