1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học y tế công cộng

9 317 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 164,03 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Chính

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

ỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn i

Danh mục viết tắt ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng vi

Danh mục các biểu đồ viii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC 6

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ 6

1.2 Các khái niệm cơ bản của luận văn 9

1.2.1 Quản lý 9

1.2.2 Kiểm tra 11

1.2.3 Đánh giá 11

1.2.4 Kiểm tra - đánh giá 13

1.2.5 Đánh giá kết quả học tập 13

1.3 Đào tạo theo tín chỉ và KTĐG trong đào tạo theo tín chỉ 14

1.3.1 Đào tạo theo tín chỉ 14

1.3.2 Kiểm tra - đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ 15

1.4 Quản lý kiểm tra - đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ 15

1.4.1 Xây dựng kế hoạch KTĐG thể chế hóa và công khai cho sinh viên, giảng viên 15

1.4.2 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch 17

1.4.3 Quy chế, quy trình kiểm tra – đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ 17 1.4.4 Xây dựng và tập huấn quy trình tổ chức một kỳ thi kiểm tra – đánh giá 22

1.4.5 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch 25

1.4.6 Đảm bảo các điều kiện thực hiện kế hoạch 26

1.4.7 Rút kinh nghiệm cải tiến kế hoạch kiểm tra – đánh giá KQHT 26

1.5 Những yếu tố tác động tới quản lý công tác kiểm tra - đánh giá KQHT 27

Trang 3

Tiểu kết Chương 1 30

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 31

2.1 Khái quát về Trường Đại học Y tế Công cộng 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 31

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 33

2.1.3 Quy mô, ngành nghề đào tạo 34

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trường và đội ngũ giảng viên, giảng viên, CBCNV 35

2.1.5 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường 37

2.2 Thực trạng hoạt động quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Y tế Công cộng 40

2.2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 41

2.2.2 Thực trạng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá thể chế hóa và công khai cho sinh viên giảng viên trường Đại học Y tế Công cộng 42

2.2.3 Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra – đánh giá KQHT 47

2.2.4 Quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra - đánh giá KQHT 49

2.2.5 Thực trạng việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch 64

2.2.6 Đảm bảo các điều kiện thực hiện kế hoạch kiểm tra – đánh giá KQHT 64

2.3 Đánh giá chung, nguyên nhân 65

2.3.1 Đánh giá chung 65

2.3.2 Nguyên nhân 65

Tiểu kết Chương 2 67

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 68

3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 68

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 68

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 68

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 70

3.2 Các biện pháp quản lý 70 3.2.1 Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm kiểm tra

Trang 4

– đánh giá cho nhà quản lý, giảng viên và sinh viên 70

3.2.2 Tổ chức xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra - đánh giá cho các bộ môn và quản lý quy trình kiểm tra - đánh giá đó 72

3.2.3 Bồi dưỡng giáo viên về kĩ thuật xây dựng đề thi TNKQ và cách xử lí kết quả để nâng cao chất lượng 75

3.2.4 Tăng cường chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và tổ chức hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên 87

3.2.5 Tăng cường hoạt động thanh tra - kiểm tra công tác kiểm tra - đánh giá 88

3.2.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp 89

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92

1 Kết luận 92

2 Khuyến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 96

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bước vào thế kỷ XXI với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hoá thì vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng hơn

Giáo dục Việt Nam sau nhiều năm đổi mới đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục nhất

là giáo dục đại học Giáo dục đại học đứng trước những cơ hội và thách thức mới nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và phù hợp

xu thế hội nhập với thế giới Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm Chính phủ có chủ trương là đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, cao đẳng, còn chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo là chuyển đổi quản lý đào tạo theo niên chế sang quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ Trong “Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định 47/2001/QĐ-TTg có nêu: các trường cần “thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ” Chính vì thế mà đòi hỏi tất yếu các nhà quản lí giáo dục Việt Nam phải có những biện pháp quản lí đồng thời phải hiểu rõ và vận dụng tốt lý thuyết quản lí sự thay đổi trong giáo dục Việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ được thể hiện rõ nhất trong khâu kiểm tra - đánh giá kết quả học tập (KQHT) của sinh viên

Chương trình đào tạo quyết định chất lượng của quá trình đào tạo Kiểm tra - đánh giá (KTĐG) quyết định chất lượng của việc thực thi chương trình đào tạo vì vậy KTĐG là hoạt động quan trọng giúp nhà trường đánh giá được chất lượng đào tạo Hoạt động kiểm tra - đánh giá nếu được tổ chức đều đặn và thích

Trang 6

hợp thì chất lượng đào tạo sẽ không ngừng được nâng cao Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục đại học cho thấy hoạt động KTĐG chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cán bộ quản lý và giảng viên Cán bộ quản lý, giảng viên chưa được trang bị kỹ thuật, kiến thức về khoa học kiểm tra - đánh giá và các hình thức, phương pháp KTĐG Bên cạnh đó công tác tổ chức KTĐG chưa được kiểm soát tốt, hình thức, phương pháp kiểm tra còn nhiều bất cập, chưa đánh giá được mục tiêu đào tạo toàn diện Do đó kiểm tra - đánh giá ở các trường Đại học vẫn chưa khách quan và chưa phản ánh đúng thực chất chất lượng đào tạo

Trường Đại học Y tế Công cộng là cơ sở duy nhất hiện nay trong cả nước chuyên về đào tạo cử nhân Y tế Công cộng Tuy nhiên số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của nhà trường và nhu cầu của xã hội Trước yêu cầu của xã hội về việc đổi mới

và nâng cao chất lượng đào tạo và chủ trương của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhà trường phải tiến hành chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ nên Nhà trường phải đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, cho phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ Trong các yếu tố này thì kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng mang tính chất đột phá thể hiện rõ sự khác biệt của hình thức đào tạo theo tín chỉ so với hình thức đào tạo theo niên chế Mặc dù nhà trường có rất nhiều cố gắng nhưng hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể hiện rõ đặc trưng của hình thức đào tạo theo tín chỉ và chưa thực sự phát huy hết vai trò quan trọng của công tác này trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, việc quản lý hoạt động này tại trường cũng còn nhiều vấn đề cần phải cải

tiến chính vì vậy nên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Quản lý hoạt động

kiểm tra – đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Y tế Công cộng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên

Trang 7

ngành quản lí giáo dục với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn này

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Y tế Công cộng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Y tế công cộng

- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Y tế Công cộng

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

trong đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Y tế Công cộng

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả

học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Y tế Công cộng

5 Giả thuyết khoa học của đề tài

Hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Y tế Công cộng chính xác, khách quan, giảm áp lực cho giảng viên và sinh viên, đáp ứng yêu cầu nâng chất lượng quá trình đào tạo theo tín chỉ nếu áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập được đề xuất trong luận văn

Trang 8

6 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo tín chỉ áp dụng với đối tượng cử nhân

- Khảo sát và sử dụng các số liệu từ CNCQ K8(2010) đến CNCQ K11 (2013)

7 Phương pháp nghiên cứu

Tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau để triển khai các nội dung nghiên cứu trong luận văn

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận

Mục đích: Nhằm thu thập thông tin về các vấn đề có liên quan làm cơ

sở lí luận cho đề tài

Công cụ: Thông tin, số liệu, tài liệu của các nghiên cứu trong và ngoài

nước đã công bố

(Các dữ liệu mà luận văn nghiên cứu nằm trong danh mục tài liệu tham khảo)

Cách tiến hành: Tìm hiểu thu thập, đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng

hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan ở trong và ngoài nước làm cơ sở lí

luận cho đề tài

7.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu

Mục đích: Nhằm thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và

sinh viên về thực trạng kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ của trường Đại học Y tế Công cộng

Công cụ: (Xem thông tin chi tiết trong phụ lục)

- Phiếu điều tra sinh viên

- Phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý

- Phiếu trưng cầu ý kiến của giảng viên

Cách tiến hành: Thiết kế bảng hỏi; phát cho mỗi cán bộ quản lý,

giảng viên, sinh viên 1 phiếu điều tra và đề nghị họ trả lời Hướng dẫn cách trả lời từng nội dung trong phiếu (nếu người trả lời thắc mắc) Trong phiếu

Trang 9

có một vài câu hỏi mở Sau đó tổng hợp, phân tích so sánh đưa ra sự đánh giá lại làm cơ sở cho việc điều tra thực trạng

7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Nhằm kiểm chứng theo xác xuất từ 5- 9% kết quả thu

qua phiếu điều tra, hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu về thực trạng kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ cho sinh viên ở trường Đại học Y tế Công cộng

Công cụ:

- Các câu hỏi ý kiến GV, sinh viên

- Ghi chép và thu băng trong quá trình đàm thoại

Cách tiến hành: Đưa ra các câu hỏi rồi phỏng vấn cán bộ quản lý,

giảng viên .để biết ý kiến của họ về thực trạng kiểm tra – đánh giá KQHT trong đào tạo theo tín chỉ của sinh viên Ngoài ra cũng phỏng vấn SV để có thông tin phản hồi về việc quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT

Ngày đăng: 12/09/2016, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w