MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 7 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp 7 1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty 7 1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 7 1.1.3. Quy mô hiện tại của Doanh nghiệp 9 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Doanh nghiệp 10 1.2.1.Các lĩnh vực kinh doanh 10 1.2.2.Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh 11 1.2.3.Một số thành tích đã đạt được của công ty 11 1.3. Giới thiệu quy trình sản xuất của Doanh nghiệp 13ơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp 13 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 15 1.4.1. Mô hình tổ chức quản lý 15 1.4.2. Số cấp quản lý của Công ty 16 1.4.3.Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị 16 1.4.3.1. Đại hội cổ đông 16 1.4.3.2. Hội đồng quản trị 17 1.4.3.3. Ban kiểm soát 17 1.4.3.4.Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc 17 1.4.3.5. Phó tổng giám đốc: phụ trách công tác sản xuất kinh doanh 18 1.4.3.6. Phó giám đốc: phụ trách công tác tài chính 18 1.4.3.7. Phòng Thị trường 19 1.4.3.8. Phòng Marketing xuất nhập khẩu 19 1.4.3.9. Phòng Tổ chức hành chính 20 1.4.3.10. Phòng Kế toán Tài chính Thống kê 20 1.4.3.11. Phòng Xây dựng cơ bản 21 1.4.3.12. Phòng Quản lý thiết bị 21 1.4.3.13. Phòng Công nghệ thông tin 22 1.4.3.14.Các phân xưởng sản xuất (TNG1,2,3,4,5,6) 22 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 24 2.1. Phân tích các hoạt động Marketing 24 2.1.1.Thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của Công ty 25 2.1.2. Giá cả. 27 2.1.3.Hệ thống phân phối của doanh nghiệp 29 2.1.4.Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty 31 2.1.4.1.Quảng cáo 31 2.1.4.2. Xúc tiến bán 31 2.1.4.3. Bán hàng trực tiếp 31 2.1.4.4. Quan hệ công chúng 31 2.1.5. Đối thủ cạnh tranh 33 2.2. Phân tích tình hình lao động tiền lương 34 2.2.1.Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp 34 2.2.2. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động 37 2.2.3. Phân tích tình hình sử dụng lao động 38 2.2.4.Tuyển dụng và đào tạo lao động 39 2.2.4.1. Tuyển dụng lao động 39 2.2.4.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 41 2.2.5. Chế độ tiền lương, tiền thưởng 44 2.2.5.1. Các hình thức trả lương của công ty Cổ phần thương mại TNG 44 2.2.5.2.Phương pháp trả lương 45 2.2.6. Nhận xét về tình hình lao động tiền lương của doanh nghiệp 46 2.3.Phân tích chi phí và giá thành 47 2.3.1.Chi phí trong doanh nghiệp được phân loại theo các khoản mục chi phí 47 2.3.2.Giá thành kế hoạch 49 2.3.3.Phương pháp tập hợp chi phí 49 2.4. Phân tích tình hình tài chính của Công Ty 49 2.4.1.Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 50 2.4.2.Bảng cân đối kế toán của công ty 52 2.4.3. Các hệ số tài chính cơ bản: 57 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CHUNG TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 61 3.1.Đánh giá và nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp 61 3.1.1.Về tình hình marketing 61 3.1.2.Về tình hình lao động tiền lương 62 3.1.3.Về tình hình chi phí giá thành 63 3.1.4.Về tình hình tài chính của công ty 64 3.2. Những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại của doanh nghiệp 64 3.2.1.Những thuận lợi 64 3.2.2.Những khó khăn của doanh nghiệp: 65 3.3.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 65 KẾT LUẬN 67 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 01 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 14 Sơ đồ 02: Cơ cấu bộ máy quản lý chung của công ty TNG 15 Sơ đồ 03: Hệ thống kênh phân phối của công ty 30 Bảng 01: Một số chỉ tiêu về quy mô hiện tại của công ty 26 Bảng 02: Các khách hàng chính của công ty 27 Bảng 03: Doanh thu tiêu thụ theo một số khách hàng mới năm 2012 27 Bảng 04: Cụ thể mức giá của một số mặt hàng chủ yếu: 29 Bảng 05: Cơ cấu lao động của công ty qua 2 năm 20112012 34 Bảng 06: Tổng số lao động qua hai năm 2011 – 2012 38 Bảng 07: Quy trình tuyển dụng 39 Bảng 08: Quỹ tiền lương của 1 số phòng ban tại công ty năm 2012 44 Bảng 09: Ví dụ lương của một số nhân viên phòng kinh doanh 45 Bảng 10: Cơ cấu chi phí theo khoản mục 48 Bảng 11: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 – 2012 51 Bảng 12: Bảng cân đối kế toán năm 2011 2012 53 Bảng 13: Các hệ số tài chính cơ bản 57 LỜI MỞ ĐẦU Trong khung cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, khi mà nền kinh tế thị trường là hướng đi và mục đích nhắm tới của các nước thì không một nền kinh tế nào tự bó gọn mình trong phạm vi một quốc gia. Đối với Việt Nam cũng vậy, sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã ngày càng trở nên năng động, mở rộng hội nhập quốc tế. Không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều đó đã đặt ra môi trường cạnh tranh không ngừng và ngày càng khắc nghiệt hơn giữa các doanh nghiệp. Do đó, với mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong từng bước đi của mình, không ngừng nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để có thể đuổi kịp với sự phát triển của nền kinh tế chúng ta cần phải đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý kinh tế có trình độ có chuyên môn, có đầu óc nhanh nhạy và sáng tạo, ý thức được điều này mọi sinh viên chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ kinh tế. Ngoài những kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường chúng ta cần phải xem xét tìm hiểu thực tế để bổ sung và trau dồi vốn kiến thức thực tế của mình. Thực tế là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với phương châm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Trong thời gian thực tập này đã giúp sinh viên có thể tự mình áp dụng kiến thức đã học và thực tế công ty thực tập để khẳng định khả năng của mình trước khi đi làm, nhà trường đã tạo cho sinh viên cơ hội trực tiếp để sinh viên tiếp xúc thực tế từ đó giúp sinh viên áp dụng và nắm vững hơn những kiến thức trên nhà trường. Do đó để thuận lợi hơn cho công việc thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp của mình, em đã lựa chọn cho mình cơ sở thực tập là: Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này gồm có 3 phần: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư thương mại TNG Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3: Đánh giá, nhận xét chung tình hình của công tyy cổ phần đầu tư và thương mại TNG. Qua thời gian thực tập tại Công ty em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của ban Giám đốc và các cô, chú, anh, chị cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên hướng dẫn TS. Đỗ Đình Long. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó đã giúp em hoàn thành thời gian đi thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập. Em xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nguyễn Đăng Đức CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp 1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Tên giao dịch tiếng Anh: TNG Investment and Trading Joint Stock Company Tên viết tắt: TNG Trụ sở chính: Số 160 Đường Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: (840280) 3858508 fax: (840280) 38852060 Email: infotng.vn Website : http:www.tng.vn Logo của công ty: Vốn điều lệ: 134.613.250.000 đồng Số đăng ký kinh doanh: 1703000036 Cấp ngày: 08102007 Đơn vị cấp: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên Tài khoản số: VNĐ: 39010000003923 USD: 39010370004036 Tại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên. Đại diện: Ông: Nguyễn Văn Thời. Chức vụ: Chủ tịch HĐQTTổng Giám đốc. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22111979 theo Quyết định số 488QĐ UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn là 659,4 nghìn đồng. Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 0211980, với 02 chuyền sản xuất. Sản phẩm là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh, doanh thu đạt được 501,5 nghìn đồng. Ngày 0751981 tại Quyết định số 124QĐ – UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên sát nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thương nghiệp vào Xí nghiệp, nâng số vốn của Xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuất của xí nghiệp tăng lên 08 chuyền, doanh thu đạt được 1.130 nghìn đồng. Thực hiện Nghị định số 388HĐBT ngày 20111991 của Hội đồng bộ trưởng về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp được thành lập lại theo Quyết định số 708UBQĐ ngày 22 tháng 12 năm 1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh với tổng số vốn hoạt động là 577,2 triệu đồng. Năm 1992 Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu, đưa doanh thu tiêu thụ đạt 336 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động. Tại Quyết định số 676QĐUB ngày 04 tháng 04 năm 1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh đó đổi tên Xí nghiệp thành Công ty May Thái Nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng. Cũng năm 1997 tại Quyết định số 3001QĐUB ngày 14 tháng 11 năm 1997, Công ty được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép Liên doanh với Tổng Công ty dệt may Việt Nam thành lập Công ty may Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, đưa năng lực sản xuất của Công ty tăng thêm 08 chuyền may, doanh thu tiêu thụ đạt 14.209 triệu đồng. Năm 2000, Công ty là thành thành viên của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas). Ngày 16122002 Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định số 3744QĐUB phê duyệt “Phương án cổ phần hoá doanh nghiệp đơn vị Công ty may Thái Nguyên”. Ngày 02012003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Sau 4 năm cổ phần hoá Công ty đạt được một số kết quả khả quan: • Doanh thu tăng trưởng bình quân 4 năm là 55%, năm 2006 đạt 185 tỷ đồng tăng so với năm 2002 là 4,4 lần; tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân 4 năm là 32,18%, năm 2006 đạt 35,7%, cổ tức bình quân bốn năm là 15,5% và năm 2006 là 18%. • Vốn kinh doanh năm 2006 là 118,8 tỷ đồng, gấp 2,96 lần so với năm 2002, đạt mức tăng bình quân bốn năm là 52%. • Ngày 13082006 Đại hội Cổ đông bất thường của Công ty đã quyết định nâng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng và phê duyệt dự án đầu tư nhà máy TNG Sông Công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng. • Ngày 18032007 Đại hội Cổ đông của Công ty đã quyết định nâng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng và phê duyệt chiến lược phát triển Công ty trở thành tập đoàn kinh tế có thương hiệu mạnh. Đến ngày 05092007, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Năm 2007, là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái nguyên TNG đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Năm 2008 được Tập đoàn dệt may Việt nam tặng cờ thi đua. Năm 2009 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng II. Tháng 04 năm 2010 Công ty khởi công xây dựng thêm nhà máy TNG Phú Bình với tổng mức đầu tư trên 275 tỷ đồng với 64 chuyền may và thu hút thêm trên 4.000 lao động vào làm việc. Ngày 10122010 Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán 4.773.775 cổ phiếu ra công chúng nâng vốn điều lệ lên 134,6 tỷ đồng. 13062011 Giai đoạn 1 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động. 31122012 Giai đoạn 2 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động. 1.1.3. Quy mô hiện tại của Doanh nghiệp Quy mô hiện tại của công ty bao gồm hơn 10.000 lao động, diện tích 24ha. Hiện có các xí nghiệp may và các phân xưởng: + Xí nghiệp may Việt Đức: 160, đường Minh Cầu, TPTN có 20 dây chuyền may với 1.200 lao động. + Xí Nghiệp may Việt Thái: 221 Đ.Thống Nhất, Tân Lập, TP.Thái Nguyên có 17 dây chuyền may với 1.000 lao động. + Xí Nghiệp may Sông Công 1 Sông Công 2: Khu B khu công nghiệp Sông Công có 72 dây chuyền may với 4.000 lao động. +Xí nghiệp may Phú Bình: TT Kha Sơn, huyện Phú Bình có 64 dây chuyền may với 4.000 lao động. + 01 phân xưởng thêu, 01 phân xưởng giặt, 01 phân xưởng bao bì, 01 phân xưởng sản xuất bông. Với tổng số cán bộ công nhân viên trên 7.000 người được đào tạo cơ bản, làm việc chuyên nghiệp, quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Cùng với cơ sở vật chất khang trang cùng với máy móc trang thiết bị hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và các bạn hàng Quốc tế. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9001. Trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn Wrap (Hiệp hội may mặc toàn cầu). Môi trường làm việc “Xanh Sạch Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”. Hiện TNG đang xuất khẩu hơn 60% giá trị xuất khẩu của Tỉnh mỗi năm. Doanh thu tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng. Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 10.000 lao động, bình quân thu nhập 10 tháng đầu năm 2010 của cán bộ công nhân viên Công ty đạt 2.300.000đồngngười. 1.2 . Chức năng và nhiệm vụ của Doanh nghiệp 1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh + Sản xuất và mua bán các sản phẩm may mặc. + Sản xuất bao bì giấy, hộp carton, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên liệu thô, phụ kiện hàng may mặc. + Đào tạo nghề may công nghiệp. + Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy. + Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp và khu dân cư. + Vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe taxi. + Cho thuê tài sản cho các mục đích thương mại. 1.2.2. Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh + Áo Jackets: Micro, Down, Padding, Vest, Long coat, Skiwear, Seam sealing, Uniform. + Quần Bottoms: Cargo pants, Cargo shorts, Ski pants, Carrier pants, Skirt, Denim, Uniform. 1.2.3. Một số thành tích đã đạt được của công ty Năm 1998 Được nhận bằng khen của Thủ trướng Chính phủ về “Đã có nhiều thành tích trong công tác sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ quốc”. Năm 2000 Chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) 1332000 Nhận Huân chương Lao động hạng ba số 75 KTCT của Chủ tịch nước trao tặng. 0192001 Được cấp Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO – 9001. 3182004 Được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thương mại tại Quyết định số 12292004QĐBTM về “Đạt thành tích xuất khẩu xuất sắc trong năm 2003”. 02022005 Được nhận bằng khen số 324QĐ – VP của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về “Thành tích trong phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh năm 2004”. 0132005 Được nhận bằng khen số 0360PTM – TĐKT của Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam về “Những thành tích trong sản xuất kinh doanh và đóng góp tích cực vào sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam năm 2004”. 10102005 Tại Thượng Hải, Trung Quốc, Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên đã vinh dự nhận giải “Nhà cung cấp tốt nhất trong năm” do Công ty The Childrens Place Hoa Kỳ trao tặng. 13102005 Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên đã vinh dự nhận giải “Doanh nghiệp uy tín Chất lượng 2005” do tòa soạn Thông tin Quảng cáo ảnh Thương mại Bộ Thương Mại trao tặng. Chúc mừng và khích lệ sự thành công của TNG trong những năm qua Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã về thăm Công ty: Đồng chí Nông Đức Mạnh, Đồng Chí Đỗ Mười, Đồng chí Võ Văn Kiệt, Đồng chí Trương Mỹ Hoa, và mới đây nhất là đồng chí Nguyễn Đức Kiên phó chủ tịch Quốc Hội. Ghi nhận các thành tích của TNG, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cùng nhiều phần thưởng cao quí khác. Cùng với đó, nhiều năm liền TNG đạt danh hiêu lao động giỏi cấp tỉnh. Tổng giám đốc đã vinh dự nhận được danh hiệu “Giám đốc giỏi, doanh nghiệp xuất sắc”; năm 2007, năm 2010 được công nhận là Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, cúp vàng Thánh Gióng và danh hiệu cúp vàng Văn hóa doanh nhân...được nhân tỉnh Thái Nguyên tin tưởng bầu là đại biểu quốc hội khóa XII. Với mục tiêu là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị làm đẹp cho xã hội, các sản phẩm chính của TNG như: quần âu, áo Jackets … hiện đang có mặt tại thị trường trong nước và thị trường nhiều quốc gia trên thế giới như Trung quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada, EU... không những làm đẹp cho hàng triệu người dân Việt Nam nói riêng mà còn làm đẹp cho hàng triệu người dân trên thế giới nói chung. Sản phẩm của TNG được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao, TNG tự hào là một đơn vị xuất khẩu hàng đầu của ngành dêt may Việt Nam. Triết lý kinh doanh của công ty là: “Khách hàng là người trả lương cho chúng ta”.Năm 2010, Công ty đã được tổ chức Wrap Hiệp Hội các Nhà May Mặc và Dày Da Hoa Kỳ và tổ chức TUV Rheinland Đức đánh giá chứng nhận cho sự phát triển bền vững của TNG trên các lĩnh vực Trách nhiệm xã hội – SA8000, An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp OHSAS18000, bảo vệ môi trường – ISO14000. 1.3. Giới thiệu quy trình sản xuất của Doanh nghiệp Công ty có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chế biến liên tục kiểu phức tạp. Liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành với hai hình thức sản xuất kinh doanh là gia công may mặc xuất khẩu và mua nguyên liệu về sản xuất sản phẩm để bán. Công ty sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức: Nhận gia công toàn bộ: Theo hình thức này Công ty nhận nguyên vật liệu của khách hàng theo hợp đồng để gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao trả cho khách hàng. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu dưới hình thức FOB: Ở hình thức này phải căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã đăng ký với khách hàng, Công ty tự tổ chức sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng ( mua nguyên liệu bán thành phẩm ). Sản xuất hàng nội địa: Công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được khái quát như sau: Sơ đồ 01 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Trong trường hợp mua nguyên vật liệu về sản xuất sản phẩm để bán thì công ty sẽ tự tạo mẫu hoặc tạo mẫu trên cơ sở các đơn đặt hàng của khách hàng. Phòng kỹ thuật sẽ ra sơ đồ mẫu và gửi xuống cho các bộ phận cắt, may. Sản phẩm trong trường hợp này chủ yếu là tiêu thụ nội địa với quy trình công nghệ sản xuất như trường hợp gia công. 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp 1.4.1. Mô hình tổ chức quản lý Sơ đồ 02: Cơ cấu bộ máy quản lý chung của công ty TNG (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính ) 1.4.2. Số cấp quản lý của Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG bao gồm ba cấp quản lý đó là: Quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở. Quản lý cấp cao nhất của Công ty là: Đại hội đồng cổ đông đây là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, các quyết định được thông qua bằng cách biểu quyết của tất cả thành viên của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty. Quản lý cấp trung gian là người hướng dẫn hoạt động hàng ngày của Công ty, hình thành và cụ thể hoá các quyết định quản lý cấp cao thành các công việc cụ thể. Cụ thể ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thì nhà quản lý cấp trung gian là: Giám đốc các chi nhánh và bộ phận giúp việc cho họ. Những nhà quản lý cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của các nhân viên trực tiếp sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của cấp trên giao cho. Cụ thể đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thì cấp quản trị cơ sở được thể hiện ở các tổ trưởng các tổ sản xuất, quản lý kho, … 1.4.3. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị 1.4.3.1. Đại hội cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành và theo điều lệ Công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương chính sách dài hạn trong việc phát triển của Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.4.3.2. Hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định Hội đồng Quản trị định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG hiện có 5 thành viên, gồm: 1. Ông Nguyễn Văn Thời Chủ tịch 2. Bà Lý Thị Liên Ủy viên 3. Ông Lã Anh Thắng Ủy viên 4. Bà Đoàn Thị Thu Ủy viên 5. Ông Nguyễn Việt Thắng Ủy viên 1.4.3.3. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu. Ban kiểm soát gồm 03 thành viên: 1. Ông Nguyễn Huy Hoàng Trưởng ban 2. Bà Nguyễn Thị Minh Thọ Ủy viên 3. Bà Cao Thị Tuyết Ủy viên 1.4.3.4. Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc Tổng giám đốc là người: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung mọi hoạt động của công ty. Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Đại hội đồng cổ đông về các quyết định của mình. Phó Tổng Giám đốc là người tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việc điều hành Công ty. Mỗi phó Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm một mảng công việc được giao. 1.4.3.5. Phó tổng giám đốc: phụ trách công tác sản xuất kinh doanh Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý, điều hành công tác sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Nhiệm vụ: Thiết kế mô hình tổ chức quản lý và phân giao chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn cho từng chức danh quản lý cho từng chi nhánh. Tuyển dụng nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Phối hợp với Trưởng phòng thị trường cân đối năng lực sản xuất và lo đơn hàng cho các chi nhánh trong toàn công ty. Chỉ đạo công tác sản xuất kinh doanh của các chi nhánh, trung tâm, xí nghiệp thành viên theo đúng tiêu chuẩn ISO và SA8000. Chỉ đạo các chi nhánh, nâng cao năng xuất lao động, giảm chi phí sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ đạo chi nhánh thực hiện các hợp đồng kinh tế theo đúng yêu cầu của khách hàng. 1.4.3.6. Phó giám đốc: phụ trách công tác tài chính Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý công tác tài chính, kế toán, thống kê của Công ty. Nhiệm vụ: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính ngắn và dài hạn của Công ty. Chỉ đạo xây dựng và giao kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho từng đơn vị của Công ty Tuyển chọn, phân công chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cho từng chức danh cán bộ làm công tác kế toán của toàn Công ty. Kiểm tra giám sát giá thành sản phẩm, giá thành các công trình xây dựng cơ bản của Công ty. Chỉ đạo thu hồi công nợ và đáp ứng đúng, đủ, kịp thời tiền vốn cho các đơn vị theo kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ký duyệt tất cả các chứng từ phát sinh về tài chính, kế toán, thống kê trong toàn Công ty 1.4.3.7. Phòng Thị trường Chức năng: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhiệm vụ: Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm nhà cung cấp nguyên, phụ liệu, dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Thiết kế mẫu, may mẫu chào hàng và xây dựng giá thành để ký hợp đồng. Cân đối, điều tiết và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đơn hàng của các đơn vị trong Công ty. Xác định mặt hàng sản xuất, tỷ lệ mặt hàng sản xuất để ký hợp đồng đơn hàng cho phù hợp với cơ cấu thiết bị và khả năng đầu tư của Công ty. Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị. 1.4.3.8. Phòng Marketing xuất nhập khẩu Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác maketing và công tác xuất, nhập khẩu hàng hoá. Nhiệm vụ Xây dựng chiến lược phát triển công tác maketing, phát triển thương hiệu Công ty Tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng Quản lý Website và quảng bá hình ảnh Công ty Thực hiện công tác maketing Thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá 1.4.3.9. Phòng Tổ chức hành chính Chức năng: Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương và công tác quản trị hành chính của Công ty. Nhiệm vụ: Sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Xây dựng nội qui, qui chế quản lý về công tác lao động, tiền lương Xây dựng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng để thu hút nhân tài vào làm việc tại Công ty Tổng hợp báo cáo, phân tích chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý lao động, tiền lương của toàn Công ty Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động toàn Công ty Quản lý quỹ tiền mặt của Công ty Thực hiện công tác bảo vệ tài sản của cán bộ công nhân viên và của toàn Công ty Thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự và công tác dân quân tự vệ của Công ty 1.4.3.10. Phòng Kế toán Tài chính Thống kê Chức năng: Quản lý công tác tài chính, kế toán , thống kê của Công ty. Nhiệm vụ: Thực hiện công tác kế toán của các xí nghiệp, trung tâm và văn phòng Công ty Đáp ứng đầy đủ, kịp thời tiền vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Lập hồ sơ đòi tiền khách hàng, theo dõi và thu hồi công nợ của Công ty Kiểm soát giá thành, kiểm soát hợp đồng nhập, xuất Kiểm tra thanh, quyết toán và quản lý giá thành xây dựng cơ bản. Quản lý giá thành sản xuất của toàn Công ty Kiểm tra, tổng hợp và phân tích báo cáo quyết toán tài chính tháng, quý, năm toàn Công ty Kiểm tra, tổng hợp báo cáo thống kê tháng, quý, năm toàn Công ty Tổng hợp, phân tích tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Phối hợp với các đơn vị xây dựng và giao kế hoạch SXKD hàng năm Xây dựng qui chế quản lý tài chính của Công ty 1.4.3.11. Phòng Xây dựng cơ bản Chức năng: Quản lý công tác xây dựng cơ bản của Công ty Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch đầu tư, chiến lược đầu tư của Công ty Xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn Lập hồ sơ thiết kế, dự toán các hạng mục công trình xây dựng cơ bản (Kể cả công trình sửa chữa, cải tạo) Thực hiện công tác giám sát kỹ thuật các hạng mục cụng trình xây dựng cơ bản Lập phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả toàn bộ diện tích đất đai của Công ty Quản lý, duy tu bảo dưỡng chất lượng công trình xây dựng cơ bản. Xây dựng qui định phân cấp quản lý khai thác sử dụng và duy tu bảo dưỡng các công trình xây dựng cơ bản của Công ty 1.4.3.12. Phòng Quản lý thiết bị Chức năng: Quản lý thiết bị và công tác an toàn của Công ty Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, trang bị dụng cụ sản xuất, phương tiện vận tải Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, trang bị dụng cụ cho sản xuất và phương tiện vận tải Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng thiết bị của toàn Công ty Xây dựng qui trình vận hành máy móc thiết bị của Công ty Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động của Công ty Xây dựng nội qui, qui chế về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt Tổ chức tập huấn về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho các đơn vị và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn của Công ty. Chỉ đạo khắc phục ngay các nguy cơ và sự cố mất an toàn trong lao động sản xuất Xây dựng qui định về việc phân cấp quản lý thiết bị, quản lý an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ của Công ty 1.4.3.13. Phòng Công nghệ thông tin Chức năng: Quản lý hệ thống mạng nội bộ, quản lý thiết bị văn phòng và quản lý Website của Công ty. Nhiệm vụ: Tổng hợp kế hoạch đầu tư thiết bị văn phòng của Công ty Quản lý trang thiết bị văn phòng của toàn Công ty Quản trị hệ thống mạng nội bộ trong toàn Công ty Tiếp nhận thông tin để cập nhật lên Website của Công ty Thiết kế, đổi mới giao diện Website và quản trị Website của Công ty 1.4.3.14. Các phân xưởng sản xuất (TNG1,2,3,4,5,6) Sáu xí nghiệp may gồm: Xí nghiệp may Việt Đức. Xí nghiệp may Việt Thái. Xí nghiệp may TNG Sông Công 1,2. Xí nghiệp may TNG Phú Bình 1,2 (Đã đi vào hoạt động từ Quý 2 năm 2011). Ba phân xưởng gồm: Phân xưởng Thêu : Là Xưởng in, thêu phục vụ cho việc sản xuất của các chi nhánh may. Phân xưởng Giặt: Là Xưởng giặt mài phục vụ cho việc sản xuất của các chi nhánh may. Phân xưởng Bao bì : Chuyên sản xuất bao bì carton, túi PE. Trung tâm đào tạo nghề: thực hiện đào tạo nghề cho những công nhân của xí nghiệp và cho xã hội. Trung tâm thời trang chuyên giới thiệu sản phẩm của công ty và sản xuất hàng nội địa. Mỗi xí nghiệp là một bộ phận quan trọng hoạt động độc lập với công ty mẹ. ở mỗi xí nghiệp lại phân trách nhiệm quản lý tới các cấp nhỏ hơn có phân công trách nhiệm rất rõ ràng, đảm bảo cho guồng máy của toàn bộ công ty hoạt động có hiệu quả. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Phân tích các hoạt động Marketing Với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại, phát triển và mở rộng quy mô thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh để có thể đạt được lợi ích tối đa thì cần phải có bộ phận Marketing riêng. Đảm nhận mọi công việc, tình hình tiêu thụ sản phẩm và hình thức xúc tiến bán hàng như thế nào để hàng hoá của doanh nghiệp mình được thị trường chấp nhận tiêu thụ nhiều nhất mà vẫn phải đảm bảo yêu cầu chất lượng. Ngoài ra còn vấn đề quan trọng không thể thiếu được là đó phải xem xét đối thủ cạnh tranh của mình như thế nào để có các biện pháp thích hợp, kịp thời nhất. Vì vậy hoạt động Marketing của doanh nghiệp là hoạt động rất quan trọng trong doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh có lãi hay không phần lớn là phụ thuộc vào hoạt động Marketing. Việc nghiên cứu marketing ở các công ty thương mại là một quá trình hoạch định, thu thập, phân tích một cách hệ thống, chính xác các dữ liệu thông tin và những phát hiện nhằm tạo cơ sở cho công ty thích ứng đối với sự thay đổi của thị trường và mục tiêu marketing đề ra. Trải qua 32 năm hoạt động và phát triển, TNG đã trở nên khá quen thuộc với các hãng cung cấp hàng may mặc trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ và Canada. Năm 2005 Công ty đã được The Children’s Place (Hoa Kỳ) trao tặng danh hiệu “Nhà cung cấp tốt nhất trong năm”. Đạt được điều này, bên cạnh chất lượng và giá thành sản phẩm không thể không kể tới sự đóng góp của hoạt động marketing. Trong những năm tới, Công ty xác định thị trường xuất khẩu vẫn là chủ lực. Tuy nhiên để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, Công ty sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường Châu Âu, Mêhicô, Nam Mỹ và Nhật Bản. Đồng thời, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường nội địa. Đối với khách hàng truyền thống: Công ty luôn duy trì và không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ với khách hàng truyền thống để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Hàng năm, Công ty tổ chức gặp gỡ, trao đổi đánh giá quá trình làm việc trong năm để lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo. Để tiếp cận các khách hàng mới, nhất là tại thị trường xuất khẩu, Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế (như hội chợ hàng dệt may tại Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Hồng Kông), các chương trình xúc tiến thương mại cấp Quốc gia, các hội thảo về dệt may xuất khẩu tổ chức tại Hà Nội, các đơn vị trong ngành. Đối với các nhà cung cấp, hàng năm Công ty đều đánh giá, tôn vinh các nhà cung cấp đã có nhiều đóng góp cho kết quả của Công ty. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền: Nhãn hiệu thương mại của công ty là LIMA và TNG đã được đăng ký với cơ quan hữu quan. Ngoài ra, với vị thế và uy tín của công ty đã được các khách hàng tín nhiệm ủy quyền sản xuất các nhãn hiệu như: The Childrensplace, Columbia Sportswear, Julio, Lolitog, GAP, JC Penney, Target, Steve Barry...(bỏ nhãn hiệu này). Biểu tượng Công ty được đăng ký phát minh, sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam ngày 24 tháng 08 năm 2005 và Công ty đã đăng ký Logo TNG tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ý nghĩa logo TNG : TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Garment, tên giao dịch của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên trước đây. Trong chiến lược phát triển thành tập đoàn đa ngành, TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Group hay TN Group. Biểu tượng chữ TNG mầu đỏ, nằm trong quả cầu mầu xanh muốn nói đến thương hiệu TNG lớn mạnh mạnh tầm quốc tế. 2.1.1. Thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của Công ty Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp chủ yếu là thị trường nước ngoài. Sản phẩm của công ty được xuất sang các nước Đông Âu và EU, Hong Kong, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc, Columbia... Đây là những thị trường tương đối lớn. Doanh nghiệp không có khả năng trong việc tác động, chi phối đến thị trường này. Việc hoạch định khách hàng, xây dựng chiến lược cũng như bán hàng đều do bên đối tác xác định. Công ty chỉ đóng vai trò như một nơi gia công cho đối tác. Từ thiết kế mẫu mã, đến chất lượng của sản phẩm đều do bên đối tác cung cấp. Năm 2010 doanh thu tiêu thụ từ thị trường này đạt 100% do doanh nghiệp chỉ sản xuất hàng xuất khẩu. Đến năm 2011, doanh thu tiêu thụ ở mảng thị trường này đạt 99.84% do công ty đã bắt đầu chú trọng đến việc sản xuất sản phẩm hang hóa cho thị trường trong nước. Trong năm 2011, Công ty cũng đã chú trọng hơn đến việc phát triển trường trong nước. Một số cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của TNG được mở ra nhằm phục vụ thì trường tiêu thụ trong nước. Công ty đã mở thêm một số cửa hàng tại Thái Nguyên, Hà Nội, Thái Bình…và bước đầu có những dấu hiệu khả quan. Trong năm 2011, doanh thu từ các cửa hàng này đã đạt 690.266.843 đồng. Đây là những dấu hiệu tích cực để công ty tiếp tục phát triển thị trường tiềm năng này. Năm 2012, Công ty đang tiếp xây dựng cơ sở hạ tầng để mở rộng quy mô lớn : mở các trung tâm thời trang I, II, III và các chi nhánh bán hàng trên cả nước. Với năng lực: 64 số dây chuyền sản xuất và 4.000 lao động, đã bắt đầu được đưa vào hoạt động từ Quý 2 năm 2011. Bảng 01: Một số chỉ tiêu về quy mô hiện tại của công ty Đơn vị: Tỷ VNĐ TT Chỉ tiêu Năm 2012 1 Doanh Thu thuần 1.147 2 Lợi nhuận 26,4 3 Vốn kinh doanh 3,1 (Nguồn: Phòng thị trường ) Bảng 02: Các khách hàng chính của công ty Khách hàng chính Nước Nhãn hiệu The Children’s Place USA The Children’s Place Columbia Sportswear USA Columbia Sportswear The Capital Garment Canada Julio, Suburbia, Mast Industry Co., Ltd USA New York Co. Hollister Comtextile USA Lollytog, Lee Centrotex Martex Russia Hamilton, Silverline Panpacific Korea Target, CA, GAP Chico Korea Bershka Steve Barry USA Steve Barry (Nguồn: Phòng kinh doanh) Bảng 03: Doanh thu tiêu thụ theo một số khách hàng mới năm 2012 Đơn vị: Tỷ VNĐ Tên khách hàng Giá trị Tỷ lệ Hàng ATC 8,7 16,46% Hàng FTN 23,2 44,06% Hàng GAWOO 4,4 8,33% Hàng Global + Sơn Hà 10,3 19,50% Hàng Thái Bình 1,5 2,92% Hàng Youngone 3,9 7,42% Hàng nội địa 0,7 1,31% Tổng 52,8 100% (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 2.1.2. Giá cả. Đối với các hợp đồng gia công xuất khẩu: Công ty căn cứ vào hợp đồng gia công với khách hàng mà thoả thuận đơn giá gia công. Đối với loại hàng này khách hàng sẽ giao nguyên phụ liệu cho Công ty tiến hành sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Khách hàng sẽ đặt hàng gia công với một mức giá nhất định, Công ty tiến hành nghiên cứu hạch toán có lãi hay không rồi mới kí hợp đồng với khách hàng. Đối với thị trường nội địa: Căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm, căn cứ vào từng sản phẩm cụ thể, căn cứ vào từng thời điểm của thị trường, đưa ra tỷ lệ lợi nhuận trên đơn hàng hình thành giá bán. Định giá theo giá thành sản xuất. Giá bán = Giá thành sản xuất + Lợi nhuận đơn vị sản phẩm cụ thể Khi định giá bán sản phẩm theo phương thức này Công ty cần phải nghiên cứu kỹ các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm của mình, chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ lớn nếu Công ty sản xuất một lượng nhỏ còn khi Công ty sản xuất một lượng sản phẩm lớn thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ do khoản chi phí phân bổ cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ và khi lượng sản phẩm lớn Công ty có thể tích lũy được kinh nghiệm quản lý, người công nhân tích lũy được kinh nghiệm sản xuất tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất. Vì vậy Công ty cần chú ý đến kiểm tra công tác tiết kiệm chi phí trong sản xuất, tạo được giá thành thấp thì khi đó sẽ tăng được lợi nhuận của mình lên và tạo được ưu thế cạnh tranh về giá. Đối với sản phẩm bán FOB: Giá FOB (Free on Board) nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là Giao lên tàu. Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Sự chuyển dịch các rủi ro diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ FOB New York hay FOB Hải Phòng. Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng. Vậy đối với sản phẩm bán FOB, khách hàng sẽ gửi mẫu hàng, yêu cầu về chất lượng đến Công ty, Công ty sẽ tiến hành may mẫu và gửi lại cho khách hàng nếu khách hàng chấp nhận sản phẩm của Công ty thì Công ty sẽ tiến hành hạch toán tính giá thành sản phẩm và thoả thuận ký kết hợp đồng với khách hàng. Hoặc Công ty mua nguyên vật liệu, phụ liệu tổ chức sản xuất ra hàng hoá và hạch toán các loại chi phí và cộng thêm một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận đó chính là giá để Công ty đi chào bán với khách hàng. Giá bán FOB = CP nguyên phụ liệu + Chi phí theo giá CM + 5% lợi nhuận + Thuế + Hoa hồng (nếu có) Bảng 04: Cụ thể mức giá của một số mặt hàng chủ yếu: Mặt hàng Giá bán (Đồng) Áo mã WU 6176 179135 Áo mã M676 RF 213115 Áo mãL00012 43365 Áo mã XM6861 93277 Quần dài mã 34428 hàng arksun 26694 Áo lót nỉ 146399 Quần đùi mã 330 20020 Áo ngoài mã SB7389 269163 (Nguồn: Phòng thị trường) 2.1.3. Hệ thống phân phối của doanh nghiệp Vì là công ty xuất khẩu hàng may mặc nên khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng công nghiệp: (The children’s Place, Culumbia Sporrtswear … của Mỹ); (Panpacific, Youngone .. của Hàn Quốc). Vì thế công ty sử dụng hai kênh phân phối là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. Sơ đồ 04: Hệ thống kênh phân phối của công ty Kênh trực tiếp Kênh gián tiếp (Nguồn: Phòng kinh doanh) Kênh phân phối trực tiếp Công ty áp dụng hình thức phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng qua đơn đặt hàng qua điện thoại và thông qua các cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của công ty là Trung tâm tời trang TNG I và II tại 160 đường Minh Cầu – TP Thái Nguyên. Do chủ yếu là kinh doanh trên thị trường xuất nhập khẩu nên việc xây dựng hệ thống phân phối trên qui mô lớn chưa được công ty triển khai. Kênh phân phối gián tiếp Công ty bán sản phẩm gián tiếp qua một trung gian là các nhà nhập khẩu hàng dệt may để đến tay người tiêu dùng hoặc là bán thành phẩm cho các công ty nước ngoài sản xuất sau đó mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. 2.1.4. Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty Xúc tiến bán là một thành phần của marketing mix nhằm thông tin, thuyết phục và nhắc nhở thị trường về sản phẩm hoặc người bán sản phẩm đó, hy vọng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người nhận tin. Mục đích của xúc tiến bán là nhằm cung cấp nhiều thông tin hơn cho người ra quyết định mua, tác động tới quá trình ra quyết định, tạo cho sản phẩm có những nét khác biệt và thuyết phục những người mua tiềm năng. Xúc tiến bán có ba mục đích cơ bản đó là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm của mình. Hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty bao gồm: 2.1.4.1. Quảng cáo Công ty giới thiệu tên, nhãn mác, địa chỉ, sản phẩm của Công ty trên một số ấn phẩm như lịch, túi đựng hàng...Bên cạnh đó Công ty thuê viết bài trên một số báo, tạp chí, lập trang Web...Ngoài ra, Công ty còn tham gia các hội thảo, hội chợ giới thiệu sản phẩm để quảng bá thương hiệu của mình. Quảng cáo qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. 2.1.4.2. Xúc tiến bán Khuyến mãi: Là các hoạt động kích thích nhu cầu mua sắm bằng cách đưa thêm các lợi ích cho khách hàng trong một giai đoạn nhất định (trong ngắn hạn). Hình thức này còn được gọi là khuyến mua. Các hình thức Công ty áp dụng là các đợt giảm giá, hưởng hoa hồng.... Vì công ty không có trung gian bán nên cũng không có hình thức khuyến mại (khuyến mại tác động đến trung gian bán). 2.1.4.3. Bán hàng trực tiếp Công ty thuyết trình sản phẩm do nhân viên của doanh nghiệp thực hiện trước khách hàng, có thể là mặt đối mặt hoặc qua điện thoại. 2.1.4.4. Quan hệ công chúng Quan hệ công chúng bao gồm nhiều hình thức truyền thông nhằm tạo nên thái độ thân thiện đối với doanh nghiệp và những sản phẩm của doanh nghiệp. Các hình thức phổ biến là bản tin, báo cáo hàng năm, tài trợ cho các sự kiện từ thiện hoặc thể thao văn hóa trong tỉnh Thái Nguyên... Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đã tuyên truyền, vận động công nhân viên chức lao động đóng góp xây dựng quỹ tình nghĩa ở đơn vị với mức 1% tiền lươngngườitháng (Đối với công nhân viên lao động là Đảng viên, lãnh đạo công ty, trưởng phó phòng nghiệp vụ và cán bộ nghiệp vụ) và mức 0,5% tiền lươngngườitháng đối với công nhân trực tiếp sản xuất để thực hiện tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Tính riêng trong năm 2012 Công ty đã làm được một số công tác từ thiện như sau: +Trợ giúp xây dựng được 03 ngôi nhà tình nghĩa cho công nhân viên lao động của công ty trị giá 94,5 triệu đồng. +Xét trợ cấp khó khăn cho 241 công nhân viên lao động với tổng số tiền là 135 triệu đồng. +Vận động công nhân viên lao động tích cực ủng hộ vào các quỹ từ thiện của tỉnh như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ trẻ thơ, chất độc mầu da cam, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, ủng hộ đồng bào bão lụt, công nhân lao động bị tai nạn trong vụ sập đường dẫn cầu cần thơ với tổng số tiền 326 triệu đồng. Từ năm 1995 đến nay công ty nhận chăm sóc, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thục ở phường Trưng Vương thành phố Thái Nguyên. Công ty sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách” của Công ty. Công đoàn Công ty phối hợp với Đảng ủy Công ty, Đoàn Thanh niên tuyên truyền, vận động công nhân viên lao động đóng góp xây dựng quỹ tình nghĩa để thực hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn; Ngoài ra Công ty còn tích cực tham gia ủng hộ các quỹ từ thiện của tỉnh như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ trẻ thơ, chất độc mầu da cam, quỹ vì người nghèo 30 triệu đồng, ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung 50 triệu đồng và 6.600 bộ quần áo; Tổng số tiền dành cho công tác xã hội, từ thiện năm 2010 khoảng 330 triệu đồng. Nhận xét: Công tác quảng bá và phát triển thương hiệu chưa thực sự tốt. Thương hiệu TNG – Thainguyen Garment (May Thái Nguyên) tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước. Song song với việc mở rộng thị trường nước ngoài, Công ty cần khai thác và mở rộng thị trường trong nước, việc chiếm lĩnh thị trường nội địa được xúc tiến sau một thời gian dài chưa quan tâm đúng mức. . . Hiện tại Công ty mới chỉ thực hiện 1 kênh phân phối chủ yếu đó là Nhà sản xuất – Khách hàng, chưa chú trọng đến việc sản xuất các hàng hóa nội địa. Trong thời gian tới Công ty cần xây dựng thêm 1 số kênh phân phối nữa, nhằm quảng cáo thương hiệu, thuận tiện hơn trong việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Công tác Marketing của Công ty cần được tăng cường, tổ chức các hệ thống phân phối sản phẩm như mở các đại lý bán hàng.... Công ty cần xây dựng đội ngũ nhân viên có nhiều kiến thức nhiều về marketing, về cách thức giao dịch trực tiếp với khách hàng... 2.1.5. Đối thủ cạnh tranh Do các sản phẩm của Công ty rất đa dạng nên đối thủ cạnh tranh rất nhiều và lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh của Công ty, nếu đối thủ cạnh tranh mạnh sẽ tạo áp lực lớn cho Công ty về việc mở rộng thị trường, khó khăn trong việc tăng thị phần của Công ty trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh của Công ty bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước và quốc tế. Ở trong nước ví dụ như: Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến, Xí nghiệp may 6, Công ty may Nhà Bè... Tuy nhiên, Cạnh tranh gay gắt nhất không phải là các đối thủ trong nước mà là các đối thủ nước ngoài như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,… Đây là các đối thủ nặng ký của cả ngành dệt may Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG nói riêng. Ngay cả trong những điều kiện cạnh tranh bình thường thì các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung đã thua kém những đối thủ chính như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia… Đây là những đối thủ lớn có công nghệ sản xuất hiện đại, năng lực sản xuất dồi dào, mạng lưới phân phối rộng khắp và nhiều kinh nghiệm trên trường quốc tế. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO những ưu đãi của nhà nước về việc trợ cấp hoặc vay tín dụng ưu đãi, hay miễn giảm thuế... sẽ bị bãi bỏ theo. Chỉ những doanh nghiệp có nội lực thực sự mới có thể cạnh tranh được. Đây là một vấn đề lớn đặt ra đòi hỏi công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể đứng vững. Doanh thu chủ yếu của Công ty từ việc xuất khẩu, các Công ty khác cũng đang tăng tốc xuất khẩu. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh lớn đòi hỏi Công ty phải có những bước đi lớn trong hoạt động kinh doanh. 2.2. Phân tích tình hình lao động tiền lương 2.2.1. Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 05: Cơ cấu lao động của công ty qua 2 năm 20112012 Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1.Theo tính chất công việc Lao động trực tiếp 5.184 87,89 4.281 83,52 903 17,42 Lao động gián tiếp 714 12,11 845 16,48 131 18,35 2.Theo trình độ Đại học 180 3,05 355 6,93 175 97,22 Cao đẳng 54 0,92 112 2,18 58 101,41 Trung cấp 132 2,24 165 3,22 33 25 Trình độ khác 5.532 93,79 4.494 87,67 1038 18,76 3.Theo hình thức HĐLĐ Không xác định thời hạn 2.268 38,45 2.311 45,08 43 1,9 Thời hạn từ 13 năm 3.234 54,83 2.480 48,38 754 23,31 Thử việc 300 5,09 260 5,07 40 13,33 Vụ việc dưới 12 tháng 96 1,63 75 1,47 21 21,88 TỔNG 5898 100 5126 100 772 13,09 (Nguồn: Phòng Tổ chứchành chính) Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng dệt may nên độ tuổi lao động trung bình của Công ty là khá trẻ, đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty vì tuổi trẻ rất năng động và sáng tạo, tạo ra được những bước đột phá mới. Tuy đã không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty, nhưng hiện nay lượng cán bộ có trình độ cao vẫn còn hạn chế. Điều này đòi hỏi công ty phải có biện pháp thu hút, tuyển chọn nhưng cán bộ có năng lực về với công ty nhiều hơn nữa. Nhận xét: Số lao động năm 2012 là 5126 người tức là giảm 772 người so với năm 2011. Theo tính chất công việc: Sự giảm này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Lao động trực tiếp: Năm 2012 giảm 903 người so với năm 2011, tương ứng giảm 17,42%. + Lao động gián tiếp: năm 2012 tăng thêm 131 người so với năm 2011, tương ứng 18,35%. Theo trình độ : Sự giảm này là do ảnh hưởng của 4 nhân tố: + Lao động có trình độ đại học: Năm 2012 tăng 175 người so với năm 2011, tương ứng 97,22%. + Lao động có trình độ cao đẳng: Năm 2012 tăng 58 người so với năm 2011, tương ứng 101,41%. + Lao động có trình độ trung cấp: Năm 2012 tăng 33 người so với năm 2011, tương ứng 25%. + Lao động có trình độ khác: Năm 2012 giảm 1038 người so với năm 2011, tương ứng giảm 18,76%. Theo hình thức hợp đồng lao động: Sự giảm này là do ảnh hưởng của 4 nhân tố: + Lao động không xác định thời hạn: Năm 2012 tăng 43 người so với năm 2011, tương ứng 1,9%. + Lao động thời hạn từ 13 năm: Năm 2012 giảm 754 người so với năm 2011, tương ứng giảm 23,31%. + Lao động Thử việc: Năm 2012 giảm 40 người so với năm 2011, tương ứng giảm 13,33%. + Vụ việc dưới 12 tháng: Năm 2012 giảm 21 người so với năm 2011, tương ứng giảm 21,88%. Do đặc điểm ngành may là ngành sử dụng nhiều lao động và tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo tỉ mẩn, phù hợp với nữ giới, do đó lao động nữ chiếm 92% trong cơ cấu lao động theo giới của Công ty. Điều này đòi hỏi Công ty phải áp dụng các chính sách phù hợp để vừa có thể thu hút và tạo động lực cho người lao động. Công ty luôn quan tâm tới đời sống và môi trường cho ngưới lao động. Bên cạnh các chế độ về bảo hiểm, an toàn lao động mà Bộ luật lao động quy định, Công ty còn áp dụng các tiêu chuẩn về lao động khác như tiêu chuẩn trách nhiệm Xã hội SA 8000, để đảm bảo quyền lợi của các người lao động, từ đó, người lao động luôn an tâm gắn bó với công ty. Một số nội dung của tiêu chuẩn SA8000: Không tuyển dụng lao động dưới 18 tuổi vào làm việc tại công ty. Không sử dụng lao động tù nhân, lao động không tự nguyện. Không bắt buộc người lao động phải đặt cọc tiền hoặc giấy tờ tuỳ thân (bản gốc) để được vào làm việc tại công ty. Người lao động vào làm việc tại công ty được học tập nội quy lao động, huấn luyện an toàn lao động vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Được khám sức khoẻ định kỳ tối thiểu 1 lầnnăm và có hồ sơ về sức khoẻ. Được làm việc trong môi trường trong sạch và an toàn. Thời gian làm việc 8 giờngày, 48 giờtuần, có ít nhất 4 ngày nghỉ tháng. Làm thêm giờ phải hoàn toàn tự nguyện và không vượt quá 12 giờtuần, 300 giờnăm. Thời gian làm thêm giờ được thanh toán tiền lương đầy đủ theo quy định của luật lao động. Người lao động làm việc tại công ty được hưởng tiền lương theo lương sản phẩm nhưng tối thiểu không thấp hơn tiền lương tối thiểu của nhà nước quy định tại thời điểm và được lĩnh lương mỗi tháng 1 lần. Được nghỉ và thanh toán đủ lương các ngày nghỉ phép, nghỉ lễ, tết việc riêng trong năm. Được hưởng các phúc lợi của công ty như đi học tập, thăm quan, nghỉ mát. Đối với người lao động mới và chưa biết nghề may công nghiệp sẽ được Công ty ký hợp đồng đào tạo nghề tại chi nhánh. Đối với cán bộ công nhân viên, Công ty hỗ trợ 100% lương, tiền học phí đạo tạo đối với cán bộ được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước. Đặc biêt, Công ty còn hỗ trợ tiền học phí với con của bộ công nhân viên đang học tại các trường đại học có nguyện vọng vào làm việc tại công ty. Công ty đã xây dựng hệ thống thang bảng lương và ban hành các quy chế trả lương, trả thưởng rất linh hoạt theo hình thức chấm điểm dựa trên 03 thành tố: Know, how, Giải quyết vấn đề và trách nhiệm. Nguyên tắc này khắc phục được tình tr
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp 7
1.1.1 Tên, địa chỉ Công ty 7
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 7
1.1.3 Quy mô hiện tại của Doanh nghiệp 9
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Doanh nghiệp 10
1.2.1.Các lĩnh vực kinh doanh 10
1.2.2.Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh 11
1.2.3.Một số thành tích đã đạt được của công ty 11
1.3 Giới thiệu quy trình sản xuất của Doanh nghiệp13ơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp 13
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 15
1.4.1 Mô hình tổ chức quản lý 15
1.4.2 Số cấp quản lý của Công ty 16
1.4.3.Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị 16
1.4.3.1 Đại hội cổ đông 16
1.4.3.2 Hội đồng quản trị 17
1.4.3.3 Ban kiểm soát 17
1.4.3.4.Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc 17
1.4.3.5 Phó tổng giám đốc: phụ trách công tác sản xuất kinh doanh 18
1.4.3.6 Phó giám đốc: phụ trách công tác tài chính 18
1.4.3.7 Phòng Thị trường 19
1.4.3.8 Phòng Marketing - xuất nhập khẩu 19
1.4.3.9 Phòng Tổ chức hành chính 20
Trang 21.4.3.10 Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê 20
1.4.3.11 Phòng Xây dựng cơ bản 21
1.4.3.12 Phòng Quản lý thiết bị 21
1.4.3.13 Phòng Công nghệ thông tin 22
1.4.3.14.Các phân xưởng sản xuất (TNG1,2,3,4,5,6) 22
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 24
2.1 Phân tích các hoạt động Marketing 24
2.1.1.Thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của Công ty 25
2.1.2 Giá cả 27
2.1.3.Hệ thống phân phối của doanh nghiệp 29
2.1.4.Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty 31
2.1.4.1.Quảng cáo 31
2.1.4.2 Xúc tiến bán 31
2.1.4.3 Bán hàng trực tiếp 31
2.1.4.4 Quan hệ công chúng 31
2.1.5 Đối thủ cạnh tranh 33
2.2 Phân tích tình hình lao động tiền lương 34
2.2.1.Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp 34
2.2.2 Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động 37
2.2.3 Phân tích tình hình sử dụng lao động 38
2.2.4.Tuyển dụng và đào tạo lao động 39
2.2.4.1 Tuyển dụng lao động 39
2.2.4.2 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 41
2.2.5 Chế độ tiền lương, tiền thưởng 44
2.2.5.1 Các hình thức trả lương của công ty Cổ phần & thương mại TNG 44
2.2.5.2.Phương pháp trả lương 45
2.2.6 Nhận xét về tình hình lao động tiền lương của doanh nghiệp 46
2.3.Phân tích chi phí và giá thành 47
Trang 32.3.1.Chi phí trong doanh nghiệp được phân loại theo các khoản mục chi phí .47
2.3.2.Giá thành kế hoạch 49
2.3.3.Phương pháp tập hợp chi phí 49
2.4 Phân tích tình hình tài chính của Công Ty 49
2.4.1.Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 50
2.4.2.Bảng cân đối kế toán của công ty 52
2.4.3 Các hệ số tài chính cơ bản: 57
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CHUNG TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 61
3.1.Đánh giá và nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp 61
3.1.1.Về tình hình marketing 61
3.1.2.Về tình hình lao động tiền lương 62
3.1.3.Về tình hình chi phí giá thành 63
3.1.4.Về tình hình tài chính của công ty 64
3.2 Những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại của doanh nghiệp 64
3.2.1.Những thuận lợi 64
3.2.2.Những khó khăn của doanh nghiệp: 65
3.3.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 65
KẾT LUẬN 67
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 01 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 14
Sơ đồ 02: Cơ cấu bộ máy quản lý chung của công ty TNG 15
Sơ đồ 03: Hệ thống kênh phân phối của công ty 30
Bảng 01: Một số chỉ tiêu về quy mô hiện tại của công ty 26
Bảng 02: Các khách hàng chính của công ty 27
Bảng 03: Doanh thu tiêu thụ theo một số khách hàng mới năm 2012 27
Bảng 04: Cụ thể mức giá của một số mặt hàng chủ yếu: 29
Bảng 05: Cơ cấu lao động của công ty qua 2 năm 2011-2012 34
Bảng 06: Tổng số lao động qua hai năm 2011 – 2012 38
Bảng 07: Quy trình tuyển dụng 39
Bảng 08: Quỹ tiền lương của 1 số phòng ban tại công ty năm 2012 44
Bảng 09: Ví dụ lương của một số nhân viên phòng kinh doanh 45
Bảng 10: Cơ cấu chi phí theo khoản mục 48
Bảng 11: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 – 2012 .51
Bảng 12: Bảng cân đối kế toán năm 2011- 2012 53
Bảng 13: Các hệ số tài chính cơ bản 57
Trang 5Để có thể đuổi kịp với sự phát triển của nền kinh tế chúng ta cần phải đàotạo ra nhiều cán bộ quản lý kinh tế có trình độ có chuyên môn, có đầu óc nhanhnhạy và sáng tạo, ý thức được điều này mọi sinh viên chúng ta ngay từ khi cònngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ kinh tế.Ngoài những kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường chúng ta cần phảixem xét tìm hiểu thực tế để bổ sung và trau dồi vốn kiến thức thực tế của mình.Thực tế là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với phươngchâm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn” Trong thời gianthực tập này đã giúp sinh viên có thể tự mình áp dụng kiến thức đã học và thực tếcông ty thực tập để khẳng định khả năng của mình trước khi đi làm, nhà trường đãtạo cho sinh viên cơ hội trực tiếp để sinh viên tiếp xúc thực tế từ đó giúp sinh viên
áp dụng và nắm vững hơn những kiến thức trên nhà trường
Do đó để thuận lợi hơn cho công việc thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp của
mình, em đã lựa chọn cho mình cơ sở thực tập là: Công ty cổ phần Đầu tư và
Thương mại TNG.
Trang 6Bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này gồm có 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư & thương mại TNG
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3: Đánh giá, nhận xét chung tình hình của công tyy cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
Qua thời gian thực tập tại Công ty em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ củaban Giám đốc và các cô, chú, anh, chị cán bộ công nhân viên trong Công ty cùngvới sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên hướng dẫn TS Đỗ Đình Long Em xinchân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó đã giúp em hoàn thành thời gian đi thựctập và hoàn thành bài báo cáo thực tập
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Đăng Đức
Trang 7CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
THƯƠNG MẠI TNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp
1.1.1 Tên, địa chỉ Công ty
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.
Tên giao dịch tiếng Anh: TNG Investment and Trading Joint Stock CompanyTên viết tắt: TNG
Trụ sở chính: Số 160 - Đường Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng
TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: (84-0280) 3858508 fax: (84-0280) 38852060
Tại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên
Đại diện: Ông: Nguyễn Văn Thời
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT-Tổng Giám đốc
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May BắcThái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ - UB củaUBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn là 659,4 nghìn đồng
Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất Sản phẩm là
Trang 8quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh, doanh thuđạt được 501,5 nghìn đồng
Ngày 07/5/1981 tại Quyết định số 124/QĐ – UB của Ủy ban nhân dân tỉnhThái Nguyên sát nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thương nghiệp vào Xínghiệp, nâng số vốn của Xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuấtcủa xí nghiệp tăng lên 08 chuyền, doanh thu đạt được 1.130 nghìn đồng
Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng
về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp được thành lập lại theoQuyết định số 708/UB-QĐ ngày 22 tháng 12 năm 1992 của Ủy ban nhân dântỉnh với tổng số vốn hoạt động là 577,2 triệu đồng
Năm 1992 Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị,
mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu, đưa doanh thu tiêu thụđạt 336 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người laođộng
Tại Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04 tháng 04 năm 1997 của Ủy ban nhândân tỉnh đó đổi tên Xí nghiệp thành Công ty May Thái Nguyên với tổng số vốnkinh doanh là 1.735,1 triệu đồng Cũng năm 1997 tại Quyết định số 3001/QĐ-
UB ngày 14 tháng 11 năm 1997, Công ty được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phépLiên doanh với Tổng Công ty dệt may Việt Nam thành lập Công ty may Liêndoanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, đưa năng lực sản xuất củaCông ty tăng thêm 08 chuyền may, doanh thu tiêu thụ đạt 14.209 triệu đồng
Năm 2000, Công ty là thành thành viên của Hiệp hội dệt may Việt Nam(Vitas)
Ngày 16/12/2002 Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định số3744/QĐ-UB phê duyệt “Phương án cổ phần hoá doanh nghiệp đơn vị Công tymay Thái Nguyên”
Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May xuấtkhẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng
Sau 4 năm cổ phần hoá Công ty đạt được một số kết quả khả quan:
Trang 9 Doanh thu tăng trưởng bình quân 4 năm là 55%, năm 2006 đạt 185 tỷđồng tăng so với năm 2002 là 4,4 lần; tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ bìnhquân 4 năm là 32,18%, năm 2006 đạt 35,7%, cổ tức bình quân bốn năm là 15,5%
và năm 2006 là 18%
Vốn kinh doanh năm 2006 là 118,8 tỷ đồng, gấp 2,96 lần so với năm
2002, đạt mức tăng bình quân bốn năm là 52%
Ngày 13/08/2006 Đại hội Cổ đông bất thường của Công ty đã quyếtđịnh nâng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng và phê duyệt dự án đầu tư nhà máy TNGSông Công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng
Ngày 18/03/2007 Đại hội Cổ đông của Công ty đã quyết định nâng vốnđiều lệ lên 80 tỷ đồng và phê duyệt chiến lược phát triển Công ty trở thành tậpđoàn kinh tế có thương hiệu mạnh
Đến ngày 05/09/2007, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư vàThương mại TNG Năm 2007, là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái nguyên TNG
đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán
Năm 2008 được Tập đoàn dệt may Việt nam tặng cờ thi đua
Năm 2009 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng II
Tháng 04 năm 2010 Công ty khởi công xây dựng thêm nhà máy TNGPhú Bình với tổng mức đầu tư trên 275 tỷ đồng với 64 chuyền may và thu hútthêm trên 4.000 lao động vào làm việc
Ngày 10/12/2010 Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấpgiấy chứng nhận chào bán 4.773.775 cổ phiếu ra công chúng nâng vốn điều lệlên 134,6 tỷ đồng
13/06/2011 Giai đoạn 1 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động
31/12/2012 Giai đoạn 2 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động
1.1.3 Quy mô hiện tại của Doanh nghiệp
Quy mô hiện tại của công ty bao gồm hơn 10.000 lao động, diện tích 24ha Hiện có các xí nghiệp may và các phân xưởng:
Trang 10+ Xí nghiệp may Việt Đức: 160, đường Minh Cầu, TPTN có 20 dây chuyền may với 1.200 lao động.
+ Xí Nghiệp may Việt Thái: 221 Đ.Thống Nhất, Tân Lập, TP.Thái Nguyên có 17dây chuyền may với 1.000 lao động
+ Xí Nghiệp may Sông Công 1 & Sông Công 2: Khu B khu công nghiệp SôngCông có 72 dây chuyền may với 4.000 lao động
+Xí nghiệp may Phú Bình: TT Kha Sơn, huyện Phú Bình có 64 dây chuyền mayvới 4.000 lao động
+ 01 phân xưởng thêu, 01 phân xưởng giặt, 01 phân xưởng bao bì, 01 phân xưởngsản xuất bông
Với tổng số cán bộ công nhân viên trên 7.000 người được đào tạo cơ bản, làm việc chuyên nghiệp, quản trị doanh nghiệp tiên tiến Cùng với cơ sở vật chất khang trang cùng với máy móc trang thiết bị hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và các bạn hàng Quốc tế Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001 Trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn Wrap (Hiệp hội may mặc toàn cầu).Môi trường làm việc “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” Hiện TNG đang xuất khẩu hơn 60% giá trị xuất khẩu của Tỉnh mỗi năm Doanh thu tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước nộp ngân sách nhà nước hàng chục
tỷ đồng Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 10.000 lao động, bình quân thu nhập 10 tháng đầu năm 2010 của cán bộ công nhân viên Công ty đạt
2.300.000đồng/người
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Doanh nghiệp
1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh
+ Sản xuất và mua bán các sản phẩm may mặc
+ Sản xuất bao bì giấy, hộp carton, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon vànguyên liệu thô, phụ kiện hàng may mặc
+ Đào tạo nghề may công nghiệp
+ Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy
Trang 11+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khucông nghiệp và khu dân cư.
+ Vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe taxi
+ Cho thuê tài sản cho các mục đích thương mại
1.2.2 Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh
+ Áo Jackets: Micro, Down, Padding, Vest, Long coat, Skiwear, Seam sealing,Uniform
+ Quần Bottoms: Cargo pants, Cargo shorts, Ski pants, Carrier pants, Skirt,Denim, Uniform
1.2.3 Một số thành tích đã đạt được của công ty
Năm 1998 Được nhận bằng khen của Thủ trướng Chính
phủ về “Đã có nhiều thành tích trong công tác
sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ
quốc”.
Năm 2000 Chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội
Dệt May Việt Nam (Vitas)13/3/2000 Nhận Huân chương Lao động hạng ba số 75 KT/
CT của Chủ tịch nước trao tặng
01/9/2001 Được cấp Chứng nhận Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO – 9001
31/8/2004 Được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ
Thương mại tại Quyết định số
1229/2004/QĐ-BTM về “Đạt thành tích xuất khẩu xuất sắc
trong năm 2003”.
02/02/2005 Được nhận bằng khen số 324/QĐ – VP của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp về “Thành tích trong
phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh năm 2004”.
01/3/2005 Được nhận bằng khen số 0360/PTM – TĐKT
Trang 12của Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp
Việt Nam về “Những thành tích trong sản
xuất kinh doanh và đóng góp tích cực vào sự
phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam năm 2004”.
10/10/2005 Tại Thượng Hải, Trung Quốc, Công ty cổ phần
may xuất khẩu Thái Nguyên đã vinh dự nhận
giải “Nhà cung cấp tốt nhất trong năm” do
Công ty The Childrens Place Hoa Kỳ trao tặng
13/10/2005 Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần
may xuất khẩu Thái Nguyên đã vinh dự nhận
giải “Doanh nghiệp uy tín - Chất lượng
2005” do tòa soạn Thông tin Quảng cáo ảnh
Thương mại - Bộ Thương Mại trao tặng
Chúc mừng và khích lệ sự thành công của TNG trong những năm qua Lãnhđạo Đảng và Nhà nước đã về thăm Công ty: Đồng chí Nông Đức Mạnh, Đồng Chí
Đỗ Mười, Đồng chí Võ Văn Kiệt, Đồng chí Trương Mỹ Hoa, và mới đây nhất làđồng chí Nguyễn Đức Kiên phó chủ tịch Quốc Hội Ghi nhận các thành tích củaTNG, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cùngnhiều phần thưởng cao quí khác Cùng với đó, nhiều năm liền TNG đạt danh hiêulao động giỏi cấp tỉnh Tổng giám đốc đã vinh dự nhận được danh hiệu “Giám đốcgiỏi, doanh nghiệp xuất sắc”; năm 2007, năm 2010 được công nhận là Doanh nhânViệt Nam tiêu biểu, cúp vàng Thánh Gióng và danh hiệu cúp vàng Văn hóa doanhnhân được nhân tỉnh Thái Nguyên tin tưởng bầu là đại biểu quốc hội khóa XII Với mục tiêu là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị làm đẹp cho xã hội, các sảnphẩm chính của TNG như: quần âu, áo Jackets … hiện đang có mặt tại thị trườngtrong nước và thị trường nhiều quốc gia trên thế giới như Trung quốc, Nhật Bản,
Mỹ, Canada, EU không những làm đẹp cho hàng triệu người dân Việt Nam nóiriêng mà còn làm đẹp cho hàng triệu người dân trên thế giới nói chung Sản phẩmcủa TNG được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao, TNG tự hào là một đơn vị
Trang 13xuất khẩu hàng đầu của ngành dêt may Việt Nam Triết lý kinh doanh của công ty
là: “Khách hàng là người trả lương cho chúng ta”.Năm 2010, Công ty đã được tổ
chức Wrap - Hiệp Hội các Nhà May Mặc và Dày Da Hoa Kỳ và tổ chức TUVRheinland Đức đánh giá chứng nhận cho sự phát triển bền vững của TNG trên cáclĩnh vực Trách nhiệm xã hội – SA8000, An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp -OHSAS18000, bảo vệ môi trường – ISO14000
1.3 Giới thiệu quy trình sản xuất của Doanh nghiệp
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chế biến liên tục kiểu phứctạp Liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành với hai hình thức sảnxuất kinh doanh là gia công may mặc xuất khẩu và mua nguyên liệu về sản xuấtsản phẩm để bán
Công ty sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phươngthức:
- Nhận gia công toàn bộ: Theo hình thức này Công ty nhận nguyên vật liệu của
khách hàng theo hợp đồng để gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao trả chokhách hàng
- Sản xuất hàng hoá xuất khẩu dưới hình thức FOB: Ở hình thức này phải căn cứ
vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã đăng ký với khách hàng, Công ty tự tổ chức sảnxuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng ( mua nguyên liệu bán thànhphẩm )
- Sản xuất hàng nội địa: Công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được khái quát như sau:
Trang 14Kỹ thuật thiết kế sơ đồ cắt.
Sơ đồ 01 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Trong trường hợp mua nguyên vật liệu về sản xuất sản phẩm để bán thìcông ty sẽ tự tạo mẫu hoặc tạo mẫu trên cơ sở các đơn đặt hàng của kháchhàng Phòng kỹ thuật sẽ ra sơ đồ mẫu và gửi xuống cho các bộ phận cắt, may.Sản phẩm trong trường hợp này chủ yếu là tiêu thụ nội địa với quy trình côngnghệ sản xuất như trường hợp gia công
Kho nguyên vật liệu
Trang 15ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT H I ĐỒNG QUẢN TRỊ ỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tổng giám đốc
P.TGĐ Tài chính
Lý Thị Liên
P.TGĐ Kinh doanh Nguyễn Đức Mạnh
P.TGĐ Kỹ Thuật Đoàn Thị Thu
4
P.
Công Nghệ SX
6
P.
QLTB XDCB
4, 5, 6, 7
CN may Sông Công 1,2,3,4
3
CN may Việt Thái
2
CN may Việt Đức
10
CN Bao Bì
11
CN Giặt
12
CN Thêu
13
CN Bông Chăn Ga
9
Đ i ội xe
5
P
QLC L
Đảng, đoàn thể
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp
1.4.1 Mô hình tổ chức quản lý
Sơ đồ 02: Cơ cấu bộ máy quản lý chung của công ty TNG
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
Trang 161.4.2 Số cấp quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG bao gồm ba cấp quản lý đó là:Quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở
Quản lý cấp cao nhất của Công ty là: Đại hội đồng cổ đông đây là cơ quanquyền lực cao nhất của Công ty, các quyết định được thông qua bằng cách biểuquyết của tất cả thành viên của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị là cơ quanquản lý Công ty có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quanđến mục đích quyền lợi của Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hộiđồng cổ đông Tổng giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hànhmọi hoạt động hàng ngày của Công ty
Quản lý cấp trung gian là người hướng dẫn hoạt động hàng ngày của Công ty,hình thành và cụ thể hoá các quyết định quản lý cấp cao thành các công việc cụthể Cụ thể ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thì nhà quản lý cấptrung gian là: Giám đốc các chi nhánh và bộ phận giúp việc cho họ
Những nhà quản lý cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của cácnhân viên trực tiếp sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ để đảm bảo thực hiện tốt cácnhiệm vụ của cấp trên giao cho Cụ thể đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Thươngmại TNG thì cấp quản trị cơ sở được thể hiện ở các tổ trưởng các tổ sản xuất, quản
lý kho, …
1.4.3 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị
1.4.3.1 Đại hội cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyếtđịnh mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành vàtheo điều lệ Công ty
Đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương chính sách dài hạn trong việc pháttriển của Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sảnxuất kinh doanh của Công ty
Trang 171.4.3.2 Hội đồng quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danhCông ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của Công ty,trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định
Hội đồng Quản trị định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thựchiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chínhsách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuấtkinh doanh của Công ty
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG hiện có 5thành viên, gồm:
1 Ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch
2 Bà Lý Thị Liên - Ủy viên
3 Ông Lã Anh Thắng - Ủy viên
4 Bà Đoàn Thị Thu - Ủy viên
5 Ông Nguyễn Việt Thắng -Ủy viên
1.4.3.3 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinhdoanh, quản trị và điều hành Công ty Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu
Ban kiểm soát gồm 03 thành viên:
1 Ông Nguyễn Huy Hoàng - Trưởng ban
2 Bà Nguyễn Thị Minh Thọ - Ủy viên
3 Bà Cao Thị Tuyết - Ủy viên
1.4.3.4.Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung mọihoạt động của công ty Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày củacông ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Đại hội đồng cổ đông về cácquyết định của mình
Trang 18Phó Tổng Giám đốc là người tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc trongviệc điều hành Công ty Mỗi phó Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm một mảngcông việc được giao.
1.4.3.5 Phó tổng giám đốc: phụ trách công tác sản xuất kinh doanh
- Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý, điều hànhcông tác sản xuất kinh doanh của toàn công ty
1.4.3.6 Phó giám đốc: phụ trách công tác tài chính
- Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý công tác tàichính, kế toán, thống kê của Công ty
- Nhiệm vụ:
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính ngắn và dài hạn của Công ty
Chỉ đạo xây dựng và giao kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm chotừng đơn vị của Công ty
Tuyển chọn, phân công chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạncho từng chức danh cán bộ làm công tác kế toán của toàn Công ty
Trang 19 Kiểm tra giám sát giá thành sản phẩm, giá thành các công trình xây dựng
cơ bản của Công ty
Chỉ đạo thu hồi công nợ và đáp ứng đúng, đủ, kịp thời tiền vốn cho cácđơn vị theo kế hoạch sản xuất kinh doanh
Ký duyệt tất cả các chứng từ phát sinh về tài chính, kế toán, thống kêtrong toàn Công ty
Thiết kế mẫu, may mẫu chào hàng và xây dựng giá thành để ký hợp đồng
Cân đối, điều tiết và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đơn hàng củacác đơn vị trong Công ty
Xác định mặt hàng sản xuất, tỷ lệ mặt hàng sản xuất để ký hợp đồng đơnhàng cho phù hợp với cơ cấu thiết bị và khả năng đầu tư của Công ty
Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và giao
kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị
1.4.3.8 Phòng Marketing - xuất nhập khẩu
- Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác maketing và côngtác xuất, nhập khẩu hàng hoá
- Nhiệm vụ
Xây dựng chiến lược phát triển công tác maketing, phát triển thương hiệuCông ty
Tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng
Quản lý Website và quảng bá hình ảnh Công ty
Thực hiện công tác maketing
Thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá
Trang 201.4.3.9 Phòng Tổ chức hành chính
- Chức năng: Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương
và công tác quản trị hành chính của Công ty
Xây dựng nội qui, qui chế quản lý về công tác lao động, tiền lương
Xây dựng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng để thu hút nhân tàivào làm việc tại Công ty
Tổng hợp báo cáo, phân tích chất lượng nguồn nhân lực của Công ty
Kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý lao động, tiền lương của toàn Côngty
Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, quản lý hồ sơ sức khoẻ của ngườilao động toàn Công ty
Quản lý quỹ tiền mặt của Công ty
Thực hiện công tác bảo vệ tài sản của cán bộ công nhân viên và của toànCông ty
Thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự và công tác dân quân tự vệ củaCông ty
1.4.3.10 Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê
- Chức năng: Quản lý công tác tài chính, kế toán , thống kê của Công ty
Trang 21 Kiểm soát giá thành, kiểm soát hợp đồng nhập, xuất
Kiểm tra thanh, quyết toán và quản lý giá thành xây dựng cơ bản
Quản lý giá thành sản xuất của toàn Công ty
Kiểm tra, tổng hợp và phân tích báo cáo quyết toán tài chính tháng, quý,năm toàn Công ty
Kiểm tra, tổng hợp báo cáo thống kê tháng, quý, năm toàn Công ty
Tổng hợp, phân tích tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Phối hợp với các đơn vị xây dựng và giao kế hoạch SXKD hàng năm
Xây dựng qui chế quản lý tài chính của Công ty
1.4.3.11 Phòng Xây dựng cơ bản
- Chức năng: Quản lý công tác xây dựng cơ bản của Công ty
- Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch đầu tư, chiến lược đầu tư của Công ty
Xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn
Lập hồ sơ thiết kế, dự toán các hạng mục công trình xây dựng cơ bản (Kể
cả công trình sửa chữa, cải tạo)
Thực hiện công tác giám sát kỹ thuật các hạng mục cụng trình xây dựng
cơ bản
Lập phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả toàn bộ diện tích đất đaicủa Công ty
Quản lý, duy tu bảo dưỡng chất lượng công trình xây dựng cơ bản
Xây dựng qui định phân cấp quản lý khai thác sử dụng và duy tu bảo dưỡngcác công trình xây dựng cơ bản của Công ty
1.4.3.12 Phòng Quản lý thiết bị
- Chức năng: Quản lý thiết bị và công tác an toàn của Công ty
- Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, trang bị dụng cụ sản xuất,phương tiện vận tải
Trang 22 Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, trang bị dụng
cụ cho sản xuất và phương tiện vận tải
Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng thiết bị của toàn Công ty
Xây dựng qui trình vận hành máy móc thiết bị của Công ty
Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động của Công ty
Xây dựng nội qui, qui chế về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòngchống cháy nổ, phòng chống bão lụt
Tổ chức tập huấn về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy
nổ cho các đơn vị và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn của Công ty Chỉđạo khắc phục ngay các nguy cơ và sự cố mất an toàn trong lao động sản xuất
Xây dựng qui định về việc phân cấp quản lý thiết bị, quản lý an toàn vệsinh lao động, phòng chống cháy nổ của Công ty
1.4.3.13 Phòng Công nghệ thông tin
- Chức năng: Quản lý hệ thống mạng nội bộ, quản lý thiết bị văn phòng vàquản lý Website của Công ty
- Nhiệm vụ:
Tổng hợp kế hoạch đầu tư thiết bị văn phòng của Công ty
Quản lý trang thiết bị văn phòng của toàn Công ty
Quản trị hệ thống mạng nội bộ trong toàn Công ty
Tiếp nhận thông tin để cập nhật lên Website của Công ty Thiết kế, đổimới giao diện Website và quản trị Website của Công ty
1.4.3.14 Các phân xưởng sản xuất (TNG1,2,3,4,5,6)
Sáu xí nghiệp may gồm:
- Xí nghiệp may Việt Đức
- Xí nghiệp may Việt Thái
- Xí nghiệp may TNG Sông Công 1,2
- Xí nghiệp may TNG Phú Bình 1,2 (Đã đi vào hoạt động từ Quý 2 năm2011)
Trang 23- Phân xưởng Bao bì : Chuyên sản xuất bao bì carton, túi PE.
Trung tâm đào tạo nghề: thực hiện đào tạo nghề cho những công nhân của xínghiệp và cho xã hội
Trung tâm thời trang chuyên giới thiệu sản phẩm của công ty và sản xuất hàng nội địa Mỗi xí nghiệp là một bộ phận quan trọng hoạt động độc lập với công ty mẹ ở mỗi
xí nghiệp lại phân trách nhiệm quản lý tới các cấp nhỏ hơn có phân công tráchnhiệm rất rõ ràng, đảm bảo cho guồng máy của toàn bộ công ty hoạt động có hiệuquả
Trang 24CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Phân tích các hoạt động Marketing
Với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại, phát triển và mở rộng quy mô thịtrường, mở rộng sản xuất kinh doanh để có thể đạt được lợi ích tối đa thì cần phải
có bộ phận Marketing riêng Đảm nhận mọi công việc, tình hình tiêu thụ sản phẩm
và hình thức xúc tiến bán hàng như thế nào để hàng hoá của doanh nghiệp mìnhđược thị trường chấp nhận tiêu thụ nhiều nhất mà vẫn phải đảm bảo yêu cầu chấtlượng Ngoài ra còn vấn đề quan trọng không thể thiếu được là đó phải xem xét đốithủ cạnh tranh của mình như thế nào để có các biện pháp thích hợp, kịp thời nhất
Vì vậy hoạt động Marketing của doanh nghiệp là hoạt động rất quan trọng trongdoanh nghiệp, sản xuất kinh doanh có lãi hay không phần lớn là phụ thuộc vàohoạt động Marketing
Việc nghiên cứu marketing ở các công ty thương mại là một quá trình hoạchđịnh, thu thập, phân tích một cách hệ thống, chính xác các dữ liệu thông tin vànhững phát hiện nhằm tạo cơ sở cho công ty thích ứng đối với sự thay đổi của thịtrường và mục tiêu marketing đề ra
Trải qua 32 năm hoạt động và phát triển, TNG đã trở nên khá quen thuộc vớicác hãng cung cấp hàng may mặc trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trườngHoa Kỳ và Canada Năm 2005 Công ty đã được The Children’s Place (Hoa Kỳ)
trao tặng danh hiệu “Nhà cung cấp tốt nhất trong năm” Đạt được điều này, bên
cạnh chất lượng và giá thành sản phẩm không thể không kể tới sự đóng góp củahoạt động marketing
Trong những năm tới, Công ty xác định thị trường xuất khẩu vẫn là chủ lực.Tuy nhiên để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, Công ty sẽ đẩymạnh phát triển thị trường Châu Âu, Mê-hi-cô, Nam Mỹ và Nhật Bản Đồng thời,Công ty sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường nội địa
Trang 25Đối với khách hàng truyền thống: Công ty luôn duy trì và không ngừng củng
cố, phát triển mối quan hệ với khách hàng truyền thống để khách hàng luôn cảmthấy hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ của Công ty Hàng năm, Công ty tổ chứcgặp gỡ, trao đổi đánh giá quá trình làm việc trong năm để lắng nghe ý kiến phảnhồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo
Để tiếp cận các khách hàng mới, nhất là tại thị trường xuất khẩu, Công ty cũngthường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế (như hội chợ hàng dệt may tại Hoa Kỳ,Đức, Trung Quốc, Hồng Kông), các chương trình xúc tiến thương mại cấp Quốcgia, các hội thảo về dệt may xuất khẩu tổ chức tại Hà Nội, các đơn vị trong ngành Đối với các nhà cung cấp, hàng năm Công ty đều đánh giá, tôn vinh các nhàcung cấp đã có nhiều đóng góp cho kết quả của Công ty
Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền:
- Nhãn hiệu thương mại của công ty là LIMA và TNG đã được đăng ký với cơquan hữu quan Ngoài ra, với vị thế và uy tín của công ty đã được các khách hàngtín nhiệm ủy quyền sản xuất các nhãn hiệu như: The Childrensplace, ColumbiaSportswear, Julio, Lolitog, GAP, JC Penney, Target, Steve & Barry (bỏ nhãn hiệunày)
- Biểu tượng Công ty được đăng ký phát minh, sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệViệt Nam ngày 24 tháng 08 năm 2005 và Công ty đã đăng ký Logo TNG tại Cục
Sở hữu trí tuệ Việt Nam
- Ý nghĩa logo TNG : TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Garment, tên giao dịchcủa Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên trước đây Trong chiến lượcphát triển thành tập đoàn đa ngành, TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Grouphay TN Group Biểu tượng chữ TNG mầu đỏ, nằm trong quả cầu mầu xanh muốnnói đến thương hiệu TNG lớn mạnh mạnh tầm quốc tế
2.1.1 Thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của Công ty
Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp chủ yếu là thị trường nước ngoài Sảnphẩm của công ty được xuất sang các nước Đông Âu và EU, Hong Kong, ĐàiLoan, Mỹ, Hàn Quốc, Columbia Đây là những thị trường tương đối lớn Doanh
Trang 26nghiệp không có khả năng trong việc tác động, chi phối đến thị trường này Việchoạch định khách hàng, xây dựng chiến lược cũng như bán hàng đều do bên đối tácxác định Công ty chỉ đóng vai trò như một nơi gia công cho đối tác Từ thiết kếmẫu mã, đến chất lượng của sản phẩm đều do bên đối tác cung cấp Năm 2010doanh thu tiêu thụ từ thị trường này đạt 100% do doanh nghiệp chỉ sản xuất hàngxuất khẩu Đến năm 2011, doanh thu tiêu thụ ở mảng thị trường này đạt 99.84% docông ty đã bắt đầu chú trọng đến việc sản xuất sản phẩm hang hóa cho thị trườngtrong nước.
Trong năm 2011, Công ty cũng đã chú trọng hơn đến việc phát triển trườngtrong nước Một số cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của TNG được mở
ra nhằm phục vụ thì trường tiêu thụ trong nước Công ty đã mở thêm một số cửahàng tại Thái Nguyên, Hà Nội, Thái Bình…và bước đầu có những dấu hiệu khảquan Trong năm 2011, doanh thu từ các cửa hàng này đã đạt 690.266.843 đồng.Đây là những dấu hiệu tích cực để công ty tiếp tục phát triển thị trường tiềm năngnày
Năm 2012, Công ty đang tiếp xây dựng cơ sở hạ tầng để mở rộng quy mô lớn : mởcác trung tâm thời trang I, II, III và các chi nhánh bán hàng trên cả nước Với nănglực: 64 số dây chuyền sản xuất và 4.000 lao động, đã bắt đầu được đưa vào hoạtđộng từ Quý 2 năm 2011
Bảng 01: Một số chỉ tiêu về quy mô hiện tại của công ty
Trang 27Khách hàng chính Nước Nhãn hiệu
Mast Industry Co., Ltd USA New York & Co Hollister
Centrotex & Martex Russia Hamilton, Silverline
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Bảng 03: Doanh thu tiêu thụ theo một số khách hàng mới năm 2012
Đối với các hợp đồng gia công xuất khẩu: Công ty căn cứ vào hợp đồng gia
công với khách hàng mà thoả thuận đơn giá gia công Đối với loại hàng này kháchhàng sẽ giao nguyên phụ liệu cho Công ty tiến hành sản xuất ra sản phẩm hoànchỉnh Khách hàng sẽ đặt hàng gia công với một mức giá nhất định, Công ty tiếnhành nghiên cứu hạch toán có lãi hay không rồi mới kí hợp đồng với khách hàng
Đối với thị trường nội địa: Căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm, căn cứ
vào từng sản phẩm cụ thể, căn cứ vào từng thời điểm của thị trường, đưa ra tỷ lệlợi nhuận trên đơn hàng hình thành giá bán Định giá theo giá thành sản xuất
Giá bán = Giá thành sản xuất + Lợi nhuận đơn vị sản phẩm cụ thể
Trang 28Khi định giá bán sản phẩm theo phương thức này Công ty cần phải nghiên cứu
kỹ các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm của mình, chi phí cho một đơn vị sảnphẩm sẽ lớn nếu Công ty sản xuất một lượng nhỏ còn khi Công ty sản xuất mộtlượng sản phẩm lớn thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ do khoản chi phíphân bổ cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ và khi lượng sản phẩm lớn Công ty cóthể tích lũy được kinh nghiệm quản lý, người công nhân tích lũy được kinh nghiệmsản xuất tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất Vì vậy Công ty cần chú ý đếnkiểm tra công tác tiết kiệm chi phí trong sản xuất, tạo được giá thành thấp thì khi
đó sẽ tăng được lợi nhuận của mình lên và tạo được ưu thế cạnh tranh về giá
* Đối với sản phẩm bán FOB :
Giá FOB (Free on Board) nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi
còn gọi là "Giao lên tàu" Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phảitrả cước phí xếp hàng lên tàu Sự chuyển dịch các rủi ro diễn ra khi hàng hóa vượtqua lan can tàu tại cảng xếp hàng Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếphàng, ví dụ "FOB New York" hay "FOB Hải Phòng" Các khoản chi phí khác nhưcước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng
Vậy đối với sản phẩm bán FOB, khách hàng sẽ gửi mẫu hàng, yêu cầu về chấtlượng đến Công ty, Công ty sẽ tiến hành may mẫu và gửi lại cho khách hàng nếukhách hàng chấp nhận sản phẩm của Công ty thì Công ty sẽ tiến hành hạch toántính giá thành sản phẩm và thoả thuận ký kết hợp đồng với khách hàng Hoặc Công
ty mua nguyên vật liệu, phụ liệu tổ chức sản xuất ra hàng hoá và hạch toán các loạichi phí và cộng thêm một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận đó chính là giá để Công ty đichào bán với khách hàng
Bảng 04: Cụ thể mức giá của một số mặt hàng chủ yếu:
Trang 292.1.3 Hệ thống phân phối của doanh nghiệp
Vì là công ty xuất khẩu hàng may mặc nên khách hàng của công ty chủ yếu
là khách hàng công nghiệp: (The children’s Place, Culumbia Sporrtswear … củaMỹ); (Pan-pacific, Youngone của Hàn Quốc) Vì thế công ty sử dụng hai kênhphân phối là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp
Trang 30Sơ đồ 04: Hệ thống kênh phân phối của công ty
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Kênh phân phối trực tiếp
Công ty áp dụng hình thức phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng qua đơnđặt hàng qua điện thoại và thông qua các cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩmcủa công ty là Trung tâm tời trang TNG I và II tại 160 đường Minh Cầu – TP TháiNguyên
Do chủ yếu là kinh doanh trên thị trường xuất nhập khẩu nên việc xây dựnghệ thống phân phối trên qui mô lớn chưa được công ty triển khai
Kênh phân phối gián tiếp
Công ty bán sản phẩm gián tiếp qua một trung gian là các nhà nhập khẩuhàng dệt may để đến tay người tiêu dùng hoặc là bán thành phẩm cho các công tynước ngoài sản xuất sau đó mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Công ty cổ phần
ĐT&TM TNG
Người tiêu dùng Nhà nhập khẩu
Công ty cổ phần ĐT&TM TNG
Người tiêu dùng
Trang 312.1.4 Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty
Xúc tiến bán là một thành phần của marketing mix nhằm thông tin, thuyếtphục và nhắc nhở thị trường về sản phẩm hoặc người bán sản phẩm đó, hy vọngảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người nhận tin
Mục đích của xúc tiến bán là nhằm cung cấp nhiều thông tin hơn cho người raquyết định mua, tác động tới quá trình ra quyết định, tạo cho sản phẩm có nhữngnét khác biệt và thuyết phục những người mua tiềm năng Xúc tiến bán có ba mụcđích cơ bản đó là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm củamình Hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty bao gồm:
2.1.4.1 Quảng cáo
Công ty giới thiệu tên, nhãn mác, địa chỉ, sản phẩm của Công ty trên một số ấnphẩm như lịch, túi đựng hàng Bên cạnh đó Công ty thuê viết bài trên một số báo,tạp chí, lập trang Web Ngoài ra, Công ty còn tham gia các hội thảo, hội chợ giớithiệu sản phẩm để quảng bá thương hiệu của mình Quảng cáo qua các cửa hàng giớithiệu sản phẩm
2.1.4.2 Xúc tiến bán
Khuyến mãi: Là các hoạt động kích thích nhu cầu mua sắm bằng cách đưathêm các lợi ích cho khách hàng trong một giai đoạn nhất định (trong ngắn hạn).Hình thức này còn được gọi là khuyến mua Các hình thức Công ty áp dụng là cácđợt giảm giá, hưởng hoa hồng
Vì công ty không có trung gian bán nên cũng không có hình thức khuyến mại(khuyến mại tác động đến trung gian bán)
Trang 32hình thức phổ biến là bản tin, báo cáo hàng năm, tài trợ cho các sự kiện từ thiệnhoặc thể thao văn hóa trong tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đãtuyên truyền, vận động công nhân viên chức lao động đóng góp xây dựng quỹ tìnhnghĩa ở đơn vị với mức 1% tiền lương/người/tháng (Đối với công nhân viên laođộng là Đảng viên, lãnh đạo công ty, trưởng phó phòng nghiệp vụ và cán bộnghiệp vụ) và mức 0,5% tiền lương/người/tháng đối với công nhân trực tiếp sảnxuất để thực hiện tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong những lúc khókhăn, hoạn nạn
- Tính riêng trong năm 2012 Công ty đã làm được một số công tác từ thiện nhưsau:
+Trợ giúp xây dựng được 03 ngôi nhà tình nghĩa cho công nhân viên lao động của công ty trị giá 94,5 triệu đồng
+Xét trợ cấp khó khăn cho 241 công nhân viên lao động với tổng số tiền là 135 triệu đồng
+Vận động công nhân viên lao động tích cực ủng hộ vào các quỹ từ thiện của tỉnh như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ trẻ thơ, chất độc mầu da cam, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, ủng hộ đồng bào bão lụt, công nhân lao động bị tai nạn trong vụ sập đường dẫn cầu cần thơ với tổng số tiền 326 triệu đồng
- Từ năm 1995 đến nay công ty nhận chăm sóc, phụng dưỡng bà mẹ Việt Namanh hùng Nguyễn Thị Thục ở phường Trưng Vương thành phố Thái Nguyên Công ty sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên phát huytruyền thống “lá lành đùm lá rách” của Công ty
Công đoàn Công ty phối hợp với Đảng ủy Công ty, Đoàn Thanh niên tuyêntruyền, vận động công nhân viên lao động đóng góp xây dựng quỹ tình nghĩa đểthực hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khókhăn; Ngoài ra Công ty còn tích cực tham gia ủng hộ các quỹ từ thiện của tỉnh như:Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ trẻ thơ, chất độc mầu da cam, quỹ vì người nghèo 30triệu đồng, ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung 50 triệu đồng và 6.600 bộ quần
Trang 33áo; Tổng số tiền dành cho công tác xã hội, từ thiện năm 2010 khoảng 330 triệuđồng.
Nhận xét:
Công tác quảng bá và phát triển thương hiệu chưa thực sự tốt Thương hiệuTNG – Thainguyen Garment (May Thái Nguyên) tuy được các nhà nhập khẩu nướcngoài đánh giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước
Song song với việc mở rộng thị trường nước ngoài, Công ty cần khai thác và
mở rộng thị trường trong nước, việc chiếm lĩnh thị trường nội địa được xúc tiếnsau một thời gian dài chưa quan tâm đúng mức
Hiện tại Công ty mới chỉ thực hiện 1 kênh phân phối chủ yếu đó là Nhà sảnxuất – Khách hàng, chưa chú trọng đến việc sản xuất các hàng hóa nội địa Trongthời gian tới Công ty cần xây dựng thêm 1 số kênh phân phối nữa, nhằm quảng cáothương hiệu, thuận tiện hơn trong việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.Công tác Marketing của Công ty cần được tăng cường, tổ chức các hệ thốngphân phối sản phẩm như mở các đại lý bán hàng Công ty cần xây dựng đội ngũnhân viên có nhiều kiến thức nhiều về marketing, về cách thức giao dịch trực tiếpvới khách hàng
2.1.5 Đối thủ cạnh tranh
Do các sản phẩm của Công ty rất đa dạng nên đối thủ cạnh tranh rất nhiều vàlớn, ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh của Công ty, nếu đối thủ cạnh tranhmạnh sẽ tạo áp lực lớn cho Công ty về việc mở rộng thị trường, khó khăn trongviệc tăng thị phần của Công ty trên thị trường
Đối thủ cạnh tranh của Công ty bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng maymặc trong nước và quốc tế
Ở trong nước ví dụ như: Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến, Xí nghiệpmay 6, Công ty may Nhà Bè
Tuy nhiên, Cạnh tranh gay gắt nhất không phải là các đối thủ trong nước mà
là các đối thủ nước ngoài như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,… Đây là các đốithủ nặng ký của cả ngành dệt may Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần đầu
Trang 34tư và thương mại TNG nói riêng Ngay cả trong những điều kiện cạnh tranh bìnhthường thì các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung đã thua kém những đối thủchính như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia… Đây là những đối thủ lớn có công nghệsản xuất hiện đại, năng lực sản xuất dồi dào, mạng lưới phân phối rộng khắp vànhiều kinh nghiệm trên trường quốc tế Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTOnhững ưu đãi của nhà nước về việc trợ cấp hoặc vay tín dụng ưu đãi, hay miễngiảm thuế sẽ bị bãi bỏ theo Chỉ những doanh nghiệp có nội lực thực sự mới cóthể cạnh tranh được Đây là một vấn đề lớn đặt ra đòi hỏi công ty cần phải nỗ lựchơn nữa để có thể đứng vững.
Doanh thu chủ yếu của Công ty từ việc xuất khẩu, các Công ty khác cũngđang tăng tốc xuất khẩu Đây sẽ là cuộc cạnh tranh lớn đòi hỏi Công ty phải cónhững bước đi lớn trong hoạt động kinh doanh
2.2 Phân tích tình hình lao động tiền lương
2.2.1 Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp
Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 05: Cơ cấu lao động của công ty qua 2 năm 2011-2012
Nội dung
Số lượng Tỷ lệ% lượngSố Tỷ lệ% lượngSố Tỷ lệ%
1.Theo tính chất công việc
-Thời hạn từ 1-3 năm 3.234 54,83 2.480 48,38 -754 -23,31
(Nguồn: Phòng Tổ chức-hành chính)