Tháng đầu năm 2016 chứng kiến tỷ giá USD/VND khá ổn định Tỷ giá bán ra tạ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế vĩ mô nghiên cứu ứng dụng tại thị trường việt nam (Trang 26 - 30)

IV. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VẦ TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

9 tháng đầu năm 2016 chứng kiến tỷ giá USD/VND khá ổn định Tỷ giá bán ra tạ

nhiều NHTM ít biến động và phổ biến vào khoảng 1 USD = 22.330 - 22.350 đồng. Các chuyên gia kinh tế đề cập tới 05 nguyên nhân chính như sau:

(i) Cơ chế tỷ giá trung tâm mà NHNN áp dụng từ đầu năm 2016 đã tạo bộ giảm chấn cho thị trường trong nước trước những tác động lớn từ bên ngoài;

(ii) Thị trường không còn tâm lý đồn đoán về điều chỉnh tỷ giá, điều thường định hình như một điểm hẹn những năm trước, đặc biệt quãng cuối tháng 6;

(iv) Mức độ phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu trở nên mờ nhạt, gần như không thể hiện trong sự ổn định 9 tháng đầu năm;

Sự ổn định kéo dài của tỷ giá USD/VND phản ánh một phần bộ mặt của kinh tế vĩ mô

Bước sang quý 4, đặc biệt là từ tháng 11, với áp lực từ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

với phần thắng thuộc về ứng viên Donald Trump, FED tăng lãi suất trong tháng 12 và đi kèm lộ trình tăng lãi suất mạnh hơn trong năm 2017, dẫn tới giá USD tăng trên thị trường thế giới. Kể từ giữa tháng 8, tỷ giá tham chiếu trung tâm liên tục được NHNN điều chỉnh tăng dần, đến cuối tháng 12, được niêm yết ở mức 1 USD = 22.155 đồng, tăng khoảng 1,2%

so với cuối năm 2015. Ngoài ra, yếu tố mùa vụ thanh toán, tỷ giá tại hệ thống NHTM liên tục tăng và đến cuối tháng 12, phổ biến ở mức 1 USD = 22.790 - 22.800 đồng, tăng khoảng 1,1% so với cuối năm 2015.

Những ngày đầu năm 2017, thay vì áp lực đi lên như mọi năm thì qua 3 tuần đầu năm,

tỷ giá chính thức của ngân hàng đã giảm gần 1% từ 22.790 đồng xuống 22.600 đồng, trong khi giá USD ngoài thị trường chợ đen giảm đến hơn 2%, từ mức 23.400 đồng xuống còn 22.700 đồng đổi 1 USD. Ngay sau đó, tỷ giá USD/VND trên thị trường ngân hàng ghi nhận nhiều phiên giao dịch tăng vọt. Có thời điểm, giá USD bán ra của một số NHTM vọt lên mức 22.880 VND, sát với trần biên độ của NHNN. Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng mạnh đầu năm xuất phát từ nguyên nhân do nhập siêu trong 2 tháng là 46 triệu USD, trong khi đó cùng kỳ các năm trước, cán cân thương mại thường xuất siêu. Dữ liệu thống kê cho thấy, cùng kỳ năm 2016, 2015, 2014, 2013, xuất siêu lần lượt: 865 triệu USD; 61 triệu USD, 244 triệu USD và 1,67 tỷ USD.

Ngày 15/3/2017, Fed nâng lãi suất lần thứ 3 lên mức 0,75% - 1%, tuy nhiên, tỷ giá

USD/VND đang có xu hướng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Tại thời điểm ngày 24/3, tỷ giá đang giữ ở mức 22.789 giảm 39 điểm so với mức 22.828 của ngày 15/3. Có thể nhận thấy, thị trường không có cú sốc đối với quyết định này của Fed. Những kỳ vọng về thay đổi tỷ giá có thể đã phản ánh vào trong quá trình tăng tỷ giá từ trước đó. Và so với cuối năm 2016, tỷ giá USD/VND vẫn khá ổn định; giá USD bán ra của các NHTM hiện mới chỉ tăng khoảng 0,26%; tỷ giá trung tâm do NHNN cũng mới chỉ tăng 0,39%, tính đến ngày 6/3.

Diễn biến tỷ giá USD/VND trong quý III cũng như 9 tháng đầu năm 2017 cho thấy sự biến động trái chiều giữa tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố và tỷ giá giao dịch thực tế tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Theo quan sát của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tỷ giá trung tâm đã liên tục được NHNN điều chỉnh, tuy mức độ tăng qua từng phiên không quá lớn. Tính chung trong 3 quý đầu năm, tỷ giá trung

tâm tăng 1,4% so với thời điểm cuối năm 2016. Trong khi đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng lại gần như không có thay đổi so với thời điểm đầu năm.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết từ đầu năm đến nay, dự trữ ngoại hối tiếp tục gia tăng, tính đến hết tháng 9, dự trữ ngoại hối đạt 45 tỷ USD, tăng thêm 6 tỷ USD so với cuối năm 2016. Đây là một điều quan trọng giúp NHNN ổn định được tỷ giá VND/USD.

Theo các chuyên gia, để đạt được những con số ấn tượng trên không thể không ghi nhận vai trò điều hành của NHNN. Cơ chế điều hành tỷ giá mới với tỷ giá trung tâm được công

bố hàng ngày, có tăng – có giảm, đã giảm thiểu được tâm lý đầu cơ găm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc lãi suất huy động USD được giảm về còn 0% trong thời gian qua cũng góp phần thúc đẩy người dân chuyển qua nắm giữ tiền đồng do có lợi hơn.

Diễn biến trên thị trường cũng cho thấy rõ điều này khi mà mặc dù đồng USD trên thị trường thế giới có xu hướng tăng giá trở lại nhờ kỳ vọng Fed sẽ tăng tiếp lãi suất vào tháng 12 tới, song tỷ giá trên thị trường trong nước vẫn rất ổn định, thậm chí còn có xu hướng giảm nhẹ.

Theo Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến ngày 22/9/2017, tỷ giá trung tâm ở mức 22.450, tăng 1,32% so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ giá ngân hàng thương mại giảm 1,64% so với đầu năm.

Đặc biệt, ngày 10/10 vừa qua, NHNN đã quyết định giảm giá mua vào USD. Cụ thể, theo biểu niêm yết vừa công bố, mức giá mua vào USD của Sở Giao dịch NHNN áp dụng là 22.720 VND, giảm 5 VND so với mức áp dụng kể từ cuối tháng 6/2017 đến nay; giá bán vẫn thấp hơn mức trần một bước 20 VND, với 23.121 VND.

Các ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh giảm. Cụ thể, Ngân hàng Sacombank cũng giảm nhẹ 2 đồng tỷ giá xuống mức 22.685 – 22.766 đồng/USD…

Quyết định này của NHNN khiến thị trường bất ngờ, bởi đây là lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam bắt đầu áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2016, nhà điều hành chính sách tiền tệ có quyết định giảm giá mua vào USD. Đặc biệt, đây lại là giai đoạn cuối năm, thường thanh khoản USD có hướng căng thẳng

Kết luận: Diễn biến tỷ giá VND/USD thời gian qua đã cho thấy rõ những thành công,

những kết quả đạt được về cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm của NHNN Việt Nam. Cục thể, tỷ giá ổn định, tác động tích cực đến cán cân thương mại. Cơ chế điều hành tỷ giá nói trên

của NHNN cũng vẫn khuyến khích người dân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, hạn chế tình trạng đô la hóa, tránh rủi ro tỷ giá cho các khoản vay nước ngoài. Trong điều hành lãi suất USD và điều hành tỷ giá, NHNN đã chủ động kết hợp với điều chỉnh lãi suất nội tệ trên thị trường liên ngân hàng hợp lý, mua bán ngoại tệ can thiệp thị trường, ban hành các quy định nhằm ngăn chặn tình trạng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ.

Các quy định quản lý ngoại hối, quản lý vay nợ nước ngoài, kiểm soát các luồng ngoại tệ chuyển ra và chuyển vào được thực hiện chặt chẽ, theo hướng hạn chế tình trạng đô la hóa và thực hiện mục tiêu điều hàn tỷ giá đã đề ra, phù hợp dần với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, tạo điều kiện cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước, rút vốn, đầu tư trên thị trường chứng khoán,… góp phần kiểm soát, hạn chế tới mức tối đa hoạt động thao túng của các quỹ đầu tư nước ngoài, các tập đoàn tài chính quốc tế đến sự phát triển ổn định của thị trường tài chính Việt Nam.

Trên đây là bài phân tích về Đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu ứng dụng tại thị trường Việt Nam”. Do hạn chế trong quá trình tìm hiểu và tập hợp số liệu, bài phân tích còn nhiều đánh giá chủ quan và thiếu sót. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ đóng góp phần nào vào chương trình học và kiến thức bộ môn!Đối với các lĩnh vực sản suất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước thì khi tỷ giá tăng, sự tăng giá hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này giúp phát triển sản suất từ đó tạo thêm công ăn việc làm giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên và ngược lại.

1.1. Chính sách tỷ giá ảnh hưởng đến đầu tư

Đầu tư trực tiếp: Tỷ giá tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư

hoặc góp vốn liên doanh. Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sản suất được đưa vào nước sở tại thường được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức. Bên cạnh đó tỷ giá còn có tác động tới chi phí sản suất và hiệu quả các hoạt động đầu tư nước ngoài. Do đó sự thay đổi TGHĐ có ảnh hưởng nhất định tới hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc quyết định có đầu tư vào nước sở tại hay không.

Đầu tư gián tiếp: là loại hình đầu tư thông qua hoạt động tín dụng quốc tế cũng như việc

Trong một thế giới có sự luân chuyển vốn quốc tế tự do khi TGHĐ tăng tổng lợi tức từ khoản vay bằng ngoại tệ lớn hơn lãi suất trong nước sẽ xảy ra hiện tượng luồng vốn chảy ra nước ngoài và ngược lại tỷ giá giảm luồng vốn sẽ đổ vào trong nước.

Như vậy muốn tạo môi trường đầu tư ổn định nhằm phát triển kinh tế đòi hỏi các quốc gia xây dựng và điều chỉnh một chính sách tỷ giá ổn định hợp lý giảm mức độ rủi ro trong lĩnh vực đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế vĩ mô nghiên cứu ứng dụng tại thị trường việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w