Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
30,79 KB
Nội dung
Môn học : KINH TẾ VĨ MÔ QUỐC TẾ Họ và tên : Nguyễn Thị Thùy Dung Chuyên ngành : Kinh tế học Hệ : Sau đại học Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân Đề bài: Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2011: Thành công, thất bại và một số khuyến nghị. Bài làm: Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác. Sự hình thành TGHĐ là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng nhìn chung, có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá. Đó là mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, độ lệch về lãi suất và lạm phát giữa các nước. Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguốn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định, nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước là yếu tố thứ hai ảnh huờng đến TGHĐ. Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, TGHĐ sẽ giảm xuống. Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại. Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền PPP. Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại. Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy. Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền… Nhìn chung, TGHĐ biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta cần phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể. TGHĐ chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế. Sự biến động của TGHĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá cả. Dựa trên TGHĐ, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác. Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Chúng ta hãy cùng xem xét tình huống sau. Chẳng hạn khi TGHĐ tăng, đồng nội tệ mất giá. Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch cụ đó giữ ở mức ổn định trên thị trường nội địa. Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của nước đó. Khi TGHĐ tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định. Chính vì vậy mà một số nước sử dụng chinh sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu. Ngoài ra, TGHĐ tăng hay giảm còn có ảnh hường không nhỏ tới dòng vốn ngoại tệ lưu chuyển giữa các nước tức tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá trong năm 2011 như thế nào? Kết quả ra sao và kinh nghiệm rút ra là gì? 1. Bối cảnh: Ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNH) đã có một quyết định tương đối bất ngờ là điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng khá cao so với những lần điều chỉnh khác, tăng 9,3% đồng thời giảm biên độ giao động từ (+/-3%) xuống còn (+/-1%). Nguyên nhân của lần điều chỉnh này là do: • Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát hai con số và có xu hướng tăng cao trở lại, lạm phát tháng 01/2011 đã ở mức 1,74% • Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh (từ 45% GDP năm 2008 lên gần 60% GDP vào năm 2011) là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới đây • Dự trữ ngoại tệ của nước ta giảm xuống mức thấp đáng báo động do tình trạng nhập siêu cao và kéo dài, có thể làm mất khả năng nhập khẩu và trả nợ, đồng thời khó có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết. • Lãi suất huy động vốn của các NHTM có xu hướng tăng, các NHTM đua nhau “xé rào” lãi suất bằng nhiều hình thức làm cho VND tăng giá so với USD, dẫn tới tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng hơn. • Từ lâu ở Việt Nam tồn tại cơ chế hai tỷ giá, chính thức và thị trường tự do khiến cho các doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn, việc quản lý thị trường ngoại hối của Nhà nước gặp nhiều trở ngại. Các nhà đầu tư nước ngoài e ngại đầu tư vào Việt Nam vì lo ngại rủi ro tỷ giá, ngoại tệ chạy ngầm từ thị trường chính thức sang thị trường chợ đen vì giá cao hơn, ngoại tệ trở nên khan hiếm. Trong khi dự trữ ngoại hối của nước ta mỏng, Chính phủ nhiều khi bất lực trước việc đầu cơ, thao túng giá USD trên thị trường tự do. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hạch toán chi phí vì phải mua ngoại tệ ở thị trường tự do với giá cao nhưng lại phải “phù phép” làm hợp lý hóa chi phí thực phải bỏ ra (vì tỷ giá giao dịch chính thức do NHNN quy định thấp hơn làm cho thị trường tài chính và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam thiếu minh bạch và tin cậy. Ngoại trừ cú sốc điều chỉnh tỷ giá tăng đến 9,3%, mức tăng mạnh nhất trong lịch sử của thị trường ngoại hối Việt Nam vào ngày 9/2 cộng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%, năm 2011 được xem là một năm thành công của chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Trái ngược với những lo lắng của các chuyên gia kinh tế về cú sốc tỷ giá sẽ diễn ra những tháng cuối năm 2011, thực tế đã chứng minh thị trường ngoại hối trong những ngày cuối năm vẫn ở trong trạng thái bình ổn. Sau những lần điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng một cách linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trần của các ngân hàng thương mại giữ vững ở mức 21.036 đồng/USD. Trong khi đó, giá USD tự do ngày 26/12 mua vào - bán ra ổn định ở 21.270 - 21.300 đồng/USD, cao hơn tỷ giá ngân hàng gần 300 đồng. Đánh giá một cách công bằng, sự bất ổn định của tỷ giá trong ba tháng đầu năm 2011 là kết quả của chính sách tỷ giá năm 2010 để lại. Sự căng thẳng của thị trường ngoại hối đã bắt đầu từ tháng 10/2010 nhưng không được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh kịp thời. Áp lực của thị trường ngoại hối đè nặng lên vai những người điều hành chính sách tỷ giá vào những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Điều chỉnh tăng tỷ giá USD tới 9,3%, một con số gây bất ngờ cho những nhà quan sát thị trường ngoại hối vào thời điểm 9/2. Tuy nhiên, sự ổn định của tỷ giá trong hơn 7 tháng còn lại của năm 2011 cho thấy sự đúng đắn biện pháp điều chỉnh mạnh tay tỷ giá của Ngân hàng Nhà [...]... giá thành tăng, giảm tính cạnh 4 tranh và tác động làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Khuyến nghị chính sách: Mặc dù còn một số hạn chế, chủ yếu là vào những tháng đầu năm 2011, sự điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước được coi là thành công và là một trong những nguyên nhân có tầm quan trọng hàng đầu Tuy nhiên, sự ổn định hiện nay của tỷ giá mới chỉ là bước đầu Do đó, để ổn định tỷ giá, ... lớn và được coi là một điểm sáng trong điều hành chính sách của Nhà nước TỶ GIÁ TRUNG BÌNH ĐỒNG ĐÔLA MỸ SO VỚI VIỆT NAM ĐỒNG CÁC THÁNG 2011 (Nguồn: Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam http://www.vietcombank.com.vn) Năm 2011, giá USD có 5 tháng giảm, 7 tháng tăng và tính chung cả năm chỉ tăng 2,24%, thấp hơn nhiều so với giá tiêu dùng (18,13%) và giá vàng (24,09%) Năm 2011, giá USD cũng tăng... quả và bước đầu đủ sức răn đe Những hạn chế còn tồn tại: Tuy nhiên, chính sách điều hành tỷ giá năm 2011 vẫn còn một số hạn chế như sau: - Việc tăng tỷ giá đột biến vào đầu tháng 02 /2011 làm cho nền kinh tế rơi vào lạm phát tăng cao liên tục trong những tháng đầu năm, các nhà đầu tư bi quan hơn vào các cơ hội đầu tư, thị trường chứng khoán và bất động sản không khởi sắc Trước hết việc tăng tỷ giá là... là số tiền ký gửi thanh toán quốc tế trên tài khoản tụt xuống nhanh chóng 2 Những thành công đạt được: Việc thực thi các chính sách một cách quyết liệt, đồng bộ đã mang lại những thành công đáng kể trong việc điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể như sau: - Ổn định giá USD: Giá USD đến cuối năm 2011 duy trì ổn định ở mức 21.036 VNĐ/USD Việc ổn định giá USD có ý nghĩa rất lớn và. .. thái mới - của năm nay khác hẳn với 2 năm trước Tỷ giá VND/USD ổn định đã góp phần chống tình trạng “đô la hóa”, giảm bớt sự bất ổn tâm lý kỳ vọng lạm phát, một kết quả quan trọng và là một yếu tố góp phần làm cho CPI tăng chậm lại từ - tháng 5 Sự ổn định của tỷ giá VND/USD càng có ý nghĩa, khi được thực hiện trong điều kiện CPI của Việt Nam cao hơn của các nước, trong điều kiện trong dư luận còn có... dồn dập, có hệ thống, có chủ đích và công khai nhất trong nhiều năm trở lại đây Kế đó, NHNN bắt đầu điều hành linh hoạt tỷ giá bằng 15 lần điều chỉnh tỷ giá công bố hàng ngày Sự linh hoạt này khiến thay vì nhìn vào tỷ giá thị trường tự do, giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng quay sang nhìn vào tỷ giá công bố chính thức Cùng lúc, các giao dịch ngoại tệ qua một đồng tiền thứ ba (chủ yếu là...nước Kể từ tháng 8 /2011, hai động thái điều hành tỷ giá xuất hiện Thứ nhất trong hai tháng 9 và 10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tiếp bán ngoại tệ can thiệp sau khi Thống đốc tuyên bố tỷ giá không biến động quá 1% cho đến cuối năm Ước đoán khoảng 2 tỉ USD đã được “bơm” vào thị trường nhằm kéo tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức về gần nhau, chỉ còn chênh lệch khoảng... đầu vào - tăng dẫn tới lạm phát chi phí đẩy và lại tăng lãi suất Việc phá giá VND sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư ở thị trường chứng khoán Việt Nam bị thua lỗ do thị trường giảm điểm liên tục, giá trị đầu tư quy ra USD bị giảm sút nghiêm trọng Ngoài ra, việc điều chỉnh tỷ giá khiến các nhà đầu tư - nước ngoài gánh thêm khoản thiệt hại về tỷ giá Đối với các doanh nghiệp có tỷ. .. thấp hơn Tỷ giá trên thị trường chính thức mức tối đa có lúc còn thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày Trong 2 năm trước, cán cân thanh toán tổng thể bị thâm hụt lớn, làm cho lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm mạnh, có lúc chỉ còn tương đương với 3,5 tuần nhập khẩu, thì nay, nhờ tỷ giá ổn định và giảm liền trong 4 tháng giữa năm, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào được một lượng... phải gánh chịu thêm một gánh nặng nợ “từ trên trời rơi xuống” từ ngày điều chỉnh tỷ giá, buộc các doanh nghiệp này phải tiến hành lập dự phòng rủi ro tỷ giá cuối năm, làm giảm lợi nhuận và tăng trưởng kỳ vọng của các nhà đầu tư với các công ty trên Còn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài sẽ phải chịu mức tổn thất lớn do giá nguyên liệu nhập . và tên : Nguyễn Thị Thùy Dung Chuyên ngành : Kinh tế học Hệ : Sau đại học Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân Đề bài: Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2011: Thành công, thất bại và một. số khuyến nghị. Bài làm: Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá. đồng/USD, cao hơn tỷ giá ngân hàng gần 300 đồng. Đánh giá một cách công bằng, sự bất ổn định của tỷ giá trong ba tháng đầu năm 2011 là kết quả của chính sách tỷ giá năm 2010 để lại. Sự căng thẳng của thị