MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1 1.1 Giới thiệu chung về khoa môi trường 1 1.1.1 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực 1 1.1.2 Các hệ đào tạo 2 1.1.3 Nghiên cứu khoa học 2 1.1.4 Công tác học sinh sinh viên 3 1.1.5 Thành tích đạt được 3 1.1.6 Định hướng phát triển 4 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 5 1.2.1 Bộ môn Quản lý môi trường 5 1.2.2 Bộ môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên 6 1.2.3 Bộ môn Công nghệ môi trường 8 1.2.4 Bộ môn Độc học và Quan trắc môi trường 9 1.2.5 Tổ quản lý phòng thì nghiệm 10 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 12 2.1 Công việc được giao 12 2.2 Kết quả thực hiện 12 2.2.1 Công việc hàng ngày 12 2.2.2 Những điểm mới của luật BVMT 2014 so với luật BVMT 2005 12 2.2.3 Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 12 2.2.4 Kết quả thu được 13 KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC 36
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Địa điểm thực tập : Khoa môi trường - Trường Đại học
Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội Người hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Đơn vị công tác : Phó trưởng khoa Môi Trường trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Hằng
Hà Nội, tháng 3 năm 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian được sống và học tập dưới mái trường Đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nôi, và qua thời gian được thực tập tại chính khoa Môi trường củatrường, em đã tiếp thu thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu của thầy cô.Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáotrong khoa đã tận tình chỉ bảo và dìu dắt em để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tậptốt nghiệp này
Tuy ở trên khoa không có nhiều công việc liên quan đến môi trường, nhưngtrong thời gian ở đây, em đã được trải nghiệm các công việc văn phòng và không khílàm việc trong công sở Và em cũng được cô Hạnh giao cho tìm hiểu về các văn bảnluật về môi trường Qua đó, em đã có cơ hội hệ thống lại các kiến thức của mình vềpháp luật môi trường, nắm được các quy định của nhà nước về môi trường Đây làkiến thức không thể thiếu đối với người học quản lý môi trường Không chỉ vậy, kinhnghiệm quý báu nhất mà em tích lũy được sau khi kết thúc đợt thực tập là kỹ năng giaotiếp của bản thân được cải thiện hơn, điều mà bản thân em trước đây vốn rất kém
Do kiến thức và kinh nghiệm của em còn có hạn nên báo cáo không thể tránhkhỏi những thiếu sót Vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy côgiáo để báo cáo được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2017
Trang 3PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CƠ SỞ
Tên sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng
Không hài lòng Hoàn toàn không hài lòng
2 Tính chuyên cần
Không hài lòng Hoàn toàn không hài lòng
3 Tác phong trong công việc
Không hài lòng Hoàn toàn không hài lòng
4 Chuyên môn
Không hài lòng Hoàn toàn không hài lòng
5 Điểm đánh giá Bằng chữ:
6 Nhận xét khác, đề nghị khác:
Ngày…….tháng…….năm 20…….
CƠ QUAN ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
Bộ TN&MT: Bộ Tài nguyên và Môi trườngBĐKH: Biến đổi khí hậu
BVMT: Bảo vệ môi trường
DMC: Đánh giá môi trường chiến lược
DTM: Đánh giá tác động môi trường
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1
1.1 Giới thiệu chung về khoa môi trường 1
1.1.1 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực 1
1.1.2 Các hệ đào tạo 2
1.1.3 Nghiên cứu khoa học 2
1.1.4 Công tác học sinh sinh viên 3
1.1.5 Thành tích đạt được 3
1.1.6 Định hướng phát triển 4
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 5
1.2.1 Bộ môn Quản lý môi trường 5
1.2.2 Bộ môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên 6
1.2.3 Bộ môn Công nghệ môi trường 8
1.2.4 Bộ môn Độc học và Quan trắc môi trường 9
1.2.5 Tổ quản lý phòng thì nghiệm 10
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 12
2.1 Công việc được giao 12
2.2 Kết quả thực hiện 12
2.2.1 Công việc hàng ngày 12
2.2.2 Những điểm mới của luật BVMT 2014 so với luật BVMT 2005 12
2.2.3 Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 12
2.2.4 Kết quả thu được 13
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 36
Trang 6CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Tên đơn vị thực tập: Khoa Môi Trường,
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: Số 41 đường Phú Diễn, quân Bắc Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: +844.3764.3902/Fax: +844.3837.0598
1.1 Giới thiệu chung về khoa môi trường
Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đượcthành lập năm 2001 Chức năng, nhiệm vụ chính của Khoa là đào tạo các ngành Côngnghệ kỹ thuật môi trường và Quản lý tài nguyên và môi trường cho hệ đại học, caođẳng; đào tạo thạc sỹ ngành Khoa học môi trường; nghiên cứu khoa học, chuyển giaocông nghệ, tham gia các hoạt động dịch vụ trong các lĩnh vực công nghệ môi trường,
kỹ thuật môi trường, quản lý tài nguyên và môi trường
1.1.1 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực
-Bộ môn Quản lý môi trường
-Bộ môn Quản lý Tài nguyên thiên nhiên
-Bộ môn Công nghệ môi trường
-Bộ môn Độc học và Quan trắc môi trường
-Phòng thí nghiệm Môi trường
Khoa Môi trường hiện có 47 cán bộ,1 phó giáo sư, giảng viên với 10 Tiến sỹ,
18 Nghiên cứu sinh, 15 Thạc sỹ, 3 cử nhân cùng với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng vàliên kết đào tạo từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và các chuyên gia từcác cơ quan quản lý trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 7Được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội, Khoa Môi trường đã xây dựng được hệ thốngphòng thí nghiệm tiên tiến, hiện đại đủ điều kiện thực hiện các nghiên cứu khoa học,quan trắc môi trường, phục vụ cho công tác quản lý và theo dõi giám sát về xử lý nướcthải, khí thải, chất thải rắn; đánh giá chất lượng nước, không khí, đất; phân tích độcchất; thí nghiệm vi sinh có khả năng đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập vànghiên cứu khoa học của giáo viên, sinh viên trong khoa.
1.1.2 Các hệ đào tạo
Hệ đại học và cao đẳng hiện có 02 chuyên ngành:
-Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
-Ngành Quản lý Tài nguyên và môi trường
Hệ đào tạo sau đại học: Thạc sỹ Khoa học Môi trường
Các khóa tập huấn ngắn hạn cấp chứng chỉ và dịch vụ:
-Quản lý môi trường;
-Kiểm soát ô nhiễm môi trường;
-Đánh giá tác động môi trường;
-Quan trắc và phân tích môi trường;
-Quản lý phòng thí nghiệm;
-Nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và khí dầu
mỏ hóa lỏng;
-Tuyên truyền kiến thức pháp luật bảo vệ môi trường;
-Bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.3 Nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia các dự án bảo vệ môi trường trongcộng đồng là phương thức hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học, thầy – trò khoaMôi trường luôn tích cực, chủ động với các hướng nghiên cứu đang thực hiện tại khoa:
-Các công nghệ xử lý chất thải mới, thân thiện với môi trường;
-Các phương pháp, quy trình phân tích áp dụng trong quan trắc môi trường;
-Xác định tồn lưu, lan truyền ô nhiễm kim loại năng, hóa chất bảo vệ thực vật,các hợp chất hữu cơ bền vững… trong các thành phần môi trường, các vùng ô nhiễmtrọng điểm;
-Kiểm kê, quy hoạch, bảo tồn đa dạng sinh học;
Trang 8-Khả năng tích lũy cacbon của rừng, đánh giá vai trò của rừng trong việcgiảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ứng phó với những biến đổi khí hậu;
-Các vật liệu mới thân thiện với môi trường;
-Tác động biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng cho các ngành sản xuất, cáckhu vực dân cư;
-Nghiên cứu giải pháp cảnh báo, phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do thiên taiđến môi trường và cộng đồng;
-Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường gắn kết sự tham gia của cộng đồng.Hiện nay, Khoa Môi trường đang chủ trì thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoahọc công nghệ cấp Bộ; 01 đề tài cấp tỉnh; 05 – 10 đề tài cấp cơ sở về các lĩnh vực Tàinguyên và Môi trường
Bên cạnh đó, các sinh viên cả hệ đại học, cao đẳng từ năm thứ 2 đã đượckhuyến khích đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của các thầy,
cô giáo trong khoa Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên thực hiện hằng nămkhoảng 20 đề tài, trong đó nhiều đề tài có tính khoa học, tính ứng dụng và được đánhgiá cao
1.1.4 Công tác học sinh sinh viên
Các hoạt động ngoại khóa hằng năm cho sinh viên nhằm giúp các em rèn luyện
kỹ năng mềm và ý thức nghề nghiệp là một lĩnh vực rất được quan tâm ở Khoa MôiTrường Sinh viên của khoa rất tích cực và là hạt nhân trong trường về các hoạt độngbảo vệ môi trường trong nhà trường và xã hội Một số hoạt động điển hình hằngnăm bao gồm:
-Các hoạt động hưởng ứng hưởng ứng Giờ Trái đất, Tuần lễ nước sạch và vệsinh môi trường; ngày Môi trường thế giới…;
-Tham gia cuộc thi liên quan đến các lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường;
-Kết hợp với một số tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các hoạt động tuyêntruyền, hoạt động tình nguyện về môi trường như thực hiện Tuần lễ không tác độnghai năm gần đây, đi hộ, đạp xe vì môi trường,….;
-Các hoạt động đoàn thể, phong trào văn nghệ, thể thao của nhà trường nhưhoạt động Đoàn nhân kỷ niệm 26/3; hoạt động văn nghệ, thể thao nhân dịp 20/11…trong trường, trong Bộ
1.1.5 Thành tích đạt được
Với nỗ lực phấn đấu trong những năm gần đây, tập thể khoa môi trường đãđược Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trường Đại học Tài
Trang 9nguyên và Môi trường Hà Nội ghi nhận và tặng thưởng một số danh hiệu khen thưởngsau:
-Năm 2010 - 2014, đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Trưởng Đạihọc Tài nguyên và Môi trường Hà Nội;
-Năm 2011, đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Bộ Tài nguyên và Môitrường;
-Năm 2011, được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
-Năm 2012, được nhận Cờ thi đua xuất sắc Bộ Tài nguyên và Môi trường
-Năm 2013, được nhận Huân chương lao động hạng Ba;
-Năm 2014, đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Bộ Tài nguyên và Môitrường;
-Năm 2015, đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Bộ Tài nguyên và Môitrường;
-Năm 2011, đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Bộ Tài nguyên và Môitrường;
Ngoài ra, các giảng viên, cán bộ của khoa cũng được tặng thưởng nhiều danhhiệu khen thưởng cao quý
1.1.6 Định hướng phát triển
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học thôngqua các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực giảng viên; chương trình đào tạo; cơ sởvật chất, học liệu; mở ngành đào tạo sau đại học; hợp tác, liên kết đào tạo với cáctrường, các viện, các cơ sở chuyên môn trong nước; khai thác mọi nguồn lực để tăngcường hợp tác quốc tế;
Chủ động tìm kiếm các lớp đào tạo ngắn hạn, các dự án, đề tài nghiên cứu khoahọc để phát huy nguồn lực, nâng cao chuyên môn và đời sống cho cán bộ, giảng viên;tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về bảo vệ môi trường củagiảng viên, sinh viên;
Cải tiến hơn nữa trong công tác giảng dạy, quản lý học sinh, sinh viên và chútrọng việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị kết hợp với nâng cao kiến thứcchuyên môn mới, thiết thực, thân thiện với môi trường, tạo động lực học tập, nghiêncứu khoa học cho sinh viên
Sứ mệnh: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực Môi trường đáp ứng yêu cầu của ngành Tài nguyên và Môi trườngcũng như nhu cầu của xã hội
Trang 10Tầm nhìn: Xây dựng khoa trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có
uy tín trong lĩnh vực Môi trường của Việt Nam và khu vực
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
1.2.1 Bộ môn Quản lý môi trường
1.2.1.1 Giới thiệu chung
Bộ môn Quản lý Môi trường được thành lập theo quyết định số TĐHHN ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội Đây là đơn vị chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệtrong lĩnh vực Quản lý môi trường của khoa Môi trường thuộc trường đại học Tàinguyên và Môi trường Hà Nội
462/QĐ-1.2.1.2 Đội ngũ cán bộ
Lãnh đạo bộ môn:
- Trưởng bộ môn: Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Vũ Văn Doanh
- Phó trưởng bộ môn: Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Lê Đắc Trường
Trang 11-Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học
và công nghệ; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và côngnghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạtđộng sản xuất và đời sống xã hội; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế tronglĩnh vực quản lý môi trường
-Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộmôn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyênmôn
-Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường, quy hoach bảo vệ môi trường
-Ứng dụng công cụ quản lý môi trường nhằm giám sát, kiểm soát và quản lýmôi trường như: Mô hình hóa môi trường; Ứng dụng GIS, viễn thám trong quản lýmôi trường…
-Thực hiện, kiểm tra đánh giá, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng môi trườngtheo các tiêu chuẩn ISO 14000…
1.2.2 Bộ môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên
1.2.2.1 Giới thiệu chung
Bộ môn Quản lý Tài nguyên thiên nhiên được thành lập theo quyết định số2004/QĐ-TĐHHN ngày 7 tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Tàinguyên và Môi trường Hà Nội Đây là đơn vị chuyên môn về đào tạo, nghiên cứu khoahọc và công nghệ trong lĩnh vực Quản lý Tài nguyên thiên nhiên của khoa Môi trườngthuộc trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
1.2.2.2 Đội ngũ cán bộ
Lãnh đạo bộ môn
- Trưởng bộ môn: Tiến sĩ Hoàng Ngọc Khắc
- Phó trưởng bộ môn: Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Hoàng Thị Huê
Trang 12- Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoài Thương
- Thạc sĩ Bùi Thị Thu Trang
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học
và công nghệ; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và côngnghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạtđộng sản xuất và đời sống xã hội; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế tronglĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
1.2.2.4 Lĩnh vực hoạt động
Đào tạo cử nhân hệ Đại học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường;
Thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao côngnghệ thuộc các lĩnh vực:
- Phân tích, dự báo, xây dựng kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng bền vữngcác nguồn tài nguyên thiên nhiên;
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng,
- Đánh giá tác động môi trường; đánh giá môi trường chiến lược,
- Ứng dụng GIS, viễn thám trong quản lý tài nguyên thiên nhiên,
- Nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học,
- Xây dựng và triển khai các chiến dịch truyền thông trong bảo tồn tài nguyênthiên nhiên,
Trang 13- Xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học cho các địa phương và cácvùng, miền
- Tập huấn cán bộ Quản lý tài nguyên cho các địa phương
- Lượng giá tài nguyên thiên nhiên;
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái cho một vùng, khu vực
1.2.3 Bộ môn Công nghệ môi trường
1.2.3.1 Giới thiệu chung
Bộ môn Công nghệ Môi trường được thành lập theo quyết định số TĐHHN ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội
462/QĐ-1.2.3.2 Đội ngũ cán bộ
Lãnh đạo bộ môn
- Trưởng bộ môn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền
- Phó trưởng bộ môn: Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Vũ Thị Mai
Các cán bộ
- Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Nguyễn Hồng Đăng
- Thạc sĩ Nguyễn Xuân Lan
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình Minh
- Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Đoàn Thị Oanh
- Thạc sĩ Lương Thanh Tâm
- Thạc sĩ Bùi Thị Thanh Thủy
- Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Phạm Đức Tiến
- Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Mai Quang Tuấn
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học
và công nghệ; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công
Trang 14nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạtđộng sản xuất và đời sống xã hội; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế tronglĩnh vực Công nghệ môi trường
1.2.3.4 Lĩnh vực hoạt động
Đào tạo cử nhân hệ Đại học ngành Công nghệ môi trường
Thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao côngnghệ thuộc các lĩnh vực:
-Cấp thoát nước, xử lý nước, nước thải;
-Xử lý chất thải rắn, xử lý khí thải;
-Sản xuất sạch hơn…
1.2.4 Bộ môn Độc học và Quan trắc môi trường
1.2.4.1 Giới thiệu chung
Bộ môn Độc học và Quan trắc Môi trường được thành lập theo quyết định số462/QĐ-TĐHHN ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Tàinguyên và Môi trường Hà Nội
Bộ môn Độc học và Quan trắc Môi trường là đơn vị quản lý chuyên môn về đàotạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ trong các lĩnh vực như Độc học Môitrường, Quan trắc môi trường, Hóa học phân tích, Hóa kỹ thuật Môi trường, Vi sinh kỹthuật môi trường, Thông tin môi trường, … của khoa Môi trường thuộc trường đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội
1.2.4.2 Đội ngũ cán bộ
Lãnh đạo bộ môn
- Trưởng bộ môn: Tiến sĩ Lê Thanh Huyền
- Phó trưởng bộ môn: Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Trịnh Thị Thủy
Các cán bộ
- Thạc sĩ Đỗ Thị Hiền
- Thạc sĩ Phạm Phương Thảo
- Tiến sĩ Bùi Thị Thư
- Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Lê Thu Thủy
- Tiến sĩ Mai Văn Tiến
- Tiến sĩ Lê Thị Trinh
- Thạc sĩ Trịnh Kim Yến
Trang 15Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học
và công nghệ; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và côngnghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạtđộng sản xuất và đời sống xã hội; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế tronglĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
1.2.4.4 Lĩnh vực hoạt động
Đào tạo cử nhân hệ Đại học ngành Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm
Thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao côngnghệ thuộc các lĩnh vực:
-Quan trắc và nghiên cứu đặc điểm phân bố của các chất ô nhiễm (kim loạinặng, chất hữu cơ khó phân hủy) trong môi trường nước, không khí, đất, trầm tíchnhằm phục vụ việc giám sát môi trường, từ đó có thể giải thích nguyên nhân, dự báo ônhiễm và đề xuất biện pháp xử lý khắc phục
-Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng
-Vật liệu mới trong xử lý môi trường
-Cơ sở hóa học, sinh học trong xử lý môi trường
-Công nghệ sinh học – vi sinh trong xử lý ô nhiễm môi trường
1.2.5 Tổ quản lý phòng thì nghiệm
1.2.5.1 Giới thiệu chung
Phòng thí nghiệm Khoa Môi trường được thành lập năm 2013 theo Quyết định
số 2083/QĐ – TĐHHN ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội
Phòng thí nghiệm là một Tổ chuyên trách trực thuộc Khoa Môi trường cónhiệm vụ trọng tâm là phục vụ công tác đào tạo thực hành, kỹ năng, tay nghề thựcnghiệm cho sinh viên các ngành học của Khoa Môi trường Trang thiết bị của Phòng
Trang 16thí nghiệm cũng được phục vụ cho nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài, đồ án tốtnghiệp của sinh viên và giảng viên Bên cạnh đó, Phòng thí nghiệm có chức năng cungcấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động quan trắc và phân tích môi trường, hoạt độngkhoa học công nghệ; thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật phân tích môitrường và quản lý phòng thí nghiệm môi trường.
1.2.5.2 Đội ngũ cán bộ
- Lãnh đạo phòng thì nghiệm
- Trưởng bộ môn: Tiến sĩ Lê Ngọc Thuấn
- Phó trưởng bộ môn: Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Trịnh Thị Thắm
- Các cán bộ
- Cử nhân Nguyễn Thành Trung
- Cử nhân Lê Văn Sơn
- Cử nhân Kiều Thị Thu Trang
lý nước thải và khí thải…
Trang 17CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1 Công việc được giao
- Công việc hàng ngày: Thực hiện các công việc hành chính (lưu hồ sơ, phototài liệu, sắp xếp, kiểm soát tài liệu, xin chữ ký các loại văn bản…)
- Tìm hiểu về những điểm mới của luật BVMT 2014 so với luật BVMT 2005
- Tìm hiểu về các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
2.2 Kết quả thực hiện
2.2.1 Công việc hàng ngày
Thực hiện các công việc được giao dưới sự hướng dẫn của cô Nguyệt, cô Loan
và các thầy cô khác trong khoa
2.2.2 Những điểm mới của luật BVMT 2014 so với luật BVMT 2005
- Nội dung: Những điểm mới của luật BVMT 2014 so với luật BVMT 2005
- Trình tự thực hiện:
Đọc kĩ luật BVMT 2014, luật BVMT 2005 và các tài liệu liên quan
So sánh về hình thức, nội dung của luật BVMT 2014 và luật BVMT 2005 đểchỉ ra được các điểm mới của luật BVMT 2014
Tổng hợp, viết báo cáo
- Kết quả thu được:
Bài tiểu luận “Những điểm mới của luật BVMT 2014 so với luật BVMT2005”
Hiểu biết thêm về những điểm bất cập trong luật BVMT 2005, các điểm mớicủa luật 2014 khắc phục những bất cập đó
2.2.3 Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- Nội dung: Danh sách các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về môitrường, ngày ban hành, ngày có hiệu lực
- Trình tự thực hiện:
Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường thông qua Internet
Hệ thống lại các văn bản quy phạm pháp luật thành danh sách theo trình tựthời gian ban hành, có hiệu lực
- Kết quả thu được:
Danh sách các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường đang có hiệu lực
Hiểu biết thêm về các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường
Trang 182.2.4 Kết quả thu được
Tiểu luận: Những điểm mới trong luật bảo vệ môi trường 2014 so với luật bảo
vệ môi trường 2005 và những văn bản quy phạm pháp luật về môi trường hiện hành
Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội cũngnhư các vấn đề môi trường nảy sinh thời gian qua như tác động của biến đổi khí hậu,
an ninh môi trường, an ninh sinh thái đòi hỏi pháp luật về bảo vệ môi trường phảiđược cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, có tính đột phá
Luật BVMT năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày23/6/2014 đánh dấu sự nỗ lực, quyết tâm của cơ quan chủ trì xây dựng là Bộ TN&MT
và các cơ quan có liên quan trong suốt thời gian gần 3 năm từ năm 2012 đến năm
2014 Luật BVMT năm 2014 là sự thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối củaĐảng, đặc biệt là Nghị quyết số 24-NQ/TW (3/6/2013) của Ban Chấp hành Trungương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tàinguyên và bảo vệ môi trường
Luật BVMT trên tinh thần thừa kế các nội dung của luật BVMT 2005, đồngthời khắc phục những hạn chế của luật BVMT 2005 Luật hóa chủ trương chính sáchmới của Đảng, các chính sách mới về BVMT, mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung
về BVMT nhằm đáp ứng yêu cầu BVMT trong giai đoạn mới
2.2.4.1 Những điểm mới về hình thức, bố cục của luật BVMT 2014
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 bao gồm 20 chương và 170 điều, tăng thêm 05chương và 34 điều so với luật bảo vệ môi trường năm 2005 Giữa các chương của luậtbảo vệ môi trường năm 2014 có sự kế thừa, thay đổi thứ tự và bổ sung mới về cấu trúc
- Các chương có sự kế thừa, thay đổi thứ tự và giữ nguyên tên chương:
Chương I: Những quy định chung
Chương VII: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Chương VIII: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
Chương IX: Quản lý chất thải
Chương XVII: Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
Chương XX: Điều khoản thi hành
- Các chương có sự điều chỉnh, tách nhập, bổ sung về nội dung, cấu trúc:
Chương II: Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Trang 19Chương III: Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiênnhiên
Chương X: Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường
Chương XI: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường
Chương XII: Quan trắc môi trường
Chương XIII: Thông tin môi trường, chỉ thị môi trường, thống kê môi trường
và báo cáo môi trường
Chương XIV: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường
Chương XV: Trách nhiệm của mặt trận tổ quốc việt nam, tổ chức chính trị- xãhội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường
Chương XVI: Nguồn lực về bảo vệ môi trường
Chương XVIII: Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp,khiếu nại, tố cáo về môi trường
Chương XIX: Bồi thường thiệt hại về môi trường
- Các chương bổ sung mới:
Chương IV: Ứng phó với biến đổi khí hậu
Chương V: Bảo vệ môi trường biển và hải đảo
Chương VI: Bảo vệ môi trường nước, đất và không khí
2.2.4.2 Những điểm mới về nội dung của luật BVMT 2014
Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2015, tăng 5 chương và 34 điều so với Luật BVMT 2005 Về cơ bản LuậtBVMT 2014 có những nội dung đổi mới như sau:
a) Những quy định chung
- Nội dung cơ bản của phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được giữnguyên giống với luật BVMT 2005 Tuy nhiên khái niệm lãnh thổ đã được làm rõ hơn,bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời Đối tượng áp dụng cũng đã đượcxác định rõ hơn là mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thỗ nướcViệt Nam đều có nghĩa vụ thực thi luật này
- Giải thích từ ngữ: Điều 3 luật BVMT 2014 có 29 khái niệm để giải thích từngữ, bổ sung thêm các khái niệm so với luật BVMT 2005:
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Sức khỏe môi trường
Công nghiệp môi trường
Kiểm soát ô nhiễm
Trang 20Hồ sơ môi trường
Quy hoạch bảo vệ môi trường
Hạ tầng kỹ thuật BVMT
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Tín chỉ cacbon
An ninh môi trường
- Các khái niệm như ô nhiễm môi trường, đánh giá tác động môi trường, đánhgiá môi trường chiến lược cũng đã được chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tế hiệnnay
- Luật BVMT 2014 đã đưa ra 8 nguyên tắc về bảo vệ môi trường (luật BVMT
có 5 nguyên tắc) Về cơ bản các nguyên tắc này đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợpvới tình hình thực tế hiện nay như: BVMT phải bảo đảm quyền trẻ em, bảo tồn đadạng sinh học, ứng phó với BĐKH để đảm bảo quyền mọi người được sống trong môitrường trong lành; sử dụng hợp lý TNTN, giảm thiểu chất thải; người được hưởng lợi
từ việc sử dụng các thành phần môi trường có nghĩa vụ phải đóng góp tài chính đểBVMT
- Nhà nước cũng đã bổ sung thêm các chính sách bảo vệ môi trường như: Gắnkết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó BĐKH; và các tổchức, cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường sẽ được nhànước ghi nhận và tôn vinh Đặc biệt là luật BVMT 2014 còn bổ sung chính sách vềnguồn vốn đầu tư, trong đó yêu cầu bố trí khoản tri riêng cho BVMT với tỷ lệ tăng dầntheo tăng trường chung Những chính sách này được thế hiện rõ trong điều 5 của luậtBVMT 2014
- Luật BVMT 2014 có 16 hành vi bị cấm được nêu trong điều 7 và luật BVMT
2005 cũng có 16 hành vi bị cấm Tuy nhiên luật BVMT 2016 đã bổ sung thêm cáchành vi bị cấm như: hành vi vận chuyển chất độc, phóng xạ, chất thải và chất thải nguyhại không đúng quy trình; thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn, các chất độc,chất phóng xạ ra ngoài môi trường; đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, visinh vật chưa được kiểm định; phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản, khu bảo tồn thiênnhiên; lợi dụng chức vụ của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môitrường Như vậy, hành vi bị cấm không chỉ ở những đối tượng của quản lý nhà nước
Trang 21- Đây là nội dung hoàn toàn mới của luật BVMT 2014 Nội dung này được đềxuất xuất phát từ yêu cầu cần có 1 tầm nhìn dài hạn và tổng thể về BVMT, gắn kếtBVMT với phát triển kinh tế xã hội Nghị định 18/2015/NĐ-CP của chính phủ đã đưa
ra các quy định chi tiết về quy hoạch BVMT căn cứ theo luật BVMT 2014 Trong đóquy định quy hoạch bảo vệ môi trường phải được lập phù hợp với quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai(02) cấp độ là quy hoạch BVMT quốc gia và quy hoạch BVMT cấp tỉnh Như vậy, quyhoạch BVMT sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể, dài hạn và chủ động triển khai công tácBVMT, thực sự gắn BVMT với phát triển kinh tế, an sinh, xã hội và là cơ sở để điềuchỉnh và xây dựng các quy hoạch phát triển khác đảm bảo sự phát triển bền vững
- Mục quy hoạch BVMT gồm 5 điều quy định các nội dung cơ bản: Nguyên tăc,cấp độ, kỳ quy hoạch BVMT; Nội dung cơ bản của quy hoạch BVMT; Trách nhiệmlập quy hoạch BVMT; Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch BVMT; Rà soátđiều chỉnh quy hoạch BVMT
2 Đánh giá môi trường chiến lược:
- Đối tượng phải lập DMC về cơ bản giống với đối tượng phải lập DMC đượcquy định tại luật BVMT 2005 Tuy nhiên luật BVMT 2014 đã quy định chính phủ phảiquy định danh mục đối tượng phải thực hiện DMC Như vậy các đối tượng phải lậpDMC đã được quy định cụ thể rõ ràng hơn so với luật BVMT 2005
- Luật BVMT 2014 quy định rõ, ngoài việc DMC phải được thực hiện đồng thờivới quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (giống với luật BVMT 2005),kết quả thực hiện DMC phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quyhoạch, kế hoạch
- Các nội dung của DMC cũng được sửa đổi bổ sung (luật BVMT 2014 quyđịnh 10 nội dung, luật BVMT 2005 chỉ quy định 5 nội dung) 1 số nội dung mới được
bổ sung như là: đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quanđiểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; đánh giá, dự báo xu hướng tác động của BĐKHtrong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Có một số nội dung về tổ chức, trách nhiệm, phương thức hoạt động của hộiđồng thẩm định ĐMC tại Điều 17 Luật BVMT 2005 đã được lược bỏ bởi vì tráchnhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt thuộc về cơ quan quản lý nhà nước; các hộiđồng thẩm định chỉ giúp các cơ quan quản lý nhà nước thẩm định nên chỉ cần quy định
cụ thể trong các văn bản dưới luật
3 Đánh giá tác động môi trường
Trang 22- Luật BVMT 2014 quy định chỉ có 3 nhóm đối tượng phải lập ĐTM, bao gồm:các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ; các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườnquốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khudanh lam đã được xếp hạng; các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường Sovới luật BVMT 2005, các đối tượng này đã được rút gọn hơn nhàm hạn chế lạm dụngcác yêu cầu phải làm báo cáo ĐTM.
- Luật BVMT 2014 cũng đã bổ sung quy định về các dự án phải lập lại báo cáoĐTM
- Nội dung của báo cáo ĐTM về cơ bản giống với luật BVMT 2005 và đã đượcchỉnh sửa bổ sung 1 số điều để làm rõ hơn
- Những quy định về tổ chức, yêu cầu, trách nhiệm của hội đồng thẩm địnhcũng đã được lược bỏ vì cơ quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩmđịnh và phê duyệt kết quả thẩm định là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; cáchội đồng thẩm định chỉ có chức năng tư vấn cho cơ quan thẩm định và phê duyệt kếtquả thẩm định
- Luật BVMT 2014 đã quy định rõ ràng hơn về thời gian cấp giấy xác nhậnhoàn thành công trình bảo vệ môi trường (khoản 2 điều 28) Việc đưa ra quy định ràngbuộc về thời gian này để tránh cho chủ dự án bị gây khó dễ và không làm chậm tiến độcủa dự án khi đã thực hiện các thủ tục cần thiết
4 Kế hoạch bảo vệ môi trường
- Luật BVMT 2005 có quy định về cam kết BVMT nhưng trên thực tế, việcthực hiện cam kết BVMT có nhiều khó khăn, thiếu thực thi, mang tính lý thuyết vàtrong nhiều trường hợp đã dẫn đến tiêu cực trong công tác quản lý Để khắc phụcnhững hạn chế nêu trên, tạo điều kiện cho chủ dự án thực hiện trách nhiệm và chủđộng trong BVMT, mặt khác sẽ thuận lợi cho công tác quản lý BVMT đối với các đốitượng không lập ĐTM, Luật BVMT năm 2014 quy định 6 điều mới về kế hoạchBVMT
So sánh Kế hoạch bảo vệ môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường
- Giống nhau:
1 Địa điểm thực hiện
2 Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
3 Dự báo, đánh giá, giảm thiểu các tác động đến môi trường
4 Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường