1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của DOANH NGHIỆP

55 365 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 649,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Lời nói đầu 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 5 1.1 Qua trình hình thành và phát triển của công ty 5 1.1.1 Quá trình hình thành 5 1.1.2 Nguyên tắc hoạt động 5 1.1.3 Phương pháp hoạt động 6 1.1.4 Một số kết quả công ty đã đạt được trong Vài năm gần đây 6 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 8 1.2.1 Chức năng 8 1.2.2 Nhiệm vụ 9 1.3 Giới thiệu về quy trình sản suất và kinh doanh của Công ty 9 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 15 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 19 2.1. Phân tích các hoạt động Marketing. 19 2.1.1. Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh. 19 2.1.2. Phân tích Marketing mix của doanh nghiệp. 21 2.2. Phân tích tình lao động, tiền lương. 26 2.2.1. Cơ cấu lao động 26 2.2.2. Tình hình sử dụng lao động. 27 2.2.3. Năng suất lao động ( NSLĐ). 28 2.2.4. Hình thức trả lương 28 2.2.5. Nhận xét 31 2.3. Tình hình chi phí và giá thành. 31 2.3.1 Quy trình lập dự toán chi phí và giá thành tại doanh nghiệp 31 2.3.2 Phân tích các khoản mục chi phí và giá thành 31 2.3.3. Nhận xét chung về tình hình chi phí và giá thành. 38 2.4 phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 38 2.4.1 Tình hình biến động tài sản nguồn vốn. 38 2.4.2 Tính toán các chỉ tiêu tài chính cơ bản. 39 2.4.2.1 Khả năng thanh toán 39 2.4.2.2 Khả năng hoạt động 41 2.4.2.3 Khả năng quản lý vốn vay 43 2.4.2.4 Khả năng sinh lời 44 2.4.3 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 45 2.4.3.1 So sánh sự biến động qua các năm 45 2.4.3.2 Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của Công ty 52 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 53 3.1 Đánh giá nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp. 53 3.2 Các đề xuất kiến nghị 54 3.3 Định hướng đề tài nghiên cứu 54 Kết luận 55 DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TT NỘI DUNG TRANG 1 Máy móc thiết bị của công ty 11 2 Sơ đồ bộ máy tổ chức điều hành thi công của Công ty 12 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 16 4 Sơ đồ quản lý hoạt động của Công ty 18 5 Doanh thu cơ cấu thị trương từ năm 2009 đến năm 2015 21 6 Bảng số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các mặt hành qua các thời kì. 23 7 Bảng kê số lượng án bộ chủ chốt 27 8 Danh sách cán bộ chủ chốt của công ty 28 9 Bảng lương của nhân viên Công ty 30 10 Bản chấm công 31 11 Chi phí nguuyen vật liệu trực tiếp 33 12 Chi phí nhân công trực tiếp 34 13 Chi phí máy thi công 36 14 Chi phí sản xuất chung 38 15 Bảng phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn 39 16 Bảng kết quả khả năng thanh toán 40 17 Bảng kết quả khả năng hoạt động 42 18 Bảng kết quả khả năng sinh lời 46 19 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 47 20 Bảng chi phí 50 Lời nói đầu Những năm trở lại gần đây, khoa học công nghệ không ngừng phát triền với quy mô rộng lớn. Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi mét quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Điều này làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau gay gắt để nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm càng nhiều càng tốt. Ngành xây dựng Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành cung cấp những khu đô thị, cầu cảng, đường giao thông, đường sắt, đường bộ, vv… Đó là nhu cầu tất yếu của xã hội, có khả năng thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động. Những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát triển kinh tế, ngành xây dựng của tỉnh Cao Bằng đã phát triển nhanh chóng, trong đó phải kể đến sự phát triển của công ty TNHH xây dựng thuong mại Thành Hà. Trong thời gian thực tập tại Công ty, tận mắt được chứng kiến quá trình làm việc của các cô chú, các anh chị tại Công ty cùng việc tiếp cận các tài liệu đã giúp em hiểu sâu hơn về tình hình tham dự thầu của công ty. Báo cáo thực tập của em được hoàn thành với sự giúp đỡ của thầy Đinh Hồng Ninh và các cô chú, các anh chị trong công ty TNHH xây dựn thương mại Thành Hà. Em xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1 Qua trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1 Quá trình hình thành  Địa chỉ: Tổ 15, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng.  Số tài khoản: 33010000007644 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng.  Vốn điều lệ: 8.100.000.000 đồng. Trong đó, Tài sản cố định là 5.000.000.000 đồng và tài sản lưu động là 3.100.000.000 đồng.  Mã số thuế: 4800143149  Nơi và năm thành lập: Công ty TNHH xây dựng thương mại Thành Hà được thành lập và chuyển đổi từ công ty xây dựng thương mại Thành Hà chứng nhận đăng ký kinh doanh(đăng ký lần đầu) ngày 19 tháng 08 năm 2007 do sở kế hoạch và đầu tư cấp.  Công ty đã qua 3 lần chuyển dổi tên doanh nghiệp: + Từ năm 2004 đến năm 2007 có tên Doanh nghiệp Văn Thủy. + Từ năm 2007 đến năm 2012 lấy tên công ty xây dựng thương mại Thành Hà + Từ năm 2012 đến nay lấy tên là công ty TNHH xây dựng thương mại Thành Hà. 1.1.2 Nguyên tắc hoạt động  Hoạt động theo luật doanh nghiệp.  Ban giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty.  Tất cả các phòng ban và các đội sản xuất đều chịu sự chỉ đạo của Ban giám đốc.  Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm kỹ thuật cho toàn bộ các công trình của công ty, từ khi khởi công đến khi bàn giao công trình, phối hợp và bàn bạc với ban giám đốc cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp giám sát từng công trình.  Cán bộ quản lý tại công trình chủ động điều hành công trình, chủ động điều hành nhân lực tại hiện trường thi công theo từng công đoạn, công việc của công trình. Cán bộ kỹ thuật giám sát của đơn vị cùng cán bộ giám sát của bên A giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công, nếu những vướng mắc đó không giải quyết được thì báo cho Ban giám đốc cùng thiết kế à bên A bàn bạc giải quyết.  Công nhân xây lắp ngoài hiện trường chịu sự chỉ huy của tổ, đội và cán bộ kỹ sư trực tiếp tại công trình đảm bảo thi công đúng kỹ thuật, mỹ thuật trên công trường. 1.1.3 Phương pháp hoạt động Dựa trên tinh thần đoàn kết, hợp tác để phát triển đưa chất lượng công trình ngày càng cao,đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Uy tín công ty ngày càng được nâng cao, đóng góp nhiều cho nhà nước. 1.1.4 Một số kết quả công ty đã đạt được trong Vài năm gần đây Công trình Kiên cố hóa mương Nà Thắm, xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 4.711.000.000 đồng khởi công và hoàn thành 2009. Công trình trụ sở làm việc UBND thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 4.192.000.000 đồng khởi công năm 2010 và hoàn thành năm 2011. Công trình Trường mẫu giáo tự Do, xã Tự Do, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng tổng giá trị xây lắp 1.038.922.000 khởi công và hoàn thành năm 2011. Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 3 phòng học mẫu giáo nhà cấp IV trường PTCS Háng Chấu, xã Cai Bộ, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng 1.634.981.000 đồng khởi công và hoàn thành năm 2012. Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 3 phòng học mẫu giáo nhà cấp IV trường PTCS Bình Lăng, xã Bình Lăng, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp là 1.661.560.000 đồng khởi công và hoàn thành năm 2012. Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 3 phòng học mẫu giáo nhà cấp IV Trường tiểu học Đống Đa, xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 1.631.563.000 khởi công và hoàn thành năm 2012. Công trình Đường UBND xã Bó Ngùa, xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 5.071.300.000 đồng khởi công năm 2012 và hoàn thành năm 2013. Công trình Thủy Lợi Cao Chương, huyện Trà Lĩnh( gói thầu số 03), tỉnh Cao Bằng tổng giá trị xây lắp 5.571.159.000 đồng khởi công và hoàn thành năm 2012. Công trình Trường PTCS Quang Vinh – Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị 3.363.326.000 đồng khởi công năm 2012 và hoàn thành năm 2013. Công trình cải tạo, nâng cấp và mở rộng trường THPT huyện Quảng Uyên với tổng giá trị xây lắp 13.566.920.000 đồng khởi công năm 2011 hoàn thành năm 2014. Công trình Mương Thủy Lợi Pác Khuổi – lũng Úc, xã Tự Do, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị 3.097.000.000 đồng khởi công năm 2012 và hoàn thành năm 2014. Công trình sửa chữa, nâng cấp nhà máy in Việt Lập Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 1.237.920.000 đồng khởi công năm 2013 hoàn thành năm 2014. Công trình Đường GTNT Bản Lòa – Đông Rìa, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 1.691.632.881 đồng khởi công và hoàn thành năm 2014. Công trình Đường GTNT Lạn Trên – Lạn Dưới, xã Đoài Đông, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp là 2.192.800.000 đồng khởi công năm 2014 hoàn thành năm 2015. Công trình Trạm y tế xã Tự Do, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 3.161.617.000 đồng khởi công năm 2014 và hoàn thành năm 2015. Công trình cấp nước sinh hoạt trung tâm xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 1.458.000.000 đồng khởi công năm và hoàn thành năm 2015. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị từ năm 2009 đến năm 2014 Công ty mua mới thêm 45 máy móc thiết bị, trong đó 6 máy móc thiết bị của Nhật Bản, 28 máy móc thiết bị của Trung Quốc và 11 máy móc thiết bị do Việt Nam sản xuất. Nguồn nhân lực của công ty có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cụ thể công ty có 44 nhân viên cán bộ chủ chốt trong đó thợ lành nghề nhiều nhất là 30 người, 9 kỹ sư xây dựng, một cử nhân kế toán, 1 trình độ cao đẳng 3 nhân viên trình độ trung cấp và 5 nhân viên lái xe. Năm công tác bình quân thấp nhất là 2 năm nhiều nhất là 20 năm.Ngoài ra Công ty cũng thuê thêm lao động phổ thông để đảm bảo hoàn thành công trình đúng tiến độ nhưng số lượng lao động thuê thêm tùy theo từng công trình. Công ty TNHH xây dựng thương mại Thành Hà có 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cấp nước, thủy lợi, 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực câu đường. Sự phát triển và dày dằn kinh nghiệm giúp Công ty đang tạo được uy tín trong lòng khách hàng. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 1.2.1 Chức năng  Xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp.  Xây dựng các công trình giao thông(đường, cầu, cống).  Xây dựng các công trình kênh mương thủy lợi.  Xây dựng các công trình đường ống cấp thoát nước.  Xây dựng các công trình đường dây tải điện đến 35KV và trạm biến áp.  Thiết kế, thi công, lắp đặt nội ngoại thất công trình.  Kinh doanh gỗ và các sản phẩm từ gỗ.  Đào lấp, san gạt mặt bằng xây dựng.  Sửa chữa gia công cơ khí.  Khai thác mỏ, thu gom khoáng sản.  Kinh doanh xuất nhập khẩu, thiết bị máy móc phục vụ xây dựng và khoáng sản. 1.2.2 Nhiệm vụ  Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích nguồn vốn tự có.Bên cạnh đó sử dụng theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.  Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho các công trình xây dưng.  Sản xuất, thi công công trình xây dựng theo đúng thiết kế, quy trinh tiêu chuẩn cả về kỹ thuật và thẩm mỹ đáp ứng yêu cầu khách hàng. Tạo nền tảng vững chắc cho công ty trong công cuộc xây dựng công ty. 1.3 Giới thiệu về quy trình sản suất và kinh doanh của Công ty Giai đoạn 1: Đấu thầu Phòng KHKT có nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu, xác định khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ, xây dựng giá bỏ thầu, tiến độ thi công và các ddiefu kiện khác để tham gia vào quá trình đấu thầu xây lắp. Giai đoạn 2: lập kế hoạch dự án Khi đấu thầu thành công, phòng KHKt phối hợp với các phòng ban khác của công ty để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản xuất: vốn, vật tư, trang thiết bị cần sử dụng,nhân lực từ đó xác đinh giá dự toán thi công. Xây dựng quy chế khoán công trình, giao khoán công trình cho các đơn vị thi công. Giai đoạn 3: Triển khai dự án Các dự án xây dựng công trình sẽ được triển khai và phân bổ cho các đơn vị xây dựng công trình của công ty. Phòng KHKT sẽ đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, hướng dẫn quy trình kỹ thuật xây dựng. Giai đoạn 4: Nghiệm thu, quyết toán Phòng KHKT có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu công trình, giám sát chất lượng thi công, đảm bảo yêu cầu thi công theo đúng hồ sơ thiết kế, quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật theo đồ án thiết kế. Quá trình quyết toán: đây là công việc cuối cùng mà mọi phát sinh kinh tế đã hoàn thành nhằm xác định kết quả sản xuất kinh doanh của một công trình. Đội trưởng sẽ chịu trách nhiệm lam quyết toán công trình và chịu trách nhiệm về kêt quả quyết toán. Thời gian quyết toán: ngay sau khi khách hàng ký biên bản bàn giao và quyết toán đội sản xuất và các phòng chuyên môn nghiệp vụ tổng hợp số liệu theo các yếu tố chi phí: nguyên, nhiên vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công, chi phí chung sau đó đội sản xuất gửi báo cáo về công ty và trực tiếp cùng công ty quyết toán. Giai đoạn 5: Bàn giao công trình. Sau khi công trình đã được xây dựng hoàn thiện và kiểm tra nghiệm thu đảm bảo an toàn, chất lượng kỹ thuật thì công ty sẽ bàn giao công trình cho bên đối tác đặt hàng. Hai bên sẽ thực hiện đầy đủ mọi điều khoản đã thỏa thuận và ký kết trong hợpđồng xây dựng công trình. Hệ thống máy móc thiết bị của công ty chủ yếu có giá trị lớn phục vụ cho việc thi công các công trình. Để theo kịp vói công nghệ hiện đại công ty cũng không ngừng chú trọng đầu tư, bổ sung liên tục hệ thống máy móc thiết bị cũng như công nghệ của nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản. Điều này vừa đảm bảo phục vụ kịp thời cho thi công, vừa tạo ra sức cạnh tranh trong đấu thầu. Bảng 01: Máy móc thiết bị của công ty STT Loại máy thi công Nước sản xuất Số lượng Công suất Tình trạng thiết bị Năm mua 1 Máy bơm nước Trung Quốc 06 75 KW 80% 2009 2 Máy trộn bê tông Việt Nam 04 2501 80% 2009 3 Máy đầm cóc Nhật Bản 03 1 KW 80% 2009 4 Máy đàm bàn Trung Quốc 04 1 KW 80% 2009 5 May đầm dùi Trung Quốc 04 0,5 KW 80% 2009 6 Máy nắn sắt Việt Nam 04 90% 2009 7 Máy hàn Việt Nam 03 Mới 2009 8 Xe ô tô 7 chỗ Nhật Bản 01 90% 2010 9 Xe ben Trung Quốc 02 5 tấn 80% 2009 10 Máy phát điện Trung Quốc 04 0,510 KW 80% 2009 11 Máy xúc KOMATSU Nhật Bản 01 0,8 m3 80% 2009 12 May khoan đá Trung Quốc 04 90% 2009 13 Máy lu Nhật Bản 01 8 tấn 80% 2014 14 Đầu nổ Trung Quốc 01 8 – 22 80% 2013 Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình chất lượng các loại máy móc thiết bị của Công ty còn tốt, hầu hết máy móc thiết bị là nhập của nước ngoài, công nghệ cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nâng cao năng suát hoạt động kinh doanh. Song bên cạnh đó công ty cũng cần phải chú ý tới công tác bảo dưỡng máy móc và trang thiết bị để đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng của thiết bị máy móc. Sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy điều hành thi công của Công ty Chú thích Mối quan hệ hai chiều Mối chỉ đạo trực tiếp Kiểm tra giám sát Thuyết minh tổ chức bộ máy điều hành thi công 1. Chỉ huy trưởng công trường  Là người chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng các hạng mục công trình.  Quan hệ với kỹ sư tư vấn, chủ đầu tư giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án.  Quan hệ với địa phương.  Chỉ đạo trực tiếp cán bộ kỹ thuật,giám sát hiện trường, quản lý chất lượng an toàn, tổ khảo sát, đo đạc hiện trường và các đơn vị thi công các hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ và chất lượng. 2. Các đội trưởng phụ trách từng lĩnh vực thi công Các đội trưởng phụ trách từng lĩnh vực thi công lập kế hoạch thi công, theo dõi thực hiện kế hoạch, thực hiện thiết kế tổ chức thi công chi tiết, đề ra các biện pháp thi công cải tiến công nghệ và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. 3.Chủ nhiệm KCS Chịu trách nhiệm hực hiện,thường xuyên đúng đắn và trung thực công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi công công trình theo đúng quy trình thi công và nghiệm thu. 4.Bộ phận phòng thí nghiệm hiện trường Chịu sự chỉ đại của chỉ huy trưởng thực hiện thí nghiệm kịp thời phục vụ dự án. Phối hợp với tư vấn giám sát, các bộ phận, các đội thi công để làm công tác thí nghiệm và quản lý chất lượng bằng thí nghiệm một cách trung thực, khách quan. 5.Cán bộ kinh tế kỹ thuật, vật tư – xe máy, hành chính  Chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn, hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh.  Chịu trách nhiệm đảm bảo vốn cho sản xuất, đẩm bảo đầu xe máy thiết bị và đội ngũ kỹ thuật, công nhân và các nghành nghề sử dụng trong thi công.  Lập, theo dõi và đôn đốc các đơn vị thi công của các đơn vị để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.  Lập các thủ tục thanh toán khối lượng hàng tháng với chủ đầu tư.  Kiểm tra, xác nhận khối lượng, chất lượng của khối lượng công việc đã thi công, làm việc với tư vấn giám sát để nghiệm thu khối lượng các công việc đó làm cơ sở cho bộ phận kế hoạch tập hợp phiếu thanh toán.  Lập các biện pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình để trình Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát theo yêu cầu.  Giúp chỉ huy trưởng theo dõi, hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông, an toàn chất lượng trong quá trình thi công.  Lập các quy định về an toàn giao thông, an toàn trong nổ phá nền, móng, an toàn trong bảo quản kho thuốc nổ, an toàn lao động cho dự án và phổ biến, hướng dẫn các đơn vị.  Xử lý các vấn đề kỹ thuật trên hiện trường.  + Bộ phận tài chính Theo dõi về công tác tài chính của dự án. Theo dõi thanh toán các khối lượng thi công với chủ đầu tư và các đơn vị thi công.  + Bộ phận an toàn, an ninh, môi trường Chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh con người, máy móc thiết bị và toàn bộ vấn đề môi trường trong suốt quá trình thi công.  Các đội thi công Chịu trách nhiệm trước chỉ huy trưởng về chất lượng và và tiến độ và mỹ thuật các hạng mục công trình được giao. Chịu sự chỉ đạo của ban chỉ huy công trường và các bộ phận chức năng thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án. Chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ kỹ thuật, mỹ thuật các hạng mục công trình được giao. Phối hợp với các bộ phận và các đơn vị thi công khác, các kỹ sư thi công đảm bảo dự án thi công theo đúng tiến độ và an toàn lao động. 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. (Nguồn: Phòng hành chính ) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 1. Giám đốc Là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả hoạt động sản xuất của công ty. Giám đốc có quyền quyết định cơ cấu tổ chức quản lý đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, xây dựng chính sách chất lượng của công ty, ban hành các văn bản quy định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm,quyền hạn của các phòng ban trong công. Giám đốc trực tiếp quản lý giám sát các phòng ban trong công ty. 2. Phòng quản lý hành chính Quản lý nhân lực toàn công ty, giải quyết các thay đổi nhân lực, tuyển dụng và đào tạo nhân lực, cân đối cán bộ và công nhân viên, lập bảng lương cho toàn công ty hàng tháng, thực hiện các chế độ về bảo hiểm và các chế độ khác cho người lao động theo luật lao động; thực hiện các công việc hành chính văn phòng( ban hành, nhận, lưu chuyển, lưu trữ hồ sơ tài liệu, quản lý thiết bị văn phòng…); tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến nhân sự. 3. Phòng quản lý kỹ thuật Có nhiệm vụ giám sát chất lượng, an toàn, tiến độ thi công các công trình của toàn công ty, tham gia nghiên cứu tính toán chi phí cho các công trình đấu thầu, xem xét các sáng kiến, cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức hướng dẫn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của phòng với đơn vị trực thuộc. Ngoài ra phối hợp với các phòng ban, các đơn vị trong công ty nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu kỹ thuật mà công ty đề ra. 4. Đội sản suất  Tham gia xây dựng định hướng sản xuất kinh doanh của công ty theo các chương trình ngắn hạn và dài hạn.  Lập phương án bố trí mặt bằng, thiết bị công nghệ phục vụ sản suất.  Lập kế hoạch sản xuất tuần, tháng, quý, năm của công ty.  Các đội xây dựng làm việc ở các công trường, chịu sự quản lý của giám đốc và chỉ huy trưởng. Đội sản xuất của công ty gồm: Đội xây dựng cơ bản, đội xe, đội XD thủy lợi, đội XD công trình giao thông, đội sản xuất vật liệu xây dựng. 5. Phòng tài vụ vật tư Phòng tài vụ vật tư có nhiệm vụ thu hồi công nợ khách hàng, tính toán giá thành thiết bị, quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Quản lý kho vật tư trên sổ sách, tham gia kiểm kê kho hàng.Lập và gửi báo cáo cho giám đốc và các bên liên quan.Cân đối kế hoạch thu chi đảm bảo tài chính cho hoạt động sản xuất, huy động vốn, tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán của công ty. Theo dõi và lập kế hoạch cung cấp vật tư, trang thiết bị, văn phong phẩm, thực hiện công tấc mua vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, soạn thảo hợp đồng, lập kế hoạch kiểm tra kho và theo dõi vật tư tồn tại, vật tư nhập xuất kho. Cơ cấu quản lý hoạt động của công ty ( Nguồn: Phòng hành chính ) Chức năng của từng bộ phận Ban giám đốc  Chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng các hạng mục công trình.  Quan hệ với kỹ sư tư vấn, chủ đầu tư giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án.  Quan hệ với địa phương.  Chỉ đạo trực tiếp cán bộ kỹ thuật, giám sát hiện trường, quản lý chất lượng,đảm bảo tiến độ. Bộ phận KCS Chịu trách nhiệm hực hiện,thường xuyên đúng đắn và trung thực công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi công công trình theo đúng quy trình thi công và nghiệm thu. Cán bộ kỹ thuật thi công Các đội trưởng phụ trách từng lĩnh vực thi công lập kế hoạch thi công, theo dõi thực hiện kế hoạch, thực hiện thiết kế tổ chức thi công chi tiết, đề ra các biện pháp thi công cải tiến công nghệ và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Phân tích các hoạt động Marketing. Đối tượng nghiên cứu Marketing chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty và chủ yếu là các chủ thầu. 2.1.1. Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh. Công ty không có bộ phận Marketing thuần túy nhưng marketing nội bộ xuất hiện trong toàn công ty, marketing bên ngoài với các đối tác và khách hàng bên ngoài công ty. Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường xây dựng không phải là một khâu riêng biệt mà nó được xem xét trong quá trình giao dịch, cung cấp, mua bán vật liêu xây dựng của công ty. Nghiên cứu thị trường, có được thông tin về đối thủ cạnh tranh, biết được các đối thủ có những điểm mạnh, yếu thế nào sẽ đảm bảo việc công ty có một vị trí tốt trên thị trường. Đồng thời giúp công ty linh hoạt và đáp ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. một số đối thủ cạnh tranh của công ty Là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với kinh tế nông lâm nghiệp là chủ yếu nên với sự phát triển của các tỉnh khác thì kinh tế Cao Bằng khá tụt hậu chưa phát triển do đó các lĩnh vực như xây dựng, dịch vụ, thương mại không phát triển được. Từ năm 2012 thị xã Cao Bằng lên thành phố Cao Bằng cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố trẻ nhiêu công trình kiến trúc xây dựng như khu đô thị mới Đề Thám như tòa nhà Viettel, Chi cục thuế, kho Bạc của Tỉnh, ngân hàng Agribank… đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đấu thầu xây dựng.Ngoài những công trình lớn thì lĩnh vực nhà dân dụng các công trình giao thông thủy lợi cũng được Tỉnh chú trọng và đầu tư đây là cơ hội cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp trong tỉnh. Trong 12 năm hoạt động công ty TNHH xây dựng thương mại Thành Hà đã hoàn thành một số công trình giao thông thủy lợi, trường học quan trọng của một số huyện Quảng Uyên, Phục Hòa, Trà Lĩnh góp phần cho sự phát triển của Tỉnh.Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Hà hoạt động chủ yếu trong các huyện Quảng Uyên, Phục Hòa, Công ty có một chi nhánh tại thị trấn Quảng Uyên. Cùng với công ty Hùng Vương công ty TNHH xây dựng thương mại Thành Hà là những công ty xây dựng lâu nhất của Tỉnh.Công ty Hùng Vương cũng là một đối thủ đáng gờm của Công Ty.Một điều đặc biệt là mỗi công trình công ty đều phải đấu thầu do vậy đối thủ cạnh tranh của Công ty không chỉ giới hạn trong phạm vi trong Tỉnh mà còn có các doanh nghiệp tỉnh khác như Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Nội... Ngoài ra vài năm gần đây bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều công ty xây dựng như công ty TNHH xây dựng Hoàng Long, công ty TNHH xây dựng và thương mại Hồng kỳ, công ty cổ phần xây dựng Số 1 Cao Bằng… những công ty này trong tương lai có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Công ty. Dù là công ty hoạt động đã lâu nhưng do công ty có quy mô nhỏ nên chưa được nhận những công trình xây dựng lớn của tỉnh phạm vi hoạt động chủ yếu chỉ trong một số huyện Công ty cần có chiến lược phát triển phù hợp mở rộng thị trường ra các tỉnh khác như Hà Quảng Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thạch An … và cả thành phố. Doanh thu theo cơ cấu thị trường từ năm 2009 đến 2015 STT Tên Doanh thu Tỷ lệ(%) 1 Thành phố Cao Bằng 1.237.290.000 2,2382 2 Huyện Quảng Uyên 34.514.663.000 62,4349 3 Huyện phục Hòa 8.903.000.000 16,105 4 Huyện Trà Lĩnh 10.626.117.881 19,2219 Tổng 55.281.070.881 100 Nhận xét Doanh thu từ huyện Quảng Uyên chiếm tỷ trọng cao nhất là 34.514.663.000 đồng tương đương 62,4349 %, doanh thu từ huyện Trà Lĩnh cao thứ hai là 10.626.117.881 đồng chiếm 19,2219 %, tiếp theo là huyện Phục Hòa chiếm 16,105 % với 8.903.000.000 đồng. Cuối cùng khu vực thành phố Cao Bằng chiếm tỷ trọng thấp nhất là 2,2382 % tương đương 1.237.290.000 đồng. Công ty cần có chiếm lược tìm kiếm khách hàng và chiếm lĩnh thị trường ở khu vực Thành phố Cao Bằng để tăng doanh số khu vực này. 2.1.2. Phân tích Marketing mix của doanh nghiệp.  Chính sách sản phẩm: Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng do đó sản phẩm của công ty khác hơn với các công ty sản xuất, dịch vụ.Mỗi công trình mà Công ty hoàn thành cũng chính là sản phẩm của Công ty. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao Công ty luôn nỗ lực hoàn thành công trình đúng tiến độ, an toàn đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, thẩm mỹ. Đặc biệt công tác an toàn trong xây dụng luông được công ty chú trọng đặt lên hàng đầu. Điều đó đã góp phần tạo uy tín với khách hàng. Công trình xây dựng của công ty được phân loại như sau: Công trình dân dụng: bao gồm ở và các công trình công cộng như công trình văn hóa, giáo dục, y tế, khách sạn, bến xe, các công trình thể thao, nhà phục vụ thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình,… Công trình cấp nước, thủy lợi: gồm hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh mương, Công trình cầu đường: công trình đường bộ, đường sắt, đường thủy, cầu hầm. Dựa vào cách phân loại trên ta có bảng số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các mặt hàng qua các thời kỳ. Số liệu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 20142013 Năm 20152014 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Công trình dân dụng 3.363.326.000 14.804.840.000 3.161.617.000 11.441.514.000 340,18 (11.643.223.000) (78,64) Công trình cấp nước, thủy lợi 5.571.159.000 3.097.000.000 1.458.000.000 (2.474.159.000) (44,4) (1.639.000.000) 52,92 Công trình cầu đường 5.071.300.000 1.691.632.811 2.192.800.000 (3.379.667.119) (66,64) 501.167.119 (29,63) Qua bảng trên ta thấydoanh thu từ các dịch vụ của công ty qua các năm có sự thay đổi. Doanh thu từ các công trình dân dụng tăng mạnh 11.441.514.000 đồng ( 340,18%) từ năm 2013 đến năm 2014. Nhưng bên cạnh đó công trình thủy lợi và cầu đường lại giảm. Cụ thể công trình cấp nước, thủy lợi giảm 2.474.159.000 đồng tức giảm 44,4 %, công trình cầu đường giảm 3.379.667.119 đồng ướng với giảm 66,64 % Tình hình hoạt động của doanh nghiệp năm 2015 lại không mấy khả quan khi công trình dân dụng và thủy lợi sụt giảm, công trình cầu đường có tăng nhưng tăng ít. Cụ thể công trình dân dụng giảm 11.643.223.000 đồng (78,64%) so với năm 2014, công trình cấp nước thủy lợi giảm 1.639.000.000 đồng (52,92%) , công trình cầu đường tăng ít 501.167.119 đồng tức giảm 29,63%. Với mỗi công trình, Công ty luôn lập kế hoạch chi tiết sao cho chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm của Công ty.lĩnh vực hoạt động của công ty khá đa dạng từ các công trình giao thông thủy lợi đến các công trình dân dụng, trường học, y tế… công ty còn đầu tư hoạt động sang cả lĩnh vực dịch vụ cụ hiện nay Công ty có một Nhà nghỉ ở gần bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng phục vụ nhu cầu cho người nhà bệnh nhân. Công ty luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, uy tín. Sản phẩm của công ty ngoài sản phẩm vật chất là những công trình còn có sản phẩm phi vật chất khác như giá trị to lớn đối với xã hội và đạo đức nghề nghiệp của chủ đầu tư.  Chính sách giá: Công ty áp dụng Chiến lược cạnh tranh giá rẻ. Trong quá trình đấu thầu thì việc trúng thầu của công ty thường là do chi phí thi công công trình của công ty thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Do đó Công ty rất quan tâm tới chính sách giá vì nó liên quan trực tiếp tới việc có nhận được dự án hay không. Từ khâu chuẩn bị một dự án dựa vào hồ sơ chỉ định thầu nhân viên trong công ty sẽ thu thập thông tin,nắm bắt và dự báo giá cả nguyên vật liệu. Xác định mức giá bán nguyên nhiên vật liệu, giá sản phẩm, mức Gía cụ thể của từng mặt hàng kiểu kênh phân phối tới công trường, thời gian địa điểm phương thức thanh toán. Đưa ra các quyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh biến đổi hay các động thái của đối thủ cạnh tranh từ đó xây dựng mức giá phù hợp cho dự án. Giá xây dựng thường bao gồm các yếu tố:  Chi phí trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công.  Chi phí chung: gồm chi phí chung ở cả công trường và công ty  Lợi nhuận và rủi ro.  Thuế. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của hồ sơ dự thầu có thể tính thêm một số khoản chi phí khác vào đơn giá đầy đủ bao gồm:  Chi phí thầu chính hoặc tổng thầu  Chi phí mua bảo hiểm xây dựng  Chi phí lán trại  Hệ số trượt giá  Chi phí dự phòng  Phân phối: Đặc điểm về sản phẩm của công ty xây dựng là tiêu thụ trực tiếp là chủ yêu cho nên chính sách kênh phân phối ít quan trọng trong chích sách tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chỉ trong trường hợp công ty làm thầu phụ thì mới quan tâm nhiều đến việc chọn kênh phân phối sao cho có hiệu quả. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng có những điểm khác biệt so với các sản phẩm khác như:  Hầu hết sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp.  Hình thức và phương pháp tiêu thụ được thống nhất trước khi sản phẩm được chế tạo.  Không có khâu lưu kho sản phẩm.  Sản phẩm không chế tạo hàng loạt để bán  Quá trình mua bán được diễn ra trực tiếp giữa người mua và người bán thông qua đấu thầu.  Số người tham gia mua bán gồm: chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, chủ thầu xây dựng và tập thể tham gia tranh thầu.  Người mua(chủ đầu tư) ứng tiền trước cho người bán (chủ thầu xây dựng) trong quá trình xây dựng, đồng thời đóng vai trò quyết định lựa chọn người bán ( tổ chức xây dựng) và định giá bán. Công ty có 1 chi nhánh, cửa hàng công ty chỉ có kho chứa nguyên vật liệu và máy móc. Vì sản phẩm của công ty là các công trình hay nói cách khác là sản phẩm đơn chiếc do nên hệ thống kênh phân phối không được công ty quan tâm chú trọng.Nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho các công trình được đưa trực tiếp từ các đại lý mua đến thẳng công trường sau khi công trình hoàn thành nguyên nhiên vật liệu còn thừa sẽ chuyển về kho để phục vụ các công trình tiếp theo.Còn máy móc sẽ đưa tiếp tiếp từ kho bãi đến công trường đối với máy móc của công ty và đưa trở lại sau khi hoàn thành công trình đối với máy móc thuộc sở hữu của Công ty và trả cho chủ cho thuê máy móc sau khi hết thời hạn hợp đồng cho thuế  Chính sách xúc tiến hỗn hợp: Do chưa thấy tầm quan trọng của hoạt động Marketing nên Công ty hầu như không hoặc rất ít hoạt động truyền thông. Tuy nhiên mỗi lần dự thầu dù có trúng thầu hay không thì việc truyền thông về công ty cũng đã được thực hiện.điều này làm cho tên tuổi công ty chưa được biết đến nhiều. Tuy nhiên công ty đã áp dụng các biện pháp khuyến khích trong giai đoạn tranh thầu, thương thương thảo hợp đồng và thực hiện hợpđồng nhằm thúc đẩy việc thông qua và ký kết hợp đồng, tạo không khí thuận lợi cho quá trình nghiệm thu, thanh toán. Giao tiếp được coi là công cụ xúc tiến, truyền thông quan trọng và có hiệu quả.  Giao tiếp trước khi tranh thầu: đây là giai đoạn tiếp cận để bước vào cuộc đấu thầu nhằm mục tiêu: xây dựng tốt hình ảnh, năng lực, uy tín của công ty cũng như thu thập thông tin từ các chủ thầu để từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tranh thầu.  Giao tiếp trong khi đấu thầu: mục tiêu của công ty trong giai đoạn này là thắng thầu và giành được hợp đồng. vì vậy, phải làm tăng uy tín của công ty, tạo lòng tin đối với khách hàng, làm cho công ty nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh.  Giao tiếp sau khi thắng thầu: để điều chỉnh và sửa chữa những sai sót, củng cố quan hệ với khách hành. Công ty nên đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing qua các phương tiện thông tin đại chúng của Tỉnh như truyền hình, báo đài,marketing trực tiếp.Công ty cũng nên lập trang web cung cấp đầy đủ thông tin về công ty.Ngoài ra, khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng đẩy mạnh công tác truyền thông.Tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đảm bảo sự hài lòng khách hàng thì họ chính là một kênh truyền thông hiệu quả mà không mất một đồng phí nào. 2.2. Phân tích tình lao động, tiền lương. 2.2.1. Cơ cấu lao động Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp. Hàng năm Công ty đã rất chú ý đến vấn đề đào tạo và phát triển nhân sự. Công ty khuyến khích người lao động học thêm để nâng cao trình độ và tổ chức các chuyến đi thăm quan, nghỉ mát,… tạo điều kiện khích lệ người lao động hăng say làm việc. Chính những việc làm trên đã tạo nguồn súc mạnh cho Công ty vững mạnh phát triển. Với đặc điểm là công ty xây dựng công ty Thành Hà có cơ cấu lao động như sau: Bảng 2: Bảng kê số lượng án bộ chủ chốt STT Ngành đào tạo Số lượng Năm công tác bình quân 1 Trung cấp xây dựng 02 >2 2 Kỹ sư xây dựng 02 >4 3 Kỹ sư giao thông 02 2 4 Cao đẳng giao thông 01 >10 5 Trung cấp thủy lợi 01 >10 6 Cử nhân kế toán 01 >20 7 Lái xe 05 >7 8 Thợ lành nghề 30 5 8 (Nguồn: Phòng hành chính) Danh sách cán bộ chủ chốt của công ty: STT Họ và tên Tuổi Năm công tác Chứng chỉ chuyên môn Nhiệm vụ được giao 1 Chu Minh Thành 60 14 Giám đốc 2 Lưu Thị Thắm 30 5 Kỹ sư xây dựng Chỉ huy trưởng 3 Đào Thanh Tùng 45 20 Kỹ sư xây dựng Kỹ thuật 4 Phạm Viết Lập 28 3 KS XD công trình GT Kỹ thuật 5 Phạm Văn lộc 54 10 KS XD cầu đường Kỹ thuật 6 Nguyễn Văn Tuyên 36 13 Cao đẳng GTVT Kỹ thuật 7 Nguyễn Tất Thắng 43 16 Ks thủy lợi Kỹ thuật 8 Chu Minh Lợi 25 3 Trung cấp XD Kỹ thuật 9 Bế Thị Hạnh 51 20 Cử nhân kế toán Kế toán ( Nguồn: Phòng hành chính) Lao động chủ chốt trong công ty đều là những người có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm. Cơ cấu lao động của công ty phù hợp với điều kiện quy mô hoạt động vừa và nhỏ. 2.2.2. Tình hình sử dụng lao động. Lao động của công ty được chia làm 2 loại: Lao động trực tiếp: gồm các cán bộ kỹ sư và công nhân ở các công trình. Lao động trực tiếp của công ty chủ yếu là các công nhân thi công ngoài công trường. Lao động trực tiếp không yêu cầu tốt nghiệp đại học, cao đẳng, phần lớn họ là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo hoặc có trình độ trung cấp. Lao động gián tiếp: Là lực lượng lao động không trực tiếp thi công các công trình. Lực lượng lao động này gồm các cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng ban như Giám đốc, kế toán,… đa phần họ là những người có chuyên môn nghiệ vụ, có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tốt nghiệp ngành kỹ thuật, xây dựng, kế toán…tùy thuộc vào đặc điểm từng công việc. 2.2.3. Năng suất lao động ( NSLĐ). Năng suát lao động là yếu tố quyết định của một doanh nghiệp. Năng suất lao động càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, doanh thu thu được càng lớn. 2.2.4. Hình thức trả lương Hình thức trả lương theo thời gian: Đối với lao động gián tiếp Lương thời gian bằng mức lương cơ bản ở từng vị trí ( mức lương tối thiểu nhân bậc lương) chia cho số ngày hành chính trong tháng nhân với thời gian làm việc. Việc tính lương cho người lao động dựa vào thời gian làm việc trên bảng chấm công. Việc tính toán lương dựa trên nguyên tắc chính xác về số liệu đảm bảo thời gian trả lương cho người lao động đúng quy định, tiền lương được trả cho người lao động mỗi tháng một lần Hình thức trả lương sản phẩm tập thể: đối với lao động trực tiếp Chế độ tiền lương này thường được áp dụng với những công việc cần phải có một nhóm công nhân mới hoàn thành được (vì công việc đòi hỏi những yêu cầu chuyên môn khác nhau) hoặc một nhóm người thực hiện mới có hiệu quả . Vì đặc thù sản phẩm của công ty là xây dựng lâu dài khảng vài tháng vì vậy hàng tháng công nhân có thể ứng tạm một phần lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. Tiền lương của mỗi người nhận được phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, thời gian làm việc, mức lao động, nhóm và khối lượng công việc hoàn thành. Hình thức trả lương khoán: Ngoài hai hình thức trả lương trên, để phục vụ cho việc thi công có hiệu quả các đội thi công còn sử dụng một số lao động phổ thông hoặc thuê lao động ngoài và trả lương theo hình thức khoán. Ngoài lương chính thì ngươi lao động cũng được hưởng cac chế độ thưởng, trợ cấp, phụ cấp theo quy định của Nhà nước. Bảng lương của nhân viên công ty TT Họ và tên Chức vụ Lương theo HĐLĐ (1000đ) Ngày công thực tế Lương thực tế (1000đ) Thuế TNCN Thực lĩnh (1000đ) Ký nhận 1 Chu Minh Thành Giám đốc 10.000 26 10.000 10.000 2 Bế Thị Hạnh Kế toán 5.000 26 5.000 5.000 3 Lưu Thị Thắm KT 5.000 26 5.000 5.000 … Tổng 82.000 82.000 82.000 ( Nguồn: Phòng kế toán) Kèm theo bảng lương là bảng chấm công TT Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương thời gian Số công ngừng nghỉ việc hưởng lương 100% lương Số công ngừng nghỉ việc hưởng lương …% lương Số công hưởng BHXH 1 2 3 … 31 26 1 Chu Minh Thành GĐ x x x x 26 2 Bế Thị Hạnh Kế toán x x x x 26 3 Lưu Thị Thắm KT x x x x 26 … ( Nguồn: Phòng kế toán) 2.2.5. Nhận xét Nhìn chung lao đông của công ty có trình có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.Số lượng lao động cố định của công ty khá ít và số lượng lao động thòi vụ biến động khá lớn.Mức lương của lao động khá cao so với các công ty trong khu vực Tỉnh đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm cống hiến cho Công ty. 2.3. Tình hình chi phí và giá thành. 2.3.1 Quy trình lập dự toán chi phí và giá thành tại doanh nghiệp Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và đơn vị giá thành lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình có liên quan theo tiêu thức phù hợp. Bước 4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ. Từ đó tính giá thành hoàn thành. 2.3.2 Phân tích các khoản mục chi phí và giá thành  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là chi phí về các loại vật liệu chính, phụ, vật kết cấu, vật liệu luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm. Chi phí vật liệu ở công ty xây dựng và thương mại Thành Hà là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thanh sản phẩm xây lắp, nên việc quản lý và sử dụng tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng lớn đến sự bến động của giá thành srn phẩm và ảnh hưởng đến kết quản sản xuất của công ty. Chi phí sản xuất kinh doanh cua Công ty gồm nhiều loại khác nhau như chi phí mua vật liệu xây dựng, máy mốc thiết bị, chi phí sữa chữa, bảo dưỡng, tiền lương, thuê nhân công...Để theo dõi và quản lý tốt hơn về chi phí và hạch toán một cách đầy đủ, chính xác Công ty phân loại chúng thành các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí sản phẩm dở dang. Dưới đây là một số khoản mục chi phí của Công trình: Đường GTNT Lạn Trên– Lạn Dưới, xã Đoài Thôn, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng ( hạng mục: Cống thoát nước). Bảng 1. Chi phí nguyên vật liệu Trực tiếp Đơn vị tính: VNĐ Tên nguyên vật liệu Kế hoạch Thực hiện So sánh Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chi phí mua gỗ 2.477.377 2.229.194 288.183 11,6326 Chi phí mua nhựa đường 173.160 174.987 1.827 1,055 Chi phí mua sơn 24.063 24.063 0 0 Chi phí mua thép 139.893.900 137.971.222 1.922.678 1,3743 Chi phí mua đá 1.123.948 1.104.657 19.291 1,7164 Chi phí mua cát (vàng, đen, mịn) 1.190.842 1.123.110 67.732 5,6877 Chi phí mua xi măng 2.018.636 2.142.454 123.818 6,1337 Tổng cộng chi phí NVL 146.901.926 144.769.687 2.132.239 1,4515 Từ bảng trên ta thấy chênh lệch khá lớn về một số khoản mục giữa chi phi kế hoạch và chi phí thực hiện, cụ thể: Chi phí mua gỗ kế hoạch là 2.477.377 đồng thực hiện là 2.229.194 đồng thấp hơn kế hoạch 288.183 đồng. Chi phí mua thép kế hoạch là 139.893.900 đồng thực hiện là 137.971.222 đồng thấp hơn kế hoạch 1.922.678 đồng. Chi phí mua cát kế hoạch là 1.190.842 đồng thực hiện là 1.123.110 đồng thấp hơn kế hoạch 67.732 đồng. Chi phí mua xi măng kế hoạch là 2.018.636 đồng thực hiện là 2.142.454 đồng cao hơn 123.818 đồng. Tổng chi phí nguyên vật liệu kế hoạch là 146.901.926 đồng và thực hiện là 144.769.687 đồng, tổng chi phí thực tế thấp hơn kế hoạch 2.132.239 đồng.Nguyên nhân làm cho chi phí thực hiện thấp hơn so với chi phí kế hoạch là do giá nguyên vật liệu giảm tiết kiệm được 2.132.239 đồng. Nguyên nhân chi phí thực hiện của công ty giảm là do Công ty đã tìm các biện pháp hợp lý nhằm giảm hao hụt, mất mát trong quá trình thi công công trình, bảo quản nguyên vật liệu và cả quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ kho ra công trình, đồng thời công ty cũng giao trách nhiệm quản lý và sử dụng nguyên vật liệu đến từng đội thi công. Ngoài ra giá của một vài nguyên vật liệu giảm so với kế hoạch do thị trường và nỗ lực của công ty trong việc lựa chọn địa điểm cung cấp nguyên vật liệu với giá hợp lý và phương tiện vận chuyển với chi phí thấp. Ngoài ra Công ty cần nỗ lực hơn để tìm kiếm thị trường đầu vào để tìm được nguồn nguyên vật liệu có chất lượng nhưng chi phí hợp lý.  Chi phí nhân công trực tiếp Là chi phí tiền công, tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây dựng. chi phí tiền lương tả cho công nhân thuê ngoài mang tính chất công việc cũng được hạch toán vào chi phí nhân công trục tiếp nhưng không trích các khoản BHYT, BHXH, CPCĐ. Bảng 2. Chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị tính: VNĐ Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Tổng giá thành khối lượng xây dựng hoàn thành 1.612.117.000 1.596.879.000 15.238.000 0,9452 2. Tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp xây dựng 165.052.000 160.971.000 4.081.000 2,4726 3. Số công nhân xây dựng bình quân 32 30 2 6,25 4. Mức lương bình quân (ngườitháng) 5.157.875 5.365.700 207.825 4,0293 5. Tỷ suất tiền lương giá thành khối lượng xây dựng hoàn thành 10,2382 10,0804 0,1578 Nhận xét Tổng giá thành khối lượng xây dựng hoàn thành kế hoạch là 1.612.117.00 đồng, thực hiện là 1.596.879.000 đồng tiết kiệm được 15.238.000 đồng tương đương 0,9452 (%) do giá nguyên vật liệu giảm. Tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp xây dựng kế hoạch là 165.052.000 đồng thực hiện là 160.971.000 đồng tiết kiệm được 4.081.000 đồng tương đương 2,4726 (%) do số công nhân giảm. Mức lương bình quân (ngườitháng) kế hoạch là 5.157.875 đồng thực hiện là 5.365.700 đồng tăng 207.825 đồng. Một số chi phí khác cũng giảm nhưng không đáng kể.  Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây dựng công trình như : chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa, chi phí tiền lương của công nhân sử dụng máy thi công và các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công. Đối với doanh nghiệp xây lắp thì thiết bị máy móc thi công chiếm phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Sau khi công ty xác định được tính chất công việc của các ông trình, công ty sẽ tiến hành điều động máy móc, thiết bị xuống phục vụ cho các công trình nằm đảm bảo hiệu quả cao nhất. Hiện nay máy móc công ty đang sử dụng chủ yếu là máy do công ty tự mua sắm. Tuy nhiên có những loại máy móc mà công ty không thường xuyên sử dụng đến hoặc không thể di chuyển từ công trình này đến công trình khác thì trong trường hợp này công ty có thể thuê máy từ bên ngoài và phải có hợp đồng cụ thể. Có thể thuê máy kèm theo người điểu khiển hoặc không. Bảng 2. Chi phí máy thi công. Đơn vị tính: VNĐ Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh Chênh lệch Tỷ lệ % 1. Chi phí sử dụng máy thi công tự có 123.509.000 120.231.000 3.278.000 2,6541 Trong đó: Chi phí tiền lương nhân viên điều khiển máy 37.238.000 38.656.000 1.418.000 3,8079 Chi phí khấu hao máy thi công 64.971.000 63.216.000 1.755.000 2,7012 Chi phí nhiên liệu 12.562.000 12.293.000 269.000 2,1414 Chi phí sửa chữa máy 8.733.000 6.066.000 3.664.000 30,5393 2. Chi phí sử dụng máy thuê ngoài 40.436.000 38.875.000 1.561.000 3,8604 Tổng cộng 163.945.000 159.106.000 4.839.000 2.9516 Từ bảng kết quả trên ta thấy, chi phí máy thi công tiết kiệm được 4.839.000 đồng so với kế hoạch, cụ thể: Chi phí sử dụng máy thi công tự có kế hoạch là 123.509.000 đồng thực hiện là 120.231.000 đồng thấp hơn kế hoạch 3.278.000 đồng. Trong đó: + Chi phí tiền lương nhân viên điều khiển máy kế hoạch là 37.238.000 đồng thực hiện là 38.656.000 đồng cao hơn kế hoạch 1.418.000 đồng. + Chi phí khấu hao máy thi công kế hoạch là 64.971.000 đồng thực hiện là 63.216.000 đồng thấp hơn kế hoạch 1.755.000 đồng. + Chi phí nhiên liệu kế hoạch là 12.562.000 đồng thực hiện là 12.293.000 đồng thấp hơn kế hoạch 269.000 đồng. + Chi phí sửa chữa máy kế hoạch là 8.733.000 đồng thực hiện là 6.066.000 đồng thấp hơn kế hoạch 3.664.000 đồng. Chi phí sử dụng máy thuê ngoài kế hoạch là 40.436.000 đồng thực hiện là 38.875.000đồng thấp hơn kế hoạch 1.561.000 đồng. Công ty đã giảm chi phí sửa chữa là do công ty đã thực hiện tốt công tác sử dụng và bảo quản máy móc, thiết bị, giảm tình trạng hư hỏng máy móc thiết bị. Trong quá trình thi công công ty cũng đã việc tiết kiệm chi phí nhiên liệu sử dụng và sử dụng máy tự có tốt hơn nên đã giảm được chi phí thuê máy thi công ngoài.  Chi phí sản xuất chung Đây là các khoản phát sinh trực tiếp khác ngoài các khoản phát sinh ở tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, các khoan trích BHYT, BHXH, CPCĐ tính trên lương của công nhân. Khấu hao TSCĐ dùng chung cho các hoạt động của tổ đội và các chi phí có liên quan khác. Bảng 3. Chi phí sản xuất chung. Đơn vị tính: VNĐ Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh Chênh lệch Tỷ lệ % Chi phí nhân viên quản lý đội 53.397.000 54.488.000 1.091.000 2,04 Chi phí nguyên vật liệu dùng ở đội quản lý 10.450.000 9.570.000 880.000 8,4211 Chi phí công cụ dụng cụ cho đội quản lý công trình 5.578.000 5.919.000 341.000 6,1133 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong đội quản lý 13.450.000 11.064.000 2.386.000 17,7398 Chi phí dịch vụ mua ngoài 5.130.000 5.950.000 820.000 15,9844 Chi phí khác 3.627.000 4.132.000 505.000 13,9234 Tổng 91.632.000 91.123.000 509.000 0,5555 Tương tự như hai bảng trên, ta thấy tổng chi phí sản xuất chung kế hoạch là 91.632.000 đồng thực hiện là 91.123.000 đồng thấp hơn kế hoạch là 509.000 đồng. Cụ thể: Chi phí nhân viên quản lý đội kế hoạch là 53.397.000 đồng, thực hiện là 54.488.000 đồng cao hơn kế hoạch là 1.091.000 đồng. Chi phí nguyên vật liệu dùng ở đội quản lý kế hoạch là 10.450.000 đồng, thực hiện là 9.570.000 đồng thấp hơn kế hoạch là 880.000đồng. Chi phí công cụ dụng cụ cho đội quản lý công trình kế hoạch là 5.578.000 đồng, thực hiện là 5.919.000 đồng cao hơn kế hoạch là 341.000 đồng. Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong đội quản lý kế hoạch là 13.450.000 đồng, thực hiện là 11.064.000 đồng thấp hơn là 2.386.000 đồng. Chi phí dịch vụ mua ngoài kế hoạch là 5.130.000 đồng, thực hiện là 5.950.000 đồng cao hơn kế hoạch là 820.000 đồng. Chi phí khác kế hoạch là 3.627.000 đồng, thực hiện là 4.132.000 đồng thấp hơn kế hoạch là 505.000 đồng. Qua việc phân tích trên ta thấy, tình hình quản lý và sử dụng một số khoản chi phí của công ty chưa được tốt như: chi phí bằng tiền khác, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí công cụ, dụng cụ cho quản lý công trình. Đối với khoản mục chi phí bằng tiền khác như: chi phí tiếp khách, hội họp, mua tài liệu,…công ty phải tiến hành kiểm tra thường xuyên và đua ra một định mức, kế hoạch chi tiêu nhất định hạn chế tối đa những phát sinh không cần thiết. Đối với các khoản mục chi phí dịnh vụ mua ngoài: chi phí điện, nước, điện thoại,…công ty cũng nên kiểm tra hóa đơn thường xuyên và có biện pháp sử dụng tiết kiệm. 2.3.3. Nhận xét chung về tình hình chi phí và giá thành. Công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu quản lý của công ty trong tình hình mới khi nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng thì công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty cần hoàn thiện hơn nữa. 2.4 phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.4.1 Tình hình biến động tài sản nguồn vốn. Bảng phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn. Tỷ trọng ( % ) So sánh (%) Năm 2013 Năm 2014 Tài sản Tài sản ngắn hạn 55,91 46,75 9,16 Tài sản dài hạn 44,09 53,25 9,16 Tổng cộng 100 100 0 Nguồn vốn Nợ phải trả 58,41 47,50 10,91 Vốn chủ sở hữu 41,59 52,50 10,91 Tổng cộng 0 Qua bảng phân tích trên ta thấy cơ cấu tài sản năm 2014 có sự thay đổi so với cơ cấu tài sản năm 2013 khá lớn. Năm 2014 tỷ lệ tài sản ngắn hạn giảm so với năm 2013 là 9,16% và tài sả dài hạn có tỷ trọng tăng so với năm 2013 là 9,16%. Điều này cho thấy năm 2014 công ty không đầu tư nguyên vật liệu hay tài sản ngắn hạn khác mà quan tâm đến việc đầu tư thêm tài sản cố định. Trong năm 2014 nợ phải trả của công ty giảm so với năm 2013 là 10,91% cùng với nó là vốn chủ sở hữu tăng hơn so với năm 2013 là 10,91%. Vốn chủ sở hữu có tỷ lệ tăng cho thấy khả năng kiểm soát tài chính của doanh nghiệp khá tốt và doanh nghiệp có khả năng quay vòng vốn cao hơn năm 2013. 2.4.2 Tính toán các chỉ tiêu tài chính cơ bản. 2.4.2.1 Khả năng thanh toán Bảng kết quả khả năng thanh toán Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2013 2014 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 0,997 1,0 0,003 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,965 0,873 0,092 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0,202 0,262 0,06  Hệ số thanh toán hiện hành = Tỷ số >1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong tình trạng tốt. Nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều(tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho...) điều này có nghĩa doanh nghiệp đang quản lý không hợp lý được các tài sản ngắn hận hiện có của mình. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. Hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2014 tăng so với năm

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Lời nói đầu 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 5

1.1 Qua trình hình thành và phát triển của công ty 5

1.1.1 Quá trình hình thành 5

1.1.2 Nguyên tắc hoạt động 5

1.1.3 Phương pháp hoạt động 6

1.1.4 Một số kết quả công ty đã đạt được trong Vài năm gần đây 6

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 8

1.2.1 Chức năng 8

1.2.2 Nhiệm vụ 9

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 19

2.1 Phân tích các hoạt động Marketing 19

2.1.1 Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh 19

2.1.2 Phân tích Marketing mix của doanh nghiệp 21

2.2 Phân tích tình lao động, tiền lương 25

2.2.1 Cơ cấu lao động 25

2.2.2 Tình hình sử dụng lao động 27

2.2.3 Năng suất lao động ( NSLĐ) 27

2.2.4 Hình thức trả lương 27

2.2.5 Nhận xét 31

2.3 Tình hình chi phí và giá thành 31

2.3.1 Quy trình lập dự toán chi phí và giá thành tại doanh nghiệp 31

2.3.2 Phân tích các khoản mục chi phí và giá thành 31

2.3.3 Nhận xét chung về tình hình chi phí và giá thành 38

1

Trang 2

2.4phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 38

2.4.2 Tính toán các chỉ tiêu tài chính cơ bản 39

2.4.2.1 Khả năng thanh toán 39

2.4.2.2 Khả năng hoạt động 40

2.4.2.4 Khả năng sinh lời 44

2.4.3 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 45

2.4.3.1 So sánh sự biến động qua các năm 45

2.4.3.2 Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của Công ty 52

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 53

53

3.1 Đánh giá nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp 53

3.2 Các đề xuất kiến nghị 53

3.3 Định hướng đề tài nghiên cứu 54

Kết luận 54

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ

2 Sơ đồ bộ máy tổ chức điều hành thi công của Công ty 12

3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 16

5 Doanh thu cơ cấu thị trương từ năm 2009 đến năm 2015 21

6 Bảng số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các mặt

hành qua các thời kì

23

15 Bảng phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn 39

3

Trang 4

Lời nói đầu

Những năm trở lại gần đây, khoa học công nghệ không ngừng phát triền vớiquy mô rộng lớn Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi mét quốc gia mà còn mở rộngtrên phạm vi toàn thế giới Điều này làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhaugay gắt để nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm càng nhiều càng tốt

Ngành xây dựng Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốcdân, là ngành cung cấp những khu đô thị, cầu cảng, đường giao thông, đường sắt,đường bộ, vv… Đó là nhu cầu tất yếu của xã hội, có khả năng thu hút và tạo việc làmcho nhiều lao động

Những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự pháttriển kinh tế, ngành xây dựng của tỉnh Cao Bằng đã phát triển nhanh chóng, trong đóphải kể đến sự phát triển của công ty TNHH xây dựng thuong mại Thành Hà

Trong thời gian thực tập tại Công ty, tận mắt được chứng kiến quá trình làmviệc của các cô chú, các anh chị tại Công ty cùng việc tiếp cận các tài liệu đã giúp emhiểu sâu hơn về tình hình tham dự thầu của công ty

Báo cáo thực tập của em được hoàn thành với sự giúp đỡ của thầy Đinh HồngNinh và các cô chú, các anh chị trong công ty TNHH xây dựn thương mại Thành Hà

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Qua trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Quá trình hình thành

− Địa chỉ: Tổ 15, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng

− Số tài khoản: 33010000007644 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư & pháttriển Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng

− Vốn điều lệ: 8.100.000.000 đồng Trong đó, Tài sản cố định là 5.000.000.000 đồng

và tài sản lưu động là 3.100.000.000 đồng

− Mã số thuế: 4800143149

− Nơi và năm thành lập: Công ty TNHH xây dựng thương mại Thành Hà được thànhlập và chuyển đổi từ công ty xây dựng thương mại Thành Hà chứng nhận đăng kýkinh doanh(đăng ký lần đầu) ngày 19 tháng 08 năm 2007 do sở kế hoạch và đầu tưcấp

− Công ty đã qua 3 lần chuyển dổi tên doanh nghiệp:

+ Từ năm 2004 đến năm 2007 có tên Doanh nghiệp Văn Thủy

+ Từ năm 2007 đến năm 2012 lấy tên công ty xây dựng thương mại Thành Hà+ Từ năm 2012 đến nay lấy tên là công ty TNHH xây dựng thương mại ThànhHà

1.1.2 Nguyên tắc hoạt động

− Hoạt động theo luật doanh nghiệp

− Ban giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty

− Tất cả các phòng ban và các đội sản xuất đều chịu sự chỉ đạo của Ban giám đốc

5

Trang 6

− Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm kỹ thuật cho toàn bộ các công trình của công ty, từkhi khởi công đến khi bàn giao công trình, phối hợp và bàn bạc với ban giám đốc

cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp giám sát từng công trình

− Cán bộ quản lý tại công trình chủ động điều hành công trình, chủ động điều hànhnhân lực tại hiện trường thi công theo từng công đoạn, công việc của công trình.Cán bộ kỹ thuật giám sát của đơn vị cùng cán bộ giám sát của bên A giải quyết cácvướng mắc trong quá trình thi công, nếu những vướng mắc đó không giải quyếtđược thì báo cho Ban giám đốc cùng thiết kế à bên A bàn bạc giải quyết

− Công nhân xây lắp ngoài hiện trường chịu sự chỉ huy của tổ, đội và cán bộ kỹ sưtrực tiếp tại công trình đảm bảo thi công đúng kỹ thuật, mỹ thuật trên công trường

1.1.3 Phương pháp hoạt động

Dựa trên tinh thần đoàn kết, hợp tác để phát triển đưa chất lượng công trìnhngày càng cao,đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Uy tín công ty ngày càngđược nâng cao, đóng góp nhiều cho nhà nước

1.1.4 Một số kết quả công ty đã đạt được trong Vài năm gần đây

Công trình Kiên cố hóa mương Nà Thắm, xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnhCao Bằng với tổng giá trị xây lắp 4.711.000.000 đồng khởi công và hoàn thành 2009.Công trình trụ sở làm việc UBND thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh CaoBằng với tổng giá trị xây lắp 4.192.000.000 đồng khởi công năm 2010 và hoàn thànhnăm 2011

Công trình Trường mẫu giáo tự Do, xã Tự Do, huyện Quảng Uyên, tỉnh CaoBằng tổng giá trị xây lắp 1.038.922.000 khởi công và hoàn thành năm 2011

Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 3 phòng học mẫu giáo nhà cấp IV trườngPTCS Háng Chấu, xã Cai Bộ, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng 1.634.981.000 đồngkhởi công và hoàn thành năm 2012

Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 3 phòng học mẫu giáo nhà cấp IV trườngPTCS Bình Lăng, xã Bình Lăng, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trịxây lắp là 1.661.560.000 đồng khởi công và hoàn thành năm 2012

Trang 7

Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 3 phòng học mẫu giáo nhà cấp IV Trườngtiểu học Đống Đa, xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trịxây lắp 1.631.563.000 khởi công và hoàn thành năm 2012.

Công trình Đường UBND xã - Bó Ngùa, xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên,tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 5.071.300.000 đồng khởi công năm 2012 vàhoàn thành năm 2013

Công trình Thủy Lợi Cao Chương, huyện Trà Lĩnh( gói thầu số 03), tỉnh CaoBằng tổng giá trị xây lắp 5.571.159.000 đồng khởi công và hoàn thành năm 2012.Công trình Trường PTCS Quang Vinh – Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh CaoBằng với tổng giá trị 3.363.326.000 đồng khởi công năm 2012 và hoàn thành năm2013

Công trình cải tạo, nâng cấp và mở rộng trường THPT huyện Quảng Uyên vớitổng giá trị xây lắp 13.566.920.000 đồng khởi công năm 2011 hoàn thành năm 2014.Công trình Mương Thủy Lợi Pác Khuổi – lũng Úc, xã Tự Do, huyện QuảngUyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị 3.097.000.000 đồng khởi công năm 2012 vàhoàn thành năm 2014

Công trình sửa chữa, nâng cấp nhà máy in Việt Lập Cao Bằng với tổng giá trịxây lắp 1.237.920.000 đồng khởi công năm 2013 hoàn thành năm 2014

Công trình Đường GTNT Bản Lòa – Đông Rìa, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh,tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 1.691.632.881 đồng khởi công và hoàn thànhnăm 2014

Công trình Đường GTNT Lạn Trên – Lạn Dưới, xã Đoài Đông, huyện QuảngUyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp là 2.192.800.000 đồng khởi công năm

2014 hoàn thành năm 2015

Công trình Trạm y tế xã Tự Do, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng vớitổng giá trị xây lắp 3.161.617.000 đồng khởi công năm 2014 và hoàn thànhnăm 2015

Công trình cấp nước sinh hoạt trung tâm xã Hoàng Hải, huyện QuảngUyên, tỉnh Cao Bằng với tổng giá trị xây lắp 1.458.000.000 đồng khởi côngnăm và hoàn thành năm 2015

7

Trang 8

Để phục vụ cho hoạt động sản xuất Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy mócthiết bị từ năm 2009 đến năm 2014 Công ty mua mới thêm 45 máy móc thiết

bị, trong đó 6 máy móc thiết bị của Nhật Bản, 28 máy móc thiết bị của TrungQuốc và 11 máy móc thiết bị do Việt Nam sản xuất

Nguồn nhân lực của công ty có trình độ chuyên môn cao và nhiều nămkinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cụ thể công ty có 44 nhân viên cán bộchủ chốt trong đó thợ lành nghề nhiều nhất là 30 người, 9 kỹ sư xây dựng, một

cử nhân kế toán, 1 trình độ cao đẳng 3 nhân viên trình độ trung cấp và 5 nhânviên lái xe Năm công tác bình quân thấp nhất là 2 năm nhiều nhất là 20năm.Ngoài ra Công ty cũng thuê thêm lao động phổ thông để đảm bảo hoànthành công trình đúng tiến độ nhưng số lượng lao động thuê thêm tùy theo từngcông trình

Công ty TNHH xây dựng thương mại Thành Hà có 9 năm kinh nghiệmtrong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, 9 năm kinh nghiệm trong lĩnhvực xây dựng cấp nước, thủy lợi, 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực câu đường

Sự phát triển và dày dằn kinh nghiệm giúp Công ty đang tạo được uy tín tronglòng khách hàng

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

1.2.1 Chức năng

− Xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp

− Xây dựng các công trình giao thông(đường, cầu, cống)

− Xây dựng các công trình kênh mương thủy lợi

− Xây dựng các công trình đường ống cấp thoát nước

− Xây dựng các công trình đường dây tải điện đến 35KV và trạm biến áp

− Thiết kế, thi công, lắp đặt nội ngoại thất công trình

− Kinh doanh gỗ và các sản phẩm từ gỗ

− Đào lấp, san gạt mặt bằng xây dựng

− Sửa chữa gia công cơ khí

Trang 9

− Khai thác mỏ, thu gom khoáng sản.

− Kinh doanh xuất nhập khẩu, thiết bị máy móc phục vụ xây dựng và khoángsản

1.2.2 Nhiệm vụ

− Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích nguồn vốn tự có.Bên cạnh đó sử dụng theođúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng pháttriển

− Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cáchoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho các công trình xâydưng

− Sản xuất, thi công công trình xây dựng theo đúng thiết kế, quy trinh tiêu chuẩn cả

về kỹ thuật và thẩm mỹ đáp ứng yêu cầu khách hàng Tạo nền tảng vững chắc chocông ty trong công cuộc xây dựng công ty

1.3 Giới thiệu về quy trình sản suất và kinh doanh của Công ty

Giai đoạn 1: Đấu thầu

Phòng KH-KT có nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu, xác định khả năng cung cấp sảnphẩm dịch vụ, xây dựng giá bỏ thầu, tiến độ thi công và các ddiefu kiện khác đểtham gia vào quá trình đấu thầu xây lắp

Giai đoạn 2: lập kế hoạch dự án

Khi đấu thầu thành công, phòng KH-Kt phối hợp với các phòng ban khác củacông ty để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản xuất: vốn,vật tư, trang thiết bị cần sử dụng,nhân lực từ đó xác đinh giá dự toán thi công Xâydựng quy chế khoán công trình, giao khoán công trình cho các đơn vị thi công

Giai đoạn 3: Triển khai dự án

Các dự án xây dựng công trình sẽ được triển khai và phân bổ cho các đơn vịxây dựng công trình của công ty

Phòng KH-KT sẽ đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp

số liệu báo cáo thống kê, hướng dẫn quy trình kỹ thuật xây dựng

Giai đoạn 4: Nghiệm thu, quyết toán

Phòng KH-KT có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu công trình, giám sát chấtlượng thi công, đảm bảo yêu cầu thi công theo đúng hồ sơ thiết kế, quy trình, quyphạm và tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật theo đồ án thiết kế

Quá trình quyết toán: đây là công việc cuối cùng mà mọi phát sinh kinh tế đãhoàn thành nhằm xác định kết quả sản xuất kinh doanh của một công trình Đội

9

Trang 10

trưởng sẽ chịu trách nhiệm lam quyết toán công trình và chịu trách nhiệm về kêtquả quyết toán

Thời gian quyết toán: ngay sau khi khách hàng ký biên bản bàn giao và quyếttoán đội sản xuất và các phòng chuyên môn nghiệp vụ tổng hợp số liệu theo cácyếu tố chi phí: nguyên, nhiên vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công, chi phíchung sau đó đội sản xuất gửi báo cáo về công ty và trực tiếp cùng công ty quyếttoán

Giai đoạn 5: Bàn giao công trình.

Sau khi công trình đã được xây dựng hoàn thiện và kiểm tra nghiệm thu đảmbảo an toàn, chất lượng kỹ thuật thì công ty sẽ bàn giao công trình cho bên đối tácđặt hàng Hai bên sẽ thực hiện đầy đủ mọi điều khoản đã thỏa thuận và ký kếttrong hợpđồng xây dựng công trình

Hệ thống máy móc thiết bị của công ty chủ yếu có giá trị lớn phục vụ cho việcthi công các công trình Để theo kịp vói công nghệ hiện đại công ty cũng khôngngừng chú trọng đầu tư, bổ sung liên tục hệ thống máy móc thiết bị cũng như côngnghệ của nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản Điều này vừa đảm bảo phục vụkịp thời cho thi công, vừa tạo ra sức cạnh tranh trong đấu thầu

Bảng 01: Máy móc thiết bị của công ty

Trang 11

Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình chất lượng các loại máy móc thiết bị củaCông ty còn tốt, hầu hết máy móc thiết bị là nhập của nước ngoài, công nghệ cao.Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nâng cao năng suát hoạt động kinhdoanh Song bên cạnh đó công ty cũng cần phải chú ý tới công tác bảo dưỡng máymóc và trang thiết bị để đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao hiệu quả sửdụng của thiết bị máy móc.

11

STT Loại máy thi công Nước sản

xuất

Sốlượng

Công suất Tình

trạngthiết bị

Nămmua

10 Máy phát điện Trung Quốc 04 0,5-10 KW 80% 2009

Trang 12

Sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy điều hành thi công của Công ty

Trang 13

Chú thích

Mối quan hệ hai chiềuMối chỉ đạo trực tiếpKiểm tra giám sát

Thuyết minh tổ chức bộ máy điều hành thi công

1 Chỉ huy trưởng công trường

−Là người chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng các hạng mục côngtrình

−Quan hệ với kỹ sư tư vấn, chủ đầu tư giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án

−Quan hệ với địa phương

−Chỉ đạo trực tiếp cán bộ kỹ thuật,giám sát hiện trường, quản lý chất lượng antoàn, tổ khảo sát, đo đạc hiện trường và các đơn vị thi công các hạng mục công trình,đảm bảo tiến độ và chất lượng

2 Các đội trưởng phụ trách từng lĩnh vực thi công

Các đội trưởng phụ trách từng lĩnh vực thi công lập kế hoạch thi công, theo dõithực hiện kế hoạch, thực hiện thiết kế tổ chức thi công chi tiết, đề ra các biện pháp thicông cải tiến công nghệ và giải quyết các vấn đề kỹ thuật

3.Chủ nhiệm KCS

Chịu trách nhiệm hực hiện,thường xuyên đúng đắn và trung thực công tác thínghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi côngcông trình theo đúng quy trình thi công và nghiệm thu

Trang 14

4.Bộ phận phòng thí nghiệm hiện trường

Chịu sự chỉ đại của chỉ huy trưởng thực hiện thí nghiệm kịp thời phục vụ dựán

Phối hợp với tư vấn giám sát, các bộ phận, các đội thi công để làm công tác thínghiệm và quản lý chất lượng bằng thí nghiệm một cách trung thực, khách quan

5.Cán bộ kinh tế - kỹ thuật, vật tư – xe máy, hành chính

− Chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn, hạch toán kinh tế trong sản xuấtkinh doanh

− Chịu trách nhiệm đảm bảo vốn cho sản xuất, đẩm bảo đầu xe máy thiết bị vàđội ngũ kỹ thuật, công nhân và các nghành nghề sử dụng trong thi công

− Lập, theo dõi và đôn đốc các đơn vị thi công của các đơn vị để có kế hoạchđiều chỉnh cho phù hợp

− Lập các thủ tục thanh toán khối lượng hàng tháng với chủ đầu tư

− Kiểm tra, xác nhận khối lượng, chất lượng của khối lượng công việc đã thicông, làm việc với tư vấn giám sát để nghiệm thu khối lượng các công việc đó làm cơ

sở cho bộ phận kế hoạch tập hợp phiếu thanh toán

− Lập các biện pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình để trình Chủ đầu

tư, Tư vấn giám sát theo yêu cầu

− Giúp chỉ huy trưởng theo dõi, hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị chấp hànhnghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông, an toàn chất lượng trong quá trìnhthi công

− Lập các quy định về an toàn giao thông, an toàn trong nổ phá nền, móng, antoàn trong bảo quản kho thuốc nổ, an toàn lao động cho dự án và phổ biến, hướng dẫncác đơn vị

− Xử lý các vấn đề kỹ thuật trên hiện trường

 + Bộ phận tài chính

Theo dõi về công tác tài chính của dự án

Theo dõi thanh toán các khối lượng thi công với chủ đầu tư và các đơn vị thi công

 + Bộ phận an toàn, an ninh, môi trường

Chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh con người, máy móc thiết bị và toàn bộ vấn đềmôi trường trong suốt quá trình thi công

 Các đội thi công

Trang 15

Chịu trách nhiệm trước chỉ huy trưởng về chất lượng và và tiến độ và mỹ thuậtcác hạng mục công trình được giao Chịu sự chỉ đạo của ban chỉ huy công trường vàcác bộ phận chức năng thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án.

Chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ kỹ thuật, mỹ thuật các hạng mụccông trình được giao

Phối hợp với các bộ phận và các đơn vị thi công khác, các kỹ sư thi công đảmbảo dự án thi công theo đúng tiến độ và an toàn lao động

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

15

Quản lý KT tại trụ sở

Đội SXVLXây dựng

Trang 16

2 Phòng quản lý hành chính

Quản lý nhân lực toàn công ty, giải quyết các thay đổi nhân lực, tuyển dụng vàđào tạo nhân lực, cân đối cán bộ và công nhân viên, lập bảng lương cho toàn công tyhàng tháng, thực hiện các chế độ về bảo hiểm và các chế độ khác cho người lao độngtheo luật lao động; thực hiện các công việc hành chính văn phòng( ban hành, nhận,lưu chuyển, lưu trữ hồ sơ tài liệu, quản lý thiết bị văn phòng…); tham mưu cho giámđốc các vấn đề liên quan đến nhân sự

3 Phòng quản lý kỹ thuật

Có nhiệm vụ giám sát chất lượng, an toàn, tiến độ thi công các công trình củatoàn công ty, tham gia nghiên cứu tính toán chi phí cho các công trình đấu thầu, xemxét các sáng kiến, cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức hướng dẫn đàotạo về chuyên môn nghiệp vụ của phòng với đơn vị trực thuộc Ngoài ra phối hợp vớicác phòng ban, các đơn vị trong công ty nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu kỹ thuật màcông ty đề ra

4 Đội sản suất

− Tham gia xây dựng định hướng sản xuất kinh doanh của công ty theo cácchương trình ngắn hạn và dài hạn

− Lập phương án bố trí mặt bằng, thiết bị công nghệ phục vụ sản suất

− Lập kế hoạch sản xuất tuần, tháng, quý, năm của công ty

dựng thủylợi

Đội XDCT-GTĐội XD

cơ bản

Trang 17

− Các đội xây dựng làm việc ở các công trường, chịu sự quản lý của giám đốc vàchỉ huy trưởng Đội sản xuất của công ty gồm: Đội xây dựng cơ bản, đội xe, đội

XD thủy lợi, đội XD công trình giao thông, đội sản xuất vật liệu xây dựng

5 Phòng tài vụ vật tư

Phòng tài vụ vật tư có nhiệm vụ thu hồi công nợ khách hàng, tính toán giáthành thiết bị, quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Quản lý kho vật tư trên sổ sách,tham gia kiểm kê kho hàng.Lập và gửi báo cáo cho giám đốc và các bên liên quan.Cânđối kế hoạch thu chi đảm bảo tài chính cho hoạt động sản xuất, huy động vốn, thammưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán của công ty

Theo dõi và lập kế hoạch cung cấp vật tư, trang thiết bị, văn phong phẩm, thựchiện công tấc mua vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, soạn thảo hợp đồng,lập kế hoạch kiểm tra kho và theo dõi vật tư tồn tại, vật tư nhập xuất kho

Cơ cấu quản lý hoạt động của công ty

( Nguồn: Phòng hành chính )

Chức năng của từng bộ phận

Ban giám đốc

− Chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng các hạng mục công trình

− Quan hệ với kỹ sư tư vấn, chủ đầu tư giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án

− Quan hệ với địa phương

− Chỉ đạo trực tiếp cán bộ kỹ thuật, giám sát hiện trường, quản lý chất lượng,đảm bảotiến độ

17

công

Trang 18

Bộ phận KCS

Chịu trách nhiệm hực hiện,thường xuyên đúng đắn và trung thực công tác thínghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi côngcông trình theo đúng quy trình thi công và nghiệm thu

Cán bộ kỹ thuật thi công

Các đội trưởng phụ trách từng lĩnh vực thi công lập kế hoạch thi công, theo dõithực hiện kế hoạch, thực hiện thiết kế tổ chức thi công chi tiết, đề ra các biện pháp thicông cải tiến công nghệ và giải quyết các vấn đề kỹ thuật

Trang 19

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Phân tích các hoạt động Marketing

Đối tượng nghiên cứu Marketing chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty vàchủ yếu là các chủ thầu

2.1.1 Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh

Công ty không có bộ phận Marketing thuần túy nhưng marketing nội bộ xuấthiện trong toàn công ty, marketing bên ngoài với các đối tác và khách hàng bên ngoàicông ty Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường xây dựng không phải là một khâuriêng biệt mà nó được xem xét trong quá trình giao dịch, cung cấp, mua bán vật liêuxây dựng của công ty

Nghiên cứu thị trường, có được thông tin về đối thủ cạnh tranh, biết được cácđối thủ có những điểm mạnh, yếu thế nào sẽ đảm bảo việc công ty có một vị trí tốttrên thị trường Đồng thời giúp công ty linh hoạt và đáp ứng nhanh với những thay đổicủa thị trường một số đối thủ cạnh tranh của công ty

Là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu

số với kinh tế nông lâm nghiệp là chủ yếu nên với sự phát triển của các tỉnh khác thìkinh tế Cao Bằng khá tụt hậu chưa phát triển do đó các lĩnh vực như xây dựng, dịch

vụ, thương mại không phát triển được

Từ năm 2012 thị xã Cao Bằng lên thành phố Cao Bằng cùng với sự phát triểnkinh tế của thành phố trẻ nhiêu công trình kiến trúc xây dựng như khu đô thị mới ĐềThám như tòa nhà Viettel, Chi cục thuế, kho Bạc của Tỉnh, ngân hàng Agribank… đãthu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đấu thầu xây dựng.Ngoàinhững công trình lớn thì lĩnh vực nhà dân dụng các công trình giao thông thủy lợi

19

Trang 20

cũng được Tỉnh chú trọng và đầu tư đây là cơ hội cũng là thách thức đối với cácdoanh nghiệp trong tỉnh

Trong 12 năm hoạt động công ty TNHH xây dựng thương mại Thành Hà đãhoàn thành một số công trình giao thông thủy lợi, trường học quan trọng của một sốhuyện Quảng Uyên, Phục Hòa, Trà Lĩnh góp phần cho sự phát triển của Tỉnh.Công tyTNHH xây dựng và thương mại Thành Hà hoạt động chủ yếu trong các huyện QuảngUyên, Phục Hòa, Công ty có một chi nhánh tại thị trấn Quảng Uyên Cùng với công tyHùng Vương công ty TNHH xây dựng thương mại Thành Hà là những công ty xâydựng lâu nhất của Tỉnh.Công ty Hùng Vương cũng là một đối thủ đáng gờm của CôngTy.Một điều đặc biệt là mỗi công trình công ty đều phải đấu thầu do vậy đối thủ cạnhtranh của Công ty không chỉ giới hạn trong phạm vi trong Tỉnh mà còn có các doanhnghiệp tỉnh khác như Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Nội

Ngoài ra vài năm gần đây bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều công ty xây dựngnhư công ty TNHH xây dựng Hoàng Long, công ty TNHH xây dựng và thương mạiHồng kỳ, công ty cổ phần xây dựng Số 1 Cao Bằng… những công ty này trong tươnglai có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Công ty

Dù là công ty hoạt động đã lâu nhưng do công ty có quy mô nhỏ nên chưa đượcnhận những công trình xây dựng lớn của tỉnh phạm vi hoạt động chủ yếu chỉ trongmột số huyện Công ty cần có chiến lược phát triển phù hợp mở rộng thị trường ra cáctỉnh khác như Hà Quảng Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thạch An … và cả thành phố

Doanh thu theo cơ cấu thị trường từ năm 2009 đến 2015

Trang 21

Doanh thu từ huyện Quảng Uyên chiếm tỷ trọng cao nhất là 34.514.663.000đồng tương đương 62,4349 %, doanh thu từ huyện Trà Lĩnh cao thứ hai là10.626.117.881 đồng chiếm 19,2219 %, tiếp theo là huyện Phục Hòa chiếm 16,105 %với 8.903.000.000 đồng Cuối cùng khu vực thành phố Cao Bằng chiếm tỷ trọng thấpnhất là 2,2382 % tương đương 1.237.290.000 đồng Công ty cần có chiếm lược tìmkiếm khách hàng và chiếm lĩnh thị trường ở khu vực Thành phố Cao Bằng để tăngdoanh số khu vực này.

2.1.2 Phân tích Marketing mix của doanh nghiệp

 Chính sách sản phẩm:

Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng do đó sản phẩm của công ty kháchơn với các công ty sản xuất, dịch vụ.Mỗi công trình mà Công ty hoàn thành cũngchính là sản phẩm của Công ty Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độchuyên môn cao Công ty luôn nỗ lực hoàn thành công trình đúng tiến độ, an toàn đảmbảo chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, thẩm mỹ Đặc biệt công tác an toàn trongxây dụng luông được công ty chú trọng đặt lên hàng đầu Điều đó đã góp phần tạo uytín với khách hàng

Công trình xây dựng của công ty được phân loại như sau:

Công trình dân dụng: bao gồm ở và các công trình công cộng như công trình vănhóa, giáo dục, y tế, khách sạn, bến xe, các công trình thể thao, nhà phục vụ thông tinliên lạc, phát thanh, truyền hình,…

Công trình cấp nước, thủy lợi: gồm hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng,đường ống dẫn nước, kênh mương,

Công trình cầu đường: công trình đường bộ, đường sắt, đường thủy, cầu hầm.Dựa vào cách phân loại trên ta có bảng số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch

vụ của các mặt hàng qua các thời kỳ

21

Trang 22

Số liệu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2014/2013 Năm 2015/2014

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp năm 2015 lại không mấy khả quan khi công trình dân dụng và thủy lợi sụt giảm, côngtrình cầu đường có tăng nhưng tăng ít Cụ thể công trình dân dụng giảm 11.643.223.000 đồng (78,64%) so với năm 2014, công trìnhcấp nước thủy lợi giảm 1.639.000.000 đồng (52,92%) , công trình cầu đường tăng ít 501.167.119 đồng tức giảm 29,63%

Trang 23

Với mỗi công trình, Công ty luôn lập kế hoạch chi tiết sao cho chi phí thấp nhấtnhưng vẫn đảm bảo chất lượng, đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm của Côngty.lĩnh vực hoạt động của công ty khá đa dạng từ các công trình giao thông thủy lợiđến các công trình dân dụng, trường học, y tế… công ty còn đầu tư hoạt động sang cảlĩnh vực dịch vụ cụ hiện nay Công ty có một Nhà nghỉ ở gần bệnh viện Đa khoa tỉnhCao Bằng phục vụ nhu cầu cho người nhà bệnh nhân.

Công ty luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, uytín Sản phẩm của công ty ngoài sản phẩm vật chất là những công trình còn có sảnphẩm phi vật chất khác như giá trị to lớn đối với xã hội và đạo đức nghề nghiệp củachủ đầu tư

 Chính sách giá:

Công ty áp dụng Chiến lược cạnh tranh giá rẻ Trong quá trình đấu thầu thì việctrúng thầu của công ty thường là do chi phí thi công công trình của công ty thấp hơncác đối thủ cạnh tranh Do đó Công ty rất quan tâm tới chính sách giá vì nó liên quantrực tiếp tới việc có nhận được dự án hay không

Từ khâu chuẩn bị một dự án dựa vào hồ sơ chỉ định thầu nhân viên trong công ty

sẽ thu thập thông tin,nắm bắt và dự báo giá cả nguyên vật liệu Xác định mức giá bánnguyên nhiên vật liệu, giá sản phẩm, mức Gía cụ thể của từng mặt hàng kiểu kênhphân phối tới công trường, thời gian địa điểm phương thức thanh toán Đưa ra cácquyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh biến đổi hay cácđộng thái của đối thủ cạnh tranh từ đó xây dựng mức giá phù hợp cho dự án

Giá xây dựng thường bao gồm các yếu tố:

 Chi phí trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sử dụng máy thi công

 Chi phí chung: gồm chi phí chung ở cả công trường và công ty

 Lợi nhuận và rủi ro

 Thuế

Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của hồ sơ dự thầu có thể tính thêm một số khoản chiphí khác vào đơn giá đầy đủ bao gồm:

23

Trang 24

 Chi phí thầu chính hoặc tổng thầu

 Chi phí mua bảo hiểm xây dựng

− Hầu hết sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp

− Hình thức và phương pháp tiêu thụ được thống nhất trước khi sản phẩm đượcchế tạo

− Không có khâu lưu kho sản phẩm

− Sản phẩm không chế tạo hàng loạt để bán

− Quá trình mua bán được diễn ra trực tiếp giữa người mua và người bán thôngqua đấu thầu

− Số người tham gia mua bán gồm: chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, chủ thầu xâydựng và tập thể tham gia tranh thầu

− Người mua(chủ đầu tư) ứng tiền trước cho người bán (chủ thầu xây dựng)trong quá trình xây dựng, đồng thời đóng vai trò quyết định lựa chọn người bán ( tổchức xây dựng) và định giá bán

Công ty có 1 chi nhánh, cửa hàng công ty chỉ có kho chứa nguyên vật liệu vàmáy móc Vì sản phẩm của công ty là các công trình hay nói cách khác là sản phẩmđơn chiếc do nên hệ thống kênh phân phối không được công ty quan tâm chútrọng.Nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho các công trình được đưa trực tiếp từ các đại

lý mua đến thẳng công trường sau khi công trình hoàn thành nguyên nhiên vật liệucòn thừa sẽ chuyển về kho để phục vụ các công trình tiếp theo.Còn máy móc sẽ đưatiếp tiếp từ kho bãi đến công trường đối với máy móc của công ty và đưa trở lại saukhi hoàn thành công trình đối với máy móc thuộc sở hữu của Công ty và trả cho chủcho thuê máy móc sau khi hết thời hạn hợp đồng cho thuế

 Chính sách xúc tiến hỗn hợp:

Trang 25

Do chưa thấy tầm quan trọng của hoạt động Marketing nên Công ty hầu nhưkhông hoặc rất ít hoạt động truyền thông Tuy nhiên mỗi lần dự thầu dù có trúng thầuhay không thì việc truyền thông về công ty cũng đã được thực hiện.điều này làm chotên tuổi công ty chưa được biết đến nhiều Tuy nhiên công ty đã áp dụng các biệnpháp khuyến khích trong giai đoạn tranh thầu, thương thương thảo hợp đồng và thựchiện hợpđồng nhằm thúc đẩy việc thông qua và ký kết hợp đồng, tạo không khí thuậnlợi cho quá trình nghiệm thu, thanh toán

Giao tiếp được coi là công cụ xúc tiến, truyền thông quan trọng và có hiệu quả

− Giao tiếp trước khi tranh thầu: đây là giai đoạn tiếp cận để bước vào cuộc đấuthầu nhằm mục tiêu: xây dựng tốt hình ảnh, năng lực, uy tín của công ty cũng như thuthập thông tin từ các chủ thầu để từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tranh thầu

− Giao tiếp trong khi đấu thầu: mục tiêu của công ty trong giai đoạn này là thắngthầu và giành được hợp đồng vì vậy, phải làm tăng uy tín của công ty, tạo lòng tin đốivới khách hàng, làm cho công ty nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh

− Giao tiếp sau khi thắng thầu: để điều chỉnh và sửa chữa những sai sót, củng cốquan hệ với khách hành

Công ty nên đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing qua các phương tiệnthông tin đại chúng của Tỉnh như truyền hình, báo đài,marketing trực tiếp.Công tycũng nên lập trang web cung cấp đầy đủ thông tin về công ty.Ngoài ra, khách hàngcũng là một nhân tố quan trọng đẩy mạnh công tác truyền thông.Tạo ra những sảnphẩm chất lượng cao đảm bảo sự hài lòng khách hàng thì họ chính là một kênh truyềnthông hiệu quả mà không mất một đồng phí nào

2.2 Phân tích tình lao động, tiền lương.

2.2.1 Cơ cấu lao động

Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, làyếu tố quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp Hàng năm Công ty đã rất chú ýđến vấn đề đào tạo và phát triển nhân sự Công ty khuyến khích người lao động họcthêm để nâng cao trình độ và tổ chức các chuyến đi thăm quan, nghỉ mát,… tạo điềukiện khích lệ người lao động hăng say làm việc Chính những việc làm trên đã tạo

25

Trang 26

nguồn súc mạnh cho Công ty vững mạnh phát triển Với đặc điểm là công ty xây dựngcông ty Thành Hà có cơ cấu lao động như sau:

Bảng 2: Bảng kê số lượng án bộ chủ chốt

(Nguồn: Phòng hành chính)

Danh sách cán bộ chủ chốt của công ty:

công tác

Chứng chỉ chuyên

môn

Nhiệm vụđược giao

trưởng

4 Phạm Viết Lập 28 3 KS XD công trình GT Kỹ thuật

Trang 27

6 Nguyễn Văn Tuyên 36 13 Cao đẳng GTVT Kỹ thuật

( Nguồn: Phòng hành chính)Lao động chủ chốt trong công ty đều là những người có trình độ chuyên môn

và có kinh nghiệm Cơ cấu lao động của công ty phù hợp với điều kiện quy mô hoạtđộng vừa và nhỏ

2.2.2 Tình hình sử dụng lao động

Lao động của công ty được chia làm 2 loại:

Lao động trực tiếp: gồm các cán bộ kỹ sư và công nhân ở các công trình Lao

động trực tiếp của công ty chủ yếu là các công nhân thi công ngoài công trường Laođộng trực tiếp không yêu cầu tốt nghiệp đại học, cao đẳng, phần lớn họ là lao độngphổ thông, chưa qua đào tạo hoặc có trình độ trung cấp

Lao động gián tiếp: Là lực lượng lao động không trực tiếp thi công các công

trình Lực lượng lao động này gồm các cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ quản lýtại các phòng ban như Giám đốc, kế toán,… đa phần họ là những người có chuyênmôn nghiệ vụ, có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tốt nghiệp ngành kỹ thuật, xâydựng, kế toán…tùy thuộc vào đặc điểm từng công việc

2.2.3 Năng suất lao động ( NSLĐ)

Năng suát lao động là yếu tố quyết định của một doanh nghiệp Năng suất laođộng càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, doanhthu thu được càng lớn

2.2.4 Hình thức trả lương

Hình thức trả lương theo thời gian: Đối với lao động gián tiếp

Lương thời gian bằng mức lương cơ bản ở từng vị trí ( mức lương tối thiểunhân bậc lương) chia cho số ngày hành chính trong tháng nhân với thời gian làm việc

27

Ngày đăng: 01/09/2016, 07:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w