Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 47 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
47
Dung lượng
441 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU Lặn ra đời từ năm 1917 trong đại chiến thế giới thứ nhất và ngày nay là môn thể thao rất phát triển ở các nước trên thế giới và hiện nay được tổ chức hàng năm với các giải châu lục cũng như thế giới. Tuy nhiên đây là môn thể thao cũng mới chỉ phát triển nên còn nhiều bất cập, rất thiếu các tài liệu chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện. Đội ngũ huấn luyện viên (HLV) hầu hết đều là các cán bộ được đào tạo cho môn bơi, mặc dù sự khác biệt giữa bơi và lặn không nhiều nhưng rất cần những nghiên cứu nghiêm túc về tất cả các vấn đề từ tuyển chọn, giảng dạy và huấn luyện cho môn lặn. Qua tham khảo các tài liệu và điều tra thực tế chúng tôi nhận thấy các HLV thực hiện công tác huấn luyện chủ yếu là do kinh nghiệm hoặc tự mày mò chứ chưa có bài bản chính thống. Từ phương pháp huấn luyện, bài tập sử dụng, các bài tập của từng địa phương không thống nhất điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc tham khảo học tập của sinh thực tế việc huấn luyện phát triển SMTĐ cho nam VĐV lứa tuổi 13 – 14 cự ly 100m VHCV luôn gặp một số trở ngại. Đối với môn lặn sức mạnh tốc độ rất quan trọng đối với việc nâng cao thành tích, việc huấn luyện nhằm phát triển sức mạnh tốc độ (SMTĐ) cho VĐV mặc dù đã được rất nhiều HLV coi trọng nhưng vẫn chưa nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Các bài tập chuyên môn dưới nước là cơ bản và hết sức quan trọng song tốc độ phát triển còn chưa cao, để phát triển SMTĐ rất cần các bài tập chuyên môn trên cạn bởi sự ưu việt của nó là nhanh chóng nâng cao thành tích. Tuy nhiên mặc dù số lượng bài tập rất nhiều nhưng làm thế nào để có thể sử dụng những bài tập có hiệu quả nhất nhằm nâng cao khả năng phát huy sức mạnh cần nghiên cứu kỹ vấn đề này. 1 Xuất phát từ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn và lý luận đối với công tác huấn luyện cho VĐV lặn, đặc biệt là các bài tập SMTĐ để nâng cao thành tích cho VĐV vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV lặn cự ly 100m vòi hơi chân vịt lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Thanh Hóa.” * Mục đích nghiên cứu. Qua nghiên cứu tìm hiểu thực trạng , chúng tôi có thể lựa chọn được những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV lặn lứa tuổi 13- 14, từ đó nhằm nâng cao thành tích của VĐV ở các cự ly thi đấu cũng như cự ly 100m VHCV tỉnh Thanh Hóa. * Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng việc sử dụng những bài tập dưới nước và trên cạn phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV lặn lứa tuổi 13- 14 tỉnh Thanh Hóa. - Mục tiêu 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập trên cạn và dưới nước phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV lặn lứa tuổi 13- 14 cự ly 100m VHCV tỉnh Thanh Hóa. * Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng khách thể: 15 nam VĐV lặn cự ly 100m VHCV lứa tuổi 13 – 14 tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng chủ thể: Hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV lặn cự ly 100m VHCV lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Thanh Hóa. Thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành từ tháng 03/2010 đến 05/2011. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1. 1.Cơ sở lý luận của sự phát triển sức mạnh. 1.2 . Đặc điểm hoạt động và thi đấu của môn lặn. Trong hoạt động và thi đấu của môn lặn hiện nay luôn đi kèm với các dụng cụ như: Chân vịt đơn, chân vịt đôi với vòi hơi, lặn với khí tài chân vịt đơn với vòi hơi bơi trườn sấp còn gọi là paifin. Trong thi đấu môn lặn được chia làm 3 lọai: Lặn với vòi hơi chân vịt, lặn với khí tài và chân vịt đơn với vòi hơi bơi trườn sấp. Với lặn VHCV khi thi đấu VĐV sử dụng chân vịt đôi và có vòi hơi để thở, yêu cầu thân người nổi trên mặt nước trừ lúc quay vòng. Cự ly thi đấu của môn lặn gồm : 50m, 100m, 200m, 400m, 800m,1500m. 1.3. Cơ sở lý luận về sức mạnh. Theo quan điểm sinh lý học thể dục thể thao “ sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự co cơ”. Số lượng đơn vị vận động( sợi cơ) tham gia vào căng cơ. Chế độ co cơ của đơn vị vận động đó. Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co. Khi số lượng co cơ tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa.Sức mạnh tối đa tính trên tiết diện ngang của cơ được gọi là sức mạnh tương đối của cơ. Trong thực tế, sức mạnh của cơ con người được đo khi co cơ tích cực, nghĩa là co cơ với sự tham gia của ý thức, vì vậy mà chúng ta xem xét thực tế chỉ có sức mạnh tích cực tối đa trong giáo dục thể chất thường gọi là sức mạnh tuyệt đối. Theo PGS. Nguyễn Toán và TS. Phạm Danh Tốn. Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sự nỗ lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại sự nỗ lực cơ bắp. Cơ bắp có thể sinh ra bằng các trường hợp: 3 - Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh) - Giảm độ dài của cơ( chế độ khắc phục) - Tăng độ dài của cơ( chế độ nhượng bộ ). Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ hợp thành chế độ động lực.Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sinh ra các lực cơ học khác nhau cho nên có thể coi các chế độ hoạt động cơ là cơ sở phân biệt các sức mạnh cơ bản. Sức mạnh có nhiều loại, theo PGS. Nguyễn Toán và TS. Phạm Danh Tốn thì dựa vào năng lực phát huy của con người phân thành 2 loại: Sức mạnh đơn thuần : Là khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh hoặc chậm Sức mạnh tốc độ : là khả năng sinh lực trong động tác nhanh. Ngoài ra trong thực tiễn thể thao người ta còn gặp các khái niệm sức mạnh bột phát và sức mạnh bền. Sức mạnh bột phát là khả năng con người phát huy nội lực lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức mạnh bền là khả năng con người duy trì động tác trong thời gian dài. Trong tập luyện và thi đấu lặn cự ly ngắn thường sử dụng 3 loại sức mạnh là sức mạnh tốc độ, sức mạnh bột phát và sức mạnh bền. Trong hoạt động thể thao, sức mạnh biểu hiện ở các động tác cụ thể của từng hoạt động khác nhau. Như vậy sức mạnh không phải lúc nào cũng được phát huy tiềm năng vốn có của nó, giữa tiềm năng sức mạnh và khả năng phát huy sức mạnh có sự khác biệt về giá trị. Mục đích của huấn luyện sức mạnh không chỉ là phát triển khả năng sức mạnh mà còn phải làm thế nào để phát huy có hiệu quả cao nhất của sức mạnh trong các hoạt động dùng sức. Như vậy qua phân tích đánh giá ở trên ta có thể kết luận rằng. Để phát triển sức mạnh trong lặn, nâng cao hiệu quả tập luyện thi đấu cho VĐV thì sự cần thiết phải phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV. 4 1.4. Vai trò của sức mạnh trong môn lặn VHCV Do lực cản của nước lớn, người bơi phải nỗ lực rất cao trong các hoạt động dùng sức để thắng lực cản đó mới đưa cơ thể tiến về phía trước với tốc độ cao. Sức mạnh của VĐV lặn tạo ra được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố có tính cơ sở là tiềm năng sức mạnh (khả năng đã có về sức mạnh), song tốc độ lặn lại phụ thuộc vào hiệu quả phát huy sức mạnh tiềm tàng đó chứ không phải cứ có sức mạnh là bơi hay lặn nhanh. Hiệu quả của quá trình huấn luyện sức mạnh được đánh giá ở mức cuối cùng, tức là khi sức mạnh phát huy được ở một dạng hoạt động chuyên môn nào đó( là khả năng phát huy được bao nhiêu sức mạnh?). chứ không phải khả năng dự trữ(có được bao nhiêu).Tuy nhiên khả năng dự trữ ( hay tiềm năng) sức mạnh là cơ sở đầu tiên cho việc phát huy nó trong các hoạt động cụ thể. Theo khái niệm chung: Sức mạnh là khả năng con người tạo ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp. Nói cách khác, sức mạnh là khả năng khắc phục đối kháng bên ngoài hoặc đối kháng lại nó bằng nỗ lực cơ bắp. Sức mạnh khi phân chia theo cấu trúc vận động gồm có : Mang tính sức nhanh. Là giá trị tốc độ và độ lớn co cơ. Mang tính sức mạnh: Là nỗ lực thắng trợ lực lớn. Mang tính sức bền: Là giá trị lặp lại nhiều lần về độ lớn, độ nhanh của sức mạnh. Điều này cho thấy sức mạnh có vai trò then chốt trong quan hệ với các tố chất khác.Sức mạnh phụ thuộc vào điều kiện biểu hiện. Lực do con người sinh ra phụ thuộc vào rất nhiều vào khối lượng vật thể chịu tác động và tốc độ di chuyển của vật thể đó. Theo Hôntrarôp (1952) thì: nếu con người thực hiện một loạt động tác với nỗ lực cơ bắp tối đa để làm di chuyển những vật thể có khối lượng khác nhau thì lực sinh ra cũng khác nhau. Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng hoạt động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. 5 Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn của sự xuất hiện mệt mỏi nên cũng có thể định nghĩa: Sức bền là năng lực cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó .Thời gian hoạt động với một cường độ định trước nào đó chính là chỉ tiêu đánh giá sức bền. Cường độ hoạt động càng cao thì thời gian hoạt động càng ngắn và ngược lại. Farơpen là người đầu tiên phát hiện ra mối quan hệ này và ông chia các môn thể thao có chu kỳ theo các vùng cường độ. Trong thực tế, các tố chất vận động luôn hiện diện trong mối tương tác lẫn nhau, không có biểu thị riêng tuyệt đối (Fitseh) sức mạnh, sức nhanh, sức bền gắn bó mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Sự biểu hiện của từng tố chất chỉ mang tính tương đối, còn thực ra chúng biểu hiện gắn bó với tố chất khác. Sự gắn bó mật thiết và sự tác động qua lại, giữa các tố chất vận động tạo nên các cặp phạm trù: sức mạnh bền ( hoặc sức bền mạnh), sức mạnh tốc độ (sức bền tốc độ). Trong mối tương tác của các tố chất vận động, sức mạnh là cơ sở của cả sức nhanh và sức bền, sức mạnh biểu hiện ở hai lĩnh vực tác động sức mạnh (có quan hệ thụ động) và biểu thị sức mạnh (mang tính thụ động tích cực nỗ lực của cơ bắp). Giữa tiềm năng sức mạnh và khả năng phát huy nó có sự khác biệt về giá trị. Mục đích của huấn luyện sức mạnh không chỉ là phát triển khả năng sức mạnh mà còn phải làm như thế nào để khả năng đã được phát triển của sức mạnh đó phát huy cao nhất, có hiệu quả nhất trong các hoạt động dùng sức. Đối với VĐV bơi lặn việc phát huy tiềm năng sức mạnh ở trên cạn, xuống dưới nước là cơ sở của thành tích bơi lặn. Sức mạnh của động tác đập chân khi lặn ,một mặt phụ thuộc vào tiềm năng sức mạnh mặt khác lại phụ thuộc vào kỹ thuật lặn và các điều kiện phát huy chúng. Khả năng phát huy lực cơ tối đa trong khi lặn diễn ra phức tạp, phụ thuộc vào sự tác động qua lại của nhiều yếu tố sinh lý. Sức mạnh và công suất lặn có quan hệ chặt chẽ, tuy nhiên khi cự ly thi đấu tăng lên vai trò của sức mạnh dường như giảm xuống. Trong cự ly 100, 200, 400m sự đóng góp của sức mạnh cơ giảm xuống tương ứng là 74%, 6 72% và 58% tuy nhiên không có gì ngạc nhiên khi các VĐV thi đấu thành công thất thường là những người có sức mạnh lớn nhất. Lặn là hoạt động có chu kỳ động tác lặp lại nhiều lần cho nên sức mạnh mà VĐV cần là sức mạnh bền và sức mạnh tốc độ. Tức là năng lực lặp lại động tác nhiều lần với cường độ như nhau, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh như: Thiết diện cơ có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh như: Thiết diện sinh lý cơ, thành phần cấu trúc của các tiểu sợi cơ (thành phần các cơ nhanh Fta và Ftb, sợi ST) mức độ hưng phấn của thần kinh vận động, quan hệ nhịp nhàng giữa các nhóm cơ ( cơ chủ vận và cơ đối vận), độ dài ban đầu và nhiệt độ của cơ, những nghiên cứu của Wilmore và Costill( 1988) đã chỉ ra : Thứ nhất : Sức mạnh của cơ dùng trong bơi lặn là yếu tố quyết định chủ yếu của sự thành công trong các cự ly từ 50m -1500m. Lực đơn thuần không làm cho bơi nhanh, lực phát sinh bơi có được sử dụng có hiệu quả trong nước nếu như chúng đẩy cơ thể tiến về phía trước, vì vậy sức mạnh đặc trưng (chuyên môn) chứ không phải sức mạnh chung là chìa khóa cho sự thành công trong bơi lặn. Thứ hai : Sự huy động có chọn lọc các sợi cơ St và FT được sai khiến bởi cường độ của mỗi lần co cơ, vì vậy với những tốc độ bơi chậm, khi sự phát lực thấp cơ bắp dựa phần lớn vào các sợi ST. Sự bổ xung ngày càng nhiều sợi FT khi tốc độ nhanh dần lên. Thứ ba: Thành phần sợi ST và FT trong cơ bắp của VĐV bơi lặn dường như không phải là yếu tố quyết định để thi đấu thành công. Khác với môn thể thao tốc độ và sức bền khác (chạy ,đua xe đạp ) có thể biểu lộ một đặc điểm và tỷ lệ % sợi ST và FT , nhưng các VĐV lặn tốc độ và sức bền không có sự khác biệt về mặt này. Vì vậy thành phần sợi cơ của VĐV dường như chỉ mang một ý nghĩa nhỏ bé đối với sự thành công trong thi đấu . Từ những vấn đề nêu trên có thể rút ra một số nhận xét: - Sức mạnh có vai tró hết sức quan trọng đến tốc độ bơi lặn, lực cản của nước rất lớn và tỷ lệ bơi bình phương với tốc độ bơi. Vì vậy tốc độ bơi càng lớn thì 7 sức mạnh càng tăng và khả năng phát huy sức mạnh của VĐV bơi lặn là yếu tố quyết định tốc độ bơi . - Lặn là hoạt động có chu kỳ, để hoàn thành cự ly bơi lặn,VĐV phải lặp lại nhiều lần các hoạt động dùng sức. Thành tích bơi lặn là kết quả của việc phát huy sức mạnh của mỗi chu kỳ động tác và khả năng duy trì cường độ đó trên toàn cự ly. Vì vậy sức mạnh mà VĐV bơi lặn cự ly ngắn cần là sức mạnh bền và sức mạnh tốc độ là khả năng lặp lại nhiều lần hoạt động sức mạnh hay khả năng duy trì cường độ hoạt động sức mạnh trên toàn cự ly. Qua nhiều công trình nghiên cứu, người ta thấy được độ đậm đặc của môi trường nước gấp mấy trăm lần so với không khí, do lực cản của nước rất lớn vì vậy để đưa được cơ thể tiến về phía trước với tốc độ cao thì người bơi lặn phải nỗ lực rất cao trong các hoạt động dùng sức. Sức mạnh của VĐV bơi lặn tạo ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố và yếu tố có tính cơ sở là khả năng đã có về sức mạnh lại phụ thuộc vào hiệu quả của sự phát huy khả năng sức mạnh chứ không phải là cứ có sức mạnh là lặn nhanh, không có khả năng về sức mạnh thì không có sức mạnh mà phát huy, cho nên việc huấn luyện yếu tố sức mạnh là yếu tố bước đầu. Lực do con người sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng vật thể chịu tác động và tốc độ di chuyển của vật đó. Theo HônTraorôp thì con người thực hiện một loạt các động tác với sự nỗ lực cơ bắp tối đa để có thể di chuyển một vật thể có khối lượng khác nhau thì sinh ra lực khác nhau. Tốc độ càng cao thì lực càng nhỏ, mối quan hệ này được thể hiện bằng phương trình động lực cơ bắp cơ bản: (P+a).(v+b)= (Po +a) = k P: là lực do con người phát huy Po: là sức mạnh tối đa V: là tốc độ di chuyển của vật thể hay của cơ thể k,a,b : là các hằng số cá nhân 8 Phương trình trên không chỉ cho thấy thuỷ lực và tốc độ tỷ lệ nghịch với nhau mà chỉ phụ thuộc vào lực cơ học và tốc độ trong các động tác với trọng lượng khác nhau vào sức mạnh tối đa. Trong hoạt động thể thao, sức mạnh biểu hiện gắn liền với một dạng vận động chuyên môn nào đó. Mục đích của huấn luyện sức mạnh không chỉ là phát triển khả năng sức mạnh mà còn phải làm thế nào để khả năng đã được phát triển của khả năng đó phát huy cao nhất trong các hoạt động dùng sức. Đối với VĐV bơi lặn, việc phát huy tiềm năng sức mạnh và sức mạnh tốc độ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cự ly thi đấu càng ngắn thì vai trò của sức mạnh tốc độ và sức mạnh càng cao. Từ những vấn đề trên chúng tôi rút ra nhận xét: - Sức mạnh và sức mạnh tốc độ có vai trò quan trọng trong các môn thể thao có chu kỳ cự ly ngắn. Lực cản của nước rất lớn và tỷ lệ bình phương với tốc độ bơi lặn, muốn tăng tốc độ bơi lặn càng lớn thì việc phát huy sức mạnh của VĐV càng cao. Vì vậy sức mạnh và sức mạnh tốc độ là yếu tố quyết định thành tích bơi lặn trong cự ly ngắn. Trong môn lặn việc phát triển cũng như phát huy tốt các tiềm năng sức mạnh ở trên cạn chuyển hóa xuống môi trường nước, nghĩa là biến dần các năng lực sức mạnh rèn luyện được ở trên cạn chuyển hóa thành năng lực sức mạnh vận động ở môi trường nước. Đây là chuyển giao có ý nghĩa lớn là một trong những cơ sở ảnh hưởng đặc biệt đến thành tích, song không có nghĩa là chỉ quan tâm tới huấn luyện sức mạnh ở trên cạn mà thành tích lặn được tăng lên, hoặc coi đây là nhân tố tác động cơ bản quyết định đến hiệu quả lặn mà phải đặc biệt chú trọng huấn luyện sức mạnh ở dưới nước là chủ yếu. Vì đây là môi trường ảnh hưởng trực tiếp trong tập luyện và thi đấu có tính quyết định. Môi trường nước là chất lỏng không có điểm tựa vững chắc và lại có lực cản vì vậy cơ thể phải thắng được lực cản đó để tiến về phía trước. 9 1.5. Vai trò và đặc điểm sức mạnh của các nhóm cơ thực hiện động tác chân đối với việc nâng cao khả năng sức mạnh và thành tích cho VĐV. 1.5.1. Vai trò sức mạnh của các nhóm cơ tham gia động tác đập chân. Trong động tác đập chân có sự tham gia của các nhóm cơ chính như: cơ mông to, cơ mông nhỏ, cơ tứ đầu đùi, cơ nhị đầu đùi, cơ cẳng chân…. Các cơ tham gia động tác đập chân, dùng lực với trình tự và mức độ khác nhau nhằm điều chỉnh cho phương hướng động tác đúng với yêu cầu kỹ thuật và tạo độ nổi cho cơ thể từ đó giảm bớt lực cản của nước khi bơi lặn. Tuy nhiên để nhận thức thấu đáo hoàn toàn mối quan hệ mật thiết giữa tập luyện sức mạnh chi dưới, trước tiên chúng ta phải hiểu những mối quan hệ giữa sức mạnh và công suất, giữa sức mạnh và sức bền cơ. Sức mạnh có thể định nghĩa như là tổng số lực mà một người có thể dùng cho một nỗ lực tối đa. Nói đến công suất là nói đến sự dùng lực. Tốc độ đó là một khía cạnh cần thiết của sự biểu hiện sức mạnh trong đa số các môn thể thao và lặn không phải là trường hợp ngoại lệ. Các VĐV lặn phải có một tần số động tác hợp lý trong từng cự ly thi đấu, đối với các cự ly ngắn thì khả năng dùng lực và tốc độ dùng lực đều quan trọng trong sự thành công khi thi đấu. Tất cả việc tập luyện được dựa trên nguyên tắc vượt tải trọng và tăng tiến. Khi sức mạnh tăng thì sức cản cũng được tăng lên để tiếp tục vượt tải trọng đối với các cơ, vì thế sức mạnh sẽ lại tăng, hơn thế nữa cách thức rõ ràng nhất đối với những VĐV hiện nay để áp dụng nguyên tắc sức cản tăng tiến là tăng thêm trọng lượng vào mỗi khi xác định được họ có khả năng làm như thế. Động tác đập chân của lặn là 2 chân cùng đập xuống( gần giống như động tác đập chân của kiểu bơi bướm) bao gồm tất cả các nhóm cơ và giây chằng chi dưới cùng với nhóm cơ thắt lưng. Từ những phân tích trên ta thấy sức mạnh của các nhóm cơ thực hiện động tác chân là một yếu tố quan trọng để VĐV nắm vững kỹ thuật nhằm tạo lực tiến, lực nổi để không ngừng nâng cao thành tích cho bản thân. 10 [...]... õy chớnh l phng hng cho ti cn nghiờn cu khc phc v nõng cao hiu qu vn dng cỏc bi tp phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln c ly 100m VHCV la tui 13 14 tnh Thanh Hoỏ 3.2 ng dng v ỏnh giỏ hiu qu bi tp trờn cn v di nc phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln c ly 100m VHCV la tui 13 14 tnh Thanh Hoỏ 3.2.1.La chn bi tp phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln c ly 100m VHCV la tui 13 14 tnh Thanh Hoỏ cú th la... ti nghiờn cu khc phc, nõng cao hiu qu v vn dng cỏc bi tp phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln c ly 100m la VHCV tui 13 - 14 tnh Thanh Húa 19 3.1.2 Thc trng kh nng phỏt huy sc mnh tc ca nam VV ln VHCV c ly 100m la tui 13- 14 tnh Thanh Húa ỏnh giỏ c kh nng phỏt huy sc mnh tc ca nam VV ln c ly 100m la VHCV tui 13 - 14 tnh Thanh Húa ti tin hnh xỏc nh cỏc test ỏnh giỏ, qua tham kho ti liu chuyờn mụn... ln c 100m vũi hi chõn vt la tui 13 - 14 tnh Thanh Húa 3.1.1 Thc trng vic s dng cỏc bi tp phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln c 100m vũi hi chõn vt la tui 13 - 14 tnh Thanh Húa nm c thc trng vic s dng cỏc bi tp phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln c 100m vũi hi chõn vt la tui 13 - 14 tnh Thanh Húa Chỳng tụi ó tin hnh quan sỏt thc t cỏc bui tp phỏt trin sc mnh tc ca VV tnh Thanh Húa, ng thi tin hnh phng... Nhúm cỏc bi tp trờn cn 15 1 0 15 1 0 14 1 1 9 4 3 13 3 0 6 5 4 8 6 2 15 1 0 10 6 0 13 2 1 B Nhúm cỏc bi tp di nc 15 1 0 15 1 0 13 1 2 12 3 1 15 1 0 10 3 3 8 5 3 13 1 2 14 2 0 14 3 1 Tng im 47 47 45 38 45 32 38 47 42 44 47 47 43 43 47 39 37 43 46 47 Kt qu phng vn la chn cỏc bi tp phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln c ly 100m VHCV la tui 13 14 tnh Thanh Hoỏ Kt qu bng 3.6 cho thy cỏc bi tp cú im cao t 44... kộo t 30kg Bng 3.7 Cho thy cú 12 bi tp la chn thc nghim gm 6 bi tp trờn cn v 6 bi tp di nc 3.2.2 ng dng v ỏnh giỏ hiu qu cỏc bi tp phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln VHCV la tui 13 14 tnh Thanh Húa Thi gian thc nghim c tin hnh trong 4 thỏng t ngy 12/5/2010n 13/ 9/2010 * a im thc nghim: Trung tõm th dc th thao Thanh Húa * i tng khỏch th: 15 nam VV ln c ly 100m VHCV la tui 13 14 tnh Thanh Húa * i tng... hun luyn, din bin v s phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln VHCV c ly 100m tnh Thanh Húa 15 2.1.4 Phng phỏp kim tra s phm Bng phng phỏp kim tra s phm ti ó cú c cỏc kt qu kim tra nng lc sc mnh ca i tng trc v sau thc nghim, cú c cỏc thụng tin cn thit cho vic ỏnh giỏ hiu qu ca vic s dng cỏ bi tp phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln VHCV la tui 13 - 14 c ly 100m tnh Thanh Húa 2.1.5 Phng phỏp thc nghim s phm... ca nam VV ln VHCV la tui 13 14 tnh Thanh Húa 33 KT LUN V KIN NGH I KT LUN Kt qu nghiờn cu ó cho phộp ti i n nhng kt lun sau: 1.1.Kt qu nghiờn cu ti ó la chn c 4 test kim tra ỏnh giỏ sc mnh tc cho nam VV ln c ly 100m VHCV la tui 13- 14 tnh Thanh Hoỏ 1.Test bt bc cao 30cm trong 30 giõy (sl\s) 2.Test gỏnh t 25kg bt nhy 30 giõy(sl\s) 3.Test kim tra thnh tớch 50m ln VHCV (s) 4.Test kim tra thnh tớch 100m. .. thong bỏo v tin cy, ti s dng ỏnh giỏ trỡnh sc mnh tc cho VV ln c ly 100m la tui 13 - 14 VHCV tnh Thanh Hoỏ Bao gm cỏc test sau: 21 Test bt bc cao 30cm trong 30s Test gỏnh t 25kg bt nhy trong 30s Test kim tra thnh tớch ln 50m VHCV Test kim tra thnh tớch ln 100m VHCV * Kt qu kim tra trỡnh sc mnh tc vi 10 VV nam ln VHCV la tui 13 14 tnh Thanh Hoỏ Kt qu kim tra theo 4 test ó c ỏnh giỏ theo tiờu... 20 100 0 0 0 0 17 85 2 10 1 5 17 85 1 5 2 10 im Qua bng 3.5 cho thy : S phiu cỏc chuyờn gia mc quan trng vỡ vy ti s dng c 5 nguyờn tc trờn lm c s cho vic la chn cỏc bi tp phỏt trin sc mnh tc cho nam VV ln VHCV c ly 100m la tui 13 14 tnh Thanh Hoỏ Bc 2 : Da vo cỏc ti liu chuyờn mụn, qua quan sỏt v tham kho kinh nghim ca mt s HLV ln VHCV c ly ngn ca n v khỏc ( H 24 Ni, Nng, H Chớ Minh ) ng thi s... cu ó ng dng cú tỏc dng tt phỏt trin sc mnh tc cho VV ,s khỏc bit tt c cỏc ni dung kim tra vi ttinh>tbang t tin cy ngng xỏc xut p . luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV lặn cự 100m vòi hơi chân vịt lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Thanh Hóa. 3.1.1 Thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV lặn cự 100m vòi hơi. hơi chân vịt lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Thanh Hóa. Để nắm được thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV lặn cự 100m vòi hơi chân vịt lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Thanh Hóa. Chúng. mạnh tốc độ cho nam VĐV lặn cự ly 100m lứa VHCV tuổi 13 - 14 tỉnh Thanh Hóa. 18 3.1.2 Thực trạng khả năng phát huy sức mạnh tốc độ của nam VĐV lặn VHCV cự ly 100m lứa tuổi 13- 14 tỉnh Thanh Hóa. Để