1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Ý nghĩa của biểu thức miêu tả trong truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước của Hồ Anh Thái

75 994 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 719,5 KB
File đính kèm Khóa luận tốt nghiệp ĐH.rar (255 KB)

Nội dung

Cùng với Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài…, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn của thời kì đổi mới, một nhà văn thực sự say mê với nghề viết, “bị quyến rũ” bởi ngôn ngữ văn học. Với thời gian sống và làm việc ở Ấn Độ cũng như nghiên cứu văn hoá Phương Đông, anh có điều kiện suy tư về vấn đề số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ. Có thể nói, “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” trong tập truyện cùng tên là một trong những truyện ngắn hay nhất của anh, thấm đẫm cái nhìn yêu thương và đậm tính nhân văn. Truyện ngắn gây ấn tượng với người viết ngay từ lần tiếp cận đầu tiên.

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Chiếu vật là vấn đề thứ nhất của Ngữ dụng học Nghiên cứu về chiếu vật không thể không quan tâm đến biểu thức miêu tả (BTMT) bởi đó là một phương thức chiếu vật quan trọng Nhìn nhận BTMT dưới góc độ ngữ pháp, góc độ của cụm từ chính phụ không còn là điều mới mẻ Kết quả nghiên cứu dường như mang tính ổn định Dưới góc độ Ngữ dụng học, việc nghiên cứu BTMT mới chỉ dừng lại ở tìm hiểu chức năng chiếu vật của chúng Sự vật có thể được biểu hiện theo lối định danh hoặc theo lối miêu tả (bằng tổ hợp từ miêu tả hay BTMT) Biểu vật theo lối miêu tả chỉ ra các đặc điểm của sự vật rõ ràng phụ thuộc vào chủ quan của người quan sát Miêu tả không chỉ để miêu tả mà chức năng của nó

là hướng người nghe, người đọc tới một kết luận ngầm ẩn nào đó Các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp đều viết về BTMT Song, các nhận xét của các tác giả dừng lại ở mức độ khái quát

do chưa có điều kiện đi sâu vào BTMT trong những trường hợp giao tiếp cụ thể, trong một tác phẩm văn chương (TPVC) Những đặc điểm về cấu tạo, từ loại, trật tự sắp xếp của BTMT trong một tác phẩm văn học có những nét đặc sắc riêng, vừa giúp thể hiện nội dung, tư tưởng, vừa mang đậm dấu ấn nhà văn Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa của BTMT trong một tác phẩm văn học cụ thể còn là một hướng đi mới mẻ

Cùng với Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài…, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn của thời kì đổi mới, một nhà văn thực sự say mê với nghề viết, “bị quyến rũ” bởi ngôn ngữ văn học Với thời gian sống

và làm việc ở Ấn Độ cũng như nghiên cứu văn hoá Phương Đông, anh có điều kiện suy tư về vấn đề số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ Có thể nói,

“Tiếng thở dài qua rừng kim tước” trong tập truyện cùng tên là một trong những

truyện ngắn hay nhất của anh, thấm đẫm cái nhìn yêu thương và đậm tính nhân văn Truyện ngắn gây ấn tượng với người viết ngay từ lần tiếp cận đầu tiên

Trang 3

Chúng tôi nhận ra rằng BTMT có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung

tư tưởng, mang lại ý nghĩa lớn lao cho tác phẩm

Vì những lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ý nghĩa của biểu thức miêu

tả trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái”

với mục đích phát hiện một số đặc điểm về BTMT trong một tác phẩm văn học Qua đó, góp phần nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp nói chung, trong sáng tác văn học nói riêng, nâng cao kĩ năng tiếp cận một tác phẩm văn học từ góc nhìn ngôn ngữ của học sinh Phổ thông

II Lịch sử vấn đề

1 Khi vấn đề ngôn ngữ trong hoạt động hành chức được đặt ra, cũng là lúc vấn đề chiếu vật và phương thức chiếu vật được quan tâm nghiên cứu nhưng phải

đến Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ học” (T2 - 1993), vấn đề BTMT

mới được đề cập, xem xét GS Đỗ Hữu Châu đã trình bày quan điểm về BTMT như một phương thức chiếu vật với những nét cơ bản nhất: về sự xuất hiện của BTMT; vai trò của BTMT trong hoạt động chiếu vật; chức năng của BTMT; phân loại BTMT Trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu đó, đã có những luận văn Thạc

sĩ khoa học đi sâu tìm hiểu về chiếu vật như “Sự chiếu vật và phương thức chiếu

vật” (Đỗ Xuân Quỳnh, 2003), về BTMT như “Ý nghĩa của từ chỉ lượng qua BTMT trong ca dao và trong thơ Nguyễn Bính” (Khổng Thị Hạnh, 2007) Bằng

việc khảo sát qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại, tác giả Đỗ Xuân Quỳnh đã nghiên cứu khá chi tiết về đặc điểm cấu tạo, từ loại và tính chất của các yếu tố chiếu vật trong biểu thức chiếu vật, đặc điểm chuỗi yếu tố chiếu vật của biểu thức chiếu vật Tuy nhiên, những nhận xét, kết luận đó còn ở mức độ lí thuyết khái quát Những ví dụ trong những tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại

là những minh hoạ cho những kết luận lí thuyết Tác giả chưa đặt vấn đề nghiên cứu BTMT gắn liền với vấn đề phong cách, tìm hiểu đặc điểm của BTMT trong một tác phẩm, tức đặt vấn đề BTMT trong một hoạt động giao tiếp cụ thể Có thể nói, đây là một con đường, một phương thức để nhận ra phong cách nhà văn từ góc nhìn ngôn ngữ Luận văn của Khổng Thị Hạnh (2007) nghiên cứu cụ thể hơn

Trang 4

về BTMT nhưng chỉ đi sâu vào thành phần phụ trước (TPPT), tìm hiểu ý nghĩa của phụ từ chỉ lượng Trong BTMT, thành phần phụ sau (TPPS) là thành phần kết tinh ý nghĩa, vai trò, nảy sinh nhiều vấn đề nghiên cứu Nó không chỉ quy chiếu

sự vật, giúp người nghe (đọc) tách sự vật ra khỏi những đối tượng cùng loại mà còn miêu tả sự vật, qua đó thể hiện nội dung, tư tưởng của người viết Đi sâu tìm hiểu đặc điểm của BTMT trong một TPVC cụ thể, gắn với vấn đề phong cách nhà văn là một vấn đề còn rất mới, chưa có một công trình nghiên cứu hay bài viết nào đề cập tới

2 Truyện ngắn Hồ Anh Thái nói chung, truyện ngắn “Tiếng thở dài qua

rừng kim tước” nói riêng thực sự hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của nhiều nhà

nghiên cứu Các chuyên khảo, bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học như: “Như gặp

lại chính mình” (Ngô Thị Kim Cúc), “Đọc truyện ngắn về Ấn Độ, tâm đắc và nghĩ ngợi” (Mai Sơn), “Nhà văn và tâm hồn văn hoá” (Phạm Quốc Ca), “Một vẻ đẹp

cổ điển” (Lê Minh Khuê), “Nghệ thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái” (Luận văn Thạc

sĩ, 2005, Nguyễn Thị Vân), “Nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái” (Luận văn Thạc sĩ, 2006, Điêu Thị Tú Uyên),“Truyền thống và hiện đại trong truyện ngắn

Hoà Vang và Hồ Anh Thái” (Khoá luận tốt nghiệp, Nguyễn Thị Hiền, ĐHSPHN,

2007), “Cảm hứng Ấn Độ trong tập truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim

tước” của Hồ Anh Thái” (Khoá luận tốt nghiệp, Nguyễn Thị Hà Phương,

ĐHSPHN, 2007)… Hầu hết những công trình nghiên cứu trên đều tiếp cận

truyện ngắn này từ góc độ văn học, thẩm bình văn chương, đánh giá sâu sắc ở

cả hai mặt nội dung tư tưởng và nghệ thuật Báo cáo khoa học “Văn hoá Ấn Độ

trong tập truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” - Hồ Anh Thái” của Trần

Thị Hương Giang (2006) nghiên cứu tập truyện ngắn này từ góc nhìn văn hoá nhưng còn rất sơ lược Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào tiếp cận truyện ngắn này từ góc nhìn ngôn ngữ, từ góc độ Ngữ dụng học Đề tài nghiên

cứu của chúng tôi “Ý nghĩa của biểu thức miêu tả trong truyện ngắn “Tiếng thở

Trang 5

dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái” là bước đi đầu trong một vấn đề

nghiên cứu còn mới mẻ

III Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới mục đích khảo sát chi tiết đặc điểm cấu tạo, tìm ra ý nghĩa của những BTMT tiêu biểu - BTMT được sử dụng với tần số cao và có giá trị biểu trưng lớn, làm cơ sở để nhận ra ý nghĩa của thiên truyện và phần nào thấy được nét đặc trưng phong cách nhà văn Hồ Anh Thái

Đồng thời, đề tài còn nhằm mục đích thực tế là định hướng một cách tiếp cận TPVC từ góc nhìn ngôn ngữ bên cạnh những hướng tiếp cận mà chúng ta đã biết

IV Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ khảo sát, nghiên

cứu trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” trong tập truyện cùng

tên của Hồ Anh Thái Đối tượng nghiên cứu cụ thể là những BTMT tiêu biểu,

xuất hiện với tần số cao và có giá trị biểu trưng lớn: BTMT kim tước, BTMT

mũi, BTMT rượu.

V Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp hệ thống: khảo sát, phân loại ngữ liệu theo những tiêu chí nhất định để rút ra nhận xét, đánh giá

- Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phong cách học - Từ vựng học - Ngữ dụng học

VI Đóng góp của đề tài

Về phương diện lí thuyết: Kết quả nghiên cứu của khóa luận là gợi ý cho một đường hướng mới: gắn liền nghiên cứu BTMT với vấn đề phong cách nhà văn; tiếp cận văn bản dưới góc độ ngôn ngữ

Trang 6

Về thực tiễn, khóa luận hướng tới làm rõ hơn tư tưởng sáng tác của Hồ Anh Thái.

VII Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của khóa luận có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết

Chương 2: Đặc điểm của BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu trong

“Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái

Chương 3: Ý nghĩa của BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu trong

“Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

BTMT là cụm từ chính phụ, được cấu tạo bởi các từ Ý nghĩa của BTMT

là ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó Những vấn đề về ngữ nghĩa học, ngữ dụng học chính là những cơ sở lí thuyết quan trọng của chúng tôi trong quá trình tìm hiểu ý nghĩa của BTMT trong một TPVC

1.1 Cơ sở ngữ nghĩa học

1.1.1 Chức năng tín hiệu học của từ

Với tư cách là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, từ được chuyên môn hóa về mặt chức năng Nghĩa là, trong ngôn ngữ, có những từ thực hiện chức năng này, lại có những từ thực hiện chức năng kia Trong [21, T93 - 94] GS Đỗ Hữu Châu chỉ ra các chức năng tín hiệu học của từ: Chức năng biểu vật, chức năng biểu niệm, chức năng bộc lộ, chức năng hiệu lệnh, chức năng đưa đẩy, chức năng ngữ pháp, chức năng thay thế và chức năng định phong cách

Gắn với đề tài khóa luận, chúng tôi quan tâm đến chức năng biểu vật của

từ Trong ngôn ngữ, sự vật có thể được biểu thị theo lối định danh hay được dẫn xuất theo lối miêu tả Theo [21, T98], nếu biểu vật theo lối định danh là “biểu vật theo cách tổng hợp”, “tìm cách gán ghép cho sự vật, hiện tượng một hình thức âm thanh” thì biểu vật theo lối miêu tả là “biểu vật theo cách phân tích” Ở đây, nhận thức về sự vật, hiện tượng như một tổng thể đi sau nhận thức về đặc điểm, nội dung, công năng, tính chất… của chính sự vật hiện tượng ấy Ví dụ:

“mụ chủ lầu xanh kiếm tiền trên thân xác phụ nữ ấy…” Từ những đặc điểm của

đối tượng: “chủ lầu xanh, kiếm tiền trên thân xác phụ nữ”, ta có thể nhận ra và gọi tên đối tượng là “Tú Bà” Lối biểu vật này đi ngược lại lối định danh:

chuyển từ giai đoạn lí tính, trừu tượng, khái quát sang giai đoạn cảm tính, cụ thể với các biểu hiện của sự vật, hiện tượng Nếu biểu vật theo lối định danh được thực hiện bằng những tên gọi thì biểu vật theo lối miêu tả được thực hiện bằng những tổ hợp từ miêu tả (BTMT) Lối miêu tả này làm rõ một hoặc một số đặc

Trang 8

điểm của đối tượng được nói đến Thông qua sự miêu tả cụ thể ấy, người nghe (đọc) có thể biết người nói (viết) đang nói về cái gì, đặt trong hoạt động giao tiếp cụ thể Ưu thế của biểu vật theo lối miêu tả là ở chức năng phác lại hình ảnh, chân dung, bộ mặt sự vật… Do đó, khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng, phát triển tri giác cảm tính nhạy bén trong con người Nhờ vậy, con người nhận ra sự vật, hiện tượng đang được nói tới, tách nó ra khỏi những sự vật, hiện tượng cùng loại Trong TPVC, biểu vật theo lối miêu tả không chỉ định danh, quy chiếu sự vật mà còn qua đó thể hiện nội dung tư tưởng của người viết, thường mang đậm dấu ấn của người viết Tìm hiểu đặc điểm của những tổ hợp từ miêu tả (BTMT)

để nhận ra và khắc sâu nội dung tư tưởng của một TPVC, nhận ra dấu ấn phong cách nhà văn chính là hướng đi, mục đích hướng tới của khóa luận này

1.1.2 Các thành phần ý nghĩa của từ

BTMT là một cụm từ Ý nghĩa của BTMT được tạo nên bởi ý nghĩa của các

từ cấu tạo nên nó Nhờ ý nghĩa của những từ thực hiện chức năng miêu tả tố trong BTMT mà BTMT có thể quy chiếu đến sự vật, hiện tượng cần nói tới Do

đó tìm hiểu các thành phần ý nghĩa của từ là rất cần thiết

Ý nghĩa của từ gồm ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp Ý nghĩa từ vựng gồm ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái Khái niệm về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa ngữ pháp của từ đã trở nên tương đối ổn định bởi các nhà từ vựng học Đi liền với việc nghiên cứu các thành phần nghĩa của từ có chức năng định danh, các nhà nghiên cứu không thể không đặt chúng

vào trong mối quan hệ với văn hoá, dân tộc “Ý nghĩa biểu vật của từ là sự phản

ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vào ngôn ngữ Đó là những mẩu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế nhưng không trùng với thực tế

mà chỉ bắt nguồn từ thực tế mà thôi”.[21, T108] Vì thế, nghĩa biểu vật của từ

mang tính dân tộc Hiểu một cách rộng hơn, tìm hiểu nghĩa biểu vật của từ, tìm hiểu cách định danh sự vật có thể cho ta biết đặc điểm nghệ thuật, phong cách của chủ thể sáng tạo Cũng như từ, BTMT cũng có chức năng định danh, có ý nghĩa biểu vật BTMT là cụm từ khi đã đi vào hoạt động hành chức, tức gắn với

Trang 9

một ngữ cảnh cụ thể Do đó, BTMT chỉ ra một sự vật, hiện tượng, trạng thái…

cụ thể trong thực tế khách quan, giống như từ trong hoạt động lời nói Sự khác nhau ở chỗ, nếu từ chỉ ra sự vật bằng cách gọi tên thì BTMT quy chiếu sự vật bằng cách miêu tả những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của chính sự vật, hiện tượng ấy Việc chọn lựa những đặc điểm làm dấu hiệu để phân tách sự vật ra khỏi những sự vật cùng loại, sự lựa chọn từ ngữ để miêu tả những đặc điểm đó phụ thuộc vào quan hệ giữa người nói (viết) với người nghe (đọc), vào sự hiểu biết của người nói (viết) và người nghe (đọc) về sự vật, hiện tượng đó Sự lựa chọn này cũng đồng thời phụ thuộc vào thái độ, quan điểm của người nói (viết)

về đối tượng và ý đồ ngầm ẩn nào đó mà người nói (viết) muốn thể hiện thông qua hành động quy chiếu Như vậy, BTMT không chỉ mang nghĩa biểu vật, có chức năng quy chiếu sự vật mà cách chiếu vật của BTMT đem lại nhiều ý nghĩa

về phía chủ quan người nói (viết) như quan điểm, tư tưởng, thái độ…Đây cũng

là đối tượng tìm hiểu của khóa luận này

Đỗ Hữu Châu trong [21, T119 - 121] có nhận xét rằng: Ý nghĩa biểu niệm

và ý nghĩa ngữ pháp có quan hệ gắn bó nên “muốn hiểu sâu sắc giá trị ngữ pháp của một từ, không thể không biết đến ý nghĩa biểu niệm của chúng Ngược lại,

để xác định các ý nghĩa biểu niệm thực có của từ, không thể không chú ý đến các giá trị ngữ pháp, đến hoạt động ngữ pháp của nó trong câu, trong cụm từ” Nhận xét này có giá trị đối với khoá luận ở chỗ, khi xem xét cấu tạo của một cụm từ - một BTMT, việc xác định được vị trí, chức năng ngữ pháp của các từ là thành tố phụ, thành tố trung tâm sẽ có tác dụng làm sáng tỏ mối quan hệ ý nghĩa của các thành tố đó, từ đó xác định được ý nghĩa của cụm từ và của BTMT

1.1.3 Nghĩa của từ trong hoạt động hành chức

Nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ không hoàn toàn trùng với nghĩa của

từ trong hoạt động hành chức mà có những chuyển biến nhất định Sau một thời gian sử dụng, các nghĩa biểu vật mới xuất hiện, đồng thời, nghĩa biểu niệm của

từ cũng biến đổi Trong hoạt động lời nói, do gắn với một ngữ cảnh nhất định nên nghĩa biểu vật của từ quy chiếu đến một sự vật cụ thể, không còn là “loại”

Trang 10

sự vật mang tính khái quát như trong hệ thống, tức có những chuyển biến nhất định Sự chuyển nghĩa của từ thường được thực hiện bằng hai phương thức phổ

biến là ẩn dụ và hoán dụ VD: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ / Mặt trời chân lí

chói qua tim”[5, T 57] Trong cụm từ - tổ hợp từ miêu tả “Mặt trời chân lí”, từ

“mặt trời” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (chân lí chiếu rọi ánh

sáng lí tưởng đến tâm hồn con người giống như mặt trời chiếu rọi ánh sáng ấm

áp, mang lại sức sống cho Trái Đất) “Mặt trời” quy chiếu đến một đối tượng trừu tượng “lí tưởng cộng sản” Đây là một cách thức để chúng tôi đi tìm hiểu ý

nghĩa của BTMT trong một tác phẩm cụ thể

Khi tìm hiểu nghĩa của từ trong hoạt động hành chức, ta phải đặt từ trong

một trường liên tưởng Ý nghĩa của những từ trong trường liên tưởng sẽ giúp ta

hiểu sâu sắc nghĩa của từ, để có thể hiểu được ý nghĩa của BTMT chứa từ đó

VD: “Thúy Kiều như một cánh hoa trôi Từ “hoa” là TPTT của cụm từ “một

cánh hoa trôi” Từ “hoa”, đặt trong trường liên tưởng với “thân phận, số phận, người phụ nữ”, trong sự liên kết với TPPS “trôi”, ta hiểu được “một cánh hoa trôi” chỉ số phận lênh đênh, trôi dạt của Thúy Kiều.

Từ khi đi vào hoạt động lời nói còn có hiện tượng chuyển trường, tức một

từ vốn thuộc trường nghĩa này nhưng trong một trường hợp cụ thể, lại được sử

dụng trong một trường nghĩa khác, dựa trên quan hệ liên tưởng VD: “Cậu Vàng

đi đời rồi, ông giáo ạ!” [1, T 295] “Cậu” là một danh từ (DT) chỉ quan hệ thân

tộc, thuộc trường nghĩa chỉ người nhưng được Nam Cao sử dụng để chỉ con chó

Vàng trong cách gọi thân mật, yêu mến của lão Hạc Từ “cậu” được chuyển từ

trường nghĩa chỉ người sang trường nghĩa chỉ loài vật đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó của lão Hạc đối với con chó Vàng – kỉ niệm của người con

trai lão Vì thế, cụm từ “cậu Vàng” không chỉ quy chiếu đến một con vật cụ thể

- con chó Vàng mà còn thể hiện thái độ, tình cảm của lão Hạc (người nói) với con chó Vàng (đối tượng được nói tới)

Chúng ta biết rằng, từ có chức năng định danh Nhưng khi đi vào hoạt động

hành chức, diễn ra hiện tượng “định danh lại” GS Đỗ Hữu Châu trong [21,

Trang 11

T100] chỉ ra rằng: trong lời nói, sự vật cần được nêu ra trong tính cụ thể, có thể cảm giác được của chúng Vì vậy, khi tên gọi không đáp ứng được yêu cầu biểu hiện sự vật, hiện tượng trong tính cụ thể sinh động nữa thì ngôn ngữ phải tìm cách thay thế tên gọi cũ bằng một tên mới hay bằng một tổ hợp miêu tả VD:

“Máy bay” cũng có thể là “máy bay”, cũng có thể là “quạ”, “diều hâu”, “con nhặng xanh”, “những con thiêu thân”, “lũ hung thần quái đản” Sự định danh

lại, nhất là định danh bằng tổ hợp miêu tả, do có những miêu tả tố chỉ ra đặc điểm cụ thể của đối tượng theo chủ quan đánh giá của người nói (viết) và theo một hoàn cảnh giao tiếp nhất định nên không chỉ đơn thuần định danh sự vật, quy chiếu sự vật mà còn thể hiện tư tưởng, thái độ của người nói (viết) Tìm hiểu những hiện tượng định danh lại trong mối quan hệ với từ gốc định danh, với ngữ cảnh giúp hiểu rõ hơn ý nghĩa của BTMT trong một tác phẩm – một hoạt động giao tiếp cụ thể

1.2 Cơ sở ngữ dụng học

1 2.1.Chiếu vật và phương thức chiếu vật

Về khái niệm chiếu vật, GS Đỗ Hữu Châu trong [23, T61] chỉ ra

rằng:“Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó

người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” Chiếu vật có vai

trò quan trọng đối với diễn ngôn Đỗ Hữu Châu cho rằng chiếu vật là cái neo của diễn ngôn Với chiếu vật, người ta thả vào diễn ngôn các sự kiện, tình tiết của truyện Chiếu vật cũng là một hoạt động ngôn ngữ Do đó, nói đến chiếu vật

là nói đến kế hoạch chiếu vật, mục đích chiếu vật, niềm tin chiếu vật, sự vật nghĩa chiếu vật Chiếu vật là vấn đề thứ nhất của dụng học, liên quan chặt chẽ với người nói Với việc tìm hiểu ý nghĩa sự vật – nghĩa chiếu vật của BTMT

trong “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”, khoá luận hi vọng chỉ ra được mục

đích sử dụng BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu của Hồ Anh Thái

Trang 12

1.2.2.Biểu thức miêu tả có chức năng chiếu vật

Chiếu vật có thể thực hiện bằng ba phương thức lớn: Dùng tên riêng, dùng miêu tả xác định và dùng chỉ xuất Mỗi phương thức chiếu vật có một khả năng nhất định trong biểu thị ý nghĩa chiếu vật mà người nói muốn quy chiếu Liên quan trực tiếp đến đề tài này là phương thức chiếu vật dùng miêu tả xác định - chiếu vật bằng BTMT

1.2.2.1 Vai trò của biểu thức miêu tả

Không phải mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới thực tại đều có nhu cầu được đặt tên riêng, mà cũng không thể đặt tên riêng cho từng cái bàn, từng cái cây, từng cái áo… Nhưng trong giao tiếp, chiếu vật - tức đưa các sự vật vào phát ngôn, vẫn là hành vi đầu tiên bởi nếu không chiếu vật thì không thể làm cho người giao tiếp với mình biết được mình nói về cái gì trong thế giới nào Trong chiếu vật, nếu dùng DT riêng (tên riêng) thì chỉ có thể gọi tên cá thể Nếu dùng tên chung (DT chung) thì có thể vừa gọi tên loại, vừa gọi tên cá thể trong loại Trừ trường hợp chiếu vật loại, việc dùng tên chung một mình để chiếu vật cá thể

lệ thuộc quá nhiều vào ngữ cảnh, vào hành vi ngôn ngữ tạo ra phát ngôn chứa tên chung chiếu vật cá thể Để giúp người nghe (đọc) dễ dàng suy ra nghĩa chiếu vật cá thể của một biểu thức chiếu vật không phải là tên riêng nào đó, người nói (viết) thường dùng biện pháp miêu tả để tạo ra các BTMT chiếu vật Như vậy, miêu tả chiếu vật là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung, nhờ các yếu tố phụ

mà tách được sự vật – nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vật khác cùng loại với chúng BTMT tương đương với một tên riêng vì BTMT đã thu hẹp phạm vi chiếu vật của tên chung đến cực tiểu Nghĩa chiếu vật của một BTMT chỉ còn là một cá thể như nghĩa chiếu vật của một tên riêng

BTMT phác hoạ lại hình ảnh, chân dung, bộ mặt sự vật, do đó khơi mở trí tưởng tượng bay bổng, phát triển tri giác cảm tính nhạy bén trong con người Sử dụng lối tư duy hình tượng, không đòi hỏi cao về tính chính xác, tính khái quát, tính lôgic nên BTMT được sử dụng rộng rãi với những đối tượng và phạm vi giao tiếp phong phú BTMT có ý nghĩa lớn trong TPVC BTMT thường được

Trang 13

dùng để biểu hiện những hình tượng trong văn chương, vì ngôn ngữ văn chương

có tính thẩm mỹ cao, kết tinh cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ đời thường Sự miêu

tả thường giàu hình ảnh, tinh tế trong màu sắc, đường nét, có sức khêu gợi tưởng tượng Đồng thời, sử dụng BTMT còn đem đến cho ngôn từ sự uyển chuyển, nhịp nhàng trong thanh điệu, ngữ âm

Vì BTMT có những ý nghĩa như vậy nên trong nhiều trường hợp, biểu vật theo lối định danh được chuyển sang biểu vật theo lối miêu tả, sử dụng BTMT

để cụ thể hoá đối tượng được nói tới, thay cho việc dùng DT chung

1.2.2.2.Đặc điểm cấu tạo của biểu thức miêu tả

BTMT thường là các cụm DT (danh ngữ) BTMT bao giờ cũng phải có một tên chung (DT chung) làm trung tâm Cái tên chung làm trung tâm này đóng vai trò như các từ chỉ phạm trù trong một biểu thức chiếu vật tên riêng Tiếng Việt có thể dùng các DT đơn vị mà nghĩa phạm trù hết sức khái quát (như trận, cơn, cú, nỗi, niềm, lòng, huyện, tỉnh, cục, vụ, chỗ, nơi, lúc…) khái quát hơn cả nghĩa phạm trù của các DT chung (như mèo, hổ, cây, bàn, ghế…) để tạo ra các BTMT khi người nói, viết chưa biết hay không biết tên chung chỉ loại của sự vật đó

Trong một BTMT, ngoài TPTT còn có các miêu tả tố Đó là những TPPT

và TPPS của BTMT Các miêu tả tố của BTMT không cần thật nhiều, thật đầy

đủ, chỉ cần nêu ra một vài dấu vết mà người nói cho rằng đủ cho người nghe dựa vào đó mà xác định được nghĩa chiếu vật của BTMT là được Những yếu tố này thường phải là những yếu tố có thể trực tiếp quan sát được ngay khi hội thoại miệng Giả sử A là sự vật định chiếu vật Nếu SP2 đã biết đôi chút về A thì SP1

sẽ dùng ít yếu tố miêu tả Nếu SP2 chưa biết gì thì yếu tố miêu tả phải nhiều mới

có thể giúp người nghe nhận ra sự vật nghĩa chiếu vật mà người nói định quy chiếu

1.2.2.3.Phân loại biểu thức miêu tả

Trong [23, T69], GS Đỗ Hữu Châu chỉ ra rằng: Theo tính xác định,

BTMT được chia thành BTMT xác định và BTMT không xác định Trong Tiếng

Trang 14

Anh, BTMT xác định có mạo từ “the” đằng trước, BTMT không xác định có “a” đằng trước Trong Tiếng Việt, cụm danh từ có “một” ở trước thường là BTMT chiếu vật không xác định Một biểu thức chiếu vật (tên riêng và BTMT) được xem là xác định khi sự vật nghĩa chiếu vật của nó đã được cả người nói, người nghe biết Nó có thể được nói đến trong tiền văn Khi nghĩa chiếu vật của BTMT chưa được SP1, SP2 biết thì biểu thức tương ứng là một biểu thức không xác định Vì lẽ đó, chúng ta thường chỉ dùng BTMT không xác định khi đưa sự vật, hiện tượng lần đầu tiên vào diễn ngôn Sau đó, ở các phát ngôn kế tiếp, sự vật đó sẽ được biểu thị bằng các biểu thức xác định.

Theo tiêu chí chức năng, BTMT được chia ra BTMT có chức năng chiếu

vật và BTMT có chức năng thuộc ngữ BTMT có chức năng chiếu vật là BTMT

quy chiếu đến một sự vật, hiện tượng cụ thể trong thực tại khách quan Đó có

thể là chiếu vật cá thể, chiếu vật một số hoặc chiếu vật loại Có những BTMT có

chức năng thuộc ngữ, không có chức năng chiếu vật Không phải BTMT nào

trong diễn ngôn cũng có chức năng chiếu vật Rất nhiều trường hợp BTMT được dùng để miêu tả, giúp cho người nghe, người đọc hiểu biết đầy đủ hơn về sự vật nghĩa chiếu vật Không chỉ dừng lại ở miêu tả sự vật mà trong một số trường hợp (nhất là trong TPVC), BTMT có những yếu tố miêu tả tu từ học, là những

định ngữ tu từ, thể hiện những dụng ý tu từ của nhà văn VD: “Tiếp vào ngày

ấy, Nguyễn Tuân đi tầu điện, đưa tem Thống chế Pêtain ra mua vé, không một người sơ vơ nào nhận…” (Nguyễn Tuân)

“Tem Thống chế Pêtain” là một BTMT có chức năng miêu tả thuộc ngữ

Nếu để chiếu vật, chỉ cần viết “đưa tiền ra mua vé” (thời 1945 hành khách đi tầu điện ở Hà Nội có thể dùng tem bưu điện để mua vé vì giá trị của một con tem

bằng giá trị một lượt đi tầu) là đủ “Thống chế Petain” là biểu thức tên riêng gồm từ chỉ chức vụ“Thống chế” và một tên riêng “Petain” “Petain”, từ 1940

đến 1945 là người đứng đầu chính phủ Pháp tay sai cho Hitler Đưa yếu tố miêu

tả này vào BTMT, dụng ý mỉa mai thực dân Pháp đã bị Nhật hất cẳng ở Đông Dương của Nguyễn Tuân rất rõ Đây là những yếu tố miêu tả tu từ

Trang 15

Như vậy, chương I đã trình bày những cơ sở lí thuyết về ngữ nghĩa học, bao gồm nghĩa của từ trong hệ thống cũng như nghĩa của từ trong hoạt động hành chức; cơ sở ngữ dụng học về chiếu vật và BTMT Đó là những cơ sở để

tiếp cận với BTMT trong truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của

Hồ Anh Thái

Trang 16

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA BTMT KIM TƯỚC, BTMT MŨI,

BTMT RƯỢU TRONG “TIẾNG THỞ DÀI QUA

RỪNG KIM TƯỚC” CỦA HỒ ANH THÁI

Đi tìm hiểu đặc điểm của các BTMT trong truyện ngắn “Tiếng thở dài

qua rừng kim tước”, chúng tôi lần lượt tìm hiểu đặc điểm các thành phần của

BTMT: TPTT, TPPT, và TPPS Trọng tâm của chương này, chúng tôi đi tìm hiểu đặc điểm TPPS của BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu bởi TPPS

là thành phần thực hiện chức năng miêu tả đặc điểm của sự vật được nói đến ở

DT trung tâm Với TPPS, chúng tôi tìm hiểu cụ thể về đặc điểm cấu tạo và quan

hệ tuyến tính của các miêu tả tố, làm cơ sở để tìm hiểu ý nghĩa của BTMT

2.1 Yếu tố trung tâm của BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu.

2.1.1.Yếu tố trung tâm của BTMT kim tước

Tác phẩm có 23 BTMT kim tước xuất hiện ở phần đầu và phần cuối thiên truyện (không có ở phần giữa), gắn với nhân vật chính Nilam khi còn là một cô gái xinh đẹp nhất làng, đắm say trong tình yêu với Ravi và khi đã bị hỏa thiêu đến dị dạng, sống những ngày cay đắng cuối đời ở đồi kim tước

DT trung tâm của tất cả những BTMT kim tước đều là DT chung và 22/23 BTMT có DT trung tâm là DT chỉ sự vật đơn thể Chỉ có một BTMT có DT

trung tâm là DT đơn vị: “Thỉnh thoảng hái một chùm, nâng niu trên tay như

nâng chùm nho vàng mọng”[2, T37] “Chùm” là một DT đơn vị mang nghĩa

tổng hợp Tuy BTMT có DT trung tâm là một DT đơn vị nhưng đặt trong ngữ

cảnh, chúng ta vẫn hiểu được BTMT này quy chiếu đến một chùm hoa kim tước.

DT trung tâm của BTMT kim tước bao gồm DT chỉ tập hợp của kim tước

như “vườn, rừng” (13%), DT chỉ tổng thể cây kim tước như “cây” (21,7%), DT chỉ bộ phận của cây kim tước như “hoa, quả, hạt, cành, lá, gốc” (61%) và DT

chỉ thời gian (4,3 %) Trong số các DT chỉ bộ phận của cây kim tước, phần lớn

là những DT chỉ bộ phận khả li (có thể tách rời khỏi cây mà không tác động

quyết định đến sự tồn tại của cây) như “hoa, quả, hạt, lá, cành” (60,9% DT chỉ

Trang 17

bộ phận cây) DT chỉ bộ phận bất khả li (không thể tách rời khỏi cây vì tác động

quyết định đến sự tồn tại của cây) ít hơn như “gốc cây” (39,1%) Trong những

DT chỉ bộ phận khả li, DT chỉ hoa và biến thể của hoa (chùm, ánh) chiếm tỉ lệ

lớn nhất (50%) Điều đó chứng tỏ hình ảnh hoa kim tước có ý nghĩa rất lớn

trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm

Trung tâm của BTMT kim tước là DT chung, đều có chức năng chiếu vật – chỉ ra sự vật nghĩa chiếu vật Những BTMT này, bao gồm cả chiếu vật loại và chiếu vật cá thể BTMT chiếu vật loại chiếm phần lớn (73,9%) so với BTMT chiếu vật cá thể (26,1%) Để xác định BTMT đó là chiếu vật loại hay chiếu vật cá

thể, ta có thể dựa vào TPPT của BTMT BTMT có TPPT là từ chỉ lượng “một”

thường là BTMT chiếu vật loại VD: “Cả một vườn kim tước bừng sáng xoã ra

như mái tóc vàng của người đẹp ngủ trong rừng”[2, T24] BTMT này không chỉ

một cây kim tước, một vườn kim tước cụ thể mà chỉ khái quát ý nghĩa “loại” của

vườn kim tước Nhưng, có khi, BTMT có TPPT là từ chỉ lượng “một” nhưng

không thể là BTMT chiếu vật loại Khi đó, ta phải dựa vào yếu tố ngữ cảnh, dựa vào lời dẫn, lời kể của tác giả Đây là cơ sở nhận diện rõ nhất chức năng chiếu vật loại hay chiếu vật cá thể của DT trung tâm, của BTMT chứa DT trung tâm đó

VD: “Nilam bẻ một quả kim tước dài như một quả núc nác , lấy một cái hạ t ủ trong lớp đất trên một con”[2, T35] Đặt trong ngữ cảnh: Nilam bế con lên ngọn

đồi trọc, dùng khăn mặt tẩm rượu “tấp” lên mặt con, đào một cái hố rồi đặt con vào, lấp đất, bẻ một quả kim tước “dài như quả núc nác” và lấy “một cái hạt” ủ trong lớp đất trên mộ con Ta nhận thấy rằng “quả” kim tước ở đây là một quả

kim tước cụ thể, trong đó có một hạt kim tước cụ thể mà Nilam đã lấy để ủ vào

nấm mộ của con gái mình

2.1.2 Yếu tố trung tâm của BTMT mũi

Trong “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”, BTMT mũi có số lượng ít hơn:

12 BTMT Nếu như ở BTMT kim tước, những BTMT có DT trung tâm là từ ghép chiếm số ít (13%) thì ở BTMT mũi, 41,7% BTMT có DT trung tâm là từ

Trang 18

ghép Đó là những từ ghép chỉ bộ phận của mũi như “chóp mũi, sống mũi” hay

từ ghép là biến thể của mũi như “tác phẩm”.

Do đặc trưng của đối tượng miêu tả, ở BTMT mũi không có những BTMT

mà DT trung tâm chỉ tập hợp của mũi DT trung tâm là những DT chỉ tổng thể cái mũi (16,6%), chỉ bộ phận của mũi (41,7%), chỉ động tác của mũi (33,3%) và chỉ thời gian diễn ra những động tác, cử chỉ của hai chiếc mũi Nilam và Ravi (8,4%) Cũng giống như ở BTMT kim tước, ở BTMT mũi, DT trung tâm chỉ bộ phận chiếm phần lớn (ở BTMT kim tước là 61%; ở BTMT mũi là 41,7%) Đó là

các bộ phận: “chóp mũi, sống mũi”, trong đó “chóp mũi” chiếm phần lớn

“Chóp mũi”, “sống mũi” là những bộ phận của mũi diễn ra những cử chỉ yêu đương sâu đậm của Nilam và Ravi Đó cũng là những bộ phận thể hiện

sự đau đớn, xót xa của Nilam sau kiếp sống tủi nhục ở nhà chồng

DT trung tâm của BTMT mũi bao gồm DT chỉ sự vật đơn thể và DT đơn vị,

từ chỉ xuất Trong đó, DT chỉ sự vật chiếm phần lớn (75%) so với DT đơn vị

(8,4%) và từ “cái” chỉ xuất (16,6%) Ở BTMT mũi, các DT trung tâm đều có

chức năng chiếu vật cá thể Đặt trong những ngữ cảnh cụ thể, BTMT mũi hướng

sự quy chiếu tới mũi Nilam hoặc mũi Ravi hoặc mũi của cả hai người Do đó,

“mũi” không có chiếu vật loại VD: “Nhưng Ravi chỉ để cho (1) chóp mũi chạm vào (2) chóp mũi Nilam, rồi (3) hai cái chóp mũi Ấn Độ, (4) hai tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa cứ thế mà trườn lên nhau…[2, T24].

BTMT (1) quy chiếu đến chóp mũi Ravi  chiếu vật cá thể

BTMT (2) quy chiếu đến chóp mũi Nilam  chiếu vật cá thể

BTMT (3) quy chiếu đến chóp mũi Nilam và Ravi  chiếu vật cá thể

BTMT (4) quy chiếu đến chóp mũi Nilam và Ravi  chiếu vật cá thể

BTMT mũi chiếu vật cá thể bởi “mũi” là bộ phận của nhân vật cụ thể trong

tác phẩm, khác với kim tước - có khi quy chiếu một cây kim tước hay một bộ phận cụ thể của cây kim tước gắn với một hành động cụ thể của một nhân vật,

có khi quy chiếu một cây kim tước bất kì hay toàn bộ rừng kim tước

Trang 19

2.1.3 Yếu tố trung tâm của BTMT rượu

Trong tác phẩm có 22 BTMT rượu và hầu hết xuất hiện ở cuối tác phẩm, gắn với phần đời cay đắng, xót xa của Nilam DT trung tâm của BTMT rượu hầu hết là từ đơn (95,5%) Phần lớn các DT trung tâm là DT chung chỉ vật chứa

đựng (rượu) như “chai, chén” (86,4%) trong đó “chai” chiếm phần lớn (57,9%)

so với “chén” (42,1%) Hình ảnh chai rượu xuất hiện gắn liền với nhân vật

Nilam, với hành động “chôn” những bé gái sơ sinh của cô BTMT có DT trung tâm là “chai” xuất hiện nhiều lần mang lại không khí ám ảnh cho tác phẩm 9 % BTMT rượu có DT trung tâm chỉ nơi bán rượu và 4,6 % BTMT rượu

có DT trung tâm chỉ người uống rượu “tên”.

Phần lớn DT trung tâm của BTMT rượu có chức năng chiếu vật loại (59,1%,), chỉ 49,9% DT trung tâm chiếu vật cá thể DT trung tâm của một số BTMT rượu có thể giống nhau nhưng khác nhau về chức năng chiếu vật loại hay chiếu vật cá thể Điều này được giải thích bằng ngữ cảnh xuất hiện của BTMT

chứa DT trung tâm đó VD1: “Xong hai chén rượu thì trời vừa tối” [2, 32]

Nilam uống rượu rồi bế con ra hành lang bệnh viện, mục đích tìm một thùng rác

ở nơi vắng người để đặt con vào, để con mình sau này không phải chịu cay cực

như đời mình.“Hai chén rượu” không quy chiếu đến chén rượu cụ thể nào nên không thể chiếu vật cá thể mà là chiếu vật loại VD2: “Chén này chén cay, chén

này chén đắng, chén này tủi nhục vô duyên” [2, T38] Đặt trong ngữ cảnh:

Nilam gặp lại Ravi sau 20 năm, tại túp lều hoang tàn ở chân đồi kim tước của mình Đêm hôm đó, họ đã uống rượu Nilam chuốc rượu cho mình say, cho cả

Ravi cùng say Mỗi chén rượu chứa đầy cay, đắng, tủi nhục, vô duyên Do đó,

“chén” ở đây quy chiếu đến chén rượu cụ thể mà họ uống trong cái đêm gặp lại

nhau sau 20 năm, khi Ravi vẫn chưa nhận ra Nilam Đại từ chỉ xuất “này” càng

tăng thêm tính chất cá thể cho DT trung tâm

Qua việc tìm hiểu yếu tố trung tâm của BTMT, chúng tôi nhận thấy, ở BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu, DT trung tâm đều là những DT chung, phần lớn là từ đơn Ở BTMT kim tước và BTMT rượu, phần lớn DT

Trang 20

trung tâm có chức năng chiếu vật loại Ở BTMT mũi, tất cả DT trung tâm đều chiếu vật cá thể Tùy theo đặc điểm đặc trưng của đối tượng miêu tả (kim tước, mũi hay rượu) mà sự vật nghĩa chiếu vật của DT trung tâm bao gồm những phạm trù khác nhau: chỉ tập hợp, chỉ tổng thể, chỉ bộ phận, chỉ thời gian đối với BTMT kim tước; chỉ tổng thể, chỉ bộ phận, chỉ động tác, chỉ thời gian đối với BTMT mũi; chỉ vật chứa đựng (rượu), nơi bán (rượu) và người uống (rượu) đối với BTMT rượu

2.2.Thành phần phụ trước của BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu

Đối với BTMT, tìm hiểu đặc điểm số lượng, cấu tạo, từ loại của TPPT góp phần vào việc tìm hiểu ý nghĩa của BTMT, đặc biệt là BTMT trong một TPVC Bởi cách lựa chọn, sử dụng TPPT như thế nào thể hiện chủ quan của người viết

2.2.1.Thành phần phụ trước của BTMT kim tước

Hầu hết BTMT kim tước có TPPT (69,6 %), 30,4 % BTMT kim tước không có TPPT Trong số những BTMT kim tước có TPPT thì 87,5 % BTMT

có một TPPT và 13 % BTMT có hai TPPT, không có BTMT có 3 TPPT Trong

số những BTMT kim tước có một TPPT, chỉ có 12,5 % BTMT có TPPT là từ chỉ tổng lượng, 12,5 % BTMT có TPPT là DT đơn vị và tới 75 % BTMT có

TPPT là từ chỉ lượng Trong đó, 50 % là từ chỉ lượng không xác định (những,

các, từng) và 50 % là từ chỉ lượng xác định (một) Từ chỉ lượng xác định của các

BTMT này là số từ “Một” Nếu xét tần số xuất hiện của từ chỉ lượng xác định

“Một” trong số các BTMT kim tước thì số từ “Một” xuất hiện 7/23 BTMT kim

tước (30,4 %) Đây là một tỉ lệ lớn, chứng tỏ số từ “Một” có vai trò lớn trong

việc thể hiện ý nghĩa của BTMT Về ý nghĩa cụ thể của số từ “Một” trong

BTMT kim tước chúng tôi sẽ trình bày kĩ ở chương 3

Trong số 3 BTMT kim tước có 2 TPPT thì 2 BTMT (66,7 %) có TPPT có cấu tạo là: từ chỉ lượng – từ chỉ đơn vị

VD: “Những/ chùm// hoa kim tước rủ xuống…” [2, T 24]

TPPT1 – TPPT2

Trang 21

Có thể nói, TPPT của BTMT kim tước không quá phức tạp Đáng chú ý là

việc sử dụng với tần số cao từ chỉ lượng xác định “Một”

2.2 Thành phần phụ trước của BTMT mũi

Cấu tạo của TPPT của BTMT mũi đơn giản hơn so với BTMT kim tước Phần lớn các BTMT mũi không có TPPT (58,3 %), chỉ 41,7 % BTMT mũi có TPPT Trong số 5 BTMT mũi có TPPT thì một BTMT (20 %) có 2 TPPT Cấu

tạo của TPPT này là (từ chỉ lượng xác định – từ chỉ xuất) VD:“Rồi hai / cái //

chóp mũi Ấn Độ ”[2, T 24] TPPT1-TPPT2

Bốn BTMT mũi (80 %) có một TPPT Trong đó, ba BTMT (75 %) có một TPPT là từ chỉ lượng và một BTMT mũi (25%) có một TPPT là từ chỉ xuất

(cái) Ở BTMT mũi, từ chỉ lượng xác định được sử dụng không phải là số từ

“Một”, như ở BTMT kim tước mà là số từ “Hai” BTMT mũi phần lớn xuất

hiện ở đầu tác phẩm, gắn với cảnh gặp gỡ, hẹn hò đầy lãng mạn của Nilam và Ravi trong rừng kim tước, khi Nilam còn trẻ trung, xinh đẹp yêu đời và say đắm

trong tình yêu Số từ “Hai” chỉ mũi của Nilam và Ravi.

Ở BTMT mũi có hiện tượng BTMT tầng cấp nên có trường hợp hai BTMT

có cùng một TPPT VD: “Những đường trượt đường vờn nhè nhẹ” [2, T38].“Những đường trượt” là một BTMT, đồng thời “những đường vờn” (chứ

không phải “đường vờn”) cũng là một BTMT Hai BTMT này có chung một

TPPT là từ chỉ lượng không xác định “những”

Qua khảo sát, có thể thấy rằng ở BTMT mũi, TPPT không tham gia nhiều vào biểu thị ý nghĩa của BTMT Hầu hết BTMT mũi không có TPPT và cấu tạo

của một số TPPT có được lại tương đối đơn giản Đáng chú là việc sử dụng từ

chỉ lượng xác định “Hai” trong BTMT mũi.

2.3.Thành phần phụ trước của BTMT rượu

Cũng giống như BTMT mũi, ở BTMT rượu, phần lớn BTMT rượu không có TPPT (13/22 = 59,1%), chỉ 40,9% BTMT rượu có TPPT Trong số 9 BTMT rượu

có TPPT thì 100% là BTMT rượu có một TPPT, không có BTMT có hai TPPT TPPT của những BTMT này 100% là từ chỉ lượng xác định, không có BTMT

Trang 22

rượu nào có TPPT là từ chỉ tổng lượng hay từ chỉ xuất Những từ chỉ lượng xác

định đó là những từ chỉ số ít (Một, Hai, Nửa), trong đó, số từ “Một” chiếm phần lớn (66,7%), số từ “Hai” chiếm 11,1% và số từ “Nửa” chiếm 22,2% Rõ ràng, so

với BTMT kim tước và BTMT mũi thì BTMT rượu có TPPT cấu tạo đơn giản

nhất Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều BTMT có TPPT là từ chỉ lượng xác định

chỉ số ít là một hiện tượng đáng chú ý Nếu ở BTMT kim tước, 50 % BTMT có

TPPT là từ chỉ lượng là từ chỉ lượng xác định, ở BTMT mũi là 33,3% BTMT có

TPPT có từ chỉ lượng xác định thì tỉ lệ này ở BTMT rượu là 40,9% Điều đó

chứng tỏ, ở BTMT rượu, từ chỉ lượng xác định (cụ thể: từ chỉ lượng xác định chỉ số ít) góp phần quan trọng tạo nên ý nghĩa của BTMT rượu Về ý nghĩa cụ

thể của những TPPT có từ chỉ lượng xác định này, chúng tôi sẽ trình bày kĩ ở chương sau

Như vậy, nếu như phần lớn BTMT kim tước có 1 TPPT thì hầu hết các BTMT mũi và đa phần BTMT rượu không có TPPT Ở cả BTMT kim tước, mũi, rượu đều không có những BTMT có 3 TPPT Một điểm đáng chú ý ở cả 3 BTMT này là hiện

tượng sử dụng nhiều lần từ chỉ lượng xác định (nhất là số từ “Một”)

2.3 Thành phần phụ sau của BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu

TPPS của BTMT là TPPS của cụm DT So với TPPT, TPPS thường đa dạng hơn về cấu trúc, phong phú hơn về ý nghĩa, linh hoạt hơn về thứ tự sắp xếp và lớn hơn về độ dài kích thước TPPS cụm DT được phân bố vào hai vị trí: vị trí của các thực từ hay các kiến trúc chứa thực từ nêu đặc trưng miêu tả (vị trí 1) và vị trí

của các từ chỉ định “này, kia, ấy, nọ” (vị trí 2) Trật tự sắp xếp các thành tố phụ

sau ở vị trí 1 lại vô cùng phức tạp, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào

đi sâu nghiên cứu Đỗ Xuân Quỳnh trong [50] khảo sát chi tiết về các yếu tố chiếu vật của biểu thức chiếu vật nhưng đó là những nhận xét, kết luận mang tính chất lí thuyết, chưa đi vào BTMT trong một tác phẩm cụ thể

Chúng ta biết rằng trong BTMT, các miêu tả tố tuy chỉ là thành phần phụ nhưng lại là thành phần có ý nghĩa quan trọng, bởi nó chỉ ra đặc điểm, tính chất, trạng thái… của sự vật, hiện tượng được nói đến ở TPTT, giúp người nghe (đọc)

Trang 23

quy chiếu đến đối tượng cần nói, tách chúng ra khỏi những đối tượng cùng loại Miêu tả tố cũng là thành phần in đậm dấu ấn riêng của người nói (viết), thể hiện ở cách dùng từ ngữ để miêu tả, quy chiếu Trong một TPVC, điều này càng rõ nét, bởi đó chính là vấn đề phong cách nhà văn Chính vì thế, tìm hiểu BTMT trong

“Tiếng thở dài qua rừng kim tước”, trọng tâm của chúng tôi là đi khảo sát, nghiên

cứu chi tiết TPPS (miêu tả tố) trong BTMT qua những BTMT tiêu biểu (BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu), làm cơ sở quan trọng để chỉ ra ý nghĩa của các BTMT, nhận ra nội dung, tư tưởng của tác phẩm cũng như đôi nét phong cách nhà văn Hồ Anh Thái

2.3.1 Đặc điểm cấu tạo của miêu tả tố trong BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu

Các miêu tả tố có chức năng chiếu vật, miêu tả đi kèm DT chỉ vật trong BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu có đặc điểm cấu tạo khá phong phú Chúng có thể được tạo nên bởi một từ, cụm từ và có yếu tố ngôn ngữ được tạo nên bởi kết cấu chủ - vị Sự phong phú về đặc điểm cấu tạo của các miêu tả tố phản ánh sự đa dạng, nhiều sắc thái, mức độ của hình ảnh kim tước, mũi, rượu

2.3.1.1.Miêu tả tố được cấu tạo bởi một từ

a Từ đơn

Trong BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu, phần lớn các miêu tả

tố có cấu tạo là từ đơn (69,8 %) Trong đó, miêu tả tố là từ đơn đơn âm chiếm phần lớn hơn (68,2 %) so với miêu tả tố là từ đơn đa âm (31,8 %) Từ đơn đơn

âm làm miêu tả tố trong BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu thường là

DT, ĐT, TT, Đ.T chỉ xuất, trong đó DT có tỉ lệ lớn hơn cả (40,9 %) Từ đơn đơn

âm có ở cả ba BTMT (kim tước, mũi, rượu) VD: “Chị ta đưa cho Nilam một

chén rượu, kèm theo cái nhìn đầy cảm thông.”[2, T32].

Từ đơn đa âm tiết làm miêu tả tố trong BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu là các từ chỉ tên người, tên nước của tiếng nước ngoài (Ấn Độ) và

từ chỉ tên hoa “kim tước” – một loài hoa ở Ấn Độ Từ đơn đa âm làm miêu tả tố

Trang 24

không xuất hiện ở BTMT rượu VD: “Nhưng Ravi chỉ để cho chóp mũi chạm

vào chóp mũi Nilam.”[2, T24].

Các từ đơn thực hiện chức năng miêu tả tố này thường kết hợp với các DT

trung tâm chỉ bộ phận của sự vật (như “lá, hoa, cành, gốc cây” trong BTMT kim tước; “chóp mũi, đường” trong BTMT mũi; hoặc DT chỉ vật chứa đựng như “chén”, “chai” trong BTMT rượu) có tác dụng cá thể hóa sự vật hoặc bộ

phận của sự vật được nói tới, tách ra khỏi những sự vật cùng loại hay các bộ phận khác của sự vật ấy

b Từ phức

Trong BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu, miêu tả tố là từ phức xuất hiện ít hơn từ đơn (từ đơn 69,8 %, từ phức 30,2 %) Trong số đó, từ ghép chiếm phần lớn (84,2 %), từ láy chỉ có 15,8 % Ở 3 BTMT (kim tước, mũi, rượu) này, từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa có tỉ lệ 50 %, không có từ ghép bao gộp

VD: Từ ghép phân nghĩa

“Cả một vùng đồi sáng bừng lên hắt ánh sáng vàng rực xuống làng khiến

cho những cánh đồng hoa cải chỉ còn là một màu hấp kim nhợt nhạt hết sức thiểu não” [2, T36]

Trong những BTMT mà chúng tôi khảo sát, miêu tả tố là từ láy xuất hiện với tần số thấp hơn so với từ ghép, không xuất hiện ở BTMT rượu Miêu tả tố là

từ láy bao gồm từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ:

Trang 25

“Chỉ còn giữ lại vòm hoa vàng buông xoã thướt tha…” [2, T37].

33,3% những từ láy làm miêu tả tố là từ chỉ trạng thái của sự vật (như

“thướt tha”), 33,3% những từ láy làm miêu tả tố chỉ mức độ của hành động

(nhè nhẹ) và 33,4% những từ láy làm miêu tả tố chỉ hành động (vuốt ve).

2.3.1.2.Miêu tả tố được cấu tạo bởi cụm từ

Trong BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu, các miêu tả tố có cấu tạo

là cụm từ xuất hiện với tần số thấp hơn so với từ, chỉ bằng 1/3 tần số xuất hiện của miêu tả tố là từ Trong đó, không có miêu tả tố là cụm từ đẳng lập, 5,5 % miêu tả tố là cụm từ chủ - vị, 5,5 % miêu tả tố là ngữ cố định và tới 89 % miêu

tả tố là cụm từ chính phụ Điều này có thể lí giải bằng đặc điểm chức năng của từng loại cụm từ Cụm từ chính phụ thường không trình bày hoàn chỉnh, toàn vẹn về đặc điểm sự vật, hiện tượng mà chỉ ra một đặc điểm nào đó của sự vật, miêu tả đặc điểm nhằm gợi mở suy nghĩ cho người nghe (đọc) về sự vật, hiện

tượng đó Còn cụm từ chủ - vị thường trình bày một ý tương đối hoàn chỉnh Do

đó, cụm từ chính phụ được Hồ Anh Thái lựa chọn chủ yếu để miêu tả kim tước, mũi, rượu Cụm từ đẳng lập không được sử dụng bởi đặc trưng của cụm

từ đẳng lập là các thành tố có quan hệ ngang bằng, bình đẳng với nhau, sẽ khó khăn trong miêu tả đặc điểm, tính chất, mức độ, cảm xúc, tâm trạng của sự vật

và đối với sự vật, khó thấy được mối quan hệ gắn kết móc xích giữa các đặc điểm cần được chỉ ra trong miêu tả tố

Về đặc điểm của ngữ cố định, cụm từ chính phụ, cụm từ C - V làm miêu tả tố trong BTMT kim tước, mũi, rượu, chúng tôi có thể rút ra những nhận xét như sau:

a Cụm từ chính phụ

Trang 26

Cụm từ chính phụ làm miêu tả tố trong BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu là các cụm DT, cụm động từ, các cụm tính từ, cụm giới từ.

* Cụm danh từ

Cụm DT làm miêu tả tố chiếm 31,3 % miêu tả tố là cụm từ chính phụ, xuất hiện phần lớn ở BTMT kim tước (80 %), BTMT mũi là 20 % Các cụm DT làm miêu tả tố ở BTMT kim tước thường miêu tả một sự vật khác sự vật được nói đến ở DT trung tâm Tách khỏi ngữ cảnh, nó có thể là một BTMT nhưng đặt trong ngữ cảnh xem xét, cụm DT này gián tiếp miêu tả đặc điểm của sự vật được

nói đến ở DT trung tâm VD: “Những chùm hoa kim tước rủ xuống như những

chùm nho vàng tươi, trong suốt” [2, T24] “Những chùm nho vàng tươi, trong suốt” là một cụm DT miêu tả đặc điểm của chùm nho, tách khỏi ngữ cảnh có thể

là một BTMT miêu tả đặc điểm của chùm nho nhưng trong ngữ cảnh cụ thể này,

nó gián tiếp miêu tả đặc điểm màu sắc của hoa kim tước: hoa kim tước vàng như màu vàng tươi, trong suốt của chùm nho Đây là một hiện tượng đặc biệt trong

“Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái Về ý nghĩa cụ thể của

hiện tượng này, chúng tôi sẽ nói kĩ hơn ở chương sau

* Cụm động từ

Cụm ĐT làm miêu tả tố xuất hiện ở cả 3 BTMT (kim tước, mũi, rượu) chiếm 31,3 % cụm từ chính phụ làm miêu tả tố trong các BTMT đang xem xét Các cụm ĐT này thường xuất hiện ở dạng không đầy đủ, khuyết TPPT, với các dạng như sau:

•ĐT độc lập giữ vai trò là TPTT kết hợp với một cụm chủ - vị làm thành

tố phụ sau: VD:“Các cô trinh nữ giờ xõa tóc vàng nằm ngổn ngang không than

thở” [2, T39] Cụm ĐT “xõa tóc vàng” có ĐT trung tâm là “xõa” – ĐT chỉ hành

động và TPPS là một cụm chủ - vị chỉ đối tượng của hành động “tóc vàng”, trong

đó “tóc” là DT làm chủ ngữ, “vàng” là TT chỉ màu sắc làm vị ngữ.

•ĐT độc lập giữ vai trò trung tâm kết hợp với một ĐT chỉ hướng làm

TPPS VD: “Cả một vườn kim tước bừng sáng xoã ra như mái tóc vàng của

Trang 27

người đẹp ngủ trong rừng” [2, T24] “Xoã ra” là một cụm ĐT làm miêu tả tố có

ĐT “xoã” làm trung tâm và ĐT chỉ hướng “ra” làm TPPS.

ĐT “là” đóng vai trò TPTT kết hợp với cụm DT làm TPPS, có TPPT

VD: “Chóp mũi Ravi tưởng đã quên dần dần khôi phục những đường trượt

đường vờn nhè nhẹ trên cái chỗ đã từng là chóp mũi của Nilam, cố nhớ cho ra một cái gì thân quen lắm mà không nhớ nổi.” [2, T38] Cụm ĐT “đã từng là chóp mũi của Nilam” có ĐT “là” – ĐT không độc lập chỉ quan hệ đồng nhất

(Theo [6, T95]) làm trung tâm TPPT của cụm ĐT này là phụ từ chỉ thời gian

quá khứ “đã từng” TPPS của cụm ĐT trên là một cụm DT chỉ bộ phận của người “chóp mũi của Nilam”.

• ĐT độc lập đóng vai trò TPTT kết hợp với cụm ĐT chỉ tính chất của hành

động nêu ở ĐT trung tâm VD: “Raja sướng phát cuồng, rủ bạn bè ra chân đồi,

chui vào bụi, uống hết chai rượu mua giấu các vị phụ huynh” [2, T26] “Mua giấu các vị phụ huynh” là một cụm ĐT, trong đó có ĐT trung tâm “mua” – chỉ

hành động và cụm ĐT chỉ tính chất mua “giấu các vị phụ huynh” làm TPPS TPPS của cụm ĐT là lại là một cụm ĐT, trong đó, ĐT “giấu” là trung tâm và cụm DT

“các vị phụ huynh” làm TPPS

* Cụm tính từ

Trong BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu, miêu tả tố là một cụm

TT xuất hiện 3 lần, chiếm 18,8 % miêu tả tố là cụm từ chính phụ Các miêu tả tố

là cụm TT này không xuất hiện ở BTMT rượu và BTMT mũi và xuất hiện ở dạng thức không đầy đủ:

TT làm trung tâm kết hợp với từ chỉ sự đánh giá làm TPPS VD: “Nilam

nắm tay anh ta dẫn đi qua những gốc cây con gái, chỉ vào gốc cây to nhất Nilam đấy.” [2, T37] “To nhất” là một cụm TT làm miêu tả tố, trong đó, TT

chỉ kích cỡ “to” làm trung tâm và phụ từ “nhất” chỉ sự đánh giá về kích cỡ làm TPPS Cụm TT “to nhất” chỉ ra một đặc điểm đặc trưng, nổi bật nhất của cây

kim tước cần được nói đến, tách nó khỏi những cây kim tước khác trong rừng

Trang 28

kim tước, giúp người đọc quy chiếu được vào đúng đối tượng Cây kim tước ấy trồng trên nấm mộ của Nilam xinh đẹp trong quá khứ do Nilam tự đắp lên.

•TT làm trung tâm kết hợp với từ so sánh và đối tượng so sánh làm

TPPS VD: “Hai người đi dạo trong khu vườn kim tước rậm rạp như rừng” [2, T24] “Rậm rạp như rừng” là một miêu tả tố có cấu tạo là một cụm TT Trong

đó, TT chỉ trạng thái “rậm rạp” làm trung tâm, từ so sánh “như” kết hợp với

DT chỉ đối tượng so sánh “rừng” (làm rõ trạng thái “rậm rạp”) làm TPPS.

Các cụm TT làm miêu tả tố này miêu tả rõ ràng hơn đặc điểm về tính chất, hình dáng – kích thước, kích cỡ của cây kim tước hoặc bộ phận của cây kim tước hay tập hợp của cây kim tước, giúp người đọc dễ dàng quy chiếu sự vật và cảm nhận được những đặc điểm đó

* Cụm giới từ (giới ngữ)

Giới ngữ là tên gọi của một tổ hợp từ tự do có giới từ (GT) dẫn đầu Trong

tổ hợp này, cả GT lẫn thành tố đi sau cùng tồn tại mới tạo thành giới ngữ

Miêu tả tố có cấu tạo là giới ngữ xuất hiện 2 lần ở BTMT mũi, không có ở BTMT kim tước và BTMT rượu Các giới ngữ này đều là các giới ngữ chỉ phạm

vi sở thuộc có GT “của” là trung tâm và đứng ở vị trí cuối cùng của BTMT

Các cụm GT làm miêu tả tố trong BTMT kim tước và BTMT mũi này thường xuất hiện dưới dạng:

GT “của” làm trung tâm kết hợp với một DT làm TPPS VD: “Hai tác

phẩm tuyệt với của tạo hóa cứ thế mà trườn lên nhau, cái này trơn trượt trên đường cao thanh tú của sống mũi người kia” [2, T24] Cụm từ “của tạo hóa”,

“của sống mũi” là giới ngữ có GT “của” làm trung tâm và DT trừu tượng “tạo hóa” , danh từ chỉ bộ phận của mũi “sống mũi” làm TPPS

Các giới ngữ có vai trò hạn định phạm vi mà sự vật hoặc bộ phận của sự vật được nói đến ở TPTT thuộc vào, giúp người đọc có thể quy chiếu, nhận ra sự vật hoặc bộ phận sự vật ấy

* Cụm số từ

Trang 29

Trong BTMT rượu, có miêu tả tố được cấu tạo là một cụm từ chính phụ mà trung tâm là một từ chỉ lượng xác định Chúng tôi tạm thời xếp vào cụm số từ

Trường hợp này chỉ xuất hiện một lần và chỉ ở BTMT rượu VD: “Người ta

lẳng lặng chìa cho Nilam một chai rượu nhỏ 30ml” [60, T35] “30ml” là một

cụm từ chính phụ, trong đó “30” là một số từ làm trung tâm, “ml” là từ chỉ đơn

vị đo dung tích làm TPPS Cụm từ chính phụ này hạn định miêu tả về dung tích

cho DT chỉ vật chứa đựng “chai” ở trung tâm BTMT.

b Cụm từ chủ - vị

Miêu tả tố có cấu tạo là cụm từ chủ - vị xuất hiện với tần số thấp, chỉ một lần ở BTMT mũi (5,5 % miêu tả tố là cụm từ chính phụ), không có ở BTMT kim

tước và BTMT rượu VD: “Vào chính lúc mũi hai người gần như bắt cùng một

nhịp thở thì Ravi bỗng rung giật toàn thân, bật người ngồi thẳng dậy.” [2, T24]

Cụm từ “mũi hai gần như bắt cùng một nhịp thở” là một cụm từ chủ - vị làm miêu tả tố cho DT chỉ thời gian “lúc” ở trung tâm của BTMT Trong đó, “mũi

hai người” là chủ ngữ, “gần như bắt cùng một nhịp thở” là vị ngữ Cụm chủ -

vị này miêu tả cụ thể khoảnh khắc thời gian đắm đuối, say mê trong cử chỉ

“chạm mũi”, “cái này trơn trượt trên đường cao thanh tú của sống mũi người kia” của Nilam và Ravi trong rừng kim tước.

c Cụm từ cố định (ngữ cố định)

Trong các BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu, miêu tả tố có cấu tạo là cụm từ cố định xuất hiện một lần ở BTMT rượu (5,5 % miêu tả tố là cụm

từ chính phụ) đi kèm với DT trung tâm chỉ người của BTMT VD: “Kẻ được

kén làm rể hóa ra là một tên rượu chè be bét” [60, T27] “Rượu chè be bét” là

một ngữ cố định chỉ phẩm chất của con người Ngữ cố định làm miêu tả tố này chỉ ra đặc điểm về phẩm chất của người được nói đến ở DT trung tâm (Raja) giúp người đọc hình dung về con người đó

* Tiểu kết

Tóm lại, về cấu tạo, miêu tả tố của BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu phần lớn được cấu tạo bởi một từ, trong đó từ đơn là chủ yếu Miêu tả tố là

Trang 30

cụm từ xuất hiện ít hơn và chủ yếu là cụm từ chính phụ, cụm từ chủ - vị xuất hiện với tần số thấp, không có cụm từ đẳng lập Ngữ cố định có xuất hiện, thực hiện chức năng miêu tả tố nhưng tần số ít ỏi Những đặc điểm cấu tạo trên của miêu tả tố rất quan trọng trong việc tìm hiểu nghĩa của BTMT.

3.2 Quan hệ tuyến tính của các miêu tả tố trong BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu

3.2.1 Biểu thức miêu tả có một yếu tố chiếu vật

Kết quả khảo sát cho thấy, ở BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu, những BTMT có một yếu tố chiếu vật có tỉ lệ tương đối lớn (56,1 % tổng số các BTMT xem xét) Trong đó, ở BTMT rượu, tỉ lệ này là lớn nhất (72,7%) Ở BTMT mũi là 50%, ở BTMT kim tước là 43,5 % Hơn nữa, yếu tố chiếu vật duy nhất này chủ yếu là từ (90 %), chỉ có 10 % các yếu tố chiếu vật đó là cụm từ

Điều này tương ứng với những nhận xét ở các mục trước - các BTMT kim tước,

BTMT mũi, BTMT rượu đa phần ngắn gọn.

Các yếu tố chiếu vật này thường là các DT, ĐT, TT, Đ.T, không có GT, số

từ Trong đó, DT có tần số xuất hiện lớn nhất (62,5 %%), sau đó là TT (25 %),

Đ.T (9,4 %) và thấp nhất là ĐT (3,1 %) Có thể thấy rằng DT có ưu thế nổi bật

trong những BTMT kim tước, mũi, rượu có một yếu tố chiếu vật Những DT

này chủ yếu là DT chung, DT riêng chỉ chiếm 15 % Yếu tố chiếu vật duy nhất

là DT xuất hiện ở cả BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu Trong đó, tần

số lớn nhất ở BTMT rượu (50 % số DT), sau đó là ở BTMT kim tước (35 %) và thấp nhất là ở BTMT mũi (15 %)

Yếu tố chiếu vật duy nhất là TT trong các BTMT này có tần số xuất hiện tương đối lớn nhưng chỉ có ở BTMT kim tước và BTMT rượu với tần số xuât hiện giống nhau ( 50 % - 50 % ) mà không có ở BTMT mũi

Yếu tố chiếu vật duy nhất là Đ.T được sử dụng ở BTMT mũi và BTMT rượu, không có ở BTMT kim tước Ở BTMT rượu là 66,7 %, ở BTMT mũi là 33,3 %.Yếu tố chiếu vật duy nhất là ĐT xuất hiện với tần số thấp nhất (3,1 %) và chỉ

có ở BTMT mũi

Trang 31

Xét về đặc điểm ý nghĩa mà yếu tố chiếu vật duy nhất này hạn định cho DT trung tâm của các BTMT có một yếu tố chiếu vật, kết quả khảo sát cho thấy rằng, ý nghĩa hạn định của các yếu tố chiếu vật này cho DT trung tâm khá phong phú, đa dạng Dựa trên đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa hạn định của các yếu tố chiếu vật, chúng tôi có thể đưa về một số dạng – mô hình chủ yếu như sau:

(a1) DT trung tâm kết hợp với một yếu tố chiếu vật chỉ chất liệu.

Dạng này chiếm tỉ lệ 31,3 % và chỉ xuất hiện ở BTMT rượu VD: “Nilam

nhận chai rượu và đứa bé rồi âm thầm biến vào đêm tối” [2, T35] “Rượu” là một

yếu tố chiếu vật duy nhất hạn định ý nghĩa về chất liệu (“rượu” không phải “bia”

hay “nước”…) cho DT trung tâm “chai”.

(a2) DT trung tâm kết hợp với một yếu tố chiếu vật chỉ màu sắc, mùi vị

Dạng này chiếm tỉ lệ 18,8 % và xuất hiện ở BTMT kim tước, BTMT

rượu VD: “Cuối cùng anh tìm được Nilam trong một cái huyệt tự đào, một

thảm hoa vàng phủ lên che lấp ở gương mặt, chân tay” [2, T39] “Vàng” là một

yếu tố chiếu vật duy nhất hạn định nghĩa về màu sắc cho danh từ trung tâm

“hoa”.

(a3) DT trung tâm kết hợp với một yếu tố chiếu vật chỉ tên người, sự vật.

Dạng này chiếm 18,8 %, xuất hiện ở BTMT kim tước (yếu tố chiếu vật

chỉ tên sự vật) và ở BTMT mũi (yếu tố chiếu vật chỉ tên người) VD: “Raja quỳ

xuống, ôm lấy gốc cây kim tước mà vuốt ve, mà gọi tên Nilam” [2, T37].

(a4) DT trung tâm kết hợp với một yếu tố chiếu vật chỉ xuất.

Dạng này chiếm tỉ lệ tỉ lệ 9,4 % và xuất hiện ở BTMT mũi, BTMT rượu

VD: “Cây kim tước ấy trồng trên mộ Nilam” [2, T37].

(a5) DT trung tâm kết hợp với môt yếu tố chiếu vật chỉ giới tính, dân tộc,

quê quán

Dạng này chiếm tỉ lệ 6,2 % và xuất hiện ở BTMT kim tước, BTMT mũi

VD: “Rồi hai cái chóp mũi Ấn Độ, hai tác phẩm tuyệt vời của tạo hoá cứ thế mà

trườn lên nhau” [2, T24] “Ấn Độ” là một DT riêng chỉ tên nước, dân tộc “Ấn Độ” hạn định ý nghĩa về đặc trưng dân tộc cho DT trung tâm “chóp mũi”.

Trang 32

(a6) DT trung tâm kết hợp với một yếu tố chiếu vật chỉ vị trí, thời gian,

không gian

Dạng này chiếm 6,2 % và chỉ xuất hiện ở BTMT mũi (2 lần) Cả 2 lần xuất hiện, yếu tố chiếu vật này đều không phải là một từ mà là một cụm từ chính

phụ hoặc một cụm C-V VD: “Vào chính lúc mũi hai người gần như bắt cùng

một nhịp thở, thì Ravi bỗng rung giật toàn thân, bật người ngồi thẳng dậy” [2,

T24] “Mũi hai người gần như bắt cùng một nhịp thở” là một cụm C-V (“Mũi

hai người” là chủ ngữ, “gần như bắt cùng một nhịp thở” là vị ngữ), có ý nghĩa

cụ thể về thời gian cho DT “lúc” ở trung tâm của BTMT.

(a 7) DT trung tâm kết hợp với một yếu tố chiếu vật chỉ trạng thái tâm lí.

Dạng này chỉ xuất hiện một lần ở BTMT rượu, chiếm 3,1 % số BTMT có

một yếu tố chiếu vật VD: “Nhưng không có chén hận thù” [2, T38] “Hận thù”

là TT chỉ trạng thái tâm lí nhân vật (Nilam), mang lại ý nghĩa cho DT trung tâm

“chén” Chén rượu Nilam uống với Ravi trong cái đêm gặp lại sau 20 năm

không có sự hận thù

(a 8) DT trung tâm kết hợp với một yếu tố chiếu vật chỉ sự nhận xét, đánh

giá

Dạng này chiếm 3,1 % và xuất hiện ở BTMT rượu VD: “Kẻ được kén rể

hoá ra là một tên rượu chè be bét” [2, T27] “Rượu chè be bét” là một ngữ cố

định chỉ sự đánh giá phẩm chất của con người làm TPPS

(a 9) DT trung tâm kết hợp với một yếu tố chiếu vật chỉ hình dáng – kích

thước

Dạng này chiếm 3,1 % và xuất hiện ở BTMT kim tước VD: “Nilam nắm lấy

tay annh ta, dẫn đi qua những gốc cây con gái, chỉ vào cây kim tước to nhất” [2,

T37] “To nhất” là một cụm TT chỉ kích thước, có ý nghĩa cụ thể đặc điểm về kích thước cho DT trung tâm “cây”, tách cây kim tước này khỏi những cây kim

tước (nhỏ) khác, giúp người đọc dễ dàng quy chiếu sự vật nghĩa chiếu vật

Trang 33

2.3.2.2 BTMT có từ hai yếu tố chiếu vật trở lên

Kết qủa khảo sát cho thấy rằng, ở BTMT kim tước, BTMT mũi và BTMT rượu, những BTMT có từ hai yếu tố chiếu vật trở lên chiếm tỉ lệ ít hơn so với những BTMT có một yếu tố chiếu vật Ở BTMT kim tước, tỉ lệ này là 34,8 %, ở BTMT rượu là 22,7 % (BTMT rượu có 1 yếu tố chiếu vật là 72,7 %), ở BTMT mũi là 41,67 % (BTMT mũi có 1 yếu tố chiếu vật là 50 %)

Các yếu tố chiếu vật này hầu hết là từ (70,2 %), chỉ có 29,8 % các yếu tố chiếu vật trong các BTMT kim tước, mũi, rượu có hai yếu tố chiếu vật trở lên là

cụm từ Những số liệu này càng góp phần khẳng định trong truyện ngắn

“Tiếng thở dài qua rừng kim tước”, ở những BTMT tiêu biểu, Hồ Anh Thái thường dùng những BTMT ngắn gọn Các yếu tố chiếu vật không nhiều và không dài Đây là một yếu tố làm nên tính hàm súc của tác phẩm.

Nếu như những BTMT có một yếu tố chiếu vật có sự tham gia của các từ loại DT, ĐT, TT, Đ.T, thì ở những BTMT có từ hai yếu tố chiếu vật trở lên, bên cạnh những từ loại đó còn có sự tham gia của GT và số từ

Cũng như ở BTMT có một yếu tố chiếu vật, ở những BTMT có hai yếu tố chiếu vật trở lên, DT là từ loại có tần số xuất hiện lớn nhất, chiếm 36,2 % số yếu

tố chiếu vật xem xét và phần lớn ở BTMT kim tước (70,6 %) Ở BTMT rượu là 23,5 % và ở BTMT mũi là 5,9 % Tần số xuất hiện của TT là 31,9 %, phần lớn ở BTMT kim tước (40 %), ở BTMT mũi là 33,3 % và thấp nhất ở BTMT rượu: 26,7 %

ĐT tham gia làm yếu tố chiếu vật trong những BTMT có từ hai yếu tố chiếu vật trở lên ít hơn so với TT, chiếm 21,3 % số yếu tố chiếu vật xem xét Trong đó, ở BTMT kim tước là 60 %, ở BTMT mũi là 30 % và ở BTMT rượu là 10 %

Danh từ, động từ, tính từ là những từ loại cơ bản tham gia chiếu vật trong các BTMT kim tước, mũi, rượu có từ hai yếu tố chiếu vật trở lên Đặc điểm này cũng giống như ở BTMT có một yếu tố chiếu vật.

Ở những BTMT có nhiều yếu tố chiếu vật này, GT cũng tham gia chiếu vật, có vai trò cần thiết trong việc cụ thể hoá đặc điểm của đối tượng Tần số

Trang 34

xuất hiện của GT chiếm 4,3 % số yếu tố chiếu vật trong BTMT có hai yếu tố chiếu vật trở lên và chỉ xuất hiện ở BTMT mũi

Tần số tham gia chiếu vật của số từ là 4,3 % Số từ chỉ thực hiện chiếu vật

ở những BTMT rượu nhiều yếu tố chiếu vật

Sau cùng là đại từ - chỉ chiếm 2 % số yếu tố chiếu vật xem xét

Về ý nghĩa hạn định của các yếu tố chiếu vật trong các BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu có hai yếu tố chiếu vật trở lên, qua khảo sát, chúng tôi

nhận thấy, ý nghĩa hạn định miêu tả của các yếu tố chiếu vật này rất đa dạng:

hạn định nghĩa cho DT trung tâm về màu sắc, mùi vị; về phẩm chất sự vật, trạng thái tồn tại của sự vật, trạng thái tâm lí, tuổi tác, giới tính, dân tộc, hình dáng – kích thước – dung lượng… Những ý nghĩa hạn định này xuất hiện khác nhau ở các BTMT do sự chi phối của đặc trưng ý nghĩa của DT trung tâm và do dụng ý của tác giả Có thể khái quát về ý nghĩa hạn định miêu tả của

các yếu tố chiếu vật trong trường hợp này qua bảng sau:

Trang 36

Bảng khảo sát trên cho thấy rằng, trong tổng số các yếu tố chiếu vật không nhiều (48 yếu tố chiếu vật trong những BTMT kim tước, BTMT mũi, BTMT rượu có hai yếu tố chiếu vật trở lên) nhưng ý nghĩa hạn định của chúng lại rất phong phú với tỉ lệ xuât hiện khác nhau ở các nhóm BTMT.

(b 1) Chiếm tỉ lệ lớn nhất là yếu tố chiếu vật chỉ tên người, tên sự vật:

16,5% tổng số yếu tố chiếu vật Những yếu tố chiếu vật này nằm trong BTMT kim tước, không có ở BTMT mũi và BTMT rượu Ở BTMT kim tước, đó là

những DT chung chỉ tên một loài cây – “kim tước” VD: “Anh chạy lên đồi, lao

qua những gốc cây kim tước gẫy gập”[2, T 39].

(b 2) Các yếu tố chiếu vật chỉ trạng thái tồn tại của sự vật chiếm tỉ lệ

14,6% tổng số yếu tố chiếu vật xem xét và chỉ có ở BTMT kim tước Đó là những từ, cụm từ miêu tả đặc điểm trạng thái tồn tại của cây kim tước, gắn liền

với từng giai đoạn cuộc đời nhân vật Nilam VD: “Cách đó không xa có một

người đàn ông buông rơi cây sáo, đang ôm lấy một cây kim tước đổ mà than khóc”[2, T39].

(b 3) Yếu tố chiếu vật chỉ hình dáng – kích thước- dung lượng chiếm

14,6% Trong đó, 42,9 % yếu tố chiếu vật này ở BTMT rượu, 42,9 % ở BTMT

kim tước và 14,2 % ở BTMT mũi VD: “Người cha lẳng lặng chìa cho Nilam

một chai rượu nhỏ 30ml”[2, T 35].

(b 4) Yếu tố chiếu vật chỉ hoạt động, tư thế chiếm 8,3 % Trong đó, 75 % ở

BTMT mũi và 25% ở BTMT rượu VD: “Raja sướng phát cuồng, rủ ban bè ra

chân đồi, chui vào bụi uống hết chai rượu mua giấu các vị phụ huynh”[2, T26].

(b 5) Yếu tố chiếu vật chỉ chất liệu chiếm 8,3 % và chỉ có ở BTMT rượu VD:

“Cô bỏ đi quanh quẩn trong các khu chợ, mãi mới tìm được quầy rượu thứ hai”[2,

T34]

(b 6) Yếu tố chiếu vật miêu tả đặc điểm của sự vật khác nhưng gián tiếp

miêu tả đặc điểm của sự vật nêu ra ở DT trung tâm của BTMT Yếu tố chiếu vật này chiếm 8,3 % và chỉ có ở những BTMT kim tước có nhiều yếu tố chiếu vật

Trang 37

VD: “Chỉ còn giữ lại vòm hoa vàng buông xoã thướt tha như mái tóc vàng của

đám con gái tuổi mười bảy” [2, T37].

(b 7) Các yếu tố chiếu vật chỉ màu sắc chỉ xuất hiện ở BTMT kim tước,

chiếm 4,2 % tổng số các yếu tố chiếu vật xem xét Đó là các TT chỉ màu sắc hoa

kim tước hoặc gián tiếp miêu tả màu sắc hoa kim tước VD: “…chỉ còn giữ lại

vòm hoa vàng buông xoã thướt tha”[2, T 37].

(b 8) Yếu tố chiếu vật chỉ quan hệ chiếm 4,2 % và chỉ xuất hiện ở BTMT

mũi Đó là những cụm GT chỉ quan hệ phụ thuộc VD: “ hai tác phẩm tuyệt vời

của tạo hoá cứ thế mà trườn lên nhau”[2, T24].

(b 9) Yếu tố chiếu vật chỉ cảm giác, cảm nhận của con người về hành động

chiếm 4,2% và chỉ có ở BTMT mũi VD: “…họ thì đâu có cần hôn, đâu có cần

cái cuốt ve êm dịu của hai sống mũi”[2, T38].

(b 10) Yếu tố chiếu vật chỉ trạng thái tâm lí con người chiếm 4,2% và chỉ

có ở BTMT rượu VD: “…chén này tủi nhục vô duyên”[2, T38].

(b 11) Yếu tố chiếu vật chỉ sự nhận xét, đánh giá về đối tượng được nói

đến ở DT trung tâm chiếm 4,2% và chỉ có ở BTMT mũi VD: “…hai tác phẩm

tuyệt vời của tạo hoá cứ thế mà trườn lên nhau”[2, T24].

(b 12) Các yếu tố chiếu vật chỉ xuất chiếm 2,1% và xuất hiện ở BTMT kim

tước VD: “Cây kim tước ấy trồng trên mộ nàng Nilam”[2, T37].

(b 13) Yếu tố chiếu vật chỉ thứ tự chiếm 2,1% và chỉ có ở BTMT rượu

VD: “Cô bỏ đi quanh quẩn trong khu chợ, mãi mới tìm được quầy rượu thứ

hai”[2, T34].

(b 14) Yếu tố chiếu vật chỉ giới tính chiếm 2,1% và chỉ xuất hiện ở BTMT kim

tước VD: “Các cô trinh nữ giờ xoã tóc vàng nằm ngổn ngang không than thở”[2,

T39]

(b 15) Yếu tố chiếu vật chỉ thời gian chiếm 2,1% và chỉ xuất hiện ở BTMT

kim tước VD: “Các cô trinh nữ giờ xoã tóc vàng nằm ngổn ngang không than thở.

[2, T39]

Ngày đăng: 08/09/2016, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w