1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của việc gia nhập wto đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may.DOC

28 707 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 176,5 KB

Nội dung

Tác động của việc gia nhập wto đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may.

Trang 1

ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA NGÀNH DỆT MAY

LỜI NÓI ĐẦU

- Đề án môn học là hình thức nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên chuyên ngành, tôi là sinh viên của khoa thương mại dưới sự hướng dẫn của giáo viên đặc biệt là sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy Cấn Anh Tuấn tôi đã lựa chọn đề tài: ''Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam'' , trong bối cảnh nước ta mới gianhập tổ chức thương mại quốc tế sự tác động và ảnh hưởng của nó là rất lớn đến kinh tế nước ta Tổ chức thương mại quốc tế còn rất mới lạ với Việt Nam ta và ngành dệt may Việt Nam là một ngành phát triển rất mạnh của kinh tế Việt Nam và là một ngành chủ lực, nó có tỷ trọng xuất khẩu cao và được nhà nước rất quan tâm chú trọng phát triển Ngành dệt may có thể nói là ngành trọng điểm của Việt Nam, ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh Do vậy sự tác động của tổ chức thương mại quốc tế đến kinh tế việt nam là rất lớn vậy nên nó tác động lên toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đề tài giúp ta hiểu thêm về tổ chức, ngành và sự tác động của tổ chức tới ngành dệt may Việt Nam và cũng tác chung tới nền kinh tế

- Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này với mục tiêu là giúp ta hiểu thêm về tổ chức thương mại quốc tế và ngành dệt may Việt Nam đang lớn mạnh của nước nhà để cũng hiểu được nó tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế như thế nào? để có những chiến lược và chính sách cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp, tận dụng cơ hội cho việc gia nhập WTO tạo cho kinh tế Việt Nam những bước phát triển lớn mạnh, có thể hội nhập được với trường quốc tế.

- Tuy đối tượng tôi nghiên cứu ở đây chỉ là tổ chức thương mại quốc tế, ngành dệt may Việt Nam, và sự tác động của tổ chức đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, nhưng chúng ta có thể hiểu chung cho nên kinh tế Việt Nam và với phạm vi nghiên cứu trong nền kinh tế việt nam cụ thể là ngành dệt may

Trang 2

Việt Nam với phương pháp biện chứng duy vật và lôgic … để tạo ra cho vấn đềnghiên cứu có tinh chinh xác cao và sát thực dễ hiểu.

Đề tài đi vào nghiên cứu nội dung tuy có sự mới mẻ nhưng cũng thể hiển được tính sát thực cao với nội dung: tổng quan về tổ chức thương mại quốc tế, thực trạng ngành dệt may sau khi Việt Nam là thành viên của WTO vói những tác động tích cực, tiêu cực, kết quả, hạn chế, và từ đó có những giả pháp cho ngành.

- Đề tài được tôi lựa chọn và nghiên cứu rất kỹ càng mong rằng nó sẽ giúp tôi và mọi ngưòi có một vốn kiến thức nho nhỏ nắm bắt được phần nào kinh tế xã hội tuy vậy nhưng không thể chánh khỏi những thiếu sót mong các bạn góp ý cho ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948 Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này Một số nhà sử học chorằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổchức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ ( Lisa Wilkins,1997) ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

Trang 4

(GATT) GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó Các nước tham gia GATT đã tiếnhành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới Vòng đámphán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể

- WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995 - Chức năng:

WTO có các chức năng sau:

Quản lý việc thực hiện các hiệp ước của WTO Diễn đàn đàm phán về thương mại

Giải quyết các tranh chấp về thương mại

Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia

Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

- Đàm phán:

Phần lớn các quyết định của WTO đếu dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận.Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau Nguyên tắc đồng thuận có ưu điểm là nó khuyến khích nỗ lực tìm ra một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các thành viên chấp nhận Nhược điểm của nó là tiêu tốn nhiềuthời gian và nguồn lực để có được một quyết định đồng thuận Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách diễn đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi, khiến cho việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế, đàm phán của WTO diễn ra không phải qua sự nhất trí của tất cả các thành viên, mà qua một quá trình đàm phán không chính thức giữa những nhóm nước Những cuộc đàm phán như vậy thường được gọi là "đàm phán trong phòng Xanh" (tiếng Anh: "Green Room" negotiations), lấy theo màu của phòng làm việc của Tổng giám đốc WTO tại Geneva, Thụy Sỹ Chúng còn được gọi là "Hội nghị Bộ trưởng thu hẹp" (Mini-Ministerials) khi chúng diễn raở các nước khác Quá trình này thường bị nhiều nước đang phát triển chỉ trích vì họ hoàn toàn phải đứng ngoài các cuộc đàm phán như vậy Richard

Steinberg (2002) lập luận rằng mặc dù mô hình đồng thuận của WTO đem lại vị thế đàm phán ban đầu dựa trên nền tảng luật lệ, các vòng đàm phán thương

Trang 5

mại kết thúc thông qua vị thế đàm phán dựa trên nền tảng sức mạnh có lợi cho Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, và có thể không đem đến sự cải thiện Pareto Thất bại nổi tiếng nhất và cũng gần đây nhất trong việc đạt được một sự đồng thuận là tại các Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ở Seattle (1999) và Cancún (2003) do một số nước đang phát triển không chấp thuận các đề xuất được đưa ra.WTO bắt đầu tiến hành vòng đàm phán hiện tại, Vòng đàm phán Doha, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 diễn ra tại Doha, Qatar vào tháng 11 năm 2001 Các cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng và chưa đạt được sự nhất trí, mặc dù đàm phán vẫn đang tiếp diễn qua suốt Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 tại Cancún, Mexico vào năm 2003 và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 6 tại Hồng Kông từ ngày 13 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 2005.

- Giải quyết tranh chấp

Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO Không giống như các tổ chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO.

Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm Ở cấp sơ thẩm, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một Ban Hội thẩm Giảiquyết Tranh chấp Ban hội thẩm này thông thường gồm 3 chuyên gia trong lĩnhvực thương mại liên quan Ban hội thẩm sẽ nghe lập luận của của các bên và soạn thảo một báo cáo trình bày những lập luận này, kèm theo là phán quyết của ban hội thẩm Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với nội dung phán quyết của ban hội thẩm thì họ có thể thực hiện thủ tục khiếu nại lên Cơ quan phúc thẩm Cơ quan này sẽ xem xét đơn khiếu nại và có phán quyết liên quan trong một bản báo cáo giải quyết tranh chấp của mình Phán quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nêu trên sẽ được thông qua bởi Hội đồng Giải quyết Tranh chấp Báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp cấp phúc thẩm sẽ có hiệu lực cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp nếu không bị Hội đồngGiải quyết Tranh chấp phủ quyết tuyệt đối (hơn 3/4 các thành viên Hội đồng giải quyết tranh chấp bỏ phiếu phủ quyết phán quyết liên quan).

Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội

Trang 6

đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại) Những biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, chẳng hạn như trong tranh chấp mang mã số DS 267 về trợ cấp bông trái phép của Hoa Kỳ.

-Cơ cấu tổ chức

Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.

+ Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng

Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu) Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO.

+ Cấp thứ hai: Đại Hội đồng

Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.

Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết địnhnhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO

Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương)

Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát

Trang 7

diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn

+ Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại

Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại Mội hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.

Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là cáchoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa

Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ Hội đồng Các khía cạnh củaQuyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ

+ Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan

Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.

Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù

Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù

Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm

Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau

Trang 8

- Các hiệp định:

Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994 Bốn phụ lục đó bao gồm cáchiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO:

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)

Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)

+ Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) + Hiệp định về Chống bán Phá giá

+ Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp Hiệp định về Tự vệ + Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu

+ Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS) + Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) + Hiệp định về Định giá Hải quan

+ Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển + Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)

+ Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp

2 Một số nguyên tắc của WTO

Các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rất nhiều và phức tạp bao gồm cả nông nghiệp, dệt may, ngân hàng, viễn thông, nông nghiệp và cả thực phẩm Tuy nhiên, xuyên suốt các hiệp định này là những nguyên tắc, và chúng được coi là nền tảng của hệ thống thương mại đa phương

a Thương mại không phân biệt đối xử: thể hiện ở hai nguyên tắc:

- Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc: Tối huệ quốc có nghĩa là “nước (được) ưu đãi nhất”, “nước (được) ưu tiên nhất” Nội dung của nguyên tắc này được WTO quy định rằng các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối

Trang 9

tác thương mại của mình.

Cơ chế hoạt động của nguyên tắc là mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác “ưu tiên nhất” Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được “ưutiên nhất”.

- Nguyên tắc đối xử quốc gia là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa Nội dung của nguyên tắc này là hàng hóa nhập khẩuvà hàng hóa tương tự sản xuất trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau

Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này: Bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới,trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước.Thương mại ngày càng tự do hơn là nhằm thực thi được mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hóa

Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng WTO đôi khi được miêu tả như là một hệ thống "thương mại tự do", tuy nhiên điều đó không hoàn toàn chính xác Hệ thống này vẫn cho phép có sự tồn tại của thuế quan và, trong mộtsố trường hợp nhất định, vẫn cho phép có các biện pháp bảo hộ Như vậy, nói một cách chính xác hơn thì WTO đem lại một sự cạnh tranh lành mạnh và côngbằng hơn.

WTO cũng có thể hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định

b Nguyên tắc tiếp cận thị trường:

- Nguyên tắc tiếp cận thị trường thực chất là việc mở của thị trường, hàng hoá dịch vụ và đầu tư ngôàich các quốc gia khác trong khối trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả quốc gia tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường thì điều đó đồng nghĩa với một việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở.

Về mặt chính trị, nguyên tắc này thể sự tự do hoá thương mại của WTO các rào cản thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn, có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc

Trang 10

chuyển đổi cơ cấu mức đọ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thôngqua các cuộc đàm phán song phương và đa phương tuy nhiên, mức độ thực hiện tiếp cận thị trường của các quốc gia tương đối khác nhau.

về mặt pháp lý, nguyên tắctiếp cận thị trường thể hiện nghĩa vụ và tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà các nước chấp đã chấp nhận khi đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới.

c Nguyên tắc cạnh tranh công bằng:

Nguyên tắc cạnh tranh công bằng thể hiện sự tự do cạnh tranh trong nhưng điều kiệnbình đẳng như nhau Nguyên tắc này nhằm hạn chế những tác động nhưng tiêu cực của biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành một số đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định

d Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi:

Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách.

Qua các vòng đàm phán, lợi ích của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển đã tăng lên khá nhiều Sau vòng đàm phán Uruguay, các nước giàu trong WTO đã cam kết sẽ rộng mở hơn nữa đối với hàng hoá xuất khẩu từ những nước kém phát triển và trợ giúp kỹ thuật cho các nước này Gần đây, những nước phát triển đã bắt đầu cho phép nhập khẩu tự do, không thuế, khônghạn ngạch đối với tất cả những sản phẩm từ hầu hết quốc gia kém phát triển trong WTO.

Trang 11

Chương II

THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO

1 Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO

a Những điều đạt được của kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Năm 2007, kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi so với các năm trước Thành công tiêu biểu nhất của việt nam là tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn dự kiến, đạt 8,44%, cao nhất trong 10 năm qua,dẫu rằng có nhiều khó khăn về thiên tai lớn, dịch bệnh diễn biến phức tạp và sự biến động thị trường bất lợi về giá cả tăng song nền kinh tế nước ta vẫn tăng GDP cao, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%)

Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 20,3 tỷ usd gần tăng 70% so với năm 2006, tăng gấp đôi so với năm trước Điều đáng chú ý là: lần đầu tiên trong nhiều năm, tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước cao hơn khu vực có vốn nước ngoài (22,1% so với 18,6%) chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước đã năng động khai thác thị trường - cơ hội do việc gia nhập wto mang lại; do không bị khống chế về hạn ngạch khi trở thành thành viên của wto, 11 tháng kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt trên 7 tỉ usd, tăng 32% so với cùng kỳ chiếm trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu; xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhómcác hàng hóa khác mà chúng ta không thống kê được các sản phẩm cụ thể tăng mạnh, tỉ lệ tăng 38,9% với kim ngạch 8 tỉ 700 triệu usd chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu (nếu thống kê rõ được chi tiết các sản phẩm, chúng ta sẽ có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cao hơn)

Đầu tư và xuất khẩu tăng, thị trường nội địa được mở rộng tạo điều kiện cho công nghiệp và dịch vụ phát triển, nên GDP tăng gần 8,5%, là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua.

b Những hạn chế mà nền kinh tế gặp phải

- Giá cả tăng cao, không đạt được mục tiêu đề ra Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 12,4% so với tháng 12-2006 Đây là tốc độ tăng giá cao nhất trong những năm gần đây, vượt qua tốc độ tăng GDP và không đạt mục tiêu đề ra Nhóm hàng tăng giá cao nhất trong năm qua là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng18,92%, riêng lương thực tăng 15,4%, giá thực phẩm tăng 21,16%, thứ 2 là nhà

Trang 12

ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%, thứ 3 là đồ dùng và dịch vụ khác tăng 9,02%, thứ 4 là dược phẩm, y tế tăng 7,05% và thứ 5 là may mặc, mũ nón, giàydép tăng 5,47% ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá cả ước cả năm tăng trên 12%.

Nguyên nhân tăng giá: Về khách quan, giá thế giới tăng, thiên tai, dịch bệnh lanrộng, gây thiệt hại nặng nề Về nguyên nhân chủ quan do điều hành giá yếu, dựbáo sai, điều hành chính sách tiền tệ chưa tốt "Việc lúng túng trong điều hành thị trường tiền tệ cũng là một lý do khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) vượt quá tốc độ tăng GDP" (đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Kế hoạch và Đầu tư năm 2007, ngày 30-11-2007 Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế WB tại Hà Nội: Lượng tiền lưu thông quá lớn, tỷ lệ tăng tín dụng trên 38%, so với tốc độ tăng GDP khoảng 8% thì con số đó là rất nhiều, dù cho các ngân hàng thương mại phải tăng tỷ lệ dự trữ, nhưng lượng tiền lưu thông vẫn rất nhiều Do dòng vốn đổ vào thị trường mạnh nhưng chưa có cơ quan điều tiết đủ năng lực, chính sách ngoại hối, ngoại tệ chưa phát huy tác dụng vì chính sách của Chính phủ trong thị trường tiền tệ và hối đoái không nhất quán Chính phủ mua USD vào nhiều và bơm tiền đồng ra thị trường có thể làm giảmgiá đồng USD sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và tạo sức ép cho lạm phát Nhập siêu lớn Chung cả năm, nhập siêu ước lên tới trên 13,1 tỉ USD, bằng 27,5% kim ngạch xuất khẩu Điều này thể hiện rõ nhất trong 2 tháng cuối năm Đáng chú ý là 3 mặt hàng nhập khẩu tăng gấp hơn 2 lần so năm 2006 là ô-tô nguyên chiếc xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật, không có mặt hàng nào giảm so với năm 2006 về kim ngạch

Kim ngạch nhập khẩu cả năm 2007 ước đạt 60,8 tỉ USD, tăng 35,5% sonăm 2006.

Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dich theo hướng tích cực Tỷ trọng GDPkhu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm còn dưới 20,0%/ so với 20,81% năm 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng dần và chiếm trên 41,7% so với 41.56% và khu vực dịch vụ tăng nhẹ, chiếm 38,30% so với 38,08% trong 2 năm tương ứng Nét mới trong năm 2007 là tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định, quý sau cao hơn quý trước, trong điều kiện có khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập WTO.

Do kinh tế tăng trưởng cao nên tình hình tài chính lành mạnh, thu chi ngân sáchnhà nước cân đối, bội chi ngân sách trong phạm vi Quốc hội cho phép Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2007 ước đạt 287.900 tỉ

Trang 13

đồng, vượt dự toán cả năm (dự toán 281.900 tỉ đồng) và tăng 11,6% so với năm2006 Các khoản thu có tỷ trọng lớn đều đạt mức khá Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của mưa lũ, song nhiều khoản thu chủ yếu như thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, phí và lệ phí, thu từ khu vực kinh tế quốc doanh, thu từ nhà, đất tăng khá Một số khoản thu đạt khá so với dự toán, trong đó: thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đạt 100,8%; thu từ nhà và đất đạt 117,6% dự toán

Tổng số chi ngân sách nhà nước cả năm 2007 ước đạt dự toán năm Bội chi ngân sách cả năm ước đạt 5% GDP Đến nay ngân sách trung ương đã cấp chuyển 100% dự toán chi bổ sung cân đối cho các địa phương, trong đó một số địa phương có khó khăn đã được cấp đủ 100% trợ cấp cân đối ngân sách theo dự toán để chủ động nguồn xử lý các nhiệm vụ chi trong tháng cuối năm Bên cạnh đó, việc bảo đảm lương thực cho công tác cứu trợ nhân dân và kinh phí đểhỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ gây ra cũng được chú trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu đề ra

2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam

- Toàn quốc hiện có khoảng 2.000 DN dệt may với hơn 2 triệu lao động; 25% trong số đó là các DN có vốn đầu tư nước ngoài Các DN may hiện nay phần lớn là các DN tư nhân hay Cty cổ phần Họ thường chú trọng ưu tiên thực hiện các hợp đồng may gia công XK Nhiều DN chỉ sản xuất các sản phẩm theođơn đặt hàng từ nước ngoài dưới dạng gia công thuần tuý

Trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao - bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2000-2005.

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngành dệt may ĐVT: triêu đồng

2000 2001 2002 2003 2004Doanh

nhuận 476 208

(%) 400

193 (%) 684

171 (%) 509

74(%)Thuế 765 837

109 (%) 977

Trang 14

Trong năm 2006 ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu hàng hoá trị giá 5,83 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng 20,5% so với năm trước và chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Các nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ (doanh thu 3.04 tỷ USD), EU (1,24 tỷ USD) và Nhật (628 triệu USD) Trong khi đó, toàn bộ thị trường trong nước chỉ đạt doanh số khoảng 1,8 tỷ USD Sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất là áo khoác,quần dài, sơmi, hàng dệt kim và quần áo các loại Các lô hàng XK vẫn chủ yếu là các hợp đồng gia công lại cho đối tác nước ngoài; nhiều DN VN hầu như không có đối tác phân phối trực tiếp trên thị trường quốc tế Lợi nhuận của các DN dệt may thường khá thấp (so với doanh thu) do phần lớn nguyên phụ liệu, mẫu mã thiết kế và hoạt động phân phối đều được quyết định bởi đối tác nước ngoài Phần đóng góp của phía VN vào việc hoàn thiện một chiếc áo khoác chỉ vào khoảng 11%, đối với sơ mi là 25%, quần dài là 15% và trong các sản phẩmkhác luôn dưới mức 25%

Cũng trong năm 2006, ngành dệt may phải chi 5,65 tỷ USD cho nhập khẩu, chủyếu là vải (chiếm 52%), nguyên phụ liệu (34%), sợi (10%) và bông xơ (4%) Các mặt hàng này đa phần được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN.

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành dệt đạt khoảng 13% Năng lực của các DN cung ứng nguyên phụ liệu trong nước còn khá khiêm tốn Với 24.000 ha diện tích trồng bông, hàng năm VN mới chỉ sản xuất ra được 8.000 tấn bông xơ, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu trong nước Ngoài ra, 70% nhu cầu sợi tổng hợp, 40% nhu cầu sợi xơ ngắn, 40% nhu cầu vải dệt kim và 60% nhu cầu vải dệt thoi vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Kim ngạch xuất nhập khẩu theo mặt hàng

ngành trang thiết bị lực lượng sản xuất (/năm)

ngành sợingành dệt thoingành dệt kim ngành may

2,5 triệu cọc sơi20000 máy may4000 máy

300000 máy may công nghiệp

250000 tấn600 triệu m2

100000 tấn1,25 tỷ sản phẩm

3 Những tác động tích cực đến các doanh nghiệp việt nam

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w