1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế vĩ mô nghiên cứu ứng dụng tại thị trường việt nam

30 413 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Khái niệm Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là trong đó, tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quyluật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của ngân h

Trang 1

Thành viên nhóm 2:

1 Bùi Trọng Hiếu (CH 260550) 2 Hoàng Thanh Hiều (CH 260552)

3 Trương Xuân Hiếu (CH 260131) 4 Bùi Việt Hoàng (CH 260555)

5 Đinh Duy Hoàng (CH 260556) 6 Đỗ Dương Hồng (CH 260558)

7 Đỗ Thế Hùng (CH 260562) 8 Lý Văn Hùng (CH 260563)

9 Nguyễn Đình Hùng (CH 260564) 10 Nguyễn Minh Hưng (CH 260567)

11 Nguyễn Thị Hường (CH 260571) 12 Nguyễn Quang Huy (CH 260573) (Nhóm

trưởng)

13 Chu Văn Kết (CH 260132) 14 Đỗ Thùy Linh (CH 260587)

15 Đào Thị Thanh loan (CH 260593) 16 Đoàn Tiến Mạnh (CH 260602)

Đề tài: Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế vĩ mô Nghiên cứu ứng dụng tại thị trường Việt Nam.

Các thành viên nhóm 2 xin phép được phân tích đề tài như sau:

I Chế độ tỷ giá và chính sách tỷ giá là gì?

1 Chế độ tỷ giá

1.1 Khái niệm chế độ tỷ giá

Về mặt lý thuật ngữ, chế độ tỷ giá ( exhange rate regime) còn gọi những tên khác nhau như:

Cơ chế tỷ giá (exchange rate mechanism) hay cấu trúc tỷ giá (exchange rate arrangement)

Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế vừa là công cụ của chính sách kinh tế của chính phủ Vì

là công cụ chính sách kinh tế nên tỷ giá chứa đựng những yếu tố chủ quan, chính vì vậy cácquốc gia luôn xây dựng những quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của riêng mình.Tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷgiá của quốc gia này

1.2 Phân loại chế độ tỷ giá

Theo mức độ can thiệp tăng dần của chính phủ, có 3 chế độ tỷ giá: Chế độ tỷ giá thả nổihoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, chế độ tỷ giá cố định

1.2.1 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

a Khái niệm

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là trong đó, tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quyluật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của ngân hàngtrung ương

b Đặc điểm

Trang 2

Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn có sự biến động của tỷ giá là không có giới hạn vàluôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

- Ngân hàng trung ương không có bất kì sự can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại tệ Tuynhiên ngân hàng trung ương vẫn có thể can thiệp gián tiếp vào thị trường ngaọi tệ bằng cáchtham gia mua bán ngoại tệ trên thị trường theo giá cả do thị trường quyết định với tư cách làmột nhà kinh doanh giao dịch bình thường

c Ưu điểm, nhược điểm chủa chế độ tỷ giá thả nổi

Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi:

- Dưới chế độ tỷ giá thả nổi, cán cân thanh toán sẽ tự cân bằng.Trong trường hợp tài khoảnvãng lai thâm hụt, đồng nội tệ giảm giá làm cho xuất khẩu tăng lên và nhập khẩu giảmxuống cho tới khi cán cân thanh toán trở về vị trí cân bằng Còn trong trường hợp ngược lại,khi tài khoản vãng lai thặng dư, đồng nội địa sẽ lên giá làm cho nhập khẩu tăng và xuất khẩugiảm xuống cho tới khi cán cân thanh toán trở về trạng thái cân bằng

- Nền kinh tế có thể chống lại những cú sốc giá cả từ bên ngoài Sự gia tăng của lạm phátnước ngoài sẽ khiến cho tỷ giá thay đổi phù hợp với quy luật ngang giá sức mua

Nhược điểm của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi:

- Tỷ giá thả nổi phụ thuộc vào sự biến động của cung và cầu ngoại tệ Do đó trên thị trườngnày có rất nhiều rủi ro Các nhà kinh doanh cũng như đầu tư sẽ gặp rủi ro do sự thay đổi tỷgiá Chính vì vậy nó gây ra tâm lý e ngại khi tiến hành kinh doanh cũng như đầu tư ở nhữngnước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi tự do

- Tỷ giá còn phụ thuộc vào dự đoán của các nhà đầu cơ về mức tỷ giá trong tương lai Đôikhi những dự tính của họ không phù hợp với viễn cảnh tương lai Vì vậy việc đầu cơ mộtcách ồ ạt có thể làm cho tỷ giá biến động mạnh, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các chínhsách kinh tế vĩ mô cũng như sự ổn định của nền kinh tế

1.2.2 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

a Khái niệm

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ, trong đó tỷ giá được biến động hàng ngày,nhưng ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối bằngcách mua vào hay bán ra đồng nội tệ nhằm tác động lên sự biến động của tỷ giá Hoạt độngcan thiệp của ngân hàng trung ương lên tỷ giá có tính chất tuỳ ý, tức không bắt buộc, khôngthông báo trước, và không đặt ra một mục tiêu cụ thể phải đạtu được

b Đặc điểm

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế

độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, nghĩa là ngân hàng trung ương không cam kết duy trì tỷ giá cốđịnhhay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm như tỷ giá cố định, đồng

Trang 3

thời sự biến động của tỷ giá cũng không phản ánh hoàn toàn quan hệ cung cầu của thịtrường như trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.

Ngân hàng trung ương công bố một biên độ biến động được phép hàng ngày đối với tỷ giá

và chỉ can thiệp vào thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng khi tỷ giá thịtrường có những biến động mạnh vượt quá biên độ cho phép

c Ưu điểm, nhược điểm

Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết:

- Khi tỷ giá hối đoái biến động bất thường sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh

tế Để tránh những cú sốc và tổn thất do tỷ giá hối đoái đem lại thì Ngân hàng trung ươngcần can thiệp điều tiết tỷ giá hối đoái Ngân hàng trung ương có thể can thiệp trực tiếp hoặcgián tiếp vào thị trường ngoại hối Tức là có thể tham gia vào thị trường ngoại hối, mua bánngoại tệ hoặc là sử dụng các công cụ cung cấp thông tin cần thiết và chuẩn xác cho thịtrường - Sự can thiệp tỷ giá hối đoái của Chính phủ giúp điều chỉnh nền kinh tế Ví dụ nhưtrong trường hợp cán cân thanh toán do khu vực sản xuất hàng hóa thương mại liên tục cóthặng dư quá lớn so với khu vực sản xuất hàng hóa phi thương mại, sẽ khiến cho đồng nội tệtăng giá Việc này dẫn đến lao động di chuyển từ khu vực sản xuất thương mại sang khu vựcsản xuất hàng hóa phi thương mại, làm cho thất nghiệp tạm thời sẽ tăng lên Trong tình hìnhnày, Nhà nước có thể can thiệp làm giảm bớt sự lên giá của đồng nội tệ

Nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết:

- Để việc can thiệp của Nhà nước vào thị trường có hiệu quả thì bản thân nhà nước phải có

uy tín đối với thi trường vầ phải có lượng dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để có thể can thiệp, bình

Trang 4

Tỷ gía được ngân hàng trung ương cam kết cố định trong một biên độ hẹp ( thường từ 2% 5%), không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường ngaoị hối Do mỗi đồng tiền củaquốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể đượcthả nổi với đồng tiền này nhưng lại được cố định với các đồng tiền khác.

-c Ưu điểm, nhược điểm của chế độ tỷ giá cố định

Ưu điểm của chế độ tỷ giá cố định:

- Do tỷ giá là cố định nên hiện tượg đầu cơ không tồn tại, không gây bất ổn đối với nền kinh

tế

- Cùng với việc cam kết cố định tỷ giá, Chính phủ sẽ phải đề ra những chính sách vĩ mô hợp

lý nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái Việc này sẽ giúp tránh được tình trạng phágiá cạnh tranh, đồng thời tạo một môi trường kinh doanh ổn định cho thương mại và đầu tưquốc tế - Việc cố định tỷ giá hối đoái còn giúp cho các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tếtránh được những rủi ro về sự thay đổi tỷ giá Do đó hiệu quả kinh doanh sẽ tăng lên, góp

phần thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế * Nhược điểm của chế độ tỷ giá cố định:

- Chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa vì phải kìm giữ tỷ giá ở mức cam kết

- Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, nếu đồng tiền nội địa được định giá quá thấp thì sức

ép về tăng giá sẽ làm cho dự trữ ngoại tệ xụt giảm Nếu đồng nội địa được định giá quá cao,sức ép giảm giá sẽ khiến cho dự trữ ngoại tệ tăng

b Mục tiêu

Trong nền kinh tế mở động cơ hoạch định chính sách là những mục tiêu cân đối bên trong

và bên ngoài Trong khi đó tỷ giá hối đoái lại là một yếu tố có khả năng ảnh hưởng trực tiếpđến những cân đối này nên việc hoạch định những chính sách tỷ giá phải trực tiếp nhắm đếnhai mục tiêu này

Trang 5

Trên đây là hai nhóm mục tiêu cơ bản mà chính sách tỷ giá cuối cùng phải hướng đến Tuynhiên trong giai đoạn nhất định nào đó , chính sách tỷ giá cũng có thêm những mục tiêu cụthể như : thường xuyên xác lập và duy trì mức tỷ giá cân bằng , duy trì và bảo vệ giá trịđồng nội tệ, tiến tới thực hiện đầy đủ chức năng của đồng tiền ( bao gồm việc thực hiện khảnăng chuyển đổi của đồng tiền) ,gia tăng dự trữ ngoại tệ

Bây giờ sẽ lần lượt xem xét hai mục tiêu : cân bằng nội và cân bằng ngoại

Mục tiêu cân bằng nội : Là trạng thái ở đó các nguồn lực của một quốc gia được sử dụng

đầy đủ, thể hiện ở sự toàn dụng nhân công và mức giá cả ổn định Mức giá biến động bấtngờ có tác động xấu đến các khoản tín dụng và đầu tư Chính phủ cần ngăn chặn các đợt lênhay xuống phát triển đột ngột của tổng cầu để duy trì một mức giá cả ổn định, có thể dự kiếntrước được Vì vậy, tỷ giá hối đoái được xem như là một công cụ đắc lực, hỗ trợ hiệu quảcho Chính phủ trong việc điều chỉnh giá cả, đặc biệt là trong nền kinh tế, xu thế hội nhậpquốc tế như hiện nay

Mục tiêu cân bằng ngoại : Khái niệm "cân bằng ngoại" khó xác định hơn nhiều so với

"cân bằng nội", nó chủ yếu là sự cân đối trong "tài khoản vãng lai" Trên thực tế người takhông thể xác định được "tài khoản vãng lai" nên cân bằng, thâm hụt hay thặng dư baonhiêu chỉ có thể thống nhất rằng: không nên có một sự thâm hụt hay thặng dư quá lớn màthôi Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia mà Chính phủ phải

có cách để điều chỉnh tỷ giá hối đoái của họ cho phù hợp, hiệu quả, chủ yếu tác động vàocác hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư xuyên quốc gia

c Các công cụ của chính sách tỷ giá

Phương pháp lãi suất chiết khấu : Đây là phương pháp thường sử dụng để điều chỉnh tỷ giá

hối đoái trên thị trường.Với phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái đạt đén mức báo động cầnphải can thiệp thì NHTƯ nâng cao lãi suất chiết khấu Do lãi suất chiết khấu tăng nên lãisuất trên thị trường cũng tăng lên Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽdồn vào để thu lãi suất cao hơn Nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu về ngoại tệ sẽ bớt đi ,làm cho tỷ giá không có cơ hội tăng nữa Lãi suất do quan hệ cung cầu của vốn vay quyếtđịnh Còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về ngoại tệ quyết định Điều này có nghĩa lànhững yếu tố để hình thành tỷ giá và lãi suất là không giống nhau , do vậy mà biến động củalãi suất không nhất thiết kéo theo sự biến động của tỷ giá

Các nghiệp vụ của thị trường hối đoái : Thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ điều

chỉnh tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp quan trọng nhất của nhà nước để giữvững ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia Đây là biện pháp trực tiếp tác động vào tỷgiá hối đoái Việc mua bán ngoại tệ được thực hiện trên nguyên tắc diễn biến giá cả ngoại tệ

Trang 6

trên thị trường và ý đồ can thiệp mang tính chất chủ quan của nhà nước Việc can thiệp nàyphải là hành động có cân nhắc, tính toán những nhân tố thực tại cũng như chiều hướng pháttriển trong tương lai của kinh tế, thị trường tiền tệ và giá cả.

Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái : Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái thường

là : phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia Khi ngoại tệ vào nhiều,thì sử dụng quỹnày để mua nhằm hạn chế mức độ mất giá của đồng ngoại tệ Ngược lại , trong trường hợpvốn vay chạy ra nước ngoài quỹ bình ổn hối đoái tung ngoại tệ ra bán và tiếp tục mua cáctrái khoán đã phát hành để ngăn chặn giá ngoại tệ tăng Theo phương pháp này , khi cán cânthanh toán quốc tế bị thâm hụt , quỹ bình ổn hối đoái sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ về đểcân bằng cán cân thanh toán , khi ngoại tệ và nhiều , quỹ sẽ tung vàng ra bán thu về đồngtiền quốc gia để thu ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái

II Vai trò của Chính phủ trong điều hành tỷ giá hối đoái

Ngân hàng Trung ương (NHTW) được biết đến như là một cơ quan vận hành đảm bảo sự ổnđịnh tiền tệ và điều tiết thị trường tiền Sự ổn định ở đây được xét trên khía cạnh ổn định củagiá cả trong nước, tỷ giá và của hệ thống thanh toán Thông thường NHTW sẽ thực hiện vaitrò của mình thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, người cho vay cuối cùng và hoạtđộng thanh tra, giám sát, điều tiết hoạt động ngân hàng Đối với việc điều hành tỷ giá hốiđoái, vai trò của Chính phủ được thể hiện ở những khía cạnh sau:

1 Vai trò của Chính phủ gắn liền với chế độ tỷ giá áp dụng:

1.1 Vai trò của Chính phủ trong chế độ tỷ giá thả nổi

Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, NHTW không can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giáthông qua hoạt động mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối NHTW đểcho tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do bởi quy uật cung cầu trên thị trường ngoại hối, cụthể như sau:

- Trường hợp cầu ngoại hối tăng

Trang 7

Theo đồ thị, trạng thái tỷ giá cân bằng ban đầu được xác định bởi điểm giao nhau giữađường cầu D0 và đường cung S0 ở mức tỷ giá cân bằng E0 Do cầu ngoại hối tăng làm dịchchuyển đường cầu sang phải từ D0 đến D1.

Tại mức tỷ giá ban đầu E0:

Cung USD là Q0, Cầu USD là Q*; Q0<Q*, tức Cầu > Cung, làm cho tỷ giá chịu áp lực tăng

Vì đây là chế độ tỷ giá thả nổi nên tỷ giá tự động tăng từ E0 đến E1

Tại mức tỷ giá E1 (E1>E0):

Do E1>E0 làm cho Cung USD tăng lên từ Q0 đến Q1 và Cầu USD giảm từ Q* xuống Q1,khiến cho Cung Cầu bằng nhau và thị trường trở lên cân bằng ở trạng thái mới là (E1,Q1).Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi, cầu tăng làm cho:

+ Tỷ giá tăng, tức ngoại tệ lên giá, còn nội tệ thì giảm giá

+ Khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tăng

- Trường hợp cung ngoại hối tăng.

Trang 8

Trên đồ thị, trạng thái tỷ giá cân bằng ban đầu được xác định bởi điểm giao nhau giữađường cầu D0 và đường cung S0 ở mức tỷ giá cân bằng E0 Cung ngoại hối tăng làm dịchchuyển đường cung sang phải từ S0 đến S1.

Tại mức tỷ giá ban đầu E0:

Cầu USD là Q0, Cung USD là Q*; Q0<Q*, tức Cung > Cầu, làm cho tỷ chịu áp lực giảm Vìđây là chế độ tỷ giá thả nổi, nên tỷ giá tự động giảm từ E0 đến E1

Tại mức tỷ giá E1 (E1<E0):

Do E1<E0 làm cho Cầu USD tăng từ Q0 lên Q1 và Cung USD giảm từ Q* xuống Q1, khiếncho Cung Cầu bằng nhau và thị trường trở nên cân bằng ở trạng thái mới là (E1,Q1)

Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi, cung tăng làm cho:

+ Tỷ giá giảm, tức ngoại tệ giảm giá, còn nội thệ thì lên giá

+ Khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tăng

Quy phân tích cho thấy, bản chất của chế độ tỷ giá thả nổi là việc tỷ giá tự điều chỉnh đẻphản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, do đó vai trò củaNHTW trên thị trường ngoại hối là hoàn toàn trung lập

1.2 Vai trò của Chính phủ trong chế độ tỷ giá cố định

Trang 9

Giả sử tại thời điểm xuất phát, NHTW ấn định tỷ giá cố định ECR (gọi là tỷ giá trung tâm) ởmức cân bằng của thị trường tại thời điểm giao nhau của đường cung S0 và đường cầu D0.Giả định NHTW không quy định biên độ dao động xung quanh tỷ giá trung tâm Vai trò củaNHTW trong chế độ tỷ giá cố định khi các lực lượng cung cấp trên thị trường ngoại hối thayđổi như sau:

- Trường hợp cầu ngoại hối tăng

Khi cầu ngoại hối tăng làm dịch chuyển đường cầu sang phải từ D0 đến D1; cầu USD tăngtạo áp lực nâng giá USD từ ECR lên E* (tức tạo áp lực phá giá VND) Để duy trì tỷ giá cóđịnh (tránh phá giá VND), NHTW phải can thiệp lên thị trường ngoại hối bằng cách bán ramột lượng USD bằng khoảng cách Q0Q1 để mua VND vào Hành động can thiệp của NHTWlàm dịch chuyển đường cung USD từ S0 đến SIN Hư vậy, thông qua can thiệp, NHTW đãthỏa mãn toàn bộ lượng cầu USD phụ trội so với cung, do đó tỷ giá vẫn được guy trì khôngđổi ở mức ECR, bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối quốc tế bằng USD của Việt Nam giảmxuống

- Trường hợp cung ngoại hối tăng

Trang 10

Khi cung ngoại hối tăng làm dịch chuyển đường cung sang phải từ S0 đến S1; cung USDtăng tạo áp lực phá giá USD từ ECK xuống E* (tức tạo áp lực nâng giá VND) Để duy trì tỷgiá cố định (tránh phải nâng giá VND), NHTW phải can thiệp trên thị trường ngoại hối bằngcách mua vào một lượng USD bằng khoảng cách Q0Q1 để bán VND ra Hành động can thiệpcủa NHTW làm dịch chuyển đường cung USD từ D0 đến DIN Như vậy, thông qua can thiệp,NHTW đã hấp thụ toàn bộ lượng cung USD phụ trội, do đó tỷ giá vẫn được duy trì khôngđổi ở mức ECR, bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối quốc tế bằng USD của Việt Nam tăng lên.Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, khi các lực lượng thị trường làm cho đường cung vàđường cầu ngoại hối dịch chuyển, làm cho dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi Điều này

là khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, khi đường cung và đường cầu dịch chuyển, làmcho tỷ giá thay đổi chứ không phải dự trữ ngoại hối của NHTW

Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW phải duy trì một lượng dự trữ ngoại hối nhất định đểtiến hành can thiệp nhằm duy trì tỷ giá cố định Khác với chế độ tỷ giá thả nổi, trong chế độ

tỷ giá cố định, NHTW là người can thiệp để duy trì tỷ giá trung tâm trên thị trường

1.3 Vai trò của Chính phủ trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, tỷ giá không cố định mà cũng không tự do biếnđộng hoàn toàn Một mặt, tỷ giá được hình thành và biến động theo các lực lượng thị trường,

Trang 11

mặt khác, NHTW tích cực can thiệp để giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, hoặc để tỷgiá biến động trong một biên độ nhất định Biểu diễn bằng sơ đồ sau:

- Trường hợp cầu tăng quá mức

Tỷ giá ban đầu trước khi cầu tăng ở mức E0, sau khi cầu tăng từ D đến D’, tỷ giá thị trường(không có can thiệp) tăng mạnh đến mức EM, cao hơn rất nhiều so với E0 Để giảm sự biếnđộng của tỷ giá, NHTW tiến hành can thiệp, bằng cách bán một phần ngoại tệ trên thị trườngngoại hối làm dịch chuyển đường cung từ S đến S’, đồng thời giảm dự trữ ngoại hối Cungtăng làm cho tỷ giá giảm xuống từ EM đến EIN

Trang 12

Tóm lại, trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, khi cầu tăng thì:

+ Tỷ giá tăng, nhưng do có can thiệp nên tỷ giá chỉ tăng ở mức vừa phải từ E0 đến EIN; trongkhi đó, nếu là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì tỷ giá tăng đến mức EM để điều tiết cungcầu

+ Do có can thiệp chỉ một phần, nên tỷ giá không giảm từ EM xuống đến E0 mà chỉ giámxuống EIN, dự trữ ngoại hối giảm

+ Như vậy, vai trò của thị trường được thể hiện bởi tỷ giá tăng từ E0 đến EIN, còn vai trò canthiệp của NHTW được thể hiện bởi tỷ giá giảm từ EM xuống EIN

- Trường hợp cung tăng quá mức

Tỷ giá ban đầu trước khi cung tăng ở mức E0 Sau khi cung tăng từ S đến S’, tỷ giá thịtrường (không có can thiệp) giảm mạnh xuống mức EM, thấp hơn rất nhiều so với E0 Đểgiảm sự biến động của tỷ giá, NHTW tiến hành can thiệp bằng cách mua một phần ngoại tệ

dư thừa trên thị trường ngoại hối, làm dịch chuyển đường cầu từ D đến D’, đồng thời tăng

dự trữ ngoại hối Cầu tăng làm cho tỷ giá tăng lên từ EM đến EIN

Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, khi cung tăng thì:

+ Tỷ giá giảm, nhưng do có sự can thiệp nên tỷ giá chỉ giảm ở mức vừa phải từ E0 xuốngEIN; trong khi đó, nếu là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì tỷ giá giảm xuống đến mức EM đểđiều tiết cung cầu

Trang 13

+ Do có can thiệp chỉ một phần, nên tỷ giá không tăng từ EM lên E0, mà chỉ tăng đến EIN, dựtrữ ngoại hối tăng.

+ Vai trò thị trường thể hiện bởi tỷ giá giảm từ E0 xuống EIN, còn vai trò của NHTW đượcthể hiện bởi tỷ giá tăng từ EM đến EIN

Theo tình hình, chính sách của quốc gia mình, Chính phủ lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợpcăn cứ 3 mục tiêu sau:

- Ổn định tỷ giá: nhằm tạo thuận lợi cho các giao dịch kinh tế quốc tế, thương mại

- Hội nhập tài chính quốc tế: xóa bỏ dần các rào cản, làm cho dòng lưu chuyển vốn thuận lợihơn, thu hút đầu tư và tài trợ; từ đó tối ưu hóa năng lực sản xuất nội địa và giải phóng toàn

bộ năng lực của lực lượng sản xuất

- Độc lập về tiền tệ: chính phủ có quyền tự quyết trong chính sách tiền tệ, có thể kiểm soátcủa đất nước mình

Trong các chế độ tỷ giá thì chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước được đa sốquốc gia lựa chọn trong đó có Việt Nam Theo cơ chế này, hàng ngày Ngân hàng Nhà nướccông bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng ngày hôm trước làm cơ sở

để các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá giao dịch trong ngày xoay quanh biên độ doNHNN công bố trong từng thời kỳ

Như vậy, chế độ tỷ giá này sẽ có sự can thiệp của NHNN nhằm hạn chế những biến độngmạnh của tỷ giá hối đoái như quy định biên độ giao dịch giữa đồng Việt Nam và USD, duytrì tỷ giá USD ở mức mục tiêu nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với các hoạt độngkinh doanh quốc tế Chế độ tỷ giá này vừa đảm bảo ổn định tỷ giá, tạo điều kiện thuận lợicho các DN hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đảm bảo được tính linh hoạt và tiên liệuđược

2 Vai trò của Chính phủ gắn với việc điều hành chính sách tỷ giá:

Chính sách tỷ giá là một trong những chính sách kinh tế có tác động thúc đẩy tăng trưởngkinh tế thông qua tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, hỗ trợ xuấtkhẩu - một cấu thành quan trọng của tăng trưởng kinh tế Để điều hành chính sách tỷ giánhằm đạt được những mục tiêu kinh tế nhất định thì Chính phủ phải dử dụng các biện phápnhất định để can thiệp Tùy theo tính chất tác động lên tỷ giá là trực tiếp hay giám tiếp màcác biện pháp này được chia thành hai nhóm sau:

II.1 Nhóm biện pháp trực tiếp:

- Phá giá tiền tệ: Trong chế độ tỷ giá cố định, phá giá tiền tệ là việc Chính phủ đánh tụt giáđồng nội tệ so với các ngoại tệ Bieeruu Biểu hiện của pháp giá tiền tệ là tỷ giá được điều

Trang 14

chỉnh tăng so với mức mà Chính phủ đã cam kết duy trì Tỷ giá tăng làm cho nội tệ giảm giánên gọi là phá giá.

Chính phủ phá giá nội tệ trong các trường hợp sau:

+ Phá giá chú động: Do giá cả hàng hóa và tiền lương cứng nên khi điều chỉnh tỷ giá tăngđột ngột, tức phá giá tiền tệ sẽ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kíchthích tăng xuất khẩu; ngược lại, phá giá tiền tệ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằngnội tệ tăng,làm giảm nhập khẩu, kết quả là cán cân thương mại được cải thiện, tạo công ănviệc làm, kích thích sản xuất trong nước, tăng được dự trữ quốc gia

+ Phá giá bị động: Trong trường hợp đồng nội tệ được định giá quá ao, làm mất cân đốicung cầu trên thị trường ngoại hối, NHTW tiến hành can thiệp làm cho dự trữ ngoại hối cạnkiệt Để cung cầu cân bằng và dự trữ ngoại hối không giảm nữa, Chính phủ buộc phải phápgiá tiền tệ Phá giá bị động thường xảy ra khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cânthương mại

- Nâng giá tiền tệ: Trong chế độ tỷ giá có định, nâng giá tiền tệ là việc Chính phủ tăng giáđồng nội tệ so với các ngoại tệ Biểu hiện của nâng giá tiền tệ là tỷ giá được điều chỉnh giảm

so với mức mà Chính phủ cam kết duy trì Tỷ ía giảm làm cho nội tệ tăng giá nên gọi là tănggiá

- Hoạt động mua bán của NHTW trên thị trường ngoại hối: là việc NHTW tiến hành muabán nội tệ với ngoại tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay tácđộng làm cho tỷ giá biên động tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷgiá thả nổi hay thả nổi có điều tiết) Để tiến hành can thiệp, buộc NHTW phải có một lượng

dự trữ ngoại hối nhất định Hơn nữa, các hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo rahiệu ứng thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông, có thể tạo rấp lực lạm phát hay thiểu phátkhông mong muốn cho nền kinh tế, chính vì vậy, đi kèm theo hoạt động can thiệp trực tiếp,NHTW thường phải sử dụng thêm một nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cunghay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông

- Biện pháp kết nối: là việc Chính phủ quy định đối với các thể nhân và pháp nhân có nguồnthu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức đượcphép kinh doanh ngoại hối Biện pháp kết nối được áp dụng trong những thời kỳ khan hiếmngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối, nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đáp ứngnhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải pháp giá nội tệ

- Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại

tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm mua ngoại tệ Tất cả

Trang 15

các biện pháp này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữcho tỷ giá ổn định.

II.2 Nhóm biện pháp gián tiếp:

- Các biện pháp phổ biến: như lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả,… Trong

số các công cụ gián tiếp thì công cụ lãi suất tái chiết khấu thường được sử dụng nhiều nhất

và tỏ ra hiệu quả nhất

+ Lãi suất tái chiết khấu: Với các yếu tố khác không thay đổi, khi NHTW tăng mức lãisuất tái chiết khấu sẽ làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, từ đó làm tăng hấp dẫn các luồngvốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá Khi lãi suất chiết khấu giảm sẽ có tác dụngngược chiều

Thuế quan: Thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, từ đó làm cho cầu ngoại

tệ giảm, kết quả là làm cho nội tệ lên giá Khi thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại

Hạn ngạch: Hạn ngạch có tác dụng làm cho hạn chế nhập khẩu, do đó tác dụng lên tỷ giágiống như thuế quan cao Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tácdụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp

Giá cả: Thông qua hệ thống giá cả, Chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuấtkhẩu chiến lược hoặc đâng trong giai đoạn đầu sản xuất trợ giá xuất khẩu làm cho khốilượng xuất tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá Chính phủ cũng có thể bùgiá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu; bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm chonội tệ giảm giá

Các biện pháp cá nhiệt như: điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định lãisuất trần thấp đối với tiền gửi bằng ngoại tệ và quy định trạng thái ngoại tệ đối với các ngânhàng thương mại

Hiện nay, chính sách tỷ giá được Chính phủ sử dụng linh hoạt để đảm bảo thị trường ngoạihối ổn định, hạn chế đô la hóa Việc sử dụng linh hoạt được hiểu là có thể thay đổi tăng,giảm cho phù hợp với tình hình kinh tế từng thời kỳ Tuy nhiên khi sử dụng chính sách tỷ

Ngày đăng: 05/11/2017, 11:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Quỹ dự trữ bình ổn hối đoá i: Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái thường - Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế vĩ mô  nghiên cứu ứng dụng tại thị trường việt nam
u ỹ dự trữ bình ổn hối đoá i: Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái thường (Trang 6)
Việc thay đổi tỷ giá ảnh hưởng đầu tiên tới Cán cân thương mại (tỉnh hình xuất nhập khẩu) và Hoạt động Đầu tư của các Doanh nghiệp - Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế vĩ mô  nghiên cứu ứng dụng tại thị trường việt nam
i ệc thay đổi tỷ giá ảnh hưởng đầu tiên tới Cán cân thương mại (tỉnh hình xuất nhập khẩu) và Hoạt động Đầu tư của các Doanh nghiệp (Trang 19)
(Bảng 1.3.2) - Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế vĩ mô  nghiên cứu ứng dụng tại thị trường việt nam
Bảng 1.3.2 (Trang 20)
(ii) Thị trường không còn tâm lý đồn đoán về điều chỉnh tỷ giá, điều thường định hình như một điểm hẹn những năm trước, đặc biệt quãng cuối tháng 6;  - Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế vĩ mô  nghiên cứu ứng dụng tại thị trường việt nam
ii Thị trường không còn tâm lý đồn đoán về điều chỉnh tỷ giá, điều thường định hình như một điểm hẹn những năm trước, đặc biệt quãng cuối tháng 6; (Trang 26)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w