MỤC LỤC A.LỜI NÓI ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4.Nguồn tài liệu tham khảo 3 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Bố cục của đề tài 4 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 5 Phần I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN VĨNH BẢO 7 1.1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Vĩnh Bảo 7 1.1.1.Chức năng 7 1.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn 8 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Vĩnh Bảo 13 1.2. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng của UBND huyện Vĩnh Bảo. 16 1.2.1. Tổ chức và hoạt động của phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo. 16 1.2.1.1.Khảo sát về tổ chức công tác quản trị văn phòng của Phòng Nội vụ. 16 1.2.1.2. Xây dựng chương trình công tác thường kỳ cho lãnh đạo cơ quan 18 1.2.1.3. Công tác tổ chức 1 hội nghị 19 1.2.1.4. Quy trình tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo cơ quan 19 1.2.1.5. Đánh giá tình hình triển khai và thực hiện nghi thức nhà nước về văn hóa công sở của Phòng Nội vụ. 20 1.2.2.Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ. 22 1.2.2.1.Vị trí và chức năng của phòng Nội vụ 22 1.2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nội vụ 22 1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo 25 1.2.3.Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các vị trí trong Phòng Nội vụ. 26 1.2.3.1.Xác định vị trí việc làm 26 1.2.3.2.Xây dựng bảng mô tả công việc 27 PHẦN II. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨCCÔNG TÁC VĂN THƯ 37 CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ 37 1.1. Khái niệm 37 1.2. Ý nghĩa, vai trò công tác văn thư 37 1.3.Tiêu chuẩn, yêu cầu đối với viên chức, cán bộ làm công tác văn thư. 39 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ CỦAPHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND HUYỆN VĨNH BẢO 43 2.1. Thiết lập bộ máy làm công tác văn thư 43 2.2.Trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác văn thư. 43 2.3. Tổ chức, nhiệm vụ của viên chức, cán bộ làm công tác văn thư. 44 2.3.1.Tổ chức 44 2.3.2.Nhiệm vụ của cán bộ văn thư 44 2.4. Nội dung công tác văn thư 44 2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư 59 2.6. Bảo vệ bí mật Nhà nước trong công tác văn thư. 60 2.7.Báo cáo thống kê công tác văn thư. 61 2.8.Quản lý Nhà nước về công tác văn thư. 61 Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 62 3.1.Đánh giá chung 62 3.1.1.Ưu điểm 62 3.1.2. Nhược điểm 63 3.1.3.Nguyên nhân 64 3.2.Đề xuất, kiến nghị 64 KẾT LUẬN 66 PHỤ LỤC
Trang 1MỤC LỤC
A.LỜI NÓI ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4.Nguồn tài liệu tham khảo 3
5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Bố cục của đề tài 4
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 5
Phần I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN VĨNH BẢO 7
1.1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Vĩnh Bảo 7
1.1.1.Chức năng 7
1.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn 8
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Vĩnh Bảo 13
1.2 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng của UBND huyện Vĩnh Bảo 16
1.2.1 Tổ chức và hoạt động của phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo 16
1.2.1.1.Khảo sát về tổ chức công tác quản trị văn phòng của Phòng Nội vụ 16
1.2.1.2 Xây dựng chương trình công tác thường kỳ cho lãnh đạo cơ quan 18 1.2.1.3 Công tác tổ chức 1 hội nghị 19
1.2.1.4 Quy trình tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo cơ quan 19
1.2.1.5 Đánh giá tình hình triển khai và thực hiện nghi thức nhà nước về văn hóa công sở của Phòng Nội vụ 20
1.2.2.Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ 22
1.2.2.1.Vị trí và chức năng của phòng Nội vụ 22
1.2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nội vụ 22 1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo .25
Trang 21.2.3.Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các vị trí
trong Phòng Nội vụ 26
1.2.3.1.Xác định vị trí việc làm 26
1.2.3.2.Xây dựng bảng mô tả công việc 27
PHẦN II CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN THƯ 37
CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ 37
1.1 Khái niệm 37
1.2 Ý nghĩa, vai trò công tác văn thư 37
1.3.Tiêu chuẩn, yêu cầu đối với viên chức, cán bộ làm công tác văn thư 39
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ CỦA PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND HUYỆN VĨNH BẢO 43
2.1 Thiết lập bộ máy làm công tác văn thư 43
2.2.Trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác văn thư 43
2.3 Tổ chức, nhiệm vụ của viên chức, cán bộ làm công tác văn thư 44
2.3.1.Tổ chức 44
2.3.2.Nhiệm vụ của cán bộ văn thư 44
2.4 Nội dung công tác văn thư 44
2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư 59
2.6 Bảo vệ bí mật Nhà nước trong công tác văn thư 60
2.7.Báo cáo thống kê công tác văn thư 61
2.8.Quản lý Nhà nước về công tác văn thư 61
Phần III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 62
3.1.Đánh giá chung 62
3.1.1.Ưu điểm 62
3.1.2 Nhược điểm 63
3.1.3.Nguyên nhân 64
3.2.Đề xuất, kiến nghị 64
KẾT LUẬN 66 PHỤ LỤC
Trang 3A.LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động
có những đóng góp nhất định và luôn có sự cải tiến để hướng tới sự hoàn thiện
Hòa vào xu thế đó những năm gần đây nghiệp vụ công tác văn thư cónhững bước phát triển phong phú và đa dạng đáp ứng yêu cầu của nền cải cáchhành chính
Như chúng ta đã biết công tác văn thư là một nghiệp vụ không thể thiếutrong hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhằm đảm bảo thông tin bằng văn bảnphục vụ kịp thời cho việc lãnh đạo quản lý, điều hành công việc; cho việc thựchiện chức năng, nhiệm vụ và ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải quyết công việchàng ngày, tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan tổ chức
Trong những năm gần đây với nhu cầu cải cách nền hành chính nhà nước
và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đặc biệt là hệ thống vănbản quản lý hành chính nhà nước Công tác văn thư đã góp phần quan trọng đảmbảo thông tin cho hoạt động quản lý: cung cấp những tài liệu, tư liệu, số liệuđáng tin cậy phục vụ những mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Đồngthời cung cấp những thông tin quá khứ, những căn cứ, những bằng chứng phục
vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan giúp cho cán bộ công chức của cơ quannâng cao hiệu suất công việc và giải quyết xử lý nhanh chóng và đáp ứng đượcyêu cầu của các tổ chức, cá nhân Hồ sơ tài liệu trở thành phương tiện theo dõikiểm tra công việc một cách có hệ thống, qua đó cán bộ công chức có thể kiểmtra, đúc rút kinh nghiệm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạtđộng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách nền hành chính Nhà nước hiện nay; tạocông cụ để kiểm soát việc thực thi quyền lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân; gópphần giữ gìn những căn cứ bằng chứng về hoạt động của cơ quan, phục vụ việckiểm tra , thanh tra, giám sát; góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liênquan đến cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và các bí mật quốc gia
Nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác văn thư
Trang 4đối với hoạt động của các cơ quan tổ chức Nhằm thực tập áp dụng kiến thức lýluận chuyên ngành vào thực tế công việc, tìm hiểu và củng cố chuyên môn vềcông tác văn thư phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp ra trường Khảo sátthực tế tình hình quản lý và thực hiện công tác văn thư tại cơ quan thực tập đểđưa ra những nhận xét đánh giá toàn diện, khách quan để góp phần nâng caohiệu quả hoạt động công tác văn thư Đó cũng chính là những lý do cơ bản để
em lựa chọn chủ đề về công tác văn thư cho bài báo cáo thực tập này của mình
2 Mục tiêu của đề tài
- Áp dụng kiến thức lý luận được học trên giảng đường đại học vào thực
tiễn công việc
- Nhằm khảo sát tình hình thực tế việc quản lý và thực hiện công tác vănthư tại cơ quan thực tập để có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn từ đó cóbiện pháp xử lý linh hoạt trong công việc
- Nhằm học hỏi trau dồi thêm những kiến thức thực tế về chuyên môncũng như những kỹ năng, phẩm chất, tác phong những kinh nghiệm cần có củamột người cán bộ văn thư
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Tình hình triển khai việc quản lý và thực hiện công tác văn thư tại PhòngNội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo
- Cơ sở lí luận về công tác văn thư
- Thực tiễn hoạt động văn thư tại Phòng Nội vụ UBND huyện Vĩnh Bảo
Trang 5thư tại Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo.
4.Nguồn tài liệu tham khảo
- Quy chế làm việc của Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo
- Giáo trình Công tác văn thư của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính Phủ về côngtác văn thư
- Thông tư số 04/2013/TT-BNV về việc hướng dẫn xây dựng quy chếcông tác văn thư lưu trữ của cơ quan tổ chức của Bộ Nội vụ ban hành ngày 16tháng 04 năm 2013
5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Công tác văn thư là một nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động củacác cơ quan, tổ chức nhằm đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ kịp thời choviệc lãnh đạo quản lý, điều hành công việc; cho việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải quyết công việc hàng ngày, tới chất lượng
và hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan tổ chức Đã có không ít những chuyên
đề báo cáo thực tập, những đề tài nghiên cứu khoa học, những công trình nghiêncứu về vấn đề này, tuy nó không phải là đề tài mới mẻ nhưng nội dung về cảicách và đổi mới công tác văn thư luôn là vấn đề thu hút nhiều người quan tâm
Do sự hạn chế về tài liệu và vốn kiến thức cũng như chưa có nhiều kinh nghiệmnên trong bài báo cáo thực tập này em chỉ tập trung nghiên cứu về các hoạt độngnghiệp vụ, tình hình thực hiện văn thư, tìm ra các ưu điểm và hạn chế, đề ra giảipháp khắc phục và phát huy công tác văn thư góp một phần nhỏ cùng với cáccán bộ cơ quan nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc
6 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp duy vật biện chứng
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra khảo sát
+ Phương pháp đối thoại phỏng vấn
+ Phương pháp thống kê
Trang 6+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân tích
+ Phương pháp tổng hợp
7 Bố cục của đề tài
Đề tài của bài báo cáo này được chia làm 3 phần bao gồm:
Phần 1 Khảo sát công tác văn phòng của Ủy ban nhân dân huyện VĩnhBảo
Phần 2 Chuyên đề thực tập: Tìm hiểu về tổ chức công tác văn thư củaPhòng Nội vụ thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo
Phần 3 Kết luận và đề xuất kiến nghị
Qua thời gian thực tập (từ ngày 04/01/2016 đến ngày 11/03/2016) tạiPhòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) được sựquan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện của Nhà Trường ( Trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội), sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo giảngviên trong trường, cùng với sự hướng dẫn tỉ mỉ, nhiệt tình của cán bộ hướng dẫnnơi cơ quan em thực tập để em có thêm kinh nghiệm tiếp xúc với thực tế côngviệc, củng cố thêm phần kiến thức vẫn còn thiếu và nâng cao trình độ chuyênmôn Vận dụng lý luận, kiến thức đã học tại trường mà thầy cô đã trang bị vàothực tiễn và rèn luyện kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ để có thêm kiến thức,kinh nghiệm phục vụ cho công việc của bản thân trong tương lai
Tuy đã tìm hiểu và ghi chép kỹ càng trong quá trình thực tập, cùng với sựvận dụng những kiến thức đã được học trong suốt khóa học nhưng do sự hạn chế
về kiến thức bản thân và kinh nghiệm làm việc thực tế chưa nhiều nên bài viếtkhông tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong các thầy cô giáo thôngcảm và bổ sung góp ý cho bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viênDinhNguyễn Thị Dinh
Trang 7DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
UBND - Ủy ban nhân dân
Trang 8Khuôn viên cảnh quan trụ sở UBND huyện Vĩnh Bảo
Trang 9Phần I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA UBND HUYỆN
xã, các đơn vị xí nghiệp, sự nghiệp và các cơ quan Nhà nước được giao cho cấphuyện quản lý
Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Bảo vừa làm chức năng quản lý hành chínhNhà nước, vừa làm chức năng quản lý kinh tế trong huyện, là cấp quản lý kếhoạch toàn diện và có ngân sách Cụ thể là:
- Quản lý các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòngtrong huyện Quản lý về mặt hành chính nhà nước về sản xuất, kinh doanh, lưuthông, phân phối, về văn hóa, giáo dục, y tế và tổ chức chăm sóc đời sống củanhân dân trong huyện
- Cấp huyện là trung tâm chỉ đạo tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng
ở nông thôn, trang bị kỹ thuật cho nông nghiệp huyện, thực hiện cải tạo xã hộichủ nghĩa đối với nông nghiệp, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hộichủ nghĩa, kết hợp cải tạo với xây dựng, nhằm tổ chức lại sản xuất, tổ chức vàphân công lại lao động trên địa bàn huyện, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn
xã hội chủ nghĩa; xây dựng huyện thành đơn vị kinh tế nông – công nghiệp phùhợp với điều kiện trong huyện và phù hợp với quy hoạch của tỉnh và của cảnước
- Giáo dục cho nhân dân làm tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, tổ chức ngàycàng tốt hơn đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân trong huyện, bảo đảm anninh chính trị, trật tự xã hội, củng cố quốc phòng, xây dựng nông thôn mới xã
Trang 10hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong huyện.
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngânsách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toánngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trongtrường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo
Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ bannhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quyđịnh của pháp luật;
- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn
Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai,
Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chươngtrình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương
và tổ chức thực hiện các chương trình đó;
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyểndịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai tháclâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình,giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;
- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã,
Trang 11thị trấn;
- Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trìnhthuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định củapháp luật
Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kếhoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
- Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ ở các xã, thị trấn;
- Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biếnnông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ bannhân dân tỉnh
Lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xâydựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiệnquy hoạch xây dựng đã được duyệt;
- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng
cơ sở theo sự phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thựchiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lýđất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theophân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện
Vĩnh Bảo thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra
Trang 12việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và dulịch trên địa bàn huyện;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạtđộng thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
- Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thươngmại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn
Lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể
thao, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thôngtin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện saukhi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổcập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổchức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địabàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên,quy chế thi cử;
- Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phongtrào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thểthao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắngcảnh do địa phương quản lý;
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y
tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chốngdịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơinương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kếhoạch hoá gia đình;
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hànhnghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
- Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động;
Trang 13tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từthiện, nhân đạo.
Lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban
nhân dân huyện Vĩnh Bảo thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụsản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quảthiên tai, bão lụt;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường vàchất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bànhuyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tạiđịa phương
Lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban
nhân dân huyện Vĩnh Bảo thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang
và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện;quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự
vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhậpngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trườnghợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâydựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và cáchành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản
lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ
an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Trang 14Việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc vàtôn giáo;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kếhoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôngiáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nàocủa công dân ở địa phương;
- Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng,tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của phápluật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật
Việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm traviệc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quannhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện cácbiện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền
và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của phápluật;
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước;
tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn
Trang 15Việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồngnhân dân theo quy định của pháp luật;
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quanchuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhândân cấp trên;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấpcủa Uỷ ban nhân dân cấp trên;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
- Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hànhchính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấptrên xem xét, quyết định
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Vĩnh Bảo
Ban lãnh đạo UBND huyện:
Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Trọng Nhưỡng
Các phó chủ tịch:
- Trịnh Khắc Tiến: Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷsản, tài nguyên và môi trường
- Ðặng Văn Chúc: Phụ trách xây dựng, giao thông, thương mại, dịch vụ
- Nguyễn Văn Khơi: Phụ trách văn hoá - xã hội
Các cơ quan chuyên môn trực thuộc:
Văn phòng Uỷ ban nhân dân
- Chánh văn phòng: Vũ Xuân Quang
- Các Phó chánh văn phòng:
+ Nguyễn Tiến Hoàng
+ Bùi Thị Lý
+ Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Trang 16 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Trưởng phòng: Nguyễn Văn Đàn
- Các Phó trưởng phòng:
+ Nguyễn Quang Vỵ: Phụ trách thuỷ lợi
+ Đinh Xuân Thắng: Phụ trách chăn nuôi, trồng trọt
+ Nguyễn Đức Lộc
Phòng Tài chính - Kế hoạch
-Trưởng phòng: Cao Văn Thư
- Các phó trưởng phòng:
+ Đặng Duy Thức: Phụ trách kế hoạch đầu tư
+ Nguyễn Thị Lan Hương
Phòng Kinh tế và Hạ tầng
- Trưởng phòng: Nguyễn Ðức Chính
- Các phó trưởng phòng:
+ Phạm Ðức Thảo: Phụ trách công nghiệp, thương mại
+ Ðào Nguyên Nghiêm: Phụ trách khoa học công nghệ và điện
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Trưởng phòng: Đỗ Thị Hương
- Các phó trưởng phòng:
+ Trần Văn Canh (Kiêm Giám đốc VP Đăng ký quyền sử dụng đất)
Phòng Giáo dục và Ðào tạo
- Trưởng phòng: Phạm Ngọc Quỳnh
- Các phó trưởng phòng:
+ Nguyễn Thị Vang
+ Đoàn Văn Thành
Phòng Văn hoá và Thông tin
- Trưởng phòng: Nguyễn Viết Bính
- Các phó trưởng phòng:
Trang 17+ Phạm Ngọc Điệp
+ Nguyễn Hữu Điển
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Trưởng phòng: Nguyễn Ðình Duy
Thanh tra huyện
- Chánh Thanh tra: Trần Văn Khánh
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng
- Giám đốc: Nguyễn Hữu Ðịnh
- Phó giám đốc: Trần Anh Toán
Hạt Quản lý đường bộ
Hạt trưởng: Trần Văn Thoan
Trung tâm Thể dục, thể thao
Trang 18Giám đốc: Nguyễn Đức Tiến
Phó giám đốc: Phạm Văn Thịnh
Trung tâm Văn hoá, thông tin
Giám đốc: Nguyễn Mộng Ðiệp
Phó giám đốc: Nguyễn Văn Nhân
Ðài Phát thanh huyện
- Trưởng Ðài: Phạm Văn Quán
- Phó trưởng Ðài: Đỗ Duy Tiến
Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Vĩnh Bảo ( Phụ lục 01)
1.2 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng của UBND huyện Vĩnh Bảo.
1.2.1 Tổ chức và hoạt động của phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo.
1.2.1.1.Khảo sát về tổ chức công tác quản trị văn phòng của Phòng Nội vụ.
Công tác Quản trị văn phòng:
Phòng Nội vụ là bộ phận quan trọng trong hoạt động động quản lý của cơquan.Phòng Nội vụ với chức năng tham mưu giúp lãnh đạo cơ quan và điềuhành hoạt động chung của cơ quan đồng thời cung cấp thông tin cho công tácquản trị Ngoài ra, Phòng Nội vụ còn thực hiện nhiều nhiệm vụ như: thu thập, xử
lý thông tin, phối hợp với các bộ phận của cơ quan chuẩn bị các văn bả, đề ánquyết định quản lý theo sự phân công của lãnh đạo cơ quan; tổ chức giao tiếpđối nội, đối ngoại…Do thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ nên phòng Nội
vụ đòi hỏi phải có sự tổ chức một cách khoa học để nâng cao năng suất và hiệuquả hoạt động của toàn cơ quan
Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo đã và đang hướng tới xây dựngmột văn phòng với đầy đủ tính năng, công dụng của một văn phòng hiện đại phụccho hoạt động bộ máy của cơ quan ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn
Bộ máy tổ chức hoạt động của Phòng Nội vụ được tổ chức đầy đủ các bộ
Trang 19phận chức năng về tham mưu, tổng hợp, hậu cần với đội ngũ cán bộ có chuyênmôn, nghiệp vụ vững vàng, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào các chức danhtương xứng với từng nhiệm vụ.
Trưởng phòng có trách nhiệm xây dựng chương trình công tác, bố trí,phân công nhiệm vụ đến từng công chức thuộc Phòng Nội vụ, bảo đảm mốiquan hệ phối hợp giữa các bộ phận và giữa các cá nhân để thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao
Vai trò của Phòng Nội vụ trong việc thực hiện chức năng tham mưu tổnghợp, giúp việc và đảm bảo hậu cần cho cơ quan
- Chức năng tham mưu, tổng hợp được thể hiện cụ thể như sau:
+ Xây dựng kịp thời các Chương trình hoạt động, các kế hoạch công táccho cơ quan theo chủ trương và yêu cầu của lãnh đạo cơ quan, tham mưu giúplãnh đạo cơ quan xây dựng các quy chế, quy định trong cơ quan như: Quy chếVăn thư – Lưu trữ, Quy chế làm việc, Nội quy cơ quan…
+ Chủ động đôn đốc, theo dõi và tổng hợp báo cáo định kỳ việc thực hiệncác chương trình công tác năm
+ Tổ chức thông báo, truyền đạt các Văn bản quy phạm pháp luật, đảmbảo cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho lãnh đạo cơ quan
+ Công tác văn thư – Lưu trữ được quan tâm thực hiện theo đúng quyđinh và từng bước hiện đại hóa
+ Tổ chức đón tiếp và phối hợp đón tiếp các đoàn khách đến công tác vàlàm việc tại cơ quan; tổ chức thành công nhiều lễ mít tinh kỷ niệm và các sựkiện trọng đại Ví dụ thời gian gần đây nhất, phòng Nội vụ đã phối hợp cùng vớilãnh đạo cơ quan và các phòng ban chuyên môn đã tổ chức thành công lễ míttinh kỷ niệm ngày lễ hội truyền thống Đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêmtại thôn Trung Am, xã Lý Học thu hút hàng nghìn du khách thập phương gần xa
+ Đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ quan, hiện đại hóavăn phòng trang bị hệ thống máy tính văn phòng: máy tính, máy fax, máy scan,điện thoại…đảm bảo thông tin kịp thời chính xác
Trang 20+ Công tác tổ chức cán bộ được thực hiện nghiêm túc: việc nâng lương,nâng ngạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được hết sức chú trọng Tăng cườngcông tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức chấp hành chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức thực hiện cuộc vận động
5 năm “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
+ Công tác thi đua khen thưởng được tiến hành kịp thời và chính xácnhằm củng cố tinh thần và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập thể và cánhân Vừa qua lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Bảo phối hợp với Phòng Nội vụ đãtrao tặng cho hơn bốn mươi đơn vị, tập thể, cá nhân đã đạt thành tích xuất sắctrong các hoạt động đoàn thể và các phong trào thi đua trong năm 2015 thuộcđịa bàn huyện Vĩnh Bảo
+ Công tác cải cách hành chính được quan tâm sâu sắc và đẩy mạnh thựchiện và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận
- Thông báo về kết luận của Ủy ban nhân dân huyện về kết quả kiểm tra công tác CCHC và trách nhiệm thi hành công vụ của người đứng đầu năm 2015.
- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2015 và trách nhiệm thi hành công vụ của người đứng đầu địa phương, đơn vị ( Phụ lục 02)
1.2.1.2 Xây dựng chương trình công tác thường kỳ cho lãnh đạo cơ quan
- Chương trình công tác năm: Chuyên viên có trách nhiệm giúp việc chotrưởng phòng xây dựng chương trình công tác năm của UBND huyện Vĩnh Bảo.Chậm nhất là vào ngày 31/10 hàng năm các đơn vị thuộc các phòng ban chuyênmôn gửi phòng Nội vụ danh mục các đề án Phòng nội vụ tổng hợp, tổ chức cáccuộc họp tổng kết công tác năm và đề xuất dự kiến chương trình công tác nămsau của cơ quan và gửi lại các đơn vị có liên quan tham gia ý kiến
- Chương trình công tác quý:
Tháng cuối của mỗi quý, các đơn vị chủ động đánh giá tình hình thực hiện
Trang 21kế hoạch công tác 6 tháng và và xem xét các vấn đề mới phát sinh để đề nghiđiểu chỉnh kế hoạch công tác quý sau Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch côngtác quý.
- Chương trình công tác tháng:
Dựa vào chương trình công tác quý, Phòng Nội vụ tổng hợp và phân chiatheo từng lĩnh vực do Chủ tịch, các Phó chủ tịch phụ trách, trình Chủ tịchUBND huyện quyết định
- Chương trình công tác tuần: Bao gồm các việc mà Chủ tịch và các Phó
Chủ tịch giải quyết trong tuần Phòng Nội vụ phối hợp với các đơn vị có liênquan xây dựng chương trình công tác tuần, trình Chủ tịch duyệt và gửi các đơn
vị vào vào sáng thứ 2 của tuần làm việc kế tiếp và đăng lên cổng thông tin điện
tử của UBND huyện Vĩnh Bảo và báo cáo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan
Sơ đồ xây dựng chương trình công tác thường kỳ cho lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Bảo ( Phụ lục số 03)
1.2.1.3 Công tác tổ chức 1 hội nghị
Hội nghị là công việc thường xuyên diễn ra trong hoạt động của một cơquan Vì vậy công tác tổ chức hội nghị phải đươhc chú trọng trong từng khâunghiệp vụ, để hội nghị diễn ra khoa học thể hiện tính hiện đại và đảm bảo chấtlượng việc nắm rõ quy trình trong công tác tổ chức hội nghị giúp ta chủ độngcông việc chuẩn bị hội nghị
Sơ đồ hóa công tác tổ chức 1 hội nghị
( Phụ lục số 04)
Gần đây nhất, ngày 17/1/2016 vừa qua, Phòng Nội vụ dưới sự chỉ đạocủa lãnh đạo cơ quan đã phối hợp với các phòng ban chuyên môn tổ chức hộinghị phổ biến nội dung luật tổ chức chính quyền địa phương phục vụ cho côngtác bầu cử trong thời gian tới
Phổ biến nội dung luật tổ chức chính quyền địa phương ( Phụ lục số 05 )
1.2.1.4 Quy trình tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo cơ quan
Trang 22- Đi công tác là một hoạt động thường xuyên và cần thiết để thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của cơ quan Chuyến đi công tác của lãnh đạo đa dạng,được các chuyên viên phòng Nội vụ chuẩn bị chu đáo.
- Lập kế hoạch cụ thể cho chuyến đi, trình Trưởng phòng phê duyệt, liên
hệ với nơi công tác, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được phân công,chuẩn bị phương tiện đi lại, kinh phí, văn bản và giấy tờ có liên quan, báo cáocông tác của cơ quan khi thủ trưởng đi công tác, kết thúc chuyến đi, quyết toánkinh phí, lập hồ sơ
Sơ đồ quy trình tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo cơ quan ( Phụ lục số 06)
1.2.1.5 Đánh giá tình hình triển khai và thực hiện nghi thức nhà nước
về văn hóa công sở của Phòng Nội vụ.
Văn hóa công sở đóng một vai trò không nhỏ cho sự thành công cũng nhưthất bại hoàn toàn của tổ chức hay cá nhân Văn hóa công sở không chỉ là diệnmạo của 1 cá nhân mà còn là bộ mặt của cơ quan, nó tác động không nhỏ đếnhiệu quả công việc, đến hình ảnh của cơ quan Ngoài ra văn hóa công sở còn đểcán bộ, nhân viên dựa vào đó làm tiêu chuẩn để xây dựng hình ảnh cho riêngmình
UBND huyện Vĩnh Bảo chưa có quyết định ban hành quy chế văn hóacông sở, nhưng đã ban hành được những quy định về thực hiện nếp sống vănhóa nơi làm việc, nội quy ra vào cơ quan… Trên thực tế việc thực hiện văn hóacông sở của cơ quan khá nghiêm túc:
- Đeo thẻ cán bộ, công chức theo đúng quy định.
- Các cán bộ đi làm đúng giờ theo giờ hành chính đã được nhà nước quy
định
- Trang phục của cán bộ, công chức, viên chức đaem bảo tính trang
trọng, lịch sự, gọn gàng, và đúng với chuẩn mực của môi trường cơ quan Nhànước Bảo vệ mặc đồng phục khi thi hành nhiệm vụ
- Trong giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức, viên chức : ngôn ngữ rõ
Trang 23rang, mạch lạc, không sử dụng tiếng địa phương Giao tiếp với cơ quan, cá nhânđến làm việc: Văn minh, lịch sự, thể hiện thái độ cử chỉ thân thiện, khiêm tốn,vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống, lắng nghe ý kiến của người đến giaodịch.
- Trong giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp: Khiêm tốn, bảo vệ uy tín danh
dự của đồng nghiệp, không chia bè phái gây mất đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhauhoàn thành nhiệm vụ
- Giao tiếp qua điện thoại phải xưng tên, cơ quan, trao đổi rõ ràng, ngắn
gọn tập trung vào nội dung công việc Không ngắt điện thoại đột ngột, kết thúctrao đổi cần nói lời cảm ơn hoặc lời chào nếu cầ thiết
- Treo Quốc kỳ đúng tiêu chuẩn về kích cỡ, màu sắc đã được Hiến pháp
quy định Quốc kỳ phải được treo 24/24 ở nơi trang trọng trước trụ sở cơ quan
- Cách bài trí khuôn viên và các phòng làm việc được bố trí gọn gàng,
ngăn nắp
Trong quá trình thực tập tại Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo
em nhận thấy việc thực hiện nghi thức nhà nước về van hóa công sở của cơ quannói chung được thực hiện nghiêm túc, phù hợp với quy định về văn hóa công sởcủa Nhà nước, Bộ Nội vụ và môi trường cơ quan Nhà nước, cũng phù hợp vớiđịnh hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiệnđại, có phẩm chất đạo đức tốt
- Mô hình bố trí nơi làm việc của Phòng Nội thuộc UBND huyện Vĩnh
Bảo
Nơi làm việc của Phòng Nội vụ tọa lạc tại tầng 2 khu nhà D của UBNDhuyện Vĩnh Bảo, được bố trí theo kiểu văn phòng cổ điển, với các phòng:Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, bộ phận tổ chức cán bộ , bộ phận xây dựngchính quyền, bộ phận thi đua khen thưởng, bộ phận tôn giáo, bộ phận văn thưlưu trữ Bộ phận tổ chức cán bộ được bố trí chung phòng làm việc với bộ phậnvăn thư lưu trữ; bộ phận tôn giáo chung phòng làm việc với bộ phận thi đua-khen thưởng; riêng bộ phận xây dựng chính quyền được sắp xếp 1 phòng làm
Trang 24việc riêng, như vậy các bộ phận vừa có thể hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau trongcông việc vừa có thể hoàn thành tốt các công việc chuyên môn nghiệp vụ củamình, là cơ hội để phát huy hết khả năng và tính sáng tạo trong công việc.
1.2.2.Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ 1.2.2.1.Vị trí và chức năng của phòng Nội vụ
- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưugiúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổchức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hànhchính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viênchức nhà nước; cán bộ, công chức xã, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; vănthư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua-khen thưởng trên địa bàn huyện
-Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBNDhuyện, đồng thời chịu sự lãnh đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ của Sở Nội vụ Hải Phòng
1.2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nội vụ
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ và tổ
chức triển khai thực hiện theo quy định
- Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao
- Về tổ chức bộ máy:
+ Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo hướng dẫncủa UBND thành phố, Sở Nội vụ Hải Phòng
+ Trình UBND huyện quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan
Trang 25chuyên môn thuộc UBND huyện theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trìnhUBND huyện quyết định
+ Tham mưu giúp UBND huyện quyết định thành lập, giải thể, sáp nhậpcác tổ chức phối hợp lien ngành của huyện theo quy định của pháp luật
- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
+ Tham mưu giúp UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sựnghiệp hàng năm
+ Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý , sử dụng biên chếhành chính, sự nghiệp
+ Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sựnghiệp của huyện và UBND xã , thị trấn
- Về công tác xây dựng chính quyền:
+ Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiệnviệc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công củaUBND huyện và hướng dẫn của UBND thành phố, Sở Nội vụ Hải Phòng
+ Thực hiện các thủ tục để UBND huyện phê chuẩn các chức danh lãnhđạo của UBND xã, thị trấn, giúp UBND huyện trình UBND thành phố phêchuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật
+ Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập,chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn huyện để UBND huyện trìnhHội đồng nhân dân huyện thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xemxét, quyết định Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giớihành chính của huyện
+ Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập
và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, khu dân cư, tổ dân phốtrên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn,Khu dân cư, Tổ trưởng tổ dân phố
Trang 26+ Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáoviệc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện
- Về cán bộ, công chức, viên chức:
+ Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điềuđộng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồidưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, côngchức, viên chức;
+ Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiệnchính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấntheo phân cấp
- Về cải cách hành chính:
+ Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyênmôn cùng cấp và UBND xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách hành chính ởđịa phương;
+ Tham mưu giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cảicách hành chính trên địa bàn huyện;
+ Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBNDhuyện và thành phố;
+ Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt độngcủa hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn huyện
- Về công tác văn thư, lưu trữ.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hànhchế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ
+ Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảoquản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bànhuyện và Lưu trữ huyện
- Về công tác tôn giáo:
+ Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện
Trang 27các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo vàcông tác tôn giáo trên địa bàn huyện.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện để thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện theo phân cấp củaUBND thành phố và theo quy định của pháp luật
- Về công tác thi đua khen thưởng:
+ Tham mưu đề xuất với UBND huyện tổ chức các phng trào thi đua vàtriển khai và thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địabàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực cảu Hội đồng thi đua – Khen thưởnghuyện
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua,khen thưởng theo quy định của pháp luật
-Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác nội vụ theo thẩm quyền
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo UBND huyện và Sở Nội
vụ Hải Phòng về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn huyện
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối vớicán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quyđịnh của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của UBND huyện
- Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaUBND xã, thi trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giaotrên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ Hải Phòng
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện
1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo
Trang 28Phòng Nội vụ có:
+ Trưởng phòng
+ Các Phó phòng phụ trách quản lý các lĩnh vực khác nhau thuộc tráchnhiệm và quyền hạn của phòng Nội vụ
+ Các cán bộ, công chức, nhân viên phụ trách các bộ phận khác nhau
Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ bao gồm:
+ Bộ phận tổ chức cán bộ;
+ Bộ phận thi đua – khen thưởng;
+ Bộ phận theo dõi, quản lý công tác tôn giáo;
- Chuyên viên theo dõi, quản lý công tác công chức, viên chức
- Chuyên viên theo dõi quản lý công tác viên chức, giáo viên ngành giáodục huyện và công tác thi đua khen thưởng của huyện
- Chuyên viên theo dõi, quản lý công tác xây dựng chính quyền;tổ chức
bộ máy chính quyền xã, thị trấn
- Chuyên viên theo dõi quản lý công tác tôn giáo
- Cán bộ theo dõi, quản lý công tác văn thư-lưu trữ
Trang 291.2.3.2.Xây dựng bảng mô tả công việc
Trưởng phòng
1 Vị trí Trưởng phòng Phòng Nội vụ
2 Mã số công việc 001
3 Hệ số lương 4,0
4 Cấp trực tiếp Ban lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Bảo
5 Đơn vị trực thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo
Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và Sở Nội vụ
Hải Phòng về các lĩnh vực mà phòng được giao; điều hành các công việc theochức năng nhiệm vụ và theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyệnhoặc trực tiếp của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện giao cho Phòng;thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạngtham nhũng, gây thiệt hại trong đơn vị thuộc quyền quản lý của mình; phụ tráchcông tác tổ chức bộ máy
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan và Quy chế phối hợp
với hợp với tổ chức công đoàn cơ quan, chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa cơquan với các phòng, ban liên quan của huyện với UBND các xã, thị trấn
- Xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan, đơn
vị và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó
- Quản lý, điều hành mọi công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ
của phòng, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, các công việc cần thiết,bức xúc phải tập trung theo từng thời gian điều hành
- Phân công nhiệm vụ, kiểm tra theo dõi kết quả hoạt động của từng cán
bộ, công chức trong phòng, chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch công tácthuộc các lĩnh vực quản lý của phòng theo tháng, quý, năm cũng như công việcđột xuất theo yêu cầu của Huyện ủy, HĐND, UBND và Sở Nội vụ Hải Phòng
- Làm Thường trực Hội đồng thi đua – Khen thưởng huyện.
Điều kiện làm việc:
-Được bố trí phòng làm việc riêng với đầy đủ các trang thiết bị đồ dung
Trang 30phục vụ cho công tác.
Yêu cầu công việc:
- Có sức khỏe tốt;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ chuyên môn từ học vị Thạc sĩ trở lên chuyên ngành Quản
trị văn phòng hoặc Hành chính văn phòng
- Có kinh nghiệm quản lý cao và khả năng giao tiếp tốt;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, có khả năng sử dụng thành thạo
tiếng anh chuyên ngành
Phó Trưởng phòng phụ trách công tác công chức, viên chức; xây dựng chính quyền:
1 Vị trí Phó Trưởng Phòng Phòng Nội vụ
2 Mã số công việc 002
4 Cấp quản lý trực tiếp Trưởng phòng phòng Nội vụ
5 Đơn vị trực thuộc Phòng Nội vụ, UBND huyện Vĩnh Bảo
Nhiệm vụ:
- Giúp Trưởng phòng phụ trách các lĩnh vực: biên chế cán bộ, công chức,
viên chức; xây dựng chính quyền; cải cách hành chính; thực hiện các công việckhác do Trưởng phòng phân công hoặc ủy quyền; chịu trách nhiệm trướcTrưởng phòng, trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao
- Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm,
cụ thể hóa các kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giaophụ trách; tham mưu đề xuất và tổ chức các giải pháp nhằm thực hiện tốt các kếhoạch, quy hoạch trên các lĩnh vực được giao phụ trách
- Phổ biến hướng dẫn các tổ chức, đơn vị cơ sở và cá nhân trên địa bàn
huyện thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, nhà nước và quy định của ngànhtrong lĩnh vực phụ trách
- Chủ trì đôn đốc và thực hiện các báo cáo tháng, quý, năm và các báo
cáo đột xuất theo yêu cầu của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và Sở Nội vụ,các ngành của thành phố
Trang 31- Thẩm định và quản lý các hồ sơ tài liệu có liên quan đến lĩnh vực được
giao quản lý, phụ trách
Điều kiện làm việc:
- Được bố trí phòng làm việc riêng với đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng
- Có khả năng quản lý và giao tiếp tốt;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và có khả năng sử dụng tiếng
4 Cấp quản lý trực tiếp Trưởng phòng Phòng Nội vụ
5 Đơn vị trực thuộc Phòng Nội vụ, UBND huyện Vĩnh
Bảo
Nhiệm vụ:
- Giúp Trưởng phòng trực tiếp phụ trách các lĩnh vực tôn giáo; thi đua –
khen thưởng; văn thư, lưu trữ Phụ trách công tác tài chính của cơ quan, duyệtchi kinh phí đảm bảo các hoạt động của cơ quan để thực hiện chức năng nhiệmvụ; Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công hoặc ủy quyền;chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về các nhiệm vụ đượcgiao; Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
về tôn giáo và công tác tôn giáo, công tác thi đua – khen thưởng, công tác vănthư, lưu trữ
Trang 32- Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm,
cụ thể hóa các kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giaophụ trách; tham mưu đề xuất và tổ chức các giải pháp nhằm thực hiện tốt các kếhoạch trên các lĩnh vực được giao phụ trách; tổng hợp tình hình thực hiện theotháng, quý, năm và giai đoạn trên các lĩnh vực được giao
- Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị, cơ sở và cá nhân trên địa bàn
huyện thực hiện chủ trương, chế độ chính sách của Đảng, nhà nước, quy địnhcủa ngành trong lĩnh vực phụ trách
Điều kiện làm việc:
Được trang bị phòng làm việc riêng với đầy đủ các trang thiết bị cần thiếtphục vụ công tác
Yêu cầu công việc:
- Có sức khỏe tốt;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ văn hóa từ đại học trở lên chuyên ngành thi đua khen
thưởng và quản lý tôn giáo
- Có kinh nghiệm quản lý và khả năng giao tiếp tốt;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và có khả năng sử dụng tiếng
4 Cấp quản lý trực tiếp Phó Trưởng phòng Phòng Nội vụ
5 Đơn vị trực thuộc Phòng Nội vụ UBND huyện Vĩnh Bảo
Nhiệm vụ:
- Giúp Trưởng phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực về công chức, viên chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; cácđơn vị sự nghiệp của huyện, các hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bànhuyện; quản lý và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức các
Trang 33phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện , các đơn vị sự nghiệp của huyện,các hội, tổ chức phi chính phủ trên địa bàn huyện; quản lý và thực hiện chínhsách đối với cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban chuyên môn thuộcUBND huyện, các đơn vị sự nghiệp của huyện; các hội, tổ chức phi chính phủtrên địa bàn huyện; công tá cải cách hành chính và thực hiện Quy chế dân chủtrong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của huyện.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm, tham
mưu đề xuất các giải pháp nhằm cụ thể hóa các kế hoạch công tác và tổ chứcthực hiện, theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình, kếtquả thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của phòng trên các lĩnh vực được giao
- Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị cơ sở và cá nhân trên địa bàn,
thực hiện chế độ chính sách của nhà nước, quy định của ngành trên lĩnh vực phụtrách
- Quản lý tài liệu, hồ sơ, có liên quan đến các lĩnh vực được giao phụ
trách
- Làm nhiệm vụ tổng hợp các hoạt động trên lĩnh vực quản lý nhà nước
của phòng; trên cơ sở các báo cáo chuyên ngành của cán bộ, công chức trongphòng để tổng hợp làm báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng, quý, 6tháng, 9 tháng và năm của phòng để báo cáo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện
và Sở Nội vụ Hải Phòng
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về các nhiệm vụ
được giao
Điều kiện làm việc:
Được bố trí phòng làm việc chung với bộ phận văn thư lưu trữ và đượctrang bị đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho công việc
Yêu cầu công việc:
- Có sức khỏe tốt;
Trang 34- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Độ tuổi từ 25 đến 40;
- Tốt nghiệp từ trình độ đại học trở lên chuyên ngành quản lý nhân sự.
- Kỹ năng giao tiếp tốt; thành thạo tin học văn phòng; có khả năng sử
dụng tiếng anh cơ bản;
Công chức theo dõi, quản lý công tác viên chức, giáo viên, ngành giáo dục huyện và công tác thi đua - khen thưởng của huyện:
2 Mã số công việc 005
4 Cấp quản lý trực tiếp Phó Trưởng Phòng Phòng Nội vụ
5 Đơn vị trực thuộc Phòng Nội vụ UBND huyện Vĩnh Bảo
Nhiệm vụ:
- Giúp Trưởng phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực: quản lý và sử dụng biên chế sự nghiệp giáo dục, cán bộ, viên chức, giáoviên ngành giáo dục, cải cách hành chính và thực hiện quy chế dân chủ trongtrường học và công tác thi đua – khen thưởng của huyện
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm, tham
mưu đề xuất các giải pháp nhằm cụ thể hóa các kế hoạch công tác và tổ chứcthực hiện, theo dõi tổng hợp lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình kết quảthực hiện nhiệm vụ theo chức năng của phòng trên các lĩnh vực được giao
- Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị cơ sở và các nhân trên địa bàn
huyện thực hiện chế độ chính sách của nhà nước, quy định của ngành trong lĩnhvực phụ trách
- Quản lý tài liệu, hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực được giao phụ trách.
- Kiêm làm kế toán của Phòng Nội vụ.
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về các nhiệm vụ
được giao
Điều kiện làm việc:
Làm việc tại bộ phận thi đua khen thưởng, chung phòng làm việc với bộ
Trang 35phận tôn giáo, có đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc.
Yêu cầu công việc:
- Có sức khỏe tốt;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Độ tuổi từ 22 đến 40;
- Tốt nghiệp từ đại học trở lên;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, có khả năng sử dụng tiếng anh
4 Cấp quản lý trực tiếp Phó trưởng phòng Phòng Nội vụ
5 Đơn vị trực thuộc Phòng Nội vụ UBND huyện Vĩnh Bảo
Nhiệm vụ:
- Giúp Trưởng phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực xây dựng chính quyền; tổ chức bộ máy chính quyền xã, thị trấn; cải cáchhành chính và thực hiện Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm, tham
mưu đề xuất các giải pháp nhằm cụ thể hóa các kế hoạch công tác và tổ chứcthực hiện, theo dõi tổng hợp, lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình, kếtquả thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của phòng trên các lĩnh vực được giao
- Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị cơ sở và cá nhân trên địa bàn
thực hiện chế độ chính sách của nhà nước, quy định của ngành trong lĩnh vựcphụ trách
- Quản lý tài liệu, hồ sơ có liên quan đến lĩnh vực được giao phụ trách.
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về các nhiệm vụ
được giao
Công chức theo dõi, quản lý công tác tôn giáo:
Trang 36- Giúp Trưởng phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh
vực tôn giáo
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm, tham
mưu đề xuất các giải pháp nhằm cụ thể hóa các kế hoạch công tác và tổ chứcthực hiện, theo dõi tổng hợp, lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình, kếtquả thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của phòng trên các lĩnh vực được giao
- Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức cơ sở và cá nhân trên địa bàn thực
hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo
và công tác tôn giáo, các quy định của ngành trong lĩnh vực phụ trách
- Quản lý tài liệu, hồ sơ có liên quan đến lĩnh vực được giao phụ trách.
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công,
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về các nhiệm vụ
được giao
Điều kiện làm việc
Có phòng làm việc riêng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụcho công tác
Yêu cầu công việc:
- Có sức khỏe tốt;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Độ tuổi từ 22 đến 40;
- Tốt nghiệp từ đại học trở lên chuyên ngành quản lý tôn giáo.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, có khả năng sử dụng tiếng anh
4 Cấp quản lý trực tiếp Phó Trưởng phòng Phòng Nội vụ
5 Đơn vị trực thuộc Phòng Nội vụ UBND huyện Vĩnh
Bảo
Trang 37- Giúp trưởng phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực
văn thư, lưu trữ
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm, tham
mưu đề xuất các giải pháp nhằm cụ thể hóa các kế hoạch công tác và tổ chứcthực hiện, theo dõi tổng hợp, lập báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quảthực hiện nhiệm vụ theo chức năng của phòng trên các lĩnh vực được giao
- Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức cơ sở và các nhân trên địa bàn thực
hiện chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ
- Quản lý tài liệu, hồ sơ có liên quan đến lĩnh vực được giao phụ trách.
- Kiêm làm thủ quỹ và hành chính của phòng Nội vụ.
- Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng phân công.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về các nhiệm vụ
được giao
- Ngoài các nhiệm vụ cụ thể trên đây, cán bộ, công chức trong phòng còn
phải hoàn thành các nhiệm vụ khác do Trưởng hoặc Phó phòng giao; khi cónhiệm vụ trọng tâm đột xuất thuộc lĩnh vực chuyên môn do công chức nào phụtrách thì công chức đó chủ động đề xuất để cùng cơ quan tập trung thực hiệnhoàn thành theo yêu cầu của công việc và cấp trên giao
- Khi UBND huyện bổ sung hoặc điều động cán bộ, công chức, Trưởng
phòng sẽ tiếp tục điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ để đảm bảo sự phù hợp, nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cán bộ, công chức và toàn đơn vị
Điều kiện làm việc:
Được bố trí nơi làm việc chung với bộ phận tổ chức cán bộ và được trang
bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc và các hoạt độngnghiệp vụ
Yêu cầu công việc:
- Có sức khỏe tốt;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Độ tuổi từ 22 đến 40;
Trang 38- Có trình độ từ trung cấp trở lên chuyên ngành văn thư lưu trữ;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và có khả năng sử dụng tiếng
anh cơ bản
Trang 39PHẦN II CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC
CÔNG TÁC VĂN THƯ CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ
1.1 Khái niệm
Công tác văn thư là công tác công văn giấy tờ, là hoạt động đảm bảothông tin bằng văn bản phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hànhcông việc trong cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức kinh tế và các đơn vị vũ trang nhân dân
1.2 Ý nghĩa, vai trò công tác văn thư
Công tác văn thư không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan, tổchức Các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội dù lớn hay nhỏ Các
cơ quan, đơn vị muốn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đều phải sửdụng văn bản, tài liệu để phổ biến các chủ trương, chính sách, phản ánh tìnhhình lên cấp trên, trao đổi, liên hệ, phối hợp công tác, ghi lại những sự kiện, hiệntượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày Đặc biệt, đối với văn phòng cấp ủy,văn phòng các tổ chức chính trị – xã hội là các cơ quan trực tiếp giúp các cấp ủy,
tổ chức chính trị – xã hội tổ chức điều hành bộ máy, có chức năng thông tin tổnghợp phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo thì công tác văn thư lại càng quan trọng, nó giữ vịtrí trọng yếu trong công tác văn phòng
Làm tốt công tác văn thư bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, góp phầnnâng cao hiệu suất, chất lượng công tác của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chứcchính trị-xã hội và phòng chống nạn quan liêu giấy tờ Trong hoạt động của các
cơ quan, tổ chức, từ việc đề ra các chủ trương, chính sách, xây dựng chươngtrình, kế hoạch công tác cho đến phản ánh tình hình, nêu đề xuất, kiến nghị với
cơ quan cấp trên, chỉ đạo cơ quan cấp dưới hoặc triển khai, giải quyết côngviệc… đều phải dựa vào các nguồn thông tin có liên quan Thông tin càng đầy
đủ, chính xác và kịp thời thì hoạt động của cơ quan càng đạt hiệu quả cao, bởi lẽthông tin phục vụ quản lý được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đónguồn thông tin chủ yếu nhất, chính xác nhất là thông tin từ văn bản vì văn bản