Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp chính là lợi nhuận nên để doanh nghiệp hoạt động tốt ít nhất là hòa vốn không lỗ, doanh nghiệp cần xác định sản lượng, điểm hòa vốn để sản xuất nhằm t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM
TÀI CHÍNH CÔNG TY
ĐỀ TÀI:
Phân tích hòa vốn, đòn bẩy kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Hòa Nhân
Học viên thực hiện: Nhóm 3 – K32.TCNH
Thành viên nhóm:
1 Phan Thị Hoàng Linh.
2 Trần Thị Kim Loan - NT
3 Trần Minh Nhật
4.Nguyễn Hải Thủy
5 Nguyễn Thị Hoanh
Đà Nẵng, tháng 9/2016
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I QUAN ĐIỂM RỦI RO VÀ HÒA VỐN TRONG KINH DOANH 4
1.1 Rủi ro trong kinh doanh 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Một số rủi ro trong kinh doanh là biện pháp giảm thiểu rủi ro 4
1.2 Điểm hòa vốn kinh doanh 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Các phương pháp xác định điểm hòa vốn 5
II Đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tổng hợp 6
2.1 Đòn bẩy kinh doanh 6
2.1.1 Cơ sở hình thành và cơ chế tác động của đòn bẩy kinh doanh 6
2.1.2 Đo lường mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL) 7
2.1.3 Quan hệ giữa độ bẩy kinh doanh và điểm hòa vốn 9
2.1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đòn bẩy kinh doanh đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 12
2.2 Đòn bẩy tổng hợp 14
2.2.1 Đòn bẩy tổng hợp 14
2.2.2 Độ bẩy tổng hợp 15
2.2.3 Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU Trong hoạt động kinh doanh việc doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không,
có mang lại lợi nhuận hay không là một vấn đề rất quan trọng Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp chính là lợi nhuận nên để doanh nghiệp hoạt động tốt ít nhất là hòa vốn không lỗ, doanh nghiệp cần xác định sản lượng, điểm hòa vốn để sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp Cũng như vấn đề sử dụng đòn bẫy kinh doanh như thế nào để doanh nghiệp có lợi nhất.
Vì vậy nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài này để hiểu thêm và áp dụng vào doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả nhất Trong quá trình làm bài không tránh những sai sót mong thầy góp ý kiến để đề tài hoàn thiện Nhóm xin chân thành cảm ơn!
Trang 4I QUAN ĐIỂM RỦI RO VÀ HÒA VỐN TRONG KINH DOANH
1.1 Rủi ro trong kinh doanh
1.1.1 Khái niệm
Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận
dự kiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người
Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai
“Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro.”
1.1.2 Một số rủi ro trong kinh doanh là biện pháp giảm thiểu rủi ro
Một số rủi ro trong kinh doanh:
- Rủi ro mất vốn
- Rủi ro tiền lời
- Rủi ro lạm phát
- Rủi ro thị trường
- Rủi ro thuế vụ
- Rủi ro kinh tế, xã hội, và ngoại tệ.
Để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, thứ nhất, người đầu tư không nên chỉ đầu tư vào một lãnh vực, hay khu vực nào duy nhất cả Ví dụ khi đầu tư vào chứng khoán, người đầu
Trang 5tư nên đầu tư vào nhiều khu vực khác nhau như khu vực y tế, năng lượng, họăc máy móc Khi đầu tư vào trái phiếu, công phiếu, người đầu tư nên trải tiền ra mua một số công phiếu Người đầu tư không nên quá đầu tư vào thị trường nội địa mà còn nên hướng ngoại, có nghĩa là nên đầu tư vào cả thị trường nước ngoài; các nước đang có tiềm năng phát triển rất mạnh như Trung Quốc
Để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa, và mang lợi nhuận về một cách tối đa, đầu tư cần phải được trải rộng ra bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều khu vực đầu tư khác nhau Bạn hãy làm như người đi buôn trứng vậy, không bao giờ bỏ tất cả trứng vào chung một giỏ Còn việc đầu tư bao nhiêu vào khu vực nào thì còn tùy thuộc vào từng
cá nhân, và từng trường hợp khác nhau
1.2 Điểm hòa vốn kinh doanh
1.2.1 Khái niệm
Điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu bằng chi phí hay lợi nhuận bằng 0
Xác định điểm hòa vốn nhằm:
Thiết lập một mức giá hợp lý
Đạt mục tiêu hiệu quả nhất trong khi kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi
Để xác định thu hút và phân bổ tài chính trong các chiến lược khác nhau trong doanh nghiệp
Được sử dụng trong phân tích tính hiệu quả của dự án kinh doanh
Công thức tính:
Q = F C / (P o -V c )
Trong đó:
Q: Là sản lượng hòa vốn
F C: Chi phí cố định
V c: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm
P o: Giá sản phẩm
Trang 61.2.2 Các phương pháp xác định điểm hòa vốn
1.2.2.1 Phương pháp đại số
Tại điểm hòa vốn Doanh thu = Chi Phí
Doanh thu = P*Q
Chi phí = Định Phí + Biến Phí = Định Phí +v*Q
Hay Q = Đinh phi P−v
1.2.2.2 Phương pháp số dư đảm phí
Số dư đảm phí là phần chênh lệch giữa doanh thu và biến phí Xét cho đơn vị sản phẩm, số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa đơn gía bán và biến phí đơn vị Tỉ lệ số
dư đảm phí là chỉ tiêu biểu hiện bằng tỉ lệ giữa tổng số dư đảm phí với doanh thu, hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị với đơn giá bán Cụ thể
Số dư đảm phí = Doanh thu - Tổng biến phí
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn gía bán - Biến phí đơn vị
hoặc
Trang 7Xác định điểm hòa vốn theo phương pháp đảm phí thực chất dựa trên ý tưởng về cận biên Khi doanh nghiệp gia tăng thêm một sản phẩm tiêu thụ thì lợi nhuận sẽ tăng thêm một khoản là chênh lệch giữa đơn giá bán và biến phí đơn vị Phần lợi nhuận này sẽ càng tăng khi doanh nghiệp càng tăng sản lượng bán đến một mức mà toàn bộ lợi nhuận đảm phí bù đắp hết chi phí cố định trong kỳ Sản lượng tại mức họat động đó chính là sản lượng hòa vốn
Khái niệm số dư đảm phí cho thấy: khi số lượng hàng tiêu thụ thay đổi thì sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp
1.2.2.3 Phương pháp đồ thị
Chúng ta đã biết tại điểm hòa vốn, doanh thu bằng chi phí, lợi nhuận bằng không Chính vì vậy, đường biểu diễn của doanh thu và chi phí - theo số lượng sản phẩm - gặp nhau tại điểm nào trên đồ thị, đó chính là điểm hòa vốn
II Đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tổng hợp
2.1 Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh (Operating leverage - OL) là việc sử dụng các tài sản có chi phí cố định nhằm nỗ lực gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) cho công ty
2.1.1 Cơ sở hình thành và cơ chế tác động của đòn bẩy kinh doanh
Trong cơ học chúng ta đã quen thuộc với khái niệm đòn bẩy, như là công cụ để khuếch đại lực nhằm biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn, tác động vào vật thể chúng ta cần dịch chuyển Trong vật lý, người ta dựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển hoặc nâng một vật thể nào đó
Trong tài chính, người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” ám chỉ việc sử dụng chi phí
cố định để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, cụ thể: Đòn bẩy kinh doanh dùng các chi phí cố định làm điểm tựa, dưới tác động của đòn bẩy kinh doanh, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán (Q) hoặc doanh thu đưa đến kết quả lợi nhuận (lãi hoặc lỗ) trước thuế và lãi vay (EBIT) gia tăng với tốc độ lớn hơn
Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của công ty thể hiện ở tỷ trọng chi phí cố định trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Nếu tỷ trọng này ở mức cao
Trang 8thể hiện công ty có đòn bẩy kinh doanh cao và ngược lại Đối với công ty có đòn bẩy kinh doanh cao thì một sự thay đổi nhỏ về doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về lợi nhuận trước thuế và lãi vay, nhưng một sự sụt giảm trong doanh thu sẽ làm cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay sụt giảm nhanh hơn so với công ty có đòn bẩy kinh doanh thấp hơn Vì vậy, đòn bẩy kinh doanh là con dao hai lưỡi, việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh trong hoạt động của công ty cần vận dụng và tính toán kỹ lưỡng mới nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nếu không sẽ gây sụt giảm lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận trước thuế
và lãi vay hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản người ta dùng chỉ tiêu độ bẩy kinh doanh (Degree of operating leverage - DOL)
2.1.2 Đo lường mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL)
Độ bẩy kinh doanh (DOL) được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với phần trăm thay đổi của doanh thu hoặc (sản lượng hàng bán)
% thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay
DOL Q=∆ EBIT / EBIT
Do độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau nên khi nói đến độ bẩy chúng ta nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q nào đó
Công thức trên rất cần thiết để định nghĩa và hiểu được độ bẩy kinh doanh nhưng rất khó tính toán trên thực tế do khó thu thập được số liệu EBIT Để dễ dàng tính toán DOL, ta có phép biến đổi như sau:
Vì lợi nhuận trước thuế và lãi vay bằng doanh thu trừ chi phí nên ta có:
EBIT = PQ – (VQ + F) = PQ – VQ – F = Q(P – V) – F
Trong đó:
F: Chi phí cố định
V: Chi phí biến đổi
P: Giá bán đơn vị sản phẩm
DOL ở mức
sản lượngQ
(Doanh thu S)
= % thay đổi của doanh thu hoặc sản lượng
hàng bán
Trang 9Q: Số lượng sản phẩm bán ra
Do đơn giá bán P và chi phí cố định F là không đổi nên
∆ EBIT =∆Q(P−V )
¿>∆ EBIT
∆ Q(P−V )
Q ( P−V )−F
Thay vào (*) ta có :
DOLQ=
∆ Q ( P−V )
Q ( P−V )−F
∆ Q Q
=(Q ( P−V )−F ∆ Q ( P−V ) )∆ Q Q =
Q(P−V )
Q (P−V )−F
Chia cả tử và mẩu cho (P – V) ta được :
DOLQ=
Q (P−V )
P−V
Q ( P−V )−F
P−V
= Q
Với Qo là sản lượng hòa vốn, Qo= F/(P-V)
Hai công thức (*) và (**) dùng để tính độ bẩy kinh doanh theo sản lượng Q Hai công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty sản xuất sản phẩm có tính đơn chiếc, chẳng hạn như xe hơi hay máy tính Đối với những công ty mà sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu Công thức như sau:
EBIT +F EBIT
Với S là doanh thu
V là tổng chi phí biến đổi
F là chi phí cố định
Ta thấy, F càng lớn thì DOL càng cao
Trang 10Chỉ tiêu độ bẩy kinh doanh DOL cho thấy độ bẩy của chi phí cố định đối với lợi nhuận trước thuế và lãi vay, khi tăng 1% doanh thu thì EBIT tăng DOL%
Ví dụ:
Công ty A chuyên sản xuất máy bay đồ chơi có đơn giá bán là 20$, chi phí cố định hàng năm là 50.000$ và chi phí biến đổi là 10$/đơn vị Mức sản lượng năm N – 1
là 6000 đơn vị, sản lượng năm N là 8000 đơn vị So sánh sự thay đổi của độ bẩy kinh doanh và lợi nhuận của công ty của giữa năm N – 1 và N
Ta có:
Sản lượng hòa vốn: Q0=50.000
20−10=5.000(đơ nv ị)
DOLQ tại mức sản lượng Q = 6000 (đơn vị) là:
DOL6000= 6.000
6.000−5.000=6
DOLQ tại mức sản lượng Q = 8.000 (đơn vị) là:
DOL7000= 8.000
8.000−5.000=2
2 3
Như vậy, độ bẩy kinh doanh tại mức sản lượng Q = 6.000 bằng 6 Điều này có nghĩa là từ mức sản lượng tiêu thụ là 6.000 đơn vị, cứ mỗi phần trăm thay đổi sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận đạt được sẽ thay đổi 6% Từ mức sản lượng 6000 đơn vị
lên 8.000 đơn vị thì độ bẩy kinh doanh giảm từ 6 xuống22
3 Do đó, ở những mức sản lượng tiêu thụ sản phẩm hay doanh thu khác nhau thì mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh khác nhau và kể từ điểm hòa vốn nếu sản lượng càng tăng thì độ bẩy càng giảm
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm N – 1 = Q(P-V)-F= 6.000(20-10)-50.000 = 10.000 ($)
Khi mức sản lượng tăng 6000 đơn vị lên 8.000 đơn vị tức là tăng (8000 – 6000)/6000 = 1/3 (~33.33%) thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty tăng 1/3 x
6 = 2 (lần)
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm N khi sản lượng tăng 33.33% là: 10.000 x (1 + 2)
= 30.000 ($)
Trang 11Có thể kiểm tra kết quả: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm N = Q(P-V)-F= 8.000(20-10)-50.000 = 30.000 ($)
2.1.3 Quan hệ giữa độ bẩy kinh doanh và điểm hòa vốn
Để thấy được mối quan hệ giữa độ bẩy kinh doanh và điểm hòa vốn, ta xét bảng lợi nhuận và độ bẩy kinh doanh tại những mức sản lượng khác nhau như sau:
Bảng 1: Lợi nhuận và độ bẩy kinh doanh ở những mức độ sản lượng khác nhau
Số lượng sản xuất và
tiêu thụ (Q)
Lợi nhuân kinh doanh
(EBIT)
Độ bẩy kinh doanh
(DOL)
1.000 -40.000 -0,25
2.000 -30.000 -0,67
3.000 -20.000 -1,50
5.000(Q0) 0 Không xác định
Từ bảng ta thấy sản lượng di chuyển càng xa điểm hoà vốn thì lợi nhuận kinh doanh hoặc lỗ sẽ càng lớn, ngược lại độ bẩy kinh doanh càng nhỏ
Đồ thị dưới đây sẽ diễn tả quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy kinh doanh
Đồ thị miêu tả mối quan hệ sản lượng tiêu thụ và độ bẩy kinh doanh.
Ta có đồ thị trên là do tiến hành khảo sát hàm số y= x−a x với y là DOL, x là Q, a
là Q0
Từ đồ thị trên ta có một số nhận xét như sau:
Trang 12- Độ bẩy kinh doanh tiến dần đến vô cực khi số lượng sản xuất và tiêu thụ dần tiến đến điểm hòa vốn
- Khi số lượng sản xuất và tiêu thụ càng vượt xa điểm hòa vốn thì độ bẩy sẽ tiến dần đến 1
Để có cái nhìn cụ thể và dễ nhận thấy hơn, chúng ta đi xem xét ví dụ sau đây:
CHỈ TIÊU TRƯỜNG HỢP 1C.ty A C.ty B TRƯỜNG HỢP 2C.ty A C.ty B TRƯỜNG HỢP 3C.ty A C.ty B Chi phí cố định 20.000 50.000 20.000 50.000 20.000 50.000
Tỷ lệ chi phí biến đổi/doanh
thu 60% 50% 60% 50% 60% 50% Doanh thu (DT) 120.000 240.000 80.000 200.000 80.000 140.00
0 Tổng chi phí 92.000 170.000 68.000 150.000 68.000 120.00
0 EBIT 28.000 70.000 12.000 50.000 12.000 20.000 Doanh thu hòa vốn 50.000 100.000 50.000 100.000 50.000 100.00
0
Tỷ lệ DT thực tế /DT hòa
vốn
240% 240% 160% 200% 160% 140%
Doanh thu tăng 20%
Doanh thu 144.000 288.000 96.000 240.000 96.000 168.00
0 Tổng chi phí 106.400 194.000 77.600 170.000 77.600 134.00
0 EBIT 37.600 94.000 18.400 70.000 18.400 34.000
% tăng EBIT 34% 34% 53% 40% 53% 70% DOL 1,7143 1,7143 2,6667 2,000 2,6667 3,5000 Trong cả 3 trường hợp:
- Cơ cấu chi phí của 2 doanh nghiệp là không thay đổi
- Điểm hòa vốn là không đổi
- Chỉ có doanh thu thực tế là thay đổi, dẫn đến tỷ lệ DT thực tế/DT hòa vốn thay đổi
Khi doanh thu tăng 20%:
- Trường hợp 1: Công ty A có đòn bẩy kinh doanh thấp hơn công ty B Thể hiện
ở chi phí cố định công ty A thấp hơn, biến phí trên doanh thu cao hơn và điểm hòa vốn bằng một nửa công ty B Khi doanh thu đều gấp 2,4 lần doanh thu hòa vốn thì DOL của 2 công ty bằng nhau, cụ thể khi doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 1,7143%
Trang 13Trường hợp 2 và 3: Khi tỷ lệ doanh thu trên doanh thu hòa vốn thay đổi thì DOL của 2 công ty như thế nào?
- Trường hợp 2: Công ty A có doanh thu bằng 160% doanh thu hòa vốn, Công ty
B có doanh thu bằng 200% doanh thu hòa vốn DOL của A là 2,6667, DOL của B là 2,000 Như vậy ở gần điểm hòa vốn hơn, công ty A đã có độ bẩy kinh doanh lớn hơn công ty B mặc dù công ty B có đòn bẩy kinh doanh cao hơn
- Trường hợp 3: Công ty A có doanh thu bằng 160% doanh thu hòa vốn, nhưng công ty B có doanh thu bằng 140% doanh thu hòa vốn DOL của A là 2,6667, DOL của B là 3,500 Như vậy ở gần điểm hòa vốn hơn, công ty B đã có độ bẩy kinh doanh lớn hơn công ty A
2.1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đòn bẩy kinh doanh đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong kinh doanh, chúng ta đầu tư chi phí cố định với hy vọng số lượng tiêu thụ
sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (lãi hoặc lỗ)
Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất chính là kết cấu chi phí
Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo
ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng một lượng nhỏ chi phí biến đổi Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định Do vậy, lợi nhuận được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty Nhưng các công ty có các chi phí “cột chặt" trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu Vì vậy, nếu nền kinh tế
có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”
Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của công ty, định phí của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn Trong trường hợp doanh thu sụt giảm do lượng cầu sụt giảm các công ty có tỷ trọng biến phí lớn sẽ linh hoạt hơn trong