1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ở việt nam hiện nay

48 924 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 391,25 KB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tàiKhi bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu phát triển vĩ đại trong lịch sử văn minh của mình, song đồng thời cũng đứng trước những nguy cơ, những thách thức và nan giải, như: sự bùng nổ về dân số, sự suy giảm nguồn lực tự nhiên (nước, năng lượng, đất đai…), ô nhiễm môi trường sinh thái, đói nghèo, các bệnh nan y, khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội trên thế giới, cũng như từng bước đã và đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu cản trở sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, đe dọa sự sinh tồn và phát triển của nhân loại.Trong bối cảnh toàn cầu như thế, những nhận thức và lý giải của loài người đối với vấn đề phát triển bền vững không ngừng được nâng cao. Mục tiêu lớn của loài người, cũng như bất cứ quốc gia nào trong thiên niên kỷ thứ ba này là phát triển bền vững. Chính vì thế mà cộng đồng thế giới đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị thượng đỉnh bàn về phát triển bền vững, đáng chú ý nhất là Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992. Hội nghị đã thống nhất quan điểm: Phát triển bền vững là trách nhiệm chung của các quốc gia và toàn nhân loại. Nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu đó Việt Nam đã sớm hội nhập vào xu thế phát triển bền vững.Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 20062010 của Việt Nam là “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2010. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”. Muốn nước ta đứng vững trên con đường phát triển thì cần phải hiểu về phát triển bền vững và thực trạng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay. Vì vậy trong khuôn khổ của một bài Tiểu luận thuộc lĩnh vực Chính trị học phát triển, em xin trình bày đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”. Qua đó thấy được những thành tựu, hạn chế và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm đưa Việt Nam tiến nhanh hơn nữa trên con đường “Phát triển bền vững” của mình.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khi bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu pháttriển vĩ đại trong lịch sử văn minh của mình, song đồng thời cũng đứng trướcnhững nguy cơ, những thách thức và nan giải, như: sự bùng nổ về dân số, sựsuy giảm nguồn lực tự nhiên (nước, năng lượng, đất đai…), ô nhiễm môitrường sinh thái, đói nghèo, các bệnh nan y, khoảng cách giàu nghèo, bấtcông xã hội trên thế giới, cũng như từng bước đã và đang trở thành vấn đềmang tính toàn cầu cản trở sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộcsống, đe dọa sự sinh tồn và phát triển của nhân loại

Trong bối cảnh toàn cầu như thế, những nhận thức và lý giải của loàingười đối với vấn đề phát triển bền vững không ngừng được nâng cao Mụctiêu lớn của loài người, cũng như bất cứ quốc gia nào trong thiên niên kỷ thứ

ba này là phát triển bền vững Chính vì thế mà cộng đồng thế giới đã tổ chứcnhiều cuộc hội nghị thượng đỉnh bàn về phát triển bền vững, đáng chú ý nhất

là Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio deJaneiro (Braxin) năm 1992 Hội nghị đã thống nhất quan điểm: Phát triển bềnvững là trách nhiệm chung của các quốc gia và toàn nhân loại Nhận thứcđược tầm quan trọng và tính tất yếu đó Việt Nam đã sớm hội nhập vào xu thếphát triển bền vững

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn2006-2010 của Việt Nam là “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt đượcbước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sựphát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện rõ rệtđời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân Đẩy mạnh công nghiệp hoáhiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2010 Giữ vững

ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội Bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Nâng cao vị thế của Việt Namtrong khu vực và trên trường quốc tế”

Trang 2

Muốn nước ta đứng vững trên con đường phát triển thì cần phải hiểu

về phát triển bền vững và thực trạng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay

Vì vậy trong khuôn khổ của một bài Tiểu luận thuộc lĩnh vực Chính trị học

phát triển, em xin trình bày đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” Qua đó thấy được những thành tựu, hạn chế và

trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm đưa Việt Nam tiến

nhanh hơn nữa trên con đường “Phát triển bền vững” của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về lĩnh vực phát triển bền vững không chỉ có ý nghĩa vềmặt lý luận mà còn thật sự có ý nghĩa về mặt thực tiễn rất sâu sắc Nhất lànước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ quá độ lênnhà nước xã hội chủ nghĩa thì việc đề ra và thực hiện đường lối phát triển bềnvững không chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay mà còn cả các thời đạitiếp theo Chính vì vậy mà vấn đề phát triển bền vững từ trước tới nay luôngiành được sự quan tâm và nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trong vàngoài nước với rất nhiều hội nghị quốc tế quan trọng

Một số Hội nghị quốc tế quan trọng bàn về phát triển bền vững như:Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro vào tháng

6 - 1992 tại Braxin, với sự tham gia của 70 nguyên thủ quốc gia và các nhàhoạt động kinh tế, xã hội, môi trường và chính trị và đã thống nhất quan điểm:

phát triển bền vững là trách nhiệm chung của các quốc gia và toàn nhân loại, đồng thời thống nhất tuyên bố chung về quan điểm phát triển bền vững gồm

27 nguyên tác cơ bản Nguyên tắc bao trùm và chủ yếu của phát triển bền

vững là: kết hợp hài hòa các yếu tố tiến bộ xã hội; đáp ứng nhu cầu của mọingười dân; bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyênthiên nhiên; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburrg

( cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã thống nhất khẳng định: phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa ba mặt của sự phát triển là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường

Trang 3

nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động nghiên cứukhoa học và đào tạo, đồng thời, để đánh dấu bước phát triển mới trong quan

hệ hợp tác giữa hai bên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng với Vănphòng Viện Friedrich Ebert ( Đức) tại Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo khoa

học quốc tế: “Chính trị và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa

và hội nhập quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” Với 78 báo cáo

khoa học trong đó có hai phần viết về Phát triển bền vững trong bối cảnh toàncầu hóa và hội nhập quốc tế - thời cơ và thách thức và vai trò của chính trị đốivới phát triển bền vững Hội thảo đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình củacác nhà khoa học trong nước và quốc tế, các nhà lành đạo, quản lý, cácchuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan

3 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững ở ViệtNam, qua đó thấy được những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại vềcác lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường từ đó đưa ra giải pháp khắcphục nhằm đảm bảo cho Việt Nam ngày càng phát triển bền vững

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống những cơ sở lý luậncủa vấn đề phát triển bền vững như khái niệm, nội dung và lý luận về pháttriển bền vững ở Việt Nam hiện nay từ đó nhìn nhận và đánh giá thực trạngphát triển bền vững ở nước ta - những thành tựu đạt được và những vấn đề tồntại qua đó đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo quá trình phát triển bềnvững ở Việt Nam hiện nay

b Nhiệm vụ nghiên cứu

Tiểu luận có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề lý luận xoay quanh phạmtrù phát triển bền vững như: khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phát triển bềnvững nói chung và phát triển bền vững ở Việt Nam nói riêng Phân tích những

Trang 4

thành tựu và tồn tại của phát triển bền vững của Việt Nam Đưa ra những giảipháp để đảm bảo phát triển bền vững hiệu quả.

5 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin:

phương pháp Duy vật Biện chứng và Duy vật lịch sử Ngoài ra, để thực hiệnmục tiêu nghiên cứu của tiểu luận cũng như việc triển khai nội dung, tiểu luận

kết hợp sử dụng các phương pháp chung: lôgic - lịch, diễn dịch - quy nạp, phân tích - tổng hợp và một số phương pháp cụ thể như: so sánh, thống kê, tra

cứu, phân tích tài liệu, phương pháp thu thập và xử lý thông tin

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành, tiểu luận còn nhiều thiếusót, kính mong Thầy Cô góp ý kiến để tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 20 - 11 - 2011

Sinh viên

Nguyễn Thị Loan

Trang 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1 Khái quát chung về phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà

khoa học cũng như các nhà chính trị từ những năm đầu của thập niên 70 củathế kỷ XX, trong hội nghị Stockkholm (Thụy Điển) Ban đầu, đó là mối quantâm đối với bền vững môi trường Tuy nhiên, về sau các nhà khoa học đãnhận định rằng, để đạt được sự bền vững môi trường, không thể không chú ýtới việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội Do đó, khái niệmphát triển bền vững đã dần mở rộng, và đã có rất nhiều các định nghĩa về kháiniệm này được đưa ra

Khái niệm phát triển bền vững thường xuyên được sự dụng nhất chodến nay là khái niệm trong Báo cáo Tương lai của chúng ta, của tổ chức

WCED của Liên hợp quốc, phát triển bền vững được định nghĩa là: sự phát triển đền đáp được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau.

Khái niệm phát triển bền vững này thường được gọi là Brundtland Chođến nay, nó vẫn còn sử dụng rộng rãi và thường được trích dẫn Điểm mạnhcủa khái niệm này là đề cập đến sự công bằng giữa các thế hệ, dẫn đến việccân bằng lợi ích của các thế hệ hiện tại lẫn tương lai Tuy nhiên, các nhànghiên cứu thường chỉ ra rằng khái niệm này thiếu sự rõ rằng, bởi “nhu cầu”không được định nghĩa cụ thể

Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển, tổ chức tạiRio de Janeiro năm 1992, đã phát triển khái niệm phát triển bền vững Tuyên

ngôn Rio 1992 đưa ra khái niệm phát triển bền vững là: sự phát triển kinh tế

-xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi tới các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của họ.

So với định nghĩa Brundtland, khái niệm phát triển bền vững trongtuyên ngôn Rio đã nêu rõ ba mảng, hay còn gọi là ba trụ cột của phát triển bền

Trang 6

vững bao gồn phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Hơnnữa khái niệm này cũng tập trung vào sự phát triển không phải chỉ cho thế hệhiện tại mà cả các thế hệ tương lai Nói cách khác, khái niệm này cũng hướngđến việc đảm bảo công bằng giữa các thế hệ.

Tóm lại, phát triển bền vững có thể hiểu là sự phát triển về kinh tế và

xã hội đi liền với bảo vệ môi trường và đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa cácthế hệ

Nội dung của phát triển bền vững được thể hiện trên ba lĩnh vực nền

tảng: kinh tế bền vững, xã hội bền vũng và môi trường bền vững

Sự bền vững về kinh tế hay tăng trưởng kinh tế bền vững là phải tạo ra

được hàng hóa và dịch vụ một cách liên tục với mức độ có thể kiểm soátdược Tránh tình trạng mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến mọi lĩnhvực sản xuất Phải bảo đảm sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp và dịch vụ theo hướng nương tựa vào nhau, thúc đẩy nhau, không gâytổn hại, mâu thuẫn nhau Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếutrong phát triển bền vững Sự bền vững về kinh tế còn tạo sự ổn định để tồntại, phát triển cho các nghành kinh doanh, sản xuất, từ đó tạo ra sự thịnhvượng chung cho tất cả mọi người

Sự bền vững về xã hội phải đảm bảo được sự công bằng trong phân

phối, cung cấp các dịch vụ xã hội như: y tế, giáo dục, dịch vụ công cộng…Đảm bảo sự bình đẳng về giới trong việc tham gia các hoạt động chính trị, xãhội Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển con người và cố gắng tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho sự phát triển con người, để cho mọi người có cơ hộibộc lộ, phát trển năng lực bản thân, đồng thời tạo ra những điều kiện cải thiệncuộc sống

Sự bền vững về môi trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định,

tránh khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác phải đi đôivới tái tạo, nâng cao đạo đức sinh thái trong cộng đồng Duy trì sự cân bằnggiữa bảo vệ môi trường với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụlợi ích con người một cách hợp lý Duy trì mức độ khai thác những nguồn tàinguyên ở giới hạn nhất định cho phép Tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con

Trang 7

người và các sinh vật sống trên trái đất Duy trì sự đa dạng sinh học, bảo tồncác loại gien quý hiếm, tạo sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh tháikhác Các điều kiện có tính nguyên tắc về phát triển bền vững là: duy trì dân

số ở mức hợp lý; khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên( không thể tái tạo vàtái tạo được); ngăn cản sự thoái hóa môi trường; cải thiện hiệu quả nănglượng

Nói tóm lại, để có thể phát triển bền vững phải bảo đảm sự tăng trưởngkinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữ gìn Đểthực hiện được điều này đòi hỏi sự nỗ lực của các nhân tố như: hệ thống chínhtrị các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi người dân… cùng thựchiện

1.2 Phát triển bền vững ở Việt Nam

Chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững được hoạch định khá sớm

và thực thi nhất quán ở Việt Nam Trong đó có những mốc quan trọng sau:

“Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn1991-2000” được Chính phủ thông qua ngày 12- 6-1991, theo quyết địnhsố187- CT Đây là một trong những kế hoạch quốc gia đầu tiên được xâydựng theo quan điểm phát triển bền vững vừa được quốc tế chính thức công

bố, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam

Chỉ thị số 36-CT/TW về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trườngtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày 25 - 6 -1998 của

Bộ Chính trị Chỉ thị đã nêu quan điểm của Việt Nam là bảo vệ môi trườngphải gắn liền và là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001-2010) được Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua năm 2001.Chiến lược đã khẳng định phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởngkinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường…phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảođảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn

sự đa dạng sinh học

Trang 8

Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trìnhnghị sự 21 của Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 17-8-

2004 tại quyết định số 153/2004/QĐ_TTg Chiến lược đã chỉ rõ phát triển bềnvững đất nước phải dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữaphát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Tháng 9-2005 ViệtNam đã quyết định thành lập hội đồng quốc gia về phát triển bền vững

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) đã phân tích quátrình phát triển của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI và rút ranhững bài học kinh nghiệm lớn, đồng thời cũng là tư tưởng chủ đạo phát triểnkinh tế - xã hội trong những năn tới Trong đó, bài học đầu tiên là bài học vềphát triển nhanh và bền vững Nghị quyết của đại hội đã khẳng định, pháttriển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững, hai mặt tắc động lẫn nhauđược thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn Tăngtrưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnhtranh của nền kinh tế Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiềurộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu Phải gắntăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người,thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiệnđời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo.Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữ các vùng Phải đặc biệt coitrọng vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển,không gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường

Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo đảm ổn định chính trị - xã hội làtiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững Để đạt được mục tiêu củaphát triển bền vững, Việt Nam đã đưa ra và thực hiện những nguyên tắc chínhlà: Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững; phát triển kinh tế làtrung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới; bảo vệ và cải thiện chất lượng môitrường là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển; quá trình pháttriển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu hiện tại và khônggây trở ngại cho quá trình phát triển của tương lai; khoa học và công nghệ lànền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy phát triểnnhanh, mạnh và bền vững đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế,

Trang 9

phát triển xã hội nhằm bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn

xã hội

Phát triển bền vững đã, đang và sẽ trở thành một xu thế tất yếu của thờiđại ngày nay Sự lựa chọn của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới là kết hợphài hòa giữa các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình phát triển

Trang 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Quan điểm chỉ đạo

Ở nước ta, phát triển bền vững đã được Đảng, Chính phủ và xã hộiquan tâm, chú ý từ khá sớm Vấn đề này lần đầu tiên được Đảng đề cập tạiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nhưng mới chỉ nhấn mạnh ở khía

cạnh kinh tế: “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội” Cùng với sự quan tâm chung

của thế giới, Đảng ta đã xác định vai trò hết sức quan trọng của phát triển bền

vững trong giai đoạn hiện nay: “phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” Nội dung này cũng được thể hiện

trong chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam ban hành theo quyết định số135/2004/QĐ - TTg ngày 17-8-2004 của Thủ tướng Chính phủ về định hướngchiến lược phát triển bền vững Năm 2004, Nghị quyết 41 - NQ/TW của BộChính trị về bảo vệ môi trường Năm 2005, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa IX

đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi Gần đây, trong Báo cáo vềphương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm (2006 - 2010) tại Đại

hội X, Đảng ta nhấn mạnh: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển… Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế” Các văn kiện, nghị

quyết, pháp luật, văn bản… của Đảng và Nhà nước ta là cơ sở quan trọng vềpháp lý cho việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững của đất nước

2.2 Những thành tựu đạt được của phát triển bền vững ở Việt Nam

2.2.1 Thành tựu đạt được về kinh tế

a Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế cao và liên tục

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong hơn 20năm qua đã mang lại những thành quả hết sức quan trọng về mọi lĩnh vực,trong đó nổi bật là lĩnh vực kinh tế Nền kinh tế của chúng ta từ chỗ bị khủng

Trang 11

hoảng trầm trọng đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, vượtqua được thời kỳ khó khăn trầm trọng và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao vàliên tục nhiều năm, năm sau cao hơn năm trước Tốc độ tăng trưởng kinh tếGDP thời kỳ 1997- 2007 đạt bình quân 7,42% năm, riêng năm 2008, mặc dù

bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, song tốc độ tăngtrưởng kinh tế của chúng ta vẫn đạt được 6,23% (nông nghiệp tăng 5,6%,công nghiệp tăng 6,33%và dịch vụ tăng 7,2%) Trong khi đó tốc độ tăngtrưởng kinh tế thế giới chỉ đạt 2,5% - thấp nhất trong thời gian qua Các nước

có nền kinh tế đầu tàu như: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Xingapo…có mức tăngtrưởng dưới 0 Giá trị GDP đầu người ở nước ta năm 2008 đạt khoảng trên1.000 USD/ năm Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng côngnghiệp hóa, cụ thể tỷ trọng nghành nông nghiệp trong GDP giảm, tỷ trọngcông nghiệp trong GDP tăng Nếu như năm 1990 tỷ trọng nông nghiệp - côngnghiệp - dịch vụ là 38,7% - 22,7% - 18,6%, thì năm 2008 là 21,9% - 41,7% -38,4% Do tăng trưởng kinh tế tăng khá cao trong những năm qua nên tổngthu ngân sách nhà nước cả năm 2008 ước vượt dự toán cả năm và tăng 26,3%

so với năm 2007

Giai đoạn 1976 - 1985 chỉ đạt bình quân khoảng 2% năm, giai đoạn

1986 - 1990, đạt xấp xỉ 3,9% năm, nhưng đến giai đoạn 1991 - 1995, tốc độtăng trưởng bình quân đạt 8,2% năm, 1996 - 2000 (7,0%) và 2001 – 2005(7,5%), 2005 - 2008 đạt 7,6% năm Tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất sovới các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc Mặc dù việctăng trưởng kinh tế có những giai đoạn thăng trầm, nhưng nhìn chung, nhịp

độ tăng trưởng khá cao và ổn định Nhờ đó quy mô GDP của Việt Nam tănglên nhanh chóng, năm 2008, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,23% sovới năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 3,79%; khu vựccông nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2% Theo tổngcục thống kê thì tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2008 tuy thấp hơntốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7%,nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nướcsuy giảm, mà nền kinh tế của nước ta vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tương đốicao như trên là một thành tựu lớn

Trang 12

GDP bình quân đầu người tăng khá: theo tính toán, với giá USD hoạchtoán trung bình của năm 2008 là 16,700 đồng/ USD thì GDP trung bình củangười dân Việt Nam đã đạt 1.024 USD/ người (năm 2007 là 833 USD/người) Tuy nhiên, năm 2008, lạm phát tính qua chỉ số CPI đã lên đến 19,89%còn USD mất giá 2.35% Nếu giá cả tăng và USD mất giá như năm 2007, thìGDP bình quân chỉ ở mức 900 USD/ người.

b.Tăng trưởng kinh tế gắn với sự tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Về cơ cấu nghành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn

định của GDP, cơ cấu nghành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướngtích cực Đó là tỷ trọng trong GDP của nghành nông nghiệp đã giảm nhanh từ38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm

2005, và đến năm 2008 ước còn 20,6% Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đãtăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8% ; năm 2000:36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2008 ước tính sẽ đạt 41,6% Tỷ trọngdịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995:44%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2008 khoảng 38,7%

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước tatheo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Số lao động trong các nghànhcông nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động nghànhnông nghiệp ngày càng giảm đi

Về cơ cấu các thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân được phát triển

không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những nghành nghề mà

mà pháp luật không cấm Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càngđược đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóatập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sứcsản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăngtrưởng và phát triển kinh tế

Về cơ cấu vùng kinh tế, trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều

thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế Trên bìnhdiện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: vùng Trung du miền núi phíaBắc: vùng Đồng bằng sông Hồng và trọng điểm kinh tế phía Bắc; vùng Tây

Trang 13

Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và trọng điểm kinh tế phía nam; vùng Đồngbằng sông Cửu Long Các địa phương, các vùng đã phát huy được thế mạnhcủa mình đồng thời có sự liên kết, hỗ trợ và tác động qua lại lẫn nhau tạo thế

tế như thu chi ngân sách, vốn tích lũy, cán cân thanh toán quốc tế… góp phầnbảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững Cácchương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình về đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn, cácchương trình tín dụng cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã manglại kết quả rõ rệt Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn14,7% năm 2007, và năm 2008 còn 13,1%

Ngày 5 - 10 - 2009, Liên hợp quốc đã công bố đồng loạt trên toàn cầubáo cáo phát triển con người 2009 Theo đó, về chỉ số HDI, Việt Nam xếp thứ116/ 182 nước Chỉ số này, lấy số liệu từ năm 2007 phản ánh mức sống lâu vàkhỏe mạnh (đo độ tuổi trung bình); được học hành (đo tỷ lệ biết chữ ở ngườilớn và tỷ lệ nhập học chung trong giáo dục) và mức sống tử tế (đo bằng thunhập theo sức mua ngang bằng PPP) Như vậy, trong giai đoạn 1985 - 2007,HDI của Việt Nam tăng từ 0,561 lên 0, 725, bất kể có lúc kinh tế tăng trưởngchậm lại

Ngoài chỉ số HDI, hai chỉ số khác khá cao của Việt Nam là tuổi thọtrung bình( xếp thứ 54 thế giới với tuổi thọ trung bình là 74,3%) và tỷ lệ biếtchữ ở người lớn xếp thứ 69, chiếm 90,3 % người từ 15 tuổi trở lên

d Thành tựu trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 14

Thành tựu trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện qua những nội dung sau:

Một là, hình thành khuân khổ luật pháp cho nền kinh tế thị trường.Nguyên tắc pháp quyền này ngày càng được khẳng định: tạo khung khổ pháp

lý cho việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp tự do kinh doanh hoạt động

Hai là, đổi mới hệ thống quản lý và chức năng quản lý của nhà nước.Chuyển biến cơ bản, rõ nét nhất của thể chế kinh tế là nhà nước trước đâyquản lý kinh tế, xã hội chủ yếu bằng các chính sách, nghị quyết và mệnh lệnhhành chính thì nay luật pháp trở thành công cụ quản lý chủ yếu của nhà nước.Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân tham giavào các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế; Bộ máy nhà nước từ trungương đến địa phương đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với cơ chế mới Chínhphủ đã tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô Tổ chức

bộ máy nhà nước đã được sắp xếp lại gọn hơn Thể chế công vụ được hoànthành phù hợp với cải cách hành chính, cải cách kinh tế

2.2.2 Thành tựu đạt được về các vấn đề xã hội

Quán triệt quan điểm của Đảng: Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách pháttriển Trong những năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tích về mặt xãhội Thành tích đáng tự hào đầu tiên được cả cộng đồng thế giới thừa nhận làcông tác xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ nghèo đói trong những năm qua đã giảmrất nhanh, theo chuẩn nghèo cũ, nếu năm 1992 là 30% thì năm 2005 chỉ còndưới 7% Theo chuẩn nghèo quốc tế, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là18,1% Với kết quả này, Việt Nam đã được thế giới đánh giá là thành côngtrong công tác chống đói nghèo Trong những năm qua, nhờ việc thúc đẩytăng trưởng kinh tế mà chúng ta đã giải quyết được nhiều việc làm cho ngườilao động, bình quân mỗi năm giải quyết tăng thêm khoảng 1,5 triệu chỗ làmmới Do đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm hẳn từ 6,13% năm 2001 xuốngcòn 5,4% năm 2005 Bên cạnh đó, trong những năm qua công tác giáo dục,đào tạo đã được nâng cao, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục

Trang 15

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Năm 2000, cả nướchoàn thành chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập tiểu học Giáo dụcchuyên nghiệp và đại học đã có nhiều thành tích: hiện nay nước ta có khoảng1,8 triệu người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó có 16.000 thạc sĩ,14.000 tiến sĩ, 3.000 phó giáo sư và 800 giáo sư Nhằm nâng cao chất lượngnguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới.Trong những năm qua chúng ta đã tập trung đào tạo nghề cho người lao động.Năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 24% Những thành tựu từ tăngtrưởng kinh tế mang lại đã góp phần cải thiện điều kiện vật chất và tinh thầncủa nhân dân Những năm qua tuổi thọ của nhân dân được cải thiện, năm

2005 tuổi thọ trung bình của người dân nước ta là 71,3% Chỉ số HDI (chỉ sốphát triển con người) của chúng ta được cải thiện đáng kể, ví dụ năm 1995mới chỉ đạt 0,539 đứng thứ 120/174 nước thì năm 2006 đạt 0,709 đứng thứ

109/174 nước trên thế giới

Thành tựu về phát triển xã hội thể hiện trên ba vấn đề chủ yếu, đó là:Thực trạng về phát triển con người, về cơ cấu xã hội, và việc giải quyết một

số vấn đề xã hội bức xúc

- Về phát triển con người

Từ khi đổi mới (1986) đến nay, Đảng ta đã đổi mới nhận thức về chủnghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và con người Quán triệt tưtưởng Hồ Chí Minh: “công việc đầu tiên là công việc về con người”, Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng lần đầu tiên đưa ra luận điểm coitrọng “yếu tố con người”, phát huy yếu tố con người trong sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, gắn liền phát triển kinh tế với pháttriển xã hội, lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hànhđộng, lấy sự tôn trọng con người, quan tâm đến con người làm tiêu chuẩn đạođức thiết yếu…

Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000, đượcthông qua Đại hội lần thứ VII, đã khẳng định: mục tiêu và động lực chính của

sự phát triển là vì con gười, do con người … đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Con người vùa là mục tiêu vừa

là động lực phát triển kinh tế xã hội Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

Trang 16

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã ghi rõ: “kết hợp và phát huy đầy đủ vai tròcủa xã hội, các đoàn thể, nhà trường, gia đình, từng tập thể người lao động và

tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng hình thành con người mới Đó là

con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sứckhỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước vàtinh thần quốc tế chân chính”

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996) đã triển khai quan điểm lý luận

về con người qua các chính sách cụ thể, nhất là chính sách giáo dục - đào tạo

và khoa học công nghệ Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ươngkhóa VIII (12 - 1996) về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, đã nhấnmạnh nhiệm vụ xây dựng con người có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội làm nền tẳng và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội

Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) coi phát huy nhân tố con người vàphát triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ

là những khâu đột phá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước

Với những đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong hơn 20 năm qua đã tạo nên những biến đổitrong sự phát triển con người Việt Nam, biểu hiện tập trung ở sự chuyển độngthang giá trị, định hướng giá trị: khuyến khích con người tích cực, năng động,sáng tạo, dám cạnh tranh vượt qua khó khăn, thử thách, không dựa dẫm vào

sự bao cấp của Nhà nước, tái tạo cho mình cuộc sống tốt đẹp hơn; đồng thờigóp ích cho gia đình và cho xã hội Con người Việt Nam đã trở nên năngđộng hơn trong việc thích ứng với yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhậpquốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ

Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, chương trình phát triển Liên hợp quốc(UNDP) đã đưa ra khía niệm “phát triển con người” và xác định các tiêu chí

để đánh giá và xếp hạng trình độ phát triển của các nước trong Liên hợp quốctheo hệ tiêu chí phát triển con người (HDI), gồm một tiêu chí về GDP/người

và 2 tiêu chí về năng lực con người (giáo dục và sức khỏe), nhấn mạnh ýtưởng coi con người là nguồn nhân lực vô tận, là nhân tố quyết định và là mụctiêu của sự phát triển

Trang 17

Từ năm 1990, HDI trở thành công cụ xác định chiến lược phát triển củacác quốc gia, thước đo đánh giá trình độ phát triển hàng năm trên thế giới Sốnước và vùng lãnh thổ được UNDP tính HDI hàng năm khác nhau Kể từ khiViệt Nam có mặt trong Báo cáo thường niên của UNDP, giá trị HDI của ViệtNam có sự tiến bộ trong quá trình đổi mới, không chỉ tăng trưởng, phát triểncông nghệ hay hội nhập quốc tế mà là phát triển con người Việt Nam, nângcao thứ bậc HDI của Việt Nam.

Bảng dưới đây cho thấy, Việt Nam đã hết sức chú trọng các lĩnhvực liên quan đối với con người như: phát triển giáo dục và đào tạo, chăm sóc

y tế và sức khỏe cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội…

Cùng với những đặc trưng phát triển con người có thể định hướng được

sự phát triển của con người Việt Nam trong thời gian qua còn biểu hiện ở một

số đặc trưng định tính, như: sự năng động, sáng tạo của con người được nânglên; vai trò của con người trong quá trình phát triển được đề cao; vị thế chủthể của con người trong xã hội ngày càng được đáp ứng tốt hơn

Sự phát triển của con người Việt Nam trong những năm qua cho thấyĐảng, Nhà nước ta và toàn thể cộng đồng đã có nhiều cố gắng trong việcchăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, khích lệ mọi người phấnđấu vì mục tiêu phát triển con người, vì sự đổi mới

- Về cơ cấu xã hội Việt Nam

Trang 18

Cơ cấu xã hội thường dược tiếp cận và phân tích theo nhiều góc độ:triết học, sử học, chính trị học và xã hội học.

Nhìn tổng quát, kể từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 1986) đến nay vấn đề xây dựng cơ cấu xã hội Việt Nam đã được đổi mới cănbản, thể hiện ở hàng loạt chủ trương, chính sách mới của Đảng có tác dụngthúc đẩy cơ cấu xã hội nước ta phát triển ngày càng hài hòa với quá trình xâydựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

-Hơn 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa với cấu trúc nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và sự

đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, cơ cấu xã hội của nước ta

đã có những thay đổi đáng kể theo hướng tiến bộ, từ cơ cấu tổ chức xã hội giai cấp đến cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - dân số, cơ cấu xã hội

dân tộc đến cơ cấu xã hội lãnh thổ Tính cơ động xã hội khác hẳn so vớithời kỳ thực thi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, thểhiện ở tính linh hoạt, ở sự thay đổi vị thế, vai trò của cá nhân và các tầng lớptrong cơ cấu xã hội cùng với sự chuyển đổi cơ chế, cơ cấu kinh tế và mở cửa,hội nhập

Cơ cấu xã hội nước ta hiện nay bao gồm:

 Giai cấp công nhân, gồm: công nhân ở khu vực các doanh nghiệpnhà nước, công nhân ở khu vực ngoài doanh nghiệp nhà nước, công nhân ởkhu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân Việt Nam đang laođộng ở nước ngoài và một bộ phận công nhân dôi dư

 Giai cấp nông dân: hiện nay không còn là nông dân tập thể nhưtrước đây, số lao động thuần nông giảm Cơ cấu tổng thể của giai cấp nôngdân hiện nay gồm: chủ trang trại, hộ nông dân sản xuất cá thể (kinh tế hộ giađình), nông dân làm thuê, xã viên của các hợp tác xã kiểu mới Giai cấp nôngdân có sự phân hóa mạnh nhất trong hơn 20 năm qua

 Đội ngũ trí thức có sự tăng trưởng cả về số và chất lượng

 Tầng lớp doanh nhân là lực lượng kinh tế - xã hội quan trọng củađất nước, được hình thành và phát triển khá nhanh trong hơn 20 năm đổi mới

Trang 19

và là con đẻ của đường lối đổi mới và chính sách phát triển kinh tế thị trườngnhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất knh doanh.

 Tầng lớp tiểu chủ, tiểu thương và những người làm dịch vụ

 Những người có công với nước Đây là bộ phận mang tính đặc thùtrong cơ cấu xã hội nước ta

 Và một số người làm giàu phi pháp là một thực thể biểu hiện sựphân tầng không hợp thức của cơ cấu xã hội nước ta

Tóm lại, với sự tác động của đường lối đổi mới, cơ cấu xã hội nước ta

đã và đang thay đổi rõ rệt, sự cơ động xã hội diễn ra mạnh mẽ giữa các giaicấp, các tầng lớp xã hội và trong từng con người Các bộ phận bên trong cơcấu xã hội đang vận động, phát triển theo hướng tiến tới trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại

- Về giải pháp giải quyết một số vấn đề xã hội

Một là, vấn đề lao động và việc làm.

Lao động và việc làm là vấn đề hệ trọng của công cuộc phát triển ởnước ta Đảng và Nhà nước ta coi trọng việc giải quyết vấn đề lao động vàviệc làm, đặc biệt quan tâm đến sự hình thành và phát triển thị trường sức laođộng đồng bộ với các thị trường cơ bản khác Ở nước ta trong 5 năm đã tạoviệc làm cho 7,5 triệu lao động Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã thuhút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% việc làm mới

Hai là, vấn đề xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội, là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của Việt Nam Xóa đói, giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện vàthước đo phát triển bền vững, đồng thời là yếu tố đảm bảo công bằng xã hội

Trong những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam đượcđẩy mạnh bằng nhiều hình thức, đã thu được nhiều kết quả thông qua việc trợgiúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng nhà ở, tạo điềukiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập,cải thiện đời sống…

Trang 20

Kết quả điều tra mức sống dân cư do tổng cục thống kê thực hiện chothấy, tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm

1993 xuống còn 19,5 năm 2004 Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam

đã về đích trước 10 năm so với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong thực hiệnmục tiêu thiên niên kỷ Đến năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo còn 7% (kế hoạch là10%, theo tiêu chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005)

Ba là, vấn đề phát triển giáo dục, bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập của dân cư đã tạo điều kiện pháttriển giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân có bước phát triển

cả về lượng và chất

Kết quả là đã xóa bỏ mù chữ, tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học,

có hàng chục tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độtuổi Đến năm 2005, có 31 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở,

số lượng người đi học ngày càng nhiều, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ởbậc tiểu học đạt 97,5% Số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15,1% năm

và dạy nghề dài hạn tăng 12% năm, sinh viên đại học và cao đảng tăng 8,4%năm Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân được chú trọng,mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển, hầu hết các

xã phường trong cả nước đều có trạm y tế, trên 65% số trạm y tế có bác sĩ,chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ

em dưới 6 tuổi đang được thực hiện Việc phòng chống HIV/AIDS được đẩymạnh hơn Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 33% năm 2000xuống còn 25% vào năm 2005; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi còn 18%.Tuổi thọ trung bình của dân số nước ta từ 67,8 tuổi năm 2000 đã tăng lên 71,5tuổi vào năm 2005

2.2.3 Thành tựu đạt được về môi trường sinh thái

Tài nguyên và môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với conngười và sự phát triển Chính các nguồn tài nguyên và môi trường đáp ứngnhu cầu cấp thiết nhất của con người và là đầu vào của nền kinh tế, của mọiquá trình phát triển

Trang 21

Trong những năm qua chúng ta chú ý nhiều tới việc cải thiện môitrường sống Việc trồng rừng đã được chú trọng Năm 1990, diện tích rừngtrên cả nước dã bị suy giảm, độ che phủ chỉ còn 27% Ý thức được sự nguyhại do khai thác rừng kiệt quệ, năm 1991 với sự hỗ trợ của nhiều nguồn vốn,chương trình, dự án ở trong và ngoài nước, chúng ta đã tiến hành trồng rừnggắn liền với khai thác Đặc biệt, với công bố “đóng cửa khai thác rừng tựnhiên” của chính phủ năm 1996, các dự án khoanh nuôi và bảo vệ rừng táisinh, bảo tồn sự đa dạng sinh học tự nhiên được thực hiện Tất cả sự cố gắngtrên đã khắc phục được một phần sự suy kiệt của những cánh rừng, nâng cao

độ che phủ lên 39,5% vào năm 2005, đến nay, diện tích rừng trồng mới tậptrung đạt 210 nghìn ha, tăng 6,57% so với cùng kỳ năm trước Môi trườngsống của nhân dân ở một số vùng đã được cải thiện, tỷ lệ hộ gia đình được sửdụng nước sạch tăng lên, năm 2005 ở nông thôn số hộ được sử dụng nướcsạch đạt 62% Việc thu gom và xử lý rác thải được thục hiện khá tốt khôngnhững ở thành thị mà bắt đầu thực hiện ở nông thôn Ý thức bảo vệ môitrường của nhân dân đã dược nâng cao hơn trước Các khu công nghiệp đãchú ý đến việc xử lý các chất thải độc hại trước khi đưa vào môi trường Việcbảo vệ môi trường ngày càng được tăng cường khi thành lập Cục Cảnh sátmôi trường vào tháng 11 năm 2006 và phòng Cảnh sát môi trường các tỉnh,thành phố vào tháng 9 năm 2007 Lực lượng này đã có đóng góp rất lớn choviệc ngăn chặn, phát hiện và điều tra các cơ sở, đơn vị gây ô nhiễm

Thành tựu về bảo vệ tài nguyên môi trường thệ hiện qua những điểm sau đây:

Một là, chống thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất.

Nhà nước ta về cơ bản đã bổ xung, hoàn chỉnh hệ thống chính sách,luật pháp về đất đai; tiến hành điều tra cơ bản về tài nguyên đất, quy hoạch lại

và sử dụng có hiệu quả và bền vững hơn; thực hiện các chính sách và biệnpháp chống thoái hóa đất, xa mạc hóa và ô nhiễm đất; giao khoán rừng cho hộgia đình, sản xuất theo mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển việc trồng câytrên sườn đất dốc, sử dụng bền vững đất ngập nước, quản lý theo khu vựcsông và đất ven bờ; điều tra, xác định, phân loại và xử lý dần các kho và khu

Trang 22

vực đất bị tồn lưu ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, bị ô nhiễm chất độcmàu da cam và Dioxin tồn lưu từ chiến tranh.

Hai là, bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.

Vấn đề này rất được quan tâm vì Việt Nam bị xếp vào các quốc giathiếu nước Tổng lưu lượng nước bình quân đầu người Việt Nam là 4400

m3/người/năm, trong khi bình quân thế giới là 7400 m3/người/năm; Quyếtđịnh số 81/2006/QĐ-TTg, ngày 14/4/2006, đã phê duyệt chiến lược quốc gia

về tài nguyên nước đến năm 2020; Hoàn thành việc lập bản đồ Atlas điện tử

và bản đồ dạng số lưu vực của toàn bộ hệ thống sông, suối Việt Nam (khoảng2.600 sông, suối); Lập các quy hoạch sử dụng tài nguyên nước bền vững đốivới các lưu vực sông chính của các vùng; Đang triển khai một số đề án: Đề ánkiểm kê tài nguyên nước quốc gia, Đề án bảo vệ các nguồn nước ngầm ở các

đô thị lớn, Đề án theo dõi kiểm kê khai thác sử dụng nước đầu nguồn của lưuvực sông Hồng và sông Cửu Long; Đề án BVMT 3 lưu vực sông: Đồng Nai -Sài Gòn, sông Cầu, Nhuệ - Đáy…

Ba là, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và bền vững tài nguyên

khoáng sản.

Đã ban hành nhiều chính sách có liên quan: Luật khoáng sản, Luật thuếtài nguyên, các Quy định về phí bảo vệ và phục hồi môi trường trong khaithác khoáng sản, v.v… Khai thác khoáng sản đã có nhiều đổi mới về côngnghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản

và bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với khai thác than; Trong quản lý đãthực hiện khâu phục hồi hoàn trả môi trường đất, tái tạo và cải thiện môitrường sinh thái khu vực sau khai thác; hạn chế tối đa làm xáo trộn cuộc sốngcủa người dân địa phương; Hạn chế bớt nạn khai thác khoáng sản kiểu “thổphỉ”; Giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô

Bốn là, bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.

Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách: Quy chế quản lý các khubảo tồn biển Việt Nam, Nghị định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ

Trang 23

môi trường biển và hải đảo; Thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo tại Bộ Tàinguyên và Môi trường; Phối hợp giữa các Bộ/Ngành và địa phương trongthực thi nhiệm vụ quản lý biển và hải đảo từng bước được kiện toàn hơn; Đãtiến hành một số dự án có hiệu quả như dự án xây dựng quy hoạch tổng thểkhai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển; Dự án thống kê, phân loại,đánh giá tài nguyên thiên nhiên biển, hải đảo; ứng phó, phòng chống sự cốtràn dầu.

Năm là, bảo vệ và phát triển rừng

Đã ban hành nhiều chính sách: Luật bảo vệ và phát triển rừng, chínhsách phát triển rừng sản xuất, quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh tháitại các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên; Đẩy mạnh việc giao khoánđất, khoán rừng cho các hộ và tập thể dân cư; Thực hiện chương trình trồngmới 5 triệu ha rừng; Đưa độ che phủ rừng năm 2006 tăng 11% so với năm

1990, tỷ lệ che phủ rừng hiện nay đạt khoảng gần 40%

Sáu là, giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị và công nghiệp

Quy định lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn khí thải ERO2, ERO3 đối với cácphương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phát triển giao thông công cộng;Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu; Ban hành hệ thống Quy chuẩnquốc gia về khí thải công nghiệp, chất lượng môi trường không khí xungquanh; Nhiều cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm soát khí thải và

sử dụng năng lượng hiệu quả hơn; An toàn và vệ sinh môi trường lao động cónhiều tiến bộ; Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọngnằm xen kẽ các khu dân cư đông đúc; Cải tạo hệ thống giao thông đô thị,giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm không khí; Tăng cường quản lý hoạtđộng thi công xây dựng các công trình để bảo vệ môi trường không khí

Bảy là, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

Đã ban hành nhiều Nghị định, quy định và quy chuẩn quốc gia về quản

lý chất thải rắn và chất thải nguy hại ; Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đôthị bình quân toàn quốc từ 70% đã tăng lên 80% trong 5 năm qua, tỷ lệ chấtthải rắn được tái chế, tái sử dụng từ 10% đã tăng lên 20%; Đã đầu tư trang bị

43 lò đốt chất thải y tế và hàng chục lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại,

Trang 24

đáp ứng yêu cầu xử lý khoảng 50% chất thải y tế và chất thải công nghiệpnguy hại; Đã đầu tư xây dựng được một số khu liên hiệp xử lý chất thải rắnhiện đại ở các đô thị lớn.

Tám là, bảo tồn đa dạng sinh học

Đã ban hành Luật Đa dạng sinh học, 2008 và nhiều Nghị định, quyđịnh về bảo tồn đa dạng sinh học; Bảo tồn hệ sinh thái ở các Khu bảo tồnthiên nhiên, Vườn quốc gia (128 khu, chiếm 2,5 triệu ha, tăng 28% so vớinăm 2000, trong đó có 30 Vườn Quốc gia, 59 Khu bảo tồn thiên nhiên và 39Khu bảo vệ cảnh quan), 2 khu di sản thiên nhiên thế giới; 16 khu bảo tồn đadạng sinh học biển và bảo vệ rừng ngập mặn, đất ngập nước; Bảo tồn và pháttriển 6 khu dự trữ sinh quyển

Chín là, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

Đã xây dựng và từng bước thực thi “Chương trình mục tiêu quốc giaứng phó với biến đổi khí hậu” và “Chiến lược quốc gia phòng chống và giảmnhẹ thiên tai đến năm 2020”; Nhiều Bộ đã xây dựng xong kế hoạch hànhđộng ứng phó với biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Côngthương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giaothông vận tải); Phát triển cơ chế phát triển sạch trong nhiều lĩnh vực hoạtđộng

2.3 Những vấn đề tồn tại cản trở sự phát triển bền vững ở Việt Nam

2.3.1 Về vấn đề kinh tế

Nước ta trong hơn 20 năm kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh, ổnđịnh trong nhiều năm, đà tăng trưởng còn dư địa rộng, các lợi thế tiềm nănggắn với vị thế địa - chiến lược, với sự ổn định chính trị - xã hội và các tiềmnăng khác Tuy vậy, trong nền kinh tế đang có những điểm xung yếu tạothành “nút thắt” của tăng trưởng và phát triển, nếu không tập trung nỗ lựckhác phục thì nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trên con đườngphát triển và phát triển bền vững, khó cải thiện chất lượng tăng trưởng vànâng cao sức cạnh tranh khi đã hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, đó là:

Ngày đăng: 14/06/2016, 22:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w