1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

tiểu luận cao học Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về văn hoá trong thời kỳ đổi mới

18 5,4K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 135,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA1.1.Một số khái niệm1.1.1. Văn hoáVăn hoá là một lĩnh vực rất rộng lớn, phong phú và đa dạng. Khái niệm về văn hoá gồm có rất nhiều khái niệm.Khái niệm chung nhất theo giáo trình quản lý xã hội. Văn hoá là tổng thể giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử nhằm vươn tới chân thiện mỹ và sự phát triển bền vững, an toàn cho cộng đồng, nhân loại.1.1.2. Quản lý văn hoáQuản lý văn hoá là sự định hướng, tạo điều kiện, tổ chức điều hành cho văn hoá phát triển không ngừng theo hướng có ích cho con người, giúp cho xã hội loài người không ngừng đi lên.1.1.3. Quản lý Nhà nước về văn hoá Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Nói một cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặc cá nhân để họ thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về văn hoá là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý Nhà nước. Nó bao gồm các hoạt động lập pháp, lập quy của những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân liên quan đến văn hoá và hoạt động văn hoá; là quản lý Nhà nước đối với văn hoá trong bộ máy hành chính; là hoạt động điều hành của Nhà nước nhằm tổ chức, phối hợp các cơ quan trong hoạt động văn hoá. Quản lý Nhà nước đối với văn hoá còn bao gồm cả các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quản lý Nhà nước về công tác văn hoá là quản lý trên một lĩnh vực đặc thù, đây là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh để công tác văn hoá phát triển theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với tình hình quốc tế trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Quan điểm của Đảng và chủ trương của Nhà nước trong quản lý văn hoá thời kỳ đổi mới1.2.1. Quan điểm của Đảng về quản lý nhà nước về văn hoáNăm 1986, Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương rất quan trọng, có tính bước ngoặt này đã tác động sâu sắc vào đời sống xã hội và từng bước làm biến đổi thượng tầng kiến trúc, trong đó có đổi mới tư duy và cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; Là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên truyền thống lịch sử, nhân cách con người Việt Nam Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố văn hoá luôn được phát huy tạo nên sức mạnh to lớn trong đấu tranh, giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, thực hiện thống nhất Tổ quốc Ngày nay, văn hoá tiếp tục đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Cụ thể hoá quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hoá ở nước ta trong hơn 25 năm đổi mới (1986 - 2013) đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp vào thắng lợi chung của công cuộc đổi mới; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đánh giá những thành tựu, hạn chế và tìm ra những nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá trong thời kỳ đổi mới là một việc làm có tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc Để từ đó có được dự báo những xu hướng biến đổi mới và có giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh văn hoá góp phần hội nhập thành công với khu vực và thế giới; và cũng để đảm bảo cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới

Chính vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về văn hoá trong thời kỳ đổi mới” làm tiểu luận học phần môn

Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu

Trang 2

2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Văn hóa là vấn đề nhạy cảm trong xã hội, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cùng phải vào cuộc; với điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng bản thân có hạn với thời gian của môn học, nên học viên chỉ đi sâu vào đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Văn hóa và đề xuất những giải pháp cơ bản đổi mới công tác quản lý Nhà nước về Văn hóa trong những năm tiếp theo

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Nhằm trang bị những kiến thức lý luận quản lý Nhà nước về lĩnh vực Văn hóa

- Đánh giá đúng thực trạng của Văn hóa hiện nay và những đề xuất giải pháp về đổi mới quản lý Nhà nước về Văn hóa trong những năm tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở Chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Văn hóa

- Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên việc sử dụng một số phương pháp: Thu thập và nghiên cứu tài liệu, Phương pháp phân tích tài liệu, Phương pháp lôgic, Phương pháp tổng kết thực tiễn

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu phần Nội dung; gồm 2 chương, 5 tiết và các tiểu mục

Trang 3

NỘI DUNG

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Văn hoá

Văn hoá là một lĩnh vực rất rộng lớn, phong phú và đa dạng Khái niệm

về văn hoá gồm có rất nhiều khái niệm

Khái niệm chung nhất theo giáo trình quản lý xã hội Văn hoá là tổng thể giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử nhằm vươn tới chân - thiện - mỹ và sự phát triển bền vững, an toàn cho cộng đồng, nhân loại

1.1.2 Quản lý văn hoá

Quản lý văn hoá là sự định hướng, tạo điều kiện, tổ chức điều hành cho văn hoá phát triển không ngừng theo hướng có ích cho con người, giúp cho xã hội loài người không ngừng đi lên

1.1.3 Quản lý Nhà nước về văn hoá

* Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,

hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Nói một cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước Bằng pháp luật nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặc cá nhân để họ thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước

Trang 4

* Quản lý nhà nước về văn hoá là một bộ phận cấu thành của hệ thống

quản lý Nhà nước Nó bao gồm các hoạt động lập pháp, lập quy của những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân liên quan đến văn hoá và hoạt động văn hoá; là quản lý Nhà nước đối với văn hoá trong bộ máy hành chính; là hoạt động điều hành của Nhà nước nhằm tổ chức, phối hợp các cơ quan trong hoạt động văn hoá

Quản lý Nhà nước đối với văn hoá còn bao gồm cả các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quản lý Nhà nước về công tác văn hoá là quản lý trên một lĩnh vực đặc thù, đây là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh để công tác văn hoá phát triển theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với tình hình quốc tế trong giai đoạn hiện nay

1.2 Quan điểm của Đảng và chủ trương của Nhà nước trong quản lý văn hoá thời kỳ đổi mới

1.2.1 Quan điểm của Đảng về quản lý nhà nước về văn hoá

Năm 1986, Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chủ trương rất quan trọng, có tính bước ngoặt này đã tác động sâu sắc vào đời sống

xã hội và từng bước làm biến đổi thượng tầng kiến trúc, trong đó có đổi mới tư duy và cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá

* Mục tiêu chung của quản lý nhà nước về văn hoá đó là:

Một là, giải phóng những ràng buộc kìm hãm văn hoá phát triển, tạo ra

năng lực cạnh tranh, phát triển sự nghiệp văn hoá đồng thời với việc hình thành

Trang 5

thị trường văn hoá, đáp ứng nhu cầu văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần ngày một đa dạng và phong phú của các tầng lớp nhân dân

Hai là, Phải làm cho hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, các quan điểm, đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước trở thành nền tảng tư tưởng trong xã hội, kim chỉ nam cho hành động

Ba là, Phải khắc phục những yếu kém của hoạt động văn hoá từng bước

thích ứng và phát triển trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

* Mục đích của quản lý nhà nước về văn hoá nhằm:

Một là, lập lại trật tự hoạt động văn hoá ở những năm đầu chập chững đi

vào kinh tế thị trường đến việc tạo cơ chế, hành lang pháp lý thúc đẩy các hoạt động văn hoá phát triển đúng hướng, đáp ứng nhu cầu văn hoá ngày càng cao của các tầng lớp xã hội

Hai là, mở rộng và chuyển dần một số công việc để các thành phần kinh

tế ngoài nhà nước tham gia vào hoạt động văn hoá

Ba là, tránh độc quyền, ôm đồm của cơ quan quản lý văn hoá cấp trên, từ

chỗ can thiệp sâu vào công việc của cơ quan cấp dưới, đến việc phân cấp mạnh

mẽ, phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị văn hoá

Bốn là, mở rộng hoạt động hợp tác, giao lưu văn hoá với nhiều quốc gia,

lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, nhằm quảng bá văn hoá, lịch sử, đất nước con người Việt Nam ra thế giới

* Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về văn hoá của Đảng trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.

Bộ chính trị (khoá VI) ra Nghị quyết 05- NQ/TW về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hoá; Đại hội VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,

Trang 6

trong đó có nội dung: “Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Trong nhiệm kỳ đại hội VII, Đảng ta ra nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) về một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt; Đại hội lần thứ VIII của Đảng, Báo cáo chính trị “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, tiếp tục khẳng đinh “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”; Trong nhiệm kỳ đại hội VIII, Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII)

về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Trong nhiệm kỳ Đại hội IX, năm 2004, Đảng ta tiến hành sơ kết 5 năm

thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá và ra Kết luận Hội

nghị Trung ương 10 (khoá IX) về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới”; Năm 2008, Bộ Chính trị (khoá X) đã ban hành Nghị quyết 23- NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mớ i”; Gần đây là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ

để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế” và Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế”.

Như vậy, ngay từ những ngày đầu thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò và yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về văn hoá; lĩnh vực này phải không ngừng tự đổi mới, từng bước nâng cao để có đủ năng lực, trình độ và hiệu quả quản lý nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hoá nảy sinh trong hoạt động thực tiễn và định hướng phát triển văn hoá, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

Trang 7

hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, mở rộng giao lưu, hợp tác về văn hoá với các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới

1.2.2 Chủ trương của Nhà nước về quản lý văn hoá

Một số chủ trương lớn của công tác quản lý nhà nước về văn hoá thể hiện

ở các nội dung như sau:

Một là, bám sát tình hình diễn biến hoạt động văn hoá trong nền kinh tế

thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa để có chủ trương phù hợp, sát thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá dân tộc, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong hoạt động văn hoá, hướng các hoạt động văn hoá về

cơ sở

Hai là, đề ra chủ trương hoạt động văn hoá, nhất là các doanh nghiệp

quản lý và kinh doanh các hoạt động văn hoá phải tích cực, chủ động, từng bước thích ứng và đứng vững trong cơ chế thị trường, góp phần hình thành thị trường văn hoá ở nước ta

Ba là, Nhà nước đề ra chủ trương tập trung xây dựng một số bộ luật quan

trọng, tạo hành lang pháp lý cho một số lĩnh vực văn hoá đi vào hoạt động có nền nếp và phát triển tốt trong nền kinh tế thị trường Đó là các lĩnh vực bảo tồn

và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc, lĩnh vực báo chí, xuất bản, quảng cáo, sỡ hữu trí tuệ, điện ảnh…

Bốn là, Nhà nước đề ra chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá nhằm

huy động các nguồn lực trong toàn xã hội, tập trung đầu tư nhân lực và vật lực cho việc phát triển sự nghiệp văn hoá của đất nước

Năm là, Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực cho hoạt động và quản lý văn hoá

Trang 8

Chương 2:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA

2.1 Những thành tựu trong quản lý Nhà nước về văn hóa

2.1.1 Về xây dựng luật pháp quả lý Nhà nước về văn hóa

Với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Nhà nước rất chú trọng việc xây dựng luật pháp, trên cơ sở Hiến pháp nước Cộng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam- Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của dân; Mỗi một bộ luật ban hành có giá trị pháp lý cao nhất và ý nghĩa về xã hội sâu sắc Xây dựng luật pháp để quản lý và phát triển văn hoá, Quốc hội quan tâm xây dựng những bộ luật mà nội dung của nó liên quan trực tiếp đến những vấn đề văn hoá mới nảy sinh đồng thời với quá trình đất nước đi vào xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa

Nhà nước tiếp thu thành tựu và kinh nghiệm xây dựng luật pháp của một

số nước trên thế giới và xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam để xây dựng luật pháp Trong 25 năm qua, trên lĩnh vực văn hoá, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp đã có những tiến bộ và thành tựu đáng ghi nhận

Cụ thể, từ năm 1984 trước thời điểm đổi mới (1986), Hội đồng nhà nước (nay là Quốc hội) đã thông qua Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, và sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh này, năm 2001, Quốc hội đã nâng lên thành Luật di sản văn hoá để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Bước vào hoàn thiện nền kinh tế thị trường, lĩnh vực báo chí là lĩnh vực nhạy cảm, năm 1989 Quốc hội đã thông qua Luật báo chí và luật bổ sung, sửa đổi Luật báo chí năm 1999 Năm 1993, Quốc hội ban hành Luật xuất bản và sau

9 năm thực hiện luật này, năm 2004, năm 2008 Quốc hội tiếp tục đã 2 lần sửa đổi, bổ sung luật này

Trang 9

Trong 2 năm 2005, 2006 Quốc hội đã thông qua Luật sỡ hữu trí tuệ và Luật điện ảnh; bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh văn hoá còn được điều chỉnh bằng các bộ luật: Luật ngân sách nhà nước (1997), Luật doanh nghiệp (2000, 2005), Bộ luật lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động (2002, 2006 và năm 2007), Luật thương mại (1997), Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật đầu tư…

Ngoài các bộ luật nói trên có liên quan trực tiếp đến hoạt động văn hoá do Quốc hội ban hành, thời gian qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng tích cực triển khai những pháp lệnh liên quan đến lĩnh vực văn hoá như sau: Pháp lệnh

về giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước; Pháp lệnh công nhận danh hiệu Nghị sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú; Pháp lệnh thư viện (2001), Pháp lệnh Phí

và lệ phí (2001), Pháp lệnh Quảng cáo (2001)…

Như vậy, dưới góc độ quản lý nhà nước, Nhà nước ta đã rất khẩn trương đưa vào chương trình hoạt động của Quốc hội xem xét thông qua nhiều Luật quan trọng, có tính nhạy cảm, thuộc lĩnh vực văn hoá, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động văn hoá phát triển đúng định hướng Xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chức năng giáo dục chính trị - tư tưởng, chức năng định hướng các chuẩn mực giá trị của văn hoá Xã hội chủ nghĩa

2.1.2 Về xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước về văn hoá

Nhà nước ta rất quan tâm đến việc cải cách bộ máy quản lý nhà nước về văn hoá Xu hướng cải cách hành chính là xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn

và hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, phát huy vai trò của các cơ quan giám sát, thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các sai phạm

Ở tầm vĩ mô, Nhà nước sắp xếp để hình thành Bộ có chức năng quản lý

đa ngành Năm 1986, nước ta thành lập Bộ văn hoá Sang năm 1987, Hội đồng nhà nước (Quốc hội ngày nay) thành lập Bộ thông tin Đến năm 1990, Hội đồng nhà nước lại quyết định thành lập Bộ Văn hoá- Thông tin- Thể thao- Du lịch

Trang 10

Năm 1992, Quốc hội tách Bộ Văn hoá- Thông tin- Thể thao- Du lịch thành Bộ văn hoá – thông tin, Ủy ban Thể dục - thể thao, Tổng cục Du lịch Năm 2007, Quốc hội thông qua Nghị quyết sắp xếp cơ quan quản lý Nhà nước về văn hoá thành hai bộ: Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch và Bộ Thông tin và truyền thông

Dưới cấp huyện vẫn giữ Phòng văn hoá – thông tin, chịu sự quản lý của hai Sở: Sở Văn hoá thể thao và du lịch và Sở Thông tin và truyền thông

Cấp xã, tham mưu cho chính quyền có một công chức xã hưởng ngân sách nhà nước phụ trách về lĩnh vực văn hoá – xã hội

Xu hướng cải cách là giảm đầu mối, hạn chế sự chồng chéo chức năng của các bộ phận để bộ máy quản lý bớt cồng kềnh, làm việc có hiệu quả Cải cách bộ máy quản lý đồng thời với việc cải cách hành chính, giảm phiền hà cho dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia hoạt động sáng tạo, truyên truyền phổ biến và hưởng thụ các giá trị văn hoá

2.2 Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

2.2.1 Một số hạn chế, tồn tại trong quản lý Nhà nước về văn hóa

Trong 25 năm qua; Đảng, Nhà nước vầ nhân dân ta đã không ngừng nỗ lực bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại; Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa được quan tâm, chủ trọng và thực hiện khá tốt, khá đồng bộ Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hóa vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu, khắc phục, sửa chữa để đưa hoạt động văn hóa đi vào chiều sâu, góp phần quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc đến với thế giới Những hạn chế, tồn tại trong quản lý văn hóa:

Một là, Việc cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng

về văn hoá thành chính sách, pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa của các cơ quan quản lý Nhà nước còn chậm

Ngày đăng: 27/05/2016, 14:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng cộng sản Việt Nam [1998], Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Trung ương Đảng (khoá VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Banchấp hành Trung ương Trung ương Đảng (khoá VIII)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Khoa Văn hóa Xã hội chủ nghĩa [2005], Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
3. Nghị quyết số 23- NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ chính trị (khoá X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới
4. Hoàng Sơn Cường [1998]; Lược sử quản lý văn hoá ở Việt Nam, Nxb Văn hoá – thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử quản lý văn hoá ở Việt Nam
Nhà XB: NxbVăn hoá – thông tin
5. Phạm Duy Đức [2010]; Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam 25 năm đổi mới (1986 -2010), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành tựu trong xây dựng và phát triển vănhoá Việt Nam 25 năm đổi mới (1986 -2010)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
6. Đỗ Hoàng Toàn – Phan Kim Chiến [2000]; Giáo trình quản lý xã hội, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý xã hội
Nhà XB: Nxb khoa học kỹ thuật

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w