Một số cơ chế, chính sách cho phát triển ngành dệt may

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập wto đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may.DOC (Trang 25 - 28)

- Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may.

- Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may:

+) Được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ân hạn; 50% còn lại được vay theo quy định của Quỹ Hỗ trợ phát triển;

+) Được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

- Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ để trình ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước nếu bán cho các đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may:

+) Trong trường hợp cần thiết, được Chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước;

+) Được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm (2001-2005) để tái đầu tư;

+) Được ưu tiên cấp bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp.

- Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các Tổ chức dệt may quốc tế, cho công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may.

- Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trong quý II năm 2001, trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ thích hợp hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường mỹ.

Do vậy để tạo ra hiệu ứng tích cực và dạt dược chiến lược đề ra ta phải đưa ra dược chính sách và những cơ chế phù hợp, thực hiện chính sách đó một cách chính xác để phát huy những tác động tích cực của việc gia nhập WTO .

KẾT LUẬN

- Việt Nam gia nhập WTO và tham gia các thỏa thuận thương mại khu vực vừa mang lại lợi ích, cơ hội nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều thách thức to lớn. Việc thực thi các cam kết WTO cũng làm phát sinh mối quan ngại về mặt xã hội song hành cùng cải cách chính sách và tự do hóa thương mại. Một số ngành kinh tế trong nước cũng có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc điều chỉnh theo áp lực cạnh tranh ngày càng tăng phát sinh từ những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Cũng như nhiều nước khác, thực thi các cam kết gia nhập WTO sẽ có tác động sâu rộng đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Để đảm bảo việc gia nhập WTO đem lại sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững cho Việt Nam, tiến hành đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp về chính sách để hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện cam kết WTO là hết sức cần thiết. từ những vấn đề đặt ra ở trên cho thấy được những vấn đề đặt ra đối với kinh tế của việt nam nói chung và cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng, cụ thể ta có thể thấy được sự tác động của WTO lên ngành dệt may từ đó ta có điều chỉnh cho sự phát triển phù hợp và phát huy hết lợi thế làm chủ được sự tác động làm cho sự tác động đó hoàn toàn là tích cực.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập wto đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may.DOC (Trang 25 - 28)