Tiểu luận môn tài chính quốc tế Phân tích cán cân thanh toán quốc tế

40 710 0
Tiểu luận môn tài chính quốc tế Phân tích cán cân thanh toán quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. LỜI MỞ ĐẦU Một trong những xu thế vận động chủ yếu và nổi bật của nền kinh tế thế giới trong thời đại ngày nay chính là xu thế quốc tế hóa nền kinh tế. Xuất phát từ lợi thế so sánh và sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất, mỗi quốc gia chỉ sản xuất hiệu quả nhất vào một số lĩnh vực chiếm ưu thế. Từ đó đòi hỏi sự mở cửa, giao thương với các nền kinh tế khác để có thể thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực như: thương mại, đầu tư, văn hóa, quân sự, chính trị… Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, bắt đầu từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Tuy nhiên, đặc biệt từ năm 2007, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đây là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các thỏa thuận thương mại tự do song phương, khu vực và thế giới. Điều này đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Để quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, tất cả các quốc gia trên thế giới kể cả Việt Nam đều phải sử dụng một công cụ quan trọng đó là CCTT quốc tế. CCTT quốc tế có vai trò rất quan trọng, nó là một tấm gương phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để đánh giá tình hình kinh tế xã hội, sự mở cửa hội nhập của quốc gia ở một mức độ nhất định. Đồng thời cũng cho biết vị thế quốc gia đang đóng vai trò chủ nợ hay con nợ đối với phần còn lại của thế giới. Mặt khác, CCTT quốc tế không chỉ được sử dụng để phân tích quản lý tầm vi mô mà còn có ý nghĩa trong việc điều hành quản lý kinh tế vĩ mô. Bao gồm: chính sách đối ngoại nói chung và chính sách thương mại quốc tế nói riêng, kiểm soát sự di chuyển của các luồng vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu vốn, điều hành chính sách tỷ giá,… 1 Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện CCTT quốc tế. Để có thêm kiến thức về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về CCTT của Việt Nam qua giai đoạn 2009-2010. Thêm vào đó, chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của CCTT đến sự tăng trường kinh tế cũng như tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho sự thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam. 2 2. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ: 2.1. Khái niệm:  Cán cân thanh toán (Balance of Payment – BOF) của một quốc gia là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép tất cả các giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.  Người cư trú và Người không cư trú gồm các cá nhân, hộ gia đình, công ty, các nhà chức trách và các tổ chức quốc tế. Để trở thành Người cư trú của một quốc gia cần hội đủ 2 tiêu chí: _ Thời hạn cứ trú từ 12 tháng trở lên. _ Có thu nhập từ quốc gia nơi cư trú. Những người không hội đủ đồng thời hai tiêu chí trên đều trở thành Người không cư trú. 2.2. Đặc điểm Cán cân thanh toán: Các giao dịch giữa Người cư trú và không cư trú; Cân bằng giữa tài sản có và tài sản nợ, cho biết trong một thời kỳ nhất định, một quốc gia có nguồn tiền từ đâu và nguồn tiền đó sử dụng như thế nào; Về nguyên tắc, BP của một nước có thể được hạch toán, ghi chép theo bất kỳ đồng tiền nào (quy đổi theo quy tắc tỷ giá chéo) nhưng phải được thống nhất một đồng tiền nhất định, có thể là nội tệ hay ngoại tệ, và thường là đồng tiền mạnh. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hạch toán BOP và đồng tiền hạch toán là USD. 2.3. Nguyên tắc hạch toán BOP: Nguyên tắc bút toán kép: Ghi Nợ (–): các giao dịch làm phát sinh cầu ngoại tệ; Ghi Có (+) : các giao dịch làm phát sinh cung ngoại tệ. 3 Ghi Có Ghi Nợ Xuất khẩu hàng hóa Nhập khẩu hàng hóa Xuất khẩu dịch vụ Nhập khẩu dịch vụ Thu thu nhập Chi thu nhập Thu chuyển giao một chiểu Chi chuyển giao một chiểu Nhập khẩu vốn Xuất khẩu vốn Giảm dự trữ ngoại hối Tăng dự trữ ngoại hối Bảng các giao dịch làm phát sinh cung cầu ngoại tệ 2.4. Ý nghĩa của CCTT: Công cụ quan trọng trong điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô: như chính sách tỷ giá, chính sách xuất nhập khẩu Công cụ đánh giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia, giúp các nhà hoạch định kinh tế có định hướng đúng đắn; CCTT còn được sử dụng như một chỉ số về kinh tế và tính ổn định chính trị. 2.5. Kết cấu CCTT quốc tế: Thành phần Cán cân Vãng lai Thành phần Cán cân Vốn Hệ thống CCTT 4 Cán cân vãng lai Cán cân dịch vụ Chuyển giao vãng lai 1 chiều Cán cân thương mại Cán cân thu nhập Cán cân vốn Vốn dài hạn Vốn ngắn hạn Chuyển giao vốn 1 chiều 2.5.1. Cán cân vãng lai (Current Account – CA): CA = (X – M + S E + I C + T R ) Tổng hợp các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay, lãi tiền gửi nước ngoài và chuyển giao vãng lai một chiều. Được chia thành:  Cán cân thương mại (Trade Balance – TB): Phản ánh toàn bộ các khoản thu chi ngoại tệ gắn với xuất nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó. TB = (X-M)  Cán cân dịch vụ (Service Balance – S E ): Phản ánh giá trị dịch vụ mà quốc gia đó cung cấp hay nhận từ thế giới.  Cán cân thu nhập (Investment Income Balance – I C ): _ Thu nhập của người lao động: các khoản tiển lương, thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do Người không cư trú trả cho Người cư trú và ngược lại _ Thu nhập về đầu tư: Thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi đầu tư vào giấy tờ có giá hoặc các khoản lãi từ cho vay giữa Người không cư trú trả cho Người cư trú.  Chuyển giao vãng lai một chiều (Transfer Balance – T R ): Viện trợ không hoàn lại (độc lập), quà tặng, biếu…Khi cấp trợ phản ánh bên nợ; khi nhận phản ánh bên có. 5 + + = Cán cân vãng lai Cán cân vốn Lỗi và sai sót Cán cân tổng thể 2.5.2. Cán cân vốn (Capital account – KA): Phản ánh toàn bộ luồng vốn đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp) vào, ra quốc gia đó. Gồm:  Đầu tư trực tiếp: là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một nước sở tại vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư thu lợi nhuận theo quy định của luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Là nguốn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hiện nay đang đóng một vai trò khá quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc tiếp nhận nguốn vốn FDI sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và tiếp cận được phương pháp quản lý hiện đại, cách thức tổ chức doanh nghiệp đa dạng và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vốn FDI là khoản vay dài hạn và lợi nhuận của khoản này chính là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp,cho nên các doanh nghiệp được quyền chuyển lợi nhuận này về nước.Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến CCTT của các quốc gia đang phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản bằng ngoại tệ của các quốc gia có cơ cấu vốn đầu tư từ FDI lớn.  Đầu tư gián tiếp: Là việc Người không cư trú đầu tư vào giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, trái phiếu ngắn hạn, công cụ thị trường tiền tệ và các công cụ phái sinh do Người cư trú phát hành. Là nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài, với hình thức đầu tư chủ yếu là thị trường chứng khoán. Loại hình đầu tư này chứa đựng rủi ro và độ biến động cao hơn so với FDI do nhà đầu tư được quyền rút vốn hay thêm vào một cách nhanh chóng và linh hoạt. Một điểm đặc biệt khác với nhà đầu tư vốn FDI là Nhà đầu tư nguồn vốn này không chắc chắn được quyền quyết định trong công ty mà họ nắm giữ cổ phần vì VN quy định cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49% cổ phần trong một công ty.Tuy hiện nay tổng vốn FII vẫn còn rất nhỏ so với FDI nhưng các nhà kinh tế vẫn đang đau đầu về việc quản lý nguồn vốn bất ổn này khi mà TTCK VN vẫn còn quá non yếu. Mọi người đều ghi nhớ rằng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 cũng bắt nguồn từ việc quản lý lỏng lẻo FII mà ra. 6  Đầu tư khác: bao gồm các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các khoản tiền mặt và tiền gửi không được liệt kê trong các khoản mục trên và tài khoản dự trữ chính thức.  Cán cân vốn: cán cân vốn dài hạn (K L ), cán cân vốn ngắn hạn (K S ), cán cân chuyển giao vốn một chiều. 2.5.3. Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB): Cán cân cơ bản = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn dài hạn BB = CA +K L = - (K S + ∆R) Do cán cân vãng lai phản ánh mối quan hệ sở hữu về tài sản giữa Người cư trú và Người không cư trú nên có ảnh hưởng lâu dài lên sự ổn định của nền kinh tế, mà đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Những khoản đi vay có kỳ hạn càng dài càng có đặc trưng gần với những khoản chi thu nhập, ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Vì tính chất ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và tỷ giá hối đoái, nên các nhà hoạch định chính sách và các nhà phân tích đặc biệt quan tâm 2.5.4. Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB): Phản ánh toàn bộ giao dịch tiền tệ giữa Người cư trú với Người không cư trú trong kỳ gồm cả hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn tài chính. _ Như vậy về lý thuyết: OB=CA+KA=(X-M+S E +I C +T R +K L +K S ) _ Trên thực tế: OB=CA+KA+OM  Lỗi và sai sót (OM): do công tác thống kê đối với các hoạt động tài chính quốc tế rất phức tạp, khó khăn đồng thời có những khoản không được các Chính phủ liệt kê nên lỗi và sai sót khó tránh. 2.5.5. Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB): OFB = ∆R + L + ≠ 7  Dự trữ ngoại hối của quốc gia (∆R): OB thặng dư làm dự trữ ngoại hối quốc gia tăng và ngược lại.  Vay nợ của IMF và các ngân hàng TW khác (L): Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt tại IMF. Khi OB thâm hụt sẽ vay vốn SDR tại IMF để thanh toán.  Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập CCTT (≠). Lưu ý: _ Khi cán cân tổng thể thặng dư, thì cán cân bù đắp chính thức âm. Vì khi đó NHTW can thiệp bán ngoại tệ làm cho dự trữ ngoại hối giảm, đồng thời làm tăng nguồn cung ngoại tệ nên phải ghi có (+) và khi cán cân tổng thể thâm hụt thì cán cân bù đắp chính thức dương, NHTW mua ngoại tệ thì ngược lại. _ Chỉ thể hiện trong BP những hoạt động can thiệp mua bán ngoại tệ của NHTW; các hoạt động khác (đi vay và cho vay với nền kinh tế) thì không được thể hiện. Do đó NHTW vừa được xem là Người cư trú vừa là Người không cư trú.  Cho đến nay khi nói đến thâm hụt hay thặng dư CCTT mà không nói rõ là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng thể, chính vì vậy cán cân tổng thể được coi là cán cân chính thức của quốc gia. Tổng của hai cán cân tổng thể và bù đắp chính thức luôn bằng không. 8 3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM 2009-2010: 3.1. Khái quát tình hình CCTT Việt Nam trước năm 2009: Bảng 3.1: CCTT của Việt Nam 2007-2008 ĐVT: Triệu USD 2007 2008 Triệu USD %GDP Triệu USD %GDP Cán cân tài khoản vãng lai -6,992 -9.84 -11,435 -12.85 Cán cân thương mại hàng hóa (FBO) -10,360 -14.59 -14,960 -16.81 Cán cân thương mại dịch vụ -894 -1.26 -1,300 -1.46 Thu nhập đầu tư (ròng) -2,168 -3.05 -2,432 -2.73 Chuyển giao (ròng) 6,430 9.06 7,257 8.15 Tư nhân 6,180 8.7 7,000 7.87 Cán cân tài khoản vốn 17,390 26.44 14,232 15.99 FDI (ròng ) 6,400 9.3 7,000 7.87 Vay trung- dài hạn (ròng) 2,045 2.88 964 1.08 Vay ngắn hạn ròng 79 0.13 168 0.19 Đầu tư gián tiếp 6,243 10.44 1,300 1.46 Tiền và tiền gửi 2,623 3.69 4,800 5.39 Cán cân tổng thể 10,168 14.32 2,697 3.03 Nguồn: số liệu từ IMF Trước tiên, chúng ta sẽ điểm qua tình hình CCTT quốc tế Việt Nam từ khi gia nhập WTO cho đến cuối năm 2008. Gia nhập WTO đã tác động mạnh mẽ lên BOP trong các năm 2007-2008 so với trước khi gia nhập là gia tăng mức độ thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân vãng lai và chu chuyển vốn, kể cả số tuyệt đối và tỷ lệ theo GDP (thâm hụt cán cân vãng lai đạt 6992 triệu USD (9.84 % GDP) năm 2007, 11435 USD (12,85 % GDP) năm 2008, Mức thâm hụt này là lớn hơn rất nhiều so với các năm trước đó). Nền kinh tế Việt Nam trở nên quá nóng. 9 Thâm hụt thương mại lớn là do trong năm 2007 Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và đồng thời do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2007, luồng vốn vào Việt Nam đã giảm mạnh, thoái đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) diễn ra ở mức nhất định, tạo ra hiện tượng thâm hụt kép trên cả tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính giao dịch vãng lai. Cùng với việc mở cửa ngoại thương đã góp phần tự do hóa hoàn toàn, giao dịch vốn đối với Người không cư trú gần như tự do. Chính vì vậy, ngoài nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam còn nhập khẩu các dịch vụ giáo dục, y tế, du lịch khiến cán cân vãng lai ngày càng thâm hụt và luồng vốn biến động nhanh và mạnh hơn. 3.2. Giai đoạn năm 2009: 3.2.1. Cán cân vãng lai: 3.2.1.1. Cán cân thương mại: Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ và của phân công lao động quốc tế hiện nay, không thể có một nước phát triển bình thường mà không cần sự giao lưu, hợp tác quốc tế. Do vậy, quan hệ kinh tế quốc tế là nhân tố, là biện pháp thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả nền kinh tế của một đất nước. Một trong những chiến lược phát triển của nền kinh tế Việt Nam là hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là kết quả tất yếu của quá trình tự do hóa thương mại, phân công lao động, quá trình nâng cao vai trò tự chủ của doanh nghiệp.Hoạt động xuất nhập khẩu là cầu nối giữa thị trường quốc gia và thị trường quốc tế. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, năng suất lao động tăng lên, tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt nó giữ vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của một đất nước. Cho nên để tăng tốc độ xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Đảng và Chính phủ ta đã chủ trương tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, mở cửa nền kinh tế tiếp tục đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn 10 [...]... của các ngành dịch vụ khác như tài chính, vận tải, bảo hiểm đều giảm so với năm 2008 (Theo IMF) Cán cân vãng lai chủ yếu bao gồm cán cân thương mại hàng hóa, còn dịch vụ và thu nhập thì tương đối nhỏ trong tổng thể cán cân vãng lai 3.2.1.3 Chuyển giao vãng lai một chiều: 15 Nguồn vốn kiều hối có tác dụng hỗ trợ CCTT quốc gia Nó góp phần chính bù đắp chính thâm hụt cho cán cân thương mại vì dịch vụ và... có thể sẽ khả quan hơn 3.3.1 Cán cân vãng lai: 3.3.1.1 Cán cân thương mại: Cán cân thương mại (CCTM) là một trong những vấn đề cơ bản và chủ chốt của nền kinh tế vĩ mô, là một bộ phận cấu thành của CCTT và được phản ánh cụ thể 22 trong cán cân tài khoản vãng lai Trạng thái của nền kinh tế được thể hiện rõ ràng qua tình trạng thâm hụt hay thặng dư CCTM Bảng 3.6: Bảng cán cân thương mại của Việt Nam giai... 4,473 -305 Nguồn: IMF Đặc điểm của cán cân vốn của Việt Nam là cán cân vốn thường thặng dư do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào tương đối lớn, do đó đóng vai trò quan trọng trong việc là giảm thâm hụt của cán cân thương mại Bảng 3.2 cho thấy rõ cán cân vốn năm 2009 thặng dư 11.452 tỷ USD Sau đây, chúng tôi xin đi vào phân tích tình hình cụ thể của cán cân vốn năm 2009  FDI (Foreign... Bộ Tài chính đã ban hành thông tư điều chỉnh tăng phí cấp biển số xe cơ giới; trong đó, mức phí dành cho các loại ô tô dưới 10 chỗ ngồi không hoạt động kinh doanh vận tải có thể lên đến 20 triệu đồng/xe 3.3.1.2 Cán cân dịch vụ: Đối với nhiều nước phát triển thì cán cân dịch vụ là một phần quan trọng trong cán cân vãng lai nhưng đối với Việt Nam thì cán cân dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cán. .. nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, những lĩnh vực hiện nay không còn "nóng" như trước Hơn nữa, một phần lớn nguồn kiều hối về Việt Nam lại từ Mỹ, nơi tăng trưởng kinh tế đang sa sút và tình trạng thất nghiệp gia tăng Điều này khiến cho dòng kiều hối trong năm 2008, 2009 và các năm tới sẽ suy giảm 3.2.1.4 Cán cân thu nhập: Biểu đồ 3.3: Tài khoản cán cân vốn và tài chính Nguồn: Báo cáo thường niên...nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại(CCTM) ngày càng gia tăng Và chính trong năm 2009 thì tình hình CCTM cũng gia tăng theo từng tháng Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009 Nguồn: IMF Nhìn vào biểu đồ 1 ta thấy cán cân thương mại ba tháng đầu năm 2009 thặng dư Đây là một điều đầy bất... trong cán cân vãng lai Bảng 3.8: Cán cân dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2009 – 2010 ĐVT: Triệu USD Xuất khẩu dịch vụ Nhập khẩu dịch vụ Cán cân dịch vụ Năm 2009 5656 -6886 -1230 Năm 2010 (ước tính) 7460 -8320 -860 Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư, Thời báo kinh tế, Tổng cục Thống kê Việt Nam 30 Biểu đồ 3.8: Cán cân dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2009 – 2010 Nguồn: IMF Bộ kế hoạch đầu tư Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam... động đến xuất, nhập khẩu dịch vụ cũng gần tương tự như những nhân tố tác động đến xuất, nhập khẩu hàng hóa đã trình bày ở phần cán cân 31 thương mại Cán cân dịch vụ của nước ta có xu hướng giảm thâm hụt do chính phủ đã điều tiết từ nhiều chính sách để nhằm ổn định, phát triển kinh tế Bên cạnh đó xuất, nhập khẩu dịch vụ còn chịu tác động của tỷ giá Năm 2010, tỷ giá có những biến đổi và tăng khiến cho giá... nhất là bạn bè quốc tế Bên cạnh đó với xu hướng hiện tại, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu về du lịch của họ trở nên phổ biến hơn Song song đó là những chương trình hậu mãi và những tour du lịch hấp dẫn cho cư dân Các thị trường du lịch chủ yếu của Việt Nam là Thái lan, Campuchia, Lào, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, … 32 3.3.1.3 Cán cân thu nhập: Bảng 3.9: Cán cân thu nhập... khoản thanh toán ngày càng tăng lên Bên cạnh đó những khoản chuyển lợi nhuận từ đầu tư cũng tăng lên Do đó ta thấy rằng cán cân thu nhập luôn bị thâm hụt bởi việc chi cho đầu tư luôn lớn hơn thu từ đầu tư (do IMF thiếu nguồn dữ liệu thu nhập từ lao động cho nên chênh lệch giữa thu và chi từ đầu tư cũng là phần thâm hụt hay thặng dư cán cân thu nhập) Nhìn vào bảng 3.9 ta thấy, theo dự báo của IMF thì cán . cán cân tổng thể, chính vì vậy cán cân tổng thể được coi là cán cân chính thức của quốc gia. Tổng của hai cán cân tổng thể và bù đắp chính thức luôn bằng không. 8 3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ. cho sự thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam. 2 2. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ: 2.1. Khái niệm:  Cán cân thanh toán (Balance of Payment – BOF) của một quốc gia là một. và tài khoản dự trữ chính thức.  Cán cân vốn: cán cân vốn dài hạn (K L ), cán cân vốn ngắn hạn (K S ), cán cân chuyển giao vốn một chiều. 2.5.3. Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB): Cán cân

Ngày đăng: 08/05/2015, 00:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan