1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tiểu luận môn tài chính công ty ma các doanh nghiệp

42 730 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

There are threebasic legal procedures that one firm can use to acquire another firm: Một công ty cóthể “giành quyền kiểm soát” một công ty khác theo3 cách hợp pháp sau: Merger or consoli

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM M&A CÁC DOANH NGHIỆP

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

Đà Nẵng, tháng 09 năm 2016

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời gian gần đây, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ở Việt Nam

đã và đang gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và giá trị, và có lí do để tiếp tục tintưởng vào tương lai khả quan của hoạt động M&A Việt Nam được biết đến như làmột điểm đến đầu tư hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng GDP nhanh chóng, dân số trẻ,được đào tạo tốt, dân số tăng cùng với nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, mứcthu nhập khả dụng tăng nhanh, môi trường đầu tư thuận lợi với chi phí thấp và tốc độ

đô thị hoá ngày càng tăng

Đối mặt với các vấn đề kinh tế vĩ mô và mức độ cạnh tranh ngày càng cao từcác nước trong khu vực và thế giới trong việc thu hút vốn, vấn đề đặt ra không phải làViệt Nam có khai thác hết các tiềm năng của mình hay không mà câu hỏi đặt ra là khinào Đáp án một phần nằm ở cả khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước; sự cần thiết củaviệc cải cách một cách triệt để và hiệu quả một số vấn đề, bao gồm:

 Khu vực doanh nghiệp nhà nước khuyến khích sự tham gia của tư nhân và nâng

cao hiệu quả thông qua tái cơ cấu

 Lĩnh vực Ngân hàng giải quyết các khoản nợ xấu (NPL) và cải thiện phương

pháp quản trị để thúc đẩy luồng tín dụng một cách bền vững và xây dựng lòngtin vào hệ thống, cùng với việc đánh giá lại hạn mức tỷ lệ sở hữu nước ngoài

 Khuôn khổ pháp lý, cụ thể là luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật lao động, luật

cạnh tranh, luật phá sản và phát triển thị trường chứng khoán,…

 Về cơ sở hạ tầng, thiết lập khuôn khổ hợp lý cho hoạt động hợp tác công tư PPP

nhằm thu hút vốn cần thiết để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng

Tuy nhiên, những thay đổi này cần tiếp tục được xây dựng một cách hợp lý vàcần sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế nhằm tạo nên một cuộc cải cáchmạnh mẽ để Việt Nam sớm khai thác được những tiềm năng của mình

Trang 6

1 Tổng quan về M&A

Thuật ngữ M&A (Mergers and Acquisitions) được dùng để chỉ sự sáp nhập vàmua lại các doanh nghiệp

1.1 Khái niệm M&A trên thế giới:

Theo McGraw-Hill, Fundamentals of Corporate Finance, 6th Ed There are threebasic legal procedures that one firm can use to acquire another firm: (Một công ty cóthể “giành quyền kiểm soát” một công ty khác theo3 cách hợp pháp sau):

Merger or consolidation (Sáp nhập hoặc hợp nhất)

Acquisition of stock (Mua lại cổ phiếu)

Acquisition of assets (Mua lại tài sản)

Merger: Sáp nhập là sự kết hợp của hai công ty mà sau đó chỉ một công ty còn

tồn tại, còn công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động Khi sáp nhập, công ty nhậnsáp nhập sẽ tiếp quản toàn bộ tài sản và nợ của công ty bị sát nhập

Acquisition: Mua lại là vụ việc xảy ra khi một doanh nghiệp nhận được toàn bộ

tài sản (tài sản hữu hình, cổ phiếu) và các khoản nợ của một hay một số doanh nghiệpkhác với một giá nào đó Doanh nghiệp bị bán chấm dứt sự tồn tại của nó Doanhnghiệp mua lại có nghĩa vụ trả cho DN bị bán tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác cógiá trị theo giá mua doanh nghiệp

Tóm lại, trên thế giới, cụm từ Merger và Acquisition (M&A) có thể được

định nghĩa như sau: Merger - sáp nhập, hợp nhất là loại giao dịch hợp nhất các DN, toàn

bộ tài sản và các khoản nợ nhập chung lại để hình thành một DN mới Acquisition Mua lại được hiểu như một hình thức thâu tóm mà một công ty tìm cách mua lại toàn

-bộ hoặc một phần số lượng cổ phiếu hoặc tài sản của một công ty khác nhằm có thểkhống chế toàn bộ các quyền quyết định của công ty đó Đặc điểm chung của sáp nhập

và mua lại là tạo ra sự cộng hưởng, tạo ra giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị của từngbên riêng lẻ Chính vì lợi ích chung này nên hai thuật ngữ này được sử dụng gắn kết vớinhau và có thể đại diện cho nhau, và dùng phổ biến theo tiếng anh là M&A

1.2 Cơ sở pháp lý của M&A tại Việt Nam.

Trang 7

1.2.1 Luật cạnh tranh 2005

“Điều 17 Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các

doanh nghiệp

1 Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn

bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

2 Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

3 Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần

tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành

nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

4 Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.”

* Nghị định 116/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Cạnh tranh đến điều 17 của Luật cạnh tranh

“Điều 34 Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh

nghiệp khác

Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát.

Điều 35 Mua lại doanh nghiệp khác không bị coi là tập trung kinh tế

1 Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm không bị coi là tập

Trang 8

trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc

để đạt được mục đích bán lại đó.

2 Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi cho cơ quan quản lý cạnh tranh hồ sơ thông báo việc mua lại có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Cạnh tranh.

3 Thời hạn bán lại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn theo kiến nghị của doanh nghiệp mua lại nếu doanh nghiệp chứng minh được rằng họ đã không thể bán lại doanh nghiệp bị mua lại đó trong thời hạn 01 năm.”

1.2.2 Luật doanh nghiệp 2014:

a Hợp nhất doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 194: Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

b Sáp nhập doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 195: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp

nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

c Mua bán cổ phần:

Điều 126 của Luật doanh nghiệp: Cổ phần được tự do chuyển nhượng.

1.2.3 Luật Đầu tư 2014:

“Điều 24 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.”

1 Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

2 Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.

Trang 9

“Điều 25 Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào

b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm

a và điểm b khoản này.

2 Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

3 Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này.”

2 Lý do, nội dung, phương thức thực hiện M&A

2.1 Lý do M&A:

 Sáp nhập có thể là cách hiệu quả và đạt năng suất cao nhất khi tiến hành thâmnhập một thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới, hay mở rộngphạm vi phân phối

 M&A trong giai đoạn hiện nay không chỉ tập trung vào các giá trị, tài sản hữuhình nhận được mà còn hướng đến các nhân tố “vô hình”, đơn cử là đội ngũ laođộng trí thức, là những tài sản trí tuệ Rất nhiều các công ty công nghệ nhưMicrosoft, Facebook, Google theo đuổi các thương vụ mua lại như một cách để

có nguồn nhân lực bên cạch các sản phẩm và tài sản trí tuệ, đơn cử là việcGoogle chi 1,65 tỷ USD để mua lại trang chia sẻ trực tuyến Youtube

Trang 10

 Các định chế tài chính lớn như các ngân hàng, tổ chức tín dụng…với nguồn lựctài chính hùng hậu, dồi dào, đã dùng M&A như một phương thức để tham giađầu tư vào các lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình một cách hợppháp, có tiếng nói, quyền hạn nhất định trong các tổ chức liên minh - kết hợp,

từ đó đa dạng hóa nguồn lợi nhuận của mình

 Trong nhiều trường hợp, M&A được điều khiển bởi một khuynh hướng chínhđặc thù trong mỗi ngành, ví dụ như:

- Nhanh chóng thay đổi công nghệ, xu hướng chủ đạo trong ngành công nghệcao

- Cạnh tranh khốc liệt, xu hướng trong ngành viễn thông và ngân hàng

- Thay đổi xu hướng tiêu dùng, diễn ra trong ngành công nghệp thực phẩm và đồuống

- Áp lực kiểm soát chi phí, suy giảm lượng cầu, phần lớn diễn ra trong ngànhcông nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế tạo…

 Một vài thương vụ được thực hiện dưới áp lực cần củng cố tên tuổi của tổ chức,gia tăng sức mạnh thương hiệu Điển hình là việc bắt tay giữa hai công ty:NOKIA (hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới) và Microsoft (công ty phầnmềm lớn nhất thế giới) ngày 12/02/2011 Thương vụ này được kỳ vọng sẽ củng

cố lại vị thế của cả 2 công ty, vốn đang đi xuống bởi sự cạnh tranh quyết liệtcủa các đối thủ mới nổi (trong đó đáng kể nhất là công ty Apple)

 Rất nhiều thương vụ M&A được thực hiện khi công ty cần phải phân bổ lại rủi

ro và chi phí của việc:

 Phát triển những công nghệ mới, đặc biệt là trong ngành công nghiệp viễnthông và công nghệ cao

 Đầu tư nghiên cứu về sức khỏe con người, như nghiên cứu cải tiến các thiết bị

y tế hay ngành công nghiệp dược

 Giành được quyền tiếp cận nguồn năng lượng, tài nguyên mới, như trongngành công nghiệp khai thác dầu khí, khoáng sản

 Việc toàn cầu hóa với tốc độ chóng mặt buộc nhiều công ty phải sử dụng M&Anhư một cách để tăng cường sự hiện diện trên phạm vi quốc tế và mở rộng thịphần ở các thị trường mới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Chiến lượcthâm nhập thị trường thông qua còn đường M&A thường có hiệu quả về mặtchi phí hơn so với viêc cố gắng xây dựng hoạt động ở nước ngoài từ con sốkhông Bên cạnh đó là việc lách các hàng rào thuế quan khác nhau ở các nước,như việc một công ty đang kinh doanh có lời có thể mua lại một công ty thua

lỗ, từ đó sẽ được hưởng một khoản thuế khấu trừ, hoặc phục vụ mục đích tốithiểu hóa số thuế phải nộp, tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc chuyển giá, tức

Trang 11

những giao dịch trên giấy giữa các công ty con để phân bổ thu nhập tới cácthiên đường thuế trong khi chi phí lại rơi vào các nước có thuế suất cao hơn.Đơn cử là chiến lược “Double Irish and Dutch Sandwiches” của Google.

 Rất nhiều thương vụ M&A theo chiều dọc được diễn ra do các nhà quản trịchiến lược nhận thức được rằng một dây chuyền sản phẩm hay dịch vụ hoànthiện, khép kín sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và đầu racủa doanh nghiệp Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp bán lẻ, thực phẩm,

đồ uống, giải trí, dịch vụ tài chính đang và sẽ đáp ứng nhu cầu “chỉ cần muamột lần” của người tiêu dùng

 Ngoài các yếu tố nêu trên, thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng tác độngđến sự thành công của 1 thương vụ M&A Bên đi mua phải trả một khoảng chiphí tương đối lớn cho “thương hiệu”, một thứ tài sản không thể hiện trên bảngcân đối kế toán cũng như BCTC Điều mà các công ty đi mua hướng đến chính

là những khách hàng lâu năm, trung thành với một thương hiệu, những mốiquan hệ với các đối tác chiến lược được gây dựng trong một thời gian dài Ví

dụ điển hình cho mục đích này chính là việc công ty đa quốc gia Unilever mualại thương hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lanthuộc Sở Công nghiệp TP.HCM vào năm 1995 với giá 5 triệu USD, từ đó đặtnền móng cho việc xâm nhập và bành trướng, cho đến nay đã chiếm thị phầnrộng lớn với rất nhiều sản phẩm tiêu dùng đa dạng

 Một số các vụ mua lại được tiến hành nhằm mục đích cạnh tranh, loại bỏ cácđối thủ nguy hiểm để giành thị phần chi phối thị trường, một số ít các vụ M&Akhác lại mang màu sắc chính trị - kinh tế vĩ mô với sự can thiệp của chính phủ,như thương vụ bán hãng xe ô tô Chrysler của Mỹ cho tập đoàn ô tô Italia FIAT,một vụ M&A được chính quyền tổng thống OBAMA ủng hộ nhằm giúp hãngnày nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bảo hộ phá sản và trở lại hoạt động

2.2 Các hình thức M&A:

Có 3 hình thức cơ bản mà một công ty muốn thâu tóm 1 công ty khác (M&A)

- Sáp nhập hoặc hợp nhất ( Merger or consolidation):

- Mua lại cổ phần (Acquisition of stock)

- Mua lại tài sản công ty (Acquisition of stock)

(*) Sáp nhập hoặc hợp nhất ( Merger or consolidation):

Sáp nhập là sự thu hút hoàn toàn của một doanh nghiệp bởi doanh nghiệp khác Công

ty thâu tóm được giữ nguyên tên và sự nhận dạng của mình; công ty này thâu tóm toàn

bộ tài sản và nguồn vốn của công ty bị thâu tóm Sau khi sáp nhập, công ty bị thâutóm Sẽ ngưng tồn tại như một chủ thể kinh doanh độc lập

Trang 12

Hợp nhất cũng giống như sáp hập ngoại trừ việc một công ty hoàn toàn mới đượcthành lập trong hoạt động hợp nhất cả công ty thâu tóm và công ty bị thấu tóm đềuchấm dứt sự tồn tại hợp phap của chúng trước đó và trở thành một phần của công tymới Bởi vì lý do này, trong hoạt động hợp nhất thì sự phân biệt giữa công ty thâu tóm

và công ty bị thâu tóm không quan trọng như trong trường hợp sáp nhập

Các quy tắc về sáp nhập và hợp nhất về cơ bản là giống nhau Hoạt động sáp nhập vàhợp nhất đều đưa đến sự kết hợp tài sản và nguồn vốn.Sự khác biệt lớn nhất chính làmột công ty mới được ra đời

Một số thuận lợi và khó khăn của hoạt động sáp nhập và hợp nhất:

- Thuận lợi cơ bản của hoạt động sáp nhập và hợp nhất là sự đơn giản về mặtpháp lý và không tốn nhiêu chi phí như các hình thức khác.Nguyên nhân là docác công ty chỉ đơn thuần đồng ý kết hợp toàn bộ hoạt động vì vậy, không cầnthiết phải chuyển đổi tên của các tài sản công ty bị thâu tóm và công ty thâutóm

- Bất lợi cơ bản của hoạt động sáp nhập và hopwj nhất cần được thông qua bởiphiếu bầu của các cổ đông của công ty Mọt cách thông thường cần được chậpthuận bởi hai phần ba hội đồng Để đật được số phiếu bầu cần thiết này cần tốnrất nhiều thời gian và khó khăn Hơn nữa sự phối hợp của ban quản trị của công

ty mục tiêu cũng là một nhân tố cần thiết.Tuy nhiên, sự phối hợp này không dễdàng đạt được

(*) Mua lại cổ phiếu:

Mua cổ phiếu: thông qua việc tham gia mua cổ phần khi công ty tăng vốn

điều lệ hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra công chúng Đây là hình thức thâu tóm mộtphần nhưng đủ để tham gia quản trị điều hành và định đoạt quyền sở hữu theo mụctiêu chiến lược của bên mua

Mua gom cổ phiếu: để giành quyền sở hữu và chi phối cũng là một chiến lược

được nhiều công ty thực hiện Phương thức này đã xảy ra tại Việt Nam từ nửa cuốinăm 2008, khi thị trường chứng khoán sụt giảm và nhiều công ty niêm yết có giátrị vốn hóa thấp đã trở thành mục tiêu bị thu gom Mua gom cổ phiếu có một sốhình thức cơ bản sau:

• Chào thầu: doanh nghiệp đi mua công khai đề nghị cổ đông hiện hữu của

công ty trong tầm ngắm bán lại cổ phần của họ với một mức giá cao hơn thị trường.Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành Hình thức chào thầunày thường được áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnhtranh Công ty bị mua thường là công ty yếu hơn Tuy vậy, vẫn có một số trườnghợp một công ty nhỏ “nuốt” được một đối thủ nặng ký hơn, đó là khi họ huy độngđược nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiện được vụ thôn tính Điểmđáng chú ý trong thương vụ “chào thầu” là ban quản trị công ty mục tiêu bị mất

Trang 13

quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty thôn tính và cổđông của công ty mục tiêu, trong khi ban quản trị (thường chỉ là người đại diện do

đó trực tiếp nắm không đủ số lượng cổ phần chi phối) bị gạt ra bên ngoài Thôngthường, ban quản trị và các vị trí quản lý chủ chốt của công ty mục tiêu sẽ bị thaythế, mặc dù thương hiệu và cơ cấu tổ chức của nó vẫn có thể được giữ lại mà khôngnhất thiết bị sáp nhập hoàn toàn vào công ty thôn tính Để chống lại vụ sáp nhập bất lợicho mình, ban quản trị công ty trong tầm ngắm có thể “chiến đấu” lại bằng cách tìmkiếm sự trợ giúp/bảo lãnh tài chính mạnh hơn, để có thể đưa ra mức giá chàothầu cổ phần cao hơn cổ phần của các cổ đông hiện hữu đang ngã lòng

• Lôi kéo cổ đông bất mãn (Proxy fights): thường được sử dụng trong các vụ

“thôn tính mang tính thù địch” Khi lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua

lỗ, luôn có một bộ phận cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điềuhành công ty mình Công ty cạnh tranh có thể lợi dụng tình cảnh này để lôi kéo bộphận cổ đông đó Trước tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phầntương đối lớn (nhưng chưa đủ để chi phối) để trở thành cổ đông của công ty trongtầm ngắm Sau khi đã nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tậphọp Đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại ban quản trị cũ

và bầu đại diện của công ty thôn tính vào Hội đồng quản trị mới

• Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành: là hình thức phổ

biến trong các vụ sáp nhập “thân thiện” (friendly mergers) Nếu cả hai công ty đềunhận thấy lợi ích chung trong một vụ sáp nhập và có những điểm tương đồng giữahai công ty (về văn hóa tổ chức, thị phần, sản phẩm…), người điều hành sẽ xúc tiến đểban quản trị của hai công ty ngồi lại và thương thảo cho một hợp đồng sáp nhập Cókhông ít trường hợp, chủ sở hữu các công ty nhỏ, thua lỗ hoặc yếu thế trong cuộccạnh tranh tìm cách rút lui bằng cách bán lại, hoặc tự tìm đến các công ty lớn hơn

để đề nghị được sáp nhập hòng lật ngược tình thế của công ty mình trên thị trường

Hoán đổi/ chuyển đổi cổ phiếu (stock swap): thường diễn ra đối với những

công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như trong cùng một tập đoàn Đối vớitrường hợp này, vấn đề quan trọng nhất là thẩm định, định giá để đảm bảo lợi íchcủa các cổ đông của các bên, còn về chiến lược kinh doanh hoặc các thủ tục pháp

lý thường không bị ảnh hưởng hay xáo trộn

(*) Mua lại một phần doanh nghiệp hoặc tài sản doanh nghiệp: đây cũng là một

cách để thực hiện chiến lược M&A Trong trường hợp này, doanh nghiệp đi thâutóm chỉ mua một phần hoặc một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bán mà khôngtham gia sở hữu tại doanh nghiệp bán Phần bán đi có thể là tài sản hữu hình (nhàxưởng, máy móc, gắn liền với quyền sử dụng đất đai…) hoặc vô hình (thươnghiệu, bản quyền, đội ngũ nhân sự, kênh phân phối, chuyển nhượng một phầnhay toàn bộ dự án…) được tách ra khỏi công ty bán

Trang 14

2.3 Phân loại các phương thức M&A:

Theo các nhà phân tích tài chính phân loại thâu tóm theo 3 cách sau:

- M&A chiều ngang: M&A giữa các công ty cùng một lĩnh vực kinh doanh, từ đótạo ra một công ty mới có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiếtkiệm chi phí do quy mô

- M&A theo chiều dọc: M&A giữa các công ty cùng lĩnh vực kinh doanhnhưng khác nhau về phân khúc thị trường

Việc này sẽ tạo ra giá trị thông qua tận dụng kinh nghiệm và khả năng củacác công ty trong một chuỗi nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng

- M&A theo kiểu hỗn hợp: M&A giữa các công ty khác nhau hoàn toàn vềlĩnh vực kinh doanh, từ đó tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực.Hình thức này không còn mấy phổ biến trong 10 năm trở lại đây

3 Nội dung chính thực hiện trong quá trình M&A.

3.1 Một số nguyên tắc trong quá trình thực hiện M&A.

Nguyên tắc cơ bản khi thực hiện M&A là phải tạo ra được giá trị cổ đông lớnhơn tổng giá trị hiện tại của hai doanh nghiệp khi còn đứng độc lập Doanh nghiệp mớivới ăng lực cạnh tranh cao hơn, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, đạt hiệu quả về chi phí sẽtạo ra lợi ích kỳ vọng thuyết phục Để đạt được mục tiêu này, phải đảm bảo một số vấn

đề mang tính nguyên tắc trong quá trình M&A

3.1.1 Những phương thức định giá doanh nghiệp mục tiêu và tác động của việc xem xét tài chính đến việc định giá.

Không có một phương thức định giá đại trà nào phù hợp cho mọi trường hợpM&A, vì mỗi một doanh nghiệp mục tiêu đều có những đặc điểm riêng cần xem xét.Thông thường người ta áp dụng nhiều kỹ thuật đánh giá khác nhau và so sánh các kếtquả để tìm ra các yếu tố làm tăng thêm hoặc giảm giá trị doanh nghiệp

Ngoài việc định giá doanh nghiệp mục tiêu khi đứng độc lập, còn phải định giádoanh nghiệp trong tổng thể doanh nghiệp sau khi sáp nhập hoặc mua lại Do phần lớncác thương vụ M&A được kỳ vọng để hợp lực cùng công ty mẹ nên thường áp dụngphương thức khấu trừ dòng vốn, cho phép tính đến các lợi ích tương lai mà người muanhận được

Tuy vậy, cần bổ sung thêm các kỹ thuật định giá khác để có được đầy đủ giá trịcủa doanh nghiệp mục tiêu, như: bản phân tích so sánh trong cùng một ngành nghề,chi phí thay thế hay chi phí cần có để có thể bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh

Trang 15

tương tự như doanh nghiệp mục tiêu Giá thực tế mà người mua phải trả là một hàm

số của kỹ năng đàm phán, những rủi ro hay lợi ích từ việc mua doanh nghiệp đem lại,phụ thuộc chủ yếu vào từng nhà đầu tư Khi xem xét tình hình tài chính của doanhnghiệp mục tiêu, cần chú ý phát hiện các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tốđịnh giá, làm ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp mục tiêu

3.1.2 Trường hợp việc định giá tài sản phải do một cơ quan định giá được ủy quyền thực hiện, người mua cần tự đánh giá giá trị doanh nghiệp mục tiêu trước

Việc định giá do các chuyên gia đảm nhận nhằm tránh thất thoát tài sản mà chủ

sở hữu có thể không nắm được chính xác (như trường hợp bán doanh nghiệp của Nhànước) do không phản ảnh đúng giá trị kinh tế của doanh nghiệp Tuy nhiên, cácphương pháp định giá tài sản doanh nghiệp được các chuyên gia sử dụng lại thường cócác mức giá trị cao giả tạo, nên người mua phải so sánh giá trị doanh nghiệp mục tiêuvới giá trị của doanh nghiệp riêng của mình để xem thương vụ có khả thi về mặt kinh

tế hay không Việc xem xét phải thực hiện trước khi các chuyên gia định giá tiếnhành Điều này có vai trò quan trọng để phát hiện các yếu tố tác động đến việc địnhgiá của chuyên gia và đưa ra các bằng chứng cho các chuyên gia, nhằm tác động đếnviệc định giá doanh nghiệp

3.1.3 Hạn chế tối đa sự trùng lặp giữa việc xem xét các khía cạnh pháp lý với việc xem xét các khía cạnh tài chính trước đàm phán M&A

Trong thực tế có một số lĩnh vực đòi hỏi phải xem xét cả khía cạnh pháp lý lẫntài chính, vì nếu tách riêng chúng thì có thể sẽ có những kết luận khác nhau Ở một sốlĩnh vực khác, việc phân chia nhiệm vụ chính và phụ cho các chuyên gia tài chính vàpháp lý cũng là cách hữu hiệu để tránh chồng chéo, trùng lắp

Các chuyên gia nghiên cứu phải đảm bảo rằng, tất cả các kết quả điều tra đềuphải được trao đổi kịp thời trong nhóm làm việc Để quá trình điều tra trước đàm phánthành công đòi hỏi phải có sự phối hợp của một nhóm công tác, gồm người mua vàcác chuyên gia Tốt nhất là có một người làm chủ nhiệm dự án, để điều phối chungquá trình điều tra, nhằm giảm tối đa sự chồng chéo công việc giữa các thành viên Cầntránh giới hạn quá khắt khe phạm vi công việc của các chuyên gia

Trang 16

3.1.4 Xác định các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn

Các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn là lĩnh vực cần được quan tâm trong các thương

vụ M&A; đồng thời cũng là một trong những vấn đề khó khăn nhất Sẽ không có mộtthủ tục định sẵn nào có thể đảm bảo tất cả các nghĩa vụ và rủi ro sẽ được phát hiệnhết Tuy nhiên, công việc điều tra tài chính cần quan tâm trước tiên là phải xem xétcác đặc điểm riêng có của doanh nghiệp mục tiêu để xác định các rủi ro chủ yếu Danhmục các vấn đề cần quan tâm nhất thiết phải đề cập đến bản chất ngành nghề, các sựkiện chủ yếu gần nhất liên quan đến sản xuất, kinh doanh, lịch sử phát triển doanhnghiệp, địa bàn hoạt động, đặc điểm và môi trường giám sát của quản trị doanhnghiệp, cũng như mức độ sử dụng các chuyên gia trong quá khứ

Một khi các lĩnh vực chủ yếu đã được xác định, việc điều tra tài chính sẽ tậptrung vào việc thảo luận với các lãnh đạo chủ chốt có liên quan trong tất cả các lĩnhvực của doanh nghiệp (không chỉ bao gồm những người làm việc ở bộ phận tài chính,

kế toán); đồng thời phân tích các thông tin thu được từ doanh nghiệp mục tiêu Cuốicùng, việc xác định các rủi ro tiềm ẩn phải dựa vào việc đưa ra những câu hỏi phù hợpcho những người phù hợp, có hiểu biết về những dấu hiệu mang tính cảnh báo Do đó,trong việc chọn chuyên gia, kinh nghiệm M&A được xem là điểm tốt nhất để giúp họxác định những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp mục tiêu

3.1.5 Xung đột lợi ích

Trong các thương vụ M&A, một vấn đền cần luôn phải quan tâm là xem xét cóxung đột lợi ích có thể có khi thực hiện thương vụ Có hai loại xung đột lợi ích thườnggặp là xung đột giữa người bán với người mua và xung đột xảy ra khi có một hãngkiểm toán chung cho các khách hàng có lợi ích xung đột

Xung đột giữa người bán và người mua luôn tồn tại, vì người bán không muốncung cấp tất cả thông tin cho người mua trong giai đoạn điều tra trước đàm phán, dongười bán không chắc người mua có thực sự muốn mua hay không; trong khi đó,người mua muốn biết càng nhiều thông tin càng tốt để có thể đánh giá đúng doanhnghiệp mục tiêu Trong phần lớn các thương vụ M&A, bên bán buộc phải giữ cânbằng giữa các rủi ro và lợi ích trong cung cấp thông tin kinh doanh nhạy cảm cho bênmua Đối với người mua, việc có đầy đủ thông tin là hết sức cần thiết để đánh giáđúng doanh nghiệp mục tiêu và định giá mua doanh nghiệp mục tiêu

Trang 17

Đối với người bán, việc cung cấp các thông tin nhạy cảm có thể gây tổn hại chodoanh nghiệp trong trường hợp việc mua bán không thành, nhưng đồng thời nó cũnggiúp nâng cao giá bán doanh nghiệp nếu thương vụ được hoàn tất Vì vậy, thôngthường bên bán kiểm tra việc cung cấp thông tin sao cho các thông tin nhạy cảm chỉđược tiết lộ khi họ cảm thấy thương vụ M&A có khả năng thực hiện được.

Trên thực tế có thể xảy ra trường hợp một hãng kiểm toán được hai hoặc nhiềukhách hàng có lợi ích cạnh tranh trong một thương vụ lựa chọn Trong trường hợpnày, nguyên tắc bí mật khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, phảiđược quản lý với những quy tắc kiểm soát nhất định Một trong những quy tắc đó là

có cơ chế rõ ràng, nhằm giảm thiểu thông tin mật bị sử dụng không phù hợp Bên cạnhnhiều biện pháp bảo mật khác, cần phải thường xuyên thông báo cho khách hàng vềcác xung đột lợi ích tiềm năng, đồng thời tiến hành các bước cần thiết để thiết lập cácchế tài đạo đức như là những rào cản để tránh rò rỉ thông tin

3.2 QUY TRÌNH M&A

Có nhiều cách thức, các bước công việc để thực hiện M&A, tuy nhiên vấn đềcần quan tâm trước tiên đó là hình thức pháp lý mà pháp luật cho phép để thực hiệngiao dịch Hình thức pháp lý để thực hiện giao dịch M&A cũng rất phong phú và khácnhau Đó là các trình tự, điều kiện do pháp luật quy định mà các bên tham gia giaodịch phải tuân thủ Không những thế hình thức pháp lý giao dịch M&A sẽ quyết địnhcác công việc cụ thể khác cần có để tiến hành giao dịch M&A cũng như quyết địnhchúng sẽ được thực hiện như thế nào và tại thời điểm nào Thông thường một giaodịch M&A phải trải qua 3 bước chính sau

3.2.1 Xác định các doanh nghiệp mục tiêu cho giao dịch M&A

Để đảm bảo M&A thành công, các bên cần lựa chọn nhiều hơn một doanhnghiệp mục tiêu nếu có thể được Doanh nghiệp mục tiêu ở đây có thể được hiểu làbên mua hoặc/ và bên bán chứ không phải chỉ là bên bán, điều này xuất phát từ chínhnhu cầu thực hiện M&A của cả 2 bên chứ không phải của riêng một bên bán hay bênmua Hơn nữa khi có nhiều doanh nghiệp mục tiêu các bên sẽ có nhiều phương án vàđiều kiện thuận lợi cho việc đàm phán doanh nghiệp M&A

Để xác định được doanh nghiệp mục tiêu không phải dễ dàng đối với tất cả cáctrường hợp, nhất là trong trường hợp muốn xác định nhiều doanh nghiệp mục tiêu.Việc xác định doanh nghiệp mục tiêu về bản chất là lấy được các thông tin chính xác

Trang 18

về những doanh nghiệp mục tiêu, vì vậy không phải bên tham gia M&A nào cũng dễdàng có được những thông tin này Có nhiều cách thức để tiếp cận và có được thôngtin Trong số đó, cách thức hợp tác với những tổ chức tài chính (như công ty chứngkhoán, quỹ đầu tư…) là một trong những cách thức hiệu quả để đạt được mục đích.

3.2.2 Xác định giá trị giao dịch

Công việc này không hoàn toàn đồng nhất với hoạt động định giá doanhnghiệp Thực chất, định giá doanh nghiệp là công cụ để các bên có thể xác định đượcgiá trị giao dịch, căn cứ vào giá trị doanh nghiệp được định giá và các điều kiện cụ thểkhác mà các bên tham giao dịch có thể đàm phán và thương lượng các mức giá giaodịch M&A khác nhau Nhiều quan điểm chỉ coi trọng việc định giá doanh nghiệp củabên mua, tuy nhiên khi xem xét rộng hơn ở khái niệm xác định giá trị giao dịch thì bênbán cũng chính là bên có nhu cầu cần phái xác định giá trị doanh nghiệp không kémbên mua

Nếu bên bán không định giá doanh nghiệp và không có cơ sở để tính toán giátrị của mình là bao nhiêu thì sẽ rất bất lợi trong đàm phán giao dịch M&A Hoặcngược lại, có thể gây ra những khó khăn không cần thiết, thậm chí là bỏ lỡ giao dịchM&A khi đưa ra những mức giá quá cao không có cơ sở

3.2.3 Đàm phán, giao kết và thực hiện thỏa thuận hợp đồng M&A

Quá trình này dẫn đến một kết quả phản ánh tập trung nội dung của giao dịchM&A, đó chính là thỏa thuận và hợp đồng giao dịch M&A được giao kết giữa cácbên Có thể nói quá trình này rất quan trọng đối với giao dịch M&A, nếu hợp đồngM&A không phản ánh đủ và chính xác tất cả các kết quả của những công việc trước

đó, các mong muốn và kỳ vọng của các bên hay hạn chế tối đa các rủi ro thì nhữngcông việc đã thực hiện sẽ không có giá trị hoặc giảm giá trị đi rất nhiều cũng như mụcđích M&A có thể bị ảnh hưởng không tốt

Hợp đồng M&A không chỉ là yếu tố pháp lý Hợp đồng M&A là sự phối hợpmột cách hài hòa các giao dịch có liên quan đến các giao dịch M&A khác như tàichính, kinh doanh… Chỉ khi kết hợp một cách hoàn chỉnh các yếu tố có liên quan thìhợp đồng M&A mới thật sự là công cụ để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham giagiao dịch

Trang 19

Đàm phán hợp đồng có thể thực hiện tại bất cứ giai đoạn nào, thông thường cácbên chỉ chính thức tiến hành đàm phán khi đã có được một lượng thông tin nhất định

về nhau cũng như hiểu được mục đích của nhau

Giao kết hợp đồng là công đoạn cuối cùng của việc thỏa thuận giao dịch M&A

Đó là khi các bên đã hiểu rõ nhau cũng như hiểu rõ về mục đích và yêu cầu của mỗibên, hiểu rõ các lợi ích và rủi ro khi thực hiện M&A Hợp đồng là sự thể hiện và ghinhận những cam kết của các bên đối với giao dịch

Thực hiện hợp đồng là bước triển khai các cam kết, nghĩa vụ của mỗi bên đểđáp ứng quyền lợi của bên kia, ví dụ: Thanh toán tiền giao dịch, triển khai các hoạtđộng hỗ trợ doanh nghiệp của đối tác chiến lược…Có những hợp đồng, thời gian từkhi giao kết đến khi thực hiện xong xuôi các nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bênkhông phải là ngắn Do vậy, nếu không có những dữ liệu chính xác về các vướng mắc

và rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng thì rất dễ dẫn tới sự viphạm hợp đồng của 1 hoặc 2 bên, mặc dù có thể là do nguyên nhân khách quan chứkhông phải sự cố tình của bên vi phạm

3.3 Một số nội dung cơ bản trong quá trình thực hiện M&A.

3.3.1 Kế toán trong M&A

Điều 45 Luật kế toán 2015 quy định về công việc kế toán trong trường hợp hợpnhất các đơn vị kế toán như sau:

“1 Các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế

toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi

sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.

2 Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này;

b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất;

Trang 20

c) Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất.”

Điều 46 Luật kế toán 2015 quy định về Công việc kế toán trong trường hợp sápnhập đơn vị kế toán như sau:

“1 Đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công

việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi

sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.”

2 Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toántheo quy định của Luật này

Theo lý thuyết M&A trên thế giới, trước năm 2001 khi mua bán sát nhập, bên

mua sẽ quyết định sử dụng phương pháp purchase hoặc pooling interest cho mục đích

kế toán Năm 2001, Ủy ban Chuẩn mực kế toán liên bang FASB đã chấm dứt phươngpháp pooling interest

a Phương pháp kế toán purchase

Trong phương pháp này, tài sản của công ty mục tiêu sẽ được ghi nhận vào sổ

kế toán của bên mua tại mức giá thị trường Theo đó, một tài sản gọi là lợi thế thươngmại (goodwill) được tạo ra cho mục đích kế toán Lợi thế thương mại là chênh lệchgiữa giá mua và giá trị thị trường của tài sản ròng mà bên mua mua lại

Ví dụ: giả sử công ty A mua lại công ty B, tạo ra công ty mới AB Bảng cânđối kế toán của 2 công ty tại thời điểm sáp nhập được thể hiện trong bảng dưới đây.Giả sử công ty A đã trả 19 triệu USD bằng tiền mặt cho công ty B Số tiền này hoàntoàn là tiền đi vay Tài sản ròng của công ty B được ghi nhận trên sổ kế toán là 8 triệuUSD, được thị trường định giá ở mức 14 triệu USD Bởi vì vốn lưu động là 2 triệuUSD, nên tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán là 16 triệu USD Do đó công ty A trả

2 triệu USD chênh lệch giữa giá mua và giá thị trường Số tiền này được ghi nhận làlợi thế thương mại

Trang 21

Tổng NV

$20

Tổng tài sản

$10

Tổng NV

$10

Công ty AB TSLĐộng

$

$18

TSCĐ

$

30 Vốn cổ phần

$20

Lợi thế T.Mại

$2

Tổng tài sản

$

$38Bảng cân đối kế toán cuối cùng thể hiện:

- Tổng tài sản của công ty AB tăng lên 38 triệu USD Giá trị tài sản cố địnhtăng lên 30 triệu USD (tổng tài sản cố định của công ty A và giá trị tài sản định giátheo giá thị trường của công ty B)

- Số tiền chênh lệch 2 triệu USD giữa giá mua và giá thị trường được ghi nhận

là lợi thế thương mại trên sổ sách kế toán

b Phương pháp pooling interest

Theo phương pháp này, tài sản của bên mua và bên bán được gộp lại, tức làbảng cân đối kế toán đơn giản là được cộng lại Sử dụng ví dụ trên, giả sử rằng công

ty A mua lại công ty B bằng 18 triệu cổ phiểu phổ thông như bảng dưới đây:

Công ty AB TSLĐộng

Ngày đăng: 11/09/2016, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w