1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

tiểu luận cao học THỰC hiện pháp luật phòng, chống tội phạm về ma tuý ở AN GIANG, THỰC trạng và giải pháp

26 2,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 114,8 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Chỉ trong một vài thập niên qua, ma túy đã xâm nhập đến nhiều nước trên thế giới, gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Theo thống kê của cơ quan phòng, chống ma túy của Liên hiệp quốc tính đến năm 2012 trên thế giới có khoảng 240 triệu người nghiện các chất ma túy. Tệ nạn ma túy luôn là nguồn gốc của nhiều loại tội phạm nghiêm trọng khác như: giết người, cướp của, buôn bán phụ nữ, trẻ em, rửa tiền, khủng bố quốc tế... Trong những năm gần đây, tình trạng buôn bán, nghiện hút ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát khỏi vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu gây nên. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng hơn, ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIVAIDS phát triển... Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, phải chịu ảnh hưởng nặng nề của ma túy, tình hình tội phạm ma túy ở Việt Nam đang rất phức tạp, đặc biệt là các đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia; tình hình tội phạm ma tuý diễn biến ngày càng phức tạp, các đối tượng phạm tội về ma tuý hoạt động táo bạo với quy mô lớn, phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo huyệt... gây ra không ít khó khăn cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý. Ở Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang nói riêng tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy cũng diễn biến rất phức tạp. Tệ nạn này trái với đạo đức truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng rất xấu đến phát triển kinh tế, gây hại lớn cho sức khỏe của một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng xấu đến nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ mai sau. Điều đó đã và đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động xấu đến sự ổn định của an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như xuất phát từ yêu cầu nói trên, qua thời gian học tập tại Trường chính trị Tôn Đức Thắng và thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm xã hội ở địa phương, chính vì vậy em mạnh dạn chọn đề tài “ THỰC HIệN PHÁP LUậT PHÒNG, CHốNG TộI PHạM Về MA TUÝ Ở AN GIANG, THỰC TRạNG VÀ GIảI PHÁP ” làm tiểu luận tốt nghiệp khóa Trung cấp lý luận chính trị hành chính, góp phần bổ sung nhận thức lý luận về công tác phòng, chống tội phạm ma túy cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng. Thực hiện pháp luật phòng, chống về tội phạm ma tuý là đề tài rất rộng và đa dạng nên vấn đề lý luận cũng như thực tiễn sẽ còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Rất mong nhận dược sự hướng dẫn góp ý của Quý thầy, cô trường chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Chỉ trong một vài thập niên qua, ma túy đã xâm nhập đến nhiều nước trên thế giới,gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Theo thống kê của cơ quanphòng, chống ma túy của Liên hiệp quốc tính đến năm 2012 trên thế giới có khoảng 240triệu người nghiện các chất ma túy Tệ nạn ma túy luôn là nguồn gốc của nhiều loại tộiphạm nghiêm trọng khác như: giết người, cướp của, buôn bán phụ nữ, trẻ em, rửa tiền,khủng bố quốc tế Trong những năm gần đây, tình trạng buôn bán, nghiện hút ma túy đãtrở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại Không một quốc gia, dân tộc nào thoát khỏivòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu gâynên Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tàichính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc pháttriển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người Ma túy đang làm suy thoáinhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xãhội Nghiêm trọng hơn, ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷHIV/AIDS phát triển

Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, phải chịu ảnh hưởng nặng nề của matúy, tình hình tội phạm ma túy ở Việt Nam đang rất phức tạp, đặc biệt là các đường dâybuôn bán ma túy xuyên quốc gia; tình hình tội phạm ma tuý diễn biến ngày càng phức tạp,các đối tượng phạm tội về ma tuý hoạt động táo bạo với quy mô lớn, phương thức thủ đoạntinh vi, xảo huyệt gây ra không ít khó khăn cho công tác đấu tranh phòng, chống tộiphạm về ma tuý

Ở Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang nói riêng tình hình tệ nạn ma túy và tộiphạm về ma túy cũng diễn biến rất phức tạp Tệ nạn này trái với đạo đức truyền thống củadân tộc, ảnh hưởng rất xấu đến phát triển kinh tế, gây hại lớn cho sức khỏe của một bộphận nhân dân, ảnh hưởng xấu đến nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho cácthế hệ mai sau Điều đó đã và đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho quá trình phát triển

Trang 2

kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động xấu đến sự ổn định của an ninh quốc gia và trật tự antoàn xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng cũng như xuất phát từ yêu cầu nói trên, qua thờigian học tập tại Trường chính trị Tôn Đức Thắng và thực tiễn công tác phòng, chống tộiphạm xã hội ở địa phương, chính vì vậy em mạnh dạn chọn đề tài

THỰC hiện pháp luật phòng, chống tội phạm về ma tuý Ở AN GIANG, THỰC trạng và giải pháp ” làm tiểu luận tốt nghiệp

khóa Trung cấp lý luận chính trị hành chính, góp phần bổ sung nhận thức lý luận về côngtác phòng, chống tội phạm ma túy cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh An Giang nóiriêng

Thực hiện pháp luật phòng, chống về tội phạm ma tuý là đề tài rất rộng và đa dạngnên vấn đề lý luận cũng như thực tiễn sẽ còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế Rất mong nhậndược sự hướng dẫn góp ý của Quý thầy, cô trường chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh AnGiang

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

• • • •

PHÒNG, CHÓNG TỘI PHẠM MA TUÝ1.1 Khái niệm, đặc điểm của tội phạm ma túy

Trang 3

Tội vi phạm các qui định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện, các chất ma túy khác;được quy định tại các Điều từ 192 đến 201 của BLHS sửa đồi, bổ sung năm 2009) đây làmột loại tội phạm mới phát sinh nhưng lại phát triển nhanh cả về số lượng và tính chất mức

độ nguy hiểm Có thể khẳng định tội phạm về ma túy là một loại tội phạm có tính chấtnguy hiểm cao cho xã hội, không những gây ra thiệt hại to lớn cho lợi ích của nhà nước,của xã hội, của công dân mà còn làm băng hoại đạo đức và gây mất trật tự an tòan xã hội

1.1.2 Đặc điểm của tội phạm ma túy

1.1.2.1 Đặc điểm pháp lý của các tội phạm về ma túy

- Khách thể của các tội phạm về ma túy

Các tội phạm về ma túy thường xâm phạm vào những qui định của nhà nước độcquyền về sản xuất, quản lý và sử dụng các chất ma túy( ở nước ta chất ma túy bao gồm:Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca, hêroin, cocain ) Ngoài ra còn xâm phạm đếntrật tự an toàn xã hội

Mặt khách quan của các tội phạm về ma túy được thể hiện bằng những hành vinguy hiểm cho xã hội Những hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện dưới hình thức hànhđộng hay không hành động Đa số các tội phạm về ma túy được thề hiện dưới nhiều hìnhthức không hành động

Đa số các tội phạm về ma túy được thực hiện bởi chủ thể là bất kỳ người nào có đủnăng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của luật hình sự Tuy nhiên cũng cómột số tội là chủ thể thực hiện là người có chức vụ quyền hạn ví dụ như Điêu 201 “ Tội viphạm các quy định về quản lý sử dụng thuốc gây nghiện các chất ma túy khác.”

Tất cả các tội phạm về ma túy được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, nghĩa làngười phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó gây ra hậu quảtác hại cho xã hội nhưng vẫn thực hiện tội phạm

1.1.2.2 Đặc điểm hình sự của các tội phạm về ma túy

Trang 4

- Đặc điểm đối tượng phạm tội về ma túy

Tội phạm ma túy bao gồm nhiều tội danh khác nhau, mỗi tội danh đều có những đặcđiểm đặc thù Tuy vậy chúng có những đặc điểm chung giống nhau tùy theo tính chất mức

độ họat động phạm tội của chúng

+ Nhóm các đối tượng họat động chuyên nghiệp:

Là những tên cầm đầu trong đường dây ổ nhóm họat động phạm tội, có nhiều tiền ántiền sự chúng luôn quan tâm đến các yếu tố tạo thành một đường dây ổ nhóm hoạt độngphạm tội xuyên quốc gia Đa số những đối tượng này có tiềm lực về kinh tế, có quan hệvới các chính trị gia hoặc có liên quan đến những cán bộ đang công tác trong các cơ quanbảo vệ pháp luật

+ Nhóm các đối tượng họat động phạm tội bán chuyên nghiệp: Là các đối tượng vừa cóhọat động kinh tế xã hội khác và vừa hoạt động phạm tội ma túy do có quan hệ làm ănhoặc quan hệ tình cảm với nhóm thứ nhất bị lôi kéo vào con đường hoạt động phạm tội.Đặc điểm của nhóm này là họat động mang tính thời vụ hoặc chiến dịch khi thấy lợi nhuậncao họ sẵn sàng nhảy vảo, khi khó khăn thì chuyển sang hoạt động ở các lĩnh vực khác.+ Nhóm các đối tượng họat động phạm tội mang tính cơ hội: là những người do có cơhội qua lại biên giới hoặc có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài, khi có thông tin ởnhững nơi sắp đến, sẽ tiếp xúc và khả năng dễ mua bán kiếm lời thì nảy sinh ý định phạmtội Số đối tượng này rất đa dạng về thành phần như trẻ em, học sinh, sinh viên, khách dulịch,

+ về quốc tịch: Đối tượng phạm tội về ma túy ở Việt Nam có nhiều quốc tịch khácnhau, nhưng đa số là người Việt Nam Trong thời gian gần đây, tội phạm ma túy có yếu tốnước ngoài gia tăng, chủ yếu liên quan đến đối tượng ở Lào, Campuchia, Austrailia, TrungQuốc, Đài Loan

+ về giới tính: Đối tượng phạm tội chủ yếu là nam giới, đối tượng nữ giới chiếmkhoảng dưới 5 % Tuy vậy đối tượng nữ bị bắt và tuyên án tử hình lại khá cao

Trang 5

+ về độ tuổi: Đa số đối tượng phạm tội ở độ tuổi 25 - 45 Một số đối tượng tuổi cao trên

70 vẫn tham gia hoạt động Độ tuổi vị thành niên của tội phạm này cũng cao hơn so với cáclọai tội phạm khác ( chiếm gần 30%)

+ về nghề nghiệp: Phần lớn các đối tượng phạm tội không có nghề nghiệp hoặc nghềnghiệp không ổn định ( khoảng trên 60 %); người lao động, công nhân viên chức ( khoàng20%); đối tượng là học sinh, sinh viên viên chiếm dưới 2%

- Đặc điểm về tuyến và địa bàn trọng điểm tội phạm về ma túy

Tội phạm về ma túy xảy ra trên phạm vi cả nước, tập trung ở các thành phố lớn, cáctỉnh biên giới giáp Lào, Trung Quốc, Campuchia Các tỉnh có tội phạm về ma túy nhiềunhất là : Hà Nội, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, HảiPhòng, Quảng Ninh, Hiện nay, Ở Việt Nam còn trên 310 tuyến, 762 địa bàn trọng điểm

về ma túy; 342 tụ điểm và 2.177 điểm phức tạp về ma túy; 166.291 người nghiện ma túy có

hồ sơ kiểm soát Tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp trong các nhà hàng, vũ trường vẫnxảy ra phức tạp ở nhiều nơi, gây bức xúc dư luận, có vụ rất lớn ngay trung tâm Hà Nội ( vụNew Century)

Ma túy chủ yếu thẩm lậu từ nước ngoài vào nước ta, song hiệu quả kiểm soát, ngănchặn bắt giữ tại biên giới, cửa khẩu còn hạn chế ( chưa đến 10 % tổng số vụ và 30% lượng

ma túy, hiện nay nổi lên tuyến trọng điểm sau:

Tuyến biên giới Tây Nam chủ yếu là buôn bán, vận chuyển hêroin, ma tuý tổng hợp từCampuchia vào; tập trung trên địa bàn Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang Các đối tượngcầm đầu không chỉ là người Campuchia mà có nhiều đối tượng là người Đài Loan, Việtkiều từ Úc về nước móc nối hình thành đường dây vận chuyển ma tuý từ Campuchia vàoViệt Nam và đi các nước ( Úc, Hồng Kông, Đài Loan, )

- Đặc điểm về thủ đoạn hoạt động của tội phạm về ma tuý

Thủ đoạn hoạt động của tội phạm về ma tuý ngày càng tinh vi, xảo huyệt hơn Bọnchủ mưu cầm đầu rất ít xuất hiện, thường tìm nguồn hàng và thuê người vận chuyển, vìvậy việc phát hiện, bắt giữ rất khó khăn Chúng triệt để lợi dụng chính sách mở cửa, giaothương dễ dàng qua lại biên giới, cửa khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO để vận

Trang 6

chuyển ma tuý vào Việt nam Thủ đoạn cất giấu ma tuý phổ biến để lẫn trong hàng hoákhó kiểm tra, trên các phương tiện giao thông, giấu dưới bình xăng xe máy, trong mũ bảohiểm, giấu trong đế giày; trong tóc hoặc nuốt, giấu ở các bộ phận kín trong cơ thể Chúng

sử dụng phương tiện liên lạc hiện đại, công nghệ cao ( Bộ đàm, điện thoại di động,Internet ) Đặc biệt, bọn tội phạm ma tuý luôn tìm cách mua chuộc cán bộ, nhân viên kiểmtra, kiểm soát biên giới; sẳn sàng sử dụng vũ khí nóng ( súng ngắn, lựu đạn, dao găm) hoặcbơm kim tiêm, mãnh thuỷ tinh dính máu nhiễm HIV để chống trả quyết liệt lực lượng trựctiếp đấu tranh khi bị phát hiện, bắt giữ

1.2 Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm ma túy

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luậtbằng hành vi của mình thực hiện các qui định pháp luật trong thực tế đời sống.Căn cứ vàotính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thứcthực hiện pháp luật sau:

+ Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện những qui phạm pháp luật mang tính

chất ngăn cấm bằng hành vi thụ động, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không làmnhững việc mà pháp luật cấm

+ Chấp hành pháp luật: là hình thức thực hiện những qui định trao nghĩa vụ bắt

buộc của pháp luật một cách tích cực trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mìnhbằng những hành động tích cực

+ Sử dụng pháp luật: là hình thức thực hiện những qui định về quyền chủ thể của

pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện haykhông thực hiện điều mà pháp luật cho phép

+ Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua

cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiệnnhững qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của phápluật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ phápluật

Trang 7

Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm ma túy là việc thực hiện tốt những nội dung cụ thể sau:

1 Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng nắm đầy đủ tìnhhình tố giác, tin báo về tội phạm ma túy, xử lý kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm và oan, sai;kiểm sát chặt chẽ việc điều tra và đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án đảm bảo xử lýnghiêm minh, đúng pháp luật các vụ án ma túy

2 Đề ra biện pháp để nâng cao chất lượng công tố, điều tra, xét xử các vụ án

ma tuý Thông qua kiểm sát các vụ án ma túy, tập trung phát hiện các vi phạm, sơ hở, thiếusót trong quản lý nhà nước để kiến nghị với các ngành chức năng về công tác quản lý,phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy

3 Nắm chắc tình hình người bị tạm giam, phạm nhân nghiện ma tuý, đề xuấtbiện pháp quản lý, phòng ngừa, khắc phục tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý trongnhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam

4 Quán triệt Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếptục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tìnhhình mới

5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, biểu dương nhữngtập thể, cá nhân điển hình làm tốt công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy

6 Đẩy mạnh quan hệ hợp tác phòng, chống ma túy với Cơ quan Phòng,chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), các quốc gia, các nước trongkhu vực, các nước có quan hệ ngoại giao chính thức

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy

Ngay từ khi mới thành lập chính quyền nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã coithuốc phiện là thuốc độc và có chủ trương xóa bỏ việc trồng cây thuốc phiện, động viênngười nghiện thuốc phiện, thực hiện phong trào "không nghiện và không trồng cây thuốcphiện" Chính sách của Đảng và Nhà nước ta kiên quyết đấu tranh chống ma túy

Trang 8

1.3.1 Quan điểm của Đảng

Với tư cách là lực lượng lãnh đạo cao nhất của Nhà nước và xã hội, Đảng luônhoạch định chiến lược và xây dựng chủ trương, đường lối lãnh đạo đất nước trong từnggiai đoạn Trong những năm qua, cùng với việc hoạch định chiến lược và ban hành cácchủ trương, đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vàcác cấp ủy Đảng đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác phòng, chống và kiểm soát

ma tuý; ban hành các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng,chống và kiểm soát ma tuý

Đặc biệt, trước thực trạng diễn biến tình hình tệ nạn ma tuý trên thế giới và trongnước, ngày 26/3/2008, Bộ Chính trị (khoá X) đã ban hành Chỉ thị số 21 - CT/TW về tiếptục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tìnhhình mới Chỉ thị số 21-CT/TW tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt công tác phòng,chống và kiểm soát ma tuý; đề ra chế tài xử lý đối với cán bộ, đảng viên vi phạm phápluật về ma tuý; trách nhiệm liên đới của cán bộ, đảng

viên nếu để người thân trong gia đình nghiện ma tuý, đồng thời yêu cầu Ban cán sựĐảng một số bộ, ngành tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện ngay một số nhiệm vụ,giải pháp phòng, chống ma tuý Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cácban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương và 63/63 tỉnh

ủy, thành ủy đã tích cực ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểmsoát ma tuý ở các đơn vị, địa phương

1.3.2 Văn bản pháp luật của Nhà nước

Đối với các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, Quốc hội vàChính phủ đã không ngừng chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu để giúp Chínhphủ và Quốc hội ban hành lần lượt nhiều văn bản pháp luật cũng như các chương trìnhhành động về công tác đấu tranh phòng, chống và kiểm soát ma túy như: Tại Điều 61Hiến pháp 1992 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoáVIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992 quyđịnh nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc

Trang 9

phiện và các chất ma túy khác Việc ghi nhận trong Hiến pháp thể hiện thái độ quyếttâm chống ma túy của Nhà nước ta là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho cuộc đấu tranhphòng, chống ma túy ở Việt Nam Ngày 01/9/1997, Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 798/QĐ-CTN về việc tham gia 3 Công ướcquốc tế về kiểm soát ma tuý đó là: Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961;Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước của Liên hợp quốc về chốngbuôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988 Cùng đó,Tại kỳ họp thứ 6 khoá X ngày 21 tháng 12 năm 1999 Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật hình sự năm 1999 Cũng tại Bộ luật này đãdành hẳn một chương XVIII ( với các Điều từ 192 đến Điều 201) quy định cụ thể cáctội phạm về ma túy.

Sau đó một năm tại kỳ họp thứ 8 khoá X ngày 09/12/2000, Quốc hội đã thông qua Luật

phòng, chống ma tuý Thực thi trong một thời gian thấy được sự bấtcập trong Luật này, kỳ họp thứ 3 khóa XII ngày 03 tháng 6 năm 2008 Quốc hội thảo luận

và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống ma túy

Song song đó, Lần lượt các năm 1998, 2001, 2007, 2012 Thủ tướng Chính phủcũng đã ký các quyết định phê duyệt các chương trình hành động phòng, chống ma túycho từng giai đoạn 1998 - 2000; giai đoạn 2001 - 2005; giai đoạn 2007 - 2010; chươngtrình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý giai đoạn 2012 - 2015 Bên cạnh đó, vàongày 27/6/2011 Thủ tướng cũng đã ký phê duyệt Chiến luợc quốc gia phòng, chống vàkiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Từ đó đến nay công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý được coi là chính sách nhấtquán của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua các biện pháp kiểm soát xã hội Điểmlại quá trình kiểm soát xã hội của chúng ta cho thấy: trong những năm 1980 cả nước códiện tích trồng cây thuốc phiện là 19.000 ha, năm

2.1 tổng số diện tích trồng cây thuốc phiện trên cả nước còn hơn 400 ha và đến năm

2012 lực lượng chức năng cả nước phát hiện và tiêu hủy chỉ còn 34ha cây thuốc phiện

Trang 10

Tóm lại, Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm chỉ đạo các ngành, các tổ chức

xã hội có liên quan tập trung mọi nỗ lực để giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng ma túytrong tổ chức mình, ngành mình và trong xã hội Trên tinh thần chỉ đạo chung các ngành,các tổ chức xã hội có liên quan đã xây dựng kế hoạch Liên ngành số 1413/LN ngày15/10/1996 quy định việc "Phối hợp liên ngành về phòng ngừa và đấu tranh chống nghiệnhút ma túy” Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm đã tổng kếtchương trình hành động phòng, chống ma túy giai đoạn 1998-2000 và xây dựng nhiều đề

án phòng, chống ma túy của các Chương trình hành động, đã tham mưu cho Chính phủ raQuyết định số 93/QĐ-TTg về việc lấy tháng 6 hằng năm là Tháng hành động phòng,chống ma túy và ngày 26/6 hằng năm là Ngày toàn dân phòng, chống ma túy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP

• • • • •

LUẬT VỀ PHÒNG, CHÓNG TỘI PHẠM MA TÚY TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG2.1 Khái quát về đặc điểm tình hình của tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầu nguồn sôngCửu Long Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Đông Nam giáp TP Cần Thơ, phía Tây giápKiên Giang và Tây Bắc giáp Campuch ia

Trang 11

Diện tích tự nhiên: 3.537 km2; dân số khoảng 2,15 triệu người, trong đó dân thànhthị chiếm 29% và nông thôn chiếm 61%; mật độ dân số 607 người/km2 Có đường biêngiới đất liền tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 104 km ( Hiệp ước họach định biêngiới Việt Nam - Campuchia ký ngày 27/12/1985) Là trung tâm kinh tế thương mại giữa 3thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và

Phnompenh; là cửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), TP Hồ Chí Minh với các nước tiểu vùng Mekong: Campuchia - Thái Lan vàLào Có đường Quốc lộ 91 đi qua (khởi đầu từ Quốc lộ 1 - TP Cần Thơ -> TP Long Xuyên-> Tx Châu Đốc -> Tịnh Biên) nối vào Campuchia Có 02 nhánh sông Tiền và sông Hậuchảy qua địa phận An Giang khoảng 100 km, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, đi lạibằng đường bộ lẫn đường thủy Cảng Mỹ Thới thuộc hệ thống của cảng biển Việt Nam vàquốc tế đón nhận các loại tàu buôn đến 10.000 tấn Đây là cảng trung chuyển trong đường( Ảnh: Bản đồ tỉnh An Giang)

Trang 12

vận chuyển trực tiếp từ các quốc gia thuộc khối Asean và quốc tế: Campuchia, Philipine,Singapore, Malaysia, Indonesia, Đông Timo,

Tỉnh có 4 cửa khẩu chính với Campuchia (02 Quốc gia + 02 Quốc tế), tổng giá trịxuất nhập qua biên giới trên 1 tỷ USD, tăng bình quân 15%/năm giai đoạn 2006 - 2010.Cửa khẩu An Giang có vai trò tích cực trong việc tập trung hàng hóa đẩy mạnh vào thịtrường Campuchia Xuất khẩu hàng hóa nông sản với các mặt hàng chủ lực gạo, thủy sản,rau quả Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 780 triệu USD, trong đó xuất đạt 700triệu; kim ngạch xuất tăng bình quân 16%/năm giai đoạn 2006 - 2010 Thị trường gần 100quốc gia và vùng lãnh thổ

Tuy nhiên do vị trí địa lý có tới hơn 100km tuyến biên giới giáp Campuchia nêncông tác phòng, chống ma túy thâm nhập từ Campuchia vào Việt Nam, nhất là vào mùa lũlụt gặp rất nhiều khó khăn Đặc biệt, trong một bộ phận người dân tộc Khơ-me ở miền núi,

ở hai bên biên giới vẫn tồn tại việc lén lút trồng cây cần sa theo tập quán chăn nuôi gia súc,gia cầm bị bọn xấu lợi dụng, thu mua thẩm lậu vào tuyến sau Mặc khác, An Giang có 3trung tâm đô thị lớn đó là thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu tậptrung nhiều dân cư đông đúc, tình trạng mua bán, tàng trữ vận chuyển và sử dụng ma túydiễn biến phức tạp Công tác quản lý người nghiện, có thực hiện, nhưng chưa quan tâm vàđầu tư đúng mức, còn nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự ở ngoài xã hội tiếp tục sử dụng

ma túy, là nguyên nhân phát sinh tội phạm ma túy và tội phạm khác

2.2 Tình hình tội phạm ma túy và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

ma túy trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2007- 2013

2.2.1 Thực trạng tội phạm ma túy ở tỉnh An Giang

Trong những năm qua, các Cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh chủ động và tăngcường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, mặc dù tình hìnhtội phạm và tệ nạn về ma túy có giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp, với thủ đoạn ngàycàng tinh vi, các đối tượng mua bán ma túy thường không cất giấu ma túy tại nơi ở, hay sửdụng điện thoại di động liên lạc, hẹn địa điểm vắng người để mua bán ma túy; hoặc sau khi

Trang 13

nhận tiền mới chỉ đến điểm để nhận ma túy, gây khó khăn cho công tác phát hiện, xử lý,nhất là các địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, như: Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc, TânChâu và Long Xuyên Hoạt động mua bán nhỏ lẻ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

ở các cụm dân cư, nơi công cộng đã gây bức xúc cho nhiều người dân Đáng chú ý làhoạt động mua bán, vận chuyển ma túy (hêrôin, methamphetamine, cần sa, ma túy tổnghợp) vớ i số lượng lớn từ Campuchia qua biên giới vào Việt Nam thông qua địa bàn AnGiang Ngoài ra, các đối tượng mua bán nhỏ lẻ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy vẫncòn hoạt động ở một số địa bàn giáp ranh, khó kiểm soát Các đối tượng người nghiệnnặng, bị nhiễm HIV vừa mua ma túy để sử dụng, vừa bán lại cho những người nghiện kháckiếm lời, thậm chí sử dụng trẻ em vào việc mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy Đángchú ý, nhiều phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi tham gia mua bántrái phép chất ma túy đã gây khó khăn cho công tác đấu tranh triệt phá loại tội phạm này ởđịa phương

Trong những năm qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, triệt phá 407 vụ liên quanđến 707 đối tượng, bắt giữ trên 1.344gam heroin; 1.605 cây cần sa ; trên 37 kg cần sa tươi, gần 16kg cần sa khô, 205 viên + 192,8g ma túy tổng hợp, 2.223g methamphetamine Hàng năm trong các đợt cao điểm, lực lượng Công an đã tổ chức tấn công triệt xóa các tụ điểm phức tạp về ma túy, bắt giữ nhiều vụ chủ mưu, cầm đầu mua, bán nhỏ lẻ và tổ chức

sử dụng trái phép chất ma túy Trên 02 địa bàn

trọng điểm là thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, tình hình mua bán lẻ và tổ chức

sử dụng trái phép chất ma túy của các đối tượng ít công khai hơn trước, mà chuyển sang

tự hình thành nhiều điểm nhỏ mua bán ma túy với thủ đoạn khác nhau, như phân nhỏlượng ma túy, cất giấu nhiều nơi để bán, sử dụng trẻ em vào mua bán, vận chuyển ma túy.Qua đấu tranh khai thác, nguồn ma túy bị bắt giữ với số lượng lớn chủ yếu mua từCampuchia đem về Việt Nam để bán lại Từ năm 2007 đến tháng 05/2013, cả tỉnh pháthiện 49 vụ mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới

Trên địa bàn tỉnh hiện còn 1 tụ điểm về ma túy ở phường Mỹ Thạnh (TP LongXuyên) và 18 điểm mua bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy với 94 đối tượng

Ngày đăng: 05/09/2016, 12:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w