1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại THƯ VIỆN hà nội

63 770 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 Lời mở đầu 5 PHẦN THỨ NHẤT 6 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI 6 I.KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN HÀ NỘI 6 1. Lịch sử hình thành và phát triển 7 2. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện Hà Nội 9 2.1Chức năng: 10 2.2Nhiệm vụ: 10 3. Cơ sở vật chất 12 4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng 16 II.CÁC CÔNG VIỆC TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP 18 1. Lịch phân công công việc 19 2. Nội dung công việc cụ thể tại các phòng 19 2.1 PHÒNG THIẾU NHI 19 2.2 PHÒNG TIN HỌC 22 2.3 PHÒNG BÁO 25 2.4PHÒNG ĐỌC TỰ CHỌN 28 2.5 PHÒNG MƯỢN 28 2.6PHÒNG BỔ SUNG VÀ XỬ LÝ KĨ THUẬT 30 2.7 PHÒNG NGHIỆP VỤ VÀ PHONG TRÀO CƠ SỞ 34 2.8 PHÒNG ĐỊA CHÍ VÀ THÔNG TIN TRA CỨU: 35 PHẦN THỨ HAI 39 CÔNG TÁC BIÊN MỤC VÀ XỬ LÍ NỘI DUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI 39 I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC BIÊN MỤC VÀ XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU 39 II. CÔNG TÁC BIÊN MỤC VÀ XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI. 40 1. Công tác phân loại tài liệu 40 1.1. Phương pháp phân loại tài liệu 40 1.2. Kết quả của phân loại tài liệu 43 2. Công tác định từ khóa cho tài liệu 44 2.1 Phương pháp định từ khoá tài liệu 45 2.2. Kết quả của việc định từ khoá cho tài liệu 49 3. Công tác làm tóm tài liệu 50 3.1. Phương pháp tóm tắt tài liệu 50 3.2. Kết quả của tóm tắt tài liệu 52 4. Công tác nhập dữ liệu 53 4.1 sơ lược về phần mềm libol 53 4.2 các công tác nhập dữ liệu 54 III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 56 CÔNG TÁC XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN 56 HÀ NỘI 56 1. Nhận xét 56 1.1 Ưu điểm 56 1.2 Hạn chế 57 2. Kiến nghị 57 2.1 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đào tạo cán bộ xử lý tài liệu 57 2.2 Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị 58 KẾT LUẬN…………………………………………………...……………… ...61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 61  

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

Lời mở đầu 5

PHẦN THỨ NHẤT 6

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI 6

I.KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN HÀ NỘI 6

1 Lịch sử hình thành và phát triển 7

2 Chức năng và nhiệm vụ của thư viện Hà Nội 9

2.1Chức năng: 10

2.2Nhiệm vụ: 10

3 Cơ sở vật chất 12

4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng 16

II.CÁC CÔNG VIỆC TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP 18

1 Lịch phân công công việc 19

2 Nội dung công việc cụ thể tại các phòng 19

2.1 PHÒNG THIẾU NHI 19

2.2 PHÒNG TIN HỌC 22

2.3 PHÒNG BÁO 25

2.4PHÒNG ĐỌC TỰ CHỌN 28

2.5 PHÒNG MƯỢN 28

2.6PHÒNG BỔ SUNG VÀ XỬ LÝ KĨ THUẬT 30

2.7 PHÒNG NGHIỆP VỤ VÀ PHONG TRÀO CƠ SỞ 34

2.8 PHÒNG ĐỊA CHÍ VÀ THÔNG TIN TRA CỨU: 35

PHẦN THỨ HAI 39

CÔNG TÁC BIÊN MỤC VÀ XỬ LÍ NỘI DUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI 39

I VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC BIÊN MỤC VÀ XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU 39

Trang 2

II CÔNG TÁC BIÊN MỤC VÀ XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ

VIỆN HÀ NỘI 40

1 Công tác phân loại tài liệu 40

1.1 Phương pháp phân loại tài liệu 40

1.2 Kết quả của phân loại tài liệu 43

2 Công tác định từ khóa cho tài liệu 44

2.1 Phương pháp định từ khoá tài liệu 45

2.2 Kết quả của việc định từ khoá cho tài liệu 49

3 Công tác làm tóm tài liệu 50

3.1 Phương pháp tóm tắt tài liệu 50

3.2 Kết quả của tóm tắt tài liệu 52

4 Công tác nhập dữ liệu 53

4.1 sơ lược về phần mềm libol 53

4.2 các công tác nhập dữ liệu 54

III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ .56

CÔNG TÁC XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN 56

HÀ NỘI 56

1 Nhận xét 56

1.1 Ưu điểm 56

1.2 Hạn chế 57

2 Kiến nghị 57

2.1 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đào tạo cán bộ xử lý tài liệu 57

2.2 Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị 58

KẾT LUẬN……… ……… .61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 61

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới theo hướng Công nghiệp hóa - hiệnđại hóa đất nước và đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực đờisống - xã hội Trong đó, thành tựu quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển của nền kinh tế Việt Nam mà chúng ta phải nói đến là nền giáo dục Trongnhững năm gần đây việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ luôn được quan tâmđặt lên hàng đầu, nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã đào tạo chất lượng nguồnnhân lực nhiều chất xám phục vụ tích cực vào sự phát triển của đất nước trênnhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, … Trường Đại học Nội Vụ - Hà Nội

là một trong những ngôi trường đào tạo ra đội ngũ cán bộ Thư viện Trườngtrước đây còn có tên gọi khác là Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Vănphòng I, đây là ngôi trường đào tạo ra đội ngũ cán bộ Thư viện có kinh nghiệmlớn nhất cả nước Việc đào tạo “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn” được lãnh đạonhà trường và các Khoa đặc biệt quan tâm với phương châm đào tạo “Học đi đôivới hành” Hàng năm qua, Khoa Văn hóa - Thông tin và xã hội của Trườngluôn cử sinh viên đi thực tập về chuyên ngành Thư viện nhằm trang bị cho sinhviên những kiến thức thực tiễn vững vàng, phục vụ tốt cho công việc sau khi ratrường

Với số lượng tài liệu ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng như hiệnnay làm cho người dùng tin (NDT) khó khăn trong việc lựa chọn tài liệu phùhợp với yêu cầu công việc và nâng cao tri thức của mình Vì vậy, công tác xử lýtài liệu,đặc biệt là xử lý nội dung tài liệu có vai trò rất quan trọng trong hoạtđộng của bất kỳ cơ quan Thông tin – Thư viện (TT-TV) nào Bởi một tài liệumuốn được người đọc sử dụng thì cần đến công việc xử lý, tạo lập cơ sở dữliệu (CSDL) hoặc thểhiện ở nhiều dạng sản phẩm khác như hệ thống mục lục,các bài tổng luận…

Với sự nhận thức đúng đắn về vai trò cũng như tầm quan trọng của đợtthực tập tốt nghiệp đồng thời với sự hỗ trợ của Khoa Văn hóa – Thông tin và xã

Trang 4

hội của Trường Đại học Nội Vụ - Hà Nội, em đã thực tập tại thư viện Hà Nội từngày 11/1 đến hết ngày 12/3/2016 với chuyên ngành chính là Thư viện Trongthời gian thực tập tại thư viện Hà Nội dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tìnhcủa các anh chọ trong cơ quan , em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và đượctrải nghiệm thực tế trong chuyên ngành Thư viện mà em đang theo học.

Qua 8 tuần thực tập tại thư viện Hà Nội, em đã thu được nhiều kiến thức

và những kinh nghiệm vô cùng quý báu từ thực tiễn công việc và từ những cán

bộ Thư viện Những kiến thức và kinh nghiệm này rất cần thiết cho nghề nghiệpcủa em trong tương lai

Do thời gian thực tập còn ngắn và năng lực bản thân em còn nhiều hạnchế nên bản báo cáo thực tập Tốt nghiệp không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót

Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo trong nhà trườngcũng như các cô chú và anh chị trong thư viện Hà Nội và các bạn sinh viên đểbản báo cáo này của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2015

Sinh viên

Đặng Hoàng Hà

Trang 5

Lời mở đầu

Trong suốt tám tuần đi thực tập (từ ngày 11/1/2016 - 12/3/2016) tại Thưviện Hà Nội em đã có dịp trao đổi, học hỏi những thông tin bổ ích về chuyênmôn nghiệp vụ của ngành thư viện

Nếu như trong thời gian đi kiến tập em đã có những cái nhìn đầu tiên vàmới mẻ về ngành, thì khoảng thời gian đi thực tập đã giúp em có thể học hỏithêm nhiều từ thực tiễn và những kinh nghiệm mới, những trải nghiệm mới đểhoàn thiện phần nào chuyên ngành mà em đang theo học

Ngoài lời mở đầu và lời cảm ơn, bài báo cáo thực tập của em gồm ba phần

cơ bản như sau:

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI

Phần 2: CÔNG TÁC BIÊN MỤC VÀ XỬ LÍ NỘI DUNG TÀI LIỆU

TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI

Bài báo cáo là kết quả đi thực tập trong tám tuần tại Thư viện Hà Nội mặc

dù đã có nhiều cố gắng nhưng em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý củacác thầy cô để bài bài cáo được hoàn chỉnh hơn

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2015

Trang 6

PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN

HÀ NỘI

I KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN HÀ NỘI

Thư viện Hà Nội

Địa chỉ: 47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại:+84 4 3826 6346

Website: http://www.thuvienhanoi.org.vn

Email: thuvien_sovhttdl@hanoi.gov.vn

Trang 7

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 15/10/1956 tại nhà Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm, Thư viện Hà Nội ra đời với tên gọi ban đầu là Phòng đọc sách nhân dân Từ xuất phát điểm đó, ba năm sau, Thư viện nhân dân Hà Nội chính thức được thành lập vào tháng 1/1959

và chuyển về trụ sở 47 phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm cho đến ngày nay

Tháng 8/2008, Thư viện Hà Nội khánh thành trụ sở xây mới với kiến trúc

bề thế, ấn tượng của hai khối nhà cao 9 tầng có tổng diện tích sàn 6178 m2 mô phỏng hình ảnh trang sách mở như ôm lấy dòng chảy vô tận của tri thức nhân loại Đây cũng là một trong những công trình văn hóa chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Đến tháng 2/2009, sau khi hợp nhất với Thư viện tỉnh Hà Tây, Thư viện HàNội có thêm một trụ sở tại số 2B đường Quang Trung, quận Hà Đông với tòa nhà 3 tầng thiết kế theo hình dải lụa có tổng diện tích sàn 2029 m2

Hiện nay, với 7 phòng chức năng: Hành chính - Tổng hợp, Bổ sung và Xử

lý kỹ thuật, Phục vụ bạn đọc, Địa chí và Thông tin tra cứu, Phòng Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở, Tin học, Phục vụ Thiếu nhi, Thư viện Hà Nội cung cấp cho độc giả hơn 48 vạn tài liệu; trong đó có 402 đầu báo, tạp chí và khoảng 2 vạn tài liệu địa chí Hà Nội với nhiều loại hình (bản đồ, văn bia, thần tích, thần sắc, hương ước…), cùng 5 CSDL thư mục và CSDL dữ kiện với hàng trăm nghìn biểu ghi

Kho sách phòng mượn

Trang 8

Phòng thiếu nhi

Kho mở

Trang 9

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc Thủ đô, Thư viện đã không ngừng đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng phục vụ: đơn giản thủ tục làm thẻ; mở rộng hệ thống các phòng phục vụ: phòng thiếu nhi, phòng đọc báo tạp chí, phòng mượn, phòng đọc tự chọn, phòng đọc theo yêu cầu, phòng đọc sách ngoại văn, phòng đọc dành cho người khiếm thị, phòng đọc tài liệu về Hà Nội, phòng đọc đa phương tiện… Thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc từ 8h - 20h hàng ngày (không nghỉ trưa).

Bên cạnh nâng cao chất lượng phục vụ, Thư viện Hà Nội còn đẩy mạnh cáchoạt động tuyên truyền triển lãm, nói chuyện giới thiệu sách cùng nhiều các hoạtđộng khác nhằm thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện, đồng thời giúp bạn đọc lựa chọn những cuốn sách bổ ích và phù hợp

Góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng “xã hội học tập suốt đời”, đưa văn hóa về cơ sở của Đảng, Nhà nước và Thành phố, Thư viện Hà Nội còn thực hiện chức năng hướng dẫn nghiệp vụ và xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở cho

29 thư viện quận – huyện; 107 thư viện cấp xã - phường; 1.138 thư viện, tủ sách

tại các cụm dân cư, thôn, làng.

Là thành viên của Liên hiệp Thư viện Đồng bằng sông Hồng, Thư viện Hà Nội luôn phát huy tinh thần hợp tác, chia sẻ trao đổi thông tin, kinh nghiệm để cùng nhau phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống thư viện công cộng

Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, sự phát triển của Thư viện Hà Nội luôn gắnliền với sự phát triển của văn hóa, chính trị, kinh tế Thủ đô Thư viện đã trở thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc và để lại dấu ấn tốt đẹp trong ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội

Ghi nhận kết quả hoạt động đối với sự phát triển chung của Thủ đô, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như UBND Tp Hà Nội đã trao cờ, bằng khen cho Thư viện Hà Nội trong nhiều năm liền Năm 2006, Thư viện Hà Nội vinh dự được nhận Huân chương Độc lập Hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng Cùng với sự yêu mến, tin tưởng của độc giả, những phần thưởng này có ý nghĩa khích lệ hết sức to lớn, giúp tập thể cán bộ, nhân viên Thư viện Hà Nội luôn có động lực vượt qua mọi khó khăn để đưa Thư viện phát triển ngày càng vững mạnh, xứng tầm là Thư viện trung tâm của mảnh đất Rồng thiêng ngàn năm văn hiến

2 Chức năng và nhiệm vụ của thư viện Hà Nội

Trang 10

Căn cứ Quyết định số 367/QĐ-VHTT&DL ngày 11/05/2009 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thư viện Hà Nội.

2.2Nhiệm vụ:

1 Xây dựng và trình Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch thành phố

Hà Nội quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng năm của Thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

2 Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều khiện thuận lợi cho người đọc được sửdụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện

Phục vụ miễn phí tài liệu thư viện tại nhà cho người đọc cao tuổi, tàn tật bằng hình thức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động theo quy định của Pháplệnh Thư viện

3 Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên- kinh tế- văn hoá của Hà Nội và đối tượng phục vụ của thư viện như:

- Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại Hà Nội và viết về Hà Nội

- Bổ sung, trao đổi, nhận biếu tặng tài liệu của cá nhân, tổ chức trong nước

và ngoài nước theo quy định của pháp luật

- Nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu tại Hà Nội; các bản sao khoá luận, luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các trường đại học tại Hà Nội, các công trình nghiên cứu khoa học của Hà Nội và nghiên cứu về Hà Nội

- Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị, tài liệu bằngtiếng dân tộc phù hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn Thành phố

Trang 11

- Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông giữa thư viện với các thư viện trong nước và ngoài nước bằng hình thức cho mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính.

- Lưu trữ các tài liệu có nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện và phục vụ người đọc theo quy định của Pháp luật

- Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng theo quy định

4 Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng rãi vốn tài liệu thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội Thủ đô; xây dựng phong trào đọc sách, báo sâu rộng trong nhân dân

5 Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin- thư mục, thông tin có chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện

6 Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thư viện ; tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin- thư viện của hệ thống thư viện công cộng

7 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện quận huyện và cơ

sở trên địa bàn thành phố bằng các phương thức: biên soạn tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo về nghiệp vụ thư viện theo sự phân công của

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội

8 Hợp tác quốc tế về lĩnh vực Thư viện: tham gia các tổ chức quốc tế về thư viện; xây dựng và tiếp nhận các dự án tài trợ tài liệu, trang thiết bị và dự án bồi dưỡng cán bộ thư viện do các thư viện , tổ chức nước ngoài tài trợ hoặc tổ chức; tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động; triển lãm tài liệu theo quy định của pháp luật

9 Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụđược giao và phù hợp với quy định của pháp luật

10 Quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ tài liệu; thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vị quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội

Trang 12

11 Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

12 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và

Du lịch thành phố Hà Nội giao

3 Cơ sở vật chất

Là một trong những thư viện lớn và hàng đầu của Hà Nội cũng như của cả nước, vì vậy việc đáp ứng tốt và đầy đủ nhu cầu của bạn đọc là mục tiêu hàng đầu mà thư viện Hà Nội hướng đến Chính vì vậy thư viện Hà Nội đã rất quan tâm đến chính sách bổ sung vốn tài liệu để giúp bạn đọc có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất Thư viện đã thực hiện bổ sung vốn tài liệu thường xuyên Và lúc này nhiệm vụ của người cán bộ bổ sung là rất quan trọng

Người cán bộ cần phải nắm rõ được nhu cầu của bạn đọc để có thể bổ sung được những cuốn sách thiết thực, đáp ứng cho đông đảo nhu cầu Thư viện cũngluôn chú trọng và phát triển cơ sở vật chất để xứng tầm với một thư viện thủ đô

3.1 Số lượng tài liệu, ấn phẩmcủa thư viện Hà Nội

Thư viện Hà Nội cung cấp cho độc giả hơn 48 vạn tài liệu; trong đó có 402 đầu báo, tạp chí và khoảng 2 vạn tài liệu địa chí Hà Nội với nhiều loại hình (bản

đồ, văn bia, thần tích, thần sắc, hương ước…), cùng 5 CSDL thư mục và CSDL

dữ kiện với hàng trăm nghìn biểu ghi

Trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, Thư viện Hà Nội đãthực sự trở thành một môi trường văn hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng đượcnhu cầu văn hóa của nhân dân Thủ đô

- Vốn tài liệu được tổng kết từ khi thành lập thư viện tới nay gồm 72832cuốn trong kho mượn và 45937 trong kho đọc

- Tài liệu kho báo năm 2015: loại VN: 1858 tài liệu, loại VV: 2116 tài liệu

và loại VL: 917 tài liệu

- Trong kho kín, tài liệu được chia theo khổ nhỏ (BVN), vừa (BVV) và lớn(BVL) Có 17 đầu báo và 10 đầu tạp chí được đóng bìa và lưu giữ

Trang 13

- Gần 150.000 tài liệu với 22 giá sách của phòng mượn

- Sách thiếu nhi với kho đọc tại chỗ: khoảng 20 giá và kho đọc tại chỗkhoảng 15 giá sách

- Báo, tạp chí tiếng Việt và tiếng nước ngoài : 219 tên, 3060 cuốn

- Sách tại nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia,Công ty sách Hà Nội,Alphabook, nxb Phụ Nữ, Công ty sách Huy Hoàng, Công ty sách Thái Hà, Công

ty sách Nhã Nam, Công ty sách và thiết bị thư viện,Công ty sách Trí Tuệ Việt,

…:1380 tên, 10909 cuốn

- Sách dành cho người khiếm thị : 8000 trang chữ nổi; 1931 trang sách nói

= 9931trang

- Nhận sách tặng biếu, tài trợ: 2742 tên; 6601 cuốn

- Nhận báo – tạp chí tặng biếu, lưu chiểu : 33 tên định kỳ liên tục + 67 tênkhông cố định

- Kho sách ngoại văn: có khoảng 5 giá với hơn 2000 cuốn sách được chiathành 3 thứ tiếng Anh, Nhật, Pháp

- Tiếng việt(cuốn): 8187 Bản

- Tiếng Anh,Pháp: 219 Tài liệu

- Chữ Hán-Nôm: 849Tài liệu

- Hương ước: 474 Tài liệu

- Thác bản văn bia: 1644 Tài liệu

- Băng đĩa: 45 Tài liệu

- Bản đồ: 55 Tài liệu

- Tủ sách Thăng Long: 1144 Tài liệu

- Báo, tạp chí đóng bìa à 1535 Quyển

+ Cơ sở dữ liệu: 47624 biểu ghi ISIS

ĐCHI( sách mới):5252 biểu ghi

TC: 7572 biểu ghi

TTTM: 9278 biểu ghi

Trang 14

VANBIA: 3129 biểu ghi

HNOM: 1196 biểu ghi

THMUC: 21175 biểu ghi

Libol : bài trich TC: 2020 biểu ghi

Có 82482 biểu ghi (Libol chuẩn năm 2011) bao gồm các tài liệu như sách,báo, tạp chí và 62828 biểu ghi (ISIS hồi cố)

Từ năm 2014 đến năm 2015, thư viện đã số hóa 196 tài liệu (chủ yếu sốhóa tài liệu địa chí viết về Hà Nội

3.2 Cơ sở vật chất của thư viện Hà Nội

Với định hướng phát triển thư viện trở thành thư viện hiện đại, bằng kinh phí nhà nước và nguồn xã hội hóa, Thư viện Hà Nội đã đầu tư trang bị phần mềm quản lý thư viện LIBOL 6.0; phần mềm sản xuất sách nói cho người khiếmthị Daisy; cùng hệ thống máy tính, máy scan, máy in laze, máy photo… Toàn bộphòng đọc được trang bị máy điều hòa, kho sách có máy hút bụi, chống ẩm.Đặc biệt, Thư viện Hà Nội còn đầu tư xây dựng một Studio chuyên dụng sản xuất sách nói cho người khiếm thị

Bàn trang bị trong Thư viện Hà Nội được sản xuất theo công nghệ hiện đại, khung gỗ, nhẵn, bóng, đẹp Mặt bàn bằng gỗ ép phủ Melamin chống cháy, chống xước, không cong vênh, không co ngót, không bị mối mọt, cạnh được dánnẹp bằng keo hạt qua máy dán nhiệt, độ bám dính cao Chất liệu đảm bảo sử dụng thuận tiện, độ bền cao, hiện đại, thẩm mỹ.Ghế trong thư viện là loại ghế cùng loại với bàn tuy nhiên ghế được làm bằng thép cao cấp, màu xanh ngồi rất êm và tạo cảm giác thoải mái cho người đọc

Các trang thiết bị khác cũng được đầu tư mua của những nhãn hàng uy tín đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dùng tin

3.3 Nội quy chung và thời gian phục vụ của thư viện Hà Nội:

NỘI QUY THƯ VIỆN

Trang 15

1 Quý khách đến liên hệ công tác xuất trình giấy giới thiệu hoặc chứng minh thư nhân dân.

2 Bạn đọc xuất trình thẻ khi vào thư viện Không cho mượn thẻ Mất thẻ phải báo ngay với thủ thư

3 Bạn đọc chưa làm thẻ, có nhu cầu sử dụng tài liệu của thư viện, phải xuất trình giấy tờ cá nhân, được đọc tạm thời trong 03 ngày

4 Gửi xe đúng nơi quy định: Để túi, cặp sách vào tủ gửi đồ

5 Giữ gìn trật tự vệ sinh:

- Đi nhẹ, nói khẽ

- Không nói chuyện riêng, không nói chuyện điện thoại trong phòng

đọc sách (Để điện thoại ở chế độ yên lặng)

- Không ăn quà trong phòng đọc - mượn sách

- Không vứt rác và khạc nhổ bừa bãi

6 Bảo quản tài sản công:

- Không tự động bật đèn, quạt và thiết bị trong thư viện…

- Không viết bậy, vẽ bậy lên bàn ghế và tường…

- Không tự di chuyển bàn ghế, đồ đạc, vật dụng của thư viện

- Giữ gìn, bảo quản tài liệu của thư viện

- Nếu làm vỡ, hỏng tài sản của thư viện, bạn đọc phải đền theo giá trị hiện hành

7 Chấp hành những quy định cụ thể tại các phòng, nơi bạn đọc đang được phục vụ

Trang 16

8 Phục vụ tất cả các ngày trong tuần Nghỉ ngày Chủ nhật, Lễ, Tết.

* Trụ sở 47 Bà Triệu - Hoàn Kiếm - Hà Nội:

4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng

Do đặc thù của thư viện Hà Nội thuộc quản lý của Bọ văn hóa thể thao và

du lịch cũng như UBND thành phố Hà Nội

Trang 17

Chức vụ: Phó giám đốc điều hành Thư viện Hà Nội

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Thư viện

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

Điện thoại : CQ: 04.39369105

Email: hatranvan1970@gmail.com

Trang 18

Phụ trách trực tiếp: Phòng Hành chính - tổng hợp, Phòng Bổ sung và xử lýkỹ thuật, Phòng Tin học, Phòng Địa chí và Thông tin tra cứu.

2 PHÓ GIÁM ĐỐC:

Họ và tên: VƯƠNG THỊ LÝ

Chức vụ: Phó giám đốc Thư viện Hà Nội

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Thông tin - Thư viện

5 PHÒNG ĐỊA CHÍ VÀ THÔNG TIN TRA CỨU

6 PHÒNG NGHIỆP VỤ VÀ PHONG TRÀO CƠ SỞ

7 PHÒNG TIN HỌC

II CÁC CÔNG VIỆC TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP

Trong vòng 8 tuần thực tập vừa qua, dưới sự chỉ đạo và phân công của ban giám đốc thư viện Hà Nội cũng như sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên của thư viện Hà Nội Em đã được phân công làm việc và thực hành tạitất cả các phòng ban của thư viện Hà Nội

Trang 19

1 Lịch phân công công việc

NỘI DUNG THỰC TẬP

Từ ngày 11/01/2016 đến ngày 19/03/2016, Ban lãnh đạo thư viện Hà Nội

đã sắp xếp lịch cho em thực tập lần lượt tại các phòng chuyên môn một cách khoa học và hợp lí

Lịch thực tập:

11/01-16/01 18/01-23/01 25/01-30/1 01/02-06/02 Nghỉ

TếtPhòng

27/02

05/03

12/03

19/03Phòng

14/03-thực tập

P nghiệp

vụ và phongtrào cơ sở

P địa chí P Bổ sung

và xử lí kĩthuật

P Bổ sung

và xử lí kĩthuật

Trang 20

- Tạo lập một địa chỉ văn hóa hấp dẫn, môi trường đọc sách báo thân thiện thu hút các em thiếu nhi trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

2.1.1.3Nhiệm vụ:

- Phòng Phục vụ Thiếu nhi có nhiệm vụ phục vụ bạn đọc lứa tuổi thiếu niênnhi đồng (dưới 16 tuổi) theo 2 hình thức đọc sách tại chỗ và cho mượn về nhà; bảo quản vốn tài liệu; tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm, yêu cầu vun đắp và phát triển văn hóa đọc cho thiếu niên nhi đồng Thù đô

- Tổ chức phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ và mượn về nhà hoặc qua luân chuyển sách phù hợp với nội quy của thư viện

- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn tài liệu Hướng dẫn tra cứu, trả lời thông tin theo yêu cầu bạn đọc Nghiên cứu nắm bắt nhu cầu bạn đọc, từ đó đề xuất với phòng nghiệp vụ kịp thời bổ sung vốn tài liệu

- Tổ chức các hoạt động bổ trợ tạo hứng thú đọc sách cho trẻ em như: chiếuphim, vẽ tranh theo sách, viết bản thu hoạch sau khi đọc sách Tổ chức giới thiệu sách theo chuyên đề phù hợp với chương trình giáo dục trong nhà trường

- Bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu hư hỏng, rách nát trong quá trình sử dụng Tổ chức kho sách khoa học theo đúng nghiệp vụ thư viện, thuận tiện cho bạn đọc tra tìm tài liệu; giới thiệu sách mới kịp thời tới bạn đọc

2.1.2Giới thiệu công việc và hoạt động của phòng :

Mượn, trả :

- Tài liệu ở phòng thiếu nhi đã được in và dán nahnx mã vạch 100% nên khi ghi mượn, ghi trả cán bộ không phải ghi tay như một số sách ở phòng mượn

- Để ghi mượn, ghi trả các cán bộ thủ thư chỉ cần quét mã vạch trên phần mềm Libol

Trang 21

- Hồ sơ bạn đọc của phòng thiếu nhi xếp theo số thẻ từ nhỏ đến lớn chứ không chia theo thời gian.

Cơ sở vật chất:

 Khu vực phục vụ tại chỗ

- Gồm 20 giá sách Không gian phục vụ bạn đọc rất sinh động, bàn ghế nhỏnhiều màu sắc Trang trí trên tường, cửa và giá sách hợp với thiếu nhi

 Kho mượn : gồm 15 giá

Tài liệu được sắp xếp theo môn loại theo bảng phân loại DDC 14

 Kho sách ngoại văn :

Có khoảng 5 giá với hơn 2000 cuốn sách được chia thành 3 thứ tiếng Anh, Nhật, Pháp Tài liệu của mỗi thứ tiếng lại được chia theo khổ sách và sắp xếp theo số đăng kí cá biệt

Tài liệu được chia thành 3 kho theo khổ sách: kho sách nhỏ (TNN), kho sách vừa (TNV) và kho sách lớn (TNL), tài liệu trong từng kho được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt từ lúc thành lập thư viện đến nay

 Vốn tài liệu được tổng kết từ khi thành lập thư viện tới nay gồm 72832 cuốn trong kho mượn và 45937 trong kho đọc

 Góc mẹ và bé: Dành cho các bé từ 0-5 tuổi, phù hợp cho các bé đi cùng cha mẹ, đọc sách dưới sự hướng dẫn của cha mẹ

Trang 22

 Về các trang thiết bị khác: quạt, điều hòa, máy hút ẩm, hệ thống ánh sáng

và phòng cháy chữa cháy, camera

- Quản trị, xây dựng, cập nhật thông tin trang WEB của Thư viện Hà Nội

- Tổ chức và khai thác sử dụng Phòng đọc đa phương tiện

- Tổ chức sản xuất sách nói

- Tham gia phục vụ Thư viện lưu động (WOW)

2.2.1.3Cơ cấu tổ chức:

+ Trưởng phòng: Trần Thanh Hiếu

+ Phó phòng: Lê Văn Việt

+ Các cán bộ: Nguyễn Khánh Nhân, Trần Minh Long, Trần Thị Liên

2.2.2 Quy trình nghiệp vụ, chuyên môn của phòng:

2.2.2.1 Quản lý mạng LAN, Internet, máy tính, máy in, các trang thiết

bị khác:

- Quản lý mạng LAN, Internet:

+ Đảm bảo thông suốt hệ thống mạng làm nghiệp vụ

+ Khi có sự cố từ các phòng khác, cán bộ phòng trực tiếp xử lý

+ Sự cố từ nhà cung cấp mạng, phòng sẽ liên hệ bên nhà cung cấp mạng

để xử lý

Trang 23

- Quản lý máy tính, máy in, các HUB, switch, phát Wifi các phòng tại 2

cơ sở: Có nhật kí theo dõi, vị trí lắp đặt, người sử dụng máy, ngày tháng sửachữa, có ký nhận của cán bộ các phòng với Phòng tin học

- Các trang thiết bị khác máy chiếu, máy scan, máy ảnh chịu tráchnhiệm của Phòng tin học quản lý, di chuyển phục vụ tuân thủ sự chỉ đạo củaLãnh đạo cơ quan, Trưởng phòng, phó phòng tin học sẽ quản lý các trang thiết

- Sao lưu CSDL về Máy theo dõi ISIS trên phòng tin học trên cơ sở từ :

+ Máy P Bổ sung: cập nhật sách mới của các CSDL: SACH,THNHI, NVVAN

+ Máy địa chí: CSDL VBIA, TTTM, DCHI, HNOM

+ Máy P Phong trào: CSDL WOW

- Sau đó sao lưu toàn bộ CSDL xuống các phòng phục vụ: Phòng Đọc

Mở, Phòng Mượn

- Sao lưu CSDL WOW lên máy chủ của xe lưu động

- Định kỳ sao lưu CSDL tại Thư viện trung tâm là nửa tháng một lần đểkịp thời cập nhật CSDL sách mới cho bạn đọc Có sổ Nhật ký theo dõi CSDLsao lưu từ các phòng về và xuống các phòng phục vụ

- Sao lưu CSDL trên xe lưu động tuỳ thuộc vào cập nhật CSDL mới từphòng bổ sung, định kỳ nên 1 tháng/lần

* CSDL trên phần mềm LIBOL 6.0 :

Khi chính thức sử dụng phần mềm Libol, toàn bộ CSDL từ ISIS sẽconvert sang LIBOL, lúc đó tất cả các CSDL sẽ trộn vào nhau Theo sự chỉ đạocủa Ban giám đốc, phòng sẽ tiến hành hiệu đính CSDL trên ISIS, sao lưu CSDL,xuất file ISO lưu trên máy tính khác ngoài CSDL LIBOL trên máy chủ

Quản trị CSDL tại cơ sở 2B Quang Trung- Hà Đông:

* CSDL trên phần mềm ILIB 3.6:

Toàn bộ CSDL SACH, NGOAIVAN, DIA CHI được chạy trên phầnmềm Cán bộ phone sẽ thường xuyên kiểm tra, sao lưu CSDL theo định kỳ hàngtháng

* CSDL trên phần mềm ISIS:

- Bao gồm CSDL THIEU NHI, TB

Trang 24

- Phân công cán bộ theo dõi, sao lưu CSDL từ Phòng địa chí, Phòng Bổsung về Phòng tin học.

- Định kỳ nửa tháng/lần sao lưu CSDL xuống phòng Phục vụ

2.2.2.3 Quản lý trang WEB:

- Phân công một cán bộ phụ trách chính về trang WEB

- Chỉnh sửa một số nội dung, cấu trúc của trang WEB cho phù hợp trongkhi chưa được nâng cấp

- Đưa lên trang WEB nội dung các trang tin hoạt động của Thư viện vàcác phòng ban chuyên môn

CD với các công đoạn; dán nhãn, bao gói

+ Phòng Tin học lập danh sách giao nhận số lượng đĩa CD đã hoàn thiệnchuyển xuống Phòng khiếm thị để phục: Danh sách ghi số lượng đĩa, ngày nhận,chữ ký của cán bộ phòng tin học và phòng khiếm thị

II.2.2.5Phục vụ bạn đọc phòng đa phương tiện:

- Phòng xây dựng nội quy phòng đa phương tiện

- Bố trí sắp xếp bạn đọc người lớn, thiếu nhi ngồi riêng các khu vực để dễquản lý

- Bạn đọc xuất trình thẻ với cán bộ được phân công

- Bạn đọc ngồi đúng số máy do cán bộ quản lý trên Máy tính (theo dõi vị trí máy, thời gian truy cập Internet, )

- Đối với bạn đọc thiếu nhi: cán bộ phục vụ sẽ hướng dẫn bạn đọc sửdụng các chương trình được Thư viện chọn lựa phù hợp với lứa tuổi, Thư viện

mua bản quyền và cài đặt trên máy tính (Bộ sách điện tử tiếng Anh LANGMASTER, các phần mềm trò chơi trí tuệ Quả táo màu nhiệm, các đĩa chương trình về giáo dục: Sắc màu toán học, Thiên nhiên xung quanh, Vòng quanh thế giới), vào các trang WEB hữu ích, phù hợp với lứa tuổi (Có Danh mục các trang WEB dán ngay tại các máy phục vụ thiếu nhi).

2.2.2.6Quản lý và phục vụ xe Thư viện lưu động:

Quản lý tài sản trên xe lưu động:

Trang 25

- Phân công trách nhiệm cho đ/c Việt - Phó phòng Tin học quản lý TS,trang thiết bị của xe lưu động, có Sổ Nhật ký theo dõi.

- Định kỳ kiểm tra máy tính, các trang thiết bị trên xe, cho vận hành, chạythử trước khi đi phục vụ, trong thời gian xe không đi phục vụ là nửa tháng 1 lần

Phục vụ Thư viện lưu động:

- Cán bộ có trách nhiệm đảm bảo phục vụ theo lịch phân công của 3 nhóm

- Phục vụ hướng dẫn các cháu sử dụng máy tính, các phần mềm cài đặttrên máy tính

- Phục vụ trình chiếu phim cho các cháu: chọn lựa các phim phù hợp, cótính giáo dục, giải trí lành mạnh

Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tin học có hiệu lực thống nhấttrong toàn phòng khi được Ban giám đốc phê duyệt Cán bộ công chức củaphòng có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy chế này, nếu vi phạm quy chế

sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định

2.3

PHÒNG BÁO

2.3.1Cơ cấu tổ chức:

- Trưởng phòng: Nguyễn Bích Thủy

- Cán bộ: Nguyễn Hải Vân

Trang 27

Báo được đóng theo tháng, chuẩn bị luân chuyển sang cơ sở đóng bìa.

Kho kín chứa báo sau khi được đóng bìa

2.3.4Công tác nghiệp vụ

- Phòng báo nhận các ấn phẩm báo, tạp chí từ các nhà xuất bản vào buổisáng do bưu điện chuyển đến và xử lí nghiệp vụ (đóng dấu, dập ghim, dánh số, nhập máy) để đưa ra phục vụ bạn đọc

- Quá trình nhập máy được thực hiện trên phân hệ định kì của phần mềm Libol 6.0

Trang 28

Phân hệ định kỳ cho phép quản lý các ấn phẩm định kỳ như báo, tạp chí, tập san định kỳ, niên giám

2.4.2Chức năng, nhiệm vụ:

Tổ chức phục vụ bạn đọc trên 16 tuổi sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua hình thức đọc tại chỗ; bảo quản vốn tài liệu; chuyển dạng tài liệu; hướng dẫn tra cứu và trả lời các thông tin về vốn tài liệu

Hình ảnh phòng đọc tự chọn

2.5 PHÒNG MƯỢN

2.5.1Cơ cấu tổ chức:

Trang 29

- Bảo quản vốn tài liệu, chuyển dạng tài liệu, tu sửa, phục chế tài liệu bị

hư hỏng, rách nát trong quá trình sử dụng hoặc do nguyên nhân khác

- Nhận hồ sơ bạn đọc, quan sát kho, quản lý bạn đọc trong kho, xếp sáchlên giá, hướng dẫn tra cứu và trả lời các câu hỏi về vốn tài liệu

2.5.3 Kho sách:

Tài liệu trong kho sách được chia thành các môn loại theo bảng phân loại DDC 14 và được sắp xếp từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài, từ trái qua phải

Kho sách phòng Mượn

* Cơ sở vật chất:

- Gần 150.000 tài liệu với 22 giá sách

- Hệ thống điều hòa, hút ẩm, phòng cháy chữa cháy, quạt và camera

- Ngoài ra phòng có nhiều cửa sổ có rèm che, đảm bảo không khí trong phòng luôn thông thoáng

Trang 30

- Phòng có 3 quầy thủ thư với các nhiệm vụ khác nhau, được trang bị 3 máy tính và 2 máy quét mã vạch

- Nhận và kiểm tra thẻ bạn đọc, hướng dẫn bạn đọc lựa chọn tài liệu qua

cơ sở dữ liệu trên máy tính và theo nghiệp vụ của thư viện

- Hướng dẫn bạn đọc đọc nội quy của phòng, yêu cầu bạn đọc gửi túi xách trước khi vào kho, giải đáp những câu hỏi bạn đọc yêu cầu, quan sát nhắc nhở bạn đọc (ngồi đúng vị trí, lựa chọn tài liệu)

- Quản lý kho và công việc của phòng, vệ sinh phòng theo đúng lịch cơ quan

- Kiểm tra sách khi bạn đọc trả/mượn mang về hoặc mượn đọc tại chỗ , sắp xếp sách đúng kho gọn gàng

2.6.2Chức năng, nhiệm vụ:

Chức năng:

Phòng Bổ sung và xử lý kỹ thuật có chức năng thu thập và xử lý kỹ thuật các loại hình tài liệu được xuất bản tại Hà Nội và nói về Hà Nội, các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ

đô Hà Nội về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nhiệm vụ:

Trang 31

Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên - kinh tế - văn hóa của Hà Nội và đối tượng phục vụ của thư viện như:

- Thu thập, sưu tầm các loại tài liệu được xuất bản tại Hà Nội và viết về

Hà Nội

- Bổ sung bằng nguồn ngân sách nhà nước cấp, nhạn trao đổi, biếu tặng tài liệu của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định củapháp luật

- Nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu tại Hà Nội; các bản sao khóa luận, luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các trường đại học tại Hà Nội, các công trình nghiên cứu khoa học của Hà Nội và nghiên cứu về Hà Nội

- Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị, tài liệu bằng tiếng dân tộc phù hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn Thành Phố

- Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông giữa thư viện với các thư viện trong nước bằng hình thức cho mượn, traođổi tài liệu và kết nối mạng máy tính

- Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin – thư mục phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện Hợp tác quốc tế

về lĩnh vực thư viện: xây dựng và tiếp nhận các dự án tài trợ tài liệu

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho sinh viên thực tập của các

trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành thư viện

- Thực hiện các chu trình xử lý kỹ thuật tài liệu thư viện theo đúng yêu cầu vè tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện

- Thống kê tổng hợp báo cáo về công tác bổ sung và xử lý kỹ thuật

2.6.3 Các nguồn sách bổ sung:

- Sách bổ sung theo ngân sách nhà nước

- Sách tặng biếu: Thường là sách của tất cả các nhà sản xuất, của tư nhân

và của cá nhân

Ngày đăng: 20/09/2016, 22:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh phòng đọc tự chọn - Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại THƯ VIỆN  hà nội
nh ảnh phòng đọc tự chọn (Trang 27)
Bảng phụ lục bao gồm các bảng: - Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại THƯ VIỆN  hà nội
Bảng ph ụ lục bao gồm các bảng: (Trang 41)
Hình ảnh về phần mềm libol - Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại THƯ VIỆN  hà nội
nh ảnh về phần mềm libol (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w