PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của DOANH NGHIỆP nhà máy VLXD Vinaconex 3

63 289 0
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của DOANH NGHIỆP nhà máy VLXD Vinaconex 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Lưu Thị Nhật Lệ Lớp: QTKDTH A K9 Trường: Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh Thái Nguyên Địa điểm thực tập: CT CPXD SỐ 3 – VINACONEX 3 CN NHÀ MÁY VLXD VINACONEX 3 1. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Mức độ liên hệ với giáo viên: Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở: Tiến độ thực hiện: 2.NỘI DUNG BÁO CÁO Thực hiện các nội dung thực tập: Thu thập và xử lý số liệu: Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết: 3. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY 4. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC: 5. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐIỂM:............. CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO: ( Tốt Khá Trung bình) Thái nguyên, ngày.....tháng......năm 2016 Giáo viên hướng dẫn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Sản lượng tiêu thụ năm 2015 của nhà máy VLXD Vinaconex 3 và một số đối thủ cạnh tranh 18 Bảng 2.2: Một số tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm của công ty 21 Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu năm 2015 21 Bảng 2.4: Giá bán của một số sản phẩm năm 20142015 23 Bảng 2.5. Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2013 đến năm 2015 27 Bảng 2.6: Năng suất lao động các năm 20142015 30 Bảng 2.7 : Bảng lương của một số nhân viên 34 trong công ty CPXD vinaconex 3 tháng 122015: 34 Bảng 2.8: Tình hình chi phí theo các khoản mục giá thành từ năm 2013 đến 2015 36 Bảng 2.9: Tình hình giá thành đơn vị một số loại sản phẩm năm 2015 38 Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn của công ty từ năm 20132015 40 23,957,366,920 40 Bảng 2.11: Cơ cấu tài sản của công ty từ năm 20132015 41 Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua 3 năm từ năm 20132015 43 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 20132015) 43 Bảng 2.13. Bảng các chỉ tiêu khả năng thanh toán năm 20132015 44 Bảng 2.14. Bảng các chỉ tiêu khả năng hoạt động năm 2013 2015 45 Bảng 2.15. Bảng các chỉ tiêu đòn cân nợ năm 20132014 47 Bảng 2.16. Bảng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời công ty năm 20132015 48 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Quy trình sản xuất gạch nung 8 Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy 10 Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh 12 Hình 2.1: Đồ thị đường tiêu thụ của doanh nghiệp qua 2 năm 25 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 6 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 6 1.1.1. Tên, địa chỉ 6 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 6 1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 6 1.2.1. Chức năng 7 1.2.2. Nhiệm vụ 7 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 9 1.4.2 Phòng tổ chức hành chính 11 1.4.3 Phòng kinh doanh 12 1.4.4 Phòng tài chính kế toán: 13 1.4.5. Bộ phận sản xuất: gồm 10 tổ 13 1.4.6 Phòng kĩ thuật 14 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 15 2.1. Phân tích các hoạt động Marketing 15 2.1.1 Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh 15 2.1.2. Phân tích Marketing Mix của doanh nghiệp 20 2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương 27 2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 27 2.2.2. Tình hình sử dụng lao động 29 2.2.3. Năng suất lao động 29 2.2.4. Các hình thức trả lương và cách tính lương cho người lao động 31 2.3. Tình hình chi phí và giá thành 35 2.3.1. Phân loại chi phí của doanh nghiệp 35 2.3.2. Giá thành kế hoạch 37 2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí và giá thành thực tế . 37 2.3.4. Nhận xét tình hính chi phí giá thành của doanh nghiệp 39 2.4. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 39 2.4.1. Tình hình biến động tài sản nguồn vốn 39 2.4.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 43 2.1.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động 45 2.5. Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của Công ty 49 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG 50 ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 50 3.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp 50 3.1.1. Nhận xét chung 50 3.2. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Công ty. 51 3.2.1 Các giải pháp Marketing Mix 51 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 52 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực 54 3.3. Định hướng đề tài nghiên cứu 55 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trưởng thành và lớn mạnh không ngừng, nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những nghành công nghiệp Việt Nam đã có được những tăng trưởng theo các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ngành công nghiệp xây dựng hiện nay đang phát triển một trong xu thế thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào là động lực thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam cũng như Chi nhánh nhà máy VLXD VINACONEX 3 – Phổ Yên, Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ. Cùng với quá trình đổi mới phát triển của nền kinh tế đất nước và các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp xây dựng không ngừng phát triển hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh, với những sản phẩm đạt chất lượng cao và đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng trăm công nhân lao động, giảm sự mất cân đối trong cán cân thương mại của đất nước. Trong thời gian thực tập tại nhánh nhà máy VLXD VINACONEX 3 – Phổ Yên, Thái Nguyên, em đã đi sâu vào phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, vận dụng những kiến thức đã học ở trên trường kết hợp với tình hình thực tế ở nhà máy, em đã biết được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực quản lý kinh tế, và với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa cũng như nhà trường và các cô chú anh chị trong nhà máy dã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1. Tên, địa chỉ  Tên đầy đủ: Nhà máy Cổ phần xây dựng số 3 vinaconex 3 CN Nhà máy VLXD vinaconex 3  Tên giao dịch quốc tế: Construction joint stock Co. No. 3  Trụ sở: km 44+800QL 3, Hồng Tiến , Phổ yên Thái Nguyên.  Điện thoại : 0280 3 763 615 Fax 0280 3 64992  Fax: 02803864992  Email: vlxdvinaconex3gmail.com  Loại hình doanh nghiệp: Công ty CPXD Số 3 – Chi Nhánh Nhà Máy Vật Liệu Xây Dựng VINACONEX 3 là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có con dấu riêng và có tư cách pháp nhân theo hình thức công ty CP. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty CPXD Số 3 – Chi Nhánh Nhà Máy Vật Liệu Xây Dựng VINACONEX 3 trực thuộc Tổng công ty XNKXD Việt Nam được thành lập ngày 05 tháng 4 năm 2004. Sau 10 năm xây dựng và phát triển, ngày 04 tháng 6 năm 2014 chuyển đổi tên công ty theo giấy phép kinh doanh số 0101311837001 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 04 tháng 6 năm 2014. Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 5 năm 2004 nhưng công ty chỉ bắt đầu phát triển từ năm 2009 do chú trọng đâu tư theo chiều sâu, sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Tháng 2 năm 2009 nhà máy khởi công xây dựng lò nung Tuynel với quy trình công nghệ hiện đại và hiện nay các công ty khác vẫn đang áp dụng. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng và đa dạng, tháng 4 năm 2011 công ty đã đầu tư lắp đặt dây truyền sản xuất gạch 2 lỗ đã làm cho năng suất lao động tăng lên đáng kể, sản phẩm đạt chất lượng cao được khách hàng ưa chuộng. Song song với sản xuất gạch đặc và gạch 2 lỗ, nhà máy còn sản xuất gạch thông tâm 6 lỗ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Dự kiến đến tháng 9 năm 2017 nhà máy sẽ nhập thêm một dây truyền công nghệ nữa với công suất lớn nhằm mở rộng quy mô sản xuất và đáp ứng nhu cầu gạch xây dựng ngày càng gia tăng của khách hàng 1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.2.1. Chức năng  Sản xuất và kinh doanh mặt hàng gạch xây dựng với 3 sản phẩm chính là: gạch đặc, gạch 2 lỗ và gạch thông tâm 6 lỗ với kích cỡ 220x105x55.  Tìn kiếm và mở rộng thị trường để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng  Đáp ứng nhu cầu xây dựng trong khu vực, cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cao với giá cả hợp lý.  Xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp và các công trình chuyên dụng  Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, sân bay, bến cảng, cầu cảng, các công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây. 1.2.2. Nhiệm vụ  Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và các nguồn lực khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh và đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên và làm nghĩa vụ với nhà nước.  Có nhiệm vụ thực hiện các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài sản công ty.  Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hoạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác.  Phải xác thực các hoạt động tài chính của công ty, phải công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, nộp các khoản thuế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định của nhà nước. 1.3. Giới thiệu quy trình sản xuất của doanh nghiệp (Nguồn: Bộ phận sản xuất) Hình 1.1: Quy trình sản xuất gạch nung Gạch nung là sản phẩm từ đất sét, để tạo ra được thành phẩm phải trải qua nhiều khâu gồm các bước sau:  Đất sét sau khi ngâm ủ theo đúng thời gian quy định từ trại chứa được xúc đổ vào thùng tiếp liệu để đưa vào công đoạn sơ chế. Công đoạn sơ chế lần lượt gồm: Tiếp liệu —> Tách đá —> Nghiền thô —> Nghiền tinh.  Sau khi sơ chế nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào trộn 2 trục để trộn với than cám đá nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn hút chân không đưa nguyên liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm gạch mộc (gạch chưa nung).  Sản phẩm gạch mộc sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên trại phơi để phơi tự nhiên hoặc sấy phòng trong trường hợp cần thiết cho đến khi sản phẩm đạt độ khô thích hợp.  Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goòng (đối với lò nung tuynel) xông – sấy trong lò nung trong một khoản thời gian nhất định, sau đó chuyển sang lò nung để nung ở nhiệt độ khoảng 900 độ C, sau đó sản phẩm được làm nguội ngay trong lò cho ra thành phẩm.  Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi chứa thành phẩm. 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy (Nguồn: Phòng hành chính, kế toán) Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, từ chỗ chỉ có 50 lao động với số vốn đầu tư chưa đầy 1tỷ đồng, đến nay, Nhà máy đã có 8 cán bộ, CNVC và người lao động trong đó có 5 người có trình độ Đại học; trên 50 người có trình độ cao đẳng; 100 người có trình độ trung cấp, công nhân kĩ thuật, thợ bậc cao, số còn lại là lao động phổ thông. 1.4.1 Giám đốc Giám đốc: Ông Bành Văn Thành Giám đốc là người đại diện pháp lý của Nhà máy là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của nhà máy. Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của nhà máy theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh co hiệu quả. 1.4.2 Phòng tổ chức hành chính Trưởng phòng: Ông Dương Văn Cường  Chức năng: Triển khai điều lệ của Nhà máy, Nghị quyết của HĐQT đối với các cổ đông và người lao động thuê theo hợp đồng.  Nhiệm vụ: Tiếp nhận các chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tham mưu cho HĐQT, Giám Đốc về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, định biên lao động, tiền lương, tiền thưởng, kỷ luật lao động, BHXH theo chế độ hiện hành, các biện pháp tạo động lực trong lao dộng, hỗ trợ các bộ phận chức năng về tổ chức hành chính quản trị. Lập kế hoạch về cung ứng nhân lực, tuyển dụng, đào tạo hàng năm theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và Nghị quyết của HĐQT. Quản lý hồ sơ tài liệu về tổ chức, lao động tiền lương, tuyển dụng, đào tạo. Quản lý, triển khai thực hiện các nội quy, quy chế của Nhà máy, công tác tư tưởng, thi đua khen thưởng. Tham mưu và thực hiện các kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của nhà máy, xây dựng, sửa chữa duy tu cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất trang thiết bị. 1.4.3 Phòng kinh doanh ( Nguồn phòng kinh doanh) Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh  Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc và thực hiện trong các lĩnh vực: Tiêu thụ sản phẩm, cung ứng các loại vật tư, nguyên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của Tổng nhà máy.  Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm khảo sát, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường xuất khẩu. Xây dựng phương án tiêu thụ và mạng lưới đại lý bán hàng trình Tổng giám đốc phê duyệt. Tham gia nghiên cứu, thiết kế và ban hành mẫu mã sản phẩm. Tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại theo kế hoạch được tổng giám đốc phê duyệt. Tổ chức theo dõi, tiếp nhận các loại vật tư, nguyên liệu đảm bảo số lượng, chất lượng chủng loại và tiến độ theo hợp đồng kí kết. Chịu trách nhiệm khảo sát giá cả thị trường đề xuất giá bán sản phẩm, giá mua vật tư, nguyên liệu trình Hội đồng giá và Tổng giám đốc quyết định. 1.4.4 Phòng tài chính kế toán: Kế toán trưởng: Lý Thị Hiền  Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc đồng thời thực hiện quản lý tài sản, vốn và các hoạt động kế toán tài chính.Triển khai thực hiện kế hoạch tài chính của Nhà máy đúng với Pháp lệnh Kế toán thống kê của Nhà nước.  Nhiệm vụ: Tiếp nhận các văn bản chính sách của Nhà nước trong công tác kế toán tài chính.Ban Giám Đốc Nhà máy về khâu tài chính của Nhà máy. Xây dựng kế hoạch kế toán tài chính hàng năm theo Nghị quyết của CT, cân đối với kế hoạch lưu chuyển hàng hóa. Quản lý vốn và sử dụng mục đích mà giám đốc đã đề ra, quản lý ngân quỹ thu chi của toàn nhà máy. Tổ chức chỉ đạo kiểm tra thực hiện công tác hạch toán, thống kê kế toán, thu thập xử lý thông tin kế toán nội bộ. Chủ trì phối hợp với các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc trong việc triển khai, hướng dẫn công tác tài chính kế toán. 1.4.5. Bộ phận sản xuất: gồm 10 tổ • Tổ tạo hình • Tổ xếp gòong1 • Tổ xếp gòong2 • Tổ đốt lò • Tổ ra lò 1 • Tổ ra lò 2 • Tổ bốc xếp • Tổ xe nâng • Tổ máy ủi • Tổ cơ điện 1.4.6 Phòng kĩ thuật  Chức năng: phòng kĩ thuật có chức năng xây dựng chiến lược sản phẩm của nhà máy, quản lý các việc hoạt động của nhà máy.  Nhiệm vụ: Ban có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận và xây dựng quản lý các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng của sản phẩm. Tiến hành nghiên cứu chế tạo thử nghiệm sản phẩm mới CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Phân tích các hoạt động Marketing 2.1.1 Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh 2.1.1.1. Tình hình thị trường  Năm 2015, nền kinh tế vĩ mô của việt nam tiếp tục có dấu hiệu phục hồi, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định và phát triển. Lĩnh vực xây dựng đang dần phục hồi đà tăng trưởng. Nhiều dự án hạ tầng sử dụng vốn nhà nước, vốn ODA cùng với các dự án sử dụng vốn xã hội hóa được các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm đưa vào sử dụng. Nhu cầu xây dựng có xu hướng tăng cao trong khi giá vật liêu xây dựng tương đối ổn định; mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng giảm đáng kể giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp. Bên cạnh đó thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi tích cực, nhiều dự án phát triển nhà ở được bàn giao hoàn thiện trong năm 2015, số lượng và giá giao dịch tăng dần. Với những dấu hiệu tích cực nêu trên, trong năm 2015 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty về cơ bản ổn định có cơ hội bước vào giai đoạn ổn định và có bước phát triển mới. Tuy nhiên thì công ty trong năm qua vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn về nguồn việc, năng lực tài chính còn hạn chế, công tác tái cấu trúc vốn còn chậm do yếu tố bật lợi của thị trường tài chính.  Qua 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty ngày càng lớn mạnh và đã khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Ban lãnh đạo và sự năng động, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân lao động, Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.  Là đơn vị kinh doanh lâu năm trong ngành xây dựng nên vinaconex luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà sản xuất lớn cùng hệ thống khách hàng lớn. Công ty đã tạo được mối quan hệ tin cậy, thủy chung với nhiều bạn hàng có mặt hầu hết trên các tỉnh thành trong toàn quốc..  Chính sách mở cửa khi cam kết gia nhập WTO tạo điều kiện tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gạch xây dựng. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành gạch xây dựng nước ta do Việt Nam đã có khung pháp lý phù hợp hơn với thông lệ quốc tế kết hợp với các yếu tố khác như chi phí nhân công rẻ, các quy định về môi trường chưa rõ ràng v.v.. Các dự án đi vào hoạt động giúp giảm dần sự mất cân đối trong sản xuất gạch xây dựng, đồng thời việc tăng nguồn cung, tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và với gạch nhập khẩu, giúp loại bớt các doanh nghiệp yếu kém trong ngành.Mặt khác, các doanh nghiệp gạch lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam kéo theo việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến, giúp cho khoảng cách về công nghệ áp dụng trong ngành gạch Việt Nam so với thế giới giảm dần.  Ngày 13122010 Bộ Tài chính ban hành thông tư số 2012010TTBTC quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vật tư thiết bị nhập khẩu để phục vụ dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng không nung và sản xuất gạch xi măng – cốt liệu công suất từ 7 triệu viên tiêu chuẩn năm trở lên. Theo đó, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với các vật tư.  Tại dự thảo Nghị quyết số 7122013UBTVQH13 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên đối với đất làm gạch từ 10% lên 15%. Để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung chúng ta phải tiêu tốn 1,5 triệu m3 đất sét, 150 ngàn tấn than và thải ra môi trường 0,57 triệu tấn CO2. Như vậy tính đến năm 2020, mỗi năm phải tiêu tốn trên 50 triệu tấn m3 đất sét (tương đương với 2500 ha đất khai thác ở độ sau 2m), 5 triệu tấn than và thải ra môi trường 19 triệu tấn CO2. Điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.Chính vì vậy, việc chính phủ tăng thuế suất thuế tài nguyên là 1 vấn đề cần thiết nhằm bảo vệ môi trường. tuy nhiên, nó lại là 1 khó khăn cho ngành sản xuất gạch xây dựng nói chung và cho chi nhánh nhà máy xây dựng Vinaconex nói riêng, chính vì vậy nhà lãnh đạo công ty cần có những chính sách hợp lý để phát triển sản phẩm. Như vậy với tình hình thị trường như đã nêu ở trên nhà máy sẽ có rất nhiều thuận lợi để tiếp tục phát triển cho ngành sản xuất gạch xây dựng. Tuy nhiên để giữ vững được thương hiệu của mình trên thị trường nhà máy cần đặc biệt quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh trong ngành, luôn đưa ra được những chiến lược đúng đắn,kịp thời với sự biến động của thị trường. 2.1.1.2. Đối thủ cạnh tranh  Đối thủ tiền ẩn Theo một số nhà khoa học thì ước tính 1 năm tiêu thụ khoảng trên 200 tỷ viên gạch. Đây là một thị trường thu hút các nhà đầu tư, vì vậy đây sẽ là một miếng bánh ngon và béo bở với các nhà đầu tư. Hơn thế nữa, hiện nay công nghệ sản xuất gạch không nung rất phát triển, chi phí sản xuất sẽ ngày một giảm. kinh tế xã hội càng phát triển thì các công trình xây dựng ngày càng được khởi công nhiều, đây là cơ hội lớn cho ngành sản xuất gạch phát triển. Theo số liệu của Bộ Xây Dựng thì hiện tại ở miền Bắc đang có 24 nhà máy sản xuất gạch không nung. Nhưng các nhà máy này mới chỉ tập trung ở các tỉnh thành như Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh,… Các nhà máy ước tính công suất khoảng 890 triệu viênnăm, nhưng chủ yếu là phục vụ tại địa phương và một số địa phương lân cận, chưa đủ để phân phối sản phẩm đi sang các địa phương xa hơn; phần khác cũng là lý do chi phí vận chuyển khi đi xa. Chính vì vậy, các nhà đầu tư có thể mở cơ sở sản xuất gạch mộc ở một số địa phương mà nhu cầu thì trường chưa được đáp ứng. Cũng không nằm ngoài thực trạng chung của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất gạch hiện nay, chi nhánh nhà máy vật liệu xây dựng Vinaconex 3, cũng mới chỉ cung cấp sản phẩm chủ yếu ở các tình miền Bắc và miền Trung và một số ít tỉnh miền Mam với số lượng khoảng 20 triệu viên năm. Đây sẽ là vấn đề cần giải quyết của công ty nếu muốn mở rộng thị trường trên cả nước. Khả năng gia nhập ngành sản xuất gạch xây dựng của các đối thủ tiềm ẩn cao do chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước và những lỏng lẻo về quy định pháp luật của Việt Nam. Việc tiếp nhận các dự án đầu tư do các địa phương thực hiện, không có khả năng thẩm định về năng lực vốn cũng như chưa có các quy định rõ ràng về công nghệ và cam kết về môi trường với các dự án. Điều này làm gia tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành, tăng khối lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của ngành. Các doanh nghiệp gia nhập về sau có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ về giá và chất lượng do có lợi thế về vốn lớn và công nghệ.  Đối thủ hiện tại Các công ty trong ngành: Ngành gạch hiện nay có trên 200 doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng. Ở rất nhiều địa phương đã phát triển ngành nghề sản xuất gạch mộc, nên cạnh tranh ngành là rất gay gắt. Có rất nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất và đã có uy tín trên thị trường như: Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Thịnh Phát, công ty cổ phần gạch Khang Minh, công ty TNHH Phú Điền, công ty cổ phần cơ khí và vật liệu xây dựng Thanh Phúc, công ty cổ phần xây dựng Toàn Thành Tâm……. Đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh rất lớn, những thách thức không hề nhỏ cho công ty cổ phần xây dựng số 3 Vinaconex 3. Bảng 2.1. Sản lượng tiêu thụ năm 2015 của nhà máy VLXD Vinaconex 3 và một số đối thủ cạnh tranh (ĐVT:10000viên,%) STT Tên doanh nghiệp Sản lượng ( 10000 Viên) Cơ cấu (%) 1 Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Thịnh Phát 2150 27,93% 2 Công ty cổ phần cơ khí và vật liệu xây dựng Thanh Phúc 1590 20,65% 3 Nhà máy VLXD Vinaconex3 1143 14,9% 4 Công ty cổ phần gạch Khang Minh 1065 13,84% 5 Công ty TNHH Phú Điền 890 11,58% 6 Công ty cổ phần xây dựng Toàn Thành Tâm 855 11,1% Tổng 7693 100% (Nguồn: Phòng Hành chính kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy: • Dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ là Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Thịnh Phát với sản lượng tiêu thụ lên tới 21500000 viên, chiếm 27,93% trên tổng số sản lượng tiêu thụ của 6 công ty. Cho thấy đây là một đối thủ cạnh tranh lớn, công ty cần phải đề ra các chiến lược và biện pháp đúng đắn để đuổi kịp doanh nghiệp này. • Đứng thứ hai là Công ty cổ phần cơ khí và vật liệu xây dựng Thanh Phúc với số lượng sản phẩm tiêu thụ là 15900000 viên, chiếm 20,65%. Đây là công ty được thành lập năm 2007 tuy nhiên chỉ sau 10 năm thì công ty này chiếm phần lớn thị phần tiêu thụ trong khu vực, công ty này luôn là đối thủ cạnh tranh số một mà nhà máy VLXD Vinaconex 3 cần phải dè chừng. • Nhà máy VLXD Vinaconex có sản lượng tiêu thụ đang đứng thứ ba trong tổng số 6 công ty sản xuất gạch xây dựng, chiếm 14,9%. Công ty cần có những kế hoạch đặc biệt để tăng sản lượng tiêu thụ và dành lấy vị trí dẫn đầu cho mình. • Đứng thứ 4 là công ty cổ phần gạch Khang Minh với sản lượng tiêu thụ là 10650000, chiếm 13,84%, thứ 5 là công ty TNHH Phú Điền chiếm 11,58% và cuối cùng là công ty CPXD Toàn Thanh Tâm chiếm 11,1 % Nhìn chung cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn thể hiện ở các điểm sau: Số lượng công ty ngày càng tăng, đặc biệt các công ty có quy mô công suất lớn sắp được thành lập. Ngành sản xuất gạch là ngành có chi phí cố định cao, do đó các doanh nghiệp có thể tăng lợi thế nhờ quy mô, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ giảm được chi phí cố địnhsản phẩm, giảm giá bán, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.. Rào càn ra khỏi ngành cao do việc thanh lý máy móc của các doanh nghiệp ngành không mang lại nhiều giá trị kinh tế. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả như trước, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành. Các doanh nghiệp cạnh tranh lớn như công ty TNHH sản xuất và xây dựng Thịnh Phát có vốn đầu tư tương đối lớn, và rất chú tâm đến vấn đề marketing. Ngược lại chi nhánh nhà máy vật liệu xây dựng Vinaconex 3 có vốn đầu tư không lớn, nên quy mô sản xuất không rộng, chính vì vậy giá cả gạch mộc sẽ không được cạnh tranh như công ty TNHH Thịnh Phát được. trình độ marketing của cán bộ bên chi nhánh cũng chưa bắt kịp được với bên đối thủ. Vì vậy muốn nâng cao vị thế trên thị trường, chi nhánh cần phải đào tạo cán bộ nhân viên bắt kịp với sự biến động của thị trường và của đối thủ cạnh tranh. Hơn thế nữa, chi nhánh nhà máy cũng chưa củng cố và kiểm soát được các đại lý bán buôn bán lẻ của mình tốt như đối thủ. Công ty TNHH Thịnh Phát đã thực hiện rất tốt chính sách phân phối sản phẩm đến các đại lý, và đồng thời cũng có chính sách khuyến khích, thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của các đại lý cấp 1. Chi nhánh nhà máy vật liệu xây dựng Vinaconex 3 thực sự chưa huy động được nguồn vốn dồi dào, nên chưa đủ kinh phí để mở rộng quy mô cũng như đầu tư đào tạo đội ngũ thật sự xuất sắc, và cũng chưa đủ kinh phí để thực hiện các chương trình lớn cho các đại lý và giới thiệu sản phẩm của mình. 2.1.2. Phân tích Marketing Mix của doanh nghiệp 2.1.2.1. Chính sách sản phẩm Nhận thức được tầm quan trọng của chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm công ty đã đặc biệt quan tâm chú ý điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dung,công ty đã luôn thay đổi về chất lượng, chủng loại khác nhau. Số lượng mẫu tung ra thị trường tương đối nhiều. Những mẫu mã này thường xuyên có sự kết hợp, sàng lọc để sản xuất hàng loạt và quay vòng để sản xuất bán ra thị trường. Hiện nay công ty có 3 chủng loại sản phẩm gạch xây dựng, đó là: • Gạch đặc • Gạch thông tâm ( gạch 2 lỗ) • Gạch 6 lỗ Tất cả các sản phẩm trên đều đạt tính tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu. Do sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, sự chuyển đổi hợp lý các mặt hàng và cơ cấu mặt hàng. Do vậy tình hình tiêu thụ của công ty là rất khả quan, điều này được thể hiện rõ ở kết quả tiêu thụ các mặt hàng. Bảng 2.2: Một số tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm của công ty Tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu Gạch đặc Gạch thông tâm Gạch 6 lỗ Độ sai lệch kích thước Độ vuông góc Độ cong vênh Độ hút nước Hệ số phá hỏng Chất lượng kết cấu +0,5% +0,5% +0,5% 36% 220kgcm Bản xứ +0,5% +0,5% +0,5% 1012% 180kgcm Bản xứ +0,5% +0,5% +0,5% 1216% 110kgcm Bản xứ (Nguồn: Bộ phận sản xuất) Như vậy chất lượng sản phẩm của công ty rất cao, độ bền tốt, độ cứng đảm bảo. Đó là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối sản phẩm của công ty, đặc biệt là tạo uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu năm 2015 Loại dịch vụ Sản lượng ( 10.000 viên) Giá bán (đồngviên) Doanh thu (tỷ đồng) KH TH KH TH KH TH 1. Gạch đặc 2. Gạch thông tâm (gạch 2 lỗ 395 560 179 374 570 199 970 910 850 1100 875 900 3.8315 5.096 1.5211 4.114 4.9875 1.179 Tổng 10.4486 10.8925 (Nguồn: phòng hành chính kế toán) Như vậy tổng sản lượng tiêu thụ đạt 104,24% tăng 4,24% so với kế hoạch đặt ra. Đây là thành tựu đạt được góp phần thúc đẩy công ty chiếm lĩnh và củng cố thị phần tại từng khu vực thị trường. 2.1.2.2. Chính sách giá Giá cả bao giờ cũng là công cụ cạnh tranh sắc bén của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do vậy mà công ty xác định cần phải có một giá cả hợp lý vừa đảm bảo bù đắp chi phí lại có thể khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm. Vì vậy một chính sách giá cả đúng đắn và hợp lý luôn là mục tiêu quan trọng mà công ty cần phấn đấu. Công ty đã lập cho mình khung giá cần thiết đối với từng loại sản phẩm. Căn cứ vào chi phí, lợi nhuận, mục tiêu của công ty , căn cứ vào chất lượng sản phẩm , nhu cầu của thị trường , quy chế thanh toán công ty có quyết định từng loại theo 3 mức giá khác nhau và được áp dụng thống nhất cho các đại lý tại thời điểm phù hợp với sức mua của thị trường . Căn cứ vào thời gian khách hàng thanh toán tính từ khi nhân hàng đến ngày thanh toán , công ty có những ưu đãi mức giá cụ thể như sau: Thanh toán trong vòng 20 ngày được hưởng mức giá ưu đãi 1. Thanh toán từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 30 được hưởng mức giá ưu đãi 2. Thanh toán từ ngày thứ 31 đến ngày thứ 40 được hưởng mức giá ưu đãi 3 Ngoài ra công ty còn có cơ chế thưởng khuyến khích cho khách hàng trong các trường hợp sau: + Nếu khách hàng trả đủ ngay 100% số tiền của lô hàng thì được hưởng 1% trên tổng giá trị lô hàng. + Nếu khách hàng trả được 50% số tiền của lô hàng thì được hưởng 0,4% trên tổng giá trị lô hàng. Định giá sản phẩm là do công ty. Điều này cũng đã tạo điều kiện cho công ty áp dụng một số chính sách giá cả sau: Chính sách giá cả căn cứ theo thị trường: Công ty căn cứ vào giá bán của các đối thủ cạnh tranh cùng kinh do ty mình. Như vậy công ty sẽ không bị bất ngờ khi có sự thay đổi giá cả của thị trường và cũng tạo được tâm lý cho khách hàng. Chính sách định giá thấp: Công ty áp dụng chính sách giá này khi muốn thâm nhập vào một thị trường nào đó. Nó giúp cho sản phẩm được tiêu thụ nhanh hơn , nhưng công ty sẽ gặp nhiều khó khăn nếu gặp đối thủ mạnh hơn sẽ khó bảo toàn vốn nếu gặp các biến động về thị trường đầu vào. Do vậy mà công ty chỉ áp dụng trong thời gian ngắn. Chính sách giá cả có chiết khấu theo khối lượng là giá cả hoặc hàng hóa tiêu thụ . Tức là tùy theo giá trị hay khối lượng lô hàng của công ty thực hiện theo độ chiết khấu khác nhau cho khách hàng của mình. Bảng 2.4: Giá bán của một số sản phẩm năm 20142015 (ĐVT:đồngviên,%) Stt Tên sản phẩm Giá bán(đồngviên) So sánh(%) Năm 2014 Năm 2015 20152014 1 2 3 Gạch đặc Gạch thông tâm ( gạch 2 lỗ) Gạch 6 lỗ 1050 850 880 1100 875 900 104,76% 102,94% 102,27% ( Nguồn: Phòng hành chính, kế toán ) Nhận xét: Như vậy giá bán sản phẩm của công ty có sự thay đổi cụ thể : gạch đặc năm 2015 tăng 50 đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 4,76%. Gạch thông tâm 2 lỗ năm 2015 tăng 25 đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 2,94%. Gạch 6 lỗ : năm 2015 tăng 20 đồng so với năm 2014, tức tăng 2,27%. Nhìn chung chính sách giá cả của công ty sẽ phát huy được hiệu quả hơn nữa nếu công ty áp dụng trên các chính sách giá cả theo phân đoạn thị trường , chiết khấu giảm giá ở các sản phẩm khác nhau thì khác nhau Phần lớn việc xác định giá ở công ty thường giao phó cho bộ phận chuyên trách và trình ban lãnh đạo phê duyệt. Còn mức giá bán cụ thể trong giao dịch giao cho bộ phận quản lý hoặc người trực tiếp quyết định trong khuân khổ khung giá mà công ty quy định cho từng loại sản phẩm. 2.1.2.3. Chính sách phân phối sản phẩm của công ty Cơ chế thị trường đã tạo ra một bước phát triển lớn trong công tác tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty. Trên cơ sở chia toàn bộ công việc thành từng mảng theo trình tự để dễ thực hiện, giao cho mỗi đơn vị cá nhân phụ trách một mảng công việc. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp khi có sự biến động của thị trường thì công ty có thể thay đổi chương trình bán hàng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Như ta đã biết nội dung cơ bản của công tác tổ chức mạng lưới bán hàng là việc thiết lập các kênh phân phối . Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty được thực hiện như sau:  Kênh phân phối trực tiếp. Kênh này được sủ dụng ngay tại công ty, là hình thức bán sản phẩm trực tiếp với người tiêu dùng tại công ty. • Ưu điểm: Công ty trực tiếp tiếp xúc được với khách hàng và giảm được chi phí trung gian , nắm bắt thông tin thị trường nhanh chóng. • Nhược điểm: Kênh này chỉ có tác dụng với lượng nhỏ khách hàng có điều kiện, ở khu vực lân cận nhà máy hoặc những khách hàng có nhu cầu mua lớn .  Kênh phân phối gián tiếp Quá trình tiêu thụ qua kênh gián tiếp của công ty được hiện qua kênh chung gian đó là các chi nhánh, đại lý đại diện cho công ty tại các địa phương làm nhiệm vụ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra các đại lý, chi nhánh còn có nhiệm vụ dịch vụ sau bán hàng như: bảo hành, đổi hàng khi có sai sót kỹ thuật. • Ưu điêm : Hạn chế được những chi phí lưu kho, tăng hiệu quả tiêu thụ và luôn nắm bắt được những thông tin mới về khách hàng. • Nhược điểm : Thuu hồi vốn chậm, mất thêm chi phí bán hàng và hoa hồng cho đại lý. Hiện nay công ty đã thiết lập được một mạng lưới bán hàng rộng khắp cả nước thông qua nhiều đại lý tại Phổ Yên và các tỉnh lân cận. Mạng lưới bán hàng này bước đầu đã tạo ra một kênh phân phối có hiệu quả làm nòn cốt cho việc gia tăng sản lượng tiêu thụ trong năm. (Nguồn: Phòng hành chính kế toán) Hình 2.1: Đồ thị đường tiêu thụ của doanh nghiệp qua 2 năm • Thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là Thái Nguyên năm 2014 là 65,22% doanh số của công ty ,năm 2015 là 72%, tăng 6,78%. Công ty cần duy trì sản lượng tiêu thụ ở thị trường này. Thái Nguyên là khu vực đang rất phát triển với những khu công nghiệp đang dần được xây dựng do vậy nhu cầu về gạch xây dựng là rất lớn • Các tỉnh lân cận khác như Bắc Giang, Hà Nội.. chiếm tỷ trọng 34,78% doanh số năm 2014 và năm 2015 là 28%, giảm 6,78%. Công ty cần chú trọng vào thị trường này hơn nữa để mở rộng kinh doanh và tìm kiếm nhiều thị trường mới để phân phối sản phẩm. Nhận xét: Qua phân tích trên ta thấy mạng lưới tiêu thụ của công ty đã khá hoàn chỉnh, nó đã góp phần không nhỏ vào tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên mạng lưới tiêu thụ của công ty mới chỉ tập trung ở Thành phố, thị xã mà chưa trải rộng đến các vùng nông thôn và các tỉnh ở phía Bắc và các tỉnh trong cả nước.Vì vậy công ty nên có những chiến lược để mở rộng phân phối sản phẩm, tìm kiếm thị hiếu người tiêu dùng đặc biệt là ở các cùng nông thôn. Bên cạnh đó công ty cũng cần chú trọng đến các đại lý trung gian, mở rộng thêm nhiều đại lý mới ở các vùng khác nhau để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. 2.1.2.4. Chính sách xúc tiến bán hàng của công ty • Quảng cáo: Công ty chỉ áp dụng quảng cáo bằng phương tiện thông tin đại chúng về sản phẩm của doanh nghiệp( đặc biệt là truyền hình và báo chí) • Công tác tiếp thị : Ngay từ đầu năm, sau khi nhận được kế hoạch doanh thu được giao, bộ phận kinh doanh đã đặ biệt chú trọng tới công tác tiếp thị, luôn xác định rõ tầm quan trọng trong việc thực hiên kế hoạch với từng đại lý trong từng tháng. Bên cạnh đó luôn có sự rà soát bổ sung để tăng cường công tác tiếp thị tại mỗi khu vực sao cho có hiệu quả nhất. Hàng tháng bộ phận kinh doanh đều có kế hoạch doanh thu cụ thể đến từng cán bộ quản lý để từ đó phân bổ chi tiết cho các đại lý. Hàng ngày cán bộ tiếp thị của công ty tới đôn đốc việc phản phối của các tổng đại lý, cung cấp đầy đủ mẫu mới cho các cửa hàng đồng thời nắm chắc và phản ánh kịp thời tình hình biến động trên thị trường cho cán bộ quản lý để có phương án giải quyết phù hợp. • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: tổ chức hội nghị khách hàng mỗi năm 1 lần, tặng quà cho những khách hàng thân thiết...... 2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương 2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Bảng 2.5. Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2013 đến năm 2015 Cơ cấu lao động Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh % 1. Theo giới tính • Nam • Nữ Số LĐ Cơ cấu(%) Số LĐ Cơ cấu(%) Số LĐ Cơ cấu(%) 20142013 20152014 96 60 61,5% 38,5% 99 71 58,23% 41,77% 105 70 60% 40% 103,13% 118,33% 106,06% 98,59% 2. Theo trình độ văn hóa • Đại học • Cao đẳng • Trung cấp,phổ thông 3 39 114 1,9% 25% 73,1% 5 42 123 2,94% 24,71% 72,35% 5 50 120 2,86% 28,57% 68,57% 166,66% 107,69% 107,89% 100% 119,05% 97,56% 3. Theo trình độ chuyên môn • Được đào tạo nghề • Không được đào tạo 79 77 50,64% 49,36% 89 81 52,35% 47,65% 97 78 55,43% 44,57% 112,65% 105,19% 108,99% 96,29% 4. Theo độ tuổi • Từ 25 đến 35 tuổi • Từ 35 đến 45 tuổi 150 6 96,15% 3,85% 163 7 95,88% 4,12% 170 5 97,14% 2,86% 108,66% 116,66% 104,29% 71,43% 156 100% 170 100% 175 100% 108,97% 102,94% (Nguồn: Phòng nhân sự ) a. Theo giới tính Do đặc đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty nên lực lượng lao động chủ yếu là nam giới. Vì đây là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực gạch, vận tải, xây dựng nên cần những người có sức khỏe, làm được các công việc nặng nhọc, có sức khỏe tốt mới đảm bảo được yêu cầu của công việc. • Số lao động nam tăng qua các năm cụ thể năm 2014 tăng 3 người, năm 2015 tăng 6 người. Số lao động nam năm 2013 chiếm 61,5% trên tổng số lao động, năm 2014 chiếm 58,25%, năm 2015 là 60%. • Số lao động nữ có sự biến đổi, cụ thể năm 2014 tăng 11 người, năm 2015 giảm 1 người. Số lao động nữ năm 2013 chiếm 38,5%, năm 2014 chiếm 41,77%, năm 2015 chiếm 40%. b. Theo trình độ văn hóa • Lao động có trình độ đại học tương đối ít, cụ thể năm 2013 là 3 người chiếm 1,9%. Năm 2014 là 5 người chiếm 2,94%, năm 2015 không có sự thay đổi số lao động có trình độ đại học vẫn giữ nguyên là 5 lao động. • Lao động trình độ cao đẳng tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2014 tăng 3 người, năm 2015 tăng 8 người. Cơ cấu qua các năm như sau: năm 2013 chiếm 25%, năm 2014 chiếm 24,71%, năm 2015 chiếm 28,57%. • Lao động trình độ trung cấp, phổ thông chiếm tỷ lệ cao ( năm 2013 chiếm 73,1%, năm 2014 chiếm 72,35%, năm 2015 chiếm 68,57%), Như vậy có thể thấy trình độ văn hóa của công ty còn thấp, công ty cần có những khóa đào tạo nghề cho các công nhân một cách thường xuyên hơn để cải thiện trình độ lao động trong công ty. c. Theo trình độ chuyên môn Trình độ lao động chủ yếu là đào tạo nghề như: cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề,…(năm 2013 chiếm 50,64%,năm 2014 chiếm 52,35%, năm 2015 chiếm 55,43% . Lao động không có nghề chiếm tỷ lệ khá cao (năm 2013 chiếm 49,36%, năm 2014 chiếm 47,65 % và năm 2015 chiếm 44,57 %). Cán bộ có trình độ trên Đại học với số lượng không nhiều nhưng cũng phản ánh việc chú trọng vào công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiện nay, nhiều cán bộ trong công ty đang tiếp tục nâng cao trình độ để phù hợp hơn với quy mô công ty, yêu cầu công việc và thích ứng được với nhiều sự thay đổi từ bên ngoài. Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. d. Theo độ tuổi Phần độ tuổi chiếm đa số là từ 25 tổi đến 30 tuổi( năm 2013 chiếm 96,15%, năm 2014 chiếm 95,88%, năm 2015 chiếm 97,14%), chứng tỏ lao động trong công ty đang dần được trẻ hóa giúp tạo ra cho công ty một đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, năng động trong công việc. 2.2.2. Tình hình sử dụng lao động a. Lao động theo thời vụ Lao động theo thời vụ là loại hình lao động mà doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động với người lao động trong một khoảng thời gian nhất định dưới 12 tháng. Với hình thức này số lượng công nhân ký kết hợp đồng này chỉ chiếm 9 người tức gần 5% tổng số lao động. b. Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn Hợp đồng lao động không xác định kỳ hạn là hợp đồng mà tại đó hai bên người lao động và người sử dụng lao động ký kết vào bản hợp đồng lao động mà thời hạn không xác định, không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hiện tại số lượng công nhân ký kết hợp đồng này chiếm 40%, chủ yếu là các công nhân trong xưởng bốc dỡ và tổ ra lò. c. Hợp đồng xác định thời hạn; Hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Số lượng công nhân ký kết hợp đồng dài hạn chiếm 55%. Tình hình sử dụng thời gian làm việc chế độ tại công ty như sau:  Công nhân khối văn phòng : làm việc 8 tiếng trong ngày và nghỉ chủ nhật ( Riêng phòng kinh doanh làm cả chủ nhật)  Công nhân trực tiếp sản xuất : làm 3 ca trên ngày + Ca 1 từ 6h sáng đến 14h chiều + Ca 2 từ 14h chiều đến 22h + Ca 3 từ 22h đến 6h sáng hôm sau. 2.2.3. Năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng nói lên số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số thời gian tiêu hao để sản xuất ra một sản phẩm. Chỉ tiêu năng suất lao động thường được tính bằng tiền, bằng hiện vật hay bằng giờ công cho một người lao động trong một đơn vị thời gian. Bảng 2.6: Năng suất lao động các năm 20142015 STT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 So sánh 20152014 1 Sản lượng sản xuất 10.000 viên 1134 1143 100,79% 2 Doanh thu Tỷ đồng 10,4486 10,8925 104,25% 3 Lao động BQ người 170 175 102,94% 4 NSLĐ theo DT Đồngngườinăm 61.462.325 62.242.857 101,27% 5 NSLĐ theo GTSL Viênngườinăm 66706 65314 97,9% (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng trên ta thấy NSLĐ qua 2 năm có sự biến đổi, cụ thể NSLĐ theo doanh thu năm 2015 tăng 1,27% so với năm 2014, tương ứng với 780532 đồngngườinăm. NSLĐ theo GTSL năm 2015 giảm 2,1 % tương ứng với 1392 viênngười năm. Như vậy NSLĐ của công ty tăng tương đối chậm, do vậy công ty cần có biện pháp cụ thể để tăng NSLĐ . Khi nói đến tăng năng suất lao động, biện pháp thường được nhiều người nghĩ đến ngay là tăng nguồn vốn, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, thuê nhân công chất lượng cao. Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi phải nghiên cứu, cân nhắc cho phù hợp với vấn đề và điều kiện của từng doanh nghiệp. Tại nhà máy VLXD Vinaconex 3 nên tham khảo một số gợi ý như: Công ty cần rà soát lại từ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, lao động, vật tư, nguyên liệu…đánh gía những điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận. Trên cơ sở đó để tìm hiểu biện pháp khắc phục cho từng vấn đề cụ thể, từ khâu và từng bộ phận cụ thể cũng như tổng thể doanh nghiệp. Tăng cường quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả. Để tăng cường quản lý, sử dụng nhân lực nói chung và lao động nói riêng trong doanh nghiệp, cần chú trọng từ khâu tuyển chon, bố trí, sử dụng lao động, đảm bảo lao động có trình độ, năng lực phù hợp; đồng thời tăng cường đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, kỹ năng của người quản lý, tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở nhằm cho nhân viên gắn bó hơn với công ty. 2.2.4. Các hình thức trả lương và cách tính lương cho người lao động 2.2.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian Lương thời gian: được áp dụng chủ yếu đối với các cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng ban như: Giám đốc, Phó giám đốc, chủ tịch công đoàn, các nhân viên thuộc khối văn phòng. Đối với CBCNV văn phòng và cốp pha trả lương theo hình thức lương thời gian kết hợp lương năng suất: Thu nhập của người lao động(TN)= Tiền lương thời gian(LTG)+ Tiền lương năng suất( LNS) + Phụ cấp( PC) + Tiền thưởng( TT) + Phúc lợi( PL) Trong đó: Lương thời gian là lương được trả căn cứ vào lương cấp bậc trên số ngày công làm việc thực tế trong tháng. Lương năng suất là lương được trả căn cứ vào kết quả thực hiện công việc của người lao động trong tháng.Quỹ lương năng được xây dựng trên cơ sở sản lượng thực hiện trong tháng của công ty.Quỹ lương năng suất được phân bổ đến từng bộ phận căn cứ vào tổng lương thời gian của bộ phận và tổng lương thời của toàn công ty. • Cách tính lương thời gian (LTG) LTG = Ngày công× Trong đó: LCB là lương cấp bậc là lương được trả theo yêu cầu chức danh công ty, được xác định văn cứ vào số điểm đánh giá công việc theo công nghệ, lương cấp bậc không bao gồm tiền BHXH, BHTN và các khoản phụ cấp khác. Ngày công bao gồm những ngày người lao động làm việc cho công ty. 2.2.4.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Căn cứ vào khối lượng công việc mà công nhân làm được trả lương cho công nhân. Hình thức trả lương kiểu này áp dụng cho công việc của công nhân bốc xếp, căn cứ vào tình hình làm việc của công nhân bốc xếp trong từng tổ các tổ trưởng sẽ chấm công cho các nhân viên của mình. Đối với công nhân bốc xếp: trả lương theohình thức lương sản phẩm khoán . Do tính chất của công việc mà công nhân bên tổ bốc xếp được trả lương 2 lần một tháng:  Lần 1: từ ngày mùng 1 đến ngày 15  Lần 2: từ ngày 16 đến hết tháng. Lương của công nhân bốc xếp được tính theo khối lượng công việc mà công nhân đó làm được theo thỏa thuận của công nhân đó với công ty trong hợp đồng lao động. Cách tính lương theo sản phẩm của công nhân bốc xếp: Thu nhập của NLĐ = tiền lương khoán + Tiền lương năng suất + Các khoản thu nhập khác. 2.2.4.3. Hình thức trả lương khoán theo công nhật Ngoài ra công ty cũng áp dụng hình thức trả lương khoán theo công nhật: bản chất của hình thức tiền lương này cũng giống như hình thức trả lương theo sản phẩm song thời gian khoán dài hơn và khối lượng sản phẩm lớn hơn nhiều. Công ty áp dụng hình thức chấm công trả lương này cho đội xây dựng của công ty, căn cứ vào tình hình làm việc mà đội trưởng chấm công cho từng người rồi cuối tháng nộp báo cáo lên phòng tổ chức hành chính để tính lương và lập bảng thanh toán tiền lương cho công nhân. Cơ sở để tính lương là bảng chấm công, bảng kê khối lượng sản phẩm(công việc) hoàn thành và bảng đơn giá tiền lương. Thực lĩnh = tổng thực lĩnh ¬ BHXH Tổng lĩnh = Lương tháng + Các khoản thu nhập khác + Thưởng Lương tháng = Đơn giá lương ngày × ngày công làm việc Các khoản thu nhập khác = Ăn ca, thêm giờ Ăn ca = Ngày công làm việc trong công ty × 20.000đngày Ví dụ: Tính lương tháng 11 – 2015 cho công nhân Nguyễn Văn Cường tại tổ sản xuất như sau : Lương tháng = Đơn giá lương ngày × ngày công làm việc = 150.00027 = 4 050.000 (đ) Ăn ca = ngày công làm việc trong công ty 20.000đ = 27 × 20.000 = 5400000 (đ) Tổng lĩnh = 4 050 000 + 540.000 = 4590 đ BHXH = hệ số lương sản xuất× 8% BHXH×Tiền lương tối thiểu của 1công nhân sản xuất tính theo vùng: = 1,12×8%×2.400.000= 215.040 (đ) Thực lĩnh = 4590000 –¬ 215.040= 4.374.960 (đ) Bảng 2.7 : Bảng lương của một số nhân viên trong công ty CPXD vinaconex 3 tháng 122015: Họ vàtên Bậc lương Phân loại Lư¬ơng thời gian Hệ số Lư¬ơng theo HQSXKD khoản cộng Tổng L¬ương Công Tiền K ( HQ) Hệ số K1 Thành tiền ĐT, độc hại ăn ca 1 ăn ca 3 Công tác phí (2) (3) (4) (7) 8=37 LCB269 (9) (11) (12) (13) (14) (15)=7 11.000 (15)= 712.000 (16) (17)= 6+8+10+13+ 14+15+16 D¬ương Văn Cường 1.86 A 27.0 2,839,362 0.7 3,709,713 0.3 1,112,914 100,000 200,000 4,250,000 Ngô Đức Toàn 3,000,000 A 31.0 3,000,000 231,000 120,000 3,351,000 Đồng Văn Dũng 3,000,000 A 31.0 3,000,000 100,000 231,000 120,000 200,000 3,651,000 Nguyễn Hồng Ba 3,000,000 A 31.0 3,000,000 231,000 120,000 3,351,000 Nguyễn Thị Lương 2,500,000 A 31.0 2,980,769 162,000 330,000 200,000 3,673,000 Đồng Thi Giang 2,500,000 A 31.0 2,980,769 62,000 330,000 3,373,000 Nguyễn Văn Dương 1,150,000 A 31.0 1,150,000 1,150,000 Cộng 213.0 18,950,900 0.7 3,709,713 0.3 1,112,914 424,000 1,353,000 360,000 600,000 22,801,000 (Nguồn: Phòng hành chính kế toán) Như vậy về vấn đề trả lương cho nhân viên trong công ty đã : Thanh toán kịp thời, đầy đủ. Công ty không nợ đọng tiền lương, thưởng, tiền đóng bảo hiểm của người lao động. Xây dựng một mức lương cơ bản, trả công xứng đáng với sức lao động mà người lao động bỏ ra. Với hình thức trả lương có thưởng, công ty không chỉ tăng lương khi năng suất lao động tăng mà còn tăng thêm khi nâng cao chất lượng công việc. Tiền lương bình quân tăng đều qua các năm đã cho thấy sự phát triển đều của công ty và sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty tới đời sống của người lao động. Qua đây cho ta thấy được bước chuyển đổi của công ty là hợp lý, giúp cho cán bộ và công nhân viên trong công ty ổn định cuộc sống và gắn bó với công ty hơn. 2.3. Tình hình chi phí và giá thành 2.3.1. Phân loại chi phí của doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục giá thành, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng Bảng 2.8: Tình hình chi phí theo các khoản mục giá thành từ năm 2013 đến 2015 (ĐVT: Đồng) Các khoản chi phí Năm 2013 Năm 2014 Năm .,2015 So sánh(%) 20142013 20152014 Tổng chi phí 11.064.610.800 12.098.848.264 11.699.820.503 109,35% 96,7% Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.877.427.983 3.636.837.313 3.134.537.485 74,56% 86,19% Chi phí nhân công trực tiếp 2.765.778.622 3.383.672.939 2.941.724.900 122,34% 86,94% Chi phí sản xuất chung 2.095.595.049 3.416.846.825 3.045.690.143 163,05% 89,14% Chi phí quản lý doanh nghiệp 722.993.200 1.463.052.474 2.367.974.512 202,36% 161,85% Chi phí bán hang 602.815.946 198.438.713 209.893.463 32,92% 105,77% (Nguồn: Phòng hành chính kế toán) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí biến động qua các năm: • Năm 2013 tổng chi phí là 11.064.610.800 đồng trong đó : Chi phí NVL trực tiếp chiếm 44,08% Chi phí nhân công trực tiếp chiếm 25% Chi phí sản xuất chung chiếm 18,9% Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 6,54% Chi phí bán hàng chiếm 5,48% • Năm 2014 tổng chi phí tăng 1.034.237.464 đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 9,35%. Tổng chi phí năm 2014 là 12.098.848.264 đồng trong đó: Chi phí NVL trực tiếp chiếm 30.06% Chi phí nhân công trực tiếp chiếm 27,97% Chi phí sản xuất chung chiếm 28,24% Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 12,09% Chi phí bán hàng chiếm 1,64% • Năm 2015 tổng chi phí giảm 399027761 đồng so với năm 2014, tương ứng với giảm 3,3 %. Tổng chi phí năm 2015 là 11.699.820.503 đồng trong đó: Chi phí NVL trực tiếp chiếm 26,79% Chi phí nhân công trực tiếp chiếm 25,15% Chi phí sản xuất chung chiếm 26,04% Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 20,23% Chi phí bán hàng chiếm 1,79% 2.3.2. Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch của doanh nghiệp được tính theo khoản mục chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp căn cứ vào kế hoạch sản xuất của một sản phẩm trong năm với số lượng là bao nhiêu sau đó nhân với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp : lấy đơn giá tiền lương cho một sản phẩm đã xây dựng nhân với số lượng sản phẩm sản xuất trong năm. Chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hang đã được xây dựng theo kế hoạch trong năm cho 1 triệu mét vuông sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm kế hoạch sản xuất trong năm 2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí và giá thành thực tế . Hàng tháng kế toán tập hợp các khoản mục chi phí cơ bản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tại khoản mục này có loại được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng như: chi phí nguyên vật liệu chính ( Đất sét ) chi phí nguyên vật liệu phụ … Các loại được tập trung toàn phân xưởng như nhiên liệu xăng dầu, điện đến cuối kỳ mới phân bổ cho từng loại gạch thành phẩm. Căn cứ vào số lượng, đơn giá, thành tiền của từng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đê tính giá trị. Phương pháp giá thành thực tế: • Xuất phát từ đối tượng tập hợp chi phí là toàn doanh nghiệp cuối tháng căn cứ vào kết quả chi phí sản xuất kinh doanh đã tập hợp được kế toán giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm theo từng loại. • Khoản mục nguyên vật liệu, vật liệu phụ phát sinh trực tiếp cho đối tượng nào thì được tính trực tiếp cho đối tượng đó. • Khoản mục chi phí về nhiên liệu, tiền lương, chi phí sản xuất chung được tính toán phân bổ cho các đối tượng theo sản lượng thành phẩm thực tế sản xuất chung trong tháng. Bảng 2.9: Tình hình giá thành đơn vị một số loại sản phẩm năm 2015 (ĐVT:đồngviên) STT Tên sản phẩm Giá thành đơn vị 1 sản phẩm ( đồngviên) Kế hoạch Thực tế 1 Gạch đặc ( 22010555) 770 725 2 Gạch 2 lỗ( 22010555) 650 635 3 Gạch rỗng 6 lỗ( 220105150) 665 650 (Nguồn: Phòng hành chínhkế toán) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy giá thành thực tế năm 2015 giảm so với năm trước là do chi phí sản xuất giảm cụ thể giá thành năm 2015 của ba loại gạch lần lượt là 725 đồng, 653 đồng và 650 đồng, tương ứng giảm lần lượt( 5,84%, 2,31%, 2,26%). 2.3.4. Nhận xét tình hính chi phí giá thành của doanh nghiệp Công tác tập hợp chi phí và tính giá thà

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên: Lưu Thị Nhật Lệ Lớp: QTKDTH A- K9 Trường: Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên Địa điểm thực tập: CT CPXD SỐ – VINACONEX CN NHÀ MÁY VLXD VINACONEX TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Mức độ liên hệ với giáo viên: Thời gian thực tập quan hệ với sở: Tiến độ thực hiện: 2.NỘI DUNG BÁO CÁO Thực nội dung thực tập: Thu thập xử lý số liệu: Khả hiểu biết thực tế lý thuyết: HÌNH THỨC TRÌNH BÀY MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC: ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐIỂM: CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO: ( Tốt- Khá- Trung bình) Thái nguyên, ngày tháng năm 2016 Giáo viên hướng dẫn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Sản lượng tiêu thụ năm 2015 nhà máy VLXD Vinaconex số đối thủ cạnh tranh 18 Bảng 2.2: Một số tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công ty 21 Bảng 2.3: Tình hình thực kế hoạch doanh thu năm 2015 21 Bảng 2.4: Giá bán số sản phẩm năm 2014-2015 23 Bảng 2.5 Cơ cấu lao động công ty từ năm 2013 đến năm 2015 27 Bảng 2.6: Năng suất lao động năm 2014-2015 30 Bảng 2.7 : Bảng lương số nhân viên .34 công ty CPXD vinaconex tháng 12/2015: .34 Bảng 2.8: Tình hình chi phí theo khoản mục giá thành từ năm 2013 đến 2015 36 Bảng 2.9: Tình hình giá thành đơn vị số loại sản phẩm năm 2015 38 Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn công ty từ năm 2013-2015 40 23,957,366,920 40 Qua năm tổng vốn công ty tăng, số lượng vốn năm 2014 tăng 5.69% so với số lượng vốn năm 2013, số lượng vốn năm 2015 tăng 3.53% so với số lượng vốn năm 2014 số yếu tố : dao động doanh thu, cấu tài sản, thái độ người cho vay mức độ chấp nhận rủi ro lãnh đạo .40 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu 2014 so với 2013 giảm 37.67% sau tỷ lệ 2015 tăng 13.91% so với 2014 biến động thị trường Vì ngành có mức nhu cầu loại sản phẩm ổn định, thăng trầm vòng quay vốn nhanh (dịch vụ, bán buôn…) nên vốn tài trợ từ chủ sở hữu tăng 40 Bên cạnh tỷ lệ vốn vay biến động 2014 so với 2013 giảm 12.81% , sau tỷ lệ 2015 tăng 2.02% so với 2014 công ty mở rộng thêm quy mô sản xuất DO nhà lãnh đạo dám chấp nhận rủi ro, chấp nhận mạo hiểm, điều đồng nghĩa với hội để gia tăng lợi nhuận (mạo hiểm cao rủi ro nhiều lợi nhuận lớn) .40 2.4.1.2: Phân tích biến động tài sản 41 Bảng 2.11: Cơ cấu tài sản công ty từ năm 2013-2015 41 (ĐVT: Đồng) 41 ( Nguồn:Báo cáo tài năm 2013-2015) 41 2.4.2 Phân tích số tiêu tài 43 Bảng 2.12: Một số tiêu tài công ty qua năm từ năm 2013-2015 43 (ĐVT: đồng,%) 43 (Nguồn: Báo cáo kết kinh doanh năm 2013-2015) 43 Bảng 2.13 Bảng tiêu khả toán năm 2013-2015 44 Bảng 2.14 Bảng tiêu khả hoạt động năm 2013- 2015 45 Bảng 2.15 Bảng tiêu đòn cân nợ năm 2013-2014 47 Bảng 2.16 Bảng tiêu khả sinh lời công ty năm 2013-2015 .48 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Quy trình sản xuất gạch nung Hình 1.2: Sơ đồ cấu tổ chức nhà máy 10 Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh .12 Hình 2.1: Đồ thị đường tiêu thụ doanh nghiệp qua năm 25 MỤC LỤC (Đơn vị: lần) 44 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong năm gần kinh tế nước ta có chuyển biến tích cực, doanh nghiệp Việt Nam ngày trưởng thành lớn mạnh không ngừng, nhanh chóng hòa nhập vào kinh tế khu vực giới Một nghành công nghiệp Việt Nam có tăng trưởng theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ngành công nghiệp xây dựng phát triển xu thuận lợi, có nguồn lao động dồi động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam Chi nhánh nhà máy VLXD VINACONEX – Phổ Yên, Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ Cùng với trình đổi phát triển kinh tế đất nước ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp xây dựng không ngừng phát triển hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh, với sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nước, đồng thời giải việc làm cho hàng trăm công nhân lao động, giảm cân đối cán cân thương mại đất nước Trong thời gian thực tập nhánh nhà máy VLXD VINACONEX – Phổ Yên, Thái Nguyên, em sâu vào phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhà máy, vận dụng kiến thức học trường kết hợp với tình hình thực tế nhà máy, em biết kiến thức lĩnh vực quản lý kinh tế, với giúp đỡ thầy cô giáo khoa nhà trường cô anh chị nhà máy dã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1 Qúa trình hình thành phát triển doanh nghiệp 1.1.1 Tên, địa  Tên đầy đủ: Nhà máy Cổ phần xây dựng số 3- vinaconex CN Nhà máy VLXD vinaconex  Tên giao dịch quốc tế: Construction joint stock Co No  Trụ sở: km 44+800-QL 3, Hồng Tiến , Phổ yên -Thái Nguyên  Điện thoại : 0280 763 615- Fax 0280 64992  Fax: 02803864992  Email: vlxdvinaconex3@gmail.com  Loại hình doanh nghiệp: Công ty CPXD Số – Chi Nhánh Nhà Máy Vật Liệu Xây Dựng VINACONEX doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có dấu riêng có tư cách pháp nhân theo hình thức công ty CP 1.1.2 Quá trình hình thành phát triển Công ty CPXD Số – Chi Nhánh Nhà Máy Vật Liệu Xây Dựng VINACONEX trực thuộc Tổng công ty XNKXD Việt Nam thành lập ngày 05 tháng năm 2004 Sau 10 năm xây dựng phát triển, ngày 04 tháng năm 2014 chuyển đổi tên công ty theo giấy phép kinh doanh số 0101311837-001 Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 04 tháng năm 2014 Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày tháng năm 2004 công ty bắt đầu phát triển từ năm 2009 trọng đâu tư theo chiều sâu, sản xuất hàng hóa theo chế thị trường Tháng năm 2009 nhà máy khởi công xây dựng lò nung Tuynel với quy trình công nghệ đại công ty khác áp dụng Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày tăng đa dạng, tháng năm 2011 công ty đầu tư lắp đặt dây truyền sản xuất gạch lỗ làm cho suất lao động tăng lên đáng kể, sản phẩm đạt chất lượng cao khách hàng ưa chuộng Song song với sản xuất gạch đặc gạch lỗ, nhà máy sản xuất gạch thông tâm lỗ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường Dự kiến đến tháng năm 2017 nhà máy nhập thêm dây truyền công nghệ với công suất lớn nhằm mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu gạch xây dựng ngày gia tăng khách hàng 1.2 Chức nhiệm vụ doanh nghiệp 1.2.1 Chức  Sản xuất kinh doanh mặt hàng gạch xây dựng với sản phẩm là: gạch đặc, gạch lỗ gạch thông tâm lỗ với kích cỡ 220x105x55  Tìn kiếm mở rộng thị trường để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng  Đáp ứng nhu cầu xây dựng khu vực, cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cao với giá hợp lý  Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp công trình chuyên dụng  Nhận thầu xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, sân bay, bến cảng, cầu cảng, công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị khu công nghiệp, công trình đường dây 1.2.2 Nhiệm vụ  Sử dụng hiệu tài nguyên đất nguồn lực khác để thực mục tiêu kinh doanh đảm đời sống cho cán công nhân viên làm nghĩa vụ với nhà nước  Có nhiệm vụ thực khoản nợ phải thu, phải trả ghi bảng cân đối tài sản công ty  Thực chế độ quy định quản lý vốn, tài sản, quỹ, kế toán, hoạch toán, chế độ kiểm toán chế độ khác  Phải xác thực hoạt động tài công ty, phải công bố công khai báo cáo tài hàng năm, nộp khoản thuế khoản nộp ngân sách khác theo quy định nhà nước 1.3 Giới thiệu quy trình sản xuất doanh nghiệp Thùng cấp liệu Máy cán thô Máy cán mịn Máy nhào Máy đùn Sân chứa mộc để phơi khô LÒ SẤY KHÔ LÒ NUNG GẠCH GẠCH THÀNH PHẨM (Nguồn: Bộ phận sản xuất) Hình 1.1: Quy trình sản xuất gạch nung Gạch nung sản phẩm từ đất sét, để tạo thành phẩm phải trải qua nhiều khâu gồm bước sau:  Đất sét sau ngâm ủ theo thời gian quy định từ trại chứa xúc đổ vào thùng tiếp liệu để đưa vào công đoạn sơ chế Công đoạn sơ chế gồm: Tiếp liệu —> Tách đá —> Nghiền thô —> Nghiền tinh  Sau sơ chế nguyên liệu đất sét đưa vào máy nhào trộn trục để trộn với than cám đá nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn hút chân không đưa nguyên liệu vào khuôn để tạo sản phẩm gạch mộc (gạch chưa nung)  Sản phẩm gạch mộc sau có hình dáng chuẩn vận chuyển lên trại phơi để phơi tự nhiên sấy phòng trường hợp cần thiết sản phẩm đạt độ khô thích hợp  Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goòng (đối với lò nung tuynel) xông – sấy lò nung khoản thời gian định, sau chuyển sang lò nung để nung nhiệt độ khoảng 900 độ C, sau sản phẩm làm nguội lò cho thành phẩm  Sản phẩm sau nung đưa lò, phân loại vận chuyển vào bãi chứa thành phẩm 1.4 Cơ cấu tổ chức máy quản lý doanh nghiệp Hệ số toán lãi vay từ năm 2013 đến năm 2015 tăng lên Năm 2014 tăng 33,1% so với năm 2013 Con số đáng ngạc nhiên năm 2015 lên tới 200% Chứng tỏ hiệu sử dụng vốn vay công ty cao đủ bù đắp lãi vay phải trả Điều làm ảnh hưởng tích cực đến kết hoạt động kinh doanh công ty năm 2015.sở dĩ doanh nghiệp theo số liệu cho thấy 3năm qua công ty không vay vốn ngân hàng mà xoay vốn vay từ bạn bè đối tác với mức lãi suất thấp Điều chứng tỏ quan hệ khách hàng công ty theo đà tăng trưởng tốt 2.1.2.2 Nhóm chỉ tiêu về khả sinh lời Bảng 2.16 Bảng tiêu khả sinh lời công ty năm 2013-2015 (ĐVT:%) Chỉ Công thức tiêu Năm So sánh (%) 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 ROS (LNST / DTT)*100 14,15 21,6 20,5 152,65 94,91 ROA (LNST / ΣTS BQ)*100 8,98 12,73 14,5 141,76 113,9 ROE (LNST / VCSH BQ)*100 0,64 0.97 0.48 151 45,5 (Nguồn: Xử lý số liệu bảng 2.13) • Tỷ suất lợi nhuận doanh thu công ty qua năm có biến động Năm 2013 đạt 14.15% tức 100 đồng doanh thu công ty thu 14,5 đồng lợi nhuận, năm 2014 đạt 21,6% tăng 52,65% so với năm 2013 Năm 2015 đạt 20,5% giảm 5,09% so với năm 2014 Như vậy, tình hình kinh doanh ty xấu dần Công ty cần đưa sách để tăng lợi nhuận • Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản năm 2013 8,98 tăng năm 2014 đạt 12,73%, tăng 41,76% so với năm 2013 Năm 2015 đạt 14,5%, tăng 13,9% so với năm 2014 cho thấy có khả sinh lời vốn đầu tư ngày tăng, công ty hoạt động có hiệu • Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2013 0.64 % tức 100 đồng vốn CSH bỏ ra 0,64 đồng lợi nhuận, số thấp năm 2014 0,97%,năm 2015 0,45% Điều cho thấy lợi nhuận thu từ vốn CSH thấp.Trước tình trạng 48 Công ty khó huy động nguồn vốn từ tổ chức tài khác để quay vòng vốn kinh doanh Tổng công ty đưa ngân sách không đủ 2.5 Đánh giá nhận xét tình hình tài Công ty Nhìn chung tình hình công ty tương tốt, thể sau: • Lợi nhuận công ty tăng năm, cụ thể năm 2013 lợi nhuận công ty 2.621.295.286 đồng, năm 2014 3.477.334.892 đồng năm 2015 3.961.204.261 đồng • Về cấu tài sản nguồn vốn: Tổng tài sản nguồn vốn tăng qua năm, năm 2015 cấu tài sản sau: tài sản ngắn hạn chiếm 38,94%, tài sản dài hạn chiếm 61,08% Các khoản nợ phải trả, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn biến động qua năm, năm 2014 tăng so với năm 2013, nhiên năm 2015 lại giảm so với năm 2014 • Tuy nhiên tiêu ROE thấp công ty chưa huy động nhiều nguồn vốn từ tổ chức tài khác, cụ thể ROE năm sau: năm 2013 0,64%, năm 2014 0,97%, năm 2016 0,48% Các tiêu ROS, ROA chưa cao vốn chủ sở hữu tổng tài sản Tài sản cố định công ty phần lớn cũ Hiện 80% máy móc thiết bị công ty Liên Xô sản xuất trước Những máy móc hiệu suất làm việc thấp, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên vật liệu, chất lượng sản phẩm không cao Nhiều máy móc thiết bị mua từ lâu chưa sử dụng mà phải tính vào chi phí khấu hao làm cho giá sản phẩm cao, chất lượng lại không tốt Điều làm cho lợi nhuận công ty thấp mà tổng tài sản cao dẫn đến tiêu ROA thấp 49 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3.1 Đánh giá, nhận xét chung tình hình doanh nghiệp 3.1.1 Nhận xét chung Nhà máy Cổ phần xây dựng số 3- vinaconex xuất phát điểm công ty có quy mô tương đối nhỏ, nhờ có thay đổi chế quản lý với sách marketing đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường công ty ngày nâng cao chất lượng tính hiệu cho phát triển bền vững công ty − Mặt mạnh: + Với kinh nhiệm tích lũy nhiều năm công ty có vị quan trọng Tổng công ty Vinaconex Việt Nam Công ty mắt xích thiếu chiến lược phát triển chung ngành xây dựng + Có đội ngũ cán công nhân viên, đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề có kinh nhiệm lâu năm + Công ty có máy quản lý gọn nhẹ, không cồng kềnh mang lại hiệu cao, động việc điều hành tự chủ sản xuất kinh doanh + Công ty có hệ thống đại lý rộng nhiều khu vực tỉnh tạo điều kiện thuận lợi việc đáp ứng nhu cầu khách hàng đại bàn khác - Mặt yếu • Về việc công tác tiếp cận thị trường, chế thị trường việc đặt yêu cầu cho công ty tạo lợi nhuận nỗ lực tất khâu trình kinh doanh, từ việc sản xuất đến việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng công ty có chưa nhiều đội ngũ người làm công tác Marketing( tiếp cận thị trường) Thực tế đòi hỏi tiếp cận thị trường phải cách toàn diện: Marketing sản phẩm, Marketing khách hàng, Marketing nguyên liệu Do mà biến động nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng chưa công ty cập nhật cập nhật chưa xác phần gây khó khăn việc tiêu thụ sản phẩm • Do hệ thống tiêu thụ sản phẩm rộng lớn nên việc quản lý tổ chức tiêu thụ chi nhánh, đại lý gặp nhiều khó khăn 50 • Công tác đánh giá chất lượng nguồn nhân lực chưa thực thường xuyên tạo nhanh chóng thành công Chương trình đánh giá mở rộng toàn công ty tiến hành đánh giá cho tất công nhân công ty Do công ty có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc nên số công nhân viên muốn đánh giá lĩnh vực bị phân tán, không tập trung đầy đủ lực lượng nhân viên nên khó thực lúc mà phải chia thành nhiều đợt nhỏ làm tốn chi phí, tốn thời gian,… • Công tác đánh giá tổng kết chương trình Đào tạo thực theo năm mà không thực sau khóa học Do không khắc phục sai sót cách kịp thời nhanh chóng dẫn đến chương trình đào tạo sau gặp phải sai sót chương trình trước làm cho kết chương trình đào tạo đạt không cao • Công tác quản trị mạng thông tin chưa ban lãnh đạo quan tâm trọng đầu tư nên việc cập nhật thông tin đưa thông tin chương trình đào tạo, khóa đào tạo lên Website công ty chưa làm làm thông tin từ trụ sở đến công nhân viên chi nhánh chậm trễ 3.2 Đề xuất số biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh Công ty 3.2.1 Các giải pháp Marketing Mix • Về sản phẩm: + Giữ vững chất lượng sản phẩm, không ngừng nghiên cứu đưa sản phẩm Phát triển đa dạng gạch xây dựng dựng với nhiều kích thước, chủng loại ,chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị yếu người tiêu dùng + Xây dựng chiến lược tung sản phẩm thị trường gia đoạn đầu chu kỳ sống sản phẩm, kết hợp với hai yếu tố giá khuyến mại + Chiến lược thâm nhập kết hợp với giá bán thấp: chiến lược kết hợp với quy mô thị trường lớn, sản phẩm biết mức độ cao, khách hàng nhạy cảm với giá không nhạy cảm với khuyến mại Với chiến lược công ty nên áp dụng thị trường miền bắc • Về phân phối: Tập trung tăng cường mở rộng thị trường , tiếp tục mở rộng thị trường nước đưa sản phẩm xướng tuyến Huyện + Giữ vững tăng cường mối quan hệ với bạn hàng có + Tìm kiếm mở rộng quan hệ với bạn hàng + Thiết lập đại lý nhiều khác 51 + Công ty quan tâm đến thành viên kênh phân phối để giúp họ mặt tài chính, nhân lực, thưởng phạt nghiêm minh , tránh mâu thuẫn thành viên kênh phân phối • Về giá cả: Công ty áp dụng sách giá mềm dẻo linh hoạt thời điểm nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nâng cao doanh số bán toàn thị trường thị trường trọng điểm Mức giá điều chỉnh qua thời điểm, mặt hàng để phù hợp với mặt giá chung thị trường • Các hoạt động xúc tiến: Tiếp tục chương trình quảng cáo rộng khắp để giới thiệu sản phẩm, thực chương trình khuyến mại thích hợp, tăng cường dịch vụ cho khách hàng Dịch vụ bán hàng chia thành giai đoạn: + Dịch vụ trước bán hàng: hiểu biết xác, công ty tư vấn cho khách hàng giá thị trường, điểm bán hàng hóa bổ sung có chất lượng, phương thức toán phù hợp với khả toán họ + Dịch vụ bán hàng: khách hàng có nhu cầu ký kết hợp đồng giao nhận hàng hóa địa mà khách hàng định, nhân viên hàng tạo điều kiện đến tận nơi để ký kết hợp đồng thực giao hàng, toán địa khách yêu cầu + Dịch vụ sau bán hàng: khách hàng yêu cầu dịch vụ bổ sung kiểm tra chất lượng sản phẩm,kiểm tra hợp đồng công ty đứng cung cấp dịch vụ 3.2.2 Nâng cao hiệu sử dụng vốn • Đối với vốn cố định Tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ - Sắp xếp máy móc thiết bị theo nguyên giá, giá trị lại, khả phục vụ mức độ đóng góp nú vào trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty - Xác định thời gian sử dụng tài sản cố dịnh để xác định mức khấu hao thích hợp nhằm không gây thiệt thòi cho doanh nghiệp, hạn chế tối đa ảnh hưởng hao mòn tài sản cố định - Xác định đựơc số tài sản thừa, thiếu tạo điều kiện thuận lợi để phản ánh xác kịp thời tình hình biến động vốn cố định - Công ty cần thực giải pháp đầu tư công nghệ - kỹ thuật mới, đồng Cần phải lựa chọn nên đầu tư vốn với tỷ trọng lớn vào loại máy móc thiết bị chủ yếu 52 - Thanh lý TSCĐ không cần dùng hư hỏng để thu hồi vốn cố định bổ xung vào vốn kinh doanh, góp phần vào việc đầu tư mua sắm TSCĐ để nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng lợi nhuận tăng hiệu dụng vốn cố định - Cần phải quy định rõ trách nhiệm quyền hạn phận cá nhân việc bảo quản, bảo dưỡng đảm bảo cho TSCĐ hoạt động với công xuất cao • Đối với vốn lưu động - Dựa vào mức hao phí thực trạng sử dụng vốn thời gian qua để xác định lượng vốn nhu cầu cần cho năm tới xác định đựơc nhu cầu vốn lưu động cho năm tới cách hợp lý từ góp phần nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh hiệu sử dụng vốn từ có kế hoạch huy động vốn hợp lý - Xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch - Giảm thiểu giá trị hàng tồn kho + Công ty phải xác định nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết thường xuyên cho khoản hàng tồn kho, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực + Phải đảm bảo tính xác việc ghi chép báo cáo tồn kho để làm sở cho việc hoạch định sách tồn kho hợp lý + Tiến hành nghiên cứu tốt thị trường để xác định đùng nhu cầu hàng hoá khách hàng, thu thập thông tin cần thiết + Thiết lập tốt mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng, giao hàng hẹn - Công ty phải có sách bán hàng hợp lý để thu hồi nhanh vốn bị ứ đọng toán (bị khách hàng chiếm dụng) Khi bán hàng với số lượngnhỏ nên thực theo nguyên tắc giao hàng nhận tiền Đối với khách hàng mua với số lượng lớn cần xác định rõ thời hạn toán Đồng thời phải thực chiết khấu toán khách hàng toán hạn hay trước hạn sách bán hàng ưu đãi để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm 3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực 53 - Bố trí lao động làm công tác chuyên ngành đào tạo để phát huy hết lực làm việc công nhân cán lãnh đạo, kết hợp với đơn vị, phận để làm tốt việc sử dụng xếp, bố trí lao động đảm bảo kết công việc cao - Có sách đặc biệt tiền lương để thu hút lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật kinh nghiệm vào làm việc Công ty - Công ty cần quan tâm đến hiệu sử dụng kinh phí dành cho đào tạo tránh tình trạng lãng phí, hiệu - Cần có sách hợp lý đối tượng với người tham gia đào tạo thời gian học họ hưởng nguyên lương Có đảm bảo sống cho người lao động - Cần phải sử dụng linh hoạt, đa dạng phương pháp đào tạo để đạt hiệu cao công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực công ty chưa nhận thấy ưu điểm phương pháp đào tạo công ty chưa sử dụng như: + Đào tạo theo kiểu chương trình hóa với trợ giúp máy tính: Phương pháp học viên đào tạo nhiều kỹ mà không cần người dạy, học viên có điều kiện học hỏi cách giải tình giống thực tế mà chi phí lại thấp nhiều, cung cấp cho học viên hội học tập thời gian linh hoạt, nội dung học tập đa dạng tùy thuộc vào lựa chọn học viên, cung cấp tức thời phản hồi câu trả lời người học hay sai sai đâu thông qua việc cung cấp lời giải sau câu trả lời Việc học tập diễn nhanh tiến độ học tập học viên định Điều ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân học viên nên học viên tập trung vào việc học, chương trình đào tạo làm tăng hiệu sau đào tạo + Đào tạo từ xa: Phương pháp cung cấp cho học viên lượng lớn thông tin nhiều lĩnh vực khác nhau, thông tin chương trình đào tạo cung cấp cập nhật lớn mặt số lượng, người học chủ động bố trí kế hoạch học tập đáp ứng nhu cầu học tập học viên xa trung tâm đào tạo - Công ty cần phải liên kết với trường đại học để tìm nguồn nhân lực tốt nhất, chất lượng nhất, đáp ứng yêu cầu công việc mức tốt - Công ty cần phải tập trung trọng vào công tác quản trị mạng thông tin Luôn cập nhật thông tin chương trình đào tạo, khóa đào tạo nhanh lên 54 Website công ty để công nhân viên toàn công ty dễ dàng nắm bắt chuẩn bị tham gia khóa đào tạo với thời gian sớm 3.3 Định hướng đề tài nghiên cứu Là doanh nghiệp hoạt động gần 20 năm, có bề kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh, với nỗ lực phấn đấu làm việc cán công nhân viên công ty Công ty đạt nhiều thành tựu Với thị trường hoạt động công ty hoạt động với nguyên tắc “ Giao hàng chất lượng, số lượng, chủng loại, thời gian vận chuyển đến tận chân công trình” yếu tố quan trọng làm tốt công tác đánh giá phát triển nguồn nhân lực công ty Qua trình thực tế nghiên cứu em thấy thực trạng đánh giá chất lượng nguồn nhân lực công ty chưa ban lãnh đạo công ty trọng phát triển có điểm yếu cần khắc phục triệt để, tháo gỡ khó khăn phát huy tiềm lực có để công tác đánh giá đạt hiệu cao Trong năm tới công ty cần tạo điều kiện tốt cho cán bộ, công nhân viên học tập, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ hiểu biết khuyến khích người lao động phát huy hết khả sáng tạo, lực sẵn có thân, góp phần vào nghiệp xây dựng, phát triển công ty nói riêng, nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước nói chung Vì vậy, qua trình thực tập Công ty CPXD số 3- chi nhánh nhà máy VLXD Vinaconex 3, em xin chọn đề tài “Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Công ty CPXD số 3- chi nhánh nhà máy VLXD Vinaconex 3” làm đề tài khóa luận 55 KẾT LUẬN Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh gay gắt chế thị trường doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh đứng trước khó khăn thử thách lớn việc làm để tồn phát triển trước đối thủ cạnh tranh Những khó khăn thử thách giải doanh nghiệp trọng đến việc nâng cao hiệu kinh doanh doanh nghiệp., đặc biệt công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Qua trình thực tập doanh nghiệp, em biết hệ thống quản trị công ty, cấu lao động, hoạt động marketing quản trị tài công ty Trong môn học thực tế, kết hợp với kiến thức học thực tế, em nhận thấy việc “ học đôi với hành” hoàn toàn Sau thời gian tìm hiểu thực tập Chi nhánh nhà máy vật liệu xây dựng Vinaconex - CT CPXD số giúp em tìm hiểu kỹ kiến thức học nhà trường Đây hội cho em áp dụng kiến thức học vào thực tế Trong trình thực tập, giúp đỡ nhiệt tình cô chú, anh chị, phòng ban công ty với hướng dẫn Cô giáo Dương Thúy Hương giúp em hoàn thành báo cáo thực tập Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành Cô giáo Dương Thị Thúy Hương anh chị công ty tận tình hướng dẫn em trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiêp mình, trường Đại học Kinh tế QTKD tạo điều kiện tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp cho sinh viên chúng em Em xin chân thành cảm ơn! 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo kết hoạt động sản xuất kinh doanh CN nhà máy VLXD Vinaconex năm 2013-2015 Bảng cân đối kế toán CN nhà máy VLXD Vinaconex năm 2013-2015 Thuyết minh báo cáo tài CN nhà máy VLXD Vinaconex năm 2013-2015 Bảng cân đối tài khoản chi tiết CN nhà máy VLXD Vinaconex năm 2013-2015 Bảng lương công nhân tháng 12 năm 2015 CN nhà máy VLXD Vinaconex năm 2013-2015 Bảng báo cáo thị trường phòng kinh doanh CN nhà máy VLXD Vinaconex năm 2013-2015 Bảng thống kê nhân lực phòng tổ chức hành CN nhà máy VLXD Vinaconex năm 2013-2015 57 PHỤ LỤC - Bảng lương số công nhân tháng 12 năm 2015: Lương thời gian (2) (3) (4) (7) 8=3*7* LCB/26*9 (9) Lương theo HQSXKD Hệ Thành tiền K ( HQ) số K1 (11) (12) (13) Dương Văn Cường Ngô Đức Toàn Đồng Văn Dũng Nguyễ n Hồng Ba Nguyễ n Thị Lương Đồng Thi Giang Nguyễ n Văn Dương Cộng 1.86 A 27.0 2,839,362 0.7 3,709,713 3,000,000 A 31.0 3,000,000 - 3,000,000 A 31.0 3,000,000 - 3,000,000 A 31.0 3,000,000 2,500,000 A 31.0 2,980,769 - 162,000 330,000 2,500,000 A 31.0 2,980,769 - 62,000 330,000 1,150,000 A 31.0 1,150,000 213.0 18,950,900 Công Tiển 0.3 1,112,914 khoản cộng ĐT, độc hại ăn ca ăn ca Cụng tác phí (14) (15)= 7*11.000 (16) 100,000 - (15)= 7*12.00 - 231,000 120,000 100,000 231,000 120,000 - 231,000 120,000 200,000 (17)= 6+8+10+13+ 14+15+16 4,252,000 3,351,000 200,000 3,651,000 3,351,000 200,000 3,673,000 3,373,000 1,150,000 0.70 3,709,713 0.3 1,112,914 424,000 1,353,000 360,000 600,000 22,801,000 (Nguồn : phòng hành chính- kế toán) 58 Bảng cân đối kế toán 2015 Công ty CPXD số - VINACONEX Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC CN nhà máy VLXD vinaconex Ngày 20/03/2006 Bộ trưởng BTC Mẫu số B 01 – DN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2015 Chỉ tiêu Tài sản A - Tài sản ngắn hạn (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) I Tiền khoản tương đương tiền Tiền Các khoản tương tiền II Các khoản đầu tư tài ngắn hạn Đầu tư ngắn hạn Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) III Các khoản phải thu ngắn hạn Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Phải thu nội Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Các khoản phải thu khác Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) IV Hàng tồn kho Hàng tồn kho Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V Tài sản ngắn hạn khác Chi phí trả trước ngắn hạn Mã số Thuyết minh Số cuối kỳ Số đầu năm 100 8,841,910,285 7,975,572,497 110 75,792,276 55,950,474 111 112 75,792,276 55,950,474 130 4,082,955,308 1,927,800,771 131 132 133 4,352,921,147 145,104,910 2,082,281,515 5,104,660 135 101,100,705 23,547.685 139 516,171,454 183,133,089 140 141 4,464,401,948 4,464,401,948 5,681,030,497 5,681,030,497 218,760,753 84,553,553 310,790,755 73,984,255 120 121 129 134 V.04 149 150 151 59 Thuế GTGT khấu trừ Thuế khoản khác phải thu Nhà nước Tài sản ngắn hạn khác B - Tài sản dài hạn (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) I Các khoản phải thu dài hạn Phải thu dài hạn khách hàng Vồn kinh doanh đơn vị trực thuộc Phải thu dài hạn nội Phải thu dài hạn khác Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II Tài sản cố định Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế Tài sản cố định thuê tài - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế (*) Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mũn lũy kế Chi phí xây dựng dở dang III Bất động sản đầu tư - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế (*) IV Các khoản đầu tư tài dài hạn Đầu tư vào công ty Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh Đầu tư dài hạn khác Dự phòng giảm giá đầu tư 152 154 158 134,207,200 236,806,500 200 11,638,121,743 12,505,578,746 210 83,722,640 83,722,640 220 221 222 8,746,764,142 5,163,888,993 17,004,704,903 223 -11,840,815,910 9,151,950,442 5,481,557,405 17,225,961,255 11,744,403,850 211 212 213 218 219 224 V.09 225 226 227 228 229 V.10 3,582,875,149 4,375,894,383 -793,019,234 3,670,393,037 4,375,894,383 -705,501,346 230 V.11 0 240 241 242 V.12 0 250 251 252 258 259 V.13 60 tài dài hạn (*) V Tài sản dài hạn khác Chi phí trả trước dài hạn Tài sản thuế thu nhập hoàn lại Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản(270=100+200) Nguồn vốn A Nợ phải trả (300 = 310 + 330) I Nợ ngắn hạn Vay nợ ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Thuế khoản phải nộp nhà nước Phải trả người lao động Chi phí phải trả Phải trả nội Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10 Dự phòng phải trả ngắn hạn II Nợ dài hạn Phải trả dài hạn người bán Phải trả dài hạn nội Phải trả dài hạn khác Vay nợ dài hạn Thuế thu nhập hoàn lại phải trả Dự phòng trợ cấp việc làm Dự phòng phải trả dài hạn B Vốn chủ sở hữu (400 = 410 + 430) I Vốn chủ sở hữu 260 261 2,807,634,961 2,807,634,961 3,269,905,664 3,269,905,664 270 20,480,032,028 20,481,151,243 300 17,002,697,136 16,519,946,982 310 311 312 313 6,533,052,864 800,000,000 2,931,590,003 531,763,510 4,591,143,383 850,000,000 2,628,261,489 89,319,420 314 1,027,401,367 390,473,294 315 316 317 1,137,642,000 603,887,826 104,655,984 29,201,354 10,469,644,272 11,928,803,599 10,469,644,272 11,928,803,599 400 3,477,334,892 3,961,204,261 410 3,477,334,892 3,961,204,261 262 268 318 319 320 330 331 332 333 334 335 336 337 61 Vốn đầu tư chủ sở hữu Thặng dư vốn cổ phần Vốn khác chủ sở hữu Cổ phiếu quỹ (*) Chênh lệch đánh giá lại tài sản Chênh lệch tỷ giá hối đoái Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11 Nguồn vốn đầu tư XDCB II Nguồn kinh phí quỹ khác Quỹ khen thưởng, phúc lợi Nguồn kinh phí Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) 411 412 413 414 415 416 417 418 419 420 2,607,401,169 2,970,903,136 20,480,032,028 20,481,151,243 421 430 431 432 433 440 (Nguồn tài liệu phòng kế toán tài chính) 62

Ngày đăng: 02/09/2016, 18:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan