1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện nghi lộc tỉnh nghệ an hiện nay thực trạng và giải pháp Khoá luận tốt nghiệp đại học

55 678 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 99,52 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Việc làm và giải quyết việc làm hiện nay không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung. Có thể nói, hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài sự vận động chung đó. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “ giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Con người là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của của một đất nước. Vì vậy, Đảng ta luôn lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cho sự phát triển nhanh và bề vững, trong đó thanh niên là đối tượng chính. Nghị quyết TW 4 khóa VII Đảng ta đã khẳng định : “ vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con nguời”. Hiện nay, giải quyết việc làm cho người lao động đang vấn đề lớn của toàn xã hội trong đó giải quyết việc làm cho thanh niên cần phải được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt cần chú trọng tới nguồn lao động là thanh niên ở nông thôn với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên việc làm cho thanh niên ở nông thôn ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập: trình độc học vấn, tay nghề chuyên môn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ còn thấp; một bộ phận thanh niên nông thôn chưa thực sự thay đổi suy nghĩ, tập quán sống để thích ứng với yêu cầu CNHHĐH và hội nhập kinh tế đang diễn ra rất nhanh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của thanh niên có xu hướng ngày càng tăng, mức thu nhập thấp đã dẫn đến tình trạng các vấn đề xã hội diễn ra ngày nàng nhiều và nghiêm trọng như: trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy,… Hiện nay, đây là tình trạng chung đang diễn ra trên hầu hết các địa phương trong cả nước, trong đó có huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An. Là huyện có địa giới hành chính rộng với 30 xã và thị trấn với số lượng thanh niên lớn đang đặt ra bài toán về giải quyết việc làm đối với thanh niên cho các cấp, các ngành ở địa phương. Do tính cấp bách và tầm quan của vấn đề nên em đã lựa chọn đề tài “ Giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc Tỉnh Nghệ An hiện nay thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ lý do chọn đề tài, việc nghiên cứu vấn đề nhằm các mục đích cụ thể: + Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề + Nêu thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc + Nêu các quan điểm, phương hướng cũng như các biện pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết việc làm cho Đoàn viên, Thanh niên nói chung và Thanh niên ở huyện Nghi Lộc nói riêng. Mặt khác, việc nghiên cứu còn nhằm vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tiến giải quyết việc làm cho Thanh niên hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài giải quyết việc làm cho Thanh niên ở huyện Nghi Lộc hiện nay thì đối tượng nghiên cứu là: + Vấn tạo đề việc làm và tạo việc làm cho Thanh niên ở huyện Nghi Lộc + Những quan điểm, giải pháp để nâng cao chất lượng công tác tạo việc làm cho thanh niên nói chung và tạo việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc nói riêng. 4. Phạm vi nghiên cứu Với phạm vi một bài khóa luận và tầm hiểu biết, e chỉ tập trung nghiên cứu việc giải quyết việc làm cho Thanh niên ở huyện Nghi Lộc trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ “GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở HUYỆN NGHI LỘC HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” 5

1.1 Các khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Khái niệm Thanh niên 5

1.1.2 Khái niệm Việc làm 6

1.1.3 Khái niệm Người có việc làm 8

1.1.4 Khái niệm Thất nghiệp 9

1.2 Cơ sở lý luận cho việc giải quyết việc làm cho Thanh niên 11

1.3 Các chủ thể trong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên 13

1.3.1 Đảng và các cấp ủy đảng 13

1.3.2 Chính phủ và UBND các cấp 14

1.3.3 Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị-xã hội khác 16

1.4 nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm đối với thanh niên 16

1.4.1 Với kinh tế 16

1.4.2 Với chính trị-xã hội 17

Chương 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở HUYỆN NGHI LỘC HIỆN NAY 19

2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc hiện nay 19

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 21

2.2 Thực trạng việc làm của thanh niên ở huyện Nghi Lộc hiện nay 23

2.2.1 Khái quát chung về Thanh niên huyện Nghi Lộc 23

2.2.2 Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân 24

Trang 2

2.2.3 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 34

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở HUYỆN NGHI LỘC HIỆN NAY 39

3.1 Quan điểm và phương hướng giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyệnNghi Lộc 393.1.1 Phương hướng của Đảng, Nhà nước 393.1.2 Phương hướng của địa phương 413.2 Giải pháp nâng cao giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc 423.2.1 Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phương, chú trọng phát triểnnhững nghề có thế mạnh để tạo việc làm mới cho thanh niên 423.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phươngvới các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân,Hội Phụ nữ 443.2.3 Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo yêu cầu phát triển của sản xuất

và thị trường lao động, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên.453.2.4 Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm 463.2.5 Nâng cao vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên tronggiải quyết việc làm cho thanh niên 48

PHẦN KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng tổng hợp lao được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm 25Bảng 2: Số lượng thanh niên làm việc trong các trang trại, gia trại

2008 - 2012 27Bảng 3: Số TN được tập huấn chuyển giao KHKT trong 5 năm

(2008 – 2012) 28Bảng 4: Các làng nghề và lao động thanh niên làng nghề 29Bảng 5: Số doanh nghiệp và thanh niên làm việc trong các khu công

nghiệp 31

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việc làm và giải quyết việc làm hiện nay không chỉ là vấn đề kinh tế

mà còn là vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầucủa các quốc gia trên thế giới nói chung Có thể nói, hiệu quả của việc giảiquyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững của mỗi quốc gia Đối vớiViệt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài sự vận độngchung đó Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “ giải quyết việc làm

là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triểnkinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầubức xúc của nhân dân”

Con người là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của của một đấtnước Vì vậy, Đảng ta luôn lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cho

sự phát triển nhanh và bề vững, trong đó thanh niên là đối tượng chính Nghịquyết TW 4 khóa VII Đảng ta đã khẳng định : “ vấn đề thanh niên phải đặt ở vịtrí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con nguời”

Hiện nay, giải quyết việc làm cho người lao động đang vấn đề lớn củatoàn xã hội trong đó giải quyết việc làm cho thanh niên cần phải được đặt lênhàng đầu Đặc biệt cần chú trọng tới nguồn lao động là thanh niên ở nôngthôn với những đặc điểm riêng biệt

Tuy nhiên việc làm cho thanh niên ở nông thôn ở nước ta hiện nayđang đặt ra nhiều vấn đề bất cập: trình độc học vấn, tay nghề chuyên môn,trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ còn thấp; một bộ phận thanh niên nôngthôn chưa thực sự thay đổi suy nghĩ, tập quán sống để thích ứng với yêu cầuCNH-HĐH và hội nhập kinh tế đang diễn ra rất nhanh ở khu vực nôngnghiệp, nông thôn

Tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của thanh niên có xu hướng ngày càngtăng, mức thu nhập thấp đã dẫn đến tình trạng các vấn đề xã hội diễn ra ngày

Trang 5

nàng nhiều và nghiêm trọng như: trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy,…Hiện nay, đây là tình trạng chung đang diễn ra trên hầu hết các địa phươngtrong cả nước, trong đó có huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An Là huyện có địagiới hành chính rộng với 30 xã và thị trấn với số lượng thanh niên lớn đangđặt ra bài toán về giải quyết việc làm đối với thanh niên cho các cấp, cácngành ở địa phương Do tính cấp bách và tầm quan của vấn đề nên em đã lựa

chọn đề tài “ Giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An hiện nay- thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận của mình.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Xuất phát từ lý do chọn đề tài, việc nghiên cứu vấn đề nhằm các mụcđích cụ thể:

+ Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề

+ Nêu thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ởhuyện Nghi Lộc

+ Nêu các quan điểm, phương hướng cũng như các biện pháp nhằmnâng cao công tác giải quyết việc làm cho Đoàn viên, Thanh niên nói chung

và Thanh niên ở huyện Nghi Lộc nói riêng

Mặt khác, việc nghiên cứu còn nhằm vận dụng những kiến thức lý luậnvào thực tiến giải quyết việc làm cho Thanh niên hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài giải quyết việc làm cho Thanh niên ở huyện Nghi Lộc hiệnnay thì đối tượng nghiên cứu là:

+ Vấn tạo đề việc làm và tạo việc làm cho Thanh niên ở huyện Nghi Lộc + Những quan điểm, giải pháp để nâng cao chất lượng công tác tạo việclàm cho thanh niên nói chung và tạo việc làm cho thanh niên ở huyện NghiLộc nói riêng

4 Phạm vi nghiên cứu

Với phạm vi một bài khóa luận và tầm hiểu biết, e chỉ tập trung nghiêncứu việc giải quyết việc làm cho Thanh niên ở huyện Nghi Lộc trong giaiđoạn hiện nay

Trang 6

5 Tình hình nghiên cứu

Việc làm hay vấn đề giải quyết việc làm trong bối cảnh xã hội hiện naykhông còn là vấn đề mới Trong những năm gần đây, đã có những công trìnhnghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên dưới nhiều góc độ khácnhau, được công bố dưới dạng sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốtnghiệp và các bài viết trên tạp chí Cụ thể:

- GS.TS Phạm Đức Thành: Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam, tạpchí Kinh tế và Phát Triển, số 64

- Trần Việt Tiến: Chính sách việc làm ở Việt Nam – Thực trạng vàđịnh hướng hoàn thiện, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 181, 7/2012

- TS Nguyễn Thị Thơm (chủ biên): Thị trường lao động Việt Nam –Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006

- ThS Triệu Thị Trinh: Vấn đề lao động – việc làm của thanh niênnông thôn hiện nay – Thực trạng và giải pháp, Website Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, 10/2013

- Bùi Thị Thủy, Khóa luận tốt nghiệp “ Giải quyết việc làm cho Thanh niên trên địa bàn xã Đại Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình, lý luận và thực tiễn”, 2010

Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận nghiên cứuvấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên ở nhiều góc độ, nhiều địaphương, nhiều lĩnh vực khác nhau và gợi ra nhiều hướng nghiên cứu bổ ích.Tuy nhiên vấn đề việc làm và tạo việc làm cho thanh niên ở một xã đặc thùnhư huyện Nghi Lộc – Nghệ An thì chưa có đề tài nào Vì vậy, em chọn đề tài

“ Giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc - Nghệ An hiện nay –Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình

6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “ Giải quyết việc làm chothanh niên ở huyện Nghi Lộc hiện nay – thực trạng và giải pháp” nhằm đảm

Trang 7

bảo cho đề tài đảm bảo tính khoa học em đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu cơ sở Triết học Mác – Lênin, cụ thể:

+ Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng

+ Phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử

Bên cạnh các phương pháp nền tảng trên, trong bài khóa luận của mình

em còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác: phương phápphân tích, phương pháp so sánh,, phương pháp liệt kê, phương pháp tổng hợp,

… để làm rõ vấn đề

7 Ý nghĩa

Bài khóa luận bước đầu xây dựng cơ sở lý luận về công tác giải quyếtviệc làm cho thanh niên nói chung và công tác giải quyết việc làm ởhuyệnNghi Xuân nói riêng

Đây còn có thể xem là tham khảo cho cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương trong giải quyết việc làm cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ “GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở HUYỆN NGHI LỘC HIỆN NAY –

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm Thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ một năm bắt đầu từ mùa xuân –một đời bắt đầu từ tuổi trẻ - tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Thanh niên làthế hệ trẻ, là mùa xuân, là tương lai của đất nước Đây là lực lượng lao độngchủ yếu trong sự nghiệp CNH – HĐH Đất nước, là lực lượng chủ chốt chocông cuộc đổi mới đi đến thắng lợi Hiện nay, việc định nghĩa khái niệm “Thanh niên” được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau:

Từ góc độ pháp luật, theo điều 1, Luật Thanh niên 2005 quy định “ Thanhniên là công dân Việt Nam từ mười sáu đến ba mươi tuổi” Từ góc độ này, kháiniện Thanh niên được nhìn dưới góc độ tuổi tác, thể chất và sự nhận thức

Từ góc độ xã hội học, Thanh niên được xem là một nhóm xã hội củanhững người “ mới lớn ” PGS.TS Phạm Hồng Tung, khi nghiên cứu về lốisống của thanh niên cho rằng: “ tuổi thanh niên là độ tuổi quá độ từ trẻ consang người lớn trong cuộc đời mỗi người” (Phạm Hồng Tung, 2010) Nhàkhoa học này khẳng định: “ đây là nhóm động, không ổn định, nó như mộtdòng chảy, thường xuyên đón nhận những thành viên mới và chia tay vớinhững người đã trưởng thành, vượt quá phạm vi lứa tuổi của nhóm”

Từ góc độ tâm lý học, thanh niên là độ tuổi ở giữa lứa tuổi trẻ em vàtuổi trưởng thành Ở giai đoạn này sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnhcao, tuy nhiên các yếu tố tâm lý mới được hình thành và ổn định một cáchtương đối Thanh niên có sự khác biệt lớn về mọi mặt nên có các đặc điểmtâm lý phong phú, đa dạng Tuy nhiên có một điểm chung của lứa tuổi

Trang 9

thanh niên là rất năng động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu ước mơ

và hoài bão lớn

Theo một bài nghiên cứu, tổng hợp lại từ các góc độ, Thanh niên cóthể được hiểu là những người có độ tuổi từ mười sáu đến ba mươi, gồmnhững người có thể chất đạt đến đỉnh cao,năng động, nhiệt huyết

Tóm lại, Thanh niên là những người được quy định từ mười sáu đến bamươi tuổi, có sự phát triển nhất định về thể chất và trí tuệ; có hoài bão và ước

mơ, có sự năng động, nhiệt huyết, có mong muốn đóng góp sức lực và trí tuệcho xã gội Đây là lực lượng quan trọng của xã hội hiện tại cũng như tương lai

Như đã nói ở trên, Thanh niên là lứa tuổi có hoài bão, ước mơ, và quantrọng là giám mạo hiểm để thử cái mới Sự nghiệp CNH – HĐH, tiến hànhxây dựng đưa nước ta thành môt nước công nghiệp cần dựa vào thế hệ này.Thấy rõ vai trò của Thanh niên, Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn đề của Thanhniên lên vị trí hàng đầu

1.1.2 Khái niệm Việc làm

Việc làm là một trong những vấn đề quan trong gắn liền với vấn đề laođộng, tạo việc làm cho nguồn lao động và là một trong những nhiệm vụ trọngtâm của công tác quản lý nguồn nhân lực

Một Đất nước muốn phát triển toàn diện cần có sự hỗ trợ của nhiềuyếu tố trong đó yếu tố con người là rất quan trọng Nước ta là nước có dân sốđông, trong đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% (cơ cấu dân

số vàng) Đây là lợi thế nhưng cũng là thách thức đối với Nhà nước trong việctạo đủ việc làm cho nguồn lao đông này

Việc làm là một khái niệm không mới, được nhìn nhận dưới nhiều góc

độ, nhiều khía cạnh khác nhau và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau

Theo quan điểm của Mác: “ Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phùhợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất,công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó”

Trang 10

Sức lao động do người lao động sở hữu Những điều kiện cần thiết nhưvốn, tư liệu sản xuất, công nghệ, ….có thể do người lao động sở hữu, sử dụnghay quản lý hoặc không Như vậy theo quan điểm của Mác thì bất cứ sự tácđộng nào xảy ra gây mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết để

sử dụng sức lao động đó đều có thể gây ra tình trạng thiếu việc làm hay mấtviệc làm

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở: “ Việc làm hay công việc là một

hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán, thường lànghề nghiệp của một người Thời hạn cho một công việc có thể nằm trongkhoảng từ một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc cả đời (trongtrường hợp của các thẩm phán) Nếu một người được đào tạo cho một loạicông việc nhất định, họ có thể có một nghề nghiệp Tập hợp hàng loạt cáccông việc của một người trong cả cuộc đời là sự nghiệp của họ Một côngviệc phải có điểm đầu và điểm kết thúc, phải có mục tiêu, kết quả, có nguồnlực”

Theo từ điển Tiếng Việt: “ việc làm là công việc được giao cho làmthường ngày và được trả công”

Theo Bộ Luật lao động, điều 13: “ mọi hoạt động tạo ra thu nhậpkhông bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”

Theo quy định trên, việc làm được xác định thong qua ba đặc điểm:+ Việc làm phải là hoạt động do con người tiến hành thông qua sức laođộng của bản thân cá nhân đó Hoạt động đó phải có mục đích tạo ra của cảivật chất hoặc gián tiếp tạo ra của cái vật chất cho con người và được thực hiệnthông qua ý chí của con người

+ Việc làm phải tạo ra thu nhập cho người lao động Tức là hoạt động

đó của con người phải tạo ra được giá trị và với giá trị được tạo ra đó họ đượctrả công tương xứng với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra

+ Hoạt động được xem là việc làm chỉ khi hoạt động đó được pháp luậtthừa nhận

Trang 11

Như vậy có thể thấy, khái niệm việc làm được hiểu theo nhiều cáchkhác nhau; tuy nhiên tất cả mọi quan điểm trên đều có một điểm chung là việclàm phải tạo ra được thu nhập cho người lao động hay nói cách khác ngườilao động sau khi thực hiện các công việc được giao thì phải nhận trả côngtương xứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra.

Tuy nhiên trên thực tế, việc làm được nêu trên được thể hiện dưới 3hình thức:

+ Một là, làm công việc để được nhận tiền lương, tiền công hoặc hiệnvật cho công việc đó;

+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại cóquyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất đểtiến hành công việc đó;

+ Ba là, làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thùlao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuấtnông nghiệp, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thànhviệ khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý

Hiện nay, đi liền với khái niệm việc làm thường xuất hiện thêm kháiniệm tạo việ làm Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tưliệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế -

xã hội cần thiết khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động

Như vậy, muốn tạo việc làm cần 3 yếu tố cơ bản: tư liệu sản xuất, sứclao động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất vàsức lao động Ba yếu tố này lại chịu tác động của nhiều yếu tố khác

1.1.3 Khái niệm Người có việc làm

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là nhữngngười làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằnghiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạoviệc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặchiện vật

Trang 12

Như vậy, theo quan niệm của ILO thì người có việc làm là người laođộng được tham gia vào các hoạt động tạo ra của cải vật chất trực tiếp hoặcgián tiếp và được trả tiền công, lợi nhuận, được thanh toán bằng hiện vật hoặcnhững hoạt động manng tính chất tự tạo việc làm hay vì lợi ích của gia đình.

Theo cách hiểu thông thường nhất, người có việc làm là người làmviệc trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị phápluật cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời gópmột phần cho xã hội

1.1.4 Khái niệm Thất nghiệp

Hiện nay, tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề xã hội được tất cả cácquốc gia hết sức quan tâm, bởi nó có ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề kinh tế, xãhội, An ninh – Quốc phòng,…của mỗi quốc gia đó Khái niệm thất nghiệpđược xuất hiện khi xã hội bước vào nền kinh tế thị trường

Theo tổ chức lao động thế giới ILO: người thất nghiệp là những ngườikhông có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ trở lại làm việc

Theo từ điển Tiếng việt: “ thất nghiệp là một động từ chỉ tình trạngkhông có việc làm để sinh sống”

Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế, xã hội chỉ xuất hiện trong nềnkinh tế thị trường; trong đó có sự hoạt động của thị trường lao động, để chỉngười trong độ tuổi lao động, có sức lao động, có nhu cầu làm việc nhưngchưa tìm được việc hoặc mất việc đang đi tìm việc mới

Thiếu việc làm là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân kháchquan ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc không hết thời giantheo pháp luật quy định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp khôngđáp ứng nhu cầu cuộc sống muốn tìm thêm việc làm bổ sung

Xét theo nguyên nhân, người ta phân thất nghiệp thành các loại:

Thất nghiệp cơ cấu: do cơ cấu của cung lao động không phù hợp nhucầu sản xuất hàng hóa và dịch vụ, loại thất nghiệp này mang đặc điểm tồn tạilâu dài

Trang 13

Thất nghiệp công nghệ: do thay đổi công nghệ và áp dụng những tiến

bộ kỹ thuật mới, làm giảm nhu cầu chung về lao động trong một số ngànhnghề nhất định Loại này có đặc điểm có thể tồn tại lâu dài hay ngắn hạn tùythuộc khả năng đào tạo lại để nâng cao tay nghề cho người thất nghiệp và độtuổi của những người đào tạo lại

Thất nghiệp chu kỳ: loại thất nghiệp thường gắn với chu lỳ kinh tế, nó

sẽ giảm trong thời kỳ tăng trưởng, và tăng sau thời kỳ suy thoái

Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do việc di chuyển lao đông giữa cácvùng, các công việc Người ta gọi loại này là thất nghiệp tự nhiên với ý nghĩa

và thời gian tìm việc ngắn hạn và không ảnh hưởng cân bằng trên thị trườnglao động

Theo con số thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, Điều tra Laođộng và Việc làm Việt Nam năm 2011 thì: Cả nước có hơn 1 triệu người thấtnghiệp, trong đó khu vực thành thị chiếm 49,8% và số nữ chiếm 57,7% tổng

số thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp của nước ta năm 2011 là 2,2%, năm 2012 là1,99%, năm 2013 là 2,28% Như vậy có thể thấy, tình trạng thất nghiệp củanước ta có xu hướng tăng lên

Số người trẻ tuổi thất nghiệp từ 15-29 tuổi chiếm tới 59,2%, trong khi

đó nhóm dân số từ 15-29 tuổi chỉ chiếm 32,8% tổng dân số từ 15 tuổi trở lêncủa cả nước Số lao động thất nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn đềutập trung chủ yếu vào nhóm thanh niên dưới 30 tuổi

Như vậy, vấn đề thất nghiệp được đặt ra với lao động trẻ tuổi, mộttrong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thịtrường lao động

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn vàngược lại tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn khunước ta trong nhiều năm gần đây

Nước ta đang trong tiến trình thực hiện CNH – HĐH đất nước, pháttriển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa vì

Trang 14

vậy cần hạn chế tình trạng thất nghiệp cho người lao động, đặc biệt là laođộng thanh niên

1.2 Cơ sở lý luận cho việc giải quyết việc làm cho Thanh niên

Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảmbảo cuộc sống Đảm bảo việc làm cho người lao động được khẳng định trongHiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và được cụ thể hóatrong Bộ luật Lao động Nhằm đảm bảo việc làm cho người lao động, Đảng

và Nhà nước cần có hệ thống chính sách về việc làm thực thi trong cuộc sống

Hiện nay hệ thống chính sách về việc làm có nhiều và đang dần đượchoàn thiện, đem lại nhiều kết quả cho người lao động cũng như sự phát triểnchung của nền kinh tế Hệ thống chính sách việc làm của Nhà nước có thểđược thể hiện qua các mặt sau:

Về hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động: việc làm là vấn đề

chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường và có ảnh hưởng lớn đối với nềnkinh tế Các văn bản, đạo luật về kinh tế ít nhiều đều có tác động tới việc làmcủa người lao động Trong những năm đổi mới, nhất là từ giai đoạn 2001 đếnnay, hệ thống pháp luật kinh tế tiếp tục được hoàn thiện (Luật Đất đai, LuậtĐầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Thuế, Luật Phá sản ) đãgóp phần giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động pháttriển Bộ luật lao động, sửa đổi bổ sung năm 2002 và 2006, Luật bảo hiểm xãhội, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,các nghị định, thông tư liên quan tới lao động, thị trường lao động và việc làm

đã hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường lao động phát triển, tăng cường cơhội việc làm và hoàn thiện quan hệ lao động Nhằm tăng cường hiệu quả, mớiđây nhất Chính Phủ đã ban hành Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng

11 năm 2013 quy định về thành lập và hoạt động của các Trung tâm dịch vụviệc làm, Nghị định 03/2014/NĐ-CP ngày 16/1/2014 quy định chi tiết thihành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm Các chế độ về tiền lương,thu nhập, trợ cấp ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao năng suất lao động

và cải thiện thu nhập của người lao động

Trang 15

Về kết nối cung cầu lao động: Hệ thống dịch vụ việc làm được phát

triển từ năm 1992 qua Chương trình việc làm quốc gia theo Nghị quyết số120/1992/NQ-HĐBT ngày 11/4/1992, đã tạo môi trường pháp lý phát triểndịch vụ kết nối cung-cầu về lao động, tăng cường cơ hội để người lao độngtiếp cận thông tin về việc làm, lựa chọn công việc Việc hoàn chỉnh khungđịnh 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định về thành lập vàhoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm đã thay thế cho các Nghị định

số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/5/2005 và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP củaChính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP

đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho việc kết nối cung cầu lao động

Về hỗ trợ lao động di chuyển: Chính phủ đã thực hiện các chương trình

hỗ trợ di cư đến các vùng kinh tế mới; hỗ trợ di dân thực hiện định canh định

cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg);Chương trình di dân gắn với xóa đói giảm nghèo (thuộc nội dung của Chươngtrình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015) Cácchương trình di dân đã đáp ứng một phần về tái phân bổ nguồn lao động, đápứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng, góp phần ổn định đời sống cho đồng bàodân tộc thiểu số và bảo vệ an ninh quốc phòng

Các quy định về cư trú, đăng ký hộ khẩu tại các khu đô thị, các thànhphố lớn ngày càng thông thoáng Luật Cư trú (năm 2007) đã mở rộng quyền

cư trú của công dân, giúp cho việc di chuyển lao động dễ dàng hơn Các chínhsách phát triển đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tếtrọng điểm cũng có tác động kích thích di chuyển lao động, nhất là dichuyển nông thôn - đô thị, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng caođiều kiện về việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn

Về tín dụng ưu đã cho sản xuất kinh doanh: Thông qua việc ban hành

gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng cơ chế cho vay tín dụng thông quacác chương trình, tổ chức, hội đoàn thể để hỗ trợ người lao động

Trang 16

- Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh: Chương trình Việc làm quốcgia được thành lập theo Nghị quyết số 120/1992/NQ-HĐBT ngày 11/4/1992 cónội dung cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp và hộ giađình tạo việc làm và xuất khẩu lao động, Quyết định số 1201/QĐ-TTg phê duyệtChương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015

- Đối với người lao động: Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triểnsản xuất thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo;Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về việc cho vay vốn pháttriển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyếtđịnh số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 về vay vốn phát triển sản xuất cho

hộ dân tộc; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án

Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèobền vững giai đoạn 2009-2020

Về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài: Nhà nước đã hình thành

một hệ thống chính sách thúc đẩy việc làm ngoài nước gồm: Quyết định số365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay vốn đối với lao động đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng; Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007

về việc thành lập, quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Quyết định số71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèođẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn

xã hội, đặt con người vào vị trí trung, phát triển nguồn nhân lực, nhằm khơidậy và khai thác tiềm năng của từng con người, để mỗi người có thể tham giatốt nhất vào xây dựng đất nước”

Trang 17

Nguồn nhân lực ở nước ta chủ yếu là thanh niên, vai trò của thanh niêncũng đối với sự nghiệp xây dựng đất nước cũng được Đảng ta khẳng định.Đảng và các cấp ủy Đảng luôn đặt vấn đề thanh niên lên hàng đầu, đặc biệttrong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên Đảng nhân định rõ “ nâng cao chấtlượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sốngcho thanh niên” Trong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên, vai trò của Đảngđược thể hiện:

- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng sự pháttriển nguồn nhân lực nói chung và đối với thanh niên nói riêng trong từng giaiđoạn cụ thể;

- Đảng, cấp ủy Đảng vạch ra phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm

cơ sở cho việc đào tạo, phát triển thị trường lao động,…cho thanh niên;

- Đảng, cấp ủy Đảng căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể đề ra quan điểm,chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên;

- Thông qua công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đườnglối, chính sách, nghị quyết của Đảng, cấp ủy Đảng trong vấn đề giải quyết việclàm cho thanh niên, phát hiện, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, sai trái

1.3.2 Chính phủ và UBND các cấp

Chính phủ, UBND các cấp là cơ quan trực tiếp quản lý, giải quyết cácvấn đề liên quan đến lao động, việc làm, trong đó có vấn đề việc làm củathanh niên Để thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng Xã hội Chủ nghĩa, nước ta cần tiến hay đổi mới toàn diện nền kinh tế,đổi mới tư duy,…đặc biệt là xây dựng nguồn lao động đáp ứng được yêu cầucủa kinh tế thị trường

Phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường sẽ tạo cơ hội cho nềnkinh tế nước ta phát triển nhưng những hệ lụy của nó cũng đang là vấn đề đặt

ra với các cơ quan quản lý Hiện nay, tình trạng thất nghiệp đang diễn ra ngàycàng nhiều, chủ yếu người lao động là thanh niên, đặc biệt là thanh niên nôngthôn Để giải quyết tình trạng này, vai trò của Chính phủ, các cơ quan Nhà

Trang 18

nước, UBND các cấp là rất quan trọng Đây là nhiệm vụ không của riêng cơquan nào có thể làm mà cần sự phối hợp của rất nhiều chủ thể quản lý trong

xã hội

Chính phủ và UBND các cấp thực hiện quản lý về việc làm cho thanhniên thông qua việc:

+ Ban hành các dự án, pháp lệnh, các Nghị quyết, nghị định, các đề án

và văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, việc làm;

+ Ban hành các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, kế hoạchphát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động,…

+ Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành triển khai các đề

án, chiến lược có hiệu quả;

+ Tiến hành thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý khi có vi phạmxảy ra

Các cơ quan Nhà nước tham gia quản lý về vấn đề lao động việc làmtiến hành quản lý thông qua:

+ Ban hành các văn bản liên quan đến vấn đề lao động, việc làm thuộcthẩm quyền của cơ quan mình; ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành cácvăn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên;

+ Tổ chức triển khai và thực hiện các đề án, chương trình của Nhà nước

về việc làm cho các cơ quan cấp dưới có trách nhiệm;

+ Tham mưu, đề xuất cho Chính phủ, UBND các cấp trong việc xâydựng các chương trình, đề án; triển khai các chương trình xóa đói giảmnghèo, việc làm, đào tạo nghề cho nguồn nhân lực;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết, chỉ thị, các chươngtrình, đề án tại địa phương theo quy định của pháp luật;

+ Thống nhất quản lý, phối hợp tổ chức triển khai các chương trìnhquốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm, đặc biệt là lao động là thanhniên nông thôn, vùng gặp nhiều khó khăn

Trang 19

1.3.3 Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị-xã hội khác

Việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề hết sứcquan trọng với mỗi quốc gia Tuy nhiên, đây hông phải là việc của riêng một

cơ quan Nhà nước nào mà đó là nhiệm vụ cần sự phối hợp của tất cả các cấp,các ngành và các đoàn thể trong xã hội

Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò hết sức quan trọngđối với vấn đề giải quyết việc làm Trong vấn đền giải nguồn nhân lực và giảiquyết việc làm, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò:

+ Giáo dục, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật cho ngườilao động; đặc biệt là lao động là thanh niên;

+ Tham dự các hội nghị và tổ chức các phong trào thi đua lao động sảnxuất nhằm phát triển kinh tế tại địa phương;

+ Tham gia đóng góp ý kiến, phản biện xã hội cho các cơ quan Nhànước trong việc hoạch định các chính sách, ban hành các văn bản pháp luật cóliên quan đến giải quyết việc làm;

+ Tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyđịnh của pháp luật;

+ Đàm phán, bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi tham gia ký kếthợp đồng lao động, hay trong giải quyết các tranh chấp lao động;

+ Đào tạo đào tạo lại nghiệp, nâng cao chất lượng cho lao động thanh niên;+ Phối hợp với các doanh nghiệp, trao đổi thông tin về sản xuất – kinhdoanh để tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên

Đối với vấn đề việc làm cho thanh niên, sự phơi hợp của tất cả các tổ chức,

cơ quan là rất quan trọng trong đó vai rò của Đoàn Thanh niên, các Hiệp hội nghềnghiệp và đặc biệt vai trò của gia đình cần đặc biệt được chú trọng

1.4 nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm đối với thanh niên

1.4.1 Với kinh tế

Việc làm là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia, từng vùng, từng địa phương trong mỗi quốcgia đó

Trang 20

Hiện nay, giải quyết việc làm cho thanh niên đang là vấn đề cấp báchđặt ra đối với Nhà nước và toàn xã hội bởi đây chính là nguồn lao động chínhcủa xã hội Giải quyết việc làm cho thanh niên là tạo điều kiện cho thanh niênphát triển kinh tế của bản thân, gia đình, tạo cơ hội cho mọi cá nhân tham giavào những ngành nghề mà mình thích để thúc đẩy sự sang tạo của con người.Đồng thời, thanh niên là nguồn lao động dồi dào, có sức khỏe, có khả năngchiếm lĩnh tri thức thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển.

Tạo việc làm cho thanh niên có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế

Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn với liền với vấn đề sản xuất Hiệu quả củaviệc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất Sảnxuất phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động Ngược lại nhờ

có người lao động tham gia vào quá trình sản xuất thì hoạt động sản xuất mớitạo ra được sản phẩm có giá trị cung cấp cho xã hội

Tạo thêm việc làm cho thanh niên đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệngười thất nghiệp trong xã hội, các doanh nghiệp có nguồn nhân lực trẻ, năngđộng, có tay nghề lao động Từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thờigian, giảm chi phí sản xuất Việc sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và cơhội nhờ vào nguồn lực con người sẽ cho lại kết quả cao nhất của các hoạtđộng kinh tế trong phạm vi có thể được

có nhiều nguyên nhân dẫn đến thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội, một trong

Trang 21

những nguyên nhân là thanh niên không có công ăn việc làm ổn định Bêncạnh đó, thanh niên không có việc làm, kinh tế khó khăn sẽ xảy ra tình trạngtrộm cắp, cướp giật,… Vì vậy, tạo việc làm cho thanh niên sẽ làm giảm tìnhtrạng vi phạm pháp luật, sự xuống cấp của đạo đức đang diễn ra ngày càngnhiều trong xã hội hiện nay.

Đồng thời với việc làm giảm các vấn đề xã hội thì việc thanh niên thamgia lao động trong các ngành nghề sẽ làm thay đổi cơ cấu các thành phần kinh

tế trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cho sự phát triển đúng định hướng Kinh

tế Thị trường Xã hội Chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đang thực hiện

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định phát triển kinh tế làtrọng tâm nhưng đồng thời phải bảo vệ sự phát triển đồng bộ văn hóa - xã hội –giảo dục – quốc phòng – an ninh Hiện nay tỷ lệ thanh niên nông thôn, miềnnúi ở các Tỉnh thất nghiệp khá cao Giải quyết việc làm cho nguồn lao độngnày là bài toán đặt ra cho các cấp ủy Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xãhội nhằm đảm bảo đúng quan điểm của Đảng trong chính sách Công nghiệphóa Nông nghiệp Nông thôn và chính sách Đoàn kết, bình đẳng dân tộc

Trang 22

Chương 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

THANH NIÊN Ở HUYỆN NGHI LỘC HIỆN NAY

2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc hiện nay

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Nghi Lộc là huyện đồng bằng lớn thứ 3 sau huyện Quỳnh Lưu

và Yên Thành Với dân số 195.847 người, diện tích tự nhiên của huyện34.767,02 ha; gồm 29 xã và 1 thị trấn

Huyện Nghi Lộc phía Đông trông ra biển Đông và giáp Thị xã Cửa Lò,phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp Thành phốVinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tâygiáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành và phía Bắc giáphuyện Diễn Châu

Về khí hậu: Nghi Lộc là vùng khí hậu có những đặc điểm chung của khí

hậu miền Trung nhiệt đới ẩm và gió mùa Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùanóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5 – 34,5oC; mùa lạnhthừ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 – 20,5oC

Lượng mưa trung bình năm là 1.900mm, lớn nhất khoảng 2.600mm vànhỏ nhất 1.100mm Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vàonửa cuối tháng 8 đến tháng 10 Với đặ trưng khí hậu như vậy nên trung bìnhmỗi năm huyện Nghi Lộc thường phải chịu 3 cơn bão, kéo theo là mưa lớngây lụt lội, ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế

Về đia hình: Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng,

có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:

+ Vùng bán sơn địa: Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa

hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khuvực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ

Trang 23

đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện,với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tíchcủa cả huyện Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi

Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng Vùng nàychiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư khoảng 57.842 người chiếm31,4% tổng dân số của cả huyện

+ Vùng đồng bằng: Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của

huyện địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độcao chênh lệch từ 0,6- 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm48% so với diện tích của cả huyện Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng cóthể phân thành 2 vùng:

+ Vùng thấp hoặc trũng: Chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Cả, có

độ cao từ 0,6- 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trọngđiểm lúa của huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận

và một phần của Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Trung

+ Vùng cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ 1,5- 5,0 m, là vùngđất màu của huyện, gồm các xã Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, NghiLong, Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Thái,Phúc Thọ, Nghi Xuân, Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi Quang

Về tài nguyên thiên nhiên: Nghi Lộc có nguồn tài nguyên về đất, về

nước, về rừng và tài nguyên biển Do địa hình được chia cắt thành 2 vùng rõrệt nên huyện có nhiều nhiều loại: đất phù sa thích hợp cho trồng cây lúanước, đất feralit vàng đỏ vùng đồi thích hợp cho cây công nghiệp, đất mặn,đất cát vũ ven biển, đất cồn cát,…

Nghi Lộc là huyện khá được ưu đãi về mặt địa hình: vừa có núi, cóđồng bằng lại vừa có biển nên được hưởng lợi về mặt tự nhiên Đất lâmnghiệp của huyện có 9.265,52 ha Chiếm 26,6% diện tích đất tự nhiên (trong

đó rừng sản xuất 3.400,98 ha, rừng phòng hộ 5.864,54 ha) Rừng tập trungchủ yếu ở các xã vùng bán sơn địa được trồng các loại cây thông, keo, phi lao,bạch đàn và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển để chắn sóng, chắn gió

Trang 24

Huyện Nghi Lộc có 14km bờ biển, diện tích khoảng 12.000 km2 mặtbiển tạo nên vùng bãi triều tương đối rộng, tập trung ở 7 xã: Nghi Yên, NghiTiến, Nghi Thái, Nghi Xuân, Nghi Quang, Nghi Thiết, Phúc Thọ.Biển Nghi Lộc có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản nhưtôm, cua và các loại cá có giá trị kinh tế cao, khai thác phục vụ chế biến thuỷsản, phát triển du lịch biển.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Nghi Lộc là huyện có diện tích khá lớn của Tỉnh với 30 đơn vị hànhchính cấp xã, thị trấn Trong những năm qua, với sự nỗ lực của cấp Ủy Đảng,chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân; huyện Nghi Lộc đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế địa phương và đáp ứng nhucầu xã hội của nhân dân

Trong 5 năm qua với tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiềubiến động đã ảnh hưởng tới sự phát triển của cả nước nói chung và huyệnNghi Lộc nói riêng Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, chủđộng, sáng tạo, Nghi Lộc đã tạo được những bước chuyển mang tính đột phá,đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúnghướng Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm gần đây đạt 12,01

%, tổng giá trị sản xuất năm 2011 ước đạt 1.954 tỷ đồng Thu nhập bình quânđầu người ước đạt 13,7 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với 5 năm trước

Về phát triển kinh tế, các lĩnh vực nông – lâm – ngư tăng trưởng khá,góp phần quan trọng trong việc ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhândân Cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được chuyển đổi có hiệu quả Một sốcây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như: Lạc, lúa lai, ngôlai, dưa hấu… Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng nhanh, đến năm

2012 bình quân giá trị thu nhập trên đơn vị diện tich toàn huyện đạt 45 triệu /

ha, trong đó có 3.710 ha cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, chiếm35,6 % diện tích canh tác

Trang 25

Chăn nuôi phát triển theo hướng tăng cả tổng đàn và chất lượng, hìnhthức chăn nuôi gia trại, trang trại được mở rộng Toàn huyện phát triển thêmcác trang trại chăn nuôi tập trung, khuyến khích mở rộng chăn nuôi quy môlớn theo hình thức trang trại, công nghiệp và các loại vật nuôi có giá trị cao Nghề đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản phát triển đa dạng góp phần tăng thunhập cho ngư dân Phát triển kinh tế thủy hải sản theo hướng gắn kết giữakhai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ, giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợithủy hải sản Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy hải sản theo hướng côngnghiệp Tăng cường đầu tư phương tiện, trang bị kĩ thuật hiện đại, đồng bộ đểnâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.

Công nghiệp – xây dựng và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh gópphần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đẩynhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn Giá trị sản xuất của ngành công nghiệpxây dựng toàn huyện tăng bình quân 21,29 % / năm

Bên cạnh đó, huyện còn tập trung phát triển Tiểu thủ công nghiệp vàlàng nghề truyền thống Toàn huyện đã có 20 làng nghề được huyện côngnhận, hình thành một số Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm các làng nghề

Thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên các lĩnh vực, phấnđấu tỷ trọng dịch vụ đạt 37,5% - 38% trong cơ cấu kinh tế Tập trung pháttriển kinh tế du lịch ven biển để đẩy mạnh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơcấu kinh tế xã hội các vùng ven biển từ kinh tế thuần nông sang chủ yếu làdịch vụ

Bên cạnh tập trung phát triển kinh tế cũng tập trung đẩy mạnh các hoạtđộng văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học trong toàn huyện

Công tác giáo dục – đào tạo được cấp ủy Đảng và chính quyền quantâm Huyện đã tiến hành phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở trongtoàn huyện năm 2003 Mở các lớp giáo dục thường xuyên và Trung tâm bồidưỡng chính trị huyện liên kết với các trường Đại học mở nhiều lớp Đại họctại chức để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức

và thanh niên có nhu cầu muốn học

Trang 26

2.2 Thực trạng việc làm của thanh niên ở huyện Nghi Lộc hiện nay

2.2.1 Khái quát chung về Thanh niên huyện Nghi Lộc

Huyện Nghi Lộc là một huyện chủ yếu thuần nông, đời sống của nhândân qua bao đời chỉ gắn với ruộng đồng nên gặp rất nhiều khó khăn Trongnhững năm qua, cùng với sự phát triển của tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộccũng đã có những bước phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân từng bướcđược nâng cao

Hiện nay, số lượng thanh niên của huyện (tính từ 16 – 35 tuổi)chiếm khoảng 32% dân số và trên 50% lực lượng lao động của huyện Tínhđến năm 2012, số người trong độ tuổi lao động chiếm 58,63% tổng số nhânkhẩu toàn huyện

Trong những năm qua, thanh niên huyện Nghi Lộc dưới sự dẫn dắt củaĐoàn TNCS huyện và HLHTN huyện đã đạt được nhiều thành tích trong cácphong trào thanh niên

Trong tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện, lao động thanhniên khá đông và tăng dần qua các năm Đây là lực lượng lao động có sứckhỏe; có ước mơ, nhiệt huyết của tuổi trẻ; có trình độ học vấn ngày càng caohơn trước; thông minh nhanh nhạy, tích cực đi trước đón đầu trong mọi lĩnhvực Đa số thanh niên tích cực học tập, tự khẳng định bản thân, chủ động lậpthân lập nghiệp, tích cực tham gia vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế-

xã hội tại địa phương, chủ động áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất,kinh doanh để làm giàu cho bản thân và gia đình; góp phần quan trọng chủyếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bên cạnh vai trò tíchcực thì lao động thanh niên cũng đang đặt ra những thách thức đối với cáccấp, các ngành trong quá trình giải quyết việc làm cho họ

Trình độ học vấn của lực lượng lao động thanh niên ở huyện Nghi Lộc

đã được nâng lên, trong đó, số người tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm49,89%, số người tốt nghiệp Trung học cơ sở chiếm 26,19%, số người tốtnghiệp tiểu học chiếm 3,92% (số liệu năm 2011)

Trang 27

Công tác đào tạo nghề cũng đạt được những thành tựu khả quan, laođộng thanh niên qua đào tạo năm 2012 đạt 39,5% Tuy nhiên nhìn chung,trình độ tay nghề của lao động thanh niên trong toàn huyện còn thấp, chủ yếuvẫn là lao động giản đơn Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề cho lao động cũngchưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề và nhu cầu của thị trường cũng đangdiễn ra phổ biến Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao độngthiếu việc làm hay có việc làm nhưng lương thấp không đủ sống.

Bên cạnh đó, các chương trình, chính sách cho thanh niên cũng đangđược thực hiện có hiệu quả Đặc biệt các chính sách giúp thanh niên phát triểnkinh tế tại địa phương Cùng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự nhạy bén trongtiếp nhận tri thức, thanh niên huyện Nghi Lộc đã, đang và sẽ làm tốt vai trò làthế hệ tương lai của mình trong xây dựng huyện trở thành một huyện có kinh

tế - xã hội phát triển của tỉnh Nghệ An

2.2.2 Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân

2.2.2.1 Những kết quả đã đạt được

Nghi Lộc là huyện có dân số đông với số lượng người trong độ tuổithanh niên lớn Với nguồn lao động dồi dào, đây là cơ hội cho huyện NghiLộc tiến hành thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển kinh

tế, nâng cao đời sống của nhân dân Đồng thời đó cũng là thách thức đặt racho huyện trong việc phải tạo được việc làm có thu nhập ổn định cho thanhniên, tạo điều kiện cần thiết cho thanh niên có cơ hội tìm công việc phù hợpvới bản thân của mình và gia đình

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, UBNDhuyện Nghi Lộc cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các đoàn thể cùng nhân dântrong huyện công tác giải quyết việc làm cho thanh niên đã đạt được nhữngkết quả nhất định

Về tạo công tác đào tạo và dạy nghề cho thanh niên:

Huyện Nghi Lộc có 2 trung tâm dạy nghề gồm Trung tâm hướngnghiệp dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên Các trung tâm này có

Ngày đăng: 07/06/2016, 22:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/1/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
3. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nghệ An theo quyết định 1956/QĐ-TTg về “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nghệ An" theo quyết định 1956/QĐ-TTg về “"Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
6. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng khóa VII Về Công tác Thanh niên trong thời kì mới, ngày 14/01/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng khóa VII Về Công tác Thanh niên trong thời kì mới
1. Bộ Luật Lao động năm 2012 và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia, 2013 Khác
5. Nghị quyết 25-NQ/TW (25/7/2008) của BCH TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH Khác
7. Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015 Khác
8. Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về chiến lược phát triển thanh niên Khác
9. Website: vanban.chinhphu.vn 10. Website: huyendoannghiloc.vn 11. Website: nghiloc.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w