NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Phân tích cán cân thanh toán quốc tế (Trang 37)

4.1. Nhìn nhận lại vấn đề và dự báo xu hướng:

Nhìn lại năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam rất nhiều khó khăn và thử thách. Tuy là một trong số ít quốc gia đạt được tốc độ phát triển kinh tế dương (GDP đạt 5.23%) nhưng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới vẫn tạo ra những tác động tiêu cực đến CCTT quốc tế Việt Nam.

Với thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, trong 10 tháng đầu năm 2009, lượng kiều hối nhận được tại các ngân hàng vào khoảng 2.6 tỉ USD đã làm các chuyên gia kinh tế nhận định một chiều hướng xấu của CCTT với mức thâm hụt vãng lai ước tính lên tới 9 – 10 tỉ USD. Tuy nhiên đến hết năm 2009, CCTT tổng thể chỉ thâm hụt 8.17 tỉ USD trong đó cán cân vãng lai thâm hụt 7.44 tỉ USD tương đương 7.7% GDP. Nguyên nhân chính là sự thâm hụt của cán cân thương mại (thâm hụt 8.3 tỷ USD) và thu nhập đầu tư (thâm hụt 4.53 tỷ USD). Trong một bảng đánh giá đặc biệt về khu vực Châu Á được công bố vào tháng 12/2009, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo các nước Châu Á đang phát triển sẽ tăng trưởng 4.5% trong năm 2009 và 6.6% trong năm 2010 (con số này cao hơn so với các mức 3.9% và 6.4% được dự báo trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á năm 2009 cập nhật được công bố vào tháng 9). Với những dấu hiệu đầy triển vọng cho nền kinh tế năm 2010 đã cũng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Chính phủ Việt Nam.

Đến cuối năm 2010, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu đạt 71.6 tỷ USD giảm mức nhập siêu của năm 2009 xuống còn 17.3% (so với kim ngạch xuất khẩu). Cùng với sự tăng mạnh về lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam – đạt 5 triệu lượt người và lượng kiều hối – vượt mức 8 tỷ USD đã làm cho CCTT tổng thể chỉ còn thâm hụt ở mức 3.8 tỷ USD.

Qua hai năm 2009 và 2010, CCTT tổng thể đều bị thâm hụt nhưng trong thực tế phần thâm hụt cán cân vãng lai có thể được bù đắp hoàn toàn bởi thặng dư trong cán cân vốn – thể hiện ở cán cân cơ bản năm 2009 thặng dư 3.5 tỷ USD, năm

2010 thặng dư 6.8 tỷ USD. Giải thích điều này, ông Lê Đức Thúy – Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng điều khiến cho CCTT tổng thể nước ta vẫn thâm hụt là do khoản mục lỗi và sai sót trong thanh toán ngày càng tăng lên (13.5 tỷ USD năm 2009 và 14.3 tỷ USD năm 2010). Nguyên nhân chủ yếu là do người dân, doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không đưa vào thị trường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tỷ giá USD/VND tăng mạnh vào những tháng cuối năm 2010 (lên mức đỉnh gần sát 21,000 VND/ 1USD vào ngày 03/11/2010). Từ đó có thể thấy rằng ngoại tệ vẫn nằm rất nhiều trong người dân và các doanh nghiệp nhưng nó không được đưa vào các kênh chính thức nên đã tạo ra một bức tranh không chân thực về thực trạng vĩ mô, vì vậy nếu có những chính sách đúng đắn để khôi phục lòng tin đối với đồng nội tệ thì CCTT tổng thể sẽ thặng dư chứ không phải thâm hụt. Đây là điều Chính phủ không làm được với những xáo trộn về chính sách tiền tệ trong năm 2010. Tuy nhiên với những diễn biến của những tháng đầu năm 2011 – nhập siêu giảm xuống còn 10%, xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, kiều hối tăng mạnh và tiếp tục duy trì chiều hướng tăng trong những tháng cuối năm 2011; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra dự báo cán cân tổng thể năm 2011 có khả năng thặng dư từ 2,5 tỉ USD đến 4,5 tỉ USD.

4.2. Kiến nghị giải pháp cho vấn đề CCTT quốc tế Việt Nam:

Như đã phân tích ở trên, tình hình CCTT quốc tế của Việt Nam hiện nay không phải là “quá tối” như các biểu hiện bên ngoài vì vậy việc cải thiện CCTT tổng thể không phải là không thể nếu như những chính sách của Chính phủ đi đúng trọng tâm và đạt được hiệu quả. Với tình hình hiện nay, các chính sách cần tác động trực tiếp lên thâm hụt cán cân thương mại và đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho CCTT. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phải áp dụng các biện pháp khắc phục thâm hụt tài khoản vãng

lai, bao gồm từ việc hạn chế nhập khẩu đến nâng thuế nhập khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là để sản xuất hàng xuất khẩu, nên áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ dẫn tới suy giảm sức cạnh trạnh của hàng xuất khẩu, nên rất khó giảm nhập khẩu trong ngắn hạn, đồng thời lượng hàng hóa xuất khẩu cũng không thể tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Chỉ

có thể là quản lý nhập khẩu. Do đó biện pháp này chỉ có hữu hiệu trong trung và dài hạn. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm thay thế hàng nhập khẩu, tạo thế chủ động cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất dựa vào nguồn lao động dồi dào của nước ta để tăng quy mô, đồng thời nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến dựa vào vốn và kỹ thuật cao để gia tăng nhanh giá trị. Đơn giản hóa thủ tục hải quan, thực hiện các hiệp định quốc tế về hải quan. Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh phát triển hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động nghiên cứu thị trường, đầu tư và phát triển hơn nữa hệ thống thương mại điện tử để giảm chi phí tiếp thị.

Thứ hai, cần huy động nguồn vốn ODA, FDI, những nguồn vốn dài hạn và

có tính ổn định để tài trợ cho nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực như lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông sản, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tỷ trọng xuất khẩu lớn, các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia,... để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời phải có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, sử dụng vốn có hiệu quả. Đẩy nhanh quá trình giải ngân ODA để phân phối vốn có hiệu quả.

Thứ ba, Việt Nam cần tăng tiết kiệm để giảm bớt thâm hụt tài khoản vãng

lai, giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn nước ngoài. Bởi vì bất cập của cán cân tài khoản vãng lai là sự mất cân đối lớn giữa tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam. Mặc dù mức đầu tư lớn là dấu hiệu tích cực nếu được tập trung vào các hoạt động sản xuất, nhưng trong điều kiện tiết kiệm quốc gia thấp, thì đầu tư lớn cũng đồng nghĩa với việc phải đi vay nước ngoài.

Thứ tư, Việt Nam nên cố gắng thu hút FDI vào các ngành sản xuất của nền

kinh tế. Do gần đây FDI chỉ tập trung vào bất động sản tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập khẩu, trong khi không tạo ra năng lực xuất khẩu trong tương lai. Điều này tạo ra bất cập với cán cân thương mại.

Thứ năm, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, tăng cường khả năng kiểm soát và

Thứ sáu, điều chỉnh tỷ giá hối đoái hợp lí, bình ổn lâu dài. Hiện nay, VND

đã mất giá hơn 15% so với hầu hết các đồng tiền của các nước trong khu vực Đông Nam Á nên việc mất giá mạnh là rất khó trong thời gian tới. Tuy nhiên, để tỷ giá được bình ổn lâu dài thì chăc chắn hai yếu tố căn bản là nhập siêu và lạm phát cần được khống chế. Đây là một bài toán khó và cần rất nhiều thời gian, quyết tâm từ các nhà quản lí. Vì vậy việc trước mắt là cần ổn định tâm lý của người dân - giảm mức kỳ vọng về sự mất giá của VND bằng một chính sách minh bạch, nhất quán; tạo ra một một cơ chế điều hành tỷ giá linh động hơn; đặc biệt là cần phải thực hiện có cân nhắc việc giảm lãi suất xuống mức thấp hơn kỳ vọng của thị trường, vì điều này sẽ tăng quá trình tích lũy ngoại tệ.

Thứ bảy, xây dựng chiến lược phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn dựa

trên những lợi thế về cạnh tranh để trong thời gian nhất định tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, chiếm vị thế trong toàn thế giới. Tạo cơ sở cho việc xây dựng các ngành kinh tế dựa vào công nghệ cao và tri thức. Đặc biệt cần quan tâm chú trọng đến việc hạn chế tối đa hiện tượng chảy máu chất xám của đất nước.

Thứ tám, khuyến khích người lao động xuất khẩu và Việt kiều gửi kiều hối

về nước.

Cuối cùng, phải vận hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt ngân sách nhà nước và chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt mức cung tiền tệ. Giảm cung tiền tệ làm cho lãi suất tăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng do đó tổng cầu sẽ giảm, sẽ điều tiết được CCTT.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Phân tích cán cân thanh toán quốc tế (Trang 37)