1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường đại học y tế công cộng

110 281 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Là một cán bộ quản lý sinh viên của Trường Đại học Y tế công cộng tác giả luôn trăn trở và suy nghĩ làm sao phải phát triển được các kỹ năng mềm cho sinh viên, trang bị cho sinh viên nhữ

Trang 1

_ 

NGUYỄN THỊ THANH MAI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, các Phòng Ban của Học viện Quản lý Giáo dục, cùng các thầy cô đã tận tình giảng dạy và giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến - Người hướng dẫn khoa học - đã tận tình hướng dẫn và giúp

đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản Luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các khoa, bộ môn, phòng, ban và các đồng nghiệp ở Trường Đại học Y tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện Luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Mai

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu: 3

5 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Những đóng góp của đề tài 4

9 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu 10

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục 10

1.2.2 Kỹ năng, kỹ năng mềm 15

1.2.3 Giáo dục kỹ năng mềm 16

1.3 Các kỹ năng mềm cần thiết 17

1.3.1 Các kỹ năng mềm cần thiết 17

1.3.2 Tầm quan trọng của kỹ năng mềm 18

1.4 Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên 19

1.4.1 Mục tiêu giáo dục KNM cho SV 19

1.4.2 Nội dung giáo dục KNM cho SV 20

1.4.3 Hình thức và phương pháp giáo dục KNM cho SV 22

Trang 4

1.4.4 Các lực lượng tham gia giáo dục KNM cho SV 24

1.5 Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên 25

1.5.1 Mục tiêu quản lý giáo dục KNM cho SV 25

1.5.2 Nội dung quản lý giáo dục KNM cho SV 25

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên 30

Tiểu kết chương 1 33

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 34

2.1 Giới thiệu chung về Trường Đại học Y tế công cộng 34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 37

2.1.3 Quy mô và cơ cấu các ngành đào tạo 38

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trường 39

2.1.5 Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo 40

2.2 Khái quát quá trình khảo sát 42

2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng 43

2.3.1 Đánh giá của CBQL và GV về công tác giáo dục KNM cho SV Trường Đại học Y tế công cộng 43

2.3.2 Đánh giá của CBQL và GV về lực lượng hướng dẫn giáo dục KNM 46

2.3.3 Đánh giá của CBQL và GV về môn học, những hoạt động góp phần vào việc giáo dục KNM cho SV 49

2.3.4 Tự đánh giá của SV về rèn luyện KNM 50

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục KNM cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng 59

2.4.1 Đánh giá về nhận thức đội ngũ cán bộ và GV Trường Đại học Y tế công cộng đối với các nội dung giáo dục KNM cho SV 59

Trang 5

2.4.2 Đánh giá thực trạng những nội dung quản lý giáo dục KNM cho

sinh viên trường Đại học Y tế công cộng 61

Tiểu kết chương 2 66

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 67

3.1 Định hướng phát triểnTrường Đại học Y tế công cộng 67

3.2 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 67

3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thức tiễn 68

3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 69

3.2.3 Nguyên tắc kế thừa và phát triển 69

3.3 Các biện pháp Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho SV Trường Đại học Y tế công cộng 70

3.3.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ QL, GV, SV về ý nghĩa, lợi ích của công tác giáo dục KNM 70

3.3.2 Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp giáo dục KNM 73

3.3.3 Biện pháp 3: Xây dựng, bồi dưỡng, hoàn thiện dần và phát triển đội ngũ thực hiện công tác giáo dục KNM 76

3.3.4 Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện về CSVC phục vụ các hoạt động giáo dục KNM 78

3.3.5 Biện pháp 5: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá 79

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 81

3.5 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 82

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Khuyến nghị 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cần thiết của các KNM đối

với SV Trường Đại học Y tế công cộng 43

Bảng 2.2 Đánh giá của CBQL và GV về mức độ hình thành các kỹ năng mềm cần thiếtcủa SV Trường Đại học Y tế công cộng 44

Bảng 2.3 Đánh giá của CBQL và GV về lý do SV chưa hình thành được những KNM cần thiết 45

Bảng 2.4 Đánh giá của CBQL và GV về lực lượng hướng dẫn giáo dục KNM cho SV Trường Đại học Y tế công cộng 46

Bảng 2.5 Đánh giá của CBQL và GV về lực lượng thực hiện giáo dục KNM cho SV Trường Đại học Y tế công cộng 48

Bảng 2.6 Đánh giá của CBQL và GV về môn học, những hoạt động có thể góp phần vào việc giáo dục KNM cho SV 49

Bảng 2.7 Tự đánh giá của SV về các KNM đã rèn luyện được 51

Bảng 2.8 Tự đánh giá của SV cho rằng KNM là quan trọng 54

Bảng 2.9 Tự đánh giá của SV về lực lượng giáo dục KNM 56

Bảng 2.10 Tự đánh giá của SV về lý đo SV Trường Đại học Y tế công cộng chưa hình thành được những KNM cần thiết cho bản thân 57

Bảng 2.11 So sánh đánh giá của SV theo giới tính về các KNM cần thiết 58

Bảng 2.12 So sánh đánh giá của CBQL và GV về các KNM cần thiết cho SV 59

Bảng 2.13 So sánh đánh giá của CBQL và GV theo thâm niên về các mặt KNM cần thiết cho SV 60

Bảng 2.14 Đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác quản lý thời gian, kế hoạch giáo dục, rèn luyện kỹ năng cho SV của BGH Trường Đại học Y tế công cộng 61

Bảng 2.15 Đánh giá thực trạng công tác tổ chức giáo dục KNM cho SV 63

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý 12

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của ĐH YTCC (Nguồn TCCB) 41 Biểu đồ 2.1 Kết quả đánh giá của SV Trường Đại học Y tế công cộng về

mức độ cần thiết của các KNM trong học tập 53 Biểu đồ 2.2 Kết quả đánh giá của SV Trường Đại học Y tế công cộng về

mức độ cần thiết của KNM sau khi tốt nghiệp 54 Biểu đồ 3.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 83 Biểu đồ 3.2 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện

pháp 84

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Trước những thách thức của thời đại và những đòi hỏi mới của công cuộc hội nhập, kỹ năng mềm đã trở thành hành trang cực kỳ quan trọng Để tồn tại, phát triển, quản lí, làm chủ công việc, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính cạnh tranh cao thì

kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu Đất nước đang trên đà phát triển

và giao lưu hội nhập quốc tế, xã hội đang có sự chuyển biến về những yêu cầu khác nhau đối với công việc, cuộc sống thì kỹ năng mềm của sinh viên ngày nay đang là một vấn đề mang tính thời sự

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

(UNESCO), mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” Nếu xem nhận định trên là một định

nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nền giáo dục Việt Nam ngày nay, thì mục đích học tập mới chỉ là học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO Trong những năm gần đây, sinh viên khi mới ra trường thì tỉ lệ có việc làm rất thấp do không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mà một trong những lý do rất quan trọng là sinh viên thiếu, yếu các kỹ năng mềm cần thiết

Suốt quá trình học phổ thông và đại học ở Việt Nam, học sinh, sinh viên được các thầy cô dạy nhiều kiến thức, từ các công thức toán học giản đơn đến những kiến thức kinh tế vĩ mô Vì vậy, học sinh, sinh viên Việt Nam thường rất giỏi về lý thuyết nhưng lại yếu ở khâu “thực hành” Thực tế cho thấy, các lực lượng tuyển dụng thường không hài lòng về chất lượng đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học nên việc trang bị các kỹ năng mềm cho bản thân là chính

là một trong những điều kiện “sống còn” để cạnh tranh xin việc sau này, nếu sinh viên không muốn rơi vào tình cảnh thất nghiệp

Trang 10

Trường Đại học Y tế công cộng hiện nay đã lồng ghép các kỹ năng mềm vào bài giảng cho sinh viên và các hoạt động đoàn thể Trước khi tốt nghiệp sinh viên còn được tham gia học khoá ngắn hạn về các kỹ năng mềm với những giảng viên có kinh nghiệm về lĩnh vực này giảng dạy Tuy nhiên, nhiều sinh viên ra trường vẫn thấy còn chưa đủ đáp ứng với nhu cầu của các nhà tuyển dụng Một số sinh viên tuy đã học năm cuối tại trường, chuẩn bị đặt chân vào ngưỡng cửa cuộc đời nhưng khá rụt rè, ngại giao tiếp, lúng túng trong trao đổi, ứng xử, xây dựng và phát triển mối quan hệ với những người xung quanh nhằm tạo ra sự đồng cảm, hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống và trong công việc Có những sinh viên chưa thực sự chủ động trong học tập, dựa dẫm ỷ lại vào người khác, thiếu tự tin trong giải quyết công việc cũng như thuyết trình trước đám đông

Là một cán bộ quản lý sinh viên của Trường Đại học Y tế công cộng tác giả luôn trăn trở và suy nghĩ làm sao phải phát triển được các kỹ năng mềm cho sinh viên, trang bị cho sinh viên những kỹ năng tốt nhất ngoài những kiến thức về chuyên môn để khi ra trường sinh viên tự tin và có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng Từ những lý do trên tác giả đã

chọn thực hiện hiện đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng"

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại Trường, đề tài đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng nhằm định hướng, cung cấp cái nhìn tổng quan, toàn diện về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, những kỹ năng sinh viên có được, những kỹ năng còn thiếu và yếu từ

đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và sự thành công cho sinh viên khi

ra trường

Trang 11

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng

- Đề xuất các biên pháp quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng

5 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại Trường Đại học Y tế công cộng

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho

SV Trường Đại học Y tế công cộng

6 Giả thuyết khoa học

Việc quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên của Trường Đại học

Y tế công cộng chưa thực sự hiệu quả, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên đảm bảo khả thi, phù hợp sẽ giúp sinh viên trang bị được các kỹ năng mềm một cách tốt nhất và ứng dụng hiệu quả trong công việc thực tế

Trang 12

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên để xây dựng cơ

sở lý luận của đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát:

Quan sát các hình thức hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên, các biểu hiện về thái độ và hành động của giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy, học tập

7.2.2 Điều tra bằng bảng hỏi:

Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đối tượng khảo sát sẽ là sinh viên cử nhân hình thức

chính quy, cán bộ quản lý, giảng viên

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Dùng xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng công tác quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng: Bảng số liệu, biểu đồ, giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy

8 Những đóng góp của đề tài

- Về mặt lý luận: Tổng kết lý luận về công tác quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng, chỉ ra được những thành công và hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số biện pháp quản

lý hiệu quả cho hoạt động này

- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng trong việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng và ở các Trường Đại học trong cả nước

Trang 13

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho

sinh viên

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

Trường Đại học Y tế công cộng

Chương 3: Biện pháp Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

Trường Đại học Y tế công cộng

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn Đa số những người thành công là những người rất thành thạo về kỹ năng mềm Barack Hussein Obama đã thúc đẩy và truyền cảm hứng cho hàng triệu người ủng hộ Ông dựa trên khả năng trình bày thuyết phục của mình Nhiều người cho rằng

sự thành công của Ông trong các cuộc bầu cử là nhờ vào tài nói thuyết phục này Hàng ngàn người chờ đợi chỉ để được nghe lời phát biểu của Ông; nhiều tiếng reo hò vang lên mỗi khi Obama tạo ra những làn sóng trong chất giọng

và ngôn ngữ cơ thể Bill Gates nguyên là chủ tịch của tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft, là bậc thầy về kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng thuyết trình Các bài nói chuyện của ông trước sinh viên đã được trích dẫn trên nhiều tạp chí, diễn đàn và in thành những quyển sách bán chạy nhất Tổng thống

Mỹ Abraham Lincoln (bài diễn văn gettysburg của Lincoln được cho là bài diễn hay nhất mọi thời đại và Chủ tịch Fidel Castro của CuBa (năm 1986, Chủ tịch Fidel Castro lập một kỷ lục thế giới khi diễn thuyết liền 7 giờ 10 phút tại Quảng trường La Habana là những bậc thầy về hùng biện

Các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ luôn đặt nhu cầu rèn luyện

KN cho SV và công dân lên hàng đầu Tất cả đều nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động KN cao, đồng thời giúp công dân có mức thu

Trang 15

nhập cao và thành đạt Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, KN và thái độ Từ khoảng cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đến nay, khi mà thế giới đang chuyển dần từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, vấn đề giáo dục KNM đã được một số nhà khoa học nghiên cứu:

+ Ở Pháp, cho phát hành bài báo “Học để làm người” (Faure,1972) [20],

là một phản ứng đối với sự xáo động của xã hội và thị trường lao động

+ Ở Châu Âu, thiết lập nền tảng cho nền giáo dục học tập suốt đời Bài báo của Faure đã công nhận rằng “Giáo dục là chuẩn bị cho con người một xã hội chưa hề tồn tại” Thay vì trang bị cho giới trẻ ngành nghề lâu dài, thì cần phải có sự chuẩn bị cho những thay đổi nhanh trong ngành nghề, chuẩn bị cho giới trẻ kiến thức và KN cần thiết trong suốt cuộc đời

+ Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký

về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS) Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động KN cao và công việc thu nhập cao”

+ Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia

- CA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training Authority -ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002) Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức

Trang 16

thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức

+ Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kỹnăng cho người lao động Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống Bộ này cũng có những nghiên cứu để đưa ra danh sách các KN cần thiết đối với người lao động Conference Board of Canada là một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn đề chính sách công cộng Tổ chức này cũng đã có nghiên cứu và đưa ra danh sách các KN hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000) bao gồm các KN: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy và hành

vi tích cực, kỹ năng thích ứng, kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán

+ Chính phủ Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kỹ năng cho người lao động Bộ Đổi mới Đại học và Kỹ năng được chính chủ thành lập từ ngày 28/6/2007, đến tháng 6/2009 thì được ghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Đổi mới Pháp chế để tạo nên bộ mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng Bộ này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo dục nâng cao, KN, khoa học và đổi mới

+ Năm 2008, ernd Schulz (Một GV tại Đại học Bách khoa của Namibia, tại Đức) đã viết cuốn The Importance of Soft Skills: Education beyond academic knowledge (Tầm quan trọng của KNM: Nền giáo dục ngoài kiến thức học thuật) [2] Tác giả nêu lên được tầm quan trọng của KNM trong việc hình thành nhân cách cá nhân KNM có tầm quan trọng lớn đối với mỗi

SV ngoài lý thuyết suông và kiến thức chuyên môn

Trang 17

+ Năm 2009, Trung tâm nghiên cứu học tập và giảng dạy đại học của Châu Á, Khoa giáo dục thuộc Đại học Công nghệ Mara của Malaysia đã xuất bản cuốn Tạp chí Challenges in the Integration of Soft Skills in Teaching Technical Courses: Lecturers’ Perspectives (Những thách thức trong việc kết hợp KNM trong giảng dạy các khóa học kỹ thuật: quan điểm của giảng viên) Bài báo đã nói lên được những thách thức phải đối diện của các GV ở trường đại học tư thục trong việc cố gắng kết hợp KNM trong giảng dạy các khóa học kỹ thuật Bên cạnh đó, bài báo cũng cho thấy được tầm quan trọng của việc tăng cường đào tạo KNM cho SV công nghệ

+ Năm 2009, Viện nghiên cứu giáo dục Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đã cho xuất bản cuốn Soft skills at the Malaysian institutes of higher learning (KNM tại các Viện đại học Malaysia) của tác giả Roselina Shakir Tác giả đã nghiên cứu những phương pháp phát triển KNM cho SV tốt nghiệp các trường Đại học Malaysia

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường học phải tiến hành giáo dục KNM nhưng mới chỉ dừng lại ở các văn bản chỉ đạo và một số tài liệu sơ lược để huấn luyện GV, còn thực tiễn triển khai ở các trường hiện nay như thế nào, Bộ chưa có đánh giá, tổng kết Một

số sách và tài liệu có đề cập đến KNM, hay phát triển KNM cho từng phạm vi nghề nghiệp mang tính rời rạc, chủ yếu quan tâm nghiên cứu từng KN riêng biệt Chẳng hạn:

Về vấn đề QL công tác giáo dục KNM cho SV trong nhà trường, có một số luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục (QLGD) đã nghiên cứu nhưng chỉ ở mức nghiên cứu một số ít những KNM riêng lẻ, cụ thể: Tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Trường Đại học Giáo dục, 2010) với đề tài:

“Những biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua giờ văn học sử” có đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông Tác giả Đoàn Anh Kiệt (trường Đại

Trang 18

học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2010) với đề tài: Thực trạng QL đào tạo KN làm việc đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí giáo dục - Phát triển và hội nhập có bài nghiên cứu “Tăng cường giáo dục, rèn luyện KN làm việc nhóm cho SV - yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục đại học” của tác giả PGS.THKH Bùi Loan Thùy tiến hành điều tra 200 SV thuộc khối ngành kinh tế trong đề tài “Vấn đề làm việc nhóm của SV Khoa Kinh tế - Luật ĐH QG TP.HCM” thực hiện cuối năm 2009 và đã đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện KN làm việc nhóm, tăng hiệu quả nhóm làm việc của SV Như vậy, ở nước ta, các KNM chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộc sống Khi vào đại học, SV cố gắng tiếp thu thật nhiều kiến thức với mong muốn tìm được việc làm tốt khi ra trường Nhưng thực tế lại khác,

từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa Điều này dẫn đến một thực trạng là SV khi ra trường biết nhiều kiến thức nhưng lại không

có khả năng làm những công việc cụ thể Và chỉ vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “KNM” Đặc biệt là cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến

“Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng„ Vì vậy, đây là một hướng nghiên cứu có tính thời sự, có ý nghĩa cơ bản

và cấp thiết

1.2 Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu, quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc như vậy, có bao

Trang 19

nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý Ở những góc độ nghiên cứu khác nhau, học giả trong và ngoài nước

đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý, đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa

về quản lý như sau:

- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc

gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm” [7, tr 23]

- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”

- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định" [7, tr 45]

- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích"

- Peter F Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản

lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công"

Theo quan điểm Triết học “Quản lý được xem như một quá trình liên kết thống nhất giữa chủ quan và khách quan để đạt mục tiêu đó”

Theo quan điểm chính trị, xã hội “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một

hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các

Trang 20

biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [8,tr 7]

Theo quan điểm hệ thống “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường” [8, tr 43]

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “ Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [8, tr 3]

Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ, phương tiện quản

lý, cách thức quản lý (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trường quản lý Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý

Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý

Quản lý có 4 chức năng:

- Lập kế hoạch: Hoạch định trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng

mà tương lai có thể xảy ra, xây dựng các chỉ tiêu cần thiết cho hoạt động dự

Trang 21

kiến và các giải pháp thực hiện Thực chất lập kế hoạch là xác định mục tiêu của tổ chức và cách thức thực hiện mục tiêu đó trong điều kiện nhất định Việc lập kế hoạch sẽ kết nối khoảng trống giữa vị trí hiện tại với mục tiêu mà

tổ chức mong muốn đạt đến trong tương lai Chức năng này là chức năng cơ bản nhất trong tất cả các chức năng quản lý

- Tổ chức: Tổ chức là đảm bảo tất cả các hoạt động và các tiến trình được sắp xếp, giúp cho một tổ chức có thể đạt được các mục tiêu đề ra Nội dung quan trọng nhất của tổ chức là tìm đúng người, đúng việc, xác định được trách nhiệm của họ, thiết kế một tổ chức và cơ cấu đảm bảo các nhân viên hiểu rõ họ làm việc gì, ở đâu và với ai hay báo cho ai, phải rõ ràng quyền lực, trách nhiệm để tránh khỏi tình trạng hỗn loạn Đảm bảo một môi trường lành mạnh, tích cực và khuyến khích làm việc

- Lãnh đạo điều khiển, phối hợp: Các nhà quản lý phải làm sao lãnh đạo

có hiệu quả, hoặc phải có cách làm việc với mọi người, cách chi phối và động viên người khác để đảm bảo công việc được thực hiện một cách đồng bộ

- Kiểm tra, đánh giá: Đây là khâu quan trọng, then chốt giúp nhà quản

lý đánh giá được kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn theo quy định Kiểm tra và đánh giá giúp cho nhà quản lý phát hiện những hạn chế đồng thời kịp thời điều chỉnh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

- Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989) có nêu:

“Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người học những phẩm chất đạo đức và tri thức cần thiết để họ có khả năng tham gia mọi mặt đời sống của xã hội” [18, tr.269]

- Trong Giáo dục học: Giáo dục là quá trình toàn vẹn tác động đến thế

hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ và những hành vi, thói

Trang 22

quen cư xử đúng đắn trong xã hội [7, tr.52] Tuy nhiên, cả hai cách định nghĩa hoặc hiểu như trên về giáo dục vẫn chú trọng đến khía cạnh xã hội của giáo dục nhiều hơn Còn con người thì sao?

- Theo tinh thần nghị quyết TW2 Khóa 8 của Đảng ta về giáo dục đào tạo thì nhà trường phải đào tạo ra những con người có đủ tri thức và kỹ xảo, năng lực và phẩm chất với tinh thần trách nhiệm đầy đủ của người công dân tham gia vào cuộc sống lao động xã hội, tham gia vào cuộc Cách mạng trí tuệ, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển; nhà trường phải đào tạo những con người học được cách chung sống, hợp tác với nhau, cùng nhau giải quyết những vấn

đề chung của dân tộc, của quốc gia, của toàn cầu, của thời đại [4, tr.11] Cho đến nay cũng đã có rất nhiều định nghĩa về “quản lý giáo dục”, nhưng trên bình diện chung, những định nghĩa này đều thống nhất về mặt bản chất GS.TS Trần Kiểm cho rằng: “ Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động

tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến cấp cơ

sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả, mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo

dục” [8, tr 36,37] PGS.TS Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh: “ Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [1,

tr.124] Như vậy, khái niệm QL và QL giáo dục là một thuật ngữ vừa có nghĩa

hẹp lẫn nghĩa rộng Do đó, hiểu đúng nghĩa của các cụm từ này để vận dụng

có hiệu quả vào thực tiễn công tác QL giáo dục ở trường học nói chung và đại học nói riêng là vấn đề khá nan giải Cho nên, đòi hỏi nhà QL giáo dục ở tất

cả các cấp, bậc học phải nghiên cứu và hiểu thấu đáo, mang tính khoa học, có chiều sâu để ứng dụng phù hợp một cách tương thích, hài hoà với trách nhiệm

QL đương nhiệm ở từng trường hợp cụ thể

Trang 23

1.2.2 Kỹ năng, kỹ năng mềm

1.2.2.1 Kỹ năng

Trong Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989) có ghi: “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn” [9, tr.390] Còn trong Tâm lý học, kỹ năng được hiểu là khả năng thực hiện những thao tác được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân Kỹ năng chính là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức của bản thân

1.2.1.2 Kỹ năng mềm

Theo từ điển Wikipedia, KNM là một thuật ngữ xã hội học liên quan tới EQ (Emotional Quotient - chỉ số cảm xúc) của một người, một nhóm đặc trưng nhân cách xã hội, truyền thông ngôn ngữ, thói quen cá nhân, tính thân thiện, sự lạc quan đặc trưng cho mối quan hệ giữa người với người Các KNM

bổ sung cho kỹ năng cứng (vốn là một phần IQ của con người - Intelligence Quotient, chỉ số thông minh trí tuệ), là những đòi hỏi cho một công việc và nhiều hoạt động khác KNM là thuộc tính cá nhân, phát huy tương tác của một cá nhân, mức độ hoàn thiện nghề nghiệp và viễn cảnh nghề nghiệp Không giống như kỹ năng cứng là một tập hợp những KN của một người, những khả năng để hoàn thành một loại nhiệm vụ hoặc công việc, hoạt động nào đó Các KNM liên quan đến khả năng của một người tương tác một cách hiệu quả với đồng nghiệp và khách hàng, được áp dụng rộng rãi cả trong và cũng như bên ngoài nơi làm việc Việc giám sát và huấn luyện các thói quen

cá nhân đặc trưng như: ý thức lương tâm có thể đem lại hiệu quả rất có ý nghĩa cho sự đầu tư tối ưu đối với một tổ chức Vì lý do này, KNM được các nhà tuyển dụng quan tâm Ngoài các phẩm chất tiêu chuẩn người ta cũng đề nghị rằng trong một số nghề nghiệp thì KNM có thể quan trọng hơn KN nghề nghiệp về mặt lâu dài Nghề nghiệp Pháp lý là một ví dụ mà ở đó khả năng

Trang 24

làm việc với người khác một cách hiệu quả và lịch sự hơn là các KN nghề nghiệp thuần túy khác, có thể quyết định được thành công nghề nghiệp của một luật sư

PGS.TS Phan Huy Xu cho rằng: “KNM gồm kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm… Những KNM này không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không sờ nắm được mà phụ thuộc vào cá tính của mỗi người, nó quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả công việc, nó rất cần đối với SV khi tuyển dụng Ngoài khái niệm KNM thì khái niệm Kỹ năng sống hay giá trị sống cũng thường đi kèm với KNM Giá trị sống được xem là quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều kiện của một xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định Mười hai giá trị sống được xem là cốt lõi: hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do, đoàn kết Khi có quan niệm đúng đắn về giá trị sống thì kỹ năng của con người sẽ được tự giác rèn luyện và khi đó hiệu quả rèn luyện sẽ cao hơn

Tóm lại, Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ

năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái

độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức

1.2.3 Giáo dục kỹ năng mềm

Có thể thấy kỹ năng chuyên môn có thể giúp ứng viên bước qua được cánh cửa của nhà tuyển dụng, nhưng chính KNM mới giúp thăng tiến và thành công Nhờ có KNM mà kỹ năng cứng được phát huy bởi sẽ chẳng có ai tin vào khả năng của bản thân nếu cá nhân không biết cách thể hiện chúng

Do vậy, giáo dục KNM chính là bàn đạp, có thể mở ra hầu hết cánh cửa thành

Trang 25

công ở phía trước và quan trọng hơn là giáo dục KNM chính là phương thức giúp “truyền tải” kỹ năng cứng tới mọi người, đưa kỹ năng cứng vào công việc, cuộc sống một cách linh hoạt và hiệu quả

Vậy giáo dục KNM là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người học nhằm hình thành những tác động và thay đổi hành vi người học, tác động vào nhận thức, thái độ cầu tiến và ý thức bản thân của mỗi cá nhân để từ

đó tự điều khiển thái độ hành vi giao tiếp giữa người với người

1.2.4 Quản lý giáo dục kỹ năng mềm

Quản lý GDKNM là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giảng viên, người học và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao GDKNM trong nhà trường Quản lý GDKNM chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác GDKNM Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động GDKNS trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và dạy KNS cho học sinh

Từ đó có thể nói: “Quản lý GDKNS trong nhà trường được hiểu như là một

hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản

lý đến tập thể giảng viên, người học, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động GDKNM của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNM cho người học đã đề ra”

1.3 Các kỹ năng mềm cần thiết

1.3.1 Các kỹ năng mềm cần thiết

Kỹ năng mềm cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống Tổng hợp các nghiên cứu của các nước (Mỹ, Úc, Anh,

Trang 26

Canada, Singapore, Malaysia) và thực tế ở Việt Nam, dưới góc độ của người nghiên cứu đề tài thấy rằng 10 KN sau là căn bản và quan trọng cho SV trong thời đại ngày nay Top 10 KNM bao gồm:

1 Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)

2 Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & ersonal branding)

3 Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise kills)

4 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising kills)

5 Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)

6 Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)

7 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)

8 Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)

9 Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

10 Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

1.3.2 Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

Ở Việt Nam, các kỹ năng mềm chưa được đưa vào chương trình học chính khóa trong hệ thống giáo dục Thực tế, từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa Và kỹ năng mềm mãi là quá trình học tập và rèn luyện không bao giờ đủ cho tất cả những ai mang khát vọng thành công Xây dựng một xã hội làm việc và hơn thế là làm việc chuyên nghiệp, bên cạnh kiến thức chuyên môn, chúng ta còn phải quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng Cần nhận thức rằng, không chỉ người lao động mà từ các giám đốc điều hành, nhà quản lý… cũng rất cần rèn luyện và nâng cao kỹ năng cho bản thân Đặc biệt với đội ngũ lao động tương lai như SV càng nên được trang bị và hỗ trợ để tạo thành thói quen ngay khi còn trẻ

Trang 27

Qua việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm HSSV sẽ hình thành nên những kiến thức, kỹ năng và thái độ như:

- Biết cách làm việc nhóm, hòa nhập vào tập thể và có tinh thần đồng đội

- Rèn luyện sự nhạy bén, sự tự tin, vững vàng trong giao tiếp

- Suy nghĩ lạc quan, tư duy tích cực và sáng tạo trong học tập cũng như công việc

- Phát huy tối đa điểm mạnh của bản thân từ đó có thể phát triển bản thân một cách nhanh nhất và tốt nhất

- Định hướng công việc của mình, biết cách soạn hồ sơ xin việc và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, từ đó SV có đủ khả năng và tự tin khi đi xin việc làm

1.4 Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

1.4.1 Mục tiêu giáo dục KNM cho SV

Trong dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 của

Bộ GD&ĐT đã xác định rõ tầm nhìn giáo dục Việt Nam trong vòng hai thập

kỷ tới với kỳ vọng: xây dựng một nền giáo dục hiện đại mang bản sắc dân tộc; xây dựng xã hội học tập và đào tạo những người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Trên cơ sở xuất phát từ Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 của Bộ GD&ĐT, giáo dục KNM cho SV nhằm thực hiện nội dung sau:

Phát triển toàn diện hệ thống năng lực cá nhân, các chuẩn mực phẩm chất, lối sống tích cực, hướng đến không ngừng hoàn thiện nhân cách người lao động có trình độ chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước thời kỳ đẩy mạnh công

Trang 28

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Hình thành và phát triển năng lực tư duy trí tuệ của SV tạo được nền móng trí tuệ, kiến thức, giá trị, các KN thích hợp và thái độ - cách suy nghĩ để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn sau này cho mỗi SV khi bước vào đời

1.4.2 Nội dung giáo dục KNM cho SV

KNM được suy từ nhóm đặc điểm cá nhân, thái độ xã hội, sự hoạt bát với ngôn ngữ, thói quen cá nhân, tính thân thiện và lạc quan để phân biệt con người thành những trình độ khác nhau “KNM bổ sung cho kỹ năng cứng, là những yêu cầu chuyên môn cho một công việc” (Theo Wikipedia, năm 2007)

Tuy nhiên để đơn giản hơn, xuất phát từ định nghĩa về KNM và những

KN được liệt kê tại mục 1.3.1 chúng ta phân biệt rõ chúng thành 3 phạm trù

* Nhóm phẩm chất cá nhân: là những đặc điểm cá nhân của con người Chúng vốn là những gì tạo nên nhân cách của một người Chúng giúp cho cá nhân thích ứng với hoàn cảnh mới Chẳng hạn như tính đáng tin cậy và tính

Trang 29

kiên nhẫn là những phẩm chất mà các nhà tuyển dụng rất thích ở một công nhân giỏi Phẩm chất cá nhân bao gồm: kỹ năng làm việc độc lập, khát vọng, phân tích, trình độ thành thạo, tương đắc, chu đáo, hợp tác, can đảm, kiên quyết, có tài ngoại giao, thận trọng, có năng lực, nhiệt tình say mê, trung thực, sáng tạo, cần cù, khả năng lãnh đạo, điềm đạm, trung thành, có óc quan sát, sẵn sàng tiếp thu cái mới, ngăn nắp, nhẫn nại, bền bỉ, có tài thuyết phục, kịp thời chính xác, có tài xoay sở, thành thật và cảm thông…

* Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ truyền thông: Kỹ năng truyền thông bao gồm không chỉ là cách mà người này giao tiếp với người kia mà còn bao gồm sự tin tưởng, khả năng lắng nghe và hiểu Giải quyết vấn đề, ra quyết định và kỹ năng ứng phó với stress cũng được xem là thuộc kỹ năng này Người có kỹ năng truyền thông giỏi thường thành công hơn trong công việc và đời sống Kỹ năng truyền thông được hiểu với những phẩm chất như bình tĩnh, tin tưởng và thuyết phục - thường gây tình cảm yêu mến và lôi cuốn người khác Nắm bắt được kỹ năng truyền thông có thể giúp

cá nhân tiến bộ và phát triển

Kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy Các bạn sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học, từ đó đến khi ra trường các bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo Học tập và rèn luyện kỹ năng mềm không chỉ có ý nghĩa thiết thực với các bạn HSSV mà còn là cơ hội để đội ngũ giáo viên giảng dạy

kỹ năng mềm được nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như có được một môi trường để phát huy kỹ năng của bản thân

Việc rèn luyện kỹ năng mềm của mỗi cá nhân có thể được ví như một cuộc hành trình Nếu muốn hành trình mình đang đi là một chuyến thám hiểm đầy thú vị, có mục đích, bạn phải biết cách quản lý tốt hành trình đó, ngược

Trang 30

lại, bạn sẽ làm cho nó trở thành một chuyến đi vô định Hãy dành thời gian để tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng mềm cho chính mình, nhằm làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn và tốt đẹp hơn

1.4.3 Hình thức và phương pháp giáo dục KNM cho SV

Để tạo thuận lợi cho việc học tập kỹ năng mềm cho sinh viên có thể kể đến các phương pháp và hình thức giáo dục cụ thể sau:

1.4.3.1.Về Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm

* Phương pháp động não: Động não là một kỹ thuật sáng tạo để làm nảy

sinh ra các ý tưởng và giả định về một vấn đề Để nắm bắt được các ý tưởng của đối tượng về một chủ đề, ta có thể đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thăm dò đối tượng bằng phương pháp động não Với phương pháp này ta yêu cần đối tượng nói ra cái mà họ nghĩ về chủ đề được đặt ra để xem mức độ hiểu vấn đề

và cách mô tả vấn đề bằng thuật ngữ riêng của họ Phương pháp này cho phép tạo cơ hội để ý tưởng của mỗi người đều có giá trị và chấp nhận không cần phê phán đồng thời cũng là một cách rất hiệu quả để nghe các ý tưởng từ các đối tượng trong một giai đoạn thời gian hạn chế

* Phương pháp đóng vai: là phương pháp thể hiện hành động trong một vai

trò giả định đối tượng sinh viên của ta là nhân vật của một kịch bản định sẵn đứng trước một tình huống đặt ra Đây là phương pháp quan trọng trong giảng dạy kỹ năng mềm vì những sinh viên tham gia có thể đóng vai và trai qua các tình huống kỹ năng mêm khác nhau, để có thể tham quan, thực hành các cách

xử trí trong những tình huống khác nhau trước sự gia sát của giảng viên

* Phương pháp học tập trên cơ sở tham gia: Học tập tham gia là trọng tâm

của việc giảng dạy kỹ năng mềm, phương pháp này chủ yếu dựa vào việc học

và làm việc theo nhóm để các thành viên có thể học tập, chia sẻ kinh nghiệm

và thực hành các kỹ năng cùng nhau Tính ưu việt của phương pháp học tập tham gia thể hiện ở chỗ làm tăng sự nhận thức của mỗi thành viên về bản thân

Trang 31

họ về những người khác, tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm hiểu nhau tốt hơn, động viên sự hợp tác, phát triển kỹ năng nghe và kỹ năng giao tiếp

* Phương pháp giải quyết vấn đề: là phương pháp sử dụng kỹ năng giải

quyết vấn đề làm kỹ năng cơ bản giúp sinh viên hình thành các kỹ năng xác định (phát hiện) vấn đề, xem xét, phân tích vấn đề, tiến hành thử nghiệm về những giải pháp khác nhau, lựa chọn giải pháp tốt nhất, xây dựng kế hoạch tạo ra những thay đổi để cải thiện, kết thúc vấn đề

- Khi cho SV thảo luận nhóm, cần hướng dẫn SV cách hoạt động nhóm

và phải quản lý quá trình làm việc nhóm của SV

- Tăng cường các hoạt động giảng dạy giúp SV tích cực hơn trong việc học như:

+Trò chơi: khởi động, giảm sự căng thẳng, ứng biến vào tình huống cụ thể trong cuộc sống…

+ Xem phim hoặc xem một tình huống: phân tích và giải quyết vấn đề trong học tập và môi trường nghề nghiệp, rút ra kinh nghiệm sống, nhận thức

và hình thành nên phong cách làm việc hiệu quả…

+Hoàn thành sơ đồ, vẽ bảng biểu: lập kế hoạch, sắp xếp công việc và quản lý thời gian một cách hiệu quả, biết phân tích và so sánh…

- Hướng dẫn SV cách tự học, tự nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu

Trang 32

- Phát huy điểm mạnh của từng SV đồng thời giúp các em khắc phục điểm yếu của bản thân, từ đó các em có thể tự nhận thức được bản thân – lạc quan hơn và sáng tạo hơn

1.4.4 Các lực lượng tham gia giáo dục KNM cho SV

Chủ yếu gồm đội ngũ GV có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy KNM, cán bộ đoàn thể trường học, phụ huynh (cha mẹ SV), Cụ thể:

* Đội ngũ GV: Không chỉ giữ vai trò truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn SV cách tự học thu thập thông tin để đạt kết quả học tập tốt nhất Đội ngũ GV của nhà trường phải chuyên sâu về KNM GV đóng vai trò quan trọng trong việc giúp SV có cách rèn luyện KNM hiệu quả thông qua mỗi môn học, tiết học GV chú trọng đến việc phát triển KNM cho SV, giúp SV nhận thức được tầm quan trọng của KNM, khuyến khích SV có những phương pháp học tập hiệu quả sáng tạo, hướng dẫn SV tích cực tham gia công việc nhóm và làm việc nhóm cũng như chủ động nêu lên ý kiến cá nhân qua những tiết học về KNM và giờ thảo luận

* Cán bộ đoàn thể trường học:

- Cán bộ Đoàn trường: có nhiệm vụ thiết kế các hoạt động phong trào của Trường, Đoàn trường; phối hợp với địa phương nhằm tổ chức chương trình tập huấn KNM cho Đoàn viên, Thanh niên tích cực tham gia hoạt động phong trào để giúp SV năng động hơn, tự tin trong việc rèn luyện KN Đồng thời, thông qua những chương trình tập huấn KNM có thể giúp SV trong việc

áp dụng lý thuyết vào thực hành, học hỏi kinh nghiệm để phát huy, vận dụng

và rèn luyện tốt những KNM đã được học

- Đối với lực lượng nhà trường: bao gồm từ BGH, cán bộ QL, các Phòng Khoa đến đội ngũ toàn thể GV nhân viên thực hiện vai trò chức năng, nhiệm vụ của tổ chức nhà trường, tạo môi trường sinh hoạt, học tập sôi động, thuận lợi, thoải mái cho SV có cơ hội rèn luyện và phát triển KNM Phụ trách việc đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp, tổ chức hoạt động học tập, môi trường

Trang 33

rèn luyện KNM theo tình huống cho SV, đánh giá và có kế hoạch phát triển bồi dưỡng KNM cho SV, phối hợp nguồn lực với các tổ chức xã hội có kinh phí cho công tác giáo dục KNM

* Gia đình: là cái nôi rèn luyện KN, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh của mỗi thành viên trong xã hội Thông qua gia đình, các thành viên lĩnh hội được các giá trị cơ bản của cuộc sống, hình thành mô hình hành vi kỹ năng ứng xử và xử lý tình huống chuẩn bị những hành trang để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng Do vậy, gia đình cũng có vai trò không nhỏ trong công tác giáo dục KNM cho SV

1.5 Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

1.5.1 Mục tiêu quản lý giáo dục KNM cho SV

Mọi hoạt động QL đều xuất phát từ mục tiêu QL Mục tiêu QLGDKNM cho SV là làm cho quá trình giáo dục KNM được vận hành đồng

bộ, có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập, làm thay đổi theo chiều hướng tích cực ở SV cả ba bình diện: Nhận thức, kỹ năng và thái độ hành vi

GDKNM cho SV đều phải nhằm đến các mục tiêu trang bị cho SV những

kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp để hình thành cho SV những hành vi, thói quen lành mạnh tích cực Vậy quản lí công tác GDKNM là góp phần giáo dục và đào tạo ra người lao động mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của

xã hội hiện đại cũng như nâng cao chất lượng GD toàn diện ở nhà trường

1.5.2 Nội dung quản lý giáo dục KNM cho SV

Các nội dung quản lý giáo dục KNM cho SV bao gồm:

 Quản lý chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục KNM:

Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện đạt hiệu quả công tác giáo dục KNM cho SV, cán bộ quản lý phải chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của giáo dục KNM, đó là: “Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động

Trang 34

đó như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng” Muốn vậy, người QL phải đảm bảo việc chỉ đạo thực hiện một số nguyên tắc sau:

- Giáo dục cho SV nắm bắt được các KNM từ những thực tiễn sinh động của xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến xã hội, đưa những thực tiễn đó vào những giờ học lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục nhằm giúp SV nắm bắt được

KN một cách nhanh chóng

- Giáo dục KNM phải phù hợp với đặc điểm đối tượng SV: Đối với SV

là lứa tuổi trưởng thành nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học Do đó, công tác giáo dục KNM cần phải chú ý những đặc điểm đó, đồng thời chú ý đến cá tính, giới tính của SV để có hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, sinh động cũng như có phương pháp giáo dục thích hợp

- Giáo dục KNM theo nguyên tắc tập thể: Nguyên tắc này thể hiện ở các nội dung:

Hướng dẫn, bồi dưỡng SV trong sinh hoạt tập thể; Giáo dục các KN bằng tác động của tập thể Bởi vì tập thể ở đây có vai trò làm nảy nở, khuyến khích và phát triển thêm các KN đặc biệt khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình, tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người,… nó phát huy và có tác dụng điều chỉnh những động cơ kích thích bên trong góp phần rất lớn vào việc giáo dục KNM cho SV

 Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục KNM cho SV

Trang 35

Quản lý chỉ đạo nội dung công tác giáo dục KNM thông qua công tác xây dựng kế hoạch giáo dục: Việc xây dựng kế hoạch là một công đoạn không thể thiếu được trong QL bất kỳ một công tác nào của nhà quản lý Có xây dựng kế hoạch, người QL mới xác định được mục tiêu sẽ đạt đến, các biện pháp thực hiện, thời gian tiến hành và hoàn thành, chỉ tiêu cần đạt… Tránh trường hợp được chăng hay chớ, tới đâu hay tới đó Để việc xây dựng kế hoạch giáo dục được tốt, cán bộ quản lý phải dựa trên cơ sở tình hình cụ thể của SV, của đội ngũ GV tại cơ sở giáo dục trong năm học, của địa phương để định ra nội dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp và phải có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến

 Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục KNM

Phương pháp là cách thức, con đường để người học tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức Đối với SV Trường Đại học Y tế công cộng việc tập luyện, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo rất quan trọng để phục vụ chuyên môn

Quản lý nội dung và phương pháp giáo dục KNM là phải định hướng cho SV những kiến thức KN cơ bản, đúng trọng tâm chương trình do ộ GD&ĐT quy định Từ đó hướng dẫn phương pháp rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển các KN phù hợp

Cán bộ quản lý công tác giáo dục KNM thông qua lao động, qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể, xã hội và sinh hoạt tập thể: Hoạt động lao động, hoạt động học tập ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể, xã hội và sinh hoạt tập thể, là những hoạt động có nhiều thuận lợi để giáo dục, rèn luyện

SV các KNM trong thực tế Thông qua những hoạt động này sẽ tăng cường nhận thức của SV về tầm quan trọng của KNM, rèn luyện cho SV những thao tác, KN và thói quen

 Quản lý đội ngũ tham gia giáo dục kỹ năng mềm

Trang 36

Chất lượng đội ngũ GV và CBQL tham gia vào quá trình giáo dục KNM được thể hiện ở phẩm chất và năng lực của đội ngũ đó Trong khi đó, đội ngũ GV và CBQL giáo dục KNM lại là các lực lượng chủ yếu của hoạt động này và cũng là một trong những thành tố cấu trúc của quá trình giáo dục (thành tố lực lượng đào tạo) Thành quả lao động của đội ngũ đó vừa tác động vào hình thái ý thức xã hội (giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc, tình đoàn kết đồng thuận của đất nước), vừa hình thành sức lao động kỹ thuật thúc đẩy sự năng động của đời sống thị trường GV và CBQL là lực lượng chủ yếu trong triển khai nội dung và chương trình, thực hiện các phương pháp và hình thức

tổ chức dạy học và QL hoạt động giáo dục KNM Mặt khác năng lực và phẩm chất của họ là yếu tố đảm bảo chất lượng và hiệu quả việc triển khai và quản lý việc triển khai nêu trên Như vậy, chất lượng đội ngũ GV và CBQL thực hiện công tác giáo dục là các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và QL quá

trình giáo dục KNM

Người chịu trách nhiệm QL công tác giáo dục KNM thông qua công tác bồi dưỡng đội ngũ GV và QL tốt các hoạt động trường, lớp: Bằng nhiều hình thức và nhiều biện pháp, người QL cần làm cho tập thể sư phạm của nhà trường nhận thức được rằng công tác giáo dục KNM là cần thiết cho SV Một giờ dạy lên lớp nếu mang tính giáo dục cao là phải đạt được hiệu quả ở cả ba thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ Nghĩa là, GV đứng lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức khoa học chuyên môn cho SV

mà còn kết hợp với các phương pháp giáo dục rèn luyện thao tác, kỹ năng học tập, kỹ năng ứng xử, thái độ nhận thức giáo dục những KNM thiết thực làm hành trang cho SV bước vào đời

Tuy nhiên cán bộ QL cũng cần lưu ý GV tránh lối giáo dục KNM một cách đơn giản, lý thuyết sáo rỗng, gượng ép hoặc đơn điệu, không mang tính thực hành cao… bởi sẽ kém hiệu quả, mất đi tác dụng giáo dục vì bản thân

Trang 37

các KNM là kỹ năng định hướng tương lai, hành trang vào đời để vươn tới thành công, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một cá nhân

 Quản lý các điều kiện phục vụ giáo dục KNM

Tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục KNM cho SV Công tác giáo dục cho SV không chỉ là công việc và trách nhiệm của mỗi GV chuyên môn

mà còn là trách nhiệm là sứ mệnh của một cơ sở giáo dục để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Do đó, để làm tròn trách nhiệm này thì trước hết phải có đội ngũ GV chuyên nghiệp, được đào tạo và bồi dưỡng đầy đủ về chuyên môn giảng dạy Đồng thời, người QL cũng cần phải lưu ý đến việc tạo những điều kiện phương tiện, CSVC cần thiết để SV có môi trường thực hành và rèn luyện các KNM trong quá trình học tập

- Chủ động phối hợp với gia đình và đoàn thể xã hội để giáo dục KNM cho SV:

Nhà trường cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ sở xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức chính trị xã hội (nơi tuyển dụng SV) và cá nhân nhằm: Tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường, gia đình và

xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội; huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục, góp phần xây dựng CSVC nhà trường

Bên cạnh đó, nhà trường phải làm sao xứng đáng là trung tâm giáo dục của địa phương phải làm sao để địa phương đồng tình ủng hộ, phối hợp nhằm hướng đến mục đích chung là: đào tạo ra nguồn nhân lực tri thức và chất lượng cao cho nước nhà

Trang 38

- Quản lý công tác giáo dục KNM thông qua chỉ đạo xây dựng môi trường học tập để giáo dục SV:

Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trong công tác giáo dục đó là: môi trường sư phạm Dù trong hoàn cảnh nào cũng cần tổ chức, sắp xếp tu sửa, tô điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà trường, làm sao cho toàn bộ khung cảnh của trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với SV Ngoài khung cảnh vật chất, cũng cần biết cách tạo ra bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, biểu hiện ở tác phong nề nếp giảng dạy của GV và phương pháp giảng dạy mới

Bên cạnh đó, cũng cần tạo mối quan hệ tốt, thân thiện giữa các thành viên trong trường như giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa SV với nhau sẽ

có tác dụng hết sức tích cực đến việc hình thành các KN cần thiết trong học tập, trong các mối quan hệ, trong giao tiếp ứng xử hình thành thói quen rèn luyện và bồi dưỡng KNM ở SV

 Quản lý việc duy trì, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục KNM

Bất kỳ một quá trình giáo dục nào cũng nhằm mục đích tạo ra sự biến đổi Để biết được sự biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào thì chúng ta phải tiến hành kiểm tra, đánh giá Thông qua kiểm tra, đánh giá chúng ta sẽ xác định được việc bồi dưỡng, rèn luyện KNM của SV và việc quản lý hoạt động này

có mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực, phát triển kỹ năng của SV hay không để kịp thời điều chỉnh và phát huy

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

Chính sách đào tạo của nhà nước: Chính sách đào tạo là chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng phát triển các phẩm chất, năng lực cho mỗi người dân (cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khoẻ,

Trang 39

nghề nghiệp) C hính sách đào tạo của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, cách thức và phương hướng đào tạo của các trường đại học và nó ảnh hưởng gián tiếp đến việc rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập

Nhận thấy xu hướng ngày nay, nhà tuyển dụng ngày càng coi trọng kỹ năng mềm, chính vì vậy mà nhà nước cũng như BGD&ĐT ngày càng quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Điều đó được thể hiện thông qua nội dung chuẩn đầu ra bao gồm cả chuẩn về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Chỉ thị này được thông báo tới các trường đại học và yêu cầu các trường xây dựng một chuẩn đẩu ra cho từng ngành đào tạo là khác nhau Nó tác động đến phương pháp dạy của nhà trường để có thể đào tạo những sinh viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn đầu ra trong đó có yêu cầu về kỹ năng mềm Ở một số trường đại học, chứng chỉ kỹ năng mềm đã trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để SV có thể nhận Bằng tốt nghiệp

- Vai trò của Hiệu trưởng trong sự lãnh đạo, chỉ đạo quản lý công tác GDKNM cho sinh viên:

Xuất phát từ vị trí, vai trò của người Hiệu trưởng trong QLGD trong nhà trường Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện đạt hiệu quả công tác GDKNM cho sinh viên, người Hiệu trưởng quản lý chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của GDKNM, đó là : “Chuyển dịch kiến thức, thái độ

và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng”

Quản lý hoạt động giáo dục tại đơn vị, người Hiệu trưởng tổ chức đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường, hướng đến hình thành kỹ năng tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề nơi mỗi sinh viên, kỹ năng tự nhận thức giá

Trang 40

trị của bản thân, tự tạo động lực học tập và làm việc, đặt mục tiêu cho mình trong cuộc sống, kỹ năng nhận thức giá trị và đánh giá người khác

- Các lực lượng sư phạm trong GDKNM cho sinh viên:

Nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động GDKNM cho sinh viên, nhận thức đúng sẽ tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia vào các hoạt động GDKNS cho học sinh Việc ảnh hưởng từ nhân cách và công việc quản lý, giáo dục của thầy cô giáo tác động rất lớn đến các sinh viên Quản lý GDKNM cho sinh viên đòi hỏi người quản lý và người hướng dẫn phải có nhiều kiến thức về tâm lý phát triển của sinh viên, phải có tâm huyết, tính kiên nhẫn, có sự lắng nghe tốt, có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý, giáo dục, có biện pháp, phương pháp quản lý, giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

- Các tổ chức Đoàn thể: Trong công tác giáo dục kỹ năng mềm:Hình thành KNM cho sinh viên không chỉ thông qua hình thức tích hợp trong các môn học có tiềm năng mà còn phải thích hợp thông qua nhiều hình thức khác nhau trong nhà trường Hoạt động đoàn, đội gắn liền với hoạt động học tập của sinh viên trong nhà trường, phải thường xuyên được đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giúp cho sinh viên có môi trường hình thành, rèn luyện các kỹ năng mềm Vì thế cán bộ làm công tác Đoàn phải có sự sáng tạo trong thiết kế các hoạt động phong trào và công tác Đoàn Phải đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp cách thức tổ chức, chú trọng tích hợp rèn luyện KNM trong các hoạt động vui chơi, giải trí để các em có quá trình rèn luyện thường xuyên nhưng không làm các em cảm thấy nặng nề

Ngày đăng: 26/04/2018, 23:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo Trung ương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
[2] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học về quản lý (Tập bài giảng cao học quản lý), NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học về quản lý (Tập bài giảng cao học quản lý)
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2004
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ II, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
[4] Đặng Xuân Hải (2004), Quản lý sự thay đổi (Tập bài giảng lớp cao học Quản lý),NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sự thay đổi (Tập bài giảng lớp cao học Quản lý)
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2004
[5] Phan Trọng Huy (2010), “Những kỹ năng hội nhập thị trường lao động cần thiết với sinh viên hệ cử nhân khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học, 7, tr.310,313 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kỹ năng hội nhập thị trường lao động cần thiết với sinh viên hệ cử nhân khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng”, "Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học
Tác giả: Phan Trọng Huy
Năm: 2010
[6] Phạm Thị Lan Hương, Trần Triệu Khải (2010), “Nhận thức về kỹ năng nghề nghiệp của Sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5(40), tr.165,175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức về kỹ năng nghề nghiệp của Sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng
Tác giả: Phạm Thị Lan Hương, Trần Triệu Khải
Năm: 2010
[7] Phan Kim Khanh (2003), Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở, Trường Cán bộ QLGD Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở
Tác giả: Phan Kim Khanh
Năm: 2003
[8] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
[9] Nguyễn Lân (1989), Từ điển Từ và ngữ Hán Việt, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Từ và ngữ Hán Việt
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1989
[10] Bùi Loan Thùy (2010), “Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên - yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục - Phát triển và Hội nhập, (6), tr. 35-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên - yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục đại học”, "Tạp chí Giáo dục - Phát triển và Hội nhập
Tác giả: Bùi Loan Thùy
Năm: 2010
[11] Phạm Thị Tố - Lê Khắc Mỹ Phượng (2003), “Về năng lực tự học của học sinh Trung học ở một số trường tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí giáo dục, số tháng 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về năng lực tự học của học sinh Trung học ở một số trường tại Thành phố Hồ Chí Minh"”, Tạp chí giáo dục
Tác giả: Phạm Thị Tố - Lê Khắc Mỹ Phượng
Năm: 2003
[12] Tạ Quang Thảo (2011), “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Cao đẳng chuyên nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 81(05), tr. 27 - 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Cao đẳng chuyên nghiệp”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên", 81(05), tr. 27 "-
Tác giả: Tạ Quang Thảo
Năm: 2011
[13] Phạm Xuân Thông (2008), Một số giải pháp tâm lý nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên hiện nay, Dạy và học ngày nay, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp tâm lý nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên hiện nay
Tác giả: Phạm Xuân Thông
Năm: 2008
[14] PGS.TS Phan Huy Xu (2012), “Cần coi trọng việc rèn luyện kỹ năng trong đào tạo nguồn nhân lực”, Tạp chí Văn hóa và du lịch, (5), tr. 9-12.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần coi trọng việc rèn luyện kỹ năng trong đào tạo nguồn nhân lực”, "Tạp chí Văn hóa và du lịch
Tác giả: PGS.TS Phan Huy Xu
Năm: 2012
[15] Bernd Schulz (Polytechnic of Namibia) (2008), “The Importance of Soft Skills: Education beyond academic knowledge”, NAWA Journal of Language and Communication, pp. 146-154 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Importance of Soft Skills: Education beyond academic knowledge”, "NAWA Journal of Language and Communication
Tác giả: Bernd Schulz (Polytechnic of Namibia)
Năm: 2008
[16] Giusti, Giuseppe (2008), Soft Skills for Lawyers, Chelsea Publishing ([3]), ISBN 978-0-9558926-0-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soft Skills for Lawyers
Tác giả: Giusti, Giuseppe
Năm: 2008
[17] Hairuzila Idrus (Universiti Teknologi PETRONAS), Hazadiah Mohd Dahan and Normah Abdullah (Universiti Teknologi MARA, Shah Alam) (2009), “Challenges in the Integration of Soft Skills in Teaching Technical Courses: Lecturers’Perspectives”, Asian Journal of University Education, Vol. 5 No. 2, pp. 67-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Challenges in the Integration of Soft Skills in Teaching Technical Courses: Lecturers’Perspectives”, "Asian Journal of University Education
Tác giả: Hairuzila Idrus (Universiti Teknologi PETRONAS), Hazadiah Mohd Dahan and Normah Abdullah (Universiti Teknologi MARA, Shah Alam)
Năm: 2009
[18] K. Kechagias (Ed) (2011), “Teaching and Assessing Soft Skills”, 1 st Second Chance School of Thessaloniki (Neapolis), Greece Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Teaching and Assessing Soft Skills”
Tác giả: K. Kechagias (Ed)
Năm: 2011
[19] Paajanen G. Employment Inventory Reports, Technology Based Solutions/Personnel Decisions, Inc. 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Technology Based Solutions/Personnel Decisions
[20] Roselina Shakir (2009), “Soft skills at the Malaysian institutes of higher learning”, Asia Pacific Education, 1, pp. 309-315.Trang Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soft skills at the Malaysian institutes of higher learning”, "Asia Pacific Education
Tác giả: Roselina Shakir
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w