A-LỜI MỞ ĐẦUVới nền kinh tế ngày càng phát triển cách chóng mặt như ngày nay thì các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường đầy biến động: cạnh tranh gay gắt,khoa học- kỹ thuật
Trang 1A-LỜI MỞ ĐẦU
Với nền kinh tế ngày càng phát triển cách chóng mặt như ngày nay thì các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường đầy biến động: cạnh tranh gay gắt,khoa học- kỹ thuật không ngừng cải tiến,yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, bao bì
và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng cao Trong khi đó, mục tiêu sâu xa và quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp là theo đuổi lợi nhuận
Muốn vậy hệ thống quản trị marketing phải đảm bảo tạo ra sự thỏa mãn khách hàng một cách có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh Có thể nói đây là nhiệm vụ cơ bản của bộ phận marketing trong doanh nghiệp
Song để thực hiện được điều đó không phải dễ dàng bởi những quyết định, định hướng chiến lược marketing lại ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố môi trường vi mô: đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, khách hàng…chính vì vậy một trong những vấn
đề chủ yếu cần được giải quyết là môi trường vi mô của doanh nghiệp
Để hiểu rõ những tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing của doanh nghiệp, nhóm 1 sẽ trình bày những tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing của Kinh Đô – một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về sản phẩm bánh kẹo
Trang 2B-NỘI DUNG
I Tổng quan về lý thuyết:
1 Môi trường Marketing là gì?
Môi trường marketing của một công ty ( doanh nghiệp) là tập hợp tất cả các chủ thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định marketing của công ty không thể khống chế được và chúng thường xuyên tác động ( ảnh hưởng) tốt hoặc không tốt đến hoạt động marketing của công ty
2 Môi trường marketing vi mô:
Môi trường marketing vi mô là những lực lượng những yếu tố quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó Những lực lượng này gồm có lực lượng bên trong và bên ngoài công ty Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường marketing vi mô:
3 Môi trường marketing vĩ mô :
Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn Nó tác động đến quyết định marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành, thậm trí là trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng đến tất cả các lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô Các yếu tố thuộc môi trường marketing
Trang 3 Văn hóa
II Giới thiệu về công ty Kinh Đô :
- Công ty Kinh Đô được thành lập năm 1993, khởi đầu là sự thành công
của sản phẩm Snack, ngành thực phẩm của công ty Kinh Dô đã có những bước tiến vượt bậc và là nền tảng cho sự phát tiển của tập đoàn
- Năm 1996 đánh dáu cột mốc quan trọng với việc nhập khẩu dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch – ngành Cookies
ra đời Tiếp theo là sự thành công liên tiếp với ngành bánh mì, bánh bông lan,
Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm Đặc biệt năm 2000 với sự ra đời của nhãn hàng AFC
đã tạo ra tên tuổi cho Kinh Đô
- Năm 2001, công ty đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài như: Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Singapore, Lào, Nhật Bản, Thái Lan… Để đáp ứng như cầu thị trường nước ngoài, Kinh Đô không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu
mã, khẩu vị cho phù hợp với từng thị trường
- Bên cạnh đo công ty Kinh Đô không ngừng đầu tư, áp dụng cái dây truyền sản xuất tiên tiến của nước ngoài Đẩy mạnh mở rộng thị trường, xây dựng thêm nhiềunhà máy sản xuất, xây dựng các chiến lược marketing để thúc đẩy sự phát triển của công ty
- Các sản phẩm của công ty Kinh Đô:
Trang 4Với vị thế và uy tín tạo dựng được trong lòng người tiêu dùng trong nhiều năm qua, Kinh Đô ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình qua chất lượng của từng sản phẩm.
III Ảnh hưởng của môi trường marketing-mix đến doanh nghiệp
- Kẹo cứng và kẹo mềm các loại
- Bánh mỳ và bánh bông lan công nghiệp
- Các loại bánh kem sinh nhật và bánh cưới…
Chính vì sự đa dạng về chủng loại như vậy mà Kinh Đô đã chọn cách “đặt tên nhãn hiệu cho từng sản phẩm riêng biệt”
Trang 5
5 Solite (bánh bông lan)
6 Slide (khoai tây chiên ống)
7 Kinh Đô (bánh mỳ siêu mềm)
8 Merino
9 Celano
10 Váng sữa Wel Hoa Kỳ
11 Wel yo (sữa chua)
12 Trăng vàng (bánh Trung Thu)
13 Trung Thu Kinh Đô (bánh Trung Thu)
Những nhãn hiệu này đều đảm bảo:
- Dễ đọc, dễ nhận dạng và dễ nhớ
- Tạo sự liên tưởng đến đặc tính của sản phẩm (VD: váng sữa Wel )
- Thể hiện chất lượng của sản phẩm (VD: Bánh mỳ siêu mềm)
- Gây ấn tượng (VD: Trăng vàng)
- Tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác
• Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu
Phần này Kinh Đô đã lựa chọn sản phẩm được sản xuất, kinh doanh dưới
nhãn hiệu vừa của nhà sản xuất vừa của nhà phân phối
VD: theo nhà phân phối có bánh mỳ siêu mềm, bánh Trung thu Còn lại là
của các nhà sản xuất
• Nâng cao uy tín nhãn hiệu
Có rất nhiều cách để tăng niềm tin của khách hàng về sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm như: tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời sản phẩm cần có bao bì đẹp, ấn tượng,
giá phù hợp, hình thành được các dịch vụ bán hàng…
Kinh Đô cũng đã sử dụng hầu hết các cách trên:
- Về mẫu mã, bao bì đẹp, ấn tượng ta có thể thấy rõ nét nhất ở bánh Trung thu
Trang 6- Tạo ra các sản phẩm chất lượng cao thì trước kia Kinh Đô mới chỉ sản xuất bánh mỳ sandwich, nay đã có thêm bánh mỳ siêu mềm với chất lượng tốt
hơn rất nhiều loại bánh cũ
- Giá cả phù hợp: Kinh Đô có 2 loại kem là Merino và Celano Trong đó Celano có giá thành cao hơn, điều này ta cũng dễ hiểu vì chất lượng celano
hơn hẳn chất lượng của Merino và các loại kem của các hãng khác
1.2- Quyết định về bao gói và dịch vụ:
1.2.1- Lớp tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa và lớp ngoài
- Với mỗi loại sản phẩm khác nhau của Công ty Kinh Đô có những
sản phẩm có sự đồng hóa giữa lớp tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa và lớp
ngoài hoặc là có sự tách biệt
- Với mỗi loại sản phẩm khác nhau của Kinh Đô bao bì được thể hiện với những nét riêng biệt và ấn tường khác nhau dựa trên các nền chủ yếu là màu
vàng và màu đỏ tạo nên vẻ ấm cúng với nhiều màu sắc pha chút gì đó độc
đáo, lạ mắt rất dễ cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm và trên bao bì có
thông tin đầy đủ về sản phẩm
1.2.2- Bao bì vận chuyển:
- Sản phẩm Kinh Đô được đóng gói trong hộp giấy giúp cho quá trình vận chuyển dễ dàng, giảm sự cồng kềnh, giảm tối đa sự hỏng hóc khi vẫn chuyển
và đặc biêt là giúp giữ được các thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm đặc
biệt là ánh sáng mặt trời khi chiếu vào sản phẩm làm ảnh hưởng đến chất
lượng của sản phẩm
- Sản phẩm Kinh Đô được đóng gói trong các hộp giấy với nhiều kích cỡ khác nhau, thuân lợi cho sự lựa chọn của người tiêu dùng cũng như trong
quá trình vận chuyển và bảo quản
- Bao bì hộp giấy còn giúp cho khách hàng biết các thông tin liên quan đến sản phẩm trên bao bì khách hàng cũng có thể nắm được các thông tin về
thành phần dinh dưỡng của sản phẩm cũng như các thông tin khác
- Để thuận lợi cho quá trình vận chuyển, Kinh Đô chọn các hộp giấy vuông
có kích thước hình chữ nhật để vận chuyển từ nơi sản xuất đến các đại lý,
Trang 7siêu thị hay các cửa hàng phân phối của Kinh Đô.
1.2.3- Các thông tin mô tả trên nhãn hiệu
- Kích thước: để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng , sự đa dạng hóa của các loại sản phẩm và các kích cỡ bao bì khác nhau, Kinh Đô mang
đến cho khách hàng các sản phẩm tiện dụng có thế mang theo dễ dàng và
phù hợp với nhu cầu mong muốn của khách hàng
Đơn cử với bánh cosy công ty Kinh Đô đã sản xuất ra với rất nhiều kích cỡ
khác nhau phù hợp với từng mong muốn của khách hàng:
+ Bánh Cosy Marie Kinh Đô 160g
+ Bánh Cosy Marie Kinh Đô 300g
- Hình dáng phong phú đa dạng: có thể là hình trụ, hình tròn, hình chữ nhật,
…
- Về bao bì kinh đô chủ yếu sử dụng bao bì trong nước, các loại bao bì kinh
đô thường sự dụng đó là: bao bì giấy, bao bì nhựa và bao bì thiếc
- Về màu sắc: màu chủ đạo là màu vàng và màu đỏ Kinh Đô chọn những tông màu này không những vừa thu hút sự chú ý của người tiêu dùng mà còn
mang lại cảm giác ấm cúng, sự đoàn tụ và mỗi loại sản phẩm khác nhau vừa
có ý nghĩa chung và vừa có những ý nghĩa riêng
1.2.4- Các thông tin bao gói sản phẩm:
- Thông tin về bao gói sản phẩm Kinh Đô:
+Nhìn vào bao gói của sản phẩm ta có thể biết được sản phẩm đó là loại gì?
+Thông tin về thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm, sản phẩm bao gồm
những nguyên liệu nào?
+Thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, nơi sản xuất, đặc tính của sản
phẩm
+Thông tin về kỹ thuật an toàn sử dụng
+Thông tin về nhãn hiệu thương mại
+Các thông tin hấp dẫn các thông tin do luật quy định
Trang 8Các thông tin được đưa ra ngay trên sản phẩm Kinh Đô được đưa bằng cách
in trực tiếp trên bao bì (mặt sau hoặc mặt trước) nó giúp cho người tiêu dùng
có thể nắm bắt được thông tin của sản phẩm và nắm bắt được cách sử dụng
nhanh chóng
1.3- Nhãn hiệu sản phẩm:
1.3.1-Xác định tập thương hiệu cạnh tranh:
Một số thương hiệu cạnh tranh: Bibica, Hải Hà, Vinabico, Tràng An, Hữu
Nghị, Bánh mứt kẹo Hà Nội,…
- Haihaco chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu
- Thị phần của Kinh Đô chiếm khoảng 20%
- Bibica chiếm 7%
- Hải Châu chiếm khoảng 3%
Thế mạnh cạnh tranh của các đối thủ:
BIBICA: Trên thị trường bánh kẹo trong nước, bánh kẹo Bibica xếp thứ 2 sau
đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Kinh Đô, đây cũng là đối thủ chính của Bibica ở khu vực phía Nam
- Xây dựng hệ thống phân phối tốt
- Hệ thống công nghệ sản xuất hiện đại
- Thương hiệu bánh kẹo Bibica được đông đảo người dân biết đến
- Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn, hỗ trơ nhiều cho công ty
về mặt kỹ thuật, chiến lược
HAIHACO: HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu
Việt Nam, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Kinh Đô miền Bắc, với qui mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ
- Sản phẩm của HAIHACO rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chủng loại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
- Mặt khác các sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà luôn có chất lượng đồng đều, ôn định nên được người tiêu dung đặc biệt là ở miền Bắc rất ưa chuộng Thị phần của HAIHACO ở thị trường này là rất lớn
1.3.2- Xác định thuộc tính của sản phẩm:
Trang 9Với mức sống ngày càng cao, người tiêu dung ngày nay đang chuyển dần sang hướng “thưởng thức” bánh hơn là ăn bánh Vì vậy Kinh Đô đã tiên phong tạo ra những chiếc bánh ko chỉ thơm ngon mà còn rất đẹp mắt, chú trọng gia tăng thêm hương vị cho sản phẩm.
1.3.3- Củng cố định vị của Kinh Đô trong tư tưởng khách hàng:
Chiến lược này thường dành cho các thương hiệu có vị thế cao trên thị trường Kinh Đô luôn quan tâm làm thế nào để củng cố vị trí của mình, làm cho người tiêu dùng tin tưởng Kinh Đô xứng đáng với vị trí ấy
Việc Kinh Đô tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm thực phẩm, kem và nước giải khát cũng là một hướng đi nhằm củng cố định vị đứng đầu thị trường thực phẩm bánh kẹo của mình
Thành công của hệ thống Kinh Đô nói chung, của Công ty Cổ phần bánh kẹo Kinh Đô nói riêng dựa vào hai chiến lược chính là Thực hiện chiến thuật sáp nhập, liên doanh, liên kết, hợp tác và Mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề
1.3.4-Lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt hóa thương hiệu
ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA KINH ĐÔ:
Ngoài công nghệ hiện đại, Công ty rất chú trọng vào kỹ thuật chế biến sản phẩm, nhất là công thức pha chế phụ gia, nhờ đó mà các loại bánh kẹo của Kinh Đô cómùi vị hấp dẫn và riêng biệt Đây chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của Kinh Đô, ngay cả đối với những đối thủ trong ngành bánh kẹo có công nghệ tương đương
Trang 101.3.5- Đặc tính thương hiệu:
Giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu là sản phẩm Đối với Kinh Đô, uy tín được tạo nên
bởi chất lượng sản phẩm và kênh phân phối
ra các sản phẩm hợp khẩu vị, đúng sở thích mà còn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng." Nhờ thực hiện nghiêm túc theo phương châm trên mà các sản phẩmcủa công ty đã tạo được niềm tin từ người tiêu dùng, nhờ đó mà công ty Kinh Đô hiện
là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao
2- Giá cả
Theo báo Nhân Dân:
“Mặc dù chịu sự cạnh tranh khá gay gắt từ các sản phẩm của nước ngoài, nhưng cácdoanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam vẫn kiên trì chiến lược đầu tư đổi mới côngnghệ, phát triển một số dòng sản phẩm mới có chất lượng với giá cả hợp lý.”
Giá của sản phẩm được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng hay chính là vấn đề kinh doanh của mọi doanh nghiệp Vì vậy, việc đưa ra được chính sách giá phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp Kinh Đô có chiến lược hoạt động marketing hiệu quả
Yếu tố đầu tiên quyết định sự có mặt của sản phẩm trên thị trường là định giá cho sản
Trang 11nhiều lần Gía được định bán phải phù hợp với chất lượng sản phẩm, túi tiền người
tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh cao với đối thủ mà vẫn đạt được mục tiêu về lợi
nhuận của doanh nghiệp
Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việcmua sắm hàng hóa, thực phẩm Bên cạnh đó, mức thu nhập là có hạn, người tiêu
dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là ít nhất nên giá cả của hàng hóa luôn là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng
Giá của một số loại bánh kẹo của Kinh Đô:
Bánh trung thu khoai môn hạt sen 85.000/1 cái
Bánh Trăng Vàng hồng ngọc đỏ 650.000/1 hộpBánh Trăng Vàng hoàng kim đỏ vàng 1.050.000/1 hộp
Có thể thấy, giá các sản phẩm của Kinh Đô rất đa dạng, trải rộng từ giá bình dân đến cao cấp
Tập khách hàng mà Kinh Đô hướng tới là tất cả người lao động trong xã hội, ngầm tạo ra một lợi thế cạnh tranh lớn trước đối thủ
Giá của sản phẩm phụ thuộc và chịu ảnh hưởng to lớn từ các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài một doanh nghiệp như: nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, khách
hàng và công chúng
Nhà cung ứng
Kinh Đô là một khách hàng mà nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệu rất muốn đượchợp tác không chỉ vì thương hiệu mà quan trọng là lượng nguyên vật liệu Kinh Đôtiêu thụ rất lớn
Trang 12-Nhóm bột: Nhà cung cấp bột mì Bình Đông, Đại Phong.
-Nhóm đường: Nhà máy đường Biên Hòa, Đường Bonbom, nhà máy đường Phú Yên.Nhóm bơ sữa: Nhóm hàng này Kinh Đô chủ yếu sử dụng từ nước ngoài thông quaviệc nhập trực tiếp và qua nhà phân phối hoặc đại lý tại Việt Nam
- Nhóm hương liệu, phụ gia hóa chất: sử dụng chủ yếu từ nước ngoài, Kinh Đô muathông qua văn phòng đại diện hoặc nhà phân phối tại Việt Nam, một số hãng hươngliệu mà Kinh Đô đang sử dụng là Mane, IFF, Griffir, Cornell Bros…
- Về bao bì: Kinh Đô chủ yếu sử dụng bao bì trong nước Các nhà cung cấp chủ yếucủa Kinh Đô đối với bao bì là Visinpack (bao bì giấy), Tân Tiến (bao bì nhựa), MỹChâu (bao bì thiếc)
Khi các nhà cung ứng nguyên vật liệu gây sức ép về giá cả đầu vào thì đồng thờigiá cả sản phẩm của Kinh Đô cũng biến động cùng chiều và ngược lại
Đối thủ cạnh tranh
Kinh đô là công ty lớn chuyên sản xuất bánh kẹo và đồ ăn nhẹ nên không thể không
có những đối thủ cạnh tranh – trước hết là cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm
Đầu tiên phải nhắc đến những đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica)
công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Orion Food Vina
công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị
Trang 13Đối thủ cạnh tranh lớn của Kinh Đô – công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa ( Bibica)Tâm lí chung của người tiêu dùng thường so sánh giá của những công ty cùng loại sảnphẩm để đưa ra quyết định mua.
Khảo sát giá sản phẩm cho thấy:
Các sản phẩm của Bibica có tập khách hàng rộng, sản phẩm được đóng gói thôngminh, thuận tiện Gần đây, Bibica thu được lợi nhuận khá cao nhờ tập trung vào mặthàng bánh kẹo cao cấp
Chưa hết, Kinh Đô còn đối mặt với đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đó là những công tybánh kẹo nước ngoài như: bánh ngọt cao cấp của Malaysia hay Nhật Bản Gía củanhững sản phẩm này khá cao nhưng vẫn thu hút được lượng người tiêu dùng có mứcthu nhập khá trở lên, điều này thật sự là một bài toán khó, thách thức không chỉ Kinh
Đô mà còn những công ty bánh kẹo trong nước
Cuối cùng, đối thủ cạnh tranh thay thế của Kinh Đô Đồ ăn nhanh - hệ thống cửahàng KFC và Lotte đang rất phát triển ở nước ta, bắt kịp được nhịp sống nhanh của xãhội, giá của những mặt hàng này rất hợp với túi tiền người Việt, chưa kể đến xu hướng
“Tây hóa” của người tiêu dùng nên đây cũng là một trong những điều đáng suy nghĩcủa lãnh đạo Kinh Đô
3- Phân phối:
3.1:Đại lý- kênh tiêu thụ chính các sản phẩm của tập đoàn:
Đại lý là kênh có chiều dài phân phối lớn nhất trong kênh phân phối của công
ty Đây là kênh tiêu thụ chính, khối lượng sản phẩm lưu chuyển qua kênh này chiếm khoảng 85% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty Từ các đại lý này, sản
Trang 14phẩm của công ty tiếp tục thông qua các nhà bán lẻ tới tay người tiêu dùng cuối cùng Các đại lý này đếu có mục tiêu hoạt động, kế hoạch kinh doanh riêng nên khó có thể
áp dụng hiệu quả cơ sở sức mạnh hợp pháp Công ty có thể áp đặt một số điều kiện yêu cầu đối với các đại lý bán hàng cho công ty như về mặt bằng kinh doanh, khả năng tài chính, nguồn nhân lực nhưng hàng hóa của công ty vẫn được các đại lý bày bán chung hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác
Khi các đại lý vi phạm cam kết trong hợp đồng, công ty có thể phạt các đại lý theo các điều khoản trong hợp đồng, hợp đồng đại lý chính là sợi dây ràng buộc hợp pháp giữa công ty và các đại lý
3.2:Hệ thống Kinh Đô Bakery:
Mô hình kinh doanh Kinh Đô Bakery được đưa vào thị trường từ năm 1998 Đến nay, các cửa hàng này không chỉ bán lẻ mà đã trở thành trung tâm phân phối các sản phẩm của công ty đóng góp khoảng 15% tổng doanh thu của công ty Mô hình chuẩn của Kinh Đô Bakery đang được hoàn thiện và đưa vào áp dụng đồng loạt Các bakery được thiết kế theo mô hình thống nhất, việc quản lý quá trình bán hàng, thanh toán, quản lý nhân viên,… được tin học hóa và nối mạng vào hệ thống quản lý tin học của công ty Bản thân các bakery cũng được nối mạng và liên kết chặt chẽ với nhau để
hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh, điều tiết hàng hóa và phục vụ khách hàng
3.3: Đội ngũ nhân viên bán hàng:
Hiểu rõ tầm quan trọng của nhân viên bán hàng đối với lượng hàng tiêu thụ củacông ty, Kinh Đô đã có nhiều chính sách để phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng:
- Yêu cầu tuyển dụng của công ty:
Đầu tiên, để có được một đội ngũ nhân viên bán hàng đày kinh nghiệm góp phần thúc đẩy lượng hàng tiêu thụ của công ty, Kinh Đô cũng có những mục tiêu nhất định về tuyển dụng nhân viên như: thu hút người lao động có năng lực làm việc để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh của công ty Tùy theo vị trí làm việc mà Kinh
Đô sẽ có những yêu cầu riêng, song ở tất cả các vị trí đều có những yêu cầu cơ bản