1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

tiểu luận cao học Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật đối với xã hội nước ta hiện nay (1)

23 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 115 KB

Nội dung

Pháp luật là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội và đời sống cộng đồng, là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Chính vì vậy, pháp luật có một ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh xã hội Việt nam hiện nay, Pháp luật là vũ khí chính trị sắc bén để nhân dân đấu tranh chống lại các lực lượng thù địch, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; là cơ sở pháp lý để bộ máy Nhà nước Việt Nam tổ chức và hoạt động; là công cụ để Nhà nước quản lý hữu hiệu các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; là phương tiện thiết lập và bảo đảm công bằng, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; là cơ sở bảo vệ hữu hiệu quyền công dân; đồng thời, pháp luật tạo điều kiện cho những công cụ quản lý xã hội khác phát triển vì một xã hội công bằng, văn minh, tốt đẹp hơn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Nhà nước ta luôn coi xây dựng pháp luật là một hoạt động cơ bản và quan trọng hàng đầu. Những năm qua, đặc biệt là khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 ra đời, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước đã gặt hái được những kết quả đáng kích lệ. Góp phần to lớn vào sự thành công chung đó, phải kể tới hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương cũng bộc lộ những hạn chế và bất cập, nhất là vào giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Một số quan hệ xã hội quan trọng vẫn chưa được điều chỉnh; quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chưa được thực hiện nghiêm túc; nội dung nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất, thiếu tính khả thi; văn bản quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành còn “nợ đọng”; Xuất phát từ thực trạng đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Do vậy, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật hành chính trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay” với hy vọng sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Song, trong phạm vi của một đề tài tiểu luận, em chỉ dừng lại xem xét, tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, đánh giá thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước, từ đó đưa ra những giải pháp cho việc hoàn thiện hoạt động này.

Trang 1

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật hành chính trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay.

LỜI MỞ ĐẦU

Pháp luật là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội và đời sống cộngđồng, là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan, vừamang tính chủ quan Chính vì vậy, pháp luật có một ý nghĩa và vai trò đặcbiệt quan trọng Trong bối cảnh xã hội Việt nam hiện nay, Pháp luật là vũkhí chính trị sắc bén để nhân dân đấu tranh chống lại các lực lượng thù địch,giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; là cơ sở pháp lý để bộmáy Nhà nước Việt Nam tổ chức và hoạt động; là công cụ để Nhà nướcquản lý hữu hiệu các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; là phương tiệnthiết lập và bảo đảm công bằng, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; là cơ sởbảo vệ hữu hiệu quyền công dân; đồng thời, pháp luật tạo điều kiện chonhững công cụ quản lý xã hội khác phát triển vì một xã hội công bằng, vănminh, tốt đẹp hơn

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Nhà nước ta luôn coi xây dựngpháp luật là một hoạt động cơ bản và quan trọng hàng đầu Những năm qua,đặc biệt là khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 ra đời, hoạtđộng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quanNhà nước đã gặt hái được những kết quả đáng kích lệ Góp phần to lớn vào

sự thành công chung đó, phải kể tới hoạt động ban hành văn bản quy phạmpháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương Tuy nhiên, bên cạnhnhững thành công đã đạt được, hoạt động ban hành văn bản quy phạm phápluật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương cũng bộc lộ những hạn chế vàbất cập, nhất là vào giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang trong quá trìnhđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Một sốquan hệ xã hội quan trọng vẫn chưa được điều chỉnh; quy trình xây dựng văn

Trang 2

bản quy phạm pháp luật còn chưa được thực hiện nghiêm túc; nội dungnhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không thốngnhất, thiếu tính khả thi; văn bản quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành còn

“nợ đọng”; Xuất phát từ thực trạng đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận vàthực tiễn về hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật củacác cơ quan Nhà nước ở trung ương là điều hết sức quan trọng và cần thiết

Do vậy, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật hành chính trong quản lý xã hội

ở nước ta hiện nay” với hy vọng sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và

thực tiễn cho việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xây dựng và banhành văn bản quy phạm pháp luật Song, trong phạm vi của một đề tài tiểuluận, em chỉ dừng lại xem xét, tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, đánh giá thựctrạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước, từ

đó đưa ra những giải pháp cho việc hoàn thiện hoạt động này

NỘI DUNG

I Tìm hiểu về văn bản quy phạm pháp luật

1 Văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước banhành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tụcđược quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trongLuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ bannhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, đượcNhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội

Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hànhkhông đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trongLuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong Luật ban hành văn

Trang 3

bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì khôngphải là văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

1 Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

2 Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

3 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

4 Nghị định của Chính phủ

5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

6 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao,Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

7 Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

8 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

9 Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước

10 Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữaChính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội

11 Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao vớiViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangbộ

12 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ bannhân dân (1)

2 Quy phạm Pháp luật hành chính

2.1 Khái niệm

Trước hết, quy phạm được hiểu là những quy định chặt chẽ bắt buộcphải tuân theo, trong đó quy phạm pháp luật được ban hành bởi Nhà nước vàmang tính cưỡng chế Để thực hiện chức năng quản lí nhà nước các cơ quan

Trang 4

có thẩm quyền ban hành các văn bản quy pham pháp luật (QPPL) để điềuchỉnh hoạt động quản lí hành chính nhà nước Vậy những QPPL được dùng

để điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước là các QPPL hànhchính Như vậy, “Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể củaquy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh trong quá trình quản lí hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơnphương”

2.2 Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính

Qua khái niệm trên cho thấy QPPL hành chính là một trong nhữngdạng quy phạm pháp luật nên cũng có đầy đủ những đặc điểm chung củaQPPL như: là quy tắc xử chung thể hiện ý chí Nhà nước được Nhà nướcđảm bảo thực hiện; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vicủa con người về tính hợp pháp Bên cạnh đó, QPPL hành chính còn cónhững đặc điểm sau:

a Các QPPL hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính Nhà nước banhành Ở nhà nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quannhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hànhchính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể quản lí hành chính nhà nước vìnhững lí do sau đây:

- Hoạt động lập pháp của Quốc Hội, UBTVQH theo cơ chế thảo luận tậpthể, quyết định theo đa số không đủ đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệcác quản lí hành chính nhà nước một cách năng động, kịp thời

- Quốc Hội, UBTVQH không có chức năng quản lí hành chính nhà nước do

đó khó có thể ban hành các quy phạm pháp luật hành chính một cách cụ thể

và phù hợp với thực tiễn quản lí từng nghành, lĩnh vực và địa phận

- Việc quy định thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật cho một số chủthể quản lí hành chính nhà nước mà trước hết và chủ yếu là cơ quan hành

Trang 5

chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nướccòn phù hợp với yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo trong quản lí hành chínhnhà nước

b Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp líkhác nhau Do phạm vi điều chỉnh các quy phạm pháp luật hành chính rấtrộng và tính chất đa dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luậthành chính có số lượng lớn Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp

lí trên phạm vi cả nước và chung cho các nghành, lĩnh vực quản lí nhưngcũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong phạm vi một nghành, mộtlĩnh vực quản lí hay trong một địa phương nhất định Theo thống kê từ cơ sở

dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật, năm 2009 chỉ riêng chính phủ đã banhành đến 3740 văn bản quy phạm pháp luật Chưa kể đến các bộ, các cơquan ngang bộ rồi đến Hội đồng nhân dân, UBND các cấp trên toàn quốcban hành

c Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sởcác nguyên tắc pháp lí nhất định Do yêu cầu điều chỉnh thống nhất phápluật trong quản lí hành chính nhà nước, các quy phạm phạm pháp luật tuy có

số lượng lớn và hiệu lực pháp lí khác nhau khác nhau song cần hợp thànhmột hệ thống

- Các phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hànhphải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quannhà nước cấp trên ban hành Ví dụ (VD): UBNH thành phố Hà Nội ban hànhquyết định số 23/QĐ-UB về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phảicăn cứ vào luật đất đai năm 2003, nghị định số 88/2009/NĐ-CP của chínhphủ Nếu không có sự phù hợp sẽ dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo trong giảiquyết vụ việc

Trang 6

- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước, ChủTịch Nước, Tòa Án nhân dân, viện Kiểm Sát nhân dân ban hành phải phùhợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lựcnhà nước cùng cấp ban hành VD: chính phủ ban hành nghị định số 34/2010/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phảicăn cứ vào pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính của UBTVQH và luật giaothông đường bộ của Quốc Hội

- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước cóthẩm quyền chuyên môn ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đíchcủa quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước cóthẩm quyền chung cùng cấp ban hành VD: Thông tư số 12/2011/TT-BTPcủa Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sửdụng biểu mẫu nuôi con nuôi phải căn cứ vào Căn cứ nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Nuôi con nuôi và nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày

22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

- Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong các cơquan nhà nước ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quyphạm pháp luật do tập thể cơ quan đó ban hành VD: Thủ Tướng chính phủkhi ban hành quyết định số 181/2003/QĐ-TTG về ban hành quy chế thựchiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phảiCăn cứ vào Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ

về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc củacông dân và tổ chức

- Bảo đảm tính thống nhất, phù hợp giữa các quy phạm pháp luật hành chính

do các chủ thể có thẩm quyền ngang cấp, cùng địa vị ban hành VD: Bộ

Trang 7

trưởng kinh tế đối ngoại không được ban hành những văn bản trái với cácquy định của Bộ Tài chính

- Các quy phạm pháp luật hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự,thủ tục và dưới hình thức nhất định do pháp luật quy định

II Hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật hành chính

Hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật là kết quả của sự tác độngcủa văn bản quy phạm pháp luật đến các quan hệ xã hội so với các yêu cầu,mục tiêu khi ban hành văn bản đó Nếu như hiệu lực của văn bản quy phạmpháp luật thể hiện thuộc tính của các quy phạm pháp luật, thì hiệu quả củamột văn bản quy phạm pháp luật lại là những gì mà văn bản đó có thể đemlại trong cuộc sống, là kết quả của sự tương tác giữa pháp luật và xã hội, bởichức năng chính của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội Pháp luậthướng cho các chủ thể sống và làm việc một cách hợp tác với nhau, để cùngnhau đạt được những gì họ muốn, vì lợi ích của tất cả thành viên trong xãhội

1 Tính thực tiễn

Việc xem xét, đánh giá một văn bản quy phạm pháp luật không còndừng lại ở việc đánh giá nó theo các tiêu chí nội tại Ý nghĩa của sự tồn tạimột văn bản quy phạm pháp luật còn được xem xét ở một góc độ khác, đó làtính thực tiễn và hiệu quả của nó, đó là kết quả của sự tác động của các quyphạm pháp luật đến các quan hệ xã hội được điều chỉnh, đến các đối tượngđược áp dụng Ở trên thế giới, hiệu quả của một luật được đánh giá căn cứvào mục tiêu mà các nhà làm luật đặt ra Cụ thể là: một luật có hiệu quả khiluật đó đạt được các mục tiêu đặt ra Ở Việt Nam, một khái niệm tương đồng

có thể được tìm thấy trong Từ điển Luật học, đó là “hiệu quả của pháp luật”.Theo Từ điển Luật học, hiệu quả của pháp luật được hiểu là kết quả cụ thểcủa sự tác động pháp luật đến các quan hệ xã hội so với mục tiêu, yêu cầu

Trang 8

đặt ra khi ban hành pháp luật Hiệu quả của pháp luật có thể được đánh giátheo từng cấp độ khác nhau: hiệu quả của quy phạm pháp luật, của chế địnhpháp luật, của ngành luật, của toàn bộ hệ thống pháp luật hoặc nếu phân chiatheo hình thức, chúng ta xét đến hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật

Hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật đề cập đến mối quan hệgiữa pháp luật và xã hội Đây không đơn thuần là vấn đề pháp lý, mà baotrùm cả vấn đề xã hội có liên quan Pháp luật thuộc phạm trù lý thuyết và xãhội thuộc phạm trù thực tiễn Pháp luật được hình thành từ nhu cầu thực tiễn,nhưng không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tiễn Giữa lý thuyết vàthực tiễn luôn tồn tại khoảng cách Khoảng cách này sẽ ngày càng rộng nếupháp luật không xuất phát từ nhu cầu của xã hội, không phản ánh đúng cácgiá trị của cuộc sống Pháp luật cần phải được đánh giá trong mối quan hệvới hành vi, xử sự của các chủ thể, cũng như trong sự chuyển động và pháttriển của xã hội Sự hình thành, phát triển của pháp luật phải được đánh giátrong một xã hội nhất định, xã hội này quyết định sự tồn tại trong không giancũng như về thời gian của pháp luật Chính vì vậy, hiện nay ở các nước cócác môn xã hội học pháp luật, kinh tế học pháp luật Những môn này có mụcđích là đề cao các yếu tố kinh tế, xã hội trong việc thực hiện pháp luật, đánhgiá sự hình thành và phát triển của pháp luật trong sự phát triển của các hiệntượng xã hội, đặc biệt là của các quan hệ kinh tế, dân sự, chính trị Do vậy,

có thể nói, thực tế chính là thước đo kiểm nghiệm hiệu quả của pháp luật

Hiệu quả của một văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự phản ánhcủa dư luận xã hội về văn bản đó Thực tế, tác động của dư luận xã hội cóảnh hưởng rất lớn đến ý thức pháp luật, đến tâm lý pháp luật của người dân,

từ đó tác động đến hiệu quả của quy phạm pháp luật Văn bản quy phạmpháp luật không hiệu quả sẽ tạo ra khoảng cách giữa pháp luật và người dân.Nếu khoảng cách này càng lớn, thì nguy cơ không tôn trọng pháp luật càng

Trang 9

cao, bởi vì một phần họ mất lòng tin vào pháp luật, một phần khác là vì phápluật không phù hợp với tâm lý pháp lý trực cảm của đa phần dân chúng

2 Tính khả thi

Một văn bản quy phạm pháp luật không hiệu quả có thể biểu hiện ởnhững khía cạnh sau:

Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật không thực hiện được mục tiêu

mà các nhà làm luật đặt ra khi soạn thảo và ban hành Ví dụ như mục tiêucủa Luật Bảo vệ môi trường là nhằm giảm bớt ô nhiễm môi trường, khắcphục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường Tuy nhiên, Luậtnày có thể được xem là chưa hiệu quả khi hiện nay ở Việt Nam, tình trạng ônhiễm môi trường diễn ra ngày càng nhiều, với mức độ ngày càng nghiêmtrọng

Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật tạo ra những tác động khôngmong muốn đối với xã hội Thực tế cho thấy, có những văn bản quy phạmpháp luật được ban hành không đạt được mục tiêu được các nhà làm luật đề

ra, mà lại dẫn đến một kết quả không mong đợi khác Ví dụ về quy định cấmhọp chợ ở vỉa hè, lòng đường, cấm họp chợ cóc (Nghị định 34/NĐ-CP ngày2/4/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực giao thông đường bộ) Quy định này có thể được coi là không hiệu quảkhi vẫn xuất hiện tình trạng bán hàng rong Đấy là những kết quả khôngmong muốn Hay trong thời gian gần đây, hiệu quả của pháp luật được quantâm hơn lúc nào hết qua vụ việc một lái xe tải cố ý cán chết người Sự việcxảy ra khi lái xe đâm bị thương một cô gái Sau đó, lái xe đó đã quyết địnhcán chết cô gái đó Bởi căn cứ vào quy định của pháp luật, cụ thể là của Bộluật Dân sự, lái xe gây tai nạn sẽ phải chịu các chi phí bồi thường rất lớn chonạn nhận bị thương Do vậy, người lái xe đã cán chết người bị thương để có

Trang 10

thể giảm thiểu chi phí đền bù cho gia đình nạn nhân (xem Điều 609, 610 Bộluật Dân sự)

Từ dẫn chứng trên, có thể thấy rằng, chính các quy định của pháp luật

đã khiến cho người lái xe thay đổi cách xử sự, từ một vụ vô ý gây thươngtích dẫn đến cố ý giết người, bởi trách nhiệm dân sự do gây tai nạn chếtngười lại nhỏ hơn nhiều so với trách nhiệm dân sự do gây thương tích.Trong trường hợp này, hiệu quả của pháp luật dường như đã không đượcbảo đảm

Như vậy, hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật, hay tính khả thichính là tiêu chí cần thiết để đánh giá ý nghĩa của sự tồn tại hay giá trị củavăn bản đó Giá trị của một văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá quanhững tác động cụ thể của nó vào thực tiễn các quan hệ xã hội mà nó điềuchỉnh và những tác động này được xem xét trong mối tương quan với cácmục tiêu đặt ra cho văn bản Đây là một xu hướng mới trong việc đánh giá

3.1 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Để một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu quả, trước hết nó phải cóhiệu lực Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở nền tảng tạo nênhiệu quả của văn bản Ngược lại, hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật

Trang 11

phản ánh hiệu lực của văn bản đó Một văn bản quy phạm pháp luật chỉ cóhiệu quả khi nó được tuân thủ nghiêm túc

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là tính bắt buộcthi hành của văn bản quy phạm pháp luật ở một giai đoạn nhất định, trongmột không gian nhất định và đối với những chủ thể pháp luật nhất định (cánhân, cơ quan, tổ chức) Như vậy, hiệu lực là thuộc tính của văn bản quyphạm pháp luật Đã là văn bản quy phạm pháp luật thì phải có tính bắt buộcthi hành Nếu không, văn bản quy phạm pháp luật đó sẽ không còn giá trịtồn tại Tuy nhiên, trên thực tế, xảy ra tình trạng có những văn bản quy phạmpháp luật, nhưng lại không được các chủ thể tuân thủ Tình trạng trên xảy ra

do nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân này có thể được chia thành hainhóm sau:

- Nhóm thứ nhất xuất phát từ chính các yếu tố nội tại của văn bản quy phạmpháp luật Đó là các yếu tố liên quan đến chất lượng của các quy phạm phápluật Để văn bản quy phạm pháp luật phát huy được hiệu lực, các quy phạmpháp luật phải đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức cũng như nội dung.Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng việc phân biệt giữa mặt nội dung

và mặt hình thức chỉ là tương đối, mang giá trị học thuật Về mặt hình thức,một quy phạm pháp luật dù được soạn thảo đúng quy trình, thủ tục, nhưngkhông bảo đảm kỹ thuật soạn thảo, (ví dụ: không đảm bảo đúng cấu trúc củaquy phạm pháp luật, hoặc không rõ ràng về mặt ngữ nghĩa), sẽ khó có thểđem lại hiệu lực mong muốn Ngược lại, những quy phạm được soạn thảotốt về mặt kỹ thuật nhưng không được cơ quan có thẩm quyền ban hành thìcũng sẽ không có hiệu lực Do vậy, văn bản quy phạm pháp luật phải đápứng được tính hợp pháp

Những yêu cầu về mặt nội dung cần phải được hiểu theo nghĩa rộng,không chỉ là những yêu cầu thuần túy về mặt câu từ, ngữ nghĩa, mà cần phải

Ngày đăng: 04/08/2016, 23:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w