MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA HUYỆN VĂN LÂM 3 1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm 3 1.1. Chức năng 3 1.2. Nhiệm vụ 3 1.3. Quyền hạn 5 1.4. Cơ cấu tổ chức 7 1.4.1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện 8 1.4.2. Ban Thường vụ Huyện ủy 8 1.4.3. Tập thể Thường trực Huyện ủy 9 1.4.4. Văn phòng Huyện ủy 10 1.4.5. Ban Tuyên giáo Huyện ủy 11 1.4.6. Ban Tổ chức Huyện ủy 12 1.4.7. Ban Dân vận Huyện ủy 13 1.4.8. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy 13 2. Khảo sát tình tình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng của Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm 14 2.1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng 14 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng 14 2.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi đồng chí cán bộ trong Ủy ban Kiểm tra 15 2. Khảo sát về công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan 17 2.1. Hệ thống hóa các văn bản quản lý của cơ quan vể công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức 17 2.2. Mô hình tổ chức văn thư của cơ quan 18 2.3. Công tác soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan 19 2.3.1. Thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản quản lý của cơ quan 19 2.3.2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản 19 2.3.3. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản của Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm 20 2.4. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản của Uỷ ban Kiểm tra huyện Văn Lâm 21 2.4.1.Sơđồ hóa quy trình quản lý và giải quyết văn bản đi – đến 21 2.4.2. Nhận xét về việc lập hồ sơ hiện hành và giao nộp tài liệu vào lưu trữ của cơ quan 31 2.5. Tổ chức lưu trữ của cơ quan, tổ chức 33 2.5.1. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ 33 2.5.2. Công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ 34 2.5.3. Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ 34 2.5.4. Công tác tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ 35 3. Tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng trong cơ quan 36 3.1. Nhận xét về trang thiết bị của văn phòng, cơ sở vật chất của văn phòng 36 3.2. Sơ đồ bố trí , sắp xếp các trang thiết bị trong văn phòng 37 3.3. Hiện nay, Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm chưa ứng dụng phần mềm nào trong công tác văn phòng của cơ quan 37 PHẦN II. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 38 I.Nhận xét, đánh giá chung trong công tác văn phòng của Uỷ ban Kiểm tra huyện Văn Lâm 38 1.Ưu điểm 38 2. Nhược điểm 39 3. Một số giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong công tác kiểm soát và tổ chức thực hiện các văn bản 40 PHẦN III : PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN
Trang 1Đàm Thị Vui
BÁO CÁO KIẾN TẬPNGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG K12 – HỆ CHÍNH QUY
KHÓA HỌC (2012 - 2016)
Tên cơ quan : Ủy ban Kiểm tra Huyện Văn Lâm
Cán bộ hướng dẫn : Phó Chủ nhiệm UBKT Trịnh Đình Thi Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lâm Thu Hằng
HÀ NỘI - 2015
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA HUYỆN VĂN LÂM 3
1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm 3
1.1 Chức năng 3
1.2 Nhiệm vụ 3
1.3 Quyền hạn 5
1.4 Cơ cấu tổ chức 7
1.4.1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện 8
1.4.2 Ban Thường vụ Huyện ủy 8
1.4.3 Tập thể Thường trực Huyện ủy 9
1.4.4 Văn phòng Huyện ủy 10
1.4.5 Ban Tuyên giáo Huyện ủy 11
1.4.6 Ban Tổ chức Huyện ủy 12
1.4.7 Ban Dân vận Huyện ủy 13
1.4.8 Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy 13
2 Khảo sát tình tình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng của Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm 14
2.1 Tổ chức và hoạt động của văn phòng 14
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng 14
2.1.2 Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi đồng chí cán bộ trong Ủy ban Kiểm tra 15
2 Khảo sát về công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan 17
2.1 Hệ thống hóa các văn bản quản lý của cơ quan vể công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức 17
2.2 Mô hình tổ chức văn thư của cơ quan 18
Trang 32.3 Công tác soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan 19
2.3.1 Thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản quản lý của cơ quan 19
2.3.2 Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản 19
2.3.3 Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản của Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm 20
2.4 Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản của Uỷ ban Kiểm tra huyện Văn Lâm 21
2.4.1.Sơđồ hóa quy trình quản lý và giải quyết văn bản đi – đến 21
2.4.2 Nhận xét về việc lập hồ sơ hiện hành và giao nộp tài liệu vào lưu trữ của cơ quan 31
2.5 Tổ chức lưu trữ của cơ quan, tổ chức 33
2.5.1 Công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ 33
2.5.2 Công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ 34
2.5.3 Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ 34
2.5.4 Công tác tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ 35
3 Tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng trong cơ quan 36
3.1 Nhận xét về trang thiết bị của văn phòng, cơ sở vật chất của văn phòng .36
3.2 Sơ đồ bố trí , sắp xếp các trang thiết bị trong văn phòng 37
3.3 Hiện nay, Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm chưa ứng dụng phần mềm nào trong công tác văn phòng của cơ quan 37
PHẦN II KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 38
I.Nhận xét, đánh giá chung trong công tác văn phòng của Uỷ ban Kiểm tra huyện Văn Lâm 38
1.Ưu điểm 38
2 Nhược điểm 39
3 Một số giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong công tác kiểm soát và tổ chức thực hiện các văn bản 40
PHẦN III : PHỤ LỤC
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong bộ máy hành chính Nhà nước ta Ủy ban Kiểm tra các cấp nóichung và Ủy ban Kiểm tra cấp huyện nói riêng giữ một vị trí vô cùng quantrọng, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, có chức năng và nhiệm vụquản lý tất cả các mặt về đời sống xã hội, đảm bảo việc thi hành Hiến pháp vàPháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng đúng pháp luật cho nhân dân
Trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế Quốc tế, đặc biệt là quá trìnhViệt Nam ra nhập tố chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi chúng ta cần có một
cơ chế giải quyết thủ tục hành chínhnhanh, gọn, linh hoạt để kêu gọi thu hút đầu
tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước
Để đáp ứng ngày càng cao về công tác giải quyết thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa” đối với một số lĩnh vực, trong giải quyết công việc tại Ủy banKiểm tra huyện, nhằm tạo ra bước chuyển biến căn bản trong việc giải quyếtcông việc giữa Ủy ban Kiểm tra với các tổ chức, công dân được nhanh chóng,kịp thời, chốn phiền hà cho tổ chức công dân, chống quan lieu tham nhũng, cửaquyền của cán bộ công chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chínhquyền địa phương
Để tổ chức quán triệt các văn bản của Nhà nước về thực hiện quy chế
“một cửa” được thực hiện hiệu quả, nghiêm túc; đồng thời nâng cao tráchnhiệm,năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ công chức
Trước tình hình đó, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã mở ra khoa Quản trịvăn phòng nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tìnhtrong công việc, có trình độ chuyên môn để phục vụ cho cơ quan Nhà nước Tuybước đầu có gặp nhiều khó khăn nhưng nhà trường vẫn không ngừng đổi mớiphương pháp dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cho cả giảng viênlẫn sinh viên
Lấy lý luận làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn và ngược lại từ thực tiễn bổsung những kiến thức mới, cập nhật và làm phong phú thêm kho tàng lý luậnkhoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức đợt kiến tậptại các cơ quan, tổ chức trong thòi gian 1 tháng Dù chỉ chừng ấy thời giannhưng em tin chắc bản thân em cũng như các bạn khác đã tiếp thu được rấtnhiều kiến thức khi được trải nghiệm thực tế
Có thể nói, việc tổ chức kiến tập là hoạt động quan trọng không thể thiếutrong chương trình đào tạo bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp… Vì nó giúp sinh
Trang 6viên biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tìm hiểu thực tếchuyên ngành của mình tại cơ quan, đơn vị kiến tập cũng như tạo điều kiện chosinh viên tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp và yêu cầu của thực tế đối với chuyênngành nhằm giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.Qua đó, tích lũy đượcnhững kiến thức từ thực tế, rèn luyện tay nghề để nang cao kỹ năng nghề nghiệpcũng như giáo dục lòng yêu nghề, sự say mê , tận tụy với nghề và rèn luyện tácphong của cán bộ quản trị văn phòng Được sự giúp đỡ của Khoa Quản trị vănphòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội và sự đồng ý của Ban lãnh đạo Ủy banKiểm tra huyện Văn Lâm, em đã được kiến tập tại Ủy ban Kiểm tra của huyện.
Trong quá trình kiến tập tại Ủy ban Kiểm tra, em đã nhận được sự giúp đỡ
và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo cơ quan Đặc biệt là sự quan tâm, hướngdẫn nhiệt tình của cán bộ tại văn phòng cơ quan Tuy vậy, trong quá trình kiếntập em vẫn gặp phải một số khó khăn trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.Tuy có nhiều cố gắng, học hỏi song bài báo cáo của em vẫn còn những mặt hạnchế nên em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ýkiến của các thầy, cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo Trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô trong khoa Quản trị văn phòng cùngtoàn thể ban lãnh đạo và các anh, chị, cô, chú trong Ủy ban Kiểm tra huyện VănLâm đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình cho em trongsuốt thời gian kiến tập vừa qua
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA
HUYỆN VĂN LÂM 1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm
1.1 Chức năng
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên tráchcủa Ban chấp hành Đảng bộ huyện thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn do Điều lệĐảng quy định và các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng;tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện và lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong toànĐảng bộ huyện
- Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thihành kỷ luật đảng của Huyện uỷ
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu, gồmmột số đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ huyện và một số đồng chí ngoàiBan Chấp hành Đảng bộ huyện Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do BanChấp hành Đảng bộ huyện bầu trong số các thành viên Ủy ban Kiểm tra; cácphó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy bầutrong số các thành viên Ủy ban Kiểm tra; các thành viên Ủy ban Kiểm tra, chủnhiệm và các phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được Ban Thường vụTỉnh ủy chuẩn y Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm là tập thể thường trực của Ủyban Kiểm tra Huyện ủy Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy phân công một đồng chíphó Chủ nhiệm Thường trực
- Tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Ban Thường vụHuyện ủy quyết định
Trang 8- Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm trađược quy định tại Điều 32, Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểmtra Huyện uỷ và nhiệm vụ do Huyện uỷ, Ban thường vụ giao; tổ chức thực hiệnchương trình, kế hoạch công tác hằng năm do Ủy ban kiểm tra Huyện uỷ quyếtđịnh.
- Phối hợp với các ban đảng, giúp Huyện uỷ, Ban thường vụ, thường trực huyện
uỷ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giámsát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệĐảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (theo Điều 30, Điều lệ Đảng) và giúp Huyện
uỷ, Ban thường vụ lập đoàn hoặc tổ giải quyết tố cáo, khiếu nại, kỷ luật đảng vàxem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền
- Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Huyện uỷ,Ban thường vụ đối với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trongđảng bộ huyện; tham gia ý kiến các trường hợp do cơ quan chức năng đề nghịkhen thưởng
- Sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng bộhuyện
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy thường xuyên kiểm tra đôn đốc Ủy banKiểm tra cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng quyđịnh và hướng dẫn của cấp trên
*Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên thựchiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ huyện; chỉ
Trang 9đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng vàcác vấn đề liên quan khác cho uỷ ban kiểm tra, tổ chức đảng cấp dưới và đảngviên.
* Thẩm định, thẩm tra:
Đề án, văn bản của các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể chính trị - xã hội về những nội dung liên quan đến công tác kiểmtra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ huyện trước khi trình Banthường vụ, Huyện uỷ
* Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Ủy ban kiểm tra và một số nhiệm vụkhác do
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác tháng,quý, 6 tháng, 1 năm; sơ kết, tổng kết công tác của cơ quan Ủy ban kiểm traHuyện uỷ
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức cơ quan Ủy banKiểm tra Huyện uỷ và Ủy ban Kiểm tra cấp uỷ trực thuộc huyện uỷ khi cầnthiết
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện
uỷ giao
1.3 Quyền hạn
- Thực hiện và giải quyết những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn đãđược quy định tại Chương VII, Chương VIII của Điều lệ Đảng khóa X quy định
- Xem xét, kết luận và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình Ban Thường vụ huyện
ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện quyết định việc kỷ luật đảng viên, cán bộ
Trang 10thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Đảng bộhuyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức đảng trong Đảng bộ, Ủy ban kiểm tracấp dưới và đảng viên, thực hiện những quy định tại Chương VII, Chương VIIIĐiều lệ Đảng
- Chuẩn bị nội dung và tham gia các kỳ họp của Ban Thường vụ Huyện
ủy bàn về công tác kiểm tra, giám sát và công tác xây dựng Đảng có liên quanđếnnhiệm vụ kiểm tra, giám sát, tham dự các kỳ họp của Ban Chấp hành Đảng
bộ huyện
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra,giám sát nhiệm kỳ, hàng năm, 6 tháng, quý; chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết côngtác kiểm tra, giám sát; triệu tập và chỉ đạo hội nghị cán bộ kiểm tra toàn Đảng
bộ huyện
- Trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành
kỷ luật trong Đảng theo Điều 32 Điều lệ Đảng, theo quy định của Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và chịu sự chỉ đạokiểm tra, hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Ban Chấp hành Đảng bộhuyện và Ban Thường vụ Huyện ủy giao
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được cử đại diện là thành viên Ủy ban Kiểmtra Huyện ủy dự các kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp ủy trựcthuộc huyện, các ban ngành đoàn thể huyện để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,giám sát do Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy quy định
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được sử dụng công khai các phương tiện nhưmáy ghi hình, ghi âm và các phương tiện kỹ thuật khác để lưu trữ các tư liệu cầnthiết phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và xem xét xử lý kỷ luật trongĐảng bộ huyện
- Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy cóquyền yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu về
Trang 11những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát; yêu cầu các tổ chứcđảng có liên quan phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát; khi cần thiết cóquyền trưng dụng một số cán bộ, chuyên viên của các Ban xây dựng Đảng, các
cơ quan và các ngành liên quan trong huyện để phục vụ công tác kiểm tra, giámsát sau khi đã thống nhất với lãnh đạo của các cơ quan liên quan
- Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện có những quyết địnhhoặc việc làm có dấu hiệu sai trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghịquyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vi phạm phẩmchất đạo đức của đảng viên sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến uy tín và sự lãnhđạo của Đảng thì Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được quyền yêu cầu cấp ra quyếtđịnh hoặc có việc làm sai trái đó tạm đình chỉ những việc đang làm; đồng thờibáo cáo kịp thời Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét quyết định
- Qua công tác kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đề nghị BanChấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy thi hành kỷ luật, thay đổihình thức kỷ luật đối với đảng viên theo thẩm quyền; yêu cầu tổ chức và cá nhân
có thẩm quyền thi hành kỷ luật, thay đổi hình thức kỷ luật về chính quyền vàđoàn thể đối với đảng viên; nếu tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thi hành kỷluật không thực hiện thì Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy báo cáo Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy giải quyết và kiến nghị xem xét tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân đó
-Báo cáo các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩmquyền xem xét, quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụHuyện ủy
Hướng dẫn và kiểm tra các cấp ủy, tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viênthực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng
- Chủ động tham gia ý kiến và kiến nghị những vấn đề liên quan đến côngtác cán bộ nói chung và đối với cán bộ thuộc diện Huyện ủy quản lý
- Chủ động phối hợp với Văn phòng Huyện ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy vàcác cơ quan liên quan giúp Huyện ủy giám sát việc chấp hành quy chế làm việc
Trang 12của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và Ban Thường vụ Huyện ủy.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ công tác kiểm tra, về xâydựng bộ máy giúp việc và bồi dưỡng cán bộ Ủy ban Kiểm tra cấp dưới
- Quyết định chương trình, chuyên đề công tác toàn khóa và chương trình,
kế hoạch công tác hàng năm của huyện ủy; qui chế làm việc của Ban chấp hành,quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra huyện ủy
- Ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, quyết định các chủ trương, biện pháp,chương trình, đề án, kế hoạch công tác quan trọng trong các lĩnh vực : phát triểnKinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, công tác chính trị tư tưởng, côngtác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng nhằm cụ thể hoá và tổchức thực hiện thắng lợi các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ,Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXIV và nhiệm vụ của cấp trên giao
- Thực hiện các vấn đề về công tác cán bộ theo qui định của Điều lệ Đảng
và quyết định phân cấp quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên;bầu ủy viên Ban thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra và chủ nhiệm
Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy
- Hàng năm nghe báo cáo về tình hình hoạt động của Ban Thường vụ và
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy thảo luận và quyết định những vấn đề khác do BanThường vụ đề nghị hoặc khi có trên 1/3 số uỷ viên BCH Đảng bộ huyện yêucầu
Trang 131.4.2 Ban Thường vụ Huyện ủy
- Cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của huyện ủy và lãnhđạo, tổ chức thực hiện toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ Quyết định triệutập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chấp hành Đảng bộ huyện
- Hướng dẫn, kiểm tra , giám sát việc thực hiện Điều lệ Đảng, Nghị quyếtĐại hội Đảng các cấp, các mặt công tác xây dựng Đảng và chính quyền; các hoạt
động kinh tế - xã hội, công tác nội chính và hoạt động của MTTQ, các đoàn thể
nhân dân quận
- Quyết định về công tác tổ chức và cán bộ của quận theo quy định củaĐiều lệ Đảng và các quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lýcán bộ; quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu bầu cử, từ chức, miễn nhiệm,điều động, luân chuyển, nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường
vụ huyện ủy quản lý Đề đạt ý kiến với cấp trên về công tác tổ chức, cán bộ docấp trên quản lý; xem xét trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhân sự dự kiến giớithiệu ứng cử các chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịchHĐND, Phó chủ tịch UBND huyện; nhân sự bổ sung uỷ viên Ban Thường vụ,
uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện; xem xét quyết định thực hiện chính sáchcán bộ diện huyện uỷ quản lý theo thẩm quyền Định kỳ báo cáo Ban Chấp hànhviệc thực hiện công tác tổ chức và cán bộ
- Báo cáo cấp uỷ cấp trên và thông báo tới cơ sở kết quả công tác theođịnh kỳ hoặc đột xuất Được Ban Chấp hành uỷ quyền chuẩn y kết nạp đảngviên mới, xem xét quyết định kỷ luật và giải quyết khiếu nại về kỷ luật đối với
tổ chức đảng, đảng viên; xét và quyết định công nhận cơ sở Đảng trong sạchvững mạnh, chất lượng cán bộ, đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng vàhướng dẫn của Trung ương và Tỉnh uỷ Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm vềnhững chương trình, chuyên đề công tác hoặc nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của
Đảng bộ .
Trang 14- Xem xét, xác nhận và đề nghị khen thưởng cấp Tỉnh, Trung ương, quyếtđịnh đối với cá nhân hoặc tập thể theo thẩm quyền; nghe báo cáo về tình hìnhkhen thưởng, kỷ luật, giải quyết chế độ, chính sách cán bộ thuộc diện BanThường vụ huyện uỷ quản lý.
1.4.3 Tập thể Thường trực Huyện ủy
- Chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Nghịquyết của Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ trong toànĐảng bộ huyện
- Chỉ đạo, điều hành hoạt động phối hợp của các ban Đảng, Văn phòngHuyện ủy, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, các cấp uỷ trựcthuộc; Chỉ đạo giải quyết các công việc hàng ngày của Đảng bộ, những vấn đềđột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ Huyện ủy
- Chuẩn bị về công tác tổ chức, cán bộ để Ban Thường vụ, Ban Chấp hànhbàn và quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ
- Chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ,Ban Chấp hành, các hội nghị phổ biến, triển khai thực hiện sơ kết, tổng kết củaĐảng bộ huyện
- Chỉ đạo chuẩn bị nội dung chương trình , kế hoạch tổ chức thực hiện cácchỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy cấp trên; chương trình công tác hàng tháng, hàngquí, năm và những vấn đề cần thiết để hội nghị Ban Thường vụ, Ban chấp hànhbàn và quyết định
- Chỉ đạo thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; thay mặt huyện ủy, BanThường vụ Huyện ủy ký các văn bản chủ yếu theo qui định và báo cáo BanThường vụ Huyện uỷ những công việc đã giải quyết giữa hai kỳ họp Ban thường
vụ
Trang 151.4.4 Văn phòng Huyện ủy
- Văn phòng Huyện ủy là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp Thườngtrực, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, đặt dưới sự quản lý, chỉđạo trực tiếp của Thường trực Huyện ủy
- Văn phòng Huyện ủy là cơ quan thuộc hệ thống các ban đảng, có chứcnăng tham mưu giúp Huyện ủy mà trực tiếp là Ban Thường vụ, Thường trựcHuyện ủy tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Huyện ủy, phối hợp, điều hòahoạt động của các ban đảng phục vụ cho hoạt động chung của cấp ủy; tham mưu
về tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nướctrong toàn huyện; tổng hợp thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Huyện ủy
- Phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày và các hội nghị của Ban chấphành, Ban Thường vụ và Thường trực cấp uỷ; nhân sao, phát hành và lưu trữ tàiliệu của Đảng bộ; quản lý ngân sách, tài chính, tài sản của Đảng; phục vụ cáchoạt động lễ tân của Thường trực, Ban Thường vụ Huyện uỷ
1.4.5 Ban Tuyên giáo Huyện ủy
- Ban Tuyên giáo Huyện uỷ là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, giúpHuyện uỷ chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ về côngtác tuyên giáo trên địa bàn Huyện
- Ban Tuyên giáo Huyện ủy là cơ quan tham mưu của Huyện ủy, BanThường vụ Huyện ủy và Thường trực Huyện ủy về công tác tuyên giáo bao gồmcác lĩnh vực: tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, tuyên truyền, huấn học,sưu tầm lịch sử Đảng bộ huyện Đồng thời giúp Ban Thường vụ Huyện ủy,Thường trực Huyện ủy hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo, hướngdẫn cấp ủy cơ sở và các ngành có liên quan thực hiện các mặt công tác khác liênquan đến công tác tư tưởng – văn hoá được Ban Thường vụ Huyện ủy hoặcThường trực Huyện ủy giao
- Thẩm định các đề án thuộc lĩnh vực: tư tưởng, tuyên giáo trước khi trìnhBan Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm thực hiện tốt những
Trang 16nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy và Huyện ủy về các mặt côngtác tuyên giáo và những việc khác được Ban Thường vụ hoặc Thường trựcHuyện ủy giao.
- Hướng dẫn các cấp ủy trực thuộc Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và cácban ngành, đoàn thể huyện trong hoạt động của công tác tuyên giáo
- Hành chính, tổng hợp: Tổ chức triển khai; kiểm tra thực hiện những nghịquyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy, của Huyện ủy trên các lĩnh vực côngtác tuyên giáo
- Kiểm tra nắm tình hình tổ chức quán triệt và thực hiện các nghị quyết,chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy về công tác tuyên giáo; thực hiện chế
độ báo cáo định kỳ và báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Thường trực Huyện
ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Đề xuất kiến nghị với Ban Thường vụ Huyện ủy về tổ chức cán bộ vàcông tác xây dựng Đảng ở các bộ phận thuộc Ban Tuyên giáo Huyện ủy theoquy định của Nhà nước
- Nghiên cứu, hướng dẫn những vấn đề lý luận, bồi dưỡng nghiệp vụ chocán bộ làm công tác tuyên giáo của các chi, đảng bộ trực thuộc, các cán bộ làmcông tác tuyên huấn của MTTQ và các ban ngành, đoàn thể huyện thực hiện vềcông tác tư tưởng - văn hóa; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn nội dung hoạt độngchođội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, công tác viên dư luận xã hội từhuyện đến cơ sở
1.4.6 Ban Tổ chức Huyện ủy
- Ban Tổ chức Huyện ủy là cơ quan tham mưu, chuyên môn, nghiệp vụ vềcông tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức và công tác bảo vệchính trị nội bộ Đảng của huyện ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy
- Giúp huyện ủy nghiên cứu, cụ thể hóa những chủ trương, nghị quyết củatỉnh ủy và cấp trên về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổchức, công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; đề xuất, chuẩn bị hoặc tham giachuẩn bị các nghị quyết, quyết định của huyện ủy và Ban Thường vụ huyện
Trang 17ủyvề các mặt công tác nói trên.
- Chuẩn bị, thẩm định các vấn đề, đề án về tổ chức, cán bộ trước khi trìnhHuyện ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét quyết định
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện vàcác Đảng ủy trực thuộc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh
ủy về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức, công tác bảo
vệ chính trị nội bộ Đảng
- Tham mưu giúp Ban Thường vụ Huyện ủy giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo về việc xóa tên đảng viên và về vấn đề chính trị đối với cán bộ, đảngviên; thẩm tra xác minh và đề xuất cách giải quyết đối với đảng viên là cán bộdiện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý có vấn đề chính trị cần xem xét
- Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được Ban Thường vụ Huyện ủy ủynhiệm
1.4.7 Ban Dân vận Huyện ủy
- Ban Dân vận Huyện ủy là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện mà trực tiếp là Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác vận độngquần chúng của Đảng; có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo,thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và Huyện ủy vềcông tác dân vận, công tác tôn giáo, dân tộc và người Hoa trên địa bàn huyện
- Phối hợp với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sởnắm bắt tình hình diễn biến trong các đối tượng quần chúng; kiểm tra, giám sátcác ngành, các đoàn thể, các tổ chức cơ sở Đảng trong việc thực hiện các chỉ thị,nghị quyết của Đảng về công tác dân vận; đề xuất những chủ trương, biện phápchỉ đạo của Huyện ủy đối với công tác vận động quần chúng
- Phối hợp với Ban Tổ chức Huyện ủy thực hiện công tác xây dựng Đảngtrong khối đoàn thể huyện; tham gia ý kiến trong việc tuyển chọn, bố trí, sửdụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ trong hệ thống dân vận
1.4.8 Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy
Trang 18- Là cơ quan tham mưu giúp Huyện uỷ, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật theoĐiều lệ Đảng.
- Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thihành kỷ luật đảng của Huyện uỷ
- Ủy ban kiểm tra Huyện ủy do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu, gồmmột số đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ huyện và một số đồng chí ngoàiBan Chấp hành Đảng bộ huyện Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do BanChấp hành Đảng bộ huyện bầu trong số các thành viên Ủy ban Kiểm tra; cácphó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy bầutrong số các thành viên Ủy ban Kiểm tra; các thành viên Ủy ban Kiểm tra, chủnhiệm và các phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được Ban Thường vụTỉnh ủy chuẩn y Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm là tập thể thường trực của Ủyban Kiểm tra Huyện ủy Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy phân công một đồng chíphó Chủ nhiệm Thường trực
- Tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Ban Thường vụHuyện ủy quyết định
2 Khảo sát tình tình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng của Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm
2.1 Tổ chức và hoạt động của văn phòng
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng
Trang 19hành tốt các hoạt động của Ủy ban Kiểm tra, điều hòa, phối hợp các hoạt độngchung của các ban ngành trong Huyện ủy, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, kĩthuật phục vụ cho hoạt động của Ủy ban Kiểm tra.
* Nhiệm vụ
- Giúp Ủy ban Kiểm tra xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc vàquy trình công tác Là đầu mối phối hợp, điều hòa chương trình công tác củaChủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm để thực hiện quy chế làm việc và chương trình côngtác của Ủy ban Kiểm tra
- Quản lý các văn bản và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các văn bản
do Ủy ban Kiểm tra ban hành Tiếp nhận, phát hành, lưu trữ các văn bản của cácban ngành trong Huyện ủy, vào sổ trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch được ủyquyền xử lý
- Tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thườngtrực và Ban Thường vụ Huyện ủy
- Chuẩn bị nội dung và ghi chép văn bản cho các phiên họp của Ủy banKiểm tra
- In ấn các văn bản, tài liệu thuộc phạm vi của Ủy ban Kiểm tra
- Đảm bảo quan hệ công tác với các ban ngành, tổ chức cơ sở đảng trưcthuộc Huyện ủy
* Cơ cấu tổ chức của văn phòng( Phụ lục 02 )
2.1.2 Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi đồng chí cán bộ trong Ủy ban Kiểm tra
a Đứng đầu là đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
- Là Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, phụ trách chung,chịu trách nhiệm trước cấp ủy huyện và Ủy ban Kiểm tra cấp trên về toàn bộhoạt động của cơ quan Ủy ban Kiểm tra trong công tác kiểm tra, giám sát doĐiều lệ Đảng quy định
- Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra triệu tập, chủ trì các phiên họp của Uỷ banKiểm tra, khi vắng mặt thì ủy quyền cho đồng chí Phó Chủ nhiệm chủ trì thay
Trang 20- Tổ chức các chương trình, kế hoạch công tác; phân công nhiệm vụ, đônđốc kiểm tra các thành viên trong Ủy ban Kiểm tra.
- Thường xuyên đảm bảo mối quan hệ công tác của cơ quan Uỷ ban Kiểmtra với các ban, ngành của huyện, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp
Trang 21b Đồng chí Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra
- Là Phó Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Kiểm tra, giúp việc Thủ trưởng cơquan, trực tiếp phụ trách chuyên môn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát củaĐảng Thay mặt Thủ trưởng giải quyết những công việc được Thủ trưởng ủyquyền, sau đó phải báo cáo với đồng chí Thủ trưởng vào ngày gần nhất vềnhững công việc đã quyết, những việc chưa giải quyết và đề xuất phương án giảiquyết tiếp theo
- Chủ động cụ thể hóa bằng kế hoạch kiểm tra, giám sát theo chương trìnhhàng năm, chuyên đề, cũng như nhiệm vụ mà cấp ủy giao Những kết luận theochuyên đề kiểm tra, kết luận giải quyết vụ việc đều phải có sự bàn bạc, thảo luậnthống nhất của tổ công tác Mặt khác, những kết luận đó nhất thiết phải đượcthông qua tập thể lãnh đạo cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy trước khi trình
Ủy ban Kiểm tra xem xét kết luận, là người chịu trách nhiệm chính về nhữngvấn đề chuyên môn đưa ra để đi đến kết luận
- Chỉ đạo cán bộ văn phòng cơ quan Uỷ ban Kiểm tra tổng hợp, soạnthảo văn bản báo cáo hang tháng, quý, 06 tháng và cả năm trước cấp ủy và Ủyban Kiểm tra cấp trên Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dungkiểm tra, giám sát 06 tháng, 01 năm, báo cáo đồng chí Chủ nhiệm để thống nhấttrước khi trình cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra xem xét quyết định, cũng như một sốcông việc khác trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Kiểm tra, bảo đảm thườngxuyên giữ mối quan hệ công tác với các ban xây dựng đảng và các ngành, đoànthể của huyện ủy, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra cấp dưới
- Thực hiện tốt chế độ đi cơ sở nắm tình hình hoạt động của Ủy ban Kiểmtra cấp dưới, phát hiện kịp thời để uốn nán những nơi làm chưa tốt về công táckiểm tra, giám sát thuộc thẩm quyền cá nhân Những vấn đè khó khăn, phức tạp,liên quan đến nhiều lĩnh vực nhất thiết phải báo cáo với đồng chí Thủ trưởng cơquan để cho ý kiến giải quyết
c Đồng chí ủy viên Uỷ Ban Kiểm tra
- Chủ động trong công tác, phối kết hợp chặt chẽ để cùng cơ quan Ủy ban
Trang 22Kiểm tra hoàn thành chương trình, kế hoạch đã đề ra và đề xuất ý kiến giảiquyết các vụ việc khi xảy ra tại địa bàn được phân công phụ trách Đồng thờiphải chịu trách nhiệm trước cấp trên về những văn bản xác minh được phâncông giải quyết.
- Thường xuyên sâu sát cơ sở, nắm bắt kịp thời hoạt động của cấp ủy, Ủyban Kiểmtra đảng ủy trong địa bàn mình phụ trách Phản ánh kịp thời với lãnhđạo hoặc tập thể đảm bảo mối quan hệ công tác với các tổ chức đảng trực thuộcHuyện ủy trong lĩnh vực công tác theo chức năng, nhiệm vụ của mình
d Đồng chí phụ trách văn phòng cơ quan Ủy ban Kiểm tra
- Là người chịu trách nhiệm về công tác văn phòng của cơ quan Ủy banKiểm tra, cùng đồng chí Phó Chủ nhiệm tổng hợp theo dõi tiến độ kiểm tra,giám sát để báo cáo kịp thời với Ủy ban Kiểm tra cấp trên và cấp ủy theo tháng,quý, 06 tháng, 01 năm Quản lý tài liệu, hồ sơ, tài sản thuộc cơ quan Ủy banKiểm tra đảm bảo khoa học
-Tổng hợp và phân loại các văn bản, đơn thư tố cáo, khiếu nại gửi đến cơquan, sau đó báo cáo hoặc chuyển đến Thủ trưởng cơ quan trước khi giao đếncác bộ phận và các đồng chí đảm nhiệm nhiệm vụ đó
- Được dự họp theo định kỳ của Ủy ban Kiểm tra để ghi nghị quyết vàcùng với lãnh đạo, tổ phụ trách chuyên đề, hoàn thành văn bản để phát hành kịpthời theo nghị quyết của Uỷ ban Kiểm tra đã thống nhất
=> Ngoài chức năng, nhiệm vụ của mỗi đồng chí đã được Uỷ ban Kiểmtra phân công, mỗi đồng chí cán bộ trong cơ quan thường xuyên học tập nghiêncứu để không ngừng nâng cao nhận thức, nghiệp vụ chuyên môn hoàn thành tốtnhiệm vụ với chất lượng cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Uỷban Kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ cấp ủy giao Xuất phát từ tình hình cụ thểtrong từng thời gian, lãnh đạo coq quan có thể phân công cán bộ trong cơ quanđảm nhiệm công việc cần thiết nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung của cơ quan
2 Khảo sát về công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan
Trang 232.1 Hệ thống hóa các văn bản quản lý của cơ quan vể công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức
- Công văn số 235/VTLTNN-NVĐP ngày 16 tháng 4 năm 2015 của CụcVăn thư và Lưu trữ nhà nước về việc báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Lưutrữ
- Công văn số 60/VTLTNN-NVĐP ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Cục Vănthư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn phương hướng, nhiệm vụ công tácvăn thư, lưu trữ năm 2014 đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Công văn số 298/VTLTNN-NVTW ngày 08/5/2013 của Cục Văn thư vàLưu trữ Nhà nước về việc báo cáo tình hình công tác văn thư lưu trữ
- Thông tư số 09/2013/TT-BNV ngày 31/10/2013 của Bộ Nội vụ quy địnhchế độ báo cáo thống kê công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ
- Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội
vụ Hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề và hoạt động của dịch vụ lưutrữ
2.2 Mô hình tổ chức văn thư của cơ quan
Công tác văn thư là một hoạt động thường xuyên của mọi cơ quan trong
hệ thống bộ máy Nhà nước Ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhànước ta đã có những quy định cụ thể về công tác này
Công tác văn thư là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản, phục vụcho hoạt động lãnh đạo quản lý, điều hành công việc của các cơ quan, tổ chức
Nội dung công tác văn thư bao gồm:
-Xây dựng văn bản
-Quản lý và giải quyết văn bản: Quản lý và giải quyết văn bản đi, văn bảnđến, lập hồ sơ hiện hành vao lưu trữ cơ quan
-Quản lý và sử dụng con dấu
Về hình thức tổ chức công tác văn thư, các cơ quan, đơn vị căn cứ vàophạm vi hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình để lựa chọn hìnhthức tổ chức công tác văn thư phù hợp Ở nước ta hiện nay có 3 hình thức tổ
Trang 24chức công tác văn thư: Văn thư tập trung,văn thư phân tán và văn thư hỗn hợp.
Trong quá trình kiến tập, tôi thấy Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm đã ápdụng hình thức tổ chức công tác văn thư hỗn hợp, nghĩa là vừa có văn thư chungcủa toàn cơ quan, vừa có văn thư ở các đơn vị Giữa văn thư của cơ quan và vănthư của các đơn vị có sự phân công cụ thể, rõ ràng
Ví dụ: Văn thư cơ quan có nhiệm vụ tiếp nhận văn bản do các cơ quan,đơn vị gửi đến, chuyển giao văn bản đúng đối tượng, theo dõi, đôn đốc việc giảiquyết những vấn đề quan trọng; còn văn thư các đơn vị có nhiệm vụ tiếp nhận,vào sổ văn bản đến của đơn vị mình,theo dõi
*Nhận xét ưu, nhược điểm:
a Ưu điểm:
- Với hình thức tổ chức công tác văn thư hỗn hợp, có sự phân công côngviệc cụ thể giữa văn thư cơ quan và văn thư các đơn vị giúp tạo điều kiện thuậnlợi cho quá trình giải quyết công việc được rõ ràng, nhanh chóng, hạn chế tối đa
sự chồng chéo trong công việc
b Nhược điểm:
- Vì các văn bản không tập trung tại một đầu mối nên việc tra tìm văn bảngiấy tờ, tài liệu sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức
2.3 Công tác soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan
Soạn thảo và ban hành văn bản là công việc thường xuyên và rất quantrọng trong hoạt động điều hành, quản lý của các cơ quan
Nhìn chung quá trình soạn thảo và ban hành văn bản của Uỷ ban Kiểm trahuyện Văn Lâm đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật.Chấp hành nghiêm theo Hướng dẫn số 11-HD/VPTW, ngày 28/05/2004 của Vănphòng Trung ương Đảng
2.3.1 Thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản quản lý của cơ quan
Về thẩm quyền ban hành văn bản, Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm banhành các văn bản theo đúng thẩm quyền quy định của pháp luật như: quyết định,
Trang 25công văn, kế hoạch, thông báo, báo cáo …
2.3.2 Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
Về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản: Các văn bản đã đảm bảo đầy
đủ các thành phần thể thức theo quy định tại Hướng dẫn số 11-HD/VPTW, ngày28/5/2004 của Văn phòng Trung ương Đảng, kỹ thuật trình bày văn bản ngàycàng hoàn thiện hơn
Ví dụ: Tiêu đề, tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản;địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản được trình bày theo đúng quyđịnh như sau:
HUYỆN ỦY VĂN LÂM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆTNAM
ỦY BAN KIỂM TRA
* Văn Lâm, ngày tháng năm 2015
Ví dụ: Để soạn thảo một văn bản, cán bộ soạn thảo phải nghiên cứu thực
tế, xác định nội dung, tính chất, phạm vi, đối tượng áp dụng, xác định tên loạivăn bản, thu thập và xử lý thông tin để chuản bị xây dựng bản thảo; sau đó trìnhvăn bản cho người có thẩm quyền phê duyệt và ký ban hành; cuối cùng là hoànthiện các thủ tục hành chính để ban hành văn bản
- Kỹthuật soạn thảo văn bản: Được chú trọng hơn, hầu hết các cán bộtrong văn phòng đều nắm vững được những yêu cầu, quy định về soạn thảo vănbản nên việc soạn thảo văn bản của họ tương đối thành thạo, chính xác
Ví dụ: Các khâu nghiệp vụ từ soạn thảo đến ban hành văn bản đều đượclàm cẩn thận; hình thức trình bày đẹp, chính xác, đầy đủ các thành phần thể thứctheođúng quy định; nội dung văn bản được trình bày rõ ràng, không trái với các
Trang 26quy định của pháp luật.
* Nhược điểm:
Trong quá trình soạn thảo văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày một sốvăn bản còn chưa đúngtheo Hướng dẫn số 11-HD/VPTW, ngày 28/5/2004 củaVăn phòng Trung ương Đảng Ví dụ vẫn còn tình trạng như:
- Có những văn bản thiếu dòng kẻ ngang, nét liền dưới tiêu đề
- Chữ “ Nơinhận ” của một số văn bản không đúng cỡ chữ 14, thành phầnnhận văn bản không để đúng cỡ chữ 12
2.4 Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản của Uỷ ban Kiểm tra huyện Văn Lâm
2.4.1.Sơđồ hóa quy trình quản lý và giải quyết văn bản đi – đến
a Quản lý văn bản
- Công tác quản lý và giải quyết văn bản được quy định tại Nghị định 110của Chính phủ và được quy định chi tiết hơn tại công văn 425/VTLTNN-NVTUban hành về việc hướng dẫn và quản lý văn bản đi, văn bản đến
- Tất cả các loại văn bản đến, văn bản đi đều được thực hiện tại văn phòng
Uỷ ban Kiểm tra
- Đối với những văn bản do Ủy ban hành, văn phòng Ủy ban Kiểm traphải ghi đầy đủ các ký hiệu, số văn bản, ngày tháng năm, đóng dấu và gửi theođúng địa chỉ, đồng thời lưu giữ hồ sơ và bản gốc
- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra phân công và chỉ đạo việc soạn thảo vănbản Cán bộ văn phòng chịu trách nhiệm về nội dung và thể thức văn bản theoquy định; phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung dự thảo đểhoàn thành văn bản trình Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra xem xét, quyết định
- Khi Chủ nhiệm vắng mặt, Chủ nhiệm ủy quyền cho Phó Chủ nhiệm kýthay, Phó Chủ nhiệm có trách nhiệm báo cáo Chủ nhiệm biết về vấn đề đã kýthay
Trang 27- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra tình hìnhthực hiện các văn bản pháp luật của Ủy ban Kiểm tra cấp trên, kịp thời phá hiệnnhững vấn đề vướng mắc, bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện các vănbản đó.
Trang 28b Quản lý và giải quyết văn bản đi của Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm
Mẫu sổ đăng ký văn bản đi của Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm:
………
………
………
SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐI
Cơ quan: UBKT Huyện ủy
Kiểm tra thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày, ghi số và ngày tháng của văn bản
Đăng ký văn bản đi
Dóng dấu văn bản đi
Chuyển giao văn bản đi
Trang 29Sắp xếp, bảo quản và sử dụng bản lưu
* Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản
-Trước khi thực hiện các công việc để ban hành văn bản, cán bộ văn thư cần kiểm tra lại thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản Nếu phát hiện ra sai sót phải báo cho người được giao trách nhiệm xem xét, giải quyết
- Kỹ thuật trình bày phải bảo đảm đảy đủ các yếu tố thể thức theo quy định tại HD số 11-HD/VPTW, ngày 28/5/2004 của Văn phòng Trung ương Đảng
- Ghi số và ngày tháng văn bản: Mỗi văn bản được ghi một số và ngày tháng nhts định bằng chữ số Ả - rập
+ Văn bản được tập trung tại văn thư cơ quan để lấy số theo hệ thống chung cư cơ quan Số văn bản được ghi ở phía trên, bên trái dưới tác giả văn bản
và được đánh liên tục từ số 01 của ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng
12 hàng năm
+ Ghi ngày tháng văn bản: Khi văn bản được ban hành và qua phòng vănthư thì ngày tháng đó là ngày tháng chính thức được ghi và có hiệu lực pháp lý.Ngày tháng văn bản ghi sau địa danh, dưới tiêu đề; đối với những ngày thángnhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở phía trước
Qua thời gian kiến tập, tôi thấy ở Ủy ban Kiểm tra huyện Văn Lâm có cácthể thức ký như ký thay mặt (TM), ký thay (KT)
* Đóng dấu văn bản đi
- Đóng dấu văn bản phải được thực hiện đúng theo quy định của phápluật
- Dấu cơ quan chỉ được đóng khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền