1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA

89 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 236,38 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH NGUYỄN ĐỨC DU NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ LỨA TUỔI 1618 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: ….. LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Hướng dẫn khoa học TS. Trần Trung Bắc Ninh – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Du   MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11 1.1. Đặc điểm của môn bóng đá 11 1.1.1.Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao. 11 1.1.2. Đội bóng đá là môn thể thao có tính chiến đấu cao. 12 1.1.3. Bóng đá là môn thể thao phức tạp. 12 1.2. Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá. 13 1.2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung huấn luyện thể lực. 13 1.2.1.1. Ý nghĩa của huấn luyện thể lực 13 1.2.1.2. Nội dung và nhiệm vụ của huấn luyện thể lực 14 1.2.2. Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá. 16 1.2.2.1. Phương pháp huấn luyện có hệ thống. 17 1.2.2.2. Nỗ lực nâng cao hiệu suất huấn luyện. 18 1.2.2.3. Tăng cường công tác huấn luyện từ nhiều hướng, vận dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện tiên tiến. 18 1.2.2.4. Quá độ từ huấn luyện đơn lẻ sang huấn luyện tổng hợp. 19 1.2.2.5. Cần coi trọng phần hồi phục sau huấn luyện. 20 1.3. Vai trò tố chất sức mạnh tốc độ trong môn bóng đá. 20 1.3.1. Các khái niệm cơ bản 20 1.3.1.1. Khái niệm về tố chất thể lực 20 1.3.1.2. Khái niệm về huấn luyện thể lực. 21 1.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ. 25 1.4.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ. 25 1.4.2. Huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618. 30 1.5. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 1618 31 1.5.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 1618. 31 1.5.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 1618. 32 CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 35 2.1. Phương pháp nghiên cứu. 35 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan. 35 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. 35 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 36 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 36 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 37 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê. 38 2.2. Tổ chức nghiên cứu. 39 2.2.1. Thời gian nghiên cứu. 39 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu. 39 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu. 39 CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 40 3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 40 3.1.1. Thực trạng quan điểm và kế hoạch huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 40 3.1.2. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho huấn luyện của Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 43 3.1.3. Thực trạng việc sử dụng các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 44 3.1.4. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 45 3.1.4.1. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 45 3.1.4.2. Xác định tính thông báo các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 50 3.1.4.3. Xác định độ tin cậy của hệ thống các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 51 3.1.5. Đánh giá thực trạng về sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 53 3.2. Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 55 3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 55 3.2.1.1. Xác định các nguyên tắc lựa chọn và xây dựng bài tập. 55 3.2.1.2. Kết quả lựa chọn các bài tập. 55 3.2.2. Xây dựng kế hoạch huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm 63 3.2.2.1. Xác định nội dung huấn luyện sức mạnh tốc độ. 63 3.2.2.2. Xây dựng kế hoạch huấn luyện thực nghiệm. 65 3.2.3. Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả. 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 1. Kết luận. 73 2. Kiến nghị. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 81   MỞ ĐẦU Trong những năm qua nhất là những năm 1991 trở lại đây, một số môn thể thao Việt Nam đã đạt được thành tích cao trong các cuộc tranh tài chính thức tại khu vực Đông Nam Á, Châu Á và Thế giới. Thành tích khiêm tốn đó bước đầu đã được toàn xã hội thừa nhận, đánh giá cao, nhiệt tình ủng hộ, tự hào và hy vọng vào tương lai thể thao Việt Nam. Thảnh công đó do nhiều nguyên nhân , nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là: Chương trình mục tiêu của ngành TDTT năm 1993 của Tổng cục TDTT và tiếp tục là: “Chương trình thể thao Quốc gia” của ủy ban TDTT nay là Tổng cục TDTT. Để phát huy hơn nữa vai trò của TDTT, căn cứ vào tình hình phát triển chung của đất nước và phong trào TDTT hiện nay, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 36TCTW để chỉ đạo vai trò công tác TDTT trong giai đoạn mới, một trong các mục tiêu đề ra là: “Kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, giáo viên TDTT, huấn luyện viên TDTT….tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ nền TDTT Việt Nam vào đầ u thế kỷ 21”. Một trong những môn thể thao được mọi người ưu chuộng là bóng đá. Không ai có thể phủ nhận rằng bóng đá là môn thể thao hấp dẫn nhất trên thế giới. Tập luyện bóng đá không những mang lại cho chúng ta sức khỏe, một cơ thẻ cường tráng mà còn giúp ta rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm, tính kỷ luật, sáng tạo tinh thần đồng đội….những phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa. Huấn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng của công tác huấn luyện bóng đá. Trước đây vấn đề thể lực của bóng đá được coi là đặc điểm xã hội và do đó mang tính chất đặc trưng của các nước khác nhau. Những năm 60 của thế kỷ này chỉ có một số nước như Anh, Tây Đắc, Scotlen chú trọng tới thể lực, nhiều người gọi là nền bóng đá sức mạnh. Nhưng ngày nay đặc biệt là từ sau giải vô địch thế giới năm 1974 tất cả các nước có đội bóng mạnh đều chú trọng đến việc phát triển thể lực. Lấy việc phát triển thể lực là một trong những mục tiêu nhất của công tác huấn luyện. Ngày nay bóng đá hiện đạu càng đồi hỏi cầu thủ phải có thể lực thật tốt, dẻo dai. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu tập luyện và thi đấu. Thật vậy một cầu thủ có thể lực tốt biết phát huy khả năng đó trong khi có và không có bóng người đó thực hiện được ý đồ chiến thuật một cách không mệt mỏi, luôn đứng vững trước đối phương. Hơn nữa có thể lực tốt, cầu thủ sẽ làm chủ được tinh thần trong những giây phút căng thẳng, đảm bảo hiệu suất thi đấu từ đầu đến cuối trận đấu. Vì vậy, thể lực là một phần không thể tách rời cầu thủ bóng đá. Không có thể lực thì cầu thủ không thực hiện tốt được các kỹ thuật và không ứng dụng được các bài tập chiến thuật trong thi đấu. Lobanovski – huấn luyện viên nổi tiếng của Liên xô (cũ) và câu lạc bộ Dinamo Kiep (Ucraina) đã từng khẳng định: Tốc độ và thể lực mạnh, hơn bao giờ hết là khái niệm chủ yếu của bóng đá hiện đại. Những cuộc đấu tay đôi trên sân cỏ ngày càng nhiều, bóng đá trở thành môn thể thao tiếp xúc. Cầu thủ buộc phải rút ngắn tối đa thời gian suy nghĩ trong tất cả các hành động và cử chỉ của mình bởi vì đối thủ đặt ra cho anh những vấn đề cần xử lý ngay…”, nhận định này đã được thực tế chứng minh. Ngày nay đa số các đội bóng mạnh đều sử dụng lối đá “Pressing (có nghĩa là sức ép, áp lực). các nhà chuyên môn khi nói đến Pressing là nói đến lối chơi luôn tạo sức ép lên đối phương, luôn gây áp lực cho đối phương, đẩy đối phương vào thế bị động. Lối chơi này đòi hỏi các cầu thủ phải có sự phát triển tối ưu về thể lực, tốc độ và sự đa năng. Mỗi đội bóng có càng nhiều các cầu thủ đáp được yêu cầu trên thì hiệu suất thi đấu càng cao. Tiêu biểu cho lối chơi này là các đội bóng mạnh như Hà Lan, Anh, Pháp, Braxin, Achentina…. Tố chất sức mạnh là cơ sở cho vận động viên nắm vững kỹ năng vận động, nâng cao thành tích vận động của vận động viên. Các trận thi đấu bóng đá hiện nay mang tính quyết liệt, diễn ra với tốc độ nhanh yêu cầu mỗi vận động viên trên sân phải liên tục thực hiện những động tác: Chạy, nhảy, dừng, xuất phát nhanh,… khắc phục quán tính và lực cản. Ngoài ra còn đòi hỏi cầu thủ phải hoàn thành các động tác kỹ thuật một cách nhanh chóng, chính xác như kỹ thuật đá bóng, giữ bóng, dẫn bóng, sút cầu môn trong điều kiện có đối phương tranh cướp, cản phá. Chính vì vậy tố chất sức mạnh tốc độ đã trở thành một trong những thước đo trình độ huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá. Trường cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa là một trung tâm đào tạo VĐV đã có nhiệu vụ đào tạo các em VĐV có năng khiếu trở thành những VĐV chuyên nghiệp. Trong các chuyên ngành đào tạo của trung tâm, thì bóng đá là một trong những môn thể thao cơ bản và quan trọng. Quan thực tiễn huấn luyện, chúng tôi nhận thấy thể lực chuyên môn của các em VĐV còn yếu, nhất là sức mạnh tốc độ được thể hiện qua những động tác chạy (tốc độ, nước rút), dẫn bóng, đá bóng, tranh cướp bóng…trong các buổi thi đấu giao hữu với các đội bóng khác trong thành phố và các giải đấu giành cho lứa tuổi thiếu niên như giải Cúp Pepsi hay Hội khỏe phù đổng toàn quốc….Trong quá trình huấn luyện, chúng tôi tiến hành nhiều phương pháp, bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa. Song các bài tập chúng tôi tiến hành chưa đồng bộ, chưa khoa học và chưa được kiểm nghiệm đánh giá cao cho nên hiệu quả đạt được chưa cao. Ở Việt Nam, vấn đề này thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với các công trình nghiên cứu nhằm đánh giá trình độ tập luyện, trình độ thể lực và năng lực cho VĐV bóng đá các giai đoạn huấn luyện khác nhau như: Nguyễn Triệt Tình (1997), Võ Đức Phùng, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999), Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2002), Phạm Ngọc viễn, Phạm Quang, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2004), Phạm Xuân Thành (2007)…Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã xác định được hệ thống các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn đánh giá trình độ huấn luyện, trình độ thể lực cũng như xây dựng được chương trình huấn luyện với hệ thống các phương tiện huấn luyện VĐV bóng đá trẻ ở Việt Nam theo từng lứa tuổi riêng biệt. Xuất phát từ những vấn đề nâu trên, nhằm mục đích phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường Cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng tập luyện môn bóng đá cho VĐV bóng đá nam lứa tuổi 1618 tỉnh Thanh Hóa, từng bước nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tại nhà trường chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 1618 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa”. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn, cơ sở vật chất và việc sử dụng hệ thống các bài tập phát triển tố chất sức mạnh tốc độ của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa, đề tài tiến hành lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ và đánh giá hiệu quả của các bài tập đó. Mục tiêu nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu nên trên đề tài xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện của trường CĐ TDTT Thanh Hóa. Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh – tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 1618 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa. Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh – tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 1618 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa. Đánh giá thực trạng sức mạnh – tốc độ của nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 1618 trường CĐ TDTT Thanh Hóa. Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 1618 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa. Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh – tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh – tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 1618 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa.   CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm của môn bóng đá Bóng đá là một môn thể thao lập thể. Trong quá trình thi đấu, các cầu thủ phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là khi có bóng thì tổ chức tấn công cầu môn đối phương; khi mất bóng thì chuyển sang phòng thủ . Trong tấn công cũng như phòng thủ , các cầu thủ cần khắc phục những hoạt động đối kháng, cản trở của đối phương bằng cách linh hoạt chạy, dừng đột ngột, thay đổi phương hướng và tốc độ động tác, đá bóng, giữ bóng, dẫn bóng ….tạo cho hành động của mình phù hợp với tình huống xảy ra trên sân. 1.1.1.Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao. Cuộc thi đấu bóng đá gồm 2 tập thể đông người, tiến hành trên một sân rộng nên nếu chỉ dựa vào vai trò của từng cá nhân cầu thủ thì không thể nào giành được phần thắng. Không có bất kỳ cầu thủ ưu tú nào có thể vượt qua khoảng không gian rộng như thế, vượt qua cả một tập thể đối phương gồm 11 người để ghi bàn thắng và có đủ sức phòng thủ trước sức tấn công của toàn đội đối phương. Điều đó có nghĩa là sức mạnh của một đội bóng trước hết là ở tính tập thể của đội đó. Tập thể đội bóng đá lớn (so với đội bóng rổ, bóng chuyền, chỉ có 56 người) nên trình độ hiệp đồng phải cao, phải biết phát huy chỗ mạnh, khắc phục chỗ yếu của đội. Với trình độ kỹ thuật, chiến thuật phát triển như ngày nay, tính tập thể trong thi đấu lại càng cao. Khi bị đối phương tấn công, hầu như toàn đội rút về phòng ngự: Khi tấn công toàn đội hầu như phải dâng lên (phải có tới 7,8 cầu thủ) nhằm tăng cường sức uy hiếp về số lượng, tận dụng những đường bóng chuyền kín, chính xác và bất ngờ giữa các cầu thủ để phòng ngự sơ hở, có cơ hội dứt điểm. Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật có nghĩa là nâng cao trình độ hiệp đồng tổ chức tấn công và phòng ngự, nâng cao tính tập thể của đội bóng và ở một đội bóng mà tính tập thể được đảm bảo bởi trình độ kỹ chiến thuật điêu luyện thì có một uy lực rất lớn. 1.1.2. Đội bóng đá là môn thể thao có tính chiến đấu cao. Trong thi đấu bóng đá cầu thủ hai đội được quyền tràn lấn sang sân nhau (khác với bóng chuyền, bóng bàn, quần vợt) để tranh giành bóng một cách hợp lệ, nên sự đối kháng mang tính trực tiếp. Các cầu thủ của hai đội đều phải quyết tâm, giành giật phần thắng trong từng trường hợp, tạo ra từng cơ hội thuận lợi nhỏ nhất cho đội mình. Bên cạnh ý chí quyết tâm của toàn đội giành phần thắng, từng cầu thủ cũng có cuộc chiến đấu riêng với cầu thủ đối phương . Bên cạnh hình ảnh toàn cục là cuộc đấu của hai tập thể 11 người thì riêng lẻ có những cuộc tranh chấp tay đôi, giữa hậu vệ đội này với tiền đạo đội kia, tiền vệ đội này với tiền vệ đội kia….Nhìn chung, khi có bóng thì đội tấn công thường tìm cách kèm chặt các cầu thủ đối phương, nhất là cầu thủ có bóng và những cầu thủ ở vị trí nguy hiểm. Suốt 90 phút của trận đấu, cuộc chiến đấu gay go của 2 đội và từng nhóm cầu thủ diễn ra liên tục và chỉ dừng lại khi tiếng còi kết thúc trận đấu của trọng tài nổi lên. Đương nhiên, chúng ta không nên hiểu tính chiến đấu cao, tính đối kháng cao có nghĩa là các cầu thủ ra sức xo đẩy nhau, gây gổ nhau theo nghĩa xấu mà là sự thi đua giành giật về tài nghệ kỹ thuật, chiến thuật, tinh thần ý chí, va chạm hợp lệ để giành phần thắng. Điều này phát huy tính dũng cảm lên cao độ. 1.1.3. Bóng đá là môn thể thao phức tạp. Bóng đá là môn thể thao duy nhất mà các cầu thủ trên sân không được dùng tay mà chủ yếu là dùng chân để khiêng bóng. Từ đó, đôi chân không chỉ giữ chức năng di chuyển cơ thể như các môn thể thao khác mà còn nhận một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp là thực hiện các động tác điều khiển bóng. Đôi chân đã thực hiện các kỹ thuật giữ bóng, dẫn bóng, động tác giả, đá bóng…vô cùng đa dạng và linh hoạt mà người ta nghĩ rằng ngay đến đôi tay khéo léo mềm dẻo cũng khó có thể làm nổi. Tuy vậy, trải qua hàng trăm năm của lịch sử bóng đá, sự phát triển của kỹ thuật bóng đá vẫn không bị dừng lại. Các cầu thủ ưu tú ngày nay đã có trình độ kỹ thuật rất điêu luyện….Từ những lúc lúng túng, ngượng ngùng của buổi đầu tập bóng tới những kỹ thuật điêu luyện là một chặng đường dài, luyện tập gian khổ, công phu và phức tạp. Cùng với sự phát triển của chiến thuật, kỹ thuật phức tạp lên nhiều, đòi hỏi cầu thủ có trình độ toàn diện hơn. Nếu như trước kia, các cầu thủ hậu vệ còn phải biết thuần thục các kỹ thuật tấn công như động tác giả, chuyền bóng, sút bóng vào cầu môn. Mặt khác tính chất phức tạp của môn bóng đá có thể hiện sự đa dạng, phong phú của quá trình phát triển chiến thuật. Lịch sử bóng đá gắn liền với sự tiến hóa không ngừng của các hệ thống chiến thuật, cứ mỗi một hệ thống chiến thuật bị phá vỡ thì hệ thống chiến thuật kế tiếp lại mang nhiều ưu điểm hơn, khoa học hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi ở cầu thủ khả nưng toàn diện hơn. Trong thi đấu, không có hiện tượng nào trùng lặp và không có khuôn mẫu nào thích hợp cho mọi trường hợp. Tính chất đa dạng và muôn hình muôn vẻ đó đòi hỏi ở từng cầu thủ tính sáng tạo rất lớn. Mỗi đợt tấn công hay phòng thủ đều có những nét riêng của nó mà cầu thủ nhánh chóng tìm ra biện pháp xử lý hay đối phó thích hợp. Bởi thế, trong một trận đấu, những tình huống thay đổi không ngừng đòi hỏi cầu thủ cũng phải linh hoạt, sáng tạo không ngừng để đóng góp tốt cho đội. 1.2. Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá. 1.2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung huấn luyện thể lực. 1.2.1.1. Ý nghĩa của huấn luyện thể lực Huấn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng của công tác huấn luyện môn bóng đá. Thông qua công tác huấn luyện thể lực có thể tăng cường sức khỏe cho VĐV, nhằm phát triển một cách toàn diện các tố chất thể lực, nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể. Huấn luyện thể lực tốt sẽ tạo tiền đề cho việc huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật. Nó có ý nghĩa rất lớn và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy việc nắm vững kỹ thuật, sức chịu đựng cường độ lớn, lượng vận động lớn, nhằm nâng cao thành tích, đề phòng chấn thương, kéo dài thành tích thể thao của VĐV. Theo xu hướng phát triển và toàn diện môn bóng đá bằng phương thức toàn đội tấn công và toàn đội phòng thủ, chức năng nhiệm vụ của VĐV ngày càng được mở rộng, tốc độ thi đấu ngày một tăng cao, sự đối kháng càng quyết liệt, cho nên việc huấn luyện thể lực đối với VĐV bóng đá cũng có yêu cầu ngàu càng cao. Hiện nay huấn luyện thể lực không những được giới bóng đá quốc tế đặc biệt coi trọng, mà trong phần lý luận và phương pháp tập luyện cũng được đề cập đến. Nhiều thành tựu nghiên cứ khoa học và kiến thức cũng như sự hiểu biết trên lĩnh vực này cũng được mở rộng và phát triển. Trong công tác huấn luyện tính toàn diện, tính hệ thống và tính khoa học cũng được hoàn thiện dần dần. Tất cả những điều kiện trên đều có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển nhanh trình độ môn bóng đá. 1.2.1.2. Nội dung và nhiệm vụ của huấn luyện thể lực Huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá bao gồm hai phương diện: Huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn. Huấn luyện thể lực chung là sự huấn luyện thể lực mà người ta sử dụng nhiều dạng bài tập khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu đối với VĐV bóng đá nhằm thúc đẩy, tăng cường sức khỏe cho VĐV, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống các cơ quan nội tạng nhằm đạt được mục tiêu là phát triển toàn diện tố chất thể lực và cải thiện hình thái cơ thể cho VĐV. Còn huấn luyện thể lực chuyên môn là sự huấn luyện trong đó vận dụng nhiều bài tập thể lực nhằm nâng cao tố chất thể lực chuyên môn, hoàn thiện việc thực hiện các động tác kỹ thuật và chiến thuật chuyên môn, các bài tập đó phải có mối quan hệ trực tiếp với thi đấu bóng đá. Trong môn bóng đá nói riêng và các môn thể thao nói chung, mối quan hệ giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn rất mật thiết. Chúng thúc đẩy lẫn nhau phát triển. Thực tế chứng minh điều này, là quy luật chuyển dịch trực tiếp của tố chất vận động. Sự huấn luyện thể lực chung một cách hoàn hảo sẽ là cơ sở tốt cho việc huấn luyện thể lực chuyên môn, ngược lại, huấn luyện thể lực chuyên môn tốt, ở một trình độ nhất định sẽ thúc đẩy trình độ huấn luyện thể lực chung. Nhờ sự huấn luyện toàn diện, tố chất thể lực được phát triển một cách toàn diện, đồng thời VĐV nắm vững kỹ năng vận động với lượng vận động lớn. Việc kích thích sự hưng phấn của các trung khu thần kinh vận động nhằm thúc đẩy việc nắm vững và hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động và có tác dụng hoàn thiện hệ thần kinh thực vật một cách tương ứng. Mối quan hệ giữa thể lực chung và thể lực chuyên môn một mặt có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau phát triển, nhưng có mặt ngược lại là kiềm chế lẫn nhau, hạn chế nhau và gây cản trở nhau, cho nên giữa chúng có những điểm khác nhau, không thể thay thế cho nhau, nếu không nắm các đặc điểm này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Do đó, các bài tập được sử dụng huấn luyện tốt chất thể lực cho VĐV bóng đá, nhất thiết phải căn cứ vào mối quan hệ giữa huấn luyện viên thể lực chung và huấn luyện viên thể lực chuyên môn mà tiến hành chọn các bài tập. Chỉ khi nào bố chí sắp xếp một cách khoa học, hợp lý và tiến hành một cách thận trọng, tỉ mỉ mới thu được một trình độ huấn luyện cao. Khi tiến hành các dạng huấn luyện tố chất thể lực, cần phải nghĩ rằng giữa chúng với nhau không phát triển một cách cô lập, mà có mối liên hệ ảnh hưởng đến nhau, thúc đẩy lẫn nhau và cả kiềm chế lẫn nhau. Bởi vì tất cả các tốt chất thể lực đề là hình thức biểu hiện ra của hoạt động cơ bắp, mà hoạt động của cơ bắp lại chịu sự chỉ huy thống nhất của hệ thống thần kinh trung ương. Nó thực hiện bởi sự thay đổi sinh lý nhất định và sự phản ứng về sinh hóa. Chính vì thế, đồng thời với việc phát triển một số chất thể lực nào đó, thì nhất định các tố chất thể lực khác cũng chịu ảnh hưởng hoặc ít hoặc nhiều, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Thông thường, nếu phát triển một tố chất thể lực nào đó mà làm ảnh hưởng đến sự phát triển của một tố chất thể lực khác thì người ta gọi đó là sự chuyển dịch tố chất vận động. Ví dụ: Khi phát triển tố chất nhanh, nhất định có ảnh hưởng đến sự phát triển tố chất mạnh và ngược lại. Sự chuyển dịch tốt chất vận động là ván đề thực tiễn trong công tác huấn luyện tố chất thể lực, chỉ có tìm hiểu sâu trong thực tiễn, nắm vững các quy luật nội tại để khống chế những điều kiện chuyển dịch mới có thể thu được hiệu quả tốt. Ngược lại, nếu quay lưng lại quy luật chuyển dịch này, sẽ cản trở sự phát triển của các tố chất khác, từ đó dẫn đến ảnh hưởng sự nâng cao và phát triển cân bằng toàn bộ tố chất thể lực của VĐV. Mặc khác, trong quá trình huấn luyện thể lực cũng cần phải tìm hiểu sâu và nắm vững thêm quy luật chuyển dịch cùng loại và sự chuyển dịch khác loại, quy luật chuyển dịch trực tiếp và quy luật chuyển dịch gián tiếp. Cần phải đặc biệt lưu ý nguyên lý và điều kiện của sự chuyển dịch tốt và sự chuyển dịch không tốt. Cần coi trọng việc tuyển chọn nội dung và các thủ đoạn huấn luyện trực diện và bố trí sắp xếp phải cho khoa học, như vậy mới nâng cao được chất lượng huấn luyện. 1.2.2. Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá. Từ những năm 1970, chính xác là từ giải vô địch bóng đá thế giới được tổ chức tại Munich (Cộng hòa Liên bang Đức trước kia, nay là nước Đức thống nhất), bóng đá thế giới có một bước tiến bộ vượt bậc. Thể hiện ở trận đấu là tấn công toàn đội và phòng thủ cũng toàn đội. Người ta gọi loại bóng đá này là bóng đá tổng lực, mà điểm hình cho lối đá tổng lực này chính là đội bóng HàLan thực hiện trong trận chung kết với đội chủ nhà Tây Đức trên sân VĐ tại Munich. So với bóng đá trước kia, dù là trên bình diện chất lượng – tốc độ cương độ trân đấy hay mức độ đối kháng quyết liệt của trận đấu đều được nâng cao và phát triển một bước khá dài. Do đó, yêu cầu đối với trình độ huấn luyện thể lực của VĐV bóng đá rất cao. Ngày nay, nền bóng đá các nước đều tích cực sử dụng nhiều biện pháp, vận dụng nhiều thủ đoạn và phương pháp huấn luyện rất khoa học, nỗ lực phấn dấu nâng cao trình độ huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá, thể hiện ở các mặt chính sau: 1.2.2.1. Phương pháp huấn luyện có hệ thống. Theo kinh nghiệm của nhiều VĐV bóng đá nổi tiếng trên thế giới đã thành đạt chứng minh rằng, chỉ có tiến hành huấn luyện một cách thật nghiêm khắc, thật khoa học, và phải hệ thống hóa, phải tập liên tục nhiều năm mới có thể thành đạt, mới có thể trở thành những VĐV ưu tú, những nhà lập kỷ lục cao. Thực tiễn cũng chứng minh rằng, trong quá trình huấn luyện, sự diễn biến tuần tự mục tiêu của từng giai đoạn thường thường là không thể tiếp chuyển hết được, bất kỳ một ý đồ nào vượt qua đặc điểm của quá trình huấn luyện, áp đặt sự huấn luyện chuyên mô hóa quá sớm để đạt được một thành tích nhất thời, tất yếu dẫn đến sự ép buộc VĐV đạt thành tích khi chưa có thể lực đạt được, ví dụ như buộc đóa hoa phải nở sớm khi nó chưa có điều kiện để nở. Làm như vậy hệ quả là thời gian duy trì thành tích sẽ ngắn, đời hoàng kim của người cầu thủ mau tàn lụi và sẽ có nhiều hệ lụy khác không lường trước được. Ngày nay, rất nhiều quốc gia căn cứ vào quy luật phát dục và trưởng thành của con người và quy luật “thời kỳ nhạy cảm” để phát triển tố chất VĐV. Người ta chia hệ thống huấn luyện thể lực từ nhi đồng, thiếu niên đến khi trưởng thành bào gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn từ 711 tuổi: là thời kỳ nhằm phát triển năng lực cơ bản, chủ yếu phát triển các năng lực có liên quan mật thiết đến hệ thống thần kinh như: tốc độ phản ứng, sức bền chung, tính linh hoạt, tính nhịp điệu, tính đàn hồi, dẻo dai, tính thích ứng. Giai đoạn từ 1217 tuổi: Thời kỳ phát triển toàn diện, chủ yếu là củng cố và nâng cao năng lực cơ bản, tập trung phát triển sức mạnh và sức bền chung nhằm đặt hiệu quả là phát triển toàn diện. Trên cơ sở này, từng bước kết hợp huấn luyện tố chất thể lực mang đặc tính chuyên sâu. Giai đoạn từ 18 tuổi trở lên: Là thời kỳ huấn luyện chuyên sâu. Nhiệm vụ chính là trên cơ sở phát triển của tố chất sức mạnh, tốc độ, sức bền dần dân từ quá độ chuyên sâu với mức độ lớn dần và tiến tới huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn. 1.2.2.2. Nỗ lực nâng cao hiệu suất huấn luyện. Để bắt nhịp với đà phát triển của bóng đá ngày nay, người huấn luyện viên cần phải tìm hiểu và khai thác những nhân tó thúc đẩy các năng lực tiềm tàng của VĐV. Thông thường những nhân tố đó là khối lượng vận động và cường độ vận động của VĐV. Hai nhân tố này là động lực chính làm tăng thành tích của VĐV. Thực tiễn chứng minh, các cường quốc bóng đá trên thế giới như Braxin, Đức, Italy, Anh, Hà Lan…trong công tác huấn luyện họ chú ý giải quyết khối lượng vận động cao và cường độ vận động lớn một cách hợp lý. Đây là một kinh nghiệm ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Điều thật sự được người ta coi trọng đó là ngày càng nhiều người vận dụng các phương pháp huấn luyện không mang tính truyền thống, như phương pháp huấn luyện theo mô hình hoặc sử dụng các khí tài huấn luyện chuyên sâu. Điều này không những tăng cường hiệu quả của công tác huấn luyện mà còn thúc đẩy quá trình huấn luyện, nâng cao hiệu suất huấn luyện. Ví dụ như sử dụng máy đo sức mạnh huấn luyện của 70 loại khác nhau. Khi huấn luyện, có thể căn cứ vào đặc điểm dùng lực của môn bóng đá và tình hình cụ thể của VĐV chuyển vào trong diện não khống chế quá trình huấn luyện. Mỗi lần kết quả huấn luyện đều có thể tự động tồn nhập vào diện não nhằm giúp cho huấn luyện viên biết được tình hình công tác huấn luyện và phân tích đối chiếu. 1.2.2.3. Tăng cường công tác huấn luyện từ nhiều hướng, vận dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện tiên tiến. Thể dục thể thao là cánh cửa của nền khoa học hiện đại, công tác huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá cũng giống như các môn khoa học khác, đối với việc mở mang kiến thức khoa học mới có tính nhạy cảm rất cao. Nó có sự cảm nhận, mật thiết của sự phát triển mới không giống nhau về khoa học về các tầng, về thành quả mới, về bước nhảy vọt….mà nó phát triển nhanh theo nhiều hướng, vận dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện thể lực, làm sao mới nhất, nhanh nhất, đạt được thành tích tốt nhất. Ví dụ: Có thể sử dụng kỹ thuật vi điện tử làm cho công tác huấn luyện được chính xác hơn, kịp thời thu được tín hiệu phản hồi đảm bảo cho quá trình huấn luyện được tiến hành ổn định. Ví dụ: Đội bóng đá Đinamô Mátxcova của Liên Xô trước kia, có đề ra ba nguyên tắc chỉ đạo trong công tác huấn luyện là: Tính hệ thống, tính ổn định và tính thông tin. Vận dụng phương pháp khoa học của hệ thống công trình, lập lên một mô hình huấn luyện thể lực là định hướng hóa, tuần tự hóa, ổn định hóa và mô hình đối chiếu. Vận dụng nguyên lý tin học trong việc huấn luyện cho VĐV có mục đích, có định hướng tới đích, làm cho trình độ huấn luyện thể lực của VĐV đạt đến mức cao nhất. Chỉ trong vòng hai năm đoạt Cúp bóng đá Châu Âu và 7 năm sau đó liên tiếp là đội vô địch toàn Liên Xô (cũ). Ngoài ra vận dụng thành tựu nghiên cứu khoa học về sinh cơ học để cải tiến công tác huấn luyện tố chất thân thể, vận dụng kiến thức mô phỏng nhằm làm phong phú thêm phương hướng huấn luyện thể lực, vận dụng kỹ thuật đo lường bằng điện tử không gian đối với công tác huấn luyện thể lực có thể khống chế có hiệu quả. Vận dụng thành tựu nghiên cứu vi tuần hoàn để tiến hành đánh giá bình luận về tình hình huấn luyện thể lực…. Tất cả những vận dụng thành tựu khoa học nêu trên đối với công tác huấn luyện thể lực có một tác dụng rất lớn. 1.2.2.4. Quá độ từ huấn luyện đơn lẻ sang huấn luyện tổng hợp. Ngày nay việc huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá ưu tú là dựa trên cơ sở đo đạc các loại tố chất thân thể rồi quá độ lên huấn luyện toàn diện các tố chất có liên quan. Một vấn đề quan trọng cần đề cập là công tác và cả nội dung huấn luyện từng chu kỳ hay từng giai đoạn đều được tiến hành một cách đơn độc là chính. Sự phát triển theo xu thế hiện nay (trước mắt) là bằng sự huấn luyện đồng bộ, tổng hợp chia thành nhiều chu kỳ tất cả những nhân tố nêu trên. Đặc biệt trong công tác huấn luyện, cần sử dụng nhiều các bài tập mang tính đối kháng cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp việc sử dụng quản bóng. Tỷ lệ huấn luyện thể lực đơn thuần không kết hợp với bóng từ chỗ lớn giảm bé lại. Có nhu vậy mới làm cho công tác huấn luyện thể lực càng phù hợp với yêu cầu chung của tình hình phát triển của nền bóng đá hiện đại. 1.2.2.5. Cần coi trọng phần hồi phục sau huấn luyện. Theo đà tăng trưởng về khối lượng huấn luyện và khả năng chịu đựng của VĐV trong các cuộc thi đấu của nền bóng đá hiện đại, đặc biệt là trong điều kiện chịu đựng khối lượng lớn nhất, thì việc vận dụng các biện pháp về y học và phục hồi về mặt tâm lý đã trở thành một khâu quan trọng trong quá trình huấn luyện bóng đá nói chung và huấn luyện thể lực nói riêng. Điều này không những đề phòng được việc tập luyện quá sức, phòng ngừa được các chấn thương mà còn nâng cao năng lực, khả năng chịu đựng của VĐV từ 510%. 1.3. Vai trò tố chất sức mạnh tốc độ trong môn bóng đá. 1.3.1. Các khái niệm cơ bản 1.3.1.1. Khái niệm về tố chất thể lực Thể thao thành tích cao thể hiện sự khát vọng vươn lên khả năng cao nhất của con người. Vì vậy, tiền năng của con người đã và đang được khai thác triệt để, nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất trong cuộc thi đấu. Các hiểu biết về đạo đức, ý chí, kỹ thuật chiến đấu về thể lực của VĐV là những yếu tố quyết định đến thành tích thể thao. Trong đó khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lực chung và chuyên môn giữ vai trò nền tảng. Huấn luyện thể lực phải căn cứ vào yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả hoạt động của con người. Theo quan điểm của tác giả PGS.TS Nguyễn Toán và TS. Phạm Danh Tốn. Tố chất thể lực là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo. Theo quan điểm của tác giả PGS.TS Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên, tố chất thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực và có 4 tố chất vận động chủ yếu: Sức nhanh, sức mạnh, sức bến và khéo léo. Vì vậy, huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là vấn đề được quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các chuyên gia, các huấn luyện viên. 1.3.1.2. Khái niệm về huấn luyện thể lực. Huấn luyện thể lực là tiền đề nâng cao thành tích thể thao. Song, về bản chất, mức độ phát triển các tố cahats thể lực phụ thuộc vào các trạng thái chức năng cấu tạo của nhiều cơ quan về hệ thống cơ thể. Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động cơ bắp. Mặt khác huấn luyện thể lực cho VĐV là một quá trình giáo dục chuyên môn, chủ yếu bằng hệ thống các bài tập nhằm hoàn thiện các năng lực thể chất, đảm bảo cho VĐV đạt thành tích cao nhất trong huấn luyện thi đấu. Quá trình huấn luyện thể lực phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng, lứa tuổi của VĐV và đặc thù môn thể thao, mà sử dụng các biện pháp, phương tiện phù hợp. Có như vậy huấn luyện thể lực mới đạt hiệu quả cao. Huấn luyện thể lực là một quá trình tác động liên tục, thường xuyên và theo kế hoạch lên cơ thể VĐV, quá trình này tác động sâu sắc tới hệ thần kinh, hệ tim mạch, cơ bắp cũng như đối với các cơ quan nội tạng của con người. Tất nhiên muốn có thành tích xuất sắc trong một môn thể thao nào trước tiên cần phải có tố chất thể lực phát triển phù hợp với yêu cầu môn thể thao đó. Song các mặt khác không được coi nhẹ như: Kỹ chiến thuật, tâm lý, ý chí… Tố chất thể lực thông thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo. Nhưng trong thực hiễn huấn luyện, các tố chất thể lực trên thường không biểu thị riêng lẻ, mà chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Ví dụ: Kỹ thuật bật nhảy, đánh đầu: Đây là kỹ thuật biểu thị sức mạnh tốc độ như nó lại chữa cả khả nwang phối hợp động tác, phản xạ và khả năng xử lý thông tin của thần kinh. Thực tế huấn luyện hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực cho VĐV. Song có tác giả cho rằng “quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là việc hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan của cơ thể, nâng cao khả năng chức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền. mềm dẻo, khéo léo). Như đã trình bày ở trên quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV bao gồm: Huấn luyện thể lực chung và quá trình phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khả năng chức phận khác nhau không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào và nó tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn. Huấn luyện thể lực chuyên môn: Là quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể thao chuyên sâu, có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó của vận động viên, huấn luyện thể lực chuyên môn hướng đến củng cố và nâng cao khả năng làm việc của cơ quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợp với đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn. Huấn luyện thể lực chuyên môn cần thiết phải chia làm 2 phần: + Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở: Được hình thành và phát triển trên nền tảng chung thể lực chung. Sức bền chuyên môn của VĐV sẽ cao hơn trên cơ sở nâng cao sức bền chung cho VĐV. Như vậy có thể nói riêng: Huấn luyện thể lực chung là nền tảng, còn việc lựa chọn biện pháp thích hợp lại mang những đặc trưng của môn thể thao, là tiền đề của hình thành các tố chất thể lực chuyên môn sau này. Việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thao không chu kỳ tương đối khó khăn. Ở đây có 2 cách lựa chọn: Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưng của môn thể thao lựa chọn. Sự lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của chính môn thể thao đó. Nếu lựa chọn và thực hiện không đúng những bài tập hình thành và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến sai lần chuyên môn trong các cơ quan chức phận, điều này làm ảnh hưởng đến việc phát triển thành tích thể thao của VĐV. Chính vì vậy các bài tập được lựa chọn làm phương tiện giáo dục tố chất thể lực chuyên nôn cơ sở còn phải được thực hiện với cường độ cao. Mặt khác, khối lượng thực hiện các bài tập để giáo dục tố chất thể lực chuyên môn cơ sở phải tính toán tới việc sử dụng khối lượng và cường độ bài tập mang những nét đặc trưng của môn thể thao tương ứng phù hợp. + Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản: Mục đích chính là việc nâng cao đến mức cần thiết sự phát triển của các tố chất vận động và khả năng chức phận của các cơ quan nội tạng, trước những đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn. Sự phát triển các tố chất vận động chuyên môn cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập đặc thù của môn thể thao. Các bài tập đó được thực hiện trong những điều kiện giảm nhẹ hoặc tăng cường thêm độ khó. Nguyên tắc chung trong lựa chọn các bài tập nhằm giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn cơ bản là cac bài tập phải được thực hiện với cường độ tương đương với thi đấu. Quá trình huấn luyện của VĐV kéo dài, thông thường từ một đến nhiều tháng, nghĩa là nó diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị và trong suốt thời kỳ thi đấu của mỗi chu kỳ huấn luyện. Giáo dục mỗi tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy định riêng với những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng. Có thể nói: Thành tích thi đấu của VĐV bóng đá phụ thuộc rất nhiều vào thể lực chuyên môn đặc biệt là sức mạnh tốc độ. Chính vì vậy, sự hình thành và phát triển một cách đầu đủ các tố chất thể lực chuyên môn đặc biệt là sức mạnh tố độ là điều hết sức cần thiết. Có quan điểm cho rằng: Huấn luyện thể lực chuyên môn phải gắn liền với các hoạt động kỹ thuật. Điều này là đúng như chưa đủ, bởi việc giáo dục phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao trong đó có VĐV bóng đá, phải là một quá trình huấn luyện toàn diện với các phương pháp đa dạng và nhiều phương tiện khác nhau, có tính đến đặc thù của môn thể thao và có sự kết hợp đầy đủ các yếu tố kỹ chiến thuật của nó. Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lý luận về phương pháp huấn luyện thể thao trong nước. GS.Lê Văn Lẫm, PGS.TS. Nguyễn Toán và TS.Phạm Danh Tốn, chúng tôi thấy các nhà khoa học đều cho rằng: Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả nưng chức phận của hệ thống cơ quan thông qua lượng vận động thể lực (bài tập thể chất) và như vậy, đồng thời đã tác động đến quá trình phát triển của các tố chất vận động. Đây có thể coi là quan điểm cho xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận động. Dưới góc độ Y sinh, GS.TS Lưu Quang Hiệp, PGS Trịnh Hùng Thanh cho rằng: Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện thể thao là những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu chúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể vận động viên dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay thấp. Dưới góc độ tâm lý, PGS.TS. Phạm Ngọc Viễn, PGS.TS. Lê Văn Xem cho rằng quá trình chuẩn bị thể lực và chuyên môn cho VĐV là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật, là sự phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV. Tổng hợp các ý kiến chứng tỏ: Quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn của VĐV là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật, là sự phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV. Tổng hợp các ý kiến trên chứng tỏ: Quá trình chuẩn bị về thể lực chuyên môn của VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) lên VĐV nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động mà biểu hiện là hoàn thiện các năng lực thể chất (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với năng lực VĐV, phù hợp với thực tiễn huấn luyện, người ta còn chia ra một số tố chất thể lực có tính chất hỗn hợp: Sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, sức mạnh bền. Trong đó sức mạnh tốc độ mà chúng tôi nghiên cứu là một trong các bài tố chất như thế. 1.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ. 1.4.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ. + Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục trọng tài bên ngoài trong thời gian ngắn nhất bằng sự căng cơ. + Sức mạnh tốc độ mà cơ phát ra phụ thuộc vào: Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ. Chế độ co của đơn vị vận động (sợi cơ) đó. Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co. Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa. Lực đó, được gọi là sức mạnh tối đa, nó thường đạt được trong co cơ linh. Sức mạnh tối đa của một cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và tiết diện ngang (độ dầy) của các sợi cơ. Chúng cũng là các yếu tố quyết định độ dày của cơ, hay nói một cách khác, là tiết diên ngang của toàn bộ cơ. Sức mạnh tối đa trên tiết diện ngang của cơ được gọi là sức mạnh tương đối của cơ. Bình thường sức mạnh đó bằng 0.51kgcm2. Trong thực tế sức mạnh cơ của con người được đo khi co cơ tích cực, nghĩa là co cơ với sự tham gia của ý thức. Vì vậy, sức mạnh mà chúng ta xem xét thực tế chỉ là sức mạnh tối đa, nó khác với sức mạnh tối đa sinh lý của cơ mà ta cũng có thể ghi được bằng kích thích điện lên cơ. Sự khác biệt giữa các sức mạnh tối đa sinh lý và sức mạnh tích cực tối đa được gọi là thiếu hụt sức mạnh. Nó là đại lượng biểu thị tiềm năng về sức mạnh của cơ. Ở những người có tập luyện, thiếu hụt sức mạnh giảm đi. Sức mạnh tích cực tối đa (trong giáo dục thể chất thường gọi là sức mạnh tuyệt đối) của cơ chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố chính là: Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi: Nhóm này gồm có: a. Điều kiện cơ học của sự co cơ, như cánh tay đòn của lực co cơ, góc tác động của lực co cơ với điểm bám trên xương; b. Chiều dài ban đầu của cơ; c. Độ dầy (tiết diện ngang) của cơ; d. Đặc điểm cấu tạo (cơ cấu) của các loại sợi cơ chứa trong cơ. Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp giữa các sợi cơ và cơ. Điều kiện cơ học của sự co cơ và chiều dài ban đầu của cơ trước khi co đã được trình bày ở các chương trên. Đó là các yếu tố kỹ năng của hoạt động sức mạnh. Hoàn thiện kỹ thuật động tác chính là tạo ra điều kiện cơ học và chiều dài ban đầu tối ưu cho sự co cơ. Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang (độ dày), nên khi tiết diện ngang của cơ do tập luyện thể lực được gọi là phì đại cơ. Sợi cơ là một tế bào đặc biệt rất cao. Vì vậy sợi cơ có thể phân chia để tạo ra tế bào mới. Sự phì đại cơ xảy ra chủ yếu là do các sợi cơ có sẵn dầy lên (tăng thể tích). Khi sợi cơ đã dầy lên đến một mức độ nhất định, theo một số tác giả, chúng có thể tác dọc ra để tạo thành những sợi con có cùng một đầu gần chung với sợi cơ mẹ. Sự tách sợi cơ đó có thể gặp khi tập luyện sức mạnh nặng và lâu dài. Sự phì đại cơ xảy ra do số lượng và khối lượng các tơ cơ, tức là bộ máy co bóp của sợi cơ, đều tăng lên. Mật độ các tơ cơ trong sợi cơ vì vậy tăng lên đáng kể. Quá trình tổng hợp đạm trong sợi cơ tăng lên, trong khi sự phân hủy chúng lại giảm đi. Hàm lượng ẢN và AND trong cơ phì đại tăng cao hơn so với cơ bình thường. Hàm lượng creatin cao trong cơ khi hoạt động có khả năng kích thích sự tổng hợp actin và myozin và như vậy thúc đẩy sự phì đại cơ. Sự phì đại cơ còn chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục namandrogen sinh ra ở tuyến sinh dục nam và vỏ thượng thận. Sự phì đại cơ nêu trên được gọi là phì đại tơ cơ, khác với một loại phì đại cơ khác là phì đại cơ tương. Phì đại cơ tương là một loại phì đại cơ chủ yếu do tăng thể tích cơ tương, tức là bộ phận không co bóp của sợi cơ. Sự phì đại này phát sinh do hàm lượng các chất dự trữ năng lượng trong sợi cơ như glycogen, CP, myoglobin tăng lên, số lượng mao mạch tăng lên cũng làm phì glycogen, CP, myoglobin tăng lên, số lượng mao mạch tăng lên cũng làm phì đại cơ kiểu này. Phì đại cơ tương là phì đại cơ thường gặp trong tập luyện sức bền, nó ít ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ. Đặc điểm cấu tạo các loại sowijcow chưa trong cơ là tỷ lệ các loại sợi chậm (nhóm I) và nhóm nhanh (nhóm II – A và II B) chưa trong cơ. Các sợi nhanh, nhất là sợi nhóm IIB, như đã trình bày các phần trên có khả năng phát lực lớn hơn các sợi chậm. Vì vậy cơ có tỷ lệ các sợi nhanh càng cao thì có sức mạnh càng lớn. Tập luyện sức mạnh, cũng như các hình thức tập luyện khác, không làm thay đổi được tỷ lệ các loại sợi trong cơ. Tuy nhiên, tập khác, không làm thay đổi được tỷ lệ các loại sợi trong cơ. Tuy nhiên, tập luyện sức mạnh, có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ nhanh gluco phân nhóm IIB, giảm tỷ lệ sợi cơ nhanh oxy hóa nhóm IIA và làm tăng sự phì đại của các sợi cơ nhanh. Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp hoạt động giữa các cơ trước tiên là khả năng chức năng của noron thần kinh vận động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao. Như đã biết, sức mạnh tối đa phụ thuộc vào số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động. Vì vậy phát lực lớn, hệ thần kinh cần phải gây hưng phấn ở rất nhiều noron vận động. Sự hưng phấn đó phải không quá lan rộng để không gây hưng phấn các cơ đối kháng, tức là phải tạo ra sự phối hợp tương ứng giữa các nhóm cơ, tạo điều kiện cho các cơ chủ yếu phát huy hết sức mạnh. Trong quá trình tập luyện sức mạnh, các yếu tố thần kinh trung ương được hoàn chỉnh dần, nhất là khả năng điều khiển sự phối hợp giữa các nhóm cơ của thần kinh trung ương. Các yếu tố này làm tăng cường sức mạnh tốc độ chủ động tối đa đáng kể. Trên cơ sở các yếu tố nêu trên, cơ sở sinh lý của phát triển sức mạnh tốc độ là tăng cường số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt là các đơn vị vận động nhanh, chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn. Để đạt được điều đó, trọng tải phải lớn để gây được hưng phấn mạnh đối với các đơn vị vận động nhanh có ngưỡng hưng phấn thấp. Trọng tải đó phải không nhỏ hơn 70% sức mạnh tích cực tối đa. Bảng 1.1. Phương pháp huấn luyện có sức mạnh của Pilo Phương thức Co duỗi hướng tâm tốc độ nhanh Phương pháp huấn luyện kiểu tháp nhọn Hình thức làm việc của cơ Co duỗi hướng tâm Co duỗi hướng tâm Sức mạnh phát huy Dùng sức bột phát Dùng sức bột phát Cường độ sử dụng % 3050 80, 85, 90, 95, 100, 95, 85 Số lần lặp lại 7 7, 5, 3, 2, 1 3, 7 Số tổ lặp lại 5 1, 2, 3, 4,5 ,6 ,7 Thời gian nghỉ giữa 35’ 35’ Bảng 1.2. Phương pháp huấn luyện phản ứng của Pilo Phương thức Nhảy liên tục một chân hoặc hai chân Bài tập nhảy Ngồi sâu Hình thức làm việc Cơ duỗi hướng tâm và ly tâm Cơ duỗi hướng tâm và ly tâm Cơ duỗi hướng tâm và ly tâm Sức mạnh phát huy Dùng sức bột phát Dùng sức bột phát Dùng sức bột phát Cường độ sử dụng % Không thêm trọng lượng phụ Không thêm trọng lượng phụ Không thêm trọng lượng phụ Số lần lặp lại 30 10 20 Số tổ lặp lại 3 3 35 Thời gian nghỉ giữa 5’ 5’ 10’ Sắp xếp và điều chỉnh cường độ và lượng vận động bài tập trong huấn luyện sức mạnh tốc độ. Xếp và điều chỉnh cường độ tập luyện. Cường độ vận động trong huấn luyện sức mạnh tốc độ, biên độ biến đổi rất lớn. Cường độ trọng lượng cơ thể đạt tới trên 75% trọng lượng tối đa mà VĐV có thể khắc phục được. Cấu trúc, động tác và trạng thái làm việc của cơ tương tự như động tác thi đấu và không có sự khác biệt rõ rệt với cường độ thi đấu. Xếp sắp và điều chỉnh khối lượng huấn luyện. Số lần lặp lại và số tổ tập luyện không được quá nhiều lấy việc tốc độ động tác tập luyện không giảm xuống thấp làm nguyên tắc, đồng thời số lượng luyện tập cần quan hệ chặt chẽ với trọng lượng sử dụng. Nếu trọng lượng lớn nồng độ sẽ lộn thì số lần lặp lại phải nhỏ, ngược lại phải nhiều hơn. Mỗi tổ tập luyện nói chung nên lặp lại 15 lần. Thời gian duy trì mỗi buổi tập không nên quá dài bởi vì loại bài tập sức mạnh có yêu cầu với tốc độ động tác và hưng phấn cao của hệ thần kinh trung ương. Do vậy, thời gian mỗi buổi tập chỉ nên kéo dài khoảng 1520’. Thời gian nghỉ giữa nói chung chung khoảng từ 13 phút. Tóm lại, trong huấn luyện sức mạnh tốc độ nói chung và huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV bóng đá nói riêng xu hướng chủ yếu hiện nay là: Sử dụng các bài tập có trọng lượng phụ với trọng lượng 4070% trọng lượng tối đa, số lần lặp lại ít, thời gian nghỉ giữa dài nhưng yêu cầu cường độ nhanh. Không sử dụng trọng lượng phụ như các bài tập tay không, bật nhảy, nằm sấp chống đẩy…với tốc độ nhanh. Đa dạng hóa các phương pháp huấn luyện sức mạnh, đồng thời chú trọng điều chỉnh lượng vận động hợp lý. Đó chính là những cơ sở để định hướng cho chúng tôi lựa chọn bài tập. 1.4.2. Huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1618. Quan điểm về sức mạnh tốc độ. Trong thực tế TDTT có nhiều quan điểm về tố chất sức mạnh tốc độ, nhưng hầu như các quan điểm đều cho rằng: Sức mạnh tốc độ của con người là khả năng khắc phục lực cản b

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN ĐỨC DU

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC

ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ LỨA TUỔI 16-18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA

Trang 2

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Du

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11

1.1 Đặc điểm của môn bóng đá 11

1.1.1.Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao 11

1.1.2 Đội bóng đá là môn thể thao có tính chiến đấu cao 12

1.1.3 Bóng đá là môn thể thao phức tạp 12

1.2 Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá 13

1.2.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung huấn luyện thể lực 13

1.2.1.1 Ý nghĩa của huấn luyện thể lực 13

1.2.1.2 Nội dung và nhiệm vụ của huấn luyện thể lực 14

1.2.2 Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá 16

1.2.2.1 Phương pháp huấn luyện có hệ thống 17

1.2.2.2 Nỗ lực nâng cao hiệu suất huấn luyện 18

1.2.2.3 Tăng cường công tác huấn luyện từ nhiều hướng, vận dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện tiên tiến 18

1.2.2.4 Quá độ từ huấn luyện đơn lẻ sang huấn luyện tổng hợp 19

1.2.2.5 Cần coi trọng phần hồi phục sau huấn luyện 20

1.3 Vai trò tố chất sức mạnh tốc độ trong môn bóng đá 20

1.3.1 Các khái niệm cơ bản 20

1.3.1.1 Khái niệm về tố chất thể lực 20

1.3.1.2 Khái niệm về huấn luyện thể lực 21

1.4 Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ 25

1.4.1 Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ 25

1.4.2 Huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 30

1.5 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16-18 31

1.5.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 16-18 31

1.5.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 16-18 32

Trang 4

2.1 Phương pháp nghiên cứu 35

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan 35

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 35

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm 36

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 36

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 37

2.1.6 Phương pháp toán học thống kê 38

2.2 Tổ chức nghiên cứu 39

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 39

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu 39

2.2.3 Địa điểm nghiên cứu 39

CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 40

3.1 Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 40

3.1.1 Thực trạng quan điểm và kế hoạch huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 40

3.1.2 Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho huấn luyện của Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 43

3.1.3 Thực trạng việc sử dụng các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 44

3.1.4 Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 45

3.1.4.1 Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 45

3.1.4.2 Xác định tính thông báo các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 50

3.1.4.3 Xác định độ tin cậy của hệ thống các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 51

Trang 5

3.1.5 Đánh giá thực trạng về sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi

16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 53

3.2 Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 55

3.2.1 Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa 55

3.2.1.1 Xác định các nguyên tắc lựa chọn và xây dựng bài tập 55

3.2.1.2 Kết quả lựa chọn các bài tập 55

3.2.2 Xây dựng kế hoạch huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm 63

3.2.2.1 Xác định nội dung huấn luyện sức mạnh tốc độ 63

3.2.2.2 Xây dựng kế hoạch huấn luyện thực nghiệm 65

3.2.3 Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

1 Kết luận 73

2 Kiến nghị 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 81

Trang 6

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua nhất là những năm 1991 trở lại đây, một số mônthể thao Việt Nam đã đạt được thành tích cao trong các cuộc tranh tài chính thứctại khu vực Đông Nam Á, Châu Á và Thế giới Thành tích khiêm tốn đó bướcđầu đã được toàn xã hội thừa nhận, đánh giá cao, nhiệt tình ủng hộ, tự hào và hyvọng vào tương lai thể thao Việt Nam Thảnh công đó do nhiều nguyên nhân ,nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là: Chương trình mục tiêu củangành TDTT năm 1993 của Tổng cục TDTT và tiếp tục là: “Chương trình thểthao Quốc gia” của ủy ban TDTT nay là Tổng cục TDTT Để phát huy hơn nữavai trò của TDTT, căn cứ vào tình hình phát triển chung của đất nước và phongtrào TDTT hiện nay, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 36/TC-TW đểchỉ đạo vai trò công tác TDTT trong giai đoạn mới, một trong các mục tiêu đề ralà: “Kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, giáo viênTDTT, huấn luyện viên TDTT….tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ nềnTDTT Việt Nam vào đầ u thế kỷ 21”

Một trong những môn thể thao được mọi người ưu chuộng là bóng đá.Không ai có thể phủ nhận rằng bóng đá là môn thể thao hấp dẫn nhất trên thếgiới Tập luyện bóng đá không những mang lại cho chúng ta sức khỏe, một cơthẻ cường tráng mà còn giúp ta rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm, tính kỷ luật,sáng tạo tinh thần đồng đội….những phẩm chất của con người mới xã hội chủnghĩa

Huấn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng của công tác huấn luyệnbóng đá Trước đây vấn đề thể lực của bóng đá được coi là đặc điểm xã hội và

do đó mang tính chất đặc trưng của các nước khác nhau Những năm 60 của thế

kỷ này chỉ có một số nước như Anh, Tây Đắc, Scotlen chú trọng tới thể lực,nhiều người gọi là nền bóng đá sức mạnh Nhưng ngày nay đặc biệt là từ saugiải vô địch thế giới năm 1974 tất cả các nước có đội bóng mạnh đều chú trọngđến việc phát triển thể lực Lấy việc phát triển thể lực là một trong những mụctiêu nhất của công tác huấn luyện

Trang 7

Ngày nay bóng đá hiện đạu càng đồi hỏi cầu thủ phải có thể lực thật tốt,dẻo dai Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu tập luyện và thi đấu Thật vậymột cầu thủ có thể lực tốt biết phát huy khả năng đó trong khi có và không cóbóng người đó thực hiện được ý đồ chiến thuật một cách không mệt mỏi, luônđứng vững trước đối phương Hơn nữa có thể lực tốt, cầu thủ sẽ làm chủ đượctinh thần trong những giây phút căng thẳng, đảm bảo hiệu suất thi đấu từ đầuđến cuối trận đấu Vì vậy, thể lực là một phần không thể tách rời cầu thủ bóng

đá Không có thể lực thì cầu thủ không thực hiện tốt được các kỹ thuật và khôngứng dụng được các bài tập chiến thuật trong thi đấu

Lobanovski – huấn luyện viên nổi tiếng của Liên xô (cũ) và câu lạc bộDinamo Kiep (Ucraina) đã từng khẳng định: Tốc độ và thể lực mạnh, hơn baogiờ hết là khái niệm chủ yếu của bóng đá hiện đại Những cuộc đấu tay đôi trênsân cỏ ngày càng nhiều, bóng đá trở thành môn thể thao tiếp xúc Cầu thủ buộcphải rút ngắn tối đa thời gian suy nghĩ trong tất cả các hành động và cử chỉ củamình bởi vì đối thủ đặt ra cho anh những vấn đề cần xử lý ngay…”, nhận địnhnày đã được thực tế chứng minh Ngày nay đa số các đội bóng mạnh đều sửdụng lối đá “Pressing (có nghĩa là sức ép, áp lực) các nhà chuyên môn khi nóiđến Pressing là nói đến lối chơi luôn tạo sức ép lên đối phương, luôn gây áp lựccho đối phương, đẩy đối phương vào thế bị động Lối chơi này đòi hỏi các cầuthủ phải có sự phát triển tối ưu về thể lực, tốc độ và sự đa năng Mỗi đội bóng cócàng nhiều các cầu thủ đáp được yêu cầu trên thì hiệu suất thi đấu càng cao.Tiêu biểu cho lối chơi này là các đội bóng mạnh như Hà Lan, Anh, Pháp,Braxin, Achentina…

Tố chất sức mạnh là cơ sở cho vận động viên nắm vững kỹ năng vậnđộng, nâng cao thành tích vận động của vận động viên Các trận thi đấu bóng đáhiện nay mang tính quyết liệt, diễn ra với tốc độ nhanh yêu cầu mỗi vận độngviên trên sân phải liên tục thực hiện những động tác: Chạy, nhảy, dừng, xuấtphát nhanh,… khắc phục quán tính và lực cản Ngoài ra còn đòi hỏi cầu thủ phảihoàn thành các động tác kỹ thuật một cách nhanh chóng, chính xác như kỹ thuật

Trang 8

đá bóng, giữ bóng, dẫn bóng, sút cầu môn trong điều kiện có đối phương tranhcướp, cản phá Chính vì vậy tố chất sức mạnh tốc độ đã trở thành một trongnhững thước đo trình độ huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá.

Trường cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa là một trung tâm đào tạoVĐV đã có nhiệu vụ đào tạo các em VĐV có năng khiếu trở thành những VĐVchuyên nghiệp Trong các chuyên ngành đào tạo của trung tâm, thì bóng đá làmột trong những môn thể thao cơ bản và quan trọng Quan thực tiễn huấn luyện,chúng tôi nhận thấy thể lực chuyên môn của các em VĐV còn yếu, nhất là sứcmạnh tốc độ được thể hiện qua những động tác chạy (tốc độ, nước rút), dẫnbóng, đá bóng, tranh cướp bóng…trong các buổi thi đấu giao hữu với các độibóng khác trong thành phố và các giải đấu giành cho lứa tuổi thiếu niên như giảiCúp Pepsi hay Hội khỏe phù đổng toàn quốc….Trong quá trình huấn luyện,chúng tôi tiến hành nhiều phương pháp, bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độcho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng thể dục thể thao ThanhHóa Song các bài tập chúng tôi tiến hành chưa đồng bộ, chưa khoa học và chưađược kiểm nghiệm đánh giá cao cho nên hiệu quả đạt được chưa cao

Ở Việt Nam, vấn đề này thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiềunhà khoa học, giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Với các công trình nghiên cứu nhằm đánh giá trình độ tập luyện, trình độthể lực và năng lực cho VĐV bóng đá các giai đoạn huấn luyện khác nhau như:Nguyễn Triệt Tình (1997), Võ Đức Phùng, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn,Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999), Trần Quốc Tuấn, Nguyễn MinhNgọc (2002), Phạm Ngọc viễn, Phạm Quang, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn MinhNgọc (2004), Phạm Xuân Thành (2007)…Kết quả nghiên cứu của các tác giả đãxác định được hệ thống các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn đánh giá trình độ huấnluyện, trình độ thể lực cũng như xây dựng được chương trình huấn luyện với hệthống các phương tiện huấn luyện VĐV bóng đá trẻ ở Việt Nam theo từng lứatuổi riêng biệt

Trang 9

Xuất phát từ những vấn đề nâu trên, nhằm mục đích phát triển sức mạnhtốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng thể dục thể thaoThanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng tập luyện môn bóng đá cho VĐVbóng đá nam lứa tuổi 16-18 tỉnh Thanh Hóa, từng bước nâng cao hiệu quả công

tác huấn luyện tại nhà trường chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa”.

* Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn, cơ sở vậtchất và việc sử dụng hệ thống các bài tập phát triển tố chất sức mạnh tốc độ củanam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa, đề tài tiếnhành lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ và đánh giá hiệuquả của các bài tập đó

* Mục tiêu nghiên cứu.

Để đạt được mục đích nghiên cứu nên trên đề tài xác định giải quyết cácmục tiêu nghiên cứu sau:

Trang 10

- Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm phát triểnsức mạnh tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường CĐ TDTTThanh Hóa.

- Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh – tốc độ cho nam VĐV bóng

đá lứa tuổi 16-18 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa

- Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh – tốc độcho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa

Trang 11

1.1.1.Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao.

Cuộc thi đấu bóng đá gồm 2 tập thể đông người, tiến hành trên một sânrộng nên nếu chỉ dựa vào vai trò của từng cá nhân cầu thủ thì không thể nàogiành được phần thắng Không có bất kỳ cầu thủ ưu tú nào có thể vượt quakhoảng không gian rộng như thế, vượt qua cả một tập thể đối phương gồm 11người để ghi bàn thắng và có đủ sức phòng thủ trước sức tấn công của toàn độiđối phương Điều đó có nghĩa là sức mạnh của một đội bóng trước hết là ở tínhtập thể của đội đó Tập thể đội bóng đá lớn (so với đội bóng rổ, bóng chuyền,chỉ có 5-6 người) nên trình độ hiệp đồng phải cao, phải biết phát huy chỗ mạnh,khắc phục chỗ yếu của đội

Với trình độ kỹ thuật, chiến thuật phát triển như ngày nay, tính tập thểtrong thi đấu lại càng cao Khi bị đối phương tấn công, hầu như toàn đội rút vềphòng ngự: Khi tấn công toàn đội hầu như phải dâng lên (phải có tới 7,8 cầuthủ) nhằm tăng cường sức uy hiếp về số lượng, tận dụng những đường bóngchuyền kín, chính xác và bất ngờ giữa các cầu thủ để phòng ngự sơ hở, có cơ hộidứt điểm

Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật có nghĩa là nâng caotrình độ hiệp đồng tổ chức tấn công và phòng ngự, nâng cao tính tập thể của đội

Trang 12

bóng và ở một đội bóng mà tính tập thể được đảm bảo bởi trình độ kỹ chiếnthuật điêu luyện thì có một uy lực rất lớn.

1.1.2 Đội bóng đá là môn thể thao có tính chiến đấu cao.

Trong thi đấu bóng đá cầu thủ hai đội được quyền tràn lấn sang sân nhau(khác với bóng chuyền, bóng bàn, quần vợt) để tranh giành bóng một cách hợp

lệ, nên sự đối kháng mang tính trực tiếp Các cầu thủ của hai đội đều phải quyếttâm, giành giật phần thắng trong từng trường hợp, tạo ra từng cơ hội thuận lợinhỏ nhất cho đội mình Bên cạnh ý chí quyết tâm của toàn đội giành phầnthắng, từng cầu thủ cũng có cuộc chiến đấu riêng với cầu thủ đối phương Bêncạnh hình ảnh toàn cục là cuộc đấu của hai tập thể 11 người thì riêng lẻ cónhững cuộc tranh chấp tay đôi, giữa hậu vệ đội này với tiền đạo đội kia, tiền vệđội này với tiền vệ đội kia….Nhìn chung, khi có bóng thì đội tấn công thườngtìm cách kèm chặt các cầu thủ đối phương, nhất là cầu thủ có bóng và những cầuthủ ở vị trí nguy hiểm Suốt 90 phút của trận đấu, cuộc chiến đấu gay go của 2đội và từng nhóm cầu thủ diễn ra liên tục và chỉ dừng lại khi tiếng còi kết thúctrận đấu của trọng tài nổi lên

Đương nhiên, chúng ta không nên hiểu tính chiến đấu cao, tính đối khángcao có nghĩa là các cầu thủ ra sức xo đẩy nhau, gây gổ nhau theo nghĩa xấu mà

là sự thi đua giành giật về tài nghệ kỹ thuật, chiến thuật, tinh thần ý chí, va chạmhợp lệ để giành phần thắng Điều này phát huy tính dũng cảm lên cao độ

1.1.3 Bóng đá là môn thể thao phức tạp.

Bóng đá là môn thể thao duy nhất mà các cầu thủ trên sân không đượcdùng tay mà chủ yếu là dùng chân để khiêng bóng Từ đó, đôi chân không chỉgiữ chức năng di chuyển cơ thể như các môn thể thao khác mà còn nhận mộtnhiệm vụ quan trọng, phức tạp là thực hiện các động tác điều khiển bóng Đôichân đã thực hiện các kỹ thuật giữ bóng, dẫn bóng, động tác giả, đá bóng…vôcùng đa dạng và linh hoạt mà người ta nghĩ rằng ngay đến đôi tay khéo léo mềmdẻo cũng khó có thể làm nổi Tuy vậy, trải qua hàng trăm năm của lịch sử bóng

Trang 13

ngày nay đã có trình độ kỹ thuật rất điêu luyện….Từ những lúc lúng túng,ngượng ngùng của buổi đầu tập bóng tới những kỹ thuật điêu luyện là một chặngđường dài, luyện tập gian khổ, công phu và phức tạp.

Cùng với sự phát triển của chiến thuật, kỹ thuật phức tạp lên nhiều, đòihỏi cầu thủ có trình độ toàn diện hơn Nếu như trước kia, các cầu thủ hậu vệ cònphải biết thuần thục các kỹ thuật tấn công như động tác giả, chuyền bóng, sútbóng vào cầu môn

Mặt khác tính chất phức tạp của môn bóng đá có thể hiện sự đa dạng,phong phú của quá trình phát triển chiến thuật Lịch sử bóng đá gắn liền với sựtiến hóa không ngừng của các hệ thống chiến thuật, cứ mỗi một hệ thống chiếnthuật bị phá vỡ thì hệ thống chiến thuật kế tiếp lại mang nhiều ưu điểm hơn,khoa học hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi ở cầu thủ khả nưng toàn diện hơn

Trong thi đấu, không có hiện tượng nào trùng lặp và không có khuôn mẫunào thích hợp cho mọi trường hợp Tính chất đa dạng và muôn hình muôn vẻ đóđòi hỏi ở từng cầu thủ tính sáng tạo rất lớn Mỗi đợt tấn công hay phòng thủ đều

có những nét riêng của nó mà cầu thủ nhánh chóng tìm ra biện pháp xử lý hayđối phó thích hợp Bởi thế, trong một trận đấu, những tình huống thay đổi khôngngừng đòi hỏi cầu thủ cũng phải linh hoạt, sáng tạo không ngừng để đóng góptốt cho đội

1.2 Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá.

1.2.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung huấn luyện thể lực.

1.2.1.1 Ý nghĩa của huấn luyện thể lực

Huấn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng của công tác huấn luyệnmôn bóng đá Thông qua công tác huấn luyện thể lực có thể tăng cường sứckhỏe cho VĐV, nhằm phát triển một cách toàn diện các tố chất thể lực, nâng caonăng lực hoạt động của cơ thể Huấn luyện thể lực tốt sẽ tạo tiền đề cho việchuấn luyện kỹ thuật và chiến thuật Nó có ý nghĩa rất lớn và đóng vai trò quantrọng thúc đẩy việc nắm vững kỹ thuật, sức chịu đựng cường độ lớn, lượng vận

Trang 14

động lớn, nhằm nâng cao thành tích, đề phòng chấn thương, kéo dài thành tíchthể thao của VĐV.

Theo xu hướng phát triển và toàn diện môn bóng đá bằng phương thứctoàn đội tấn công và toàn đội phòng thủ, chức năng nhiệm vụ của VĐV ngàycàng được mở rộng, tốc độ thi đấu ngày một tăng cao, sự đối kháng càng quyếtliệt, cho nên việc huấn luyện thể lực đối với VĐV bóng đá cũng có yêu cầu ngàucàng cao Hiện nay huấn luyện thể lực không những được giới bóng đá quốc tếđặc biệt coi trọng, mà trong phần lý luận và phương pháp tập luyện cũng được

đề cập đến Nhiều thành tựu nghiên cứ khoa học và kiến thức cũng như sự hiểubiết trên lĩnh vực này cũng được mở rộng và phát triển Trong công tác huấnluyện tính toàn diện, tính hệ thống và tính khoa học cũng được hoàn thiện dầndần Tất cả những điều kiện trên đều có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy pháttriển nhanh trình độ môn bóng đá

1.2.1.2 Nội dung và nhiệm vụ của huấn luyện thể lực

Huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá bao gồm hai phương diện: Huấnluyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn

Huấn luyện thể lực chung là sự huấn luyện thể lực mà người ta sử dụngnhiều dạng bài tập khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu đối với VĐV bóng đánhằm thúc đẩy, tăng cường sức khỏe cho VĐV, nâng cao năng lực hoạt độngcủa hệ thống các cơ quan nội tạng nhằm đạt được mục tiêu là phát triển toàndiện tố chất thể lực và cải thiện hình thái cơ thể cho VĐV

Còn huấn luyện thể lực chuyên môn là sự huấn luyện trong đó vận dụngnhiều bài tập thể lực nhằm nâng cao tố chất thể lực chuyên môn, hoàn thiện việcthực hiện các động tác kỹ thuật và chiến thuật chuyên môn, các bài tập đó phải

có mối quan hệ trực tiếp với thi đấu bóng đá

Trong môn bóng đá nói riêng và các môn thể thao nói chung, mối quan hệgiữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn rất mật thiết.Chúng thúc đẩy lẫn nhau phát triển Thực tế chứng minh điều này, là quy luậtchuyển dịch trực tiếp của tố chất vận động Sự huấn luyện thể lực chung một

Trang 15

cách hoàn hảo sẽ là cơ sở tốt cho việc huấn luyện thể lực chuyên môn, ngượclại, huấn luyện thể lực chuyên môn tốt, ở một trình độ nhất định sẽ thúc đẩytrình độ huấn luyện thể lực chung Nhờ sự huấn luyện toàn diện, tố chất thể lựcđược phát triển một cách toàn diện, đồng thời VĐV nắm vững kỹ năng vận độngvới lượng vận động lớn Việc kích thích sự hưng phấn của các trung khu thầnkinh vận động nhằm thúc đẩy việc nắm vững và hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vậnđộng và có tác dụng hoàn thiện hệ thần kinh thực vật một cách tương ứng.

Mối quan hệ giữa thể lực chung và thể lực chuyên môn một mặt có tácdụng thúc đẩy lẫn nhau phát triển, nhưng có mặt ngược lại là kiềm chế lẫn nhau,hạn chế nhau và gây cản trở nhau, cho nên giữa chúng có những điểm khácnhau, không thể thay thế cho nhau, nếu không nắm các đặc điểm này sẽ làm ảnhhưởng đến sự phát triển của chúng Do đó, các bài tập được sử dụng huấn luyệntốt chất thể lực cho VĐV bóng đá, nhất thiết phải căn cứ vào mối quan hệ giữahuấn luyện viên thể lực chung và huấn luyện viên thể lực chuyên môn mà tiếnhành chọn các bài tập Chỉ khi nào bố chí sắp xếp một cách khoa học, hợp lý vàtiến hành một cách thận trọng, tỉ mỉ mới thu được một trình độ huấn luyện cao

Khi tiến hành các dạng huấn luyện tố chất thể lực, cần phải nghĩ rằng giữachúng với nhau không phát triển một cách cô lập, mà có mối liên hệ ảnh hưởngđến nhau, thúc đẩy lẫn nhau và cả kiềm chế lẫn nhau Bởi vì tất cả các tốt chấtthể lực đề là hình thức biểu hiện ra của hoạt động cơ bắp, mà hoạt động của cơbắp lại chịu sự chỉ huy thống nhất của hệ thống thần kinh trung ương Nó thựchiện bởi sự thay đổi sinh lý nhất định và sự phản ứng về sinh hóa Chính vì thế,đồng thời với việc phát triển một số chất thể lực nào đó, thì nhất định các tố chấtthể lực khác cũng chịu ảnh hưởng hoặc ít hoặc nhiều, hoặc trực tiếp hoặc giántiếp Thông thường, nếu phát triển một tố chất thể lực nào đó mà làm ảnh hưởngđến sự phát triển của một tố chất thể lực khác thì người ta gọi đó là sự chuyểndịch tố chất vận động Ví dụ: Khi phát triển tố chất nhanh, nhất định có ảnhhưởng đến sự phát triển tố chất mạnh và ngược lại

Trang 16

Sự chuyển dịch tốt chất vận động là ván đề thực tiễn trong công tác huấnluyện tố chất thể lực, chỉ có tìm hiểu sâu trong thực tiễn, nắm vững các quy luậtnội tại để khống chế những điều kiện chuyển dịch mới có thể thu được hiệu quảtốt Ngược lại, nếu quay lưng lại quy luật chuyển dịch này, sẽ cản trở sự pháttriển của các tố chất khác, từ đó dẫn đến ảnh hưởng sự nâng cao và phát triểncân bằng toàn bộ tố chất thể lực của VĐV.

Mặc khác, trong quá trình huấn luyện thể lực cũng cần phải tìm hiểu sâu

và nắm vững thêm quy luật chuyển dịch cùng loại và sự chuyển dịch khác loại,quy luật chuyển dịch trực tiếp và quy luật chuyển dịch gián tiếp Cần phải đặcbiệt lưu ý nguyên lý và điều kiện của sự chuyển dịch tốt và sự chuyển dịchkhông tốt Cần coi trọng việc tuyển chọn nội dung và các thủ đoạn huấn luyệntrực diện và bố trí sắp xếp phải cho khoa học, như vậy mới nâng cao được chấtlượng huấn luyện

1.2.2 Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá.

Từ những năm 1970, chính xác là từ giải vô địch bóng đá thế giới được tổchức tại Munich (Cộng hòa Liên bang Đức trước kia, nay là nước Đức thốngnhất), bóng đá thế giới có một bước tiến bộ vượt bậc Thể hiện ở trận đấu là tấncông toàn đội và phòng thủ cũng toàn đội Người ta gọi loại bóng đá này là bóng

đá tổng lực, mà điểm hình cho lối đá tổng lực này chính là đội bóng HàLan thựchiện trong trận chung kết với đội chủ nhà Tây Đức trên sân VĐ tại Munich Sovới bóng đá trước kia, dù là trên bình diện chất lượng – tốc độ - cương độ - trânđấy hay mức độ đối kháng quyết liệt của trận đấu đều được nâng cao và pháttriển một bước khá dài

Do đó, yêu cầu đối với trình độ huấn luyện thể lực của VĐV bóng đá rấtcao Ngày nay, nền bóng đá các nước đều tích cực sử dụng nhiều biện pháp, vậndụng nhiều thủ đoạn và phương pháp huấn luyện rất khoa học, nỗ lực phấn dấunâng cao trình độ huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá, thể hiện ở các mặtchính sau:

Trang 17

1.2.2.1 Phương pháp huấn luyện có hệ thống.

Theo kinh nghiệm của nhiều VĐV bóng đá nổi tiếng trên thế giới đãthành đạt chứng minh rằng, chỉ có tiến hành huấn luyện một cách thật nghiêmkhắc, thật khoa học, và phải hệ thống hóa, phải tập liên tục nhiều năm mới cóthể thành đạt, mới có thể trở thành những VĐV ưu tú, những nhà lập kỷ lục cao.Thực tiễn cũng chứng minh rằng, trong quá trình huấn luyện, sự diễn biến tuần

tự mục tiêu của từng giai đoạn thường thường là không thể tiếp chuyển hếtđược, bất kỳ một ý đồ nào vượt qua đặc điểm của quá trình huấn luyện, áp đặt

sự huấn luyện chuyên mô hóa quá sớm để đạt được một thành tích nhất thời, tấtyếu dẫn đến sự ép buộc VĐV đạt thành tích khi chưa có thể lực đạt được, ví dụnhư buộc đóa hoa phải nở sớm khi nó chưa có điều kiện để nở Làm như vậy hệquả là thời gian duy trì thành tích sẽ ngắn, đời hoàng kim của người cầu thủ mautàn lụi và sẽ có nhiều hệ lụy khác không lường trước được

Ngày nay, rất nhiều quốc gia căn cứ vào quy luật phát dục và trưởngthành của con người và quy luật “thời kỳ nhạy cảm” để phát triển tố chất VĐV.Người ta chia hệ thống huấn luyện thể lực từ nhi đồng, thiếu niên đến khi trưởngthành bào gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 7-11 tuổi: là thời kỳ nhằm phát triển năng lực cơ bản, chủyếu phát triển các năng lực có liên quan mật thiết đến hệ thống thần kinh như:tốc độ phản ứng, sức bền chung, tính linh hoạt, tính nhịp điệu, tính đàn hồi, dẻodai, tính thích ứng

- Giai đoạn từ 12-17 tuổi: Thời kỳ phát triển toàn diện, chủ yếu là củng

cố và nâng cao năng lực cơ bản, tập trung phát triển sức mạnh và sức bền chungnhằm đặt hiệu quả là phát triển toàn diện Trên cơ sở này, từng bước kết hợphuấn luyện tố chất thể lực mang đặc tính chuyên sâu

- Giai đoạn từ 18 tuổi trở lên: Là thời kỳ huấn luyện chuyên sâu Nhiệm

vụ chính là trên cơ sở phát triển của tố chất sức mạnh, tốc độ, sức bền dần dân từquá độ chuyên sâu với mức độ lớn dần và tiến tới huấn luyện tố chất thể lựcchuyên môn

Trang 18

1.2.2.2 Nỗ lực nâng cao hiệu suất huấn luyện.

Để bắt nhịp với đà phát triển của bóng đá ngày nay, người huấn luyệnviên cần phải tìm hiểu và khai thác những nhân tó thúc đẩy các năng lực tiềmtàng của VĐV Thông thường những nhân tố đó là khối lượng vận động vàcường độ vận động của VĐV Hai nhân tố này là động lực chính làm tăng thànhtích của VĐV

Thực tiễn chứng minh, các cường quốc bóng đá trên thế giới như Braxin,Đức, Italy, Anh, Hà Lan…trong công tác huấn luyện họ chú ý giải quyết khốilượng vận động cao và cường độ vận động lớn một cách hợp lý Đây là một kinhnghiệm ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng có thể làm được

Điều thật sự được người ta coi trọng đó là ngày càng nhiều người vậndụng các phương pháp huấn luyện không mang tính truyền thống, như phươngpháp huấn luyện theo mô hình hoặc sử dụng các khí tài huấn luyện chuyên sâu.Điều này không những tăng cường hiệu quả của công tác huấn luyện mà cònthúc đẩy quá trình huấn luyện, nâng cao hiệu suất huấn luyện Ví dụ như sửdụng máy đo sức mạnh huấn luyện của 70 loại khác nhau Khi huấn luyện, cóthể căn cứ vào đặc điểm dùng lực của môn bóng đá và tình hình cụ thể của VĐVchuyển vào trong diện não khống chế quá trình huấn luyện Mỗi lần kết quảhuấn luyện đều có thể tự động tồn nhập vào diện não nhằm giúp cho huấn luyệnviên biết được tình hình công tác huấn luyện và phân tích đối chiếu

1.2.2.3 Tăng cường công tác huấn luyện từ nhiều hướng, vận dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện tiên tiến.

Thể dục thể thao là cánh cửa của nền khoa học hiện đại, công tác huấnluyện thể lực cho VĐV bóng đá cũng giống như các môn khoa học khác, đối vớiviệc mở mang kiến thức khoa học mới có tính nhạy cảm rất cao Nó có sự cảmnhận, mật thiết của sự phát triển mới không giống nhau về khoa học về các tầng,

về thành quả mới, về bước nhảy vọt….mà nó phát triển nhanh theo nhiều hướng,vận dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện thể lực, làm sao mới nhất,

Trang 19

tử làm cho công tác huấn luyện được chính xác hơn, kịp thời thu được tín hiệuphản hồi đảm bảo cho quá trình huấn luyện được tiến hành ổn định.

Ví dụ: Đội bóng đá Đi-na-mô Mát-xco-va của Liên Xô trước kia, có đề ra

ba nguyên tắc chỉ đạo trong công tác huấn luyện là: Tính hệ thống, tính ổn định

và tính thông tin Vận dụng phương pháp khoa học của hệ thống công trình, lậplên một mô hình huấn luyện thể lực là định hướng hóa, tuần tự hóa, ổn định hóa

và mô hình đối chiếu Vận dụng nguyên lý tin học trong việc huấn luyện choVĐV có mục đích, có định hướng tới đích, làm cho trình độ huấn luyện thể lựccủa VĐV đạt đến mức cao nhất Chỉ trong vòng hai năm đoạt Cúp bóng đá Châu

Âu và 7 năm sau đó liên tiếp là đội vô địch toàn Liên Xô (cũ)

Ngoài ra vận dụng thành tựu nghiên cứu khoa học về sinh cơ học để cảitiến công tác huấn luyện tố chất thân thể, vận dụng kiến thức mô phỏng nhằmlàm phong phú thêm phương hướng huấn luyện thể lực, vận dụng kỹ thuật đolường bằng điện tử không gian đối với công tác huấn luyện thể lực có thể khốngchế có hiệu quả Vận dụng thành tựu nghiên cứu vi tuần hoàn để tiến hành đánhgiá bình luận về tình hình huấn luyện thể lực… Tất cả những vận dụng thànhtựu khoa học nêu trên đối với công tác huấn luyện thể lực có một tác dụng rấtlớn

1.2.2.4 Quá độ từ huấn luyện đơn lẻ sang huấn luyện tổng hợp.

Ngày nay việc huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá ưu tú là dựa trên cơ

sở đo đạc các loại tố chất thân thể rồi quá độ lên huấn luyện toàn diện các tốchất có liên quan Một vấn đề quan trọng cần đề cập là công tác và cả nội dunghuấn luyện từng chu kỳ hay từng giai đoạn đều được tiến hành một cách đơnđộc là chính Sự phát triển theo xu thế hiện nay (trước mắt) là bằng sự huấnluyện đồng bộ, tổng hợp chia thành nhiều chu kỳ tất cả những nhân tố nêu trên.Đặc biệt trong công tác huấn luyện, cần sử dụng nhiều các bài tập mang tính đốikháng cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp việc sử dụng quản bóng Tỷ lệhuấn luyện thể lực đơn thuần không kết hợp với bóng từ chỗ lớn giảm bé lại Có

Trang 20

nhu vậy mới làm cho công tác huấn luyện thể lực càng phù hợp với yêu cầuchung của tình hình phát triển của nền bóng đá hiện đại.

1.2.2.5 Cần coi trọng phần hồi phục sau huấn luyện.

Theo đà tăng trưởng về khối lượng huấn luyện và khả năng chịu đựng củaVĐV trong các cuộc thi đấu của nền bóng đá hiện đại, đặc biệt là trong điều kiệnchịu đựng khối lượng lớn nhất, thì việc vận dụng các biện pháp về y học và phụchồi về mặt tâm lý đã trở thành một khâu quan trọng trong quá trình huấn luyệnbóng đá nói chung và huấn luyện thể lực nói riêng Điều này không những đềphòng được việc tập luyện quá sức, phòng ngừa được các chấn thương mà cònnâng cao năng lực, khả năng chịu đựng của VĐV từ 5-10%

1.3 Vai trò tố chất sức mạnh tốc độ trong môn bóng đá.

1.3.1 Các khái niệm cơ bản

Huấn luyện thể lực phải căn cứ vào yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹthuật và chiến thuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyếtđịnh đến hiệu quả hoạt động của con người Theo quan điểm của tác giả PGS.TSNguyễn Toán và TS Phạm Danh Tốn Tố chất thể lực là những đặc điểm, mặt,phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành

5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độdẻo Theo quan điểm của tác giả PGS.TS Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên,

tố chất thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể

Trang 21

lực và có 4 tố chất vận động chủ yếu: Sức nhanh, sức mạnh, sức bến và khéoléo.

Vì vậy, huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là vấn đề được quantâm đặc biệt của các nhà khoa học, các chuyên gia, các huấn luyện viên

1.3.1.2 Khái niệm về huấn luyện thể lực.

Huấn luyện thể lực là tiền đề nâng cao thành tích thể thao Song, về bảnchất, mức độ phát triển các tố cahats thể lực phụ thuộc vào các trạng thái chứcnăng cấu tạo của nhiều cơ quan về hệ thống cơ thể Quá trình tập luyện để pháttriển các tố chất thể lực cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chứcnăng giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động cơ bắp

Mặt khác huấn luyện thể lực cho VĐV là một quá trình giáo dục chuyênmôn, chủ yếu bằng hệ thống các bài tập nhằm hoàn thiện các năng lực thể chất,đảm bảo cho VĐV đạt thành tích cao nhất trong huấn luyện thi đấu Quá trìnhhuấn luyện thể lực phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng, lứa tuổi của VĐV vàđặc thù môn thể thao, mà sử dụng các biện pháp, phương tiện phù hợp Có nhưvậy huấn luyện thể lực mới đạt hiệu quả cao

Huấn luyện thể lực là một quá trình tác động liên tục, thường xuyên vàtheo kế hoạch lên cơ thể VĐV, quá trình này tác động sâu sắc tới hệ thần kinh,

hệ tim mạch, cơ bắp cũng như đối với các cơ quan nội tạng của con người Tấtnhiên muốn có thành tích xuất sắc trong một môn thể thao nào trước tiên cầnphải có tố chất thể lực phát triển phù hợp với yêu cầu môn thể thao đó Song cácmặt khác không được coi nhẹ như: Kỹ chiến thuật, tâm lý, ý chí…

Tố chất thể lực thông thường được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh,sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo Nhưng trong thựchiễn huấn luyện, các tố chất thể lực trên thường không biểu thị riêng lẻ, màchúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau Ví dụ: Kỹ thuật bật nhảy, đánh đầu:Đây là kỹ thuật biểu thị sức mạnh tốc độ như nó lại chữa cả khả nwang phối hợpđộng tác, phản xạ và khả năng xử lý thông tin của thần kinh

Trang 22

Thực tế huấn luyện hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện thểlực cho VĐV Song có tác giả cho rằng “quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV

là việc hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan của cơ thể, nâng cao khả năngchức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển các tố chất vận động (sứcnhanh, sức mạnh, sức bền mềm dẻo, khéo léo)

Như đã trình bày ở trên quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV bao gồm:Huấn luyện thể lực chung và quá trình phát triển toàn diện các tố chất thể lựccũng như khả năng chức phận khác nhau không đặc trưng cho một hoạt độngriêng biệt nào và nó tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trìnhhuấn luyện thể lực chuyên môn

Huấn luyện thể lực chuyên môn: Là quá trình giáo dục nhằm phát triển vàhoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể thaochuyên sâu, có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó của vậnđộng viên, huấn luyện thể lực chuyên môn hướng đến củng cố và nâng cao khảnăng làm việc của cơ quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợp với đòi hỏicủa môn thể thao lựa chọn

Huấn luyện thể lực chuyên môn cần thiết phải chia làm 2 phần:

+ Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở:

Được hình thành và phát triển trên nền tảng chung thể lực chung Sức bềnchuyên môn của VĐV sẽ cao hơn trên cơ sở nâng cao sức bền chung cho VĐV.Như vậy có thể nói riêng: Huấn luyện thể lực chung là nền tảng, còn việc lựachọn biện pháp thích hợp lại mang những đặc trưng của môn thể thao, là tiền đềcủa hình thành các tố chất thể lực chuyên môn sau này

Việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thao khôngchu kỳ tương đối khó khăn Ở đây có 2 cách lựa chọn:

- Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưng củamôn thể thao lựa chọn

- Sự lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của chính môn thể thao đó Nếulựa chọn và thực hiện không đúng những bài tập hình thành và phát triển các tố

Trang 23

chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến sai lần chuyên môn trong các cơ quanchức phận, điều này làm ảnh hưởng đến việc phát triển thành tích thể thao củaVĐV Chính vì vậy các bài tập được lựa chọn làm phương tiện giáo dục tố chấtthể lực chuyên nôn cơ sở còn phải được thực hiện với cường độ cao Mặt khác,khối lượng thực hiện các bài tập để giáo dục tố chất thể lực chuyên môn cơ sởphải tính toán tới việc sử dụng khối lượng và cường độ bài tập mang những nétđặc trưng của môn thể thao tương ứng phù hợp.

+ Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản:

Mục đích chính là việc nâng cao đến mức cần thiết sự phát triển của các tốchất vận động và khả năng chức phận của các cơ quan nội tạng, trước nhữngđòi hỏi của môn thể thao lựa chọn Sự phát triển các tố chất vận động chuyênmôn cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập đặc thù của môn thể thao Các bàitập đó được thực hiện trong những điều kiện giảm nhẹ hoặc tăng cường thêm độkhó

Nguyên tắc chung trong lựa chọn các bài tập nhằm giáo dục các tố chấtthể lực chuyên môn cơ bản là cac bài tập phải được thực hiện với cường độtương đương với thi đấu Quá trình huấn luyện của VĐV kéo dài, thông thường

từ một đến nhiều tháng, nghĩa là nó diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị và trong suốtthời kỳ thi đấu của mỗi chu kỳ huấn luyện

Giáo dục mỗi tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy định riêngvới những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng

Có thể nói: Thành tích thi đấu của VĐV bóng đá phụ thuộc rất nhiều vàothể lực chuyên môn đặc biệt là sức mạnh tốc độ Chính vì vậy, sự hình thành vàphát triển một cách đầu đủ các tố chất thể lực chuyên môn đặc biệt là sức mạnh

tố độ là điều hết sức cần thiết

Có quan điểm cho rằng: Huấn luyện thể lực chuyên môn phải gắn liền vớicác hoạt động kỹ thuật Điều này là đúng như chưa đủ, bởi việc giáo dục pháttriển các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao trong đó cóVĐV bóng đá, phải là một quá trình huấn luyện toàn diện với các phương pháp

Trang 24

đa dạng và nhiều phương tiện khác nhau, có tính đến đặc thù của môn thể thao

và có sự kết hợp đầy đủ các yếu tố kỹ chiến thuật của nó

Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học củanhiều chuyên gia trong lĩnh vực lý luận về phương pháp huấn luyện thể thaotrong nước GS.Lê Văn Lẫm, PGS.TS Nguyễn Toán và TS.Phạm Danh Tốn,chúng tôi thấy các nhà khoa học đều cho rằng: Quá trình huấn luyện thể lực choVĐV là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả nưng chức phận của hệ thống

cơ quan thông qua lượng vận động thể lực (bài tập thể chất) và như vậy, đồngthời đã tác động đến quá trình phát triển của các tố chất vận động Đây có thểcoi là quan điểm cho xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vậnđộng

Dưới góc độ Y sinh, GS.TS Lưu Quang Hiệp, PGS Trịnh Hùng Thanhcho rằng: Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện thể thao lànhững biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu chúc và chức năng) diễn ra trong

cơ thể vận động viên dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng lực hoạtđộng cao hay thấp

Dưới góc độ tâm lý,

PGS.TS Phạm Ngọc Viễn, PGS.TS Lê Văn Xem cho rằng quá trìnhchuẩn bị thể lực và chuyên môn cho VĐV là quá trình giải quyết những khókhăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật, là sự phù hợp nhữngyếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV

Tổng hợp các ý kiến chứng tỏ: Quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn củaVĐV là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện cáchành động kỹ thuật, là sự phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt động tậpluyện và thi đấu của VĐV

Tổng hợp các ý kiến trên chứng tỏ: Quá trình chuẩn bị về thể lực chuyênmôn của VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thểchất) lên VĐV nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động mà biểu hiện làhoàn thiện các năng lực thể chất (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối

Trang 25

hợp động tác và độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quanchức phận tương ứng với năng lực VĐV, phù hợp với thực tiễn huấn luyện,người ta còn chia ra một số tố chất thể lực có tính chất hỗn hợp: Sức mạnh tốc

độ, sức bền tốc độ, sức mạnh bền Trong đó sức mạnh tốc độ mà chúng tôinghiên cứu là một trong các bài tố chất như thế

1.4 Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ.

1.4.1 Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ.

+ Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục trọng tài bên ngoài trong thờigian ngắn nhất bằng sự căng cơ

+ Sức mạnh tốc độ mà cơ phát ra phụ thuộc vào:

- Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ

- Chế độ co của đơn vị vận động (sợi cơ) đó

- Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co

Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng vàchiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa Lực

đó, được gọi là sức mạnh tối đa, nó thường đạt được trong co cơ linh Sức mạnhtối đa của một cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và tiết diện ngang (độ dầy) củacác sợi cơ Chúng cũng là các yếu tố quyết định độ dày của cơ, hay nói một cáchkhác, là tiết diên ngang của toàn bộ cơ Sức mạnh tối đa trên tiết diện ngang của

cơ được gọi là sức mạnh tương đối của cơ Bình thường sức mạnh đó bằng 1kg/cm2

0.5-Trong thực tế sức mạnh cơ của con người được đo khi co cơ tích cực,nghĩa là co cơ với sự tham gia của ý thức Vì vậy, sức mạnh mà chúng ta xemxét thực tế chỉ là sức mạnh tối đa, nó khác với sức mạnh tối đa sinh lý của cơ mà

ta cũng có thể ghi được bằng kích thích điện lên cơ Sự khác biệt giữa các sứcmạnh tối đa sinh lý và sức mạnh tích cực tối đa được gọi là thiếu hụt sức mạnh

Nó là đại lượng biểu thị tiềm năng về sức mạnh của cơ Ở những người có tậpluyện, thiếu hụt sức mạnh giảm đi

Trang 26

Sức mạnh tích cực tối đa (trong giáo dục thể chất thường gọi là sức mạnhtuyệt đối) của cơ chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố chính là:

* Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi:

Nhóm này gồm có: a Điều kiện cơ học của sự co cơ, như cánh tay đòncủa lực co cơ, góc tác động của lực co cơ với điểm bám trên xương; b Chiều dàiban đầu của cơ; c Độ dầy (tiết diện ngang) của cơ; d Đặc điểm cấu tạo (cơ cấu)của các loại sợi cơ chứa trong cơ

* Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp giữa các sợi cơ và cơ.

Điều kiện cơ học của sự co cơ và chiều dài ban đầu của cơ trước khi co đãđược trình bày ở các chương trên Đó là các yếu tố kỹ năng của hoạt động sứcmạnh Hoàn thiện kỹ thuật động tác chính là tạo ra điều kiện cơ học và chiều dàiban đầu tối ưu cho sự co cơ

Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang (độ dày), nên khi tiếtdiện ngang của cơ do tập luyện thể lực được gọi là phì đại cơ

Sợi cơ là một tế bào đặc biệt rất cao Vì vậy sợi cơ có thể phân chia để tạo

ra tế bào mới Sự phì đại cơ xảy ra chủ yếu là do các sợi cơ có sẵn dầy lên (tăngthể tích) Khi sợi cơ đã dầy lên đến một mức độ nhất định, theo một số tác giả,chúng có thể tác dọc ra để tạo thành những sợi con có cùng một đầu gần chungvới sợi cơ mẹ Sự tách sợi cơ đó có thể gặp khi tập luyện sức mạnh nặng và lâudài

Sự phì đại cơ xảy ra do số lượng và khối lượng các tơ cơ, tức là bộ máy

co bóp của sợi cơ, đều tăng lên Mật độ các tơ cơ trong sợi cơ vì vậy tăng lênđáng kể Quá trình tổng hợp đạm trong sợi cơ tăng lên, trong khi sự phân hủychúng lại giảm đi Hàm lượng ẢN và AND trong cơ phì đại tăng cao hơn so với

cơ bình thường Hàm lượng creatin cao trong cơ khi hoạt động có khả năng kíchthích sự tổng hợp actin và myozin và như vậy thúc đẩy sự phì đại cơ

Trang 27

Sự phì đại cơ còn chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục androgen sinh ra ở tuyến sinh dục nam và vỏ thượng thận.

nam-Sự phì đại cơ nêu trên được gọi là phì đại tơ cơ, khác với một loại phì đại

cơ khác là phì đại cơ tương Phì đại cơ tương là một loại phì đại cơ chủ yếu dotăng thể tích cơ tương, tức là bộ phận không co bóp của sợi cơ Sự phì đại nàyphát sinh do hàm lượng các chất dự trữ năng lượng trong sợi cơ như glycogen,

CP, myoglobin tăng lên, số lượng mao mạch tăng lên cũng làm phì glycogen,

CP, myoglobin tăng lên, số lượng mao mạch tăng lên cũng làm phì đại cơ kiểunày Phì đại cơ tương là phì đại cơ thường gặp trong tập luyện sức bền, nó ít ảnhhưởng đến sức mạnh của cơ

Đặc điểm cấu tạo các loại sowijcow chưa trong cơ là tỷ lệ các loại sợichậm (nhóm I) và nhóm nhanh (nhóm II – A và II - B) chưa trong cơ Các sợinhanh, nhất là sợi nhóm II-B, như đã trình bày các phần trên có khả năng phátlực lớn hơn các sợi chậm Vì vậy cơ có tỷ lệ các sợi nhanh càng cao thì có sứcmạnh càng lớn Tập luyện sức mạnh, cũng như các hình thức tập luyện khác,không làm thay đổi được tỷ lệ các loại sợi trong cơ Tuy nhiên, tập khác, khônglàm thay đổi được tỷ lệ các loại sợi trong cơ Tuy nhiên, tập luyện sức mạnh, cóthể làm tăng tỷ lệ sợi cơ nhanh gluco phân nhóm II-B, giảm tỷ lệ sợi cơ nhanhoxy hóa nhóm II-A và làm tăng sự phì đại của các sợi cơ nhanh

Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp hoạtđộng giữa các cơ trước tiên là khả năng chức năng của noron thần kinh vậnđộng, tức là mức độ phát xung động với tần số cao Như đã biết, sức mạnh tối đaphụ thuộc vào số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động Vì vậy phátlực lớn, hệ thần kinh cần phải gây hưng phấn ở rất nhiều noron vận động Sựhưng phấn đó phải không quá lan rộng để không gây hưng phấn các cơ đốikháng, tức là phải tạo ra sự phối hợp tương ứng giữa các nhóm cơ, tạo điều kiệncho các cơ chủ yếu phát huy hết sức mạnh Trong quá trình tập luyện sức mạnh,các yếu tố thần kinh trung ương được hoàn chỉnh dần, nhất là khả năng điều

Trang 28

khiển sự phối hợp giữa các nhóm cơ của thần kinh trung ương Các yếu tố nàylàm tăng cường sức mạnh tốc độ chủ động tối đa đáng kể.

Trên cơ sở các yếu tố nêu trên, cơ sở sinh lý của phát triển sức mạnh tốc

độ là tăng cường số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt làcác đơn vị vận động nhanh, chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn

Để đạt được điều đó, trọng tải phải lớn để gây được hưng phấn mạnh đối với cácđơn vị vận động nhanh có ngưỡng hưng phấn thấp Trọng tải đó phải không nhỏhơn 70% sức mạnh tích cực tối đa

Bảng 1.1 Phương pháp huấn luyện có sức mạnh của Pilo

Phương thức Co duỗi hướng tâm

Bảng 1.2 Phương pháp huấn luyện phản ứng của Pilo

Phương thức Nhảy liên tục một

chân hoặc hai chân Bài tập nhảy Ngồi sâu

Không thêm trọnglượng phụ

Không thêm trọnglượng phụ

Trang 29

Sắp xếp và điều chỉnh cường độ và lượng vận động bài tập trong huấnluyện sức mạnh tốc độ.

- Xếp và điều chỉnh cường độ tập luyện

Cường độ vận động trong huấn luyện sức mạnh tốc độ, biên độ biến đổirất lớn Cường độ trọng lượng cơ thể đạt tới trên 75% trọng lượng tối đa màVĐV có thể khắc phục được Cấu trúc, động tác và trạng thái làm việc của cơtương tự như động tác thi đấu và không có sự khác biệt rõ rệt với cường độ thiđấu

- Xếp sắp và điều chỉnh khối lượng huấn luyện

Số lần lặp lại và số tổ tập luyện không được quá nhiều lấy việc tốc độđộng tác tập luyện không giảm xuống thấp làm nguyên tắc, đồng thời số lượngluyện tập cần quan hệ chặt chẽ với trọng lượng sử dụng Nếu trọng lượng lớnnồng độ sẽ lộn thì số lần lặp lại phải nhỏ, ngược lại phải nhiều hơn Mỗi tổ tậpluyện nói chung nên lặp lại 1-5 lần

Thời gian duy trì mỗi buổi tập không nên quá dài bởi vì loại bài tập sứcmạnh có yêu cầu với tốc độ động tác và hưng phấn cao của hệ thần kinh trungương Do vậy, thời gian mỗi buổi tập chỉ nên kéo dài khoảng 15-20’ Thời giannghỉ giữa nói chung chung khoảng từ 1-3 phút

Tóm lại, trong huấn luyện sức mạnh tốc độ nói chung và huấn luyện sứcmạnh tốc độ cho VĐV bóng đá nói riêng xu hướng chủ yếu hiện nay là:

- Sử dụng các bài tập có trọng lượng phụ với trọng lượng 40-70% trọnglượng tối đa, số lần lặp lại ít, thời gian nghỉ giữa dài nhưng yêu cầu cường độnhanh

- Không sử dụng trọng lượng phụ như các bài tập tay không, bật nhảy,nằm sấp chống đẩy…với tốc độ nhanh

- Đa dạng hóa các phương pháp huấn luyện sức mạnh, đồng thời chútrọng điều chỉnh lượng vận động hợp lý

Đó chính là những cơ sở để định hướng cho chúng tôi lựa chọn bài tập

Trang 30

1.4.2 Huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng

đá lứa tuổi 16-18.

Quan điểm về sức mạnh tốc độ.

Trong thực tế TDTT có nhiều quan điểm về tố chất sức mạnh tốc độ,nhưng hầu như các quan điểm đều cho rằng: Sức mạnh tốc độ của con người làkhả năng khắc phục lực cản bên ngoài hay chống lại lực cản đó trong thời gianngắn nhất bằng nỗ lực cơ bắp

Vai trò của sức mạnh tốc độ trong bóng đá.

Trong thi đấu bóng đá cũng như các môn thể thao khác đều phải sử dụngnhiều tố chất thể lực khác nhau như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năngphối hợp vận động Song tủy thuộc vào đặc điểm của mỗi môn thể thao mà việc

sử dụng các tố chất thể lực đó khác nhau, có môn thì chuyên về sức nhanh, cómôn thì chuyên sức mạnh Bóng đá là môn thể thao đối kháng mà thành tích của

nó được thể hiện ở năng lực của tập thể trong việc sử dụng kỹ-chiến thuật, thểlực và sự ổn định về tâm lý Thi đấu bóng đá không chỉ đòi hỏi ở VĐV trình độ,

kỹ thuật sử dụng hợp lý và sáng tạo về mặt chiến thuật mà còn yêu cầu rất caoviệc phát huy đầy đủ các tố chất thể lực của cơ thể, đặc biệt là tố chất sức mạnhtốc độ

Đặc điểm của thi đấu bóng đá là VĐV luôn phải di chuyển liên tục với tốc

độ cao, đồng thời kết hợp với các động tác phối hợp lý, nhanh, mạnh để thựchiện ý đồ chiến thuật của đội mình trong thi đấu nhằm đạt kết qua cao Vì vậysức mạnh tốc độ trong bóng đá thường được thể hiện ở các động tác sút bóng, tì

đè, càn lướt, sút xa, khả năng di chuyển và các động tác đòi hỏi phát huy tối đalực của cơ thể

Đặc điểm huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18.VĐV đang trong thời kỳ phát triển toàn diện về tâm lý, sinh lý, trí lực.Điều cần lưu tâm là giai đoạn này các em vẫn phải tham gia học văn hóa, thôngqua huấn luyện thông thường để có thể đạt được nền tảng của sự phát triển,

Trang 31

trưởng thành trong sự phát triển tự nhiên của các em, từ đó làm tốt công tácchuẩn bị cho việc đạt thành tích cao.

Cần nắm bắt được thời cơ tốt để có thể phát triển được tố chất thể thaotrong giai đoạn này Việc đưa ra phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ thíchhợp sẽ có thể xúc tiến được việc phát triển và nâng cao, toàn diện hơn các tốchất thể thao

Việc các VĐV ở độ tuổi này đạt thành tích trong thi đấu phát triển đượccác thiên bẩm, tài năng tố chất thể thao, các ưu thế về các phẩm chất thâm lýnắm vững được các kỹ thuật, chiến thuật có liên quan mật thiết đến các tố chấtthể lực riêng của từng VĐV Khi huấn luyện không được đánh đồng mà nhấtthiết phải coi trọng sự đối đãi cá biệt

1.5 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16-18

1.5.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 16-18.

Ở lứa tuổi 16-18, các em đã có sự phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinhthần Biểu hiện là đã có những bước phát triển qua tuổi thơ ấu sang tuổi trưởngthành Ở lứa tuổi này các em không hẳn là người lớn cũng không hẳn là trẻ em nữa

Giai đoạn này các em đang hình thành các phẩm chất mới về trí tuệ, tìnhcảm, đạo đức, phong cách thái độ với công việc được giao Sự phát triển của các

em trong giai đoạn này tương đối phức tạp, tâm lý của các em có nhiều biến đổimâu thuẫn với nhau, xất hiện nhiều đột biến mới

Biểu hiện cơ bản của lứa tuổi này là độ tuổi dậy thì và quan trọng hơn là

cả sự hình thành và phát triển của bộ máy sinh dục Các chức năng sinh lý mớihoàn toàn xuất hiện Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động mạnh, biểu hiện ở bênngoài bằng các dấu hiệu phụ như: giọng nói, tính cách

Sự phát triển này làm ảnh hưởng phần nào đến cá tính của các em, tìnhcảm sâu sắc dễ bị kích động khiến cho bản thân không thể kiềm chế được Họctập rất miệt mài và hăng say, khả năng tư duy logic phát triển mạnh Ghi nhớ cóchủ định chiếm hữu ưu thế so với ghi nhớ không chủ định Nhưng các em lại rất

Trang 32

Sự phát triển thân thể của các em đột ngột về chiều cao, hệ xương có bướcđược cốt hóa và phát triển mạnh Hệ thần kinh cũng được hoàn thiện và pháttriển Trong quá trình học tập hệ thống tín hiệu thứ hai của các em được nânglên Sự biến đổi mạnh về thể chất dẫn đến mất thăng bằng của các bộ phận chứcnăng của cơ thể Sự mất cân bằng giữa tim mạnh và mạch máu, dung tích củatim tăng lên gấp đôi so với lứa tuổi trước đó Nhưng dung tích sống của mạchmáu chỉ tăng lên gấp 1,5 lần, hệ tuần hoàn tạm thời bị rối loạn gây nên hiệntượng thiếu máu cục bộ tại một số bộ phận trên vỏ não, làm cho các em trongquá trình tập luyện rất dễ bị mệt mỏi, chán nản thần kinh không ổn định, dễ xúcđộng, dễ bị kích động làm cho các phản xạ giữa hưng phấn và ức chế không ổnđịnh, có lúc hưng phấn mạnh hơn, có lúc ức chế lấn át hưng phấn làm cho các

em có lúc mất tự chủ của bản thân

Cùng với sự phát triển của sức mạnh, sức nhanh trong cơ bắp khiến trongquá trình hoạt động có nhiều động tác thừa, lóng ngóng, vụng về, sai lệch vềbiên độ kỹ thuật động tác Nhưng đây cũng là dấu hiệu khó khăn tạm thời của sựphát triển, trong công việc cụ thể rất thích được khen ngợi, biểu dương và có xuthế bắt chước và học tập người lớn

Vì vậy khi tiến hành giảng dạy cho lứa tuổi này cần phải uốn nắn, nhắcnhở, định hướng chỉ bảo và động viên các em hoàn thành tốt các nhiệm vụ, khenthưởng, động viên đúng mức

1.5.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 16-18.

Đặc điểm giải phẫu của lứa tuổi này là căn cứ quan trọng để tiến hànhgiảng dạy, huấn luyện thể thao Chỉ có sựa vào đặc điểm giải phẫu sinh lý, tuântheo những quy luật của cơ thể thì công tác giảng dạy thể dục thể thao mới pháthuy được tác dụng to lớn đến việc nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể, đểtrực tiếp phục vụ cho học tập, tập luyện thể dục thể thao Lứa tuổi 16-18 cơ thểcủa các em phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận tiếp tục lớn lên, nhưngtốc độ lớn chậm dần, chức năng tâm lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt

Trang 33

động của các cơ quan bộ phận của cơ thể cũng được nâng cao hơn, cơ thể pháttriển theo chiều ngang nhiều hơn, chiều cao vẫn phát triển nhưng chậm dần.

Lứa tuổi này có sự phát triển rõ rệt về tầm vóc, sức chịu đựng và tâm lý

Vì vậy chúng ta cần phân biệt thể chất, cường độ năng lượng của tập luyện saocho hợp lý để có điều kiện cho cơ thể phát triển một cách toàn diện, cân đối

- Hệ vận động:

+ Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, sụn ở hai đầu xương vẫn còndài, cột sống đã ổn định về hình dạng nhưng vẫn chưa được củng cố, vẫn dễ bịcong vẹo cho nên việc tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác trong đi, chạy, nhảycho các em rất cần thiết và không thể xem nhẹ

+ Hệ cơ: Trong quá trình phát triển cơ thể các tổ chức cơ phát triển muộnhơn xương, lứa tuổi này các cơ bắp phát triển nhanh nhất Tuy nhiên có cơ còntương đối yếu, các cơ lớn phát triển tương đối nhanh (nhu cơ đùi, cơ tay), các cơnhỏ phát triển chậm hơn, các cơ phát triển hơn các cơ duỗi Độ tuổi này cấu tạo

và cơ năng của các cơ quan vận động phát triển nhanh nhưng chưa cân đối Dotính nhịp điệu trong vận động phần nào bị ảnh hưởng, động tác rời rạc, thiếu tínhnhanh nhẹn, linh hoạt Bởi vậy huấn luyện viên chú ý đặc điểm này để lựa chọnnội dung tập luyện cho phù hợp

có cường độ và khối lượng tương đối lớn

- Hệ hô hấp:

Vòng ngực của nam tuổi 16-18 trung bình 67,3 – 72,22cm, dung tích tiếpxúc của phổi khoảng 100 – 120cm, gần bằng lứa tuổi trưởng thành, dung tíchphổi tăng lên rõ rệt, tần số thở của lứa tuổi này cơ bản giống người lớn (khoảng

Trang 34

10 – 20 lần/phút), tuy nhiên các cơ thở còn yếu nên sức co giãn của lồng ngựccòn ít Vì vậy trong tập luyện cần chú ý thở bằng ngực, cơ lườn, cơ mình.

- Hệ thần kinh:

Lứa tuổi này các tổ chức thần kinh đang tiếp tục phát triển để đi đến hoànthiện, tổng khối lượng của não không tăng nhiều, chủ yếu cấu tạo bên trong củanão không tăng, khả năng tư duy nhất là vỏ não phức tạp hơn, khả năng tư duynhất là khả năng phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa phát triển thuận lợi cho việchình thành phản xạ có điều kiện

Sự hoạt động mạnh của các tuyến giáp làm cho tính hưng phấn của hệthần kinh chiếm ưu thế giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng, ảnh hưởngđến hoạt động thể dục

Trang 35

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết hai mục tiêu trên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiêncứu sau:

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan.

Đây là phương pháp mà chúng tôi sử dụng trước tiên trong quá trìnhnghiên cứu Sử dụng phương pháp này chúng tôi tiến hành tìm hiểu và đọc cáctài liệu có liên quan, các tài liệu chuyên môn nhằm hệ thống hóa các kiến thức,hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả định khoa học, xác định mục đích, nhiệm

vụ nghiên cứu, kiểm chứng kết quả trong khi thực hiện đề tài Các tài liệuchuyên môn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau, với mongmuốn tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công tác huấn luyện sức mạnh tốc

độ, các test đánh giá trình độ sức mạnh trong bóng đá, các tiêu chuẩn kiểm trađánh giá trình độ sức mạnh tốc độ

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.

Để có cơ sở thực tiễn, trong phương pháp này chúng tôi sử dụng phỏngvấn gián tiếp thông qua phiếu hỏi Mục đích của phỏng vấn là thu thập đượcnhững ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm Qua đó để lựachọn được bài tập có hiệu quả tốt nhất cho công việc nghiên cứu và lựa chọn cáctest để đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18Trường CĐ TDTT Thanh Hóa

Đối tượng phỏng vấn của chúng tôi là giáo viên, huấn luyện viên, chuyêngia có kinh nghiệm về bóng đá trong cả nước

Chúng tôi phỏng vấn 30 giáo viên, HLV và các chuyên gia, các phiếu thuđược chúng tôi tiến hành tổng hợp và xử lý bằng toán học lựa chọn ra được các

Trang 36

cao đẳng TDTT Thanh Hóa, cũng như các ý kiến đóng góp về các mặt khácphục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm.

Chúng tôi trực tiếp quan sát quá trình tập luyện, quá trình huấn luyệnngoài sân, các giải bóng đá trong nước và giải quốc tế tổ chức tại Việt Nam.Ngoài ra, chúng tôi còn dự nhiều buổi đánh giá tổng kết, trao đổi, thảo luận ởnhiều cấp độ khác nhau về môn bóng đá, qua đó nhằm lựa chọn ra những bài tậpđặc thù để phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18Trường CĐ TDTT Thanh Hóa Mặt khác, chúng tôi sử dụng phương pháp nàyquan sát quá trình thực hiện bài tập của các VĐV để kịp thời uốn nắn, sửa chữanhững sai sót

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra thành tích, trình độ củaVĐV bằng các test được lựa chọn qua phỏng vấn

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành kiểm tra sư phạm

để đánh giá sự phát triển sức mạnh tốc độ qua các giai đoạn:

- Trước thực nghiệm

- Sau thực nghiệm

Chúng tôi đã sử dụng các test sau trong quá trình nghiên cứu:

Test 1: Chạy 30m xuất phát cao (s)

- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ

- Yêu cầu: Chạy theo đường thẳng

- Nội dung: Người thực hiện chạy XPC hết quãng đường 30m

- Cách đánh giá: Tính thời gian (s) chạy hết 30m, thực hiện 2 lần, tínhthành tích lần chạy test nhất

30m

Trang 37

Test 2: Ném biên (m).

- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ thân và chi trên

- Yêu cầu: Ném biên trong hành lang 4m, đúng kỹ thuật

- Nội dung: Người thực hiện ném biên xa trong hành lang 4m

- Cách đánh giá: Tính độ xa khi ném biên (m), thực hiện 3 lần, lấy thànhtích lần ném xa nhất

4m

Test 3 Bật xa tại chỗ (cm).

- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh bột phát (chi dưới)

- Yêu cầu: Bật xa tại chỗ

- Nội dung: Người thực hiện bật xa tại chỗ vào hố cát

- Cách đánh giá: Tính độ xa (cm) khi bật: Thực hiện 3 lần, tính thành tíchlần bật xa nhất

Test 4: Dẫn bóng tốc độ 30m sút cầu môn (giây).

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tổ chức thực nghiệm, ứng dụngcác bài tập đã lựa chọn nhằm đánh giá sự phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV

Chúng tôi tổ chức thực nghiệm với đối tượng là các nam VĐV bóng đálứa tuổi 16-18 Trường cao đẳng TDTT Thanh Hóa Có 40 VĐV, chúng tôi chiamột cách ngẫu nhiên thành 2 nhóm

Trang 38

- Nhóm đối chiếu (nhóm A) bao gồm 20 VĐV.

- Nhóm thực nghiệm (nhóm B) bao gồm 20VĐV

Chúng tôi tổ chức thực nghiệm theo 2 giai đoạn

- Giai đoạn 1: Sau 6 tháng

- Giai đoạn 2: Sau 1 năm

Trong quá trình thực nghiệm, nhóm đối chiếu sẽ tập phát triển sức mạnhtốc độ theo sự điều khiển của HLV Nhóm thực nghiệm tập phát triển sức mạnhtốc độ theo các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn Thời gian, điều kiện luyện củahai nhóm là như nhau

2.1.6 Phương pháp toán học thống kê.

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tổng hợp, xử lý các số liệu thuđược từ kết quả phỏng vấn, từ kiểm tra sư phạm Trong quá trình nghiên cứu đềtài chúng tôi đã sử dụng các công thức sau:

+ Trị số trung bình cộng được tính theo công thức:

V1: Là trị số trung bình của lần kiểm tra lần 1

V2: Là trị số trung bình của lần kiểm tra lần 2

Trang 39

2.2 Tổ chức nghiên cứu.

2.2.1 Thời gian nghiên cứu.

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2012 vàđược chia làm 4 giai đoạn:

- Báo cáo kết quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu.

Các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV lứa tuổi 16-18Trường CĐ TDTT Thanh Hóa

2.2.3 Địa điểm nghiên cứu.

Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Trang 40

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa.

3.1.1 Thực trạng quan điểm và kế hoạch huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa.

Tố chất sức mạnh tốc độ là một tố chất đặc trưng trong tập luyện và thiđấu bóng đá Sức mạnh tốc độ giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp VĐV có tìnhhuống xử lý bóng với biên độ động tác nhanh, mạnh và ổn định Hơn nữa việcphát triển sức mạnh tốc độ để nâng cao hiệu quả giai đoạn sút bóng và thực hiệncác động tác liên quan đến sức mạnh tốc độ Hay nói, cách khác là tố chất sứcmạnh tốc độ có liên quan, quan hệ chặt chẽ mật thiết đối với thành tích trongtừng trận đấu

Các bài tập thể lực là phương tiện chuyên môn cơ bản trong việc nâng caosức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá Vì vậy việc tìm ra hệ thống bài tậpphát triển tố chất này nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao thành tích thi đấucho các VĐV là công việc hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác huấnluyện VĐV

Để tìm hiểu thực trạng của vai trò sức mạnh trong công tác huấn luyệncho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18, đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp thamgia công tác huấn luyện của trường và các trung tâm TDTT của tỉnh và một sốtrung tâm TDTT mạnh trong cả nước với các nội dung như sau:

- Ý nghĩa và vai trò của sức mạnh tốc độ

- Mức độ quan tâm tới việc huấn luyện sức mạnh tốc độ trong thực tiễncông tác huấn luyện (phiếu phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 1 của luận văn)

Ở câu hỏi thứ nhất về vai trò sức mạnh tốc độ trong công tác huấn luyện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa đượcđánh giá với 3 mức độ

Ngày đăng: 02/09/2016, 18:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Vương Chính Âu, Triệu Quốc Ngân (1999), “Hệ thống đào tạo nhân tài thể thao của Trung Quốc”, Thông tin khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống đào tạo nhân tàithể thao của Trung Quốc
Tác giả: Vương Chính Âu, Triệu Quốc Ngân
Năm: 1999
5. Bazenop. A. A (2000), “Chiến thuật áp dụng cho bóng đá trong nhà”, Thông tin khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thuật áp dụng cho bóng đá trong nhà
Tác giả: Bazenop. A. A
Năm: 2000
6. Benliakop.A.K (1998), “Cấu trúc chu kỳ nhỏ ở giai đoạn thi đấu trong huấn luyện bóng đá”, Thông tin khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc chu kỳ nhỏ ở giai đoạn thi đấu tronghuấn luyện bóng đá
Tác giả: Benliakop.A.K
Năm: 1998
7. Bộ giáo dục – Đào tạo (2001), “Giáo trình bóng đá”, tài liệu giảng dạy dùng cho học sinh sinh viên Đại học TDTT I, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bóng đá
Tác giả: Bộ giáo dục – Đào tạo
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2001
8. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), “Lý luận và phương pháp thể thao”, Nxb TDTT, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thểthao
Tác giả: Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 1991
9. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), “Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao”, NXB TDTT, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra năng lực thể chất và thểthao
Tác giả: Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1986
10. Cheturoco.A.M (1962) , “Công tác huấn luyện bóng đá thiếu niên”, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác huấn luyện bóng đá thiếu niên
Nhà XB: Nxb TDTT
11. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), “Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao”, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ đào tạovận động viên trình độ cao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2002
13. Dương Nghiệp Chí (2001), “Một số vấn đề về đào tạo VĐV bóng đá trẻ”, Thông tin khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về đào tạo VĐV bóng đátrẻ
Tác giả: Dương Nghiệp Chí
Năm: 2001
14. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn, Nguyễn Đăng Chiêu (2004), “Đo lường thể thao”, Nxb TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn, Nguyễn Đăng Chiêu
Nhà XB: Nxb TDTT Hà Nội
Năm: 2004
15. Nguyễn Đăng Chiêu (2004), “Nghiên cứu lượng vận động sinh lý của các VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 và 17-18 trong thời kỳ chuẩn bị cơ bản”, Luận án tiến sỹ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lượng vận động sinh lý củacác VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 và 17-18 trong thời kỳ chuẩn bị cơ bản
Tác giả: Nguyễn Đăng Chiêu
Năm: 2004
16. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), “Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao”, Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp cụ HLV các môn thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cừ
Năm: 1997
17. Nguyễn Ngọc Cừ (1996), “Cơ sở sinh lý của năng lực vận động”, Y học thể thao, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bác sỹ thể thao, Viện khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh lý của năng lực vận động
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cừ
Năm: 1996
23. Hebbeline. M (1992), “Nhận biết sự phát triển các tài năng trong thể thao”, Thông tin khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận biết sự phát triển các tài năng trong thểthao
Tác giả: Hebbeline. M
Năm: 1992
24. Lưu Quang Hiệp (1994), “Tập bài giảng sinh lý học TDTT”, Tài liệu dùng cho các học viên cao học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp
Năm: 1994
25. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), “Sinh lý học TDTT”, Nxb TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên
Nhà XB: NxbTDTT Hà Nội
Năm: 2003
27. Thanh Huyền (2001), “các bài tập cho VĐV bóng đá”, Thông tin khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: các bài tập cho VĐV bóng đá
Tác giả: Thanh Huyền
Năm: 2001
31. Kirlop.A.A (1998), “Huấn luyện tốc độ chạy cho cầu thủ trẻ”, Thông tin khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện tốc độ chạy cho cầu thủ trẻ
Tác giả: Kirlop.A.A
Năm: 1998
32. Kotrekov.A.P (2001), “Những vấn đề liên quan đến huấn luyện viên bóng đá trẻ trong câu lạc bộ nhà nghề”, Thông tin khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề liên quan đến huấn luyện viênbóng đá trẻ trong câu lạc bộ nhà nghề
Tác giả: Kotrekov.A.P
Năm: 2001
33. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000), “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ 21”, Nxb TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng phát triển thể chất củahọc sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ 21
Tác giả: Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu
Nhà XB: Nxb TDTT Hà Nội
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Tỷ lệ thời gian huấn luyện các tố chất thể lực của Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.2. Tỷ lệ thời gian huấn luyện các tố chất thể lực của Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An (Trang 35)
Bảng 3.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện của Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện của Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa (Trang 36)
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa (n=15) - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa (n=15) (Trang 41)
Bảng 3.5. Mối tương quan giữa các test đánh giá sức mạnh tốc độ với thành tích thi đấu của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.5. Mối tương quan giữa các test đánh giá sức mạnh tốc độ với thành tích thi đấu của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa (Trang 42)
Bảng 3.6. Mối tương quan giữa lần lặp test đánh giá trình độ sức mạnh cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa. - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.6. Mối tương quan giữa lần lặp test đánh giá trình độ sức mạnh cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa (Trang 44)
Bảng 3.7. So sánh thực trạng sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa với nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 sở văn hóa, thể thao và du lịch Nghệ An. - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.7. So sánh thực trạng sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa với nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 sở văn hóa, thể thao và du lịch Nghệ An (Trang 45)
Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc  độ  cho  nam  VĐV  bóng  đá  lứa tuổi  16-18 Trường  Cao đẳng  TDTT Thanh Hóa (n=60). - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa (n=60) (Trang 53)
Bảng 3.9. Kết quả phỏng vẩn xác định nội dung huấn luyện sức mạnh tốc độ (n=10). - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.9. Kết quả phỏng vẩn xác định nội dung huấn luyện sức mạnh tốc độ (n=10) (Trang 54)
Bảng 3.10 So sánh kết quả kiểm tra trình độ sức mạnh tốc độ của hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm. - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.10 So sánh kết quả kiểm tra trình độ sức mạnh tốc độ của hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (Trang 57)
Bảng 3.13. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm (n=20) - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.13. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm (n=20) (Trang 59)
Bảng 3.14. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ - Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 18 TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA
Bảng 3.14. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w