1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của lạm phát đến cán cân thanh toán của việt nam.doc

18 1,8K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 227 KB

Nội dung

ác động của lạm phát đến cán cân thanh toán của việt nam

Trang 1

TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN NAY

(Từ Tháng 1 đến tháng 5 năm 2011)

Giảng Viên Hướng Dẫn

Quách Doanh Nghiệp Nhóm Thực Hiện

Vũ Minh Tuấn TCNN6- K34 Đinh Trọng Thành TCNN6 –K34

Ý Kiến Giảng Viên

Trang 3

với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác như bản cân đối tiền tệ, cân đối ngân sách, hệ thống tài khoản quốc gia Chính vì vậy cán cân thanh toán của một quốc gia có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạch định phát triển kinh tế, và ổn định vĩ mô của mỗi quốc gia.

Những năm trở lại đây Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn trong cán cân thanh toán quốc tế như tình trạng thâm hụt kép ngân sách và tài khoản vãng lai kéo dài liên tục qua nhiều năm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn dè dặt, dữ trữ ngoại hối sụt giảm mạnh không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng ngoại tệ trong nước Có nhiều nguyên nhân gây nên thực trạng nay trong đó lạm phát là một trong những nguyên nhân quan trọng, gây ảnh hưởng nhiều nhất đến cán cân thanh toán quốc tế hiện nay.

Dưới đây chúng tôi xin được trình bày một vài nét về tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam kể từ tháng 1 đến tháng 5/ 2011, cũng như tình hình lạm phát hiện nay đã có những tác động như thế nào đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam Và xin đề xuất một số kiến nghị cho thực trạng này Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với năng lực có hạn, nên bài tiểu luận sẽ không tranh khỏi sai sót Do vậy chúng tôi rất mong ý kiến đóng góp của thầy để các bài tiểu luận sau sẽ thực hiện tốt hơn.

II. Cơ sở lý luận

Trang 4

2.1 Khái niệm

Các giao dịch trong hoạt động kinh doanh quốc tế xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và rất đa dạng Công cụ thống kê dùng để đo lường các giao dịch kinh tế quốc tế giữa những người dân trong nước và người dân nước ngoài được gọi là cán

cân thanh toán quốc tế (balance of payments).

2.2 Cấu trúc của cán cân thanh toán

2.2.1 Tài khoản vãng lai (current account)

a Xuất nhập khẩu thuần về dịch vụ

b Xuất nhập khẩu thuần về hàng hóa (cán cân mậu dịch)

c Thu nhập thuần (thu nhập từ đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài cộng với tiền lương của người lao động nước ngoài)

d Chuyển giao thuần (tổng các khoản cho, biếu tặng, viện trợ từ những người di cư nước ngoài)

2.2.2 Tài khoản vốn (capital account)

Các giao dịch vốn liên quan đến việc mua bán tài sản cố định chẳng hạn như bất động sản.

2.2.3 Tài khoản tài chính (financial account)

a Đầu tư trực tiếp nước ngoàib Đầu tư trực tiếp nước ngoài thuầnc Các khoản mục tài chính khác

2.2.4 Sai số thông kê

Trang 5

Các dữ liệu không thống kê được hoặc các khoản mục bị bỏ sót, chẳng hạn như các giao dịch bất hợp pháp, rửa tiền v.v.

2.2.5 Dữ trữ ngoại hối

Đo lường sự thay đổi trong dữ trữ của một quốc gia bao gồm vàng, ngoại tệ và các vị thế tài khoản đối với IMF

2.3 Tác động của lạm phát đến cán cân thanh toán

Nếu một quốc gia có tỉ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sang nước khác sụt giảm

Lạm phát gián tiếp tác động đến tỉ giá hối đoái, khi lạm phát tăng so với các quốc gia khác thì làm đồng tiền nội tệ giảm giá tương đối so với đồng ngoại tệ dẫn đến tỉ giá hối đoái tăng Tỉ giá tăng tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán.

III.Thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam3.1 Tài khoản vãng lai

3.1.1 Xuất nhập khẩu thuần về hàng hóa

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 (từ 01/5 đến 15/5) đạt 6,65 tỷ USD, giảm 19,7 % so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2011.

Với kết quả đạt được trong 15 ngày đầu tháng 5/2011 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/5/2011 đạt 66,17 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, xuất khẩu đạt 30,2 tỷ USD, tăng 31,2% và nhập khẩu là 35,98 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước Cụ thể:

Trang 6

Về xuất khẩu:

Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2011 đạt 2,9 tỷ USD, giảm 20,2% so với 15 ngày cuối tháng 4/2011 Theo số liệu thống kê hải quantrong nửa đầu tháng 5/2011, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch đều giảm, trừ mặt hàng dầu thô đạt 242 triệu USD, tăng gấp 2 lần (tương ứng tăng 122 triệu USD) so với 15 ngày trước đó.

Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt 1,41 tỷ USD, giảm 22,2% so với 15 ngày cuối tháng 4/2011, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm này từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2011 lên 14,06 tỷ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 46,6% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Nhìn chung tình trạng thâm hụt cán cân thương mại vẫn còn khác cao, tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì cán cân thương mại đang có chuyển biến tích cực và dự đoán sẽ thặng dư vào cuối năm nay.

Trang 7

Hình 1: Tình hình xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2011

Nguồn Cục CNTT & Thống kê Hải quan- Cục Hải quan

3.1.2 Thu nhập thuần

Tính đến hết tháng 02/2001, Việt Nam có 575 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 55 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đạt trên 10 tỷ Đô la Mỹ Trong đó ngành khai khoáng là 4,309,845,565 USD trong 10,038,859,250 USD tổng đầu tư chiếm gần 43%

3.1.3 Chuyển giao thuần

Năm 2010 Việt Nam chính thức trợ thành nước có thu nhập trung bình đó là một tin vui cho nền kinh tế đang từng bước chuyển mình của Việt Nam Tuy nhiên việc trợ thành nước có thu nhập trung bình cũng đồng nghĩa với việc các khoản viện trợ không hoàn lại của các nước phát triển nhưng Anh, Nhật…và các tổ chức của thế giới cũng giảm.

Trang 8

Với gần 4 triệu Việt kiều sống trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng vạn lao động xuất khẩu, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất thế giới Kiều hối đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai và là nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế Đồng thời, kiều hối giúp Việt Nam hạn chế rủi ro huy động vốn và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài Vì vậy, việc khơi thông dòng kiều hối có một ý nghĩa quan trọng trong chính sách tiền tệ và dịch vụ ngân hàng hiện nay.

3.2 Tài khoản vốn - Tài khoản tài chính

Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư thì

Tính đến ngày 24 tháng 1 năm 2011 cả nước có 40 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 182,3 triệu USD, bằng 15,6% so với cùng kỳ năm 2010 Trong tháng 01 năm 2011, có 5 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,3 triệu USD, bằng 17,4% so với cùng kỳ năm 2010 Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong tháng 1 năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 187,6 triệu USD, bằng 15,7% so với cùng kỳ 2010.

Tính đến ngày 23 tháng 2 năm 2011 cả nước có 93 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 1,47 tỷ USD, bằng 74,3% so với cùng kỳ năm 2010 Đến cuối tháng 2 năm 2011, có 14 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 86 triệu USD, bằng 27,8% so với cùng kỳ năm 2010 Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 2 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 1,56 tỷ USD, bằng 68% so với cùng kỳ 2010

Tính đến ngày 22 tháng 3 năm 2011 cả nước có 173 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 2,038 tỷ USD, bằng 64,8% so với cùng kỳ năm 2010 Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 3 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 2,372 tỷ USD, bằng 66,9% so với cùng kỳ 2010.Trong 3 tháng đầu năm 2011,

Trang 9

ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 2,54 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2010.

Tính đến ngày 22 tháng 4 năm 2011 cả nước có 262 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 3,205 tỷ USD, bằng 45,1% so với cùng kỳ năm 2010 Đến cuối tháng 4 năm 2011, có 88 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 818,7 triệu USD, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2010 Trong 4 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,024tỷ USD, bằng 52,2% so với cùng kỳ 2010.

Tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2011 cả nước có 313 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 3,52 tỷ USD, bằng 42,7% so với cùng kỳ năm 2010 Đến 20 tháng 5 năm 2011, có 101 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là1,161 tỷ USD, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm 2010 Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 5 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,688 tỷ USD, bằng 51,9% so với cùng kỳ 2010.

Nhìn chung trong 5 tháng của năm 2011 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam so với cùng kỳ năm 2010 có xu hướng giảm mạnh Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế không mấy sáng sủa của Việt Nam tạo nên tâm ý e ngại của các nhà đầu tư bên cạnh đó 1 phấn do tình hình kinh tế thế giới còn ảm đạm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tuy nhiên theo nhận định của chúng tôi thì với các chính sách thu hút đầu tư được chính phủ thực hiện tốt, như những hứa hẹn về khả năng phục hồi nền kinh tế cũng như thế giới sẽ kích thích đầu tư tăng trở lại

Trang 10

(Đơn vị Tỷ đô)

Hinh 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài các tháng đầu năm 2010 và 2011

Nguồn http://fia.mpi.gov.vn/ Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế Hoạch Đầu Tư

3.3 Dữ trữ ngoại hối

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, trong vòng 1 tháng (khoảng tháng 2), Ngân hàng Nhà

nước đã mua vào làm tăng dự trữ ngoại hối thêm 1,2 tỷ USD đưa dữ trữ ngoại hối đến tháng 5/2011 đạt 13,5 tỷ USD Tuy nhiên lượng ngoại hối này chỉ đủ cho 1,5 tháng nhập khẩu, Theo ông Deepak Mishra – Kinh tế gia trưởng của WB thì tỷ lệ dự trữ tốt nhất nên là 3 tháng nhập khẩu, tuy nhiên đối với Việt Nam có thể phấn đấu với mục tiêu là dữ trữ ngoại hối đủ cho 2.5 tháng nhập khẩu.

Nhìn chung thì dữ trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2011 giảm hơn so với năm 2010.

Trang 11

IV. Tác động của lạm phát đến cán cân thanh toán của việt nam từ đầu năm đến nay

Hình 3: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 12 tháng qua.

Nguồn Cục Thống Kê

Chỉ số giá CPI ảnh hưởng đến cán cân thanh toán vì nước ta là nước nhập siêu,như vậy chỉ số tiêu dùng càng cao thì điều đó nói lên nước ta nhập khẩu càng nhiều.Theo em được biết Chính phủ vừa điều chỉnh mục tiêu năm 2011 về tăng trưởng xuống còn 6%, về lạm phát tăng lên 15%

So với tháng cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1 đã tăng 12,17%, chốt mức đầu tiên cho chặng đường phấn đấu đẩy chỉ số giá tiêu dùng về lại con số dưới 7%, theo mục tiêu đặt ra cho cả năm nay Liên quan đến chỉ tiêu này, theo em nghĩ thông điệp từ Chính phủ trong

Trang 12

công bố hồi đầu năm cũng hướng điều hành nền kinh tế năm nay vào mục tiêu ổn định, vốn đã được chỉ đạo khởi động ngay từ những ngày đầu năm 2011.

Xác định nguyên nhân từ góc nhìn vĩ mô, các chỉ tiêu về tiền tệ là tham khảo đáng chú ý Mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ được phát đi sau khi lãi suất điều hành đồng loạt tăng thêm 100 điểm cơ bản, nhưng thể hiện trên con số tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 chưa thấy nhiều thay đổi.

Tính đến cuối tháng 12/2010, tăng trưởng tín dụng ước đạt 2,28% so với tháng trước đó, M2 tăng tương ứng 1,87% (tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 2,14%), theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước.

Phản ánh vào thị trường, nhu cầu tiêu dùng tăng lên nhanh chóng trong tháng cận Tết Nguyên đán, song hành cùng chính sách tăng lương tối thiểu áp dụng từ ngày 1/1/2011, cùng lúc với các khoản tiền thưởng được giải ngân cuối năm, kéo giá hàng hóa tăng hơn.

Trong khi đó, chi phí lương, lãi suất ngân hàng, rủi ro ngoại hối, cùng với giá nhiều nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tiếp tục tăng cao đang tăng, phản ánh vào giá thành Như vậy CPI tháng 1 đã ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai việc nhập khâủ quá nhiều làm cho một lượng tiền tệ nước ngoài trong nước chảy ra khỏi đất nước dẫn đến dự trữ ngoại hối nước ta thâm hụt nặng ,chỉ số tiêu dùng CPI tăng đột biến làm cho đồng tiền mất giá đó là trong tháng 1 này các sản phẩm hàng loạt tăng giá cung tiền nội tệ lưa thông trong đất nước nhiều cộng thêm ngoại tê thâm hụt cộng thêm các cú sốc từ tăng giá một số đầu vào sản xuất quan trọng có liên quan đến xuất, nhập khẩu như xăng dầu, than đá, điện Tạo tiền đề cho chỉ số tháng 2 tăng tiếp tục hơn chỉ số tháng 1

Trang 13

Cơ sở cho đánh giá này đến từ việc so sánh mức tăng của CPI tháng 2 trong nhiều năm trở lại đây Cụ thể, trong 10 năm gần nhất, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 đã có 8 năm vượt mức tăng 2% và tháng 2 năm nay cũng đạt mức tăng thấp nhất trong 8 năm vừa nêu.

Tuy nhiên, so sánh trong ngắn hạn, CPI tháng 2/2011 đã tăng cao hơn mức của khoảng hơn 30 tháng liền trước.

So với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 3,87%; so với cùng kỳ tăng 12,31% CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ đã tăng 12,24%.

132 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại; tổng tiền gửi giảm trong khi tín dụng tăng trên dưới 3% hai tháng liên tiếp trước Tết Nguyên đán; kiều hối về nhiều; thưởng Tết cao hơn năm ngoái… rõ ràng đã tạo ra tổng cầu lớn trong tháng 2 Dẫn đến ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai đó chính là thu nhập thuần

Chỉ số giá USD tháng này đã tăng 0,94% so với tháng trước Ngược lại, chỉ số giá vàng giảm 0,35%.

Nhưng đáng lưu ý hơn, CPI tháng 3/2011 xuất hiện sự bất thường so với nhiều năm trước đây Tính từ năm 1995 đến nay, chưa có năm nào chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng cao hơn tháng 2, xét trong mức so sánh với tháng trước đó Nếu tính trong tương quan giữa tháng 3 các năm từ 1995 trở lại đây, mức tăng của tháng 3/2011 chỉ còn thấp hơn tháng 3/2008 (tăng 2,99%).

Nhìn vào các biến động lớn về giá trong tháng này, mặc dù việc điều chỉnh tỷ giá, tăng giá xăng dầu sau Tết Nguyên đán, hay áp mức giá mới với điện, than cũng đã có tại cùng thời điểm của mấy năm gần đây Tuy nhiên, mức tăng chỉ số giá tháng 3 hai năm trước vẫn thấp hơn tháng 2 năm đó Trong khi, năm 2011 “ăn đứt” ở quyết tâm kiềm chế lạm phát, thể hiện tại Nghị quyết 11 của Chính phủ vừa được ban hành hôm 24/2.

Trang 14

Vấn đề khác biệt nằm ở chỗ, trong khi các giải pháp mạnh tay đưa ra tại Nghị quyết vừa nêu chưa thực sự tạo ảnh hưởng, những điều chỉnh biên độ rộng chi phí đầu vào sản xuất như xăng dầu, điện, than, và tỷ giá… của năm nay lớn hơn nhiều so với năm trước dẫn đến ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế vì chi phí đầu vào tăng cho doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu sẻ giảm tính cạnh tranh do chi phí nguyên vật liệu tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng dẫn đến xuất khẩu giảm

Xét về tổng cầu, cung tiền và tín dụng tăng trở lại kể từ cuối năm 2010 dẫn đến một số nhận định, “điểm rơi” chính sách tiền tệ có thể là nguyên nhân gây tăng giá đột biến trong tháng 3 này Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 10/3/2011, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức 3,68% so với 31/12/2010, cao hơn so với mức tương ứng tại cùng kỳ năm trước; tổng phương tiện thanh toán cũng đạt mức tăng 1,7%.

Cùng giai đoạn tổng cầu chưa thắt chặt, cung “gặp khó” với chi phí đầu vào tăng cao, theo sau việc điều chỉnh tỷ giá, lãi suất, tăng giá xăng dầu, điện… Con số đáng lưu ý nằm ở dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra mới đây, tốc độ tăng trưởng GDP quý 1/2011 chỉ đạt khoảng 5,5%, thấp hơn mức 5,83% của cùng kỳ năm ngoái.

Tiền nhiều hơn hàng dẫn tới giá cả tăng lên Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2011 cho thấy lạm phát thể hiện cả ở 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu Có lẽ, ở đây có một phần do tăng giá tâm lý.

Thể hiện trên các con số cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận “điểm rơi” tăng giá mạnh ở những nhóm hàng có chênh lệch cung cầu và mặt hàng do nhà nước quản lý giá có sự điều chỉnh giá lớn.

Tuy nhiên, mức tăng cao nhất thuộc về nhóm giao thông Chịu tác động mạnh của đợt điều chỉnh giá xăng dầu, cước phí vận chuyển và giá vé nhiều loại hình vận tải tăng lên rất nhanh, dẫn tới chỉ số giá nhóm này vọt lên 6,69% trong tháng 3.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w