Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoáikhông đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trongkhi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài: Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây
Giảng viên: TS Mai Thu Hiền
Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Bắc
Trịnh Thanh Hòa
Nguyễn Thị Kim Liên Hoàng Thị Hằng Nga Nguyễn Thị Minh Phương Đào Thị Trọng
Nguyễn Thị Bích Vân
Lớp: 19A – CH TCNH
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I 2
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỶ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 2
1 Tỷ giá và chính sách tỷ giá 2
1.1 Khái niệm về tỷ giá 2
1.2 Phân loại 2
1.2.1 Theo tính chất thực tế 2
a) Tỷ giá danh nghĩa 2
b) Tỷ giá thực tế 3
1.2.2 Theo cơ chế điều hành 3
a) Tỷ giá chính thức: 3
b) Tỷ giá chợ đen: 4
1.2.3 Theo tính chất dao động 4
a) Tỷ giá cố định: 4
b) Tỷ giá thả nổi tự do: 4
c) Tỷ giá thả nổi có điều tiết: 4
1.3 Các nhân tố tác động lên tỷ giá 4
1.3.1 Những nhân tố tác động lên tỷ giá trong dài hạn 4
a) Tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền: 4
b) Giá thế giới của hàng hóa xuất nhập khẩu: 5
c) Thu nhập thực của người cư trú và người không cư trú: 5
d) Thuế quan và hạn ngạch trong nước hay nước ngoài: 5
e) Năng suất lao động: 5
f) Tâm lí: 5
g) Cán cân thương mại 6
1.3.2 Những nhân tố tác động lên tỷ giá trong ngắn hạn 6
a) Những cú sốc về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai 6
b) Sự can thiệp của ngân hàng trung ương trên Forex 7
1.4 Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế 7
Trang 31.4.1 Tỷ giá hối đoái có tác động tới cán cân thương mại quốc 7
1.4.2 Tỷ giá hối đoái tác động tới lạm phát 7
1.4.3 Tỷ giá hối đoái tác động tới đầu tư quốc tế 8
1.5 Chính sách tỷ giá 8
1.5.1 Khái niệm 8
1.5.2 Chế độ tỷ giá 9
1.5.2.1 Phản ứng của tỷ giá hối đoái đối với các cơn sốc: 12
1.5.2.2 Tỷ giá hối đoái với chính sách tài chính - tiền tệ: 13
1.5.2.3 Tỷ giá hối đoái với thực trạng một đồng tiền mạnh hay yếu: 13
1.5.3 Công cụ của chính sách tỷ giá 14
1.5.3.1 Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá 14
(1) Thị trường ngoại hối 14
(2) Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) 15
(3) Các biện pháp kết hối 16
(4) Một số quy định khác 16
1.5.3.2 Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá 16
(1) Lãi suất tái chiết khấu 16
(2) Thuế quan 17
(3) Hạn ngạch 17
(4) Giá cả 17
(5) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ với các NHTM 17
(6) Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM 17
CHƯƠNG II 19
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM 19
2 Biến động tỷ giá trong 5 năm gần đây 19
2.1 Chính sách tỷ giá Việt Nam năm 2009 21
2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội 21
2.1.2 Diễn biến tỷ giá năm 2009 22
2.1.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá năm 2009 23
Trang 42.1.3.1 Công cụ Trực tiếp 23
2.1.3.2 Công cụ gián tiếp 24
2.1.4 Đánh giá chung về hoạt động điều hành tỷ giá 2009: 27
2.2 Chính sách tỷ giá Việt Nam năm 2010 - 2011: 27
2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội năm 2010 – 2011 27
2.2.2 Diễn biến tỷ giá năm 2010 – 2011 29
2.2.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá năm 2010 - 2011 34
2.2.3.1 Công cụ Trực tiếp 34
2.2.3.2 Công cụ gián tiếp 36
2.2.4 Đánh giá chung về hoạt động điều hành tỷ giá 2010 - 2011: 38
2.3 Chính sách tỷ giá Việt Nam năm 2012: 39
2.3.1 Tình hình kinh tế xã hội 39
2.3.2 Diễn biến tỷ giá năm 2012 40
2.3.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá năm 2012 41
2.3.3.1 Công cụ Trực tiếp 41
2.3.3.2 Công cụ gián tiếp 42
2.3.4 Đánh giá chung về hoạt động điều hành tỷ giá 2012: 43
2.4 Chính sách tỷ giá Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013: 44
2.4.1 Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 44
2.4.2 Diễn biến tỷ giá 6 tháng đầu năm 2013 44
2.4.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá 6 tháng đầu năm 2013: 45
2.4.3.1 Công cụ Trực tiếp 45
2.4.3.2 Công cụ gián tiếp 45
2.4.4 Đánh giá chung về hoạt động điều hành tỷ giá 6 tháng đầu năm 2013: 46 CHƯƠNG III 47
GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CHO VIỆT NAM HIỆN NAY 47
3 Sự mất ổn định tỷ giá hối đoái ở các nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 47
3.1 Sự mất ổn định tỷ giá hối đoái ở các nước trên thế giới 47
Trang 53.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 47 3.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 50 3.1.3 Kinh nghiệm của Malaysia 51 3.1.4 Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Mehico và Thái Lan 51 3.2 Bài học về chính sách tỷ giá của các nước đối với Việt Nam trong tình hình kinh tế hiện nay 53 KẾT LUẬN 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TGBQLNH Tỷ giá bình quân liên ngân hàng
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạtđộng của nền kinh tế Tỷ giá ra đời từ hoạt động ngoại thương và quay trở lại tácđộng lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại cán cân thanh toán củamỗi quốc gia Xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp làmột vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp, luôn được Chính phủ các nước và các nhàkinh tế quan tâm, xem xét
Sau khi mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, nền kinh tếViệt Nam ngày càng thâm nhập sâu rộng hơn và chịu ảnh hưởng nhiều hơn, trựctiếp hơn vào kinh tế thế giới Kinh tế thế giới bắt đầu bước vào khủng hoảng năm
2007, và cho đến nay tuy đã phần nào được cải thiện nhưng vẫn chưa vững chắc,tăng trưởng chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro Điều này tác động không tốt tới tỷ giá củaViệt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung Một câu hỏi đặt ra là Chínhphủ cần điều hành chính sách tỷ giá như thế nào cho hợp lí để có thể thúc đẩy sựphát triển kinh tế Nghiên cứu vấn đề này đang là một đề tài mang tính cấp thiết
trong thời gian gần đây Chính vì vậy, nhóm em chọn đề tài nghiên cứu là : “Chính
sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây”
Trang 8CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỶ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
1 Tỷ giá và chính sách tỷ giá
1.1 Khái niệm về tỷ giá
Khối lượng thương mại quốc tế không ngừng tăng lên qua các năm làm chocác nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau Trong xu hướng toàn cầu hoá dầnxoá nhoà các đường biên giới quốc gia và làm cho các dòng tư bản lưu chuyển linhhoạt hơn Trong quá trình đó , mỗi quốc gia đều cố gắng đưa đồng nội tệ có thểchuyển đổi và tìm kiếm một chính sách tỷ giá thích hợp
Vậy tỷ giá bắt đầu xuất hiện khi có thương mại quốc tế Nó là mức giá giữa hai nước mà tại đó họ trao đổi với nhau
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tỷ giá tùy các cách tiếp cận Dưới đây làđịnh nghĩa phổ biến nhất: tỷ giá là số đơn vị đồng tiền định giá trên một đơn vịđồng tiền yết giá; đối với một quốc gia cụ thể thì tỷ giá là số đơn vị đồng nội tệ trênmột đơn vị ngoại tệ, nghĩa là đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá cònđồng nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá (Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến-gtrình Tài chính Quốc tế)
1.2 Phân loại
1.2.1 Theo tính chất thực tế
a) Tỷ giá danh nghĩa
- Tỷ giá danh nghĩa song phương (Bilateral nominal exchange rate): là giá
cả hàng hóa của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa
đề cập đến sức mua hàng hóa dịch vụ giữa chúng Khi tỷ giá tăng, một đồng tiền yếtgiá sẽ đổi được nhiều đồng tiền định giá hơn nên đồng tiền yết giá gọi là tăng giá vàngược lại khi tỷ giá giảm, một đồng tiền yết giá đổi được ít đồng tiền định giá hơnnên đồng tiền yết giá gọi là giảm giá
- Tỷ giá danh nghĩa đa phương (nominal effective exchange rate):
Tại một thời điểm xác định, một đồng tiền có thể là lên giá so với đồng tiềnnày nhưng lại là xuống giá so với đồng tiền khác Vậy làm thế nào để biết được mộtđồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại từ thời điểm
Trang 9này sang thời điểm khác Để giải quyết vấn đề này dùng tỷ giá danh nghĩa đaphương trung bình.(NEER)
Cách tính NEERi = ∑eij *wj ( j =1 > n)
Trong đó:
e: chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương
w: tỷ trọng của tỷ giá song phương
j : số thứ tự của các tỷ giá song phương
i: là kì tính toán
Thực chất: NEER không phải là tỷ giá mà là chỉ số
b) Tỷ giá thực tế
- Tỷ giá thực tế song phương: Là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi
tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài Do đó, nó là chỉ số phản ánh tươngquan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ
Công thức: er =E *P*/P
Trong đó:
er : là tỷ giá thực
E: là tỷ giá danh nghĩa
P*: mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ
P: mức giá cả trong nước bằng nội tệ
Thực chất: tỷ giá thực thể hiện sự so sánh mức hàng hóa trong nước và ngướicngoài khi cả 2 đều tính bằng nội tệ
- Tỷ giá thực đa phương (real effective exchange rate- REER)
Là tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trongnước với tất cả các nước còn lại Do đó, nó phản ánh tương quan giữa nội tệ với tất
Trang 10ngân hàng) còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ chophép.
b) Tỷ giá thả nổi tự do:
Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường,NHTW không hề can thiệp
c) Tỷ giá thả nổi có điều tiết:
Là tỷ giá được thả nổi nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến độngtheo hướng có lợi cho nền kinh tế
1.3 Các nhân tố tác động lên tỷ giá
1.3.1 Những nhân tố tác động lên tỷ giá trong dài hạn
a) Tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền:
Tỷ giá thực phản ánh tương quan sức mua của hai đồng tiền thông qua tỷ giádanh nghĩa đã được điều chỉnh lạm phát giữa hai đồng tiền đó Tỷ lệ lạm phátthường ít thay đổi trong ngắn hạn và thường chỉ thay đổi từ từ trong dài hạn vì vậytương quan lạm phát giữa hai đồng tiền phản ánh xu hướng vận động của tỷ giátrong dài hạn
Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoáikhông đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trongkhi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc Theo quy luậtcung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻhơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Tương tự vì tăng giá,
cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn Hoạt động xuất khẩu giảm sút,
Trang 11cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng Như vậy lạm phát ảnhhưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộplàm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồngtiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn,cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng Trong trường hợp các quốc gia đều cólạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa cácquốc gia Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giámột cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
b) Giá thế giới của hàng hóa xuất nhập khẩu:
Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng hoặc giá thế giới của hàng hóa nhậpkhẩu giảm đều có tác động thúc đẩy xuất khẩu hạn chế nhập khẩu, tác động tích cựcđến cán cân thương mại, khiến cho tỷ giá giảm và làm đồng nội tệ lên giá Và ngượclại
c) Thu nhập thực của người cư trú và người không cư trú:
Nếu thu nhập thực của người cư trú tăng tương đối so với người không cư trúthì kích thích tăng nhập khẩu ròng, làm tăng cầu ngoại tệ khiến tỷ giá tăng, tức nội
tệ giảm gia Và ngược lại
d) Thuế quan và hạn ngạch trong nước hay nước ngoài:
Nếu một quốc gia làm tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối vớihàng nhập khẩu có tác dụng làm giảm cầu ngoại tệ, khiến tỷ giá giảm, tức nội tệtăng giá Và ngược lại Các chính sách liên quan đến thuế quan và hạn ngạch củanhà nước là những yếu tố phải hoạch định trong dài hạn, không thể dễ dàng thay đổi
do đó nó có tác động dài hạn đến nền kinh tế
e) Năng suất lao động:
Nếu năng suất lao động của một nước tăng nhanh hơn nước khác sẽ làm chomức giá cả hàng hóa của nước này có xu hướng giảm có tác dụng làm cho đồng tiềnnước này lên giá
f) Tâm lí:
Tâm lí sẽ ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người dân và đó là yếu tốkhó thay đổi trong thời gian ngắn Nếu người dân của một nước mà ưa thích dùng
Trang 12hàng ngoại hơn hàng nội thì sẽ kích thích nhập khẩu, làm tăng cầu ngoại tệ, khiếntăng tỷ giá và nội tệ giảm giá.
Ngoài ra, người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanhngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối Hoạt động muabán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường Các hoạt động đó lại bị chiphối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai Điều nàygiải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trongtương lai Nếu mọi ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọingười đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại; Mặt khác, giángoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ Nếu cótin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụtthương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanhchóng
g) Cán cân thương mại
Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Cán cân thương mại củamột nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu Mộtnền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ Để tiếp tụccông việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoádịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng,làm tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhậpkhẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường Hànhđộng này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Tác động của hai hiện tượngtrên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái cuối cùng
sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đóchính là cán cân thương mại Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệlớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá Khi thâm hụtthương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá
1.3.2 Những nhân tố tác động lên tỷ giá trong ngắn hạn
a) Những cú sốc về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai
Trang 13Ngày nay, thế giới đang sống trong một môi trường đầy biến động về kinh tế,chính trị và xã hội, thiên tai Mỗi cú sốc diễn ra, nó ngay lập tức tác động đến tỷgiá Các cú sốc xuất hiện với tần suất càng lớn thì tỷ giá biến động càng nhanh vàmạnh Có thể thấy, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho một loạt đồngtiền của các nước mất giá, thậm chí chỉ cần một tin đồn hay một cuộc bạo lực haybiểu tình ở một quốc gia nào đó ngay lập tức có những cú sốc tác động đến tỷ giá.Hay khi giá vàng tăng, các doanh nghiệp sẽ gom USD để mua vàng khiến cho USDtăng giá mạnh, gây sức ép rất lớn lên tỷ giá.
b) Sự can thiệp của ngân hàng trung ương trên Forex
Khi ngân hàng trung ương mua ngoại tệ trên Forex làm tăng cầu ngoại tệ trênForex, khiến cho tỷ giá tăng và ngược lại khi ngân hàng trung ương bán ngoại tệlàm cho tỷ giá giảm Đây được coi là một công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng trungương có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối một cách hiệu quả nhanh nhất đểđiều chỉnh tỷ giá theo các mục tiêu của mình
1.4 Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế
1.4.1 Tỷ giá hối đoái có tác động tới cán cân thương mại quốc
Khi tỷ giá tăng, hạ giá đồng nội tệ, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu,làm thặng dư cán cân thương mại, tăng ngoại tệ chảy vào trong nước làm giảm áplực tỷ giá Khi tỷ giá giảm thì ngược lại sẽ làm tăng giá đồng nội tệ, hạn chế xuấtkhẩu, giảm lượng ngoại tệ chảy vào trong nước, thâm hụt cán cân thương mại Màcán cân thương mại là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành cán cân vãnglai và cán cân thanh toán quốc tế Việc thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toánquốc tế sẽ có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, tác dụng thúc đẩy hoặchạn chế tăng trưởng kinh tế
1.4.2 Tỷ giá hối đoái tác động tới lạm phát
Tỷ giá tác động tới lạm phát thông qua hai con đường Thứ nhất là hàng hóaxuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước Sự phá giá đồng nội tệ có thể làm gia tănggiá của hàng xuất khẩu hay hàng tiêu dùng trong nước có đầu vào nhập khẩu Điềunày ảnh hưởng đến cầu và cung hàng hóa tiêu dùng trong nước, cung của hàng hóanày sẽ giảm trong khi cầu của chúng tăng sẽ tạo áp lực lên lạm phát Thứ hai là
Trang 14cung tiền: sự mất giá đồng nội tệ sẽ gia tăng cung tiền do giá trị bằng nội tệ của cáctài sản neo theo ngoại tệ tăng cùng với sự phá giá của đồng tiền.
1.4.3 Tỷ giá hối đoái tác động tới đầu tư quốc tế
- Đầu tư trực tiếp: TGHĐ tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nướcngoài đầu tư hoặc góp vốn liên doanh Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sản xuất được đưavào nước sở tại thường được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức Bêncạnh đó tỷ giá còn có tác động tới chi phí sản xuất và hiệu quả các hoạt động đầu tưnước ngoài Do đó sự thay đổi TGHĐ có ảnh hưởng nhất định tới hành vi của cácnhà đầu tư nước ngoài trong việc quyết định có đầu tư vào nước sở tại hay không
- Đầu tư gián tiếp: là loại hình đầu tư thông qua hoạt động tín dụng quốc tếcũng như việc mua bán các loại chứng khoán có giá trên thị trường
Trong một thế giới có sự luân chuyển vốn quốc tế tự do khi TGHĐ tăng tổnglợi tức từ khoản vay bằng ngoại tệ lớn hơn lãi suất trong nước sẽ xảy ra hiện tượngluồng vốn chảy ra nước ngoài và ngược lại TGHĐ giảm luồng vốn sẽ đổ vào trongnước
Như vậy muốn tạo môi trường đầu tư ổn định nhằm phát triển kinh tế đòi hỏicác quốc gia xây dựng và điều chỉnh một chính sách tỷ giá ổn định hợp lý giảm mức
độ rủi ro trong lĩnh vực đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
1.5 Chính sách tỷ giá
Chính sách tỷ giá là tập hợp các biện pháp sử dụng tỷ giá như một công cụ đểthực hiện các mục tiêu kinh tế đã đề ra, là cách thức mà chính phủ hoặc NHTW sửdụng để tác động vào nội tệ và can thiệp vào thị trường ngoại hối
Việc điều hành chính sách tỷ giá là để đạt tới các mục tiêu vĩ mô của nền kinh
tế Nhưng đồng thời còn phải giúp bảo vệ nền kinh tế trong những tình huống ngắnhạn nhất định Chính sách tỷ giá cần hướng tới sự tự chủ trong hoạch định, đấutranh với hiện tượng đầu cơ tích trữ, nâng cao uy tín nội tệ Việc can thiệp dẫn đếnnhững biến động tỷ giá trên thị trường còn tùy thuộc vào tầm nhìn, đánh giá của các
Trang 15nhà điều hành chính sách khi đánh giá các biến số, các mục tiêu của nền kinh tế.Khi sử dụng công cụ tỷ giá trong quản lý vĩ mô, các nhà hoạch định chính sách cácnước đều phải xem xét hai vấn đề khi quyết định cơ chế điều hành tỷ giá: ổn định,điều chỉnh từng bước hay phá giá, đó là xem xét tác động chính sách tỷ giá trên haikhía cạnh vĩ mô và vi mô Xét về khía cạnh vĩ mô, một chính sách tỷ giá cần phảiđược nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thiết lập một cái neo rõ ràng và đángtin cậy nhằm ổn định mức giá trong nước và ổn định thị trường tài chính Về khíacạnh vi mô, chính sách tỷ giá cần phải được nhấn mạnh tầm quan trọng của việcduy trì khả năng cạnh tranh quốc tế, gắn với các biến số về tăng trưởng kinh tế.Tóm lại: Tùy mỗi quốc gia mà mục tiêu của chính sách tỷ giá có thể khác nhaunhưng phải phù hợp với mục tiêu của chính sách kinh tế nói chung, thông thường,mục tiêu này bao gồm: ổn định giá cả; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việclàm; cân bằng cán cân vãng lai.
1.5.2. Chế độ tỷ giá
Về mặt thuật ngữ, chế độ tỷ giá còn có các tên gọi khác nhau như: cơ chế tỷgiá, cấu trúc tỷ giá Việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của nó lênhoạt động của nền kinh tế chắc chắn là một trong những đề tài gây nhiều tranh cãitrong chính sách kinh tế vĩ mô Có hai quan điểm đối nghịch nhau như sau:
Một số nhà nghiên cứu cho rằng không có sự liên hệ giữa việc chọn lựa tỷ giáhối đoái và hoạt động của nền kinh tế Chẳng hạn công trình nghiên cứu của Baxter
và Stockman(1989), Flood và Rose (1995) và Gosh et al (1997), kết luận của họ chothấy việc lựa chọn tỷ giá ảnh hưởng tương đối nhỏ đến hoạt động của nền kinh tế.Tuy nhiên, những nghiên cứu này dựa trên phân loại chính thức tỷ giá hối đoái củaIMF (de jure classification), nên được đánh giá là chưa chuẩn xác bởi vì sự khácnhau giữa lời nói và hành vi Do đó, kết quả có thể thay đổi nếu sử dụng cách phânloại khác
Một số nhà nghiên cứu khác có quan điểm ngược lại Họ cho rằng có cácchứng cứ thực nghiệm mạnh mẽ rằng tỷ giá hối đoái thực sự là vấn đề đối với hoạtđộng kinh tế Thí dụ, Levy-Yeyati và Federico Sturzenegger (1999): “Chúng tanghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và phát triển kinh tế qua thí dụ của 183
Trang 16nước giai đoạn hậu Bretton Woods, sử dụng cách phân loại tỷ giá hối đoái mới phân loại theo thực tế (de facto) dựa trên các hành vi thực tế của các biến số kinh tế
-vĩ mô có liên quan Ngược lại với các nghiên cứu trước đây, chúng ta phát hiện rarằng, đối với các quốc gia đang phát triển, tỷ giá hối đoái kém linh hoạt hơn đi đôivới phát triển thấp hơn, với sản lượng đầu ra biến động lớn hơn Đối với các quốcgia công nghiệp hóa, tỷ giá không có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển”
Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế khác lại phát hiện ra mối liên hệ giữa khủnghoảng ngân hàng và tỷ giá hối đoái Ví dụ Ilker và Maria (2000) của Ngân hàng Thếgiới, dựa trên thực nghiệm cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa khủng hoảng ngân hàng
và tỷ giá hối đoái, họ đã sử dụng dữ liệu toàn diện gồm cả các nước đã và đang pháttriển trong 2 thập kỷ gần đây Họ cho rằng áp dụng tỷ giá hối đoái cố định sẽ làmgiảm nguy cơ khủng hoảng ngân hàng ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, mộtkhi khủng hoảng xảy ra các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định chịu tổn thất lớn hơncác quốc gia có tỷ giá hối đoái linh hoạt
Những phát hiện gần đây cho thấy một quốc gia càng trưởng thành theo nghĩahội nhập vào thị trường vốn quốc tế và phát triển hệ thống tài chính lành mạnh,càng nên lựa chọn tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn Ở các nước đang phát triển, tiếp cậnthấp với thị trường vốn quốc tế nên áp dụng tỷ giá cố định tương đối như neo tỷ giá
Vì nó giúp đạt được lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn và khả năng xảy rakhủng hoảng thấp hơn Ở các nước có nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi, tiếpcận cao hơn với dòng vốn quốc tế, thì nên áp dụng tỷ giá trung gian Bởi vì, tỷ giá
cố định nếu áp dụng ở các nước này sẽ là mầm mống gây ra khủng hoảng, mặt khác
nó không giúp đạt được mức lạm phát thấp hoặc tăng trưởng cao một cách rõ ràng.Trong khi đó, tỷ giá linh hoạt hoàn toàn cũng không thể áp dụng ở các nước này, do
lo ngại rằng dao động lớn trong tỷ giá hối đoái có thể gây ra thiệt hại cho nền kinh
tế Ở các nước phát triển, thả nổi hoàn toàn sẽ cho mức phát triển nhanh hơn cácloại tỷ giá khác mà không phải chịu lạm phát cao Mặc dù, giá trị của tỷ giá hối đoáilinh hoạt gia tăng với sự trưởng thành về tài chính, thì ưu thế của bất kỳ loại tỷ giánào cũng sẽ được tăng cường bởi quản lý kinh tế vĩ mô nhất quán của các quốc gia
Trang 17Bảng 1.1: Tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động của nền kinh tế
Tỷ giá
hối đoái
Lạm phát Phát triển Tính
không ổn định
được kiềm chế trong
điều kiện quản lý
kinh tế yếu kém
Làm giảm các chiphí giao dịch,tăng mậu dịch,làm giảm lãi suất
và rủi ro về lãisuất, đồng thờităng đầu tư vàphát triển
Làm tăngtính bất ổncủa các cúsốc và tỷgiá cố địnhdanh
cơ khủng hoảngtrong bộ phậnngân hàng
Làm tăngtính bất ổncủa tỷ giáhối đoáithực
Làm giảm rủi ro
về tiền tệ vàngân hàng
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Nằm giữa hai thái cực trên Quan điểm của
các nhà kinh tế trường phái chính hiện đại coi trọng cả vai trò kinh tế của Chính phủ
và quy luật “bàn tay vô hình” Tỷ giá được hình thành trên cơ sở thị trường theoquy luật cung cầu, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ chỉ tác động lên tỷ giá bằngcác công cụ mang tính thị trường tác động lên thị trường ngoại hối
Trong thực tế, mỗi nền kinh tế luôn có những đặc điểm riêng và các nhà khoahọc cũng đã đồng ý rằng: Không thể có bất kỳ một tiêu thức chung về tỷ giá cho bất
kỳ một nền kinh tế nào; và thực tế có thể được minh chứng thông qua việc phân loại
Trang 18tỷ giá của World bank (WB) Tuy nhiên, để đạt đến mục tiêu cân bằng nội, thì việclựa chọn chế độ tỷ giá tối ưu được xác định chủ yếu xoay quanh những vấn đề sau:
1.5.2.1 Phản ứng của tỷ giá hối đoái đối với các cơn sốc:
Các cơn sốc xảy đến cho một nền kinh tế thường có nguồn gốc từ: thị trườnghàng hóa hay từ thị trường tiền tệ
Nếu cơn sốc xuất phát từ thị trường thế giới bên ngoài hay cơn sốc xuất phát
từ thị trường hàng hóa trong nước thì tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ che chắn cho nềnkinh tế bằng cách thay đổi tăng giảm cầu hàng hóa bên ngoài, từ đó hạn chế đượctác động của nó nhằm đạt mục tiêu ổn định tổng sản phẩm và mặt bằng giá cả Ngânhàng trung ương chỉ cần điều chỉnh cung tiền cho phù hợp
Nếu cơn sốc xuất phát từ thị trường tiền tệ thì tỷ giá hối đoái cố định sẽ cóích trong việc ổn định tổng sản phẩm vì cung tiền tệ là một biến nội sinh của tỷ giá,các biến động trong thị trường tiền tệ sẽ được nhà nước điều chỉnh bằng sự thay đổi
dự trữ ngoại tệ mà không làm ảnh hưởng đến cung, cầu trên thị trường hàng hóa.Phần lớn các cơn sốc thường rất khó nhận biết là ở thị trường hàng hóa hay ở thịtrường tiền tệ để có thể lựa chọn một chế độ tỷ giá tối ưu Một vị trí nằm giữa haithái cực cố định cực đoan và thả nổi thuần túy là bán thả nổi hay cố định bò trườntheo chế độ Crawling Peg thường được các nước hiện nay áp dụng Vấn đề là thảnổi hay bò trườn ở mức độ như thế nào? Biên độ thả nổi là bao nhiêu? Việc lựachọn tỷ giá không có một tiêu thức chung, mà tùy thuộc vào điều kiện thực tế củamỗi quốc gia và dựa trên những tiêu thức sau:
- Mức độ các giao dịch ngoại thương: quy mô của các giao dịch thương mại
là một yếu tố cần chú ý trong việc lựa chọn tỷ giá Mặc dù trên thị trường luôn sẵn
có các nghiệp vụ phái sinh giúp loại trừ rủi ro hối đoái nhưng chi phí để thực hiệncác kỹ thuật hạn chế rủi ro hối đoái trên thị trường chỉ được xem như có hiệu quảđối với các giao dịch có giá trị lớn Nền kinh tế nhỏ, với giá trị các giao dịch làkhông lớn, thì một mức độ tương đối ổn định của tỷ giá hối đoái vẫn được xem làtốt hơn Nhưng nếu tỷ trọng tổng giao dịch ngoại thương đối với nền kinh tế là đáng
kể thì nên có một chế độ tỷ giá linh hoạt để hạn chế ảnh hưởng từ các cơn sốc bênngoài
Trang 19- Mức độ giao lưu vốn và liên kết giữa lãi suất trong nước với lãi suất quốc tế: Nếu mức độ giao lưu vốn và liên kết lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế là
càng lớn thì tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm cho lãi suất trong nước sẽ phụ thuộc bởi
sự biến động của lãi suất trên thị trường thế giới và ngược lại
1.5.2.2 Tỷ giá hối đoái với chính sách tài chính - tiền tệ:
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết lượng tiền cung ứng còn chínhsách tài chính thì tập trung vào cơ cấu thu chi ngân sách
Tỷ giá hối đoái cố định sẽ tạo nên một sự ràng buộc chặt chẽ đối với chínhsách tiền tệ và làm mất tính chủ động cao của chính sách tiền tệ, từ đó tạo nên một
kỷ luật tài chính tốt hơn Trong tỷ giá thả nổi, ngân hàng trung ương không có tráchnhiệm duy trì tỷ giá hối đoái nên tính tự chủ trong chính sách tiền tệ sẽ cao hơn.Tuy nhiên, chính sách tài chính, tiền tệ có thể vận động ngược chiều nhau Ví dụ,một chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát có thể bị vô hiệu hóa nếu bộ tàichính lại mở rộng đầu tư công
Như vậy đối với các nước đang phát triển khi mà hệ thống các công cụ tàichính, chính sách còn yếu kém và sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn khó khăn thìnên có một chế độ tỷ giá tương đối cố định nhằm tạo một mốc neo danh nghĩa choviệc phối hợp các chính sách
Chính sách tiền tệ là một chính sách lớn, cần phải đi trước, cũng như tính kỷluật tài chính là yêu cầu phải có trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô
1.5.2.3 Tỷ giá hối đoái với thực trạng một đồng tiền mạnh hay yếu:
Ở các nước tư bản phát triển, thì đồng tiền của hầu hết các nước này trước đâyluôn dựa trên bản vị vàng hay ít nhất là có sự đảm bảo theo một loại hàng hóa quantrọng nhất là vàng Dần dần, khi vai trò của vàng trong nền kinh tế bị suy giảm, thìđồng tiền lại đươc đảm bảo theo một giỏ hàng hóa Chính từ xuất xứ của các đồngtiền này có cơ sở là vàng và được đảm bảo một cách chắc chắn về khả năng dùngthanh toán đã làm cho các đồng tiền này tự bản thân nó đã có uy tín trên thị trườnghay ta còn gọi là “tín tệ” Tâm lý về những đồng tiền này luôn có sự ổn định và tỷgiá thường ít có biến động lệch quá nhiều so với ngang giá sức mua Như vậy, tựbản thân tỷ giá hối đoái đã có một mốc neo vô hình ràng buộc làm cho tỷ giá ít có
Trang 20sự biến động.
Riêng các nước đang phát triển đồng tiền không có xuất xứ từ vàng, khả năngcung cấp các sản phẩm hàng hóa của nền kinh tế còn yếu và không ổn định, đồngtiền chỉ là “pháp tệ” làm cho tâm lý về những đồng tiền này thường không ổn địnhgây nên hiện tượng đôla hóa và tỷ giá hối đoái luôn có sự chênh lệch rất lớn so vớingang giá sức mua
Ngoài ra việc lựa chọn chế độ tỷ giá còn phải căn cứ vào các yếu tố khác như:tình hình dự trữ ngoại tệ; hệ thống cung cấp thông tin; tình hình kinh tế vĩ mô; phối
hợp các chính sách trên phạm vi quốc tế; Uy tín của ngân hàng trung ương: Yếu tố
then chốt quyết định giá trị và sự ổn định của tỷ giá hối đoái là thái độ, uy tín và sứcmạnh của ngân hàng trung ương, nơi phát hành ra đồng tiền Các đồng tiền có chấtlượng cao và ổn định là các đồng tiền được dự kiến là duy trì được sức mua của nóbởi vì nó được phát hành bởi các ngân hàng trung ương có uy tín
Các nền kinh tế đang phát triển với những đặc thù như: nền kinh tế nhỏ, giá trịcác giao dịch ngoại thương không lớn cần thiết phải lựa chọn một tỷ giá linh hoạt cóquản lý Do đó, để duy trì sự tương đối ổn định của tỷ giá cần phải sử dụng thêmnhững biện pháp quản lý hành chính trong việc can thiệp
Việt Nam đang theo chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết Cụ thể:
- Yếu tố thả nổi: NHNN chỉ “thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân liên
ngân hàng do cung cầu thị trường liên ngân hàng quyết định Các NHTM xác định
tỷ giá kinh doanh trên cơ sở TGBQLNH
- Yếu tố điều tiết của nhà nước: NHNN là người độc quyền điều hành, độc
quyền tính toán, độc quyền thông báo nên trong chừng mực nhất định thì mứcTGBQLNH chưa thoát ly khỏi ý chí chủ quan trong điều hành tỷ giá của NHNN.Ngoài ra NHNN còn sử dụng hệ thống công cụ (trực tiếp, gián tiếp) dưới đây
để tác động lên tỷ giá
1.5.3. Công cụ của chính sách tỷ giá
1.5.3.1 Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá
(1) Thị trường ngoại hối
Trang 21Trong điều kiện tình hình giá cả thị trường luôn không ổn định, thậm chí hayxảy ra những biến động lớn, các nước thường sử dụng quỹ dự trữ bình ổn hối đoáinhư là một trong những công cụ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái thường là:
- Phát hành trái phiếu kho bạc bằng đồng tiền quốc gia (như Anh, Hà Lan).Khi ngoại tệ vào nhiều thì sử dụng vốn từ quỹ này để mua nhằm hạn chế mức độmất giá của ngoại tệ Ngược lại, trong trường hợp vốn chạy ra nước ngoài, quỹ này
sẽ tung ngoại tệ ra bán và tiếp tục mua các trái phiếu đã phát hành để ngăn chặn giángoại tệ tăng lên
- Sử dụng vàng để lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái (như Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ).Theo phương pháp này, khi cán cân thanh toán bị thâm hụt, quỹ dự trữ bình ổnhối đoái sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán Trườnghợp khi ngoại tệ vào nhiều, quỹ sẽ tung vàng ra bán thu về đồng tiền quốc gia đểmua ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái
Điểm hạn chế của công cụ này là nó chỉ có tác dụng lớn khi khủng hoảng vềngoại tệ ít nghiệm trọng Hơn nữa, việc tạo lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái đòi hỏicác quốc gia phải có một thực lực nhất định về kinh tế
(2) Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
Các hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng thay đổi cungtiền trong lưu thông, có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốncho nền kinh tế, chính vì vậy, đi kèm theo hoạt động can thiệp trực tiếp, NHTWthường phải sử dụng thêm một nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cunghay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông
Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ có thể nói là một công cụ có tác động mạnhđến tỷ giá hối đoái vì có ảnh hưởng nội sinh đến tỷ giá hối đoái Bên cạnh đó, việc
sử dụng nghiệp vụ thị trường mở nội tệ bằng việc ngân hàng trung ương mua báncác chứng từ có giá như tín phiếu kho bạc để làm thay đổi cung tiền trong nước vẫn
có tác động gián tiếp đến tỷ giá vì làm thay đổi lãi suất, mức giá cả, trong nước
Do đó, công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ được dùng phối hợp với nghiệp vụ
Trang 22thị trường mở ngoại tệ để khử đi sự tăng, giảm cung nội tệ do nghiệp vụ thị trường
mở ngoại tệ gây ra
(3) Các biện pháp kết hối
Là việc chính phủ quy định đối với các pháp nhân và thể nhân có nguồn thungoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chứcđược phép kinh doanh ngoại hối Biện pháp này được áp dụng trong thời kì khanhiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối Mục đích chính là nhằm tăngcung ngoại tệ tức thời để đáp ứng nhu cầu thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ vàgiảm áp lực phải phá giá đồng nội tệ
(4) Một số quy định khác
Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sửdụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểmđược mua ngoại tệ Tất cả các quy định này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ,hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định
Do xu thế tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính, các biện pháp can thiệphành chính ngày càng trở nên không phù hợp Chính vì vậy, xu thế trên tế giới làngày càng hạn chế can thiệp hành chính và chuyển sang sử dụng các công cụ thịtrường
1.5.3.2 Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá
(1) Lãi suất tái chiết khấu
Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trênthị trường Với phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái đạt đến mức “báo động” cầnphải can thiệp thì NHTW nâng cao lãi suất tái chiết khấu
Do lãi suất tái chiết khấu tăng, lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên.Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để thu lãi suất cao.Nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ sẽ bớt đi, làm cho tỷ giá không có cơhội để tăng nữa Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm đến mức “báo động” thì NHTW
hạ thấp lãi suất tái chiết khấu, làm cho lãi suất cho vay trên thị trường giảm, vốnngắn hạn chạy ra nước ngoài làm cho cung ngoại tệ giảm và tỷ giá hối đoái không
có cơ hội giảm
Trang 23Phương pháp này cũng có hạn chế nhất định, vì lãi suất và tỷ giá chỉ có mốitác động qua lại lẫn nhau chớ không phải là mối quan hệ nhân quả Đồng thời, điềukiện cần thiết để sử dụng lãi suất tái chiết khấu như một công cụ để tác động, canthiệp vào tỷ giá là phải có một thị trường vốn đủ mạnh, tự do và linh hoạt; tài khoảnvốn đã được mở cửa.
(2) Thuế quan
Thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm cầungoại tệ giảm, kết quả làm cho nội tệ lên giá Khi thuế quan thấp, sẽ có tác dụngngược lại
(3) Hạn ngạch
Hạn ngạch là rào cản thương mại phi thuế quan quan trọng nhất Đây là biệnpháp trực tiếp hạn chế số lượng hàng hóa được phép nhập khẩu hay xuất khẩu vàoquốc gia trong một thời kì nhất định Hạn ngạch hạn chế nhập khẩu có tác dụng lên
tỷ giá giống như thuế quan cao Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu,
do đó có tác dụng làm tăng tỷ giá giống như thuế quan thấp
(4) Giá cả
Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuấtkhẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất Trợ giá xuất khẩu làm chokhối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá Chínhphủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng thiết yếu, bù giá làm tăng nhập khẩu,kết quả là làm cho nội tệ giảm giá
(5) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ với các NHTM
Khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ lệ dựtrữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM, làm cho chi phí sửdụng vốn ngoại tệ tăng, để kinh doanh có lãi buộc các NHTM phải hạ lãi suất huyđộng ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắmgiữ nội tệ khiến cho những người sở hữu ngoại tệ phải bán đi đổi lấy nội tệ, làmtăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
(6) Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM
Trang 24Ngoài mục đích chính là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, quy định này còn có tácdụng hạn chế đầu cơ vào ngoại tệ làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cânđối.
Tùy mục tiêu tỷ giá hối đoái nói riêng và mục tiêu kinh tế nói chung trongtừng thời kỳ nhất định mà Chính phủ sử dụng các công cụ điều hành tỷ giá hối đoáikhác nhau Chương 2 dưới đây sẽ tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các công cụtrong điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây
Trang 25CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM
2 Biến động tỷ giá trong 5 năm gần đây
Trước khi đi sâu tìm hiểu thực trạng chính sách tỷ giá của Việt Nam, hãy điểmqua một vài nét nổi bật trong biến động tỷ giá từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO
để hình dung được bối cảnh kinh tế lúc đó
Đầu năm 2007, trạng thái cung ngoại tệ lớn hơn cầu nên tỷ giá mua bánUSD/VND của NHTM luôn ở mức sát sàn Khủng hoảng tín dụng Mỹ bắt nguồn từthị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn làm USD mất giá mạnh trên thị trườngquốc tế, FED liên tục cắt giảm lãi suất USD, vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối tăng
Trang 26mạnh, tỷ giá USD/VND ổn định, chênh lệch cao giữa lãi suất USD và VND đãkhuyến khích dân chúng bán USD gửi VND Các công cụ của chính sách tiền tệ đãđược sử dụng để điều tiết có hiệu quả khối lượng tiền cung ứng, hạn chế sức ép tănggiá VND.
Từ tháng 9/2007 đến tháng 3/2008 tái diễn tình trạng dư cung ngoại tệ doUSD liên tục mất giá, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tăng, vốn ngắn hạnnước ngoài đổ vào Việt Nam tăng cao Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008khiến tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, chỉ số giá tiêudùng, lãi suất huy động và cho vay VND tăng cao có thời điểm 21%/năm NHNNđiều chỉnh giảm mạnh tỷ giá BQLNH, mở rộng biên độ tỷ giá từ ±0,5% lên ±0,75%
từ 24/12/2007, điều chỉnh lên ±1% từ 10/3/2008, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khókhăn khi bán ngoại tệ vì NHTM không muốn mua NHNN thực hiện chính sách thắtchặt tiền tệ, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc, kiểm soát chặtviệc cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản; tuy nhiên thông qua công cụ tái cấpvốn NHNN hỗ trợ kịp thời cho các TCTD khó khăn về thanh khoản Điều chỉnhtăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7,5%/nămlên 15%/năm Siết chặt kiểm soát các đại lý thu đổi ngoại tệ, kiểm soát vay ngoại tệ.Đến tháng 10/2008, NHNN thực hiện CSTT nới lỏng thận trọng, điều chỉnh giảmlãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 5%/năm, giảm tỷ lệ dự trữ bắtbuộc VND từ 11% xuống 3%, hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho NHTM.NHNN đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối làm giảm dự trữ ngoại tệ nhưngđây chỉ là giải pháp tình thế
Để ổn định thị trường ngoại hối trong nước theo tín hiệu thị trường, ngày07/11/2008 NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND từ ±2% lên mức ±3%(ngày 26/06/2008 đã lần thứ 2 điều chỉnh tỷ giá trong năm từ ±1% lên ±2%), điềuchỉnh tăng tỷ giá BQLNH ngày 24/12/2008 tăng 3% lên mức 16.977 VND/1USD,tích cực bán ngoại tệ có chọn lọc nhằm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tâm lý gămgiữ ngoại tệ, các doanh nghiệp có ngoại tệ không muốn bán ngoại tệ mà chỉ muốn
Trang 27vay hỗ trợ lãi suất thấp bằng VND theo chủ trương kích cầu của Chính phủ Giá cảtrên thị trường thế giới và lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008, gấphai lần so với cùng kỳ năm trước Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn ngày càngnặng nề hơn và có ảnh hưởng lớn tới biến động tỷ giá của Việt Nam.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng, từ năm 2009 cho đến nay, tỷ giá không ngừngtăng lên, từ mức thấp 17.500 VND/USD lên tới 21.035 VND/USD vào ngày01/12/2012 Mặc dù Ngân hàng nhà nước rất nỗ lực trong điều hành tỷ giá, nhưng
do khủng hoảng chung của nền kinh tế toàn cầu, hệ lụy của khủng hoảng nợ ở Mỹ
và các nước Châu Âu mà tỷ giá biến động khá mạnh mẽ Tuy nhiên, từ sau giữaQuý 2/2012 cho đến nay, tỷ giá khá ổn định, không có biến động đáng kể như năm
2011, mặc dù cũng có thời điểm giá vàng tăng rất lớn Thay đổi trong tỷ giá này là
do các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt trong điều hành chính sách
tỷ giá hối đoái
2.1 Chính sách tỷ giá Việt Nam năm 2009
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội
Năm 2009, kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn hơncác năm trước Ở trong nước, thiên tai xảy ra trên diện rộng với 11 cơn bão gây thiệthại hết sức nghiêm trọng Ở ngoài nước, thị trường giá cả thế giới biến động phứctạp Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếpđến nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, dulịch Thuận lợi tuy có nhưng không nhiều
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm tăng 5,2%, vượt chỉ tiêu Quốchội đề ra (5%) Tốc độ tăng trưởng kinh tế là thấp nhất trong vòng 10 năm (năm
2008 tăng 6,18%, năm 2007 tăng 8,46%, 2006 tăng 8,23%…), nhưng Việt Nam vẫnđược thế giới đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khuvực châu Á (sau Trung Quốc tăng 7,8%)
- Áp lực tăng tỷ giá (tỷ giá danh nghĩa) kéo dài trong suốt năm 2009, mặc
dù biên độ dao động đã được nới lỏng lên ±5% vào ngày 23/3/2009 nhưng cácNHTM luôn có xu hướng niêm yết tỷ giá mua bằng tỷ giá bán và sát mức trần biên
độ Các doanh nghiệp cũng như người dân đều có tâm lý muốn găm giữ ngoại tệ
Trang 28chờ lên giá gây ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cónhu cầu sử dụng ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng thương mại quốc tế buộcphải mua ngoại tệ trên thị trường chợ đen, cầu về ngoại tệ ngày càng tăng đẩy tỷ giátrên thị trường này liên tục lên cao, chênh lệch giữa tỷ giá thị trường chợ đen và thịtrường chính thức là khá lớn (có lúc chênh lệch lên đến khoảng 1.500 VND/USDvào tháng 7/2009).
2.1.2. Diễn biến tỷ giá năm 2009
Nguồn: cafef.vn
Giai đoạn 1 (từ 01/01 – 24/11/2009): tỷ giá liên tục tăng
Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do.Năm thứ hai liên tiếp thị trường ngoại hối bộc lộ những khó khăn rõ nét và nhữngvấn đề nội tại chưa thể giải quyết Có thể xem căng thẳng ngoại tệ là một trongnhững điểm nổi bật nhất của kinh tế Việt Nam năm 2009, nhất là khi xét đến nhữngảnh hưởng của nó đối với hoạt động doanh nghiệp và tâm lý người dân
Căng thẳng trên thị trường bắt đầu xuất hiện từ quý 2, khi nhiều doanh nghiệpgăm giữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng dẫn đến mất cân đối cung –cầu Tình trạng này kéo dài cho đến cuối năm Bên cạnh đó, tín dụng ngoại tệ giảmrất mạnh trong nửa đầu năm (chủ yếu do doanh nghiệp ngại vay vì lo rủi ro tỷ giá,đến tháng 5 giảm tới 9,55% so với cuối năm 2008) lại tạo ra hiện tượng đối ngược
là ứ đọng vốn ngoại tệ tại các ngân hàng Từ đây, năm 2009 có tình huống ít thấy:tháng 6, 5 ngân hàng lớn “bắt tay” giảm lãi suất huy động USD, áp tối đa 1,5%/năm
và áp lãi suất vay cao nhất chỉ 3%/năm để kích cầu Cụ thể:
Trang 29Thời gian Biến động tỷ giá trên 2 thị trường
T1-T3 TG LNH dao động trong 17.450- 17.770 VND/USD
TG thị trường tự do cao hơn thị trường LNH khoảng 100 đồng
T4-T9 TG trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180-18.500 VND/USD
Giai đoạn 2: Từ ngày 25/11 đến hết năm 2009
Sau khi NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt là có sự gópsức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau một giai đoạn đầy biến động: Tỷ giá bắt
đầu giảm về quanh mức 18.500 VND/USD Tuy nhiên các ngân hàng vẫn trong
trạng thái căng thẳng vốn ngoại tệ
Tóm lại, nguyên nhân khiến thị trường ngoại tệ căng thẳng:
Do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tâm lýgăm giữ ngoại tệ
Tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp vay bằngVND
Lãi suất VND sau khi được giảm trừ 4% và lãi suất cho vay ngoại tệ gầntương đương nhau, dẫn đến nhu cầu vay VND tăng
Không ít DN phải mua USD ở “chợ đen” với giá cao khiến việc quản lýcủa nhà nước gặp khó khăn
2.1.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá năm 2009
2.1.3.1 Công cụ Trực tiếp
- Can thiệp trực tiếp vào tỷ giá liên ngân hàng:
Từ ngày 23/3/2009: Biên độ tỷ giá được nới lỏng từ 3% lên 5% Tỷ giá mua bán giao ngay (SPOT) không được vượt quá biên độ 5% so với tỷ giá bình quân liên
Trang 30-ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày Từ ngày 26/11, NHNN raquyết định 2666/QĐ-NHNN, thu hẹp biên độ dao động tỷ giá từ ± 5% xuống ± 3%.
- Mua bán ngoại tệ
Cuối tháng 7, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán cho các ngân hàng có trạngthái ngoại hối âm Cứ mỗi đợt Ngân hàng Nhà nước bơm vốn ra, tỷ giá giảm nhẹnhưng sẽ tăng trở lại ngay sau đó nếu cung không thấm vào đâu so với cầu
- Biện pháp kết hối
“Toàn bộ quan điểm điều hành thị trường ngoại hối của Việt Nam trong năm
2009 đã được thống nhất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không thực hiện kết hốikhông chỉ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà không kết hối đối vớitất cả doanh nghiệp Việt Nam”
Quy định một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho ngânhàng theo thông tư 26/2009/TT-NHNN ngày 30/12/2009 để tăng cung ngoại tệ Tỷ
lệ kết hối theo các chuyên gia kinh tế có thể rơi vào khoảng 50%
2.1.3.2 Công cụ gián tiếp
- Lãi suất tái chiết khấu
Theo Quyết định số 173/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 1/2/2009) lãi suất táichiết khấu giảm từ 7,5%/năm xuống 6%/năm
Từ 1/2/2009 đến ngày 22/4/2009 lãi suất tái chiết khấu giảm từ 6% xuống còn5,0%
Lần điều chỉnh thứ 3, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm
Trang 31Ảnh hưởng của chính sách thuế quan: nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng làmcho cầu ngoại tệ tăng, làm cho nội tệ giảm giá và ngoại tệ lên giá dẫn đến việc tỷ giátăng.
- Giá cả
Việt Nam trợ giá cho hàng dệt may xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu bôngvải để giúp các công ty trong nước ứng phó với tình trạng nhu cầu sụt giảm Theoông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, nói rằng chính phủ dự trù
bù thêm cho các công ty 40 đồng cho mỗi đô la thu được từ xuất khẩu Đây là mộtlực đỡ quan trọng hỗ trợ cho xuất khẩu và đảm bảo cho các DN đạt được mục tiêuxuất khẩu trong năm 2009
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ
Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng
+ Với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng:
Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng thương mại
cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc
+ Với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên:
Các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc
Trang 32 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàngthương mại cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợptác là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Quyết định này có hiệu lực từ tháng 3/2009 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại
tệ đã được điều chỉnh giảm xuống, các ngân hàng sẽ cho vay USD được nhiều hơnnhằm làm dịu bớt tình trạng khan hiếm về ngoại tệ do tâm lý găm giữ trong dân cư,cung USD tăng, tỷ giá giảm và dần ổn định
- Lãi suất trần bằng ngoại tệ
Từ 3/4/2009 lãi suất tiền gửi ngoại tệ vượt dự trữ bắt buộc tại NHNN là
0,1%/năm Trong năm, mặt bằng lãi suất huy động USD của các ngân hàng phổ
biến ở mức từ 2 đến 3% Đến cuối tháng 6, Lãi suất thị trường liên ngân hàng tươngđối ổn định từ đầu năm đến nay; lãi suất huy động USD tối đa là 1,5%/năm, cho vay
là 3 – 5%/năm (giảm 2-3%/năm so với cuối năm 2008); lãi suất cơ bản và tái cấpvốn của NHNN là 7%/năm
Năm 2009, các ngân hàng quốc doanh vẫn giữ cam kết với Ngân hàng
Nhà nước là trần lãi suất huy động ngoại tệ là 1,5% và trần lãi suất cho vay tối
đa 3%/năm.
- Trạng thái ngoại tệ của các NHTM
Tuần từ 11/9/2009 đến 17/9/2009 NHNN công bố tính thanh khoản của thịtrường ngoại hối đã được cải thiện, các NHTM đã mua được ngoại tệ của kháchhàng
Tính đến ngày 12/10/2009 trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng vẫn được cảithiện Ngân hàng Nhà nước cho biết trạng thái ngoại tệ của hệ thống ngân hàngthương mại được cải thiện đáng kể, do doanh số mua bán với khách hàng, đặc biệt
là các tổ chức kinh tế tiếp tục tăng, khi Chính phủ nhắc lại yêu cầu buộc các doanhnghiệp này hỗ trợ nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng
Qui định về trạng thái ngoại tệ
1 Tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa cuối ngày không được vượt quá 30% vốn
tự có của tổ chức tín dụng