1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại Thư viện học viện kỹ thuật quân sự

68 956 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 5,17 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ VÀ NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ 1 1.1 Khái quát về Học viện Kỹ thuật Quân sự 1 1.1.1 Nhiệm vụ của Học viện Kỹ thuật Quân sự 1 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Học viện Kỹ thuật Quân sự 3 1.2 Giới thiệu chung về Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 5 1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 5 1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 6 1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 9 1.2.4 Vốn tài liệu của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 10 1.2.4.1 Cơ sở dữ liệu 10 1.4.2.1 Nguồn lực thông tin văn bản 13 1.2.4.2 Nguồn thông tin điện tử 15 1.2.4.3 Nguồn lực thông tin khai thác trên Internet 15 1.2.5 Đối tượng phục vụ của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 16 1.2.6 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện Học viện kỹ thuật Quân sự 18 1.2.7 Nội quy chung của thư viện 18 1.3 Nội dung thực tập tại Thư viện Học viện Kỹ thuật quân sự. 19 1.3.1 Công việc ở phòng mượn trả 20 1.3.2 Công việc ở phòng xử lý nghiệp vụ 25 1.3.2.1 Đóng dấu, dán nhãn sách 25 1.3.2.2 Biên mục tài liệu 26 1.3.3 Công việc ở phòng Máy tính và Enternet (Phòng Mạng) 28 1.3.4. Công việc ở phòng Đọc 1. 30 1.3.5 Công việc ở phòng Đọc 2 32 PHẦN 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL 6.0 TẠI THƯ VIỆN 41 HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ 41 2.1 Giới thiệu vài nét về phần mềm Libol 6.0 41 2.2 Ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 42 2.3 Nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự. 52 2.3.1 Nhận xét 52 2.3.1.1 Ưu điểm 52 2.3.1.2 Hạn chế 53 2.3.2 Kiến nghị 53 KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬT KÝ THỰC TẬP PHỤ LỤC PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP

Trang 1

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN

SỰ VÀ NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT

QUÂN SỰ 1

1.1 Khái quát về Học viện Kỹ thuật Quân sự 1

1.1.1 Nhiệm vụ của Học viện Kỹ thuật Quân sự 1

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Học viện Kỹ thuật Quân sự 3

1.2 Giới thiệu chung về Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 5

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 5

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 6

1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 9

1.2.4 Vốn tài liệu của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 10

1.2.4.1 Cơ sở dữ liệu 10

1.4.2.1 Nguồn lực thông tin văn bản 13

1.2.4.2 Nguồn thông tin điện tử 15

1.2.4.3 Nguồn lực thông tin khai thác trên Internet 15

1.2.5 Đối tượng phục vụ của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 16

1.2.6 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện Học viện kỹ thuật Quân sự 18

1.2.7 Nội quy chung của thư viện 18

1.3 Nội dung thực tập tại Thư viện Học viện Kỹ thuật quân sự 19

1.3.1 Công việc ở phòng mượn trả 20

1.3.2 Công việc ở phòng xử lý nghiệp vụ 25

1.3.2.1 Đóng dấu, dán nhãn sách 25

1.3.2.2 Biên mục tài liệu 26

1.3.3 Công việc ở phòng Máy tính và Enternet (Phòng Mạng) 28

1.3.4 Công việc ở phòng Đọc 1 30

1.3.5 Công việc ở phòng Đọc 2 32

Trang 2

PHẦN 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL 6.0 TẠI THƯ VIỆN 41

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ 41

2.1 Giới thiệu vài nét về phần mềm Libol 6.0 41

2.2 Ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 42

2.3 Nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự 52

2.3.1 Nhận xét 52

2.3.1.1 Ưu điểm 52

2.3.1.2 Hạn chế 53

2.3.2 Kiến nghị 53

KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHẬT KÝ THỰC TẬP

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP

Trang 3

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo nhà trường , cácthầy cô trong Khoa Văn hóa – Thông tin và Xã hội đã quan tâm dìu dắt, truyềnđạt kiến thức, kỹ năng sống cho chúng em trong suốt thời gian 4 năm học tập tạitrường cũng như tổ chức cho chúng em đi thực tập 3 tháng để chúng em một lầnnữa được gắn lý thuyết với thực tiễn và có dịp học hỏi, tìm hiểu sâu sắc hơn vềchuyên ngành mà mình đang theo học.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Khanh – Thủtrưởng Ban Tư liệu-Thư viên, các cô các chị trong thư viện đã luôn nhiệt tìnhgiúp đỡ em trong các khâu nghiệp vụ của thư viện và chỉ bảo cho em nhiều kinhnghiêm quý báu mà các cô, các chị đã đúc kết trong quá trình hoạt động công táccũng như quan tâm tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đợt thực tập một cáchtốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong suốt 3 tháng đi thưc tập từ 10/1/2016 đến 19/3/2016 tại Thư việnHọc viện Kỹ thuật Quân sự em đã có dịp trao đổi, học hỏi những thông tin bổích, thiết thực về chuyên môn nghiệp vụ của ngành thư viện

Thư viện là cơ quan văn hóa, giáo dục, thông tin, nơi cung cấp, chuyểngiao tri thức của nhân loại đến mọi người Xã hội càng phát triển thì vai trò củasách, báo và thư viện càng trở lên quan trọng Ở Việt Nam, sự nghiệp thư việnluôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước

Hệ thống thư viện trong quân đội từ khi thành lập đến nay không ngừngđược củng cố và phát triển, được tổ chức rộng khắp từ trung ương đến các Đơn

vị cơ sở trong toàn quân bao gồm thư viện các Quân khu, Quân chủng, Quânđoàn, Binh chủng, các Tổng cục, Học viện, Nhà trường, Viện nghiên cứu…Cùng với các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa trong quân đội, hệ thốngthư viện, phòng đọc sách báo trong toàn quân đã góp phần phục vụ đắc lực côngtác nghiên cứu, học tập, tổng kết chiến tranh, nâng cao đời sống tinh thần cho bộđội, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, thực hiện thắng lợinhiệm vụ xâ dựng và bảo vệ Tổ quốc Thư viện của Học viện Kỹ thuật Quân sự

là một trong những nơi như vậy Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự góp phầnquan trọng phục vụ nghiên cứu, đào tạo kỹ sư quân sự, kỹ sư dân sự, chỉ huytham mưu kỹ thuật, quản lý khoa học và công nghê., quản lý kinh tế - kỹ thuậtcác trình độ Đại học, Thạc sĩ Tiến sĩ trong ngành khoa học kỹ thuật, công nghệquân sự, công nghệ quốc phòng và công nghệ cao phục vụ sự nghiệp hiện đạihóa quân đội và các ngành kinh tế quốc dân

Ngoài lời cảm ơn và lời mở đầu, bài báo cáo thực tập của em gồm 2 phần

Trang 5

Do thời gian thực tập còn ngắn và năng lực của bản thân còn hạn chế nênbáo cáo thực tập Tốt nghiệp không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Vì vậy em rấtmong nhận được sự góp ý của các thầy, cô trong Khoa Văn hóa – Thông tin và

Xã hội, các cô các chị tại Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự và các bạn sinhviên để bản báo cáo này của em được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 19/3/2016 Sinh viên

Đinh Vũ Thảo Linh

Trang 6

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN

SỰ VÀ NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN KỸ THUẬT

QUÂN SỰ 1.1 Khái quát về Học viện Kỹ thuật Quân sự

1.1.1 Nhiệm vụ của Học viện Kỹ thuật Quân sự

Năm 1966 trước sự đòi hỏi về nhu cầu đội ngũ cán bộ kỹ thuật quân sựphục vụ cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Học viện Kỹ thuậtQuân sự tiền thân là Phân hiệu II Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lậptheo quyết định 146/CP ngày 08/8/1966 của Hội đồng Chính phủ với nhiệm vụđào tạo cán bộ kỹ thuật thuộc các loại hình dài hạn và chuyển tiếp (sinh viênnăm cuối của các trường Đại học kỹ thuật dân sự) chuyển cấp Trong điều kiệnchiến tranh ác liệt đóng quân phân tán, cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, độingũ giáo viên cơ hữu rất ít, vừa giảng dạy, vừa tự học tập nghiên cứu nâng caotrình độ Xong Học viện đã khắc phục khó khăn, nhanh chóng bổ sung các kỹ sưquân sự phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc

Học viện Kỹ thuật Quân sự là một trường Đại học của Quân đội và Nhànước, là một trong những trường trọng điểm của quốc gia, đặt dưới sự lãnh đạotrực tiếp của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo vềnghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Qua quá trình xây dựng và phấn đấu trởthành một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ quantrọng của Quân đội và Nhà nước Học viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng

ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng giao cho Học viện thường xuyênchú trọng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện mà trọng tâm là vững mạnh vềchính trị, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên; đội ngũ này được đầu tưxây dựng sớm và tốt cả về số lượng và chất lượng Hệ thống cơ sở vật chất,trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện phục vụ cho đào tạo nghiên cứu khoahọc được xây dựng đồng bộ và hiện đại.Những kết quả đó đã góp phần quantrọng vào sự việc xây dựng quân đội và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóađất nước

Học viện Kỹ thuật Quân sự cũng như các Học viện, các trường Đại học

Trang 7

trong Quân đội và Nhà nước đang đứng trước vận hội mới và trách nhiệm hếtsức nặng nề Những đòi hỏi của yêu cầu xây dựng quân đội, sự nghiệp côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạnmới đòi hỏi Học viện phải có sự đổi mới cơ bản để phù hợp với yêu cầu quânđội, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đồng thời tiến tới từng bước hộinhập với cộng đồng các trường Đại học trong khu vực và trên thế giới.

Nhằm thực hiện mục tiêu đó năm 1991, Học viện Kỹ thuật Quân sự đượcChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) cho phép mang têndân sự là Đại học Lê Quý Đôn Các quyết định trên đã xác định nhiệm vụ củaHọc viện Kỹ thuật Quân sự là:

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, chỉ huy tham mưu kỹ thuật có trình độ Đạihọc, sau Đại học cho quân đội

- Nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ phục vụ nhiệm vụ xây dựngtiềm lực, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội, kết hợpnghiên cứu với triển khai ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất

- Đào tạo nhân lực có trình độ cao phục vụ công nghiệp hóa - hiện đạihóa đất nước

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật và chỉ huy tham mưu kỹ thuật cho quân đội Lào

và Campuchia

Trong dịp về thăm và làm việc với Học viện Kỹ thuật Quân sự của Tổng

Bí thư Nông Đức Mạnh ngày 22/10/2004 và của Chủ tịch nước Nguyễn MinhTriết ngày16/08/2006, hai nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước đều đã khẳng địnhvai trò và trọng trách lớn của Học viện Kỹ thuật Quân sự trong xây dựng quânđội, củng cố quốc phòng, xây dựng nền kinh tế quốc dân, công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước Học viện vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vịAnh hung lực lượng vũ trang, đến nay Học viện Kỹ thuật quân sự đã có bướcphát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt công tác đào tạo và nghiêncứu khoa học, phát triển công nghệ Ngày 31/01/2008 Học viện chính thức đượcChính phủ công nhận là 1 trong 15 trường Đại học trọng điểm quốc gia

Những phần thưởng cao quý Học viện được trao tặng:

Trang 8

Với những thành tích xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, Họcviện Kỹ thuật Quân sự đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng các danhhiệu cao quý sau:

- Huân chương Hồ Chí Minh (2011)

- Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới (2005)

- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001)

- 01 Huân chương Độc lập hạng Ba (1991)

- 02 Huân chương Quân công hạng Nhất (1984, 1996)

- 01 Huân chương Quân công hạng Nhì (1976)

- 01 Huân chương Lao động hạng Ba (1969)

- 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất (2003)

- 01 Huân chương Chiến công hạng Nhì (1979)

- 01 Huân chương Chiến công hạng Ba (1974)

- 01 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (2004)

- 01 Huân chương Angco hạng Nhì của Nhà nước Campuchia (1982)

- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất của Nhà nước Lào (2004)

Khoa Vũ khí thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới (2001)

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Học viện Kỹ thuật Quân sự

- Ban Giám đốc

+ Giám đốc: Trung tướng, GS.TSKH Phạm Thế Long

+ Chính ủy: Thiếu tướng, TS Trần Tấn Hùng

+ Phó Giám đốc: Đại tá, PGS.TS Nguyễn Lạc Hồng

+ Phó Giám đốc: Thiếu tướng, PGS.TS vũ Thanh Hải

+ Phó Giám đốc: Thiếu tướng Mai Ngọc

-Sơ đổ cơ cấu tổ chức:

Trang 9

*Các cơ sở của Học viện

- Trụ sở, cơ sở chính: Học viện Kỹ thuật Quân sự số 100 đường HoàngQuốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội (khu A)

+ Khu 361: Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội (khu B)

+ Khu125: Phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

Hệ, Tiểu đoànquản lý học viên

Khoa, Viện, Trungtâm, Công ty

Cơ quan

1 Khoa Hóa Lý kỹ thuật

2 Khoa Công nghệ Thông tin

8 Khoa Vô tuyến Điện tử

9 Khoa Kỹ thuật Điều khiển10.Khoa Mác-Lenin, tư tưởng

Hồ Chí Minh11.Khoa Công tác Đảng-Công tác Chính trị

12.Khoa Quân sự13.Khoa Chỉ huy Tham mưu

Kỹ thuật14.Viện KT Công trình đặc biệt

15.Viện Công nghệ Mô phỏng16.Trung tâm huấn luyện 125-Vĩnh Phúc

17.Trung tâm Công nghệ18.Trung tâm EIC

19. Các Trung tâm, Công ty

lý lưu học sinh Quân sự

13. Trung tâm Đào tạo và

NCKH-CN phía Nam

Trang 10

+ Khu Hòa Lạc: Đông Xuân, Thạch Thất, Hà Nội

+ Khu 212: Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội

+ Khu Xuân Phương: Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội

1.2 Giới thiệu chung về Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

* Chức năng

Thư viện trường có chức năng phục vụ giảng dạy, học tập, đào tạo,nghiên cứu khoa học đối với các ngành mà nhà trường đào tạo; triển khai ứngdụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường thông qua việc sửdụng, khai thác các loại hình tài liệu có trong thư viện (tài liệu in, sao chụp, tàiliệu điện tử đã được số hóa, mạng Internet…).Qua đó thư viện thực hiện 4 chứcnăng cơ bản bao gồm: chức năng thông tin, chức năng giáo dục, chức năng vănhóa và chức năng giải trí trong quy mô hoạt động của nhà trường

- Bổ sung và trao đổi các loại hình tài liệu phù hợp với chức năng nhiệm

vụ của Học viện và quyết định của Quân đội

- Thu nhận, lưu chiểu các ấn phẩm do Học viện xuất bản, luận án, luậnvăn, tài liệu Hội nghị, Hội thảo khoa học, báo cáo tổn kết đề tài nghiên cứu khoahọc các cấp đã được nghiêm thu và các nguồn thông tin khác của cán bộ, giáoviên học viên trong Học viện

- Tổ chức hiệu quả các hình thức phục vụ, mượn, trả về nhà, đọc tại chỗ;Hướng dẫn Bạn đọc tra cứu, khai thác, sử dụng thư viện và mạng

- Ứng dụng Công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin tựđộng, xử lý tài liệu, tổ chức sắp xếp, lưu trữ, thanh lọc, bảo quản, quản lý cácCSDL thư mục, CSDL toàn văn và phục vụ tài liệu hiệu quả Từng bước hiện

Trang 11

đại hóa thư viện, xây dựng thư viện điện tử.

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Thư viện Học viện Kĩ thuật Quân sự nằm ở tòa nhà H của Học viện Thưviện có 5 tầng, được xây dựng khang trang với các phòng làm việc như sau:Phòng mượn trả giáo trình, tài liệu và

-Phòng đọc tài liệu mật và truy cập

Internet cán bộ, giáo viên

TS Hoàng Văn Lợi chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện vềmọi mặt hoạt động của Phòng Thông tin Khoa học Quân sự; tham mưu choĐảng ủy, Ban Giám đốc Học viện về công tác thông tin khoa học quân sự, côngtác xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và hoàn thành các nhiệm vụ khácđược giao

Hiện tại thì Ban Tư liệu - Thư viện có 26 cán bộ làm công tác nghiệp vụ

Trang 12

thư viện Thủ trưởng Ban Tư liệu – Thư viện là Thiếu tá CN, Ths Nguyễn ThịKhanh, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về công tác thông tin Tư liệu –Thư viện, quản lý, xây dựng Ban vững mạnh và hoàn thành tốt các nhiệm vụkhác được giao.

Danh sách cán bộ thư viện (cập nhập 2/2016)

sinh

Trìnhđộ

Chuyênngành đàotạo

PHS, TV

Tập sự

TV từ2014,

có QĐ12/2015

Trang 13

Ngọc Hà 1978

Phòngđọc

Phòngđọc

12 Trần Thị

Lan

Caođẳng

SP Mẫugiáo

PCTHPN

Trang 14

Ngân CNTT từ

15/2/2016

Tập sựthưviện từ11/2015

1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của Thư viện Học viện

Kỹ thuật Quân sự

Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự được đầu tư cơ sở vật chất và cáctrang thiết bị hiện đại, theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội và chủ trương hộinhập của Học viện Kỹ thuật Quân sự

Thư viện có 5 tầng trong đó có 1 phòng mượn trả, 1 phòng xử lý nghiệp

vụ, 1 phòng photo 2 phòng đọc mở, 1 phòng máy tính và truy cập Internet, 2phòng tự học, 2 phòng học nhóm, 1 phòng hội thảo, 1 phòng dành cho TrưởngBan Thư viện Các phòng đều có các trang đều có trang thiết cần thiết, phù hợpvới hoạt động, chức năng riêng của từng phòng

Phòng mượn, trả giáo

trình, tài liệu và làm thẻ

6 máy tính ở quầy thủ thư(3 máy tínhcho thủ thư; 3 máy tính bạn đọc theo dõi quátrình trả, mượn sách); 8 máy tính cho bạn đọctra cứu tài liệu; giá sách ở kho; giá trưng bàysách, bàn quầy; tủ mục lục phiếu

Phòng photocopy Máy photocopy

Trang 15

Phòng máy tính và

Internet

Khoảng 30 bộ bàn ghế ở khu vực mạngWifi; máy tính để người dung tin sử dụng; 1máy tính của thủ thư; camera

Ngoài ra mỗi phòng đều có bóng đèn, quạt trần, điều hòa, bình cứu hỏa…

1.2.4 Vốn tài liệu của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

1.2.4.1 Cơ sở dữ liệu

Vốn tài liệu là yếu tố đầu tiên để hình thành thư viện, là tài sản quý giá, làtiềm lực, sức mạnh và niềm tự hào của thư viện Vốn tài liệu còn là di sản vănhóa, là kho tri thức của dân tộc, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt củamỗi nước, là kho tri thức của toàn nhân loại Hiểu được tầm quan trọng của vốntài liệu, Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự rất chú trọng xây dựng, phát triểnvốn tài liệu của thư viện và đã từng bước tăng cường chất lượng vốn tài liệuhoàn thiện bộ máy tra cứu để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc được tốt hơn Nguồnlực thông tin của Thư viện ngày càng đa dạng phong phú, ngoài các nguồn tàiliệu bằng văn bản truyền thống thì các nguồn tài liệu cũng đã được số hóa, tàiliệu điện tử cũng được bổ sung thêm để phù hợp với loại hình thư viện điện tử

Vốn tài liệu của Thư viện học viện Kỹ thuật Quân sự được chia làm 3nhóm chính:

Trang 16

- Nguồn thông tin điện tử (CSDL, CD-ROM)

- Nguồn thông tin trên Internet

Tài liệu ở Thư viện có nhiều ngôn ngữ khác nhau.Thống kê tổng số đầu

ấn phẩm theo ngôn ngữ ta có bản sau (bảng 1) (thống kê 18/2/2016):

Ngôn ngữ Tên viết tắt Số lượng đầu ấn phẩm

Bảng thống kê ấn phẩm theo ngôn ngữ (2)

Ngôn ngữ Tên viết tắt Số lượng ấn phẩm

Trang 18

Bảng thống kê số đầu ấn phẩm theo các tháng trong năm 2015

- Kho sách ở phòng mượn – trả đa phần là giáo trình, sách tham khảophục vụ các học viên, cán bộ trong Nhà trường và được sắp xếp theo tên cácKhoa, các chuyên ngành đào tạo: Khoa Hàng không vũ trụ, Khoa Công nghệthông tin, Khoa Vô tuyến điện tử, Khoa Cơ khí, Khoa Động lực…Ngoài ra còn

có sách, truyện văn học để bạn đọc mượn về nhà

- Kho sách ở phòng đọc 1chủ yếu là giáo trình chuyên ngành như: Kỹthuật điện, cơ khí, tự động hóa, vô tuyến điện tử, hóa học, vật lý…

- Kho sách ở phòng đọc 2 gồm có các sách nhiều các lĩnh vực khác nhau.các sách về Chủ nghĩa Mác Lenin, Kinh tế Chính trị Mác-Lenin, Xã hộihọc,Công nghiệp, Nông nghiệp, Y học, Lịch sử, Tôn giáo,Văn học, Báo chí,Logic hoc, sách ngoại văn…

Trang 19

* Báo, tạp chí

Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự có đầu tư báo tạp chí Ngoài cácbáo, tạp chí được cấp (theo Thông tư số 24/2009/TT-BQP quy định và hướngdẫn về định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa, tinh thần trong Quân đội nhândân Việt Nam) thì Thư viện cũng bổ sung thêm những đầu báo, tạp chí mới có

uy tín cả ở trong nước và nước ngoài và đều được cập nhật nhanh chóng những

số mới nhấtđể bạn đọc tiện theo dõi

Một số tờ báo và tạp chí ở Thư viện:

- Báo: Quân đôi Nhân dân; Thanh niên; Tiền phong; Lao động; Việt Namnews; Hà Nội mới; Nhân dân; Công an nhân dân; Thể thao và Văn hóa; Phápluật Việt Nam; Sức khỏe và Đời sống; Phụ nữ Việt Nam; Gia đình và Xãhội;Sinh viên Việt Nam;Giáo dục và Thời đại; Pháp luật và xã hội; Đại đoàn kết;Chip!

- Tạp chí: Truyền hình; Lịch sử Quân sự, Điện ảnh Việt Nam; Lý luậnChính trị; Xây dựng Đảng; Hậu cẩn Quân đội; Văn hóa Nghệ thuật Quân đội;Phòng không Không quân; Nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc phòng; Cơkhí Việt Nam; Kiến trúc Việt Nam; Thế giới số; Hóa học và ứng dụng…

*Tư liệu

Tư liệu ở Thư viện gồm các báo cáo khoa học, luận án Tiến sĩ (Khoa học

xã hội, Hóa lý kỹ thuật), luận văn thạc sĩ, đồ án tốt nghiệp, tài liệu xám (greydocument) phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, giảng dạy, thường là những tài liệulưu hành nội bộ, tài liệu mật không được công bố (về Chính trị, khoa học kỹthuật quân sự)

* Tài liệu tra cứu

Tài liệu tra cứu gồm 3 loại chính:

- Tài liệu mang tính chất chỉ đạo: Ở Thư viện tài liệu mang tính chất chỉđạo thường được sử dụng nhiều là: Văn kiện Đại hội Đảng, Tài liệu học tập nghịquyết Đảng

- Bách khoa thư: là công cụ để tra cứu kiến thức tổng quát trên nhiều lĩnhvực khác nhau hoặc tra cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó: Almanach

Trang 20

những nền văn minh thế giới, Bách khoa lịch sử thế giới, Từ điển bách khoa:Britannica, Almanach kiến thức phổ thông…

- Từ điển: Trong Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự có từ điển của cácnước như: Từ điển Việt – Anh, Từ điển Việt – Nga, Từ điển Việt – Pháp,Từ điểnViệt – Lào, Từ điển Việt – Campuchia…

Ngoài ra trong thư viện còn có từ điển về các môn ngành tri thức: Từđiển

quân sự Anh – Việt, Từ điển Kinh tế học, Từ điển Xã hội học, Từ điển Kỹthuật cơ khí Anh - Việt…

Các loại từ điển này là cơ sở tra cứu đáng tin cậy của bạn đọc vì có nộidung tổng hợp, dịch nghĩa và giải thích ngắn gọn những từ ngữ, khái niệmchuyên ngành

1.2.4.2 Nguồn thông tin điện tử

Ngày nay việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại với kỹ thuật điện từ

và kỹ thuật số để ghi kĩ thuật hiệu văn bản, âm thanh, hình ảnh có khả năng lưutrữ thông tin đa dạng với khối lượng lớn Thư viện Học viện Kỹ thuật cũng đãxây dựng được CSDL tài liệu in và CSDL như: sách, giáo trình, bài trích, đồ án,luận án, luận văn, ấn phẩm định kỳ, sách tham khảo, chuyên đề, tạp chí on line,tạp chí Khoa học kỹ thuật-HVKTQS…

Cơ sở dữ liệu được xây dựng trên phần mền Libol 6.0 với các quy địnhthống nhất về các trường dữ liệu: các trường tiêu đề, các trường mô tả, cáctrường con Ngoài ra Thư viện còn có một số đĩa phim chuyên đề và thông tinkhoa học; đĩa chuyên đề khoa học và tạp chí điện tử

1.2.4.3 Nguồn lực thông tin khai thác trên Internet

Người dùng tin ở Học viện Kỹ thuật Quân sự được sử dụng khai thácInternet miễn phí

Một số website thường xuyên truy cập: website của Trung tâm học liệu

ĐH Thái Nguyên, website của ĐH Quốc gia Hà Nội

* Truy cập CSDL điện tử của Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên

- Bước 1: Vào website của Trung tâm Học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 21

click vào tab tìm kiếm tài liệu điện tử Tiếng Việt

- Bước 2: Click vào Bộ CSDL (bao gồm rất nhiều bộ CSDL như luận văn,luận án, bài giảng điện tử, giáo trình điện tử…)

- Bước 3: Đăng kí để đọc toàn văn bằng:

Usename: HVQS0001 (hoặc HVQS0002, HVQS0003, HVQS0004,HVQS0005)

Password: hvktqs

Từ đây ta có thể tìm bằng danh mục chủ đề hoặc tìm tài liệu ở khung cửa

sổ tìm kiếm

* Trung tâm Thông tin Thư viện- Đại học Quốc gia Hà Nội

- Địa chỉ tên miền: http://db.lic.vnu.edu.vn:2048/

- Tài khoản đăng nhập:

Acc: hvktqs

Pass: 236hqv

1.2.5 Đối tượng phục vụ của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Hoạt động Thông tin - Thư viện của mỗi cơ quan đều cần phải nghiên cứuthành phần bạn đọc và nhu cầu tin của người dùng tin Có như vậy mới có thểkích thích nhu cầu tin của họ phát triển dựa trên nguyên lý định hướng tới người

sử dụng hoặc do người sử dụng chi phối Phục vụ người đọc, người dùng tin làmục tiêu quan trọng của bất cứ thư viện nào Càng phục vụ người đọc, ngườidùng tin nhiều thì vai trò xà hội của thư viện ngày càng tăng Vì vậy nếu không

có bạn đọc thì thư viện mất đi ý nghĩa tồn tại của mình.Nói cách khác chínhngười đọc, người dùng tin đưa toàn bộ cơ chế của mối quan hệ lẫn nhau giữavốn tài liệu, cán bộ thư viện, cơ sở vật chất vào hoạt động

Ngày nay hoạt động Thông tin - Thư viện đóng vai trò không thể thiếunhất là trong quá học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Kỹthuật Quân sự Mỗi cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, sinh viên, học viênđều trở thành những người sử dụng thông tin tích cực của thư viện

Đối tượng mà Thư viện phục vụ có nhiều nhóm bạn đọc khác nhau: Họcviên dân sự, học viên quân sự, nghiên cứu sinh, văn bằng 2, cán bộ, học viên cao

Trang 22

học, chuyển cấp, cao đẳng, cao học dân sự, chuyển loại kỹ sư, nhóm tham khảo,

dự thính, ngắn hạn, phòng đọc, chiến sĩ… Nhưng tựu chung lại người dung tincủa Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể chia thành 3 nhóm chính:

*Nhóm người dùng tin là sinh viên, học viên

Do đặc thù của Thư viện là thư viện trường học nên nhóm bạn đọc chiếm

số lượng lớn nhất là sinh viên, học viên đang theo học tại trường Nhu cầu tincủa nhóm học viên, sinh viên đang học tập tại trường thường là Giáo trình, Đồ

án tốt nghiệp, tài liệu tham khảo

*Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Đây là nhóm người dùng tin chiếm tỉ lệ tương đối của Thư viện Nhu cầutin của nhóm này thường cao hơn, rộng lớn hơn nhóm sinh viên, học viên như :Luân án Thạc sĩ, Luận văn Tiến sĩ, các tài liệu tham khảo, bổ trợ với tri thứcuyên sâu, chi tiết, hàn lâm về cả lý luận và thực tiễn; những thông tin về tìnhhình khoa học, kỹ thuật, quân sự, an ninh, kinh tế, chính trị… ở trong nước vàtrên thế giới đề giúp cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học được hoànthiện hơn nữa

*Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý

Nhóm người dùng tin này chiếm phần rất nhỏ của Thư viện xong có vaitrò hết sức quan trọng vì họ tổ chức điều khiển hoạt động của cơ quan, đơn vị.Nhu cầu tin của nhóm cán bộ quản lý:

- Thông tin mang tính vạch ra phương hướng, chíến lược, mục tiêu pháttriển của đơn vị

- Thông tin mang tính dự báo

- Thông tin vừa có tính chuyên sâu, vừa mang tính sang tạo

- Thông tin có tính chính trị, tối ưu hóa, đầy đủ chính xác, luôn được cậpnhật kịp thời

1.2.6 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Thư viện Học viện kỹ thuật Quân sự

Trang 23

* Sản phẩm

- Cơ sở dữ liệu tài liệu in và cơ sở dữ liệu tài liệu số

- Tài liệu được số hóa

- Tủ mục lục phiếu được sắp xếp theo chuyên ngành và sắp xếp theo têntác giả

- Danh mục đĩa, chuyên đề khoa học và tạp chí điện tử, danh mục đĩaphim khoa học

* Dịch vụ:

Dịch vụ thông tin của Thư viện chủ yếu mang tính truyền thống như:

- Mượn về nhà: Giúp cho bạn đọc có tài liệu học tập, tiết kiệm thời gian,mang lại hiệu quả công việc cao vì họ có thể tranh thủ đọc tài liệu tại nhà, cóđiều kiện nghiền ngẫm, xem xét, nghiên cứu khía cạnh vấn đề một cách sâu sắc

mà không bị giới hạn bởi thời gian

- Tổ chức kho mở ở phòng đọc 1, 2 để phục vụ bạn đọc tại chỗ hoặc cónhu cầu muốn photo tài liệu

- Tra cứu tài liệu trên cơ sở dữ liệu

- Tra cứu tài liệu trên Internet

-Photocopy tài liệu

1.2.7 Nội quy chung của thư viện

1 Phải xuất trình thẻ thư viện cho thủ thư khi vào thư viện, tuyệt đốikhông dung thẻ của người khác

2 Giữ gìn trật tự và an toàn trong thư viện: Đi nhẹ, nói khẽ, không sửdụng điện thoại di động trong phòng đọc, phòng học, phòng Internet, không hútthuốc và mang chất cháy, chất nổ vào thư viện

3 Giữ gìn vệ sinh chung, không ăn uống, vứt rác, giấy nháp ra phòng.Rác phải bỏ vào đúng nơi quy định

4 Giữ gìn mỹ quan trong thư viện, không viết vẽ bậy lên mặt bàn, lêntường, tài liệu, sách báo, không ngồi gác chân lên ghế, không cắt xé, làm rách,viết, vẽ vào sách, báo và tài liệu

5 Sách, tài liệu, cặp, túi phải để tại tủ đựng đồ, không được mang vào

Trang 24

phòng đọc.

6 Tại các phòn g đọc tự chọn: Mỗi lần chỉ được chọn 02 cuốn sách, hoặc

1 loại tạp chí đem ra bàn đọc, đọc xong phải để đúng nơi quy định mới được rúttài liệu khác đọc tiếp

7 Không tự tiện mang sách ra khỏi phòng đọc Nếu bạn đọc cần sao chụptài liệu xin làm thủ tục với thủ thư

8 Tại phòng mượn mỗi lần mượn không quá 03 cuốn sách (tham khảo),

02 cuốn (sách văn học), hạn mượn không quá 15 ngày Giáo trình mượn theothời khóa biểu không qúa 1 học kỳ

9 Tại các phòng truy cập Internet: Nghiêm cấm vào các website khônglành mạnh Tuyệt đối không tự tiện cài các phần mềm hoặc can thiệp vào cấuhình máy tính trong thư viện

10 Bạn đọc vi phạm nội quy sẽ chịu hình thức xử lý thích hợp theo mức

độ vi phạm

1.3 Nội dung thực tập tại Thư viện Học viện Kỹ thuật quân sự.

Thời gian 3 tháng thực tập tại Thư viện Học viện Kỹ thuật quân sự đã để lại những trải nghiệm vô cùng bổ ích của em Đây là một thư viện chuyênngành với vốn tài liệu lớn, được trang bị máy tính, cán bộ quản lý thư viện cótrình độ cao và được sự quan tâm nhiệt tình của Ban lãnh đạo cùng các anh chịtrong thư viện Với sự hướng dẫn chỉ dạy tận tình của các anh chị trong thư viện,

em đã bổ sung cho mình thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích từ sắp xếp tài liệucho tới cách phục vụ bạn đọc, tìm tin phục vụ bạn đọc được hiệu quả nhất Tạiđây em đã có rất nhiều thuận lợi để vun đắp cho kỹ năng và nghề nghiệp saunày

Trong thời gian thực tập em được tham gia vào nhiều công việc liên quantới chuyên ngành Thông tin – Thư viện dưới sự hướng dẫn chu đáo của các cô,các chị trong thư viện

1.3.1 Công việc ở phòng mượn trả

* Quy định làm thẻ bạn đọc:

Trang 25

- Cao học + Nghiên cứu sinh+ Quân sự dài hạn: không thu tiền, làm thẻphải

có quyết định thành lập lớp, phát tờ rơi dán ảnh, khai đầy đủ thông tin đểthư viện làm thẻ

- Cán bộ + Giáo viên: 20000/thẻ

- Các đối tượng khác (Cao đẳng, Dân sự, Văn bằng 2, Văn bằng 2 Quân

sự,

Chuyển cấp) thu tiền làm thẻ lần đầu 20000/thẻ

-Làm lại thẻ tất cả các đối tượng thu 50000/thẻ, phải có đơn, chữ ký xácnhận đầy đủ

*Phục vụ bạn đọc mượn – trả tài liệu

Khoa Hàng không vũ trụ gồm các cuốn như : Robot đặc biệt và Cơ điệntử; Công nghệ và Thiết bị Hàng không vũ trụ; Thiết kế hệ thống kết cấu thiết bịbay; Động cơ phản lực…

Khoa Công nghệ thông tin: Toán cao cấp 1.2.3; Bài tập toán cao cấp 1, 2,3; Khoa học máy tính, Giáo trình C++; Lập trình cơ bản PHP và MySQL…

Khoa Vô tuyến điện tử: Thông tin; Ra-đa; Tác chiến điện tử; Công nghệđiện tử; Lý thuyết mạch và đo lường; Kỹ thuật xung-số và vi xử lý…

Khoa Kỹ thuật điều khiển: Kỹ thuật điện và thiết bị điện-điện tử; Tự độnghóa và kỹ thuật vi tính; Điều khiển thiết bị bay và tên lửa; Thiết bị điện tử y-sinh…

Khoa Công trình: Cơ học công trình; Cầu đường và sân bay; Xây dựngdân dụng và công nghiệp; Công trình quân sự; Trắc địa Bản đồ; Công trình đặcbiệt (biển, đảo, hầm ngầm)…

Trang 26

Khoa Cơ khí: Thủy khí kỹ thuật; Kỹ thuật nhiệt; Cơ học vật rắn; Cơ sởthiết kế máy; Chế tạo máy; Công nghệ gia công áp lực; Vật liệu kim loại vàcông nghệ; Quản lý Khoa học và Công nghệ; Vẽ kĩ thuật cơ khí tập 1,2; Bài tập

Khoa Ngoại ngữ: tiếng Việt thực hành; tiếng Nga; tiếng Anh

Khoa Công tác Đảng và Chính trị: Lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng; Tâm

lý học quân sự; Công tác Đảng và CTCT, Xã hội học, Công tác Đảng công tácChính trị tập 1.2.3.4; …

Khoa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Triết học; Kinh tế - Chínhtrị; Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà nước và Pháp luật; …

Sách ở hệ Dân sự thì ít hơn và giá cũng ít nên thường sách ở các Khoa sẽđược xếp tập trung lại ở một khu

 Yêu cầu cho mượn tài liệu đối với bạn đọc là học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh:

Đối với tài liệu tham khảo: bạn đọc là học sinh, sinh viên được mượn tối

đa 2 cuốn; học viên cao học, nghiên cứu sinh tối đa 3 cuốn Thời gian mượnkhông quá 15 ngày

Đối với giáo trình: mượn tối đa không qua số môn học trong học kỳ

 Yêu cầu cho mượn tài liệu với bạn đọc là cán bộ giáo viên

Số lượng tài liệu mượn đối đa là 15 cuốn, thời gian mượn không quá 60 ngày.+ Sau khi vào kho lấy sách, tít số thẻ bạn đọc vào ô “Số thẻ” và tít mãvạch sách vào ô “ĐKCB” ở phần mềm Libol mục “Ghi mượn” ⃗ Tích vào ô

Trang 27

“Phiếu” ⃗ Print Một thẻ có thể mượn nhiều sách Trong trường hợp 1lớp mượngiáo trình nhiều môn, thì một có thể 1 thẻ bạn đọc cho mượn tất 1 môn hoặchoặc từng thẻ mượn tất cả các môn, mỗi môn 1 cuốn.

Lưu ý: Khi tít sách cần chú ý xem dữ liệu sách đã vào máy chưa; có thôngbáo chữ đỏ gì hiện ra không như: tài liệu không thuộc kho quản lý (có thể tàiliệu thuộc kho Xuân Phương …); tít sách có sót quyển sách nào không?…

Trang 28

-Bạn đọc trả sách

+ Kiểm tra xem sách có bị rách, bung trang, có vết mực, vết bút chìkhông Nếu có vết bút chì thì bảo bạn đọc tẩy cho sạch; nếu vết mực đầy mặtgiấy thì cuốn sách đó không nhận Sách bị bong, rách trang, bìa thì bảo bạn đọcsang phòng photo bên cạnh đóng lại

+ Tít mã vạch cuốn sách bạn đọc trả vào ô “ĐKCB” ở phần “Ghi trả” Khitít sách nhắc nhở bạn đọc xem máy tính đặt ở trên quầy thủ thư để nếu có vướngmắc gì thì trao đổi luôn với thủ thư và cũng để biết xem mình trả hết tài liệu haycòn Chú ý xem có dòng chữ đỏ thông báo không: tài liệu quá hạn, tài liệukhông thuộc kho quản lý… Khi tít xong cũng cần thông báo với bạn đọc lần nữa

là bạn đọc đã trả hết sách chưa? Nếu chưa thì còn những quyển nào? Có bị quáhạn quyển nào không?

Bạn đọc có thể đặt mượn một tài liệu hiện đang có người sử dụng Bạnđọc chủ động liên hệ (điện thoại) với cán bộ thư viện để đến nhận khi tài liệu đóđược trả

Khi làm mất, làm bẩn hoặc hư hỏng tài liệu, bạn đọc phải tìm mua và trả

Trang 29

cho thư viện tài liệu nguyên bản như đã mượn Nếu hoàn trả và đúng tên tài liệuthì bạn đọc phải nộp phí xử lý nghiệp vụ là 10.000đ/cuốn Nếu không hoàn trảđược tài liệu đã mượn, bạn đọc phải bồi thường bằng tiền với trị giá gấp 5 lần ởbìa hoặc 500 đ/trang đối với tài liệu bằng Tiếng Việt hoặc gấp 5 lần giá trị tàiliệu thư viện mua về đối với tài liệu nước ngoài

Khi bạn đọc trả tài liệu quá hạn, bạn đọc sẽ phải nộp phạt Mức nộp tùytheo số ngày quá hạn và theo loại tài liệu mượn như sau:

Giáo trình nộp 500đ/ ngày/cuốn nếu thời gian qua hạn không quá 30ngày Từ ngày 31 nộp 1000đ/cuốn

Tài liệu tham khảo, sách văn học nộp 1000đ/ngày/cuốn nếu thời gian quáhạn không quá 30 ngày, từ ngày 31 nộp 2000 đồng/ngày/cuốn

Khi để tài liệu quá hạn nhiều hơn 3 cuốn, bạn đọc sẽ không thể nào tiếptục mượn tài liệu khác (tạm giữ thẻ hoặc xóa thẻ) Chỉ sau khi hoàn trả tài liệu

và nộp tiền trả quá hạn, bạn đọc mới tiếp tục được mượn tài liệu khác

VD: Bạn đọc trả quá hạn tài liệu

Trang 30

(Ghi chú: Quá hạn: 59(d) nghĩa là bạn đọc mượn sách quá hạn 59 ngày) Cán bộ thư viện sẽ viết phiếu nộp phạt cho bạn đọc Bạn đọc cầm phiếunộp phạt đi photo thêm 1 bản nữa Sau đó bạn đọc xuống phòng tài chính nộptiền phạt Phòng tài chính xác nhận, đóng dấu vào phiếu phạt và lưu lại 1 bản.Bạn đọc cầm bản còn lại lên phòng mượn của Thư viện để thủ thư đối chiếu xóa

dữ liệu tronghệ thống Thủ thư giữ lại phiếu đã được xác nhận đó

VD: Sách ở kho Dân sự: DS032559

Sách ở kho Quân sự: GT171540

- Xếp sách trên giá cần ngay ngắn, gọn gàng, đúng vị trí

*Kiểm kê và thanh lý sách trên giá

- Kiểm tra trong trong tờ giấy ghi những tài liệu cần thanh lý rồi tìmnhững tài liệu đó trên giá và lấy xuống Tìm được tài liệu nào thì lấy bút vào đó

để đánh dấu Những tài liệu được thanh lý trên giá là những tài liệu đã cũ, mụcnát,mối mọt, không còn giá trị về nội dung; tài liệu đã được xuất bản, tái bảnmới; tài liệu trong thời gian dài không có bạn đọc mượn…

- Sau khi sách được bỏ xuống, buộc sách lại thành từng chồng và cất gọn

Trang 31

mờ, rách Nhãn sách và băng dính cần phẳng phiu, thẳng hàng, không bị nhănnhúm, vừa để nhìn cho đẹp, khi tít sách sẽ không bị nhẩy số ĐKCB.

1.3.2.2 Biên mục tài liệu

Biên mục tài liệu là một trong những khâu rất quan trọng hoạt động xử lý nghiệp vụ của thư viện Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự đã áp dụngtiêu chuẩn MARC 21 dành cho hoạt động biên mục được hỗ trợ trong phầnmềmLibol

Khổ mẫu MARC 21 có cấu trúc gồm: Đầu biểu (Leader); Thư mục(Directory); Các trường dữ liệu: Trường có độ dài cố định và trường có độ dàithay đổi; Các chỉ thị; Các ký hiệu phân cách trường (dấu phân cách, mã trườngcon); Dữ liệu trường con đó; Mã kết thúc trường

Trong quá trình biên mục Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự thường sửdụng một số trường như sau:

0XX Khối trường điều khiển

001 Ngày hiệu đính lần cuối

040 $a Tên cơ quan

041 $a Mã ngôn ngữ

084 $a Chỉ số phân loại BBK

1XX Khối trường tiêu đề chính

100 $a Tên tác giả cá nhân dùng làm tiêu đề chính

2XX Khối trường nhan đề và thông tin liên quan đến nhan đề

245 $a Nhan đề chính của tài liệu

$c Thông tin trách nhiệm

260 Xuất bản phát hành

Trang 32

6XX Khối trường điểm truy nhập chủ đề

655 Từ khóa chỉ thể loại/ hình thức trình bày

$a Từ khóa hình thức

8XX Khối trường liên quan đến vốn tài liệu, nơi và vị trí lưu giữ

852 Nơi lưu giữ/ ký hiệu kho

$a Nơi lưu trữ (HVKTQ)

$b Kho

$c Kí hiệu xếp giá (Vt, LV, LA, ĐA, TK, GT, DS…)

VD: Biên mục cuốn “Thay đổi đời người” vào khổ mẫu MARC 21

Nhãn Chỉ thị Nội dung trường

520 ## $aCuốn sách là những quan niệm, sở thích, thói quen, bản tính,

lối sống của người Việt: buôn chuyện, sĩ diện, cả nể, trọc phúvung tiền xả láng, ép trẻ học, dùng mọi thứ miễn phí, sínhngoại… thông qua những bài tản văn chân thực, cô đọng, hàihước nhưng không kém phần châm biếm sâu cay như: Chémgió chém bão; Năm điểm yếu khó bỏ; Sợ gì mưa rơi; Từ cựchình thành thói quen; Xài chùa; Sính ngoại là lỗi hệ thống…

Trang 33

655 ## $aTản mạn

655 ## $aVăn học hiện đại

655 ## $aVăn học Việt Nam

655 ## $aViệt Nam

852 ## $aHVKTQS$bPhòng Mượn$j008419

(Dấu (#) là chỉ thị không xác định)

Mẫu biểu ghi MARC 21 trong CSDL của Học viện Kỹ thuật Quân sự

1.3.3 Công việc ở phòng Máy tính và Enternet (Phòng Mạng)

* Thời gian mở cửa phòng máy:

- Thứ 2, 3, 4: Sáng: 7h30 – 11h00; Chiều: 13h15 – 16h15

- Thứ 5, 6: Sáng: 7h30 – 11h00

Chiều: Thứ 5: Vệ sinh kho và máy tính

Thứ 6: Học nghiệp vụ và giao ban

* Công việc ở phòng mạng

- Bật lioa và máy tính của 16 máy tra cứu và phòng Enternet

- Bật máy thủ thư, vào mạng kiểm tra và tít thẻ, bật Camera

- Vào sổ theo dõi máy tính hàng này

Trang 34

Đối với bạn đọc vào:

∆ Kiểm tra thẻ của bạn đọc

∆ Vào bảng “Nhật ký công việc” ở Excel:

+ Bạn đọc vào phòng mạng Wifi, tít thẻ vào cột “Số thẻ”, đánh chữ “W”vào cột “Sử dụng máy số”

+ Bạn đọc vào phòng mạng Internet Học viên: Đưa cho bạn đọc số máy

và yêu cầu bạn đọc ngồi đúng máy đó Sau đó tít thẻ vào cột “Số thẻ” , đánh sốmáy vào cột “Sử dụng máy số” từ máy số 41 đến 56 (Từ máy số 1 đến 16 cũ)

+Bạn đọc vào mạng Internet Cán bộ: Tít thẻ vào cột “Số thẻ”, đánh sốmáy vào cột “Sử dụng máy số” từ máy số 57 đến 62 (Từ máy 1 đến 6 cũ)

+ Sau khi tít thẻ bạn đọc vào bảng “Nhật ký công việc” ở Excel, tiếp tụctít thẻ bạn đọc vào phần mềm Libol 6.0: Vào “Mượn trả” bằng phần mềmLibol mục “Ghi mượn” ⃗ chọn “Bạn đọc vào thư viện” ⃗ chọn “HVKTQS: T3 -H1 – Phòng Mạng MT” ⃗ Tít thẻ của bạn đọc vào ô Số thẻ

Đối với bạn đọc Ra:

∆ Nhập lại số máy vào bảng “Nhật ký công việc” đối với bạn dùngInternet của Học viên, Internet Cán bộ hoặc chữ “W” đối với bạn đọc dùngmạng Wifi vào cột “Xác nhận Ra”

∆ Trả lại thẻ cho bạn đọc

Bảng nhật ký công việc ngày 18/2/2016

- Thường xuyên nhắc nhở, theo dõi ban đọc không được cài đặt hoặc vào

Ngày đăng: 20/09/2016, 22:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê ấn phẩm theo ngôn ngữ (2) - Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại Thư viện học viện kỹ thuật quân sự
Bảng th ống kê ấn phẩm theo ngôn ngữ (2) (Trang 14)
Bảng thống kê số đầu ấn phẩm theo các tháng trong năm 2015 - Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại Thư viện học viện kỹ thuật quân sự
Bảng th ống kê số đầu ấn phẩm theo các tháng trong năm 2015 (Trang 16)
Bảng nhật ký công việc ngày 18/2/2016 - Báo cáo thực tập quản lý thư viện tại Thư viện học viện kỹ thuật quân sự
Bảng nh ật ký công việc ngày 18/2/2016 (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w