Kiến thức về trẻ sơ sinh bị ốm:

Một phần của tài liệu Công tac chăm sóc sức khoẻ thai sản và thẻ sơ sinh (Trang 40 - 41)

Trong thời kỳ hậu sản 6 tuần sau sinh, ngoài những vấn đề sức khoẻ của bản thân, bà mẹ còn phải đối mặt với những vấn đề liên quan tới chăm sóc trẻ sơ sinh.Thời kỳ sơ sinh là khoảng thời gian trẻ còn non nớt, khả năng thích nghi với cuộc sống bên ngoài còn kém nên dễ mắc bệnh, bệnh dễ chuyển thành nặng nhng lại ít biểu hiện và khó phát hiện. Đặc biệt thời kỳ này trẻ thờng chỉ đợc chăm sóc ở nhà, có khi là chỉ trong một buồng nhỏ của bà mẹ, ngời chăm sóc thờng là mẹ hoặc bà. Do tập quán kiêng đi thăm bà đẻ trong tháng đầu, trẻ sơ sinh ít đợc tiếp xúc với bên ngoài và cũng ít đợc tiếp xúc với các dịch vụ y tế hơn là lứa tuổi ngoài sơ sinh. Nghiên cứu về kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh tại cộng đồng còn ít đợc đề cập. Do vậy nghiên cứu này đa ra những câu hỏi nhằm tìm hiểu một số kiến thức, thực hành của các bà mẹ về nhận biết và xử trí bệnh ở trẻ sơ sinh.

Khi đợc hỏi dấu hiệu nào xuất hiện ở trẻ vừa sinh ra chứng tỏ trẻ bị ốm thì đa số bà mẹ kể đợc dấu hiệu thở khó khăn và yếu không cử động đợc. Đây là 2 dấu hiệu dễ quan sát thấy, cũng là những dấu hiệu mà bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra cũng đợc bà mẹ chú ý đầu tiên để đánh giá tình trạng sức khoẻ đứa trẻ. Dấu hiệu thở nhanh >= 60 lần/ phút rất ít ngời đợc hỏi biết vì đây là dấu hiệu cần quan sát kỹ, biết cách đếm nhịp thở, rõ ràng nếu không đợc cán bộ y tế hớng dẫn thì ngời dân khó tự biết đợc. Điều tra của Bigit Westphal Victor, Đỗ Thị Phơng, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Thị Kim Thanh [11] cho thấy đến chính

ngời tình nguyện cũng chỉ có 10% là có kỹ năng đếm nhịp thở tốt, trong khi số cha tốt chiếm tới 33.3%. Đây là dấu hiệu có giá trị cho việc xác định mắc bệnh đờng hô hấp, một bệnh nặng, hay gặp ở trẻ sơ sinh vì vậy cần hớng dẫn không chỉ cho y tế thôn bản mà cần hớng dẫn cả cho các bà mẹ để phát hiện và đa trẻ đi khám kịp thời.

Trong 5 dấu hiệu bị ốm của trẻ vừa đẻ ra, biểu đồ 3.10 cho thấy số ngời không kể đợc dấu hiệu nào chiếm tỷ lệ rất lớn: 57,1%.

Khi đợc hỏi về dấu hiệu bị ốm ở trẻ sơ sinh trong vòng 7 ngày tuổi, bảng 3.7 cho thấy các dấu hiệu kể đợc nhiều nhất là sốt, bỏ bú, khóc, cử động bất th- ờng với tỷ lệ khoảng 50%. Cũng nh trên đã nói vì đây là những dấu hiệu thờng gặp và dễ nhận biết nên các bà mẹ biết nhiều hơn. Dấu hiệu mắt có gỉ, hôn mê, vàng da, nôn liên tục là những dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm nhng hầu nh các bà mẹ không biết đến, số ngời kể đợc chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 5%. Lý giải về vấn đề này có thể là do các dấu hiệu này ít gặp hơn và đòi hỏi cần có sự tinh tế và kỹ năng nhận biết thì mới phát hiện đợc. Tuy nhiên những dấu hiệu này cũng rất quan trọng và cần thiết phải nhận biết đợc để đa trẻ đi khám bệnh kịp thời. Còn 17,1% bà mẹ không có kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh trong vòng 7 ngày tuổi.

Nh vậy, có thể thấy các bà mẹ chỉ phát hiện đợc những triệu chứng bệnh đơn giản và còn rất thiếu những kiến thức cơ bản để phát hiện dấu hiệu bệnh ở trẻ sơ sinh. Do vậy, trong thời gian tới các bà mẹ cần đợc trang bị thêm kiến thức và kỹ năng nhận biết các dấu hiệu bệnh để đa trẻ đi khám kịp thời.

Một phần của tài liệu Công tac chăm sóc sức khoẻ thai sản và thẻ sơ sinh (Trang 40 - 41)