1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của môi trường vi mô, môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing của tập đoàn Mattel.doc

28 9,3K 35
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 201 KB

Nội dung

Tác động của môi trường vi mô, môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing của tập đoàn Mattel

Trang 1

II.Nội dung lý luận 5

Chương II: Ảnh hưởng của môi trường marketing với tập đoàn Mattel 11

I.Giới thiệu doanh nghiệp 11

II.Thực trạng 12

III Đánh giá hoạt động marketing của tập đoàn 24

Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing 25

Danh mục tài liệu tham khảo 27

Trang 2

Lời nói đầu

Tại hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, thị trường đồ chơi đã có nhiều thay đổi lớntrong thời gian vừa qua với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của nhiều loại đồ chơimới và các hình thức game vi tính Tuy nhiên, đối với các bé gái tuổi từ 3 -11, không mộtloại hình đồ chơi mới mẻ nào có thể thay thế được những cô búp bê dễ thương, đặc biệt làbúp bê Barbie Mặc dù đã ra đời cách đây 50 năm, nhưng Barbie vẫn giữ vững vị trí hàngđầu trong thị trường đồ chơi dành cho các cô bé Cho đến nay, có đến hơn 1 tỉ búp bêBarbie đã được bán ra trên khắp thế giới Chỉ có Barbie mới có đủ khả năng qua mặt vôsố các lựa chọn giải trí khác nhau như video game, truyền hình, máy vi tính… để chiếmđược sự quan tâm của các cô bé

Trong khi có hơn một nửa các thương hiệu chịu tác động nặng nề của sự suy thoái trênthị trường, một số những thương hiệu mạnh không hề chịu thiệt hại, thậm chí còn tăngtrưởng nhanh Và Barbie là một trong những thương hiệu như thế.Chúng ta hãy cùng tìmhiểu xem tập đoàn Mattel đã đối phó với các ảnh hưởng của môi trường marketing nhưthế nào để duy trì sự lớn mạnh của thương hiệu búp bê Barbie sau 50 năm phát triển.

(Theo Lantabrand)

Trang 3

Chương ICác khái niệm

I.Khái niệm

1.Môi trường marketing

Môi trường marketing của một công ty (doanh nghiệp) là tập hợp các chủ thể, các lực

lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định của công ty không thểkhống chế được và chúng thường xuyên tác động, ảnh hưởng tốt hoặc không tốt tới cáchoạt động marketing của công ty.

Như vậy, sự thay đổi, diễn biến của các lực lượng và yếu tố đó không phải do bộ phậnmarketing gây ra hay bộ phận marketing có quyền làm thay đổi Đối với bộ phậnmarketing, những biến đổi đó là khách quan Do đó, bộ phận marketing chỉ có thể theodõi, phát hiện để tự thay đổi các quyết định marketing của mình nhằm giảm thiểu nhữngtác động xấu, khai thác tối đa các tác động tốt hoặc để thích ứng một cách có lợi nhất.

2.Môi trường marketing vi mô

Môi trường marketing vi mô Là những lực lượng, yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng

công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó.Những lực lượng này gồm có:

Trang 4

- Các lực lượng bên trong công ty (ngoài bộ phận marketing)

- Các lực lượng bên ngoài công ty (các nhà cung ứng, các nhà môi giới marketing, cácđối thủ cạnh tranh, công chúng trực tiếp và khách hàng)

3.Môi trường marketing vĩ mô

Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng xã hội trên bình diện rộng lớn Nó tác

động đến các quyết định marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành, thậm chítrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng dến các lực lượng thuộc môitrường marketing vi mô, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động marketing.

Các yếu tố của môi trường vi mô, ngoài yếu tố nhân khẩu, yếu tố tự nhiên còn có PEST(Political force-yếu tố chính trị, Economic forces - yếu tố kinh tế, Socicocultural forces -yếu tố xã hội và văn hoá, Technological forces - yếu tố công nghệ).

II.Nội dung lý luận

1.Tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing1.1.Các lực lượng bên trong công ty

Nếu một công ty được tổ chức theo các bộ phận chức năng thì thương có cấu trúcdiiển hình sau: phòng kế toán, phòng marketing, phòng nhân sự, phòng sản xuất, phòngnghiên cứu và phát triển, phòng kế hoạch…Các phòng ban thường theo đuổi những mụctiêu khác nhau do chức năng công việc của họ chi phối, và những mục tiêu của mỗi bộphận không phải bao giờ cũng thống nhất với các bộ phận khác, mặc dù tất cả dều đặtdưới sự điều hành của hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Như vậy, các quyết định marketing do bộ phận marketing đưa ra trước hết phải chịusự ràng buộc của mục tiêu, chiến lược, kế hoạch do ban lãnh đạo tối cao đưa ra Chỉ nhưvậy, các quyết định marketing mới thu hút được sự chú ý, quan tâm và ủng hộ của banlãnh đạo trong công ty.

Bên cạnh đó, phòng marketing phải tranh thủ sự ủng hộ cao nhất của các bộ phận kháctrong công ty đối với các quyết định marketing của mình Sự ủng hộ của phòng tài chính-kế toán sẽ đảm bảo cung ứng vốn kịp thời, đầy đủ cho các hoạt động marketing, và theodõi tình hình thu chi, giúp bộ phận marketing đánh giá được thực trạng, hiệu quả của cáchoạt động marketing đã đề ra Sự ủng hộ của phòng nghiên cứu và phát triển sẽ giúp bộ

Trang 5

phận marketing giải quyết được các vấn đề kỹ thuật và thiết kế, chế tạo được sản phẩmtheo đúng yêu cầu của thị trường mục tiêu, đáp ứng ý đồ định vị thị trường Giành đượcsự ủng hộ của phòng nhân sự, bộ phận marketing có thể đảm bảo có được nguồn nhân lựcdáp ứng tốt các quyết định marketing…

Mỗi trục trặc trong quan hệ giữa bộ phận marketing với các bộ phận khác trong côngty đều có thể ảnh hưởng tói sự thành công của hoạt động marketing.

1.2.Các lực lượng bên ngoài công ty

1.2.1.Những tổ chức cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất

Để tiến hành sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ cung cấp cho thị trường, bất kì côngty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như: nguyên nhiên liệu, máy móc, laođộng, nhà xưởng…Những biến động trên thị trường các yếu tố đầu vào như số lượng,chất lượng, giá cả, nhịp độ cung cấp… đều ảnh hưởng tới các quyết định marketing củacông ty.

Chẳng hạn, do sự tiến bộ của công nghệ trong quá trình sản xuất có thể tạo ra những

vật liệu, năng lượng thay thế hiệu quả hơn Điều này là cơ hội tốt cho công ty Nhưng

không ít trường hợp, sự tăng lên của giá cả, lãi suất, tính khan hiếm của các yếu tố đầuvào làm công ty phải thay đổi các quyết định về marketing về sản phẩm, dịch vụ dầu racủa mình

Như vậy, từ phía nhà cung cấp luôn tiềm ẩn những nguy cơ và sự đe doạ tới các quyếtđịnh marketing, qua đó ảnh hưởng tới chất lượng và quan hệ giữa công ty và khách hàng.

1.1.2.Những tổ chức dịch vụ môi giới marketing

- Các tổ chức thương mại: các công ty thương mại, các công ty bán buôn, bán lẻ Do

tính chuyên nghiệp của các tổ chức ngày càng cao, qui mô kinh doanh ngày càng lớn, cáccông ty này đôi khi có sức mạnh rất lớn trên thị trường Nếu thiết lập được quan hệ tốtvới các tổ chức này, công ty có thể dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, phânphối hàng hoá tốt hơn trên thị trường.

- Các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hoá: công ty vận tải, công ty kho bãi…

Nếu có một hệ thống vận tải tốt, hàng hoá sẽ đến khách hàng với chất lượng tốt nhất,

Trang 6

ngược lại nếu hệ thông vận tải kém, sẽ làm tăng tỉ lệ hỏng hóc do vận chuyển, mất uy tíncủa công ty.

- Các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing: các công ty tư vấn marketing, nghiên cứu

marketing, các tổ chức phương tiện quảng cáo (báo chí, đài truyền hình…)

- Các tổ chức tài chính tín dụng: các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm.

Doanh nghiệp phải cân nhắc tự tổ chức hay mua dịch vụ của các công ty môi giới Nếumua ngoài thì cần tạo quan hệ tốt với các tổ chức này nhằm tạo môi trường kinh doanhtốt cho công ty.

1.1.4.Công chúng trực tiếp

Công chúng trực tiếp bao gồm:

-Giới tài chính: Các ngân hàng, các công ty đầu tư tài chính…Giới này có ảnh hưởng

trực tiếp tới khả năng đảm bảo nguồn vốn của công ty.

-Các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình…Nhóm

này sẽ đưa thông tin có lợi hoặc bất lợi về công ty.

-Các cơ quan Nhà Nước có khả năng tác động tới các hoạt động marketing như Cục vệ

sinh an toàn thực phẩm, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Văn hoá thông tin…Tùy theo

Trang 7

chức năng, mỗi cơ quan có ảnh hưởng tới các khía cạnh khác nhau của hoạt đôngmarketing của doanh nghiệp.

-Các tổ chúc quần chúng cũng là những lực lượng thường xuyên tác đông đến hoạt

đông marketing của công ty, bao gồm: tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, tổ chúc bảo vệkhách khàng…

1.1.5.Khách hàng

Mỗi loại doanh nghiệp có thể có 5 loại khách hàng.

Người tiêu dùng: các cá nhân, hộ gia đình, nhóm người mua hàng hoá phục vụ các nhu

cầu cá nhân.

Các nhà sản xuất: là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp mua hàng hóa hoặc dịch vụ của

công ty để sản xuất.

Các trung gian thương mại: là các tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ của công

ty để bán lại kiếm lời.

Các cơ quan Nhà Nước: mua hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng chung như

các bệnh viện, trường học,các tổ chức nhân đạo, các tổ chức tài trợ…

Khách hàng quốc tế: là những khách hàng nước ngoài, có thể là người tiêu dùng, nhà

bán buôn trung gian, nhà sản xuất, các cơ quan sản xuất Nhà nước…

Mỗi loại khách hàng có hành vi mua sắm khác nhau Do đó, tác động của khách hàngtới các hoạt động marketing của doanh nghiệp không giống nhau Doanh nghiệp phảinghiên cứu kĩ từng loại khách hàng và đưa ra các chính sách marketing phù hợp nhất.

2.Tác động của môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing

2.1.Nhân khẩu

Qui mô và tốc độ tăng dân số là khía cạnh quan trọng tác động tới qui mô nhu cầu

Thông thường, qui mô của một vùng, một khu vực, một quốc gia càng lớn thì báohiệu một qui mô thị trường càng lớn Bất kì công ty nào, kể cả các công ty sản xuất tưliệu sản xuất hay tiêu dùng đều bị hấp dẫn bởi thị trường có qui mô dân số lớn.

Tốc độ tăng dân số là qui mô dân số được xem xét ở trạng thái động Dân số tăngnhanh, chậm hay giảm sút là chỉ số báo hiệu triển vọng tương ứng của qui mô thị trường

Trang 8

trong tương lai Tuy nhiên, tuỳ mặt hàng cụ thể, tương quan về qui mô và mức độ hấpdẫn của thị trường không phải bao giờ cũng ăn khớp tuyệt đối.

Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến nhu cầu của các hàng hoá, dịch vụ cụ thể và đến

đặc tính của cầu Những tham số điển hình của cơ cấu dân số thường được các nhà quảntrị marketing quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng là: giới tính và tuổi tác.Sự thay đổi của cơ cấu giới tính và tuổi có thể tạo cơ hội chi nhóm hàng này, gây khókhăn cho các nhóm hàng khác.

Tình trạng hôn nhân, gia đình cũng là một nhân tố đáng chú ý tới nhiều quyết định

marketing Các khía cạnh liên quan đến gia đình như: độ tuổi kết hôn, độ tuổi sinh conđầu lòng, qui mô gia đình (độc thân hay là gia đình chỉ có 2 vợ chồng hay gia đình có 2thế hệ, 3 thế hệ cùng chung sống…), số lượng gia đình, số con được sinh của một giađình…đều ảnh hưởng tới qui mô, xu hướng mua sắm.

Tốc độ đô thị hoá: tốc độ đô thị hoá càng nhanh qui mô, số lượng mua sắm, chất

lượng khách hàng yêu cầu với hàng hoá,dịch vụ càng tăng

2.2.Kinh tế

Các nhà quản trị cần phải biết đánh giá tình trạng nền kinh tế trong thời gian trướcmắt và lâu dài Điều này đặc biệt đúng khi lập kế hoạch marketing quốc tế Các yếu tốkinh tế như: tỷ lệ lãi suất của các nhân hàng, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp, thu nhập củangười dân ( triển vọng GDP dài hạn tính trên đầu người, mức tiền lương tối thiểu…) đềutác động tới hoạt đông marketing.

2.3.Tự nhiên

Những biến đổi của môi trường tự nhiên ngày càng được thế giới quan tâm Tuy mứcđộ cần thiết khác nhau, nhưng không ngành kinh doanh nào không chịu sự tác động củamôi trường tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên có loại tái sinh, có loại không thể tái sinh.Tính khan hiếm của các loại hàng hoá là nguy cơ đầu tiên mà các doanh nghiệp và cácnhà quản trị marketing phải quan tâm Loại tài nguyên nào càng khan hiếm thì nguy cơđối với các nhà kinh doanh càng lớn, thông qua giá nguyên liệu, năng lượng…

Trang 9

Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng là chủ đề được nhiều giớiquan tâm Người tiêu dùng, các tổ chức ngày càng quan tâm đến những sản phẩm thânthiện với môi trường.

2.4.Khoa học kĩ thuật

Khoa học kĩ thuật là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của mộtdoanh nghiệp, nó là động lực chính trong toàn cầu hoá Khoa học kĩ thuật cho phép cácsản phẩm và dịch vụ được sản xuất với giá rẻ hơn và tiêu chuẩn chất lượng cao, cung cấpcho người tiêu dùng và doanh nghiệp các sản phẩm, dịch vụ mới hơn như hoạt động ngânhàng trực tuyến, điện thoại di động thế hệ mới ,thay đổi việc phân phối sản phẩm ví dụnhư bán sách, vé máy bay hoặc đấu giá qua mạng Internet…

Những biến đổi đang diễn ra trong môi trường khoa học kĩ thuật đòi hỏi các chuyên

gia marketing tư vấn cho lãnh đạo các doanh nghiệp hợp tác với các viện, chuyên gia kĩthuật, đồng thời phải hướng kĩ sư ở các công ty nghiên cứu theo quan điểm thị trường -khách hàng, tránh lãng phí các nguồn lực.

2.5.Chính trị

Chính trị ảnh hưởng lớn tới những quy định của pháp luật trong kinh doanh và sứcmua của khách hàng qua đó ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Mức độ ổn định của môitrường chính trị, chính sách của Chính phủ ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật và các quyđịnh về hoạt động kinh doanh và thuế, những đánh giá, nhìn nhận về văn hoá và tôn giáo

của Chính phủ, sự tham gia các hiệp định thương mại như EU, NAFTA, ASEAN, WTO

hay những hiệp định khác… đều là những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing màcác nhà quản trị marketing cần phải quan tâm.

2.6.Văn hoá

Tại mỗi nước mức độ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các yếu tố văn hoá và

xã hội cũng khác nhau Ảnh hưởng của văn hoá tới quyết định marketing rất đa dạng,

nhiều chiều: tôn giáo chính trong nước, quan điểm của người dân đối với các sản phẩmvà dịch vụ ngoại nhập, ảnh hưởng ngôn ngữ có tới mức độ phổ biến sản phẩm trên thịtrường, vai trò của nữ giới và nam giới trong xã hội, tuổi thọ trung bình của dân số, quanđiểm người dân về vấn đề bảo vệ môi trường…

Trang 10

Nền văn hoá: là những chuẩn mực giá trị phản ánh bản sắc văn hoá của một đất nước,

dân tộc Những chuẩn mực giá trị này rất bền vững và được lưu giữ một cách trung thànhqua thời gian và hoàn cảnh.

Nhánh văn hoá:là những chuẩn mực giá trị được một nhóm, một bộ phân người do có

hoàn cảnh sống giống nhau nên có quan niệm giống nhau So với những chuẩn mực giátrị gắn với nền văn hoá, chuẩn mực giá trị do các nhánh văn hoá tạo ra có thể biến đổitheo thời gian và hoàn cảnh.

Sự biến đổi văn hoá: trong quá trình giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hoá một số

chuẩn mực văn hoá có thể thay đổi nhanh theo từng tình huống và điều đó có thể tạo racơ hội marketing rất lớn.

Chương II

Ảnh hưởng của môi trường marketing tới tập đoàn Mattel

I.Giới thiệu doanh nghiệp

Tất cả bắt đầu khi Ruth Handler (người phụ nữ sáng lập công ty Mattel) để ý cô con

gái chơi trò gia đình với những con búp bê giấy Bà nhận ra rằng những con búp bê hiệncó tại thời điểm ấy đều là búp bê em bé Những gì một bé gái cần chính là một con búpbê có thể làm cho bé có cảm hứng để nghĩ về sau đó là người mà bé muốn trở thành Vànăm 1945, hai vợ chồng Elliot và Ruth Handler lập công ty Mattel Creations ở Californiađể sản xuất đồ chơi trẻ em Nhưng phải đến 14 năm sau, vào ngày 9 tháng 3 năm 1959trong Hội chợ American Toy Fair tại NewYork, búp bê Barbie - đặt theo tên con gáiBarbara của gia đình Handler mới được trưng bày lần đầu tiên Khi đó, họ còn chưa thểngờ được rằng chỉ sau 20 năm công ty này đã vươn lên trở thành hãng dẫn đầu trên thịtrường đồ chơi trẻ em.

Đến nay, sau 50 năm xuất hiện trên thị trường, Barbie không chỉ là một thứ đồ chơithông thường mà còn là một trong những biểu tượng văn hóa thời đại tồn tại trong tưởngtượng (đứng vị trí thứ 43), sau "ông già Noel", hay "chuột Mickey", "cô bé Lọ Lem" , làđồ chơi dành cho các bé gái bán chạy nhất thế giới.

Trang 11

Năm 1999, tập đoàn Mattel đã thành lập nên một chi nhánh mới cho khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tại Melbourne, Úc, giúp Mattel mở rộng hệ thống phân phối của mìnhtại Châu Á, nơi tập trung 57% trẻ em thế giới Từ năm 1987 đến 1999, doanh thu từ búpbê Barbie đã lên đến 2 tỉ USD, tăng gấp bốn lần Chỉ riêng ở Úc, mỗi bé gái sở hữu trungbình khoảng 7 búp bê Barbie, không thua gì ở Mỹ.

Tính đến năm 2005, Barbie có mặt ở 140 quốc gia, 95% trẻ em trong độ tuổi từ 3-11 ởÚc sở hữu Barbie, đặc biệt cứ mỗi giây lại có 2 búp bê Barbie được mua

Tính đến năm 2008, Barbie đã có mặt tại 150 nước, Barbie tiếp tục thống trị thế giớibúp bê dành cho bé gái Khảo sát cho thấy 72% bé gái Puerto Rico hiện sở hữu Barbietrong khi tỷ lệ trên tại Đức là 49% Tại nhiều nước Châu Âu trong đó có Pháp, Ý, TâyBan Nha, Đức, Barbie là thương hiệu búp bê số một Tháng 1 1-2008, siêu thị "thời trangBarbie" đầu tiên thế giới đã mở cửa ở Buenos Aires (Argentina), nơi người ta bán quầnáo theo thiết kế Barbie; và các em gái được làm đầu và trang điểm theo phong cáchBarbie Tại Thượng Hải, Ngôi nhà Barbie trị giá 43 triệu USD cũng vừa khánh thành vàotháng 2-2009 (gồm viện bảo tàng, spa, cửa hàng thời trang Barbie ) Tổng cộng, doanh

số bản quyền Barbie lên đến 1,5 tỷ usd/năm (Nguồn Superbrand - được sưu tầm bởi

Không chỉ là một búp bê đồ chơi dành cho bé gái, Barbie đã trở thành biểu tượng thờitrang của thế giới (Worldwide Fashion Icon), Công chúa Đương Đại (POP CulturePrincess) và trở thành một nhãn hiệu lớn mạnh trên toàn cầu (Global brand Powerhouse).

II.Thực trạng, ảnh hưởng của môi trường vi mô và vĩ mô tới chính sách marketingcủa tập đoàn Mattel

1.Tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing.1.1.Các lực lượng bên trong tập đoàn.

Điều quan trọng trước hết là tại Mattel, tất cả các nhân viên chưa bao giờ xem Barbiechỉ đơn giản là một sản phẩm hay một búp bê vô tri, và ngay cả hàng triệu những bé gáikhắp nơi cũng vậy Đối với mọi người, Barbie là một cô bé thật sự Triết lý này thật sựđược thể hiện qua tất cả mọi nhân viên của hãng Mattel, và trong mọi hoạt động từ thiếtkế, cải tiến sản phẩm cho đến tiếp thị Đây là một trong những lý do làm cho hình tượngBarbie có thể sống mãi cho đến ngày nay.Hình ảnh Barbie luôn luôn được cải tiến nhưngcá tính của Barbie không hề thay đổi: vui vẻ, thân thiện, xinh đẹp, tự tin và mơ mộng.

Trang 12

Mattel thậm chí dựng lên một "gia phả" cho nàng "Tên đầy đủ” là Bathara Millicent

Roberts, Barbie có gia đình và nhiều bạn thân, trong đó có anh bồ bảnh trai Ken "Em

gái" Barbie là Skipper ( tung ra năm 1964 ), hai đứa em sinh đôi Tutti và Todd (1966),rồi Stacie (1992), Kelly (1995) và bé Krissy (1999) Barbie bắt đầu "hò hẹn" với Ken từ

năm 1961 Bạn thân Barbie gồm nhiều sắc tộc-màu da trong đó có Teresa (Tây BanNha), Christie và Steven (Mỹ da màu) và cả cô bé thiểu số Kayla

Qua năm tháng, ngoại hình Barbie cũng được thay đổi theo dòng thời đại Năm 1980,Barbie lần đầu tiên trở thành cô gái da màu Trước đó, nhân sự kiện ValentinaTereshkova trở thành nữ phi hành gia đầu tiên trên thế giới, Barbie cũng được đổi nghề

làm nhà du hành vũ trụ Theo "hồ sơ lý lịch", Barbie học tại Trung học Willows (bang

Wisconsin) và Trung học quốc tế Manhattan (New York City) Barbie có 38 vật cưng,gồm chó, mèo, ngựa, sư tử con, ngựa vằn, gấu trúc

Có bằng lái xe đàng hoàng, Barbie dùng toàn xe mui trần màu hồng Nàng cũng cóbằng lái máy bay và thậm chí điều hành vài hãng hàng không thương mại trong thời giannghỉ phép của nghề tiếp viên hàng không Ngày 12-2-2004, chỉ vài ngày trước lễ Tìnhyêu, Mattel tuyên bố Barbie và Ken chia tay sau 43 năm hò hẹn Anh bồ mới là Blaine,

một tay lướt ván ở Sydney (Úc) mới dọn đến Califonia Ngày 12-8-2004, Barbie "tuyênbố" tranh cử tổng thống, với tư cách thành 1 viên "đảng Quý cô" Barbie hiện tham gia

Dự án Nhà trắng, một tổ chức quốc gia nguyện phục vụ và ủng hộ sự lãnh đạo của phụ nữcấp tiến Vài chi tiết kể trên liên quan đến chiến dịch tiếp thị (thông qua hình thức nhâncách hóa Barbie) đã cho thấy bí quyết thành công của Mattel.

Để giữ vững hình ảnh ngôi sao của Barbie, cả công ty đã phải đổ ra không ít sức lực.Những bộ quần áo và trang sức đầu tiên do Sharlott Jonhson tạo ra được in trong nhữngtập quảng cáo phát miễn phí trong các siêu thị Nhưng sau đó, lãnh đạo công ty quyếtđịnh “mọi thứ của búp bê Barbie phải được làm y như của con người”.Thế là tập đoànMattel đã quyết định mời những nhà mốt hàng đầu như Dior, Versace, Givenchy, Dolce& Gabana, Vera Wang, Anna Sui, Calvin Klein và Gucci… thiết kế riêng những bộ cánh“hàng hiệu”cho Barbie Sau đó ít lâu, chính các hãng này lại tỏ ra say mê việc làm đẹpcho búp bê, và người ta khoác cho Barbie những thứ quần áo và đồ trang sức mà các bégái và cha mẹ chúng thậm chí không dám mơ ước.

Trang 13

Barbie được yêu thích do nó luôn được đổi mới hàng năm Dưới tiền đề phải giữnguyên dung mạo của Barbie, nhà máy đồ chơi Mattel tập trung đổi mới ở phần trangphục Trong 50 năm qua đã có hơn 1 tỉ Barbie được bán ra Barbie hiện có mặt trong cáccửa hiệu tại 150 nước, được 800 doanh nghiệp khác nhau tham gia sản xuất Chỉ riêngviệc tạo mẫu cho Barbie hiện có 50 nhà thiết kế thời trang và 12 nhà thiết kế mẫu tóc đảmtrách Từ khi ra đời đến nay, hơn 1 tỷ bộ quần áo khác nhau đã được làm ra cho Barbievà bạn bè của Barbie Barbie đã làm khoảng trên dưới 100 nghề: vận động viên Olympic,thợ lặn, bác sĩ nhi khoa, giáo viên aerobics, nhà du hành vũ trụ, ngôi sao nhạc rock, nhà

sản xuất phim, giám đốc điều hành và cả ứng viên tổng thống….Tất nhiên, có đến hàngtrăm bộ phần áo phù hợp với những nghề đó Barbie có hơn 1 tỷ đôi giày và cứ mỗi năm,tủ quần áo của cô nàng lại có thêm khoảng 100 bộ quần áo mới

Đội ngũ thiết kế và cải tiến sản phẩm tại Mattel dành ra rất nhiều thời gian tìm đườngvào thế giới mơ mộng của các cô bé Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, cùngvới sự xâm nhập của truyền hình và điện ảnh, ngày càng có nhiều bé gái ngồi chống cằmmơ mộng về những viễn cảnh tương lai Do đó, Barbie trở thành người bạn tâm giao đángtin cậy để các cô bé thổ lộ những ước mơ của mình

Ngoài ra, Mattel luôn giám sát thị trường bằng dữ liệu thu thập được từ các công tynghiên cứu thị trường mà họ thuê khảo sát trong đó có dữ liệu liên quan doanh số, xuhướng, thông tin nhóm tuổi các cuộc phỏng vấn trong siêu thị Cụ thể một chuyên giatâm lý Mattel có thể chỉ huy nhóm 30 người thực hiện phỏng vấn 100.000 em/năm, vềloại thức ăn ưa thích, loại nhạc, chương trình truyền hình, thời gian sử dụng máy tính Phóng viên Eric Clark (The Telegraph) cho biết nhóm nghiên cứu Mattel thậm chí đếntừng nhà khách hàng trên khắp thế giới và để ý đến vị trí đặt Barbie: Ở giường hoặc nằmtrên sàn cạnh đống quần áo búp bê (nếu trên giường thì đó là biểu thị của tình yêu búp bê;còn ở sàn thì cho thấy bé thích đùa và "tâm sự" với búp bê) Nhóm thiết kế Barbie cònquay phim các buổi tiệc sinh nhật để khảo sát tâm lý các bé gái

1.2.Các lực lượng bên ngoài công ty

1.2.1.Những tổ chức cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất

Tập đoàn Mattel đã quyết định chọn Trung Quốc là nơi sản xuất phần lớn các mặt hàngđồ chơi của hãng này để cung cấp cho thị trường Mỹ, Châu Âu và cả Châu Á do ưu thế là

Trang 14

giá nhân công, giá cả các nguyên liệu đầu vào như nguyên nhiên liệu, nhà xưởng và máymóc rẻ hơn rất nhiều so với ở Mỹ và các nước Châu Âu

1.1.2.Những tổ chức dịch vụ môi giới marketing

Các tổ chức môi giới thương mại

Năm 2007, một siêu thị chuyên bán đồ dùng cho Barbie đầu tiên trên thế giới và cũnglà một viện bảo tàng về Barbie đã khai trương tại Buenos Aires, thủ đô của Argentina Xehơi Barbie, quần áo Barbie, trang sức Barbie và búp bê Barbie, tại siêu thị Barbie thơmphức mùi kẹo cao su Tại thành phố Buenos Aires này, ngoài việc bán đồ chơi, nơi đâycòn là một thẩm mỹ viện Các cô gái tuổi từ 3 đến 12 có thể đến đây cắt tóc, trang điểmvà cắt móng tay để biến các em thành nhân vật Barbie được yêu thích Và trong khi cácđứa trẻ đang bận rộn, thì các bậc phụ huynh có thể gửi các em ở đây và tìm chút thoảimái trong phòng trà của trung tâm Siêu thị Barbie còn cung cấp một lâu đài các trò chơi,các bộ trang phục, các bộ trang điểm và cả sàn catwalk cho riêng những người mẫu tíhon, nơi chỉ dành cho các bữa tiệc sinh nhật tuổi học trò Nhà sản xuất Barbie là Mattelđang theo dõi rất sát sự thành công của siêu thị này và có thể sẽ mở thêm một số siêu thịtương tự ở những thành phố khác, để đẩy mạnh thương hiệu Barbie vốn đang phải cạnhtranh với một số đối thủ mới như búp bê Bratz khá nổi tiếng.

Năm 2009, danh tiếng ngày càng gia tăng ở đất nước đông dân nhất thế giới khiến

Mattel Inc – công ty sáng tạo ra Barbie – mở gian hàng chính ở Thượng Hải Lý do màtập đoàn này đưa ra là: “Chúng tôi chọn Thượng Hải để mở gian hàng chính của Barbiebởi thành phố này tượng trưng cho thời trang, văn hóa và nghệ thuật”.

Theo barbieshanghai.com, website chính thức của gian hàng thì tòa nhà gồm 6 tầngcủa Barbie ở Thượng Hải là chi nhánh lớn nhất của thương hiệu búp bê này trên thế giới.Có diện tích hơn 3.500m2, gian hàng này có khoảng 1.600 loại búp bê Barbie và hơn 40loại sản phẩm liên quan, trong đó có búp bê, quần áo, sách, phim, đồ mỹ phẩm, các sảnphẩm điện tử và đồ dùng văn phòng Phần bắt mắt nhất của gian hàng này là chiếc cầuthang quay từ tầng ba lên tầng năm mà xung quanh nó là 875 búp bê Barbie, trong đó làcác bộ sưu tập thời trang Barbie trong 50 năm qua, như phong cách Marilyn Monroeđược tung ra từ năm 1997 và Elizabeth Taylor năm 1999.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w