1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu lựa CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO TRẺ lứa TUỔI 15 TỈNH sơn LA

89 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện đề tài "Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La" tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, t

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học s phạm hà nội

Trang 2

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên taekwondo trẻ

Tụi xin cam đoan đõy là cụng trỡnh nghiờn cứu của riờng tụi Đõy làcụng trỡnh nghiờn cứu đầu tiờn về bài tập nhằm phỏt triển sức mạnh tốc độcho vận động viờn lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La, những số liệu trong đề tài hoàntoàn chưa được cụng bố trong bất kỳ một đề tài nào khỏc

Tỏc giả luận văn

Nguyễn Mạnh Tuấn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài "Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát

triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La" tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo,

thầy cô giáo, cán bộ khoa Giáo dục Thể chất, Phòng Sau đại học trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành về sự giúp đỡ đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt sâu sắc tới TS Phạm Đông Đứcngười thầy đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành luận này

Tôi xin trân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tạitrường Đại học Tây Bắc và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện vàgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Tuấn

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc của luận văn 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1 Quan niệm về sức mạnh và vai trò của sức mạnh trong thể thao 9

1.1.1 Khái niệm sức mạnh 9

1.1.2 Phân loại sức mạnh 10

1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh 11

1.2 Vai trò và ý nghĩa của sức mạnh tốc độ trong môn Taekwondo 12

1.2.1 Khái quát về môn Taekwondo 12

1.2.2 Các kỹ thuật cơ bản của môn Võ thuật Taekwondo 13

1.2.3 Các tố chất thể lực của VĐV Taekwondo 14

1.3 Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 15 16

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của nữ VĐV lứa tuổi 15 16

1.3.2 Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ ở VĐV lứa tuổi 15 19

1.4 Phát triển các tố chất thể lực cho VĐV 20

1.4.1 Phát triển tố chất sức mạnh cho VĐV 20

1.4.2 Phát triển tố chất sức nhanh cho VĐV: 24

Tiểu kết chương 1 33

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VĐV TAEKWNDO 15 TỈNH SƠN LA 35

Trang 5

2.1 Thực trạng việc huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La 35 2.2 Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La 38 2.2.1 Cơ sở xây dựng bài tập huấn luyện thể thao 38 2.2.2 Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La 38 CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VĐV TAEKWONDO 15 TỈNH SƠN LA 55 3.1 Nghiên cứu lựa chọn các Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 55 3.1.1 Các bước nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 55 3.1.2 Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La 55 3.1.3 Xác định độ tin cậy của các Test đánh giá sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 59 3.1.4 Xác định tính thông báo của các Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 61 3.2 Nghiên cứu ứng dụng các bài tập đánh giá sức mạnh tốc độ đã lựa chọn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La 62 3.2.1 Nghiên cứu xây dựng chương trình thực nghiệm cho đối tượng nghiên cứu 62 3.2.2 Xây dựng tiến trình thực nghiệm cho đối tượng nghiên cứu 63 3.3 Nghiên cứu đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã lựa chọn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 68 3.3.1 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 68 3.3.2 Kết quả kiểm tra sau 3 tháng thực nghiệm ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã lựa chọn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 69

Trang 6

3.3.3 Kết quả kiểm tra sau 6 tháng thực nghiệm với các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã lựa chọn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNGBảng 2.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ Taekwndo 40

Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La 57

Bảng 3.2 Độ tin cậy của các Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 60

Bảng 3.3 Xác định tính thông báo của các Test đã lựa chọn với thành tích thi đấu của VĐV Taekwondo15 tỉnh Sơn La 61

Bảng 3.4 Nội dung tiến trình thực nghiệm đợt 1 (3 tháng) 64

Bảng 3.5 Nội dung tiến trình thực nghiệm đợt 2 (3tháng) 66

Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm 68

Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 3 tháng thực nghiệm 69

Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 6 tháng thực nghiệm 71

Bảng 3.9: So sánh nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứngsau 3 tháng và sau 6 tháng thực nghiệm 72

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1 Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn lần 1 và lần 2 40 Biểu đồ 3.1 So sánh mức độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 3 tháng thực nghiệm 74

Biểu đồ 3.2 So sánh mức độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ của hai nhóm thựcnghiệm và đối chứng sau 6 tháng thực nghiệm 74

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay việc nâng cao thành tích thể thao của nước ta lên mức hàngđầu Đông Nam Á và từng bước tiếp cận với thế giới đã trở thành một yêu cầucủa quốc gia, dân tộc trên con đường hội nhập quốc tế, nhằm phục vụ sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Để thực hiện mục tiêu đó, ngành Thể dục Thể thao đã ra chiến lược đổimới công tác đào tạo tài năng Thể thao trẻ, trong đó có nhấn mạnh đến việcphải tập trung phát triển một số môn thể thao mũi nhọn (thế mạnh) để thamgia các đại hội Thể thao khu vực và quốc tế

Taekwondo được xác định là một trong những môn thể thao mũi nhọn đó,

và nó đã sớm khẳng định sự đúng đắn của việc lựa chọn này, khi trong cáccuộc thi đấu khu vực và quốc tế các vận động viên Taekwondo Việt Nam, đặcbiệt là các nữ vận động viên luôn giành được những thứ hạng cao

Điều này cũng đồng thời cho thấy, chúng ta đã có một hệ thống đào tạovận động viên Taekwondo tương đối hoàn chỉnh Tuy nhiên, để đạt đượcthành tích cao và ổn định trong các cuộc thi đấu quốc tế lớn thì việc hoànthiện hệ thống đào tạo vận động viên luôn được đặt ra với các nhà chuyênmôn Taekwondo Việt Nam, trong đó phải đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện

hệ thống huấn luyện thể lực cho vận động viên Bởi bên cạnh các yếu tố hiểubiết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật thì thể lực là một trong nhữngnhân tố quan trọng nhất, quyết định thành tích các môn thể thao Hơn nữa,huấn luyện thể lực lại là một trong hai đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình

huấn luyện thể thao, là tiền đề để nâng cao thành tích thể thao.

Để hoàn thiện được hệ thống huấn luyện thể lực cho vận động viên thìviệc hoàn thiện hệ thống các phương tiện, phương pháp huấn luyện thể lựccần được đặt lên hàng đầu

Trang 11

Trên cơ sở đó, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng công tác huấn thểlực cho VĐV Taekwondo tỉnh Sơn La, chúng tôi xác định nghiên cứu đề tài:

"Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam

VĐV Taekwondo trẻ lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La”.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn được các bài tập có hiệuqủa cao trong việc phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekowndo lứatuổi 15 tỉnh Sơn La Qua đó nâng cao trình độ thể lực và thi đấu cũng nhưthành tích của nam VĐV Taekowndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La

3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Vận động viên Taekowndo lứa tuổi 15

tỉnh Sơn La

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho

nam VĐV Taekowndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La

4 Giả thuyết khoa học

Chúng tôi giả thiết rằng, khả năng sức mạnh tốc độ cho của nam VĐVTaekowndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La hiện nay còn nhiều hạn chế (làm ảnhhưởng lớn đến trình độ thi đấu của VĐV) do các bài tập phát triển sức mạnhtốc độ cho đối tượng này chưa phù hợp Nếu có được những bài tập phát triểnsức mạnh tốc độ khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn thì khả năng sứcmạnh tốc độ cho của nam VĐV Taekowndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La sẽ đượcnâng lên, qua đó sẽ nâng cao được hiệu quả công tác đào tạo cũng như thànhtích cho VĐV Taekowndo tỉnh Sơn La

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành giảiquyết hai nhiệm vụ sau:

Trang 12

5.1 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc

độ cho nam VĐV Taekowndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La

5.2 Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh tốc độ

đã lựa chọn cho nam VĐV Taekowndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekowndo lứa tuổi

15 tỉnh Sơn La

- Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã lựa chọn cho nam VĐV

Taekowndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La

7 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụngcác phương pháp nghiên cứu sau:

7.1 Phương pháp tham khảo tài liệu:

Sử dụng phương pháp này nhằm tìm ra các cơ sở chung, chuyên môncủa các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekowndo lứatuổi 15 Ở đây chúng tôi đã phân tích, tổng hợp nhiều vấn đề có ý nghĩa khoahọc cho việc lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐVTaekowndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La

Các tài liệu chúng tôi đã sử dụng gồm có:

- Các chỉ thị, văn bản, quyết định của đảng và nhà nước về thể dục thểthao trong giai đoạn mới, định hướng công tác thể dục thể thao…

- Sách lý luận, tâm lý, sinh lý học, các sách huấn luyện về chuyên mônTaekowndo

- Các đề tài nghiên cứu về môn Taekowndo

7.2.Phương pháp quan sát sư phạm.

Chúng tôi tiến hành quan sát các buổi huấn luyện sức mạnh tốc độ chovận động viên Taekowndo thuộc các đơn vị có thành tích huấn luyện tốt trên

Trang 13

địa bàn tỉnh Sơn La và các tỉnh khác… từ đó tìm ra bài tập sử dụng tronghuấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekowndo lứa tuổi 15 Đồngthời chúng tôi còn thu thập các thông tin khác để giải quyết các nhiệm vụ của

đề tài

7.3 Phương pháp phỏng vấn.

Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp:Phương pháp phỏng vấn gián tiếp nhằm thu thập số liệu cần nghiên cứu.Nội dung phỏng vấn gồm các vấn đề cụ thể theo phiếu phỏng vấn ( phụ lục)

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu thêm và sâu sắc hơnnhững vấn đề mà phiếu hỏi chưa đáp ứng được

Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi đã hỏi các giảng viên, hấn luyệnviên môn Taekowndo ở tỉnh Sơn La và HLV ở các tỉnh thành có phong tràoTaekowndo phát triển về các bài tập thường được sử dụng trong huấn luyệnsức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekowndo lứa tuổi 15

7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Ở đề tài này chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại thành Sơn La,tỉnh Sơn La

+ Nhóm 1: Gồm 12 VĐV tập theo các bài tập mới lựa chọn gọi lànhóm thực nghiệm

+ Nhóm 2: Gồm 13 VĐV tập theo các bài tập cũ gọi là nhóm đối chứng

- Mục đích của phương pháp này là thông qua việc đưa các bài tập mớivào tập luyện, qua đó kiểm nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đếnviệc phát triển khả năng sức mạnh tốc độ trên đối tượng nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thực hiện phương pháp thựcnghiệm sư phạm song song để so sánh hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

Trang 14

7.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích đánh giá trình độ sức mạnhtốc độ cho nam VĐV Taekowndo lứa tuổi 15 Ở đây chúng tôi lựa chọnđược 8 Test sư phạm sau:

Yêu cầu: Thực hiện một lần với tốc độ tối đa, không được giảm tốc

độ khi chưa vượt qua đích

Test 2: Bật xa tại chỗ (cm).

Mục đích: đánh giá sức mạnh tốc độ chân

Thực hiện: Người thực hiện đứng trước vạch xuất phát, nhún ngườilấy đà thực hiện động tác bật xa hết sức về phía trước Thành tích được tính làkhoảng cách từ vạch xuất phát tới điểm gần vạch xuất phát nhất sau khi cơ thểchạm đất Thực hiện hai lần, lấy thành tích lần cao hơn

Yêu cầu: Thực hiện với thành tích tối đa, khi tiếp đất không được ngãhay chống tay về sau

Test 3: Nằm sấp chống đẩy 15s (lần).

Mục đích: đánh giá sức mạnh tốc độ đôi tay VĐV

Thực hiện: Người thực hiện nằm sấp thân người thẳng, hai tay chốngtrước , khi có hiệu lệnh hạ thân ,gập tay ở khớp khuỷu sao cho cánh tay vàcẳng tay vuông góc với nhau

Trang 15

Yờu cầu: Thực hiện đỳng kỹ thuật, với thành tớch tối đa.

Bài tập 4 Hai tay nắm dõy chun đấm tốc độ 15s (lần).

Mục đớch: đỏnh giỏ sức mạnh tốc độ đụi tay VĐV

Thực hiện : Ngời thực hiện đứng trung bình tấn đấm nhanh tay liên tục.+ Yêu cầu: Ngời thực hiện với tốc độ tối đa

Bài tập 5 Đấm tốc độ thượng đẳng, trung đẳng , hạ đẳng 15s (lần).

Mục đớch: đỏnh giỏ sức mạnh tốc độ đụi tay VĐV

Thực hiện : Ngời thực hiện đứng trung bình tấn đấm nhanh thợng

đẳng, trung đẳng , hạ đẳng liên tục

+ Yêu cầu: Ngời thực hiện với tốc độ tối đa

Test 6 : Buộc chun cổ chõn đỏ vũng cầu 15s

Mục đớch: Đỏnh giỏ sức mạnh tốc độ đụi chõn VĐV

Thực hiện: Người phục vụ cầm đớch đứng đối diện người thực hiện.Người thực hiện đứng thủ tự nhiờn quay mặt vào đớch, đớch cao 1,2m Ngườithực hiện thủ tự nhiờn, khi cú tớn hiệu bắt đầu lập tức thực hiện đũn đỏ vũngcầu cho tới hết thời gian quy định Thành tớch được tớnh là số lần thực hiệnđỳng yờu cầu trong khoảng thời gian quy định Thực hiện một lần duy nhất

Yờu cầu: Thực hiện đỳng kỹ thuật đũn vũng cầu Thực hiện với tốc

độ tối đa cho tới hết thời gian quy định Thành tớch được tớnh là số lần thựchiện đỳng yờu cầu trong khoảng thời gian quy định Thực hiện 1 lần duy nhất

Yờu cầu: Thực hiện đỳng kỹ thuật,cú lực, trỳng đớch Thực hiện vớitốc độ tối đa

Trang 16

Test 8: Chân đeo bao chì đá ngang 15s (lần).

Mục đích: đánh giá sức mạnh tốc độ chân VĐV

Thực hiện: Bố trí hai đích đối diện cao 1,2m, cách nhau 3,4m, ngườithực hiện đứng thủ tự nhiên quay mặt vào 1 đích, khi có tín hiệu bắt đầu, lậptức thực hiện đá ngang vào một đích sau đó lướt sang đích đối diện thực hiệnđòn đá ngang Thực hiện với tốc độ tối đa cho tới hết thời gian quy định.Thành tích được tính là số lần thực hiện đúng yêu cầu trong khoảng thời gianquy định Thực hiện 1 lần duy nhất

Yêu cầu: Thực hiện đòn đá đúng kỹ thuật, trúng đích, có lực và thựchiện với tốc độ tối đa

7.6 Phương pháp toán học thống kê.

Được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được qua phỏng vấn, quátrình lập Test

Chúng tôi sử dụng trong đề tài các công thức sau:

x i

Trang 17

c a c

b a

n n

x x t

2 2

1 (

6

n n

5

1 2

V V

V V W

Trong đó: V1: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

V2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

8 Cấu trúc của luận văn

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chonam VĐV Taekowndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La

Chương 3: Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã lựachọn cho nam VĐV Taekowndo lứa tuổi 15 tỉnh Sơn La

Kết luận và kiến nghị

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Quan niệm về sức mạnh và vai trò của sức mạnh trong thể thao

1.1.1 Khái niệm sức mạnh

Sức mạnh là khả năng con người khắc phục lực cản bên ngoài hoặcchống lại lực cản đó nhờ sự nỗ lực của cơ bắp Trong huấn luyện thể thao thìhuấn luyện sức mạnh là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoahọc, các chuyên gia, huấn luyện viên thể thao, song khi đề cập đến vấn đề nàychúng tôi đã thấy các tác giả có nhiều quan điểm khác nhau

Theo quan điểm của các nhà lý luận cho rằng sức mạnh là khả năng conngười khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc chống lại nó bằng sự nỗ lực cơbắp Cơ bắp có thể sinh ra lực bằng những trường hợp sau:

- Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh)

- Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)

- Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ)

Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học, các nhà nghiên cứu đã đi đếnmột số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh

- Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệtvới các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường

- Trong chế độ nhượng bộ, khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôi khigấp hai lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh

- Trong các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ

- Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khảnăng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa không có tương quan với nhau

Trang 19

Cũng theo các tác giả trên thì các phương pháp, biện pháp để huấnluyện nâng cao tố chất sức mạnh gồm một số loại như: Bài tập kháng trở lực(mang nặng), bài tập đối kháng, bài tập lợi dụng sức nảy, bài tập dụng cụchuyên môn, bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể, bài tập khắc phục lực cảnbên ngoài (chạy dốc, chạy băng chuyền, nhảy hố cát…)

Chính vì vậy huấn luyện tố chất sức mạnh – tốc độ cơ bản là cơ sở trongphát triển các tố chất khác giữ vai trò động lực trong hoạt động của con ngườinói chung và hoạt động thể thao nói riêng Không có một hoạt động nào củacon người thoát khỏi hoạt động cơ bắp dưới nhiều hình thức khác nhau

Khối lượng khi tập luyện cơ cần chú ý phải căn cứ vào mục đích huấnluyện mà quyết định cường độ, thời gian, số lần (cơ co rút nhanh) Để tăngsức mạnh tối đa thì tốc độ không nên quá nhanh, lý do cơ bản là vấn đề thầnkinh điều khiển về nghỉ giữa các bài tập tuỳ thuộc mục đích khác nhau củahuấn luyện để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý Để phát triển sức mạnh tối đa thìthời gian nghỉ dài để hồi phục, đồng thời phải chú ý số lượng cơ tham gia màquyết định thời gian nghỉ dài hay ngắn, phải dùng phương pháp thả lỏng cơtích cực trong thời gian nghỉ

Sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh, làhình thức co rút cơ bắp thường thấy, thường dùng, không thể thiếu trong hoạt

Trang 20

động và vận động thể thao nên đây là yếu tố cơ bản xuyên suốt trong toàn bộquá trình phát triển sức mạnh của VĐV nhiều môn thể thao.

Sức mạnh tốc độ gồm có hai mặt cấu thành liên quan hữu cơ thống nhấtvới nhau là sức mạnh và tốc độ Tốc độ động tác nếu có sức mạnh lớn thì giátrị tốc độ nhanh Vì thế, muốn có sức mạnh nhanh – sức mạnh tốc độ thì phảiphát triển hai yếu tố thành phần đó trong một thể hữu cơ thống nhất Pháttriển sức mạnh dễ hơn và nhanh hơn phát triển tốc độ Chính vì thế có không

ít người sức mạnh cơ sở tốt lại không có tốc độ nhanh tương ứng Vì thế phảicoi trọng huấn luyện nâng cao sức mạnh cơ sở đồng thời kết hợp với huấnluyện tốc độ, tức là mạnh để nhanh

Sức mạnh bộc phát là một hình thức của sức mạnh tốc độ, là tổng hoànăng lực co rút của các nhóm cơ thể hiện tính phối hợp nhịp nhàng cao giữacác nhóm cơ đó Sức mạnh bộc phát gồm các thành tố hữu cơ là tốc độ và sựphối hợp kỹ thuật

1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh

Trong quá trình tập luyện TDTT, tất cả các tố chất thể lực đều đượcphát triển Sự hoàn thiện của tố chất vận động này bao giờ cũng kèm theo sựhoàn thiện tố chất vận động khác Tuy nhiên, sự hoàn thiện của tố chất sứcmạnh tốc độ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Cụ thể là:

1.1.3.1 Yếu tố tâm lý:

Để phát triển tố chất sức mạnh trong hoạt động TDTT thì người VĐVphải có đặc trưng cá tính tâm lý: Tính ham thích hoạt động TDTT, tính mụcđích (hay động cơ tập luyện) có như vậy VĐV mới nỗ lực ý chí cao để khắcphục lực đối kháng bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp Mặt khác VĐV phải

có sự nỗ lực tập luyện và sẵn sàng chịu đựng LVĐ lớn của bài tập bởi lẽ nếukhông có tâm lý sẵn sàng tập luyện, sợ cảm giác hoạt động với khối lượng lớnthì sức mạnh tốc độ sẽ không phát triển được Trong tập luyện người tập phải

Trang 21

gánh chịu một LVĐ rất lớn vì vậy họ phải biết tự động viên và phát huy nănglực của cơ Bên cạnh đó còn phải biết điều khiển có ý thức sự tập trung chú ýcủa bản thân vào thực hiện động tác của bài tập cho hợp lý.

1.1.3.2 Trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động:

Trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động cũng có ý nghĩa to lớnđến sự phát triển của tố chất sức mạnh tốc độ Kỹ thuật động tác hợp lý vàkhả năng phối hợp vận động nhuần nhuyễn tạo nên sức mạnh Mặt khác, giữa

kỹ thuật và tốc độ tối đa tương quan chặt chẽ với nhau, cho nên tốc độ độngtác cao khi kỹ thuật động tác thuần thục

1.2 Vai trò và ý nghĩa của sức mạnh tốc độ trong môn Taekwondo

1.2.1 Khái quát về môn Taekwondo

Môn Taekwondo đã được nhiều tác giả nghiên cứu về huấn luyện thểlực, kỹ chiến thuật, kế hoạch huấn luyện dài hạn, Trình độ tập luyện… NguyễnVăn Chung và cộng sự (1999) [23]; Trương Ngọc Để và cộng sự (2001) [26];Nguyễn Mạnh Hùng (2001) [27]; Nguyễn Thy Ngọc (2008) [29]

Taekwondo là một môn Võ thuật bắt nguồn từ bán đảo Triều Tiênkhoảng một thế kỷ trước công nguyên “Tae” có nghĩa là chân, “Kwon” nghĩa

là tay, “Do” nghĩa là đạo “Taekwondo” có nghĩa là nghệ thuật tu luyện đạo lýkết hợp các phương pháp sử dụng tay và chân để thu phục, khống chế, bắtkhóa, tấn công, phòng thủ và triệt hạ đối thủ Nội tâm luyện tinh thần khíchất, ngoại tâm luyện các tư thế, cách di chuyển, các đòn tấn công, phản công

và phòng thủ Qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử bán đảo Triều Tiên

và lịch sử thế giới, ngày nay Taekwondo phân thành 2 loại (hệ phái):Taekwondo truyền thống hay còn gọi là hệ phái: ITF (InternationaTaekwondo Feredation) và Taekwondo thi đấu Olympic hiện đại hệ phái:WTF (World Taekwondo Feredation) Taekwondo hiện đại hấp thụ tinh hoaTaekwondo truyền thống và hoàn thiện về đặc điểm kỹ thuật chân, phù hợp

Trang 22

với luật thi đấu thể thao hiện đại, Taekwondo là môn võ điển hình cho mầusắc văn hóa Phương Đông, là một loại hình nghệ thuật, là phương pháp rènluyện thân thể có hiệu quả cao, làm phong phú đời sống tinh thần, nâng caotinh thần thượng võ, rèn luyện nhân cách, đạo đức và nghi lễ Trước và saumỗi buổi tập, người tập đều phải thực hiện nghi thức chào quốc kỳ, bái lễ, tôn

sư trọng đạo

1.2.2 Các kỹ thuật cơ bản của môn Võ thuật Taekwondo

Taekwondo là một môn thể thao thi đấu gồm hai phần chính: Phần thiđấu Quyền (Poomse) gồm các nội dung thi đấu Quyền Tiêu chuẩn và QuyềnSáng tạo của cá nhân, đôi nam nữ và Đồng đội chia theo các nhóm lứa tuổi.Phần thi đấu đối kháng gồm các nội dung thi đấu đối kháng theo các hạng cân

cá nhân và đồng đội nam, nữ (Kyrugi) chia theo các nhóm lứa tuổi, có sự tácđộng, va chạm trực tiếp giữa các bộ phận cơ thể của cả hai đấu thủ Nó cónhững đặc điểm riêng biệt nổi bật so với các môn võ khác ở chỗ sử dụng rấtlinh hoạt và hoàn thiện đôi chân trong thi đấu, nói cách khác Taekwondo chủyếu sử dụng các kỹ thuật chân để tấn công hoặc phòng thủ chính vì thế nó tạo

ra nhiều sự biến hóa và hoa mỹ trong từng động tác, kỹ thuật nhưng không hềthiếu tính hiệu quả và thực tiễn, đồng thời độ nguy hiểm cũng rất cao Mộtđấu thủ nếu bị đánh trúng một đòn đá vào mặt hoặc vào bụng có thể sẽchoáng váng thậm chí bị knock out, mặc dù những phần cơ thể nguy hiểm đãđược bảo vệ bằng mũ, áo giáp và các trang thiết bị bảo vệ Chính vì vậy mỗiđấu thủ phải được rèn luyện rất tỉ mỉ về những kỹ thuật tấn công và phươngpháp phòng thủ thật tốt để tránh những chấn thương không đáng có trong quátrình tập luyện cũng như trong thi đấu

Các kỹ thuật chân của Taekwondo rất đa dạng và phong phú song songvới điều này là sức mạnh và tốc độ trong từng đòn đánh, với những VĐV

Trang 23

đẳng cấp cao có thể thực hiện 3 đến 5 đòn trong vòng 1 giây và sức công phácủa nó rất lớn.

Một số kỹ thuật đặc trưng nhất của Taekwondo được sử dụng rất nhiềutrong tập luyện cũng như thi đấu đạt hiệu cao được thống kê qua rất nhiều giảicấp quốc gia, quốc tế và thế giới gồm có: Đá tống trước (Ap-Chagi); Đá tốngngang (Yop-Chagi); Đá vòng cầu (Dollyo-Chagi); Đá móc gót (Bandal-Chagi); Đá quay sau móc gót 3600 (Bitureo-Chagi); Đá tống sau (Dwi-Chagi); Đá chẻ (Naeryo-Chagi); và nhiều kỹ thuật khác Từng kỹ thuật đá

đó khi kết hợp với tư thế tấn và các bước di chuyển hoặc phối hợp với nhau sẽtrở thành những vũ khí tấn công hoặc phòng thủ vô cùng lợi hại

1.2.3 Các tố chất thể lực của VĐV Taekwondo

Các tố chất thể lực chung ở VĐV cấp cao phải được phát triển toàndiện, là nền tảng vững chắc phát triển thể lực chuyên môn Đặc trưng hàngđầu của VĐV Taekwondo đẳng cấp cao về thể lực chuyên môn là tố chấttốc độ và tính linh hoạt, biến hoá nhanh các kỹ thuật đòn đánh Song songvới nó là sức mạnh tốc độ, sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo phảiđạt trình độ cao đủ sức duy trì ba hiệp thi đấu căng thẳng trong mỗi trậnđấu Không những thế, theo Luật thi đấu của Liên đoàn Taekwondo Thếgiới trong các giải thi đấu hạng cân nào thi đấu từ trận vòng loại tới trậnchung kết đều diễn ra trong một ngày Có nghĩa là VĐV phải thi đấu nhiềutrận mới vào tới trận chung kết chỉ trong một ngày đấu đòi hỏi VĐV phải

có nền tảng sung mãn về thể lực

Các tố chất thể lực gồm Sức nhanh, Sức mạnh, Sức bền, Mềm dẻo,Khéo léo và Khả năng phối hợp vận động được hình thành, phát triển qua tậpluyện, có quan hệ chặt chẽ với kỹ năng vận động và mức độ phát triển của các

cơ quan nội tạng cơ thể Do ảnh hưởng của tập luyện nên các tố chất thể lực

Trang 24

ngày càng nâng cao để thích nghi với LVĐ lớn tác động lên cơ thể trong mỗichu kỳ huấn luyện.

Trong môn Taekwondo, sức nhanh thể hiện ở tốc độ phản ứng ra đòn

và di chuyển tránh né các đòn đánh của đối phương Tình huống thi đấu diễn

ra rất nhanh, biến hoá, đòi hỏi VĐV phải có khả năng suy luận phán đoánnhanh nhạy, có phương án và chiến thuật thi đấu hợp lý Một VĐVTaekwondo đẳng cấp cao có thể thực hiện 3-5 đòn đánh trong một giây, nênnhững đòn đánh này gây rất nhiều khó khăn cho đối phương Vì thế tố chấtTốc độ và Sức mạnh tốc độ trong môn Taekwondo vô cùng quan trọng, nó lànhân tố chính quyết định thành tích thi đấu của VĐV

Sức mạnh tốc độ là biểu hiện đặc trưng của môn Taekwondo, tại nhữngthời điểm quyết định VĐV phải có đòn đánh nhanh mạnh nhằm kết thúc trậnđấu hoặc đưa đối phương vào thế bị động Kỹ thuật đấm hoặc kỹ thuật đáđược tính điểm khi VĐV thực hiện kỹ thuật đó chuẩn, chạm mục tiêu quyđịnh có đủ lực nhất định để đối phương mất thăng bằng Nếu một kỹ thuậtđánh chuẩn, trúng mục tiêu cho phép nhưng chưa đủ mạnh cũng không đượccông nhận điểm Trong quá trình huấn luyện, phải chú trọng nhiều đến Sứcmạnh tốc độ và có bài tập thích hợp để nâng cao Sức mạnh tốc độ cho VĐV

Sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo vô cùng quan trọng, phảirèn luyện thường xuyên để thích ứng được với hoạt động thi đấu căng thẳng

và kéo dài Một trận thi đấu theo Luật của Liên đoàn Taekwondo Thế giớiđược tiến hành trong 3 hiệp, mỗi hiệp 2 phút nghỉ giữa hiệp là 1 phút Trongmột hiệp thi đấu VĐV có thể thực hiện vài chục kỹ thuật tay và chân trongkhi phải di chuyển liên tục, nên sức bền VĐV kém không thể đạt hiệu suất thiđấu cao ở những hiệp đấu cuối

Trang 25

1.3 Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 15

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của nữ VĐV lứa tuổi 15

Tuổi 15 là lứa tuổi học sinh lớp 8, lớp 9 Ở lứa tuổi này kích thước não,hành tuỷ đã đạt tới mức người trưởng thành Hoạt động phân tích tổng hợp của

vỏ não tăng lên, tư duy trừu tượng đã hình thành tốt Tính linh hoạt thần kinhcao, nhưng khuếch tán, đặc tính hưng phấn và ức chế không cân bằng

Đặc điểm phát triển của hệ xương: Giai đoạn này hệ xương phát triểnmạnh mẽ về chiều dài, làm tăng chiều cao chung của cơ thể Sự phát triểnkhông đồng đều cột sống và các tuyến chi dài ra, các xương lồng ngực dàichậm, lồng ngực trở lên hẹp so với chiều cao, hệ sụn ở xương nhiều, bao khớp

và hệ thống dây chằng mỏng, yếu vì vậy độ linh hoạt khớp cao khả năng mềmdẻo có xu hướng giảm dần theo lứa tuổi và độ bền vững của khớp

Đặc điểm phát triển của hệ cơ: lứa tuổi 15 là giai đoạn phát triển mạnh

mẽ của hệ thống cơ vân về cả lượng và chất Cơ bắp phát triển về chiềungang Sự phát triển cơ bắp cũng không đồng đều, như cơ co phát triển mạnhhơn các cơ duỗi và cơ nhỏ Hàm lượng các chất vô cơ, hữu cơ trong tổ chứctăng, tỷ trọng của nước giảm đã làm thay đổi trương lực và khả năng co rútcủa cơ cả về tần số và lực Trong quá trình tập luyện TDTT nói chung, sứcbền nói riêng đã gây ảnh hưởng rõ rệt đến cơ, nhưng khối lượng và thể tích cơvân tăng lên đáng kể Sự phì đại cơ vân làm cho việc cung cấp máu được cảithiện Hàm lượng đạm và các chất giàu năng lượng (miozin, creatinphôphat)

và hoạt tính của các men đều tăng lên trong cơ tương, tơ cơ, khả năng trao đổichất của cơ cũng tăng do đó khả năng thích ứng hoạt động tập luyện các bàitập với lượng vận động lớn và cần phát triển sức mạnh tốc độ

Ở lứa tuổi 15 về cấu trúc và chức năng của hệ thống tim mạch đangtrong giai đoạn hoàn thiện Do ảnh hưởng của quá trình phát triển sinh học tựnhiên và sự tác động của luyện tập đã tạo nên những biến đổi thích ứng: tần số

Trang 26

yên tĩnh giảm, buồng tim rộng, thành tim dày lên và lực co bóp cơ tim tăng là

cơ sở tăng lưu lượng phút, lưu lượng tâm thu, huyết áp tối đa trong vận động

Hệ hô hấp có những biến đổi tương đồng: Hệ thống cơ hô hấp và thểtích lồng ngực phát triển ngày càng hoàn thiện dẫn đến biến đổi các chỉ sốchức năng theo hướng: tần số hô hấp giảm, thông khí phổi, dung tích sống,khả năng hấp thụ oxy tăng, nhưng chưa ổn định ở cuối giai đoạn dậy thì

Hấp thụ oxy tối đa (VO2max) của trẻ em thấp hơn người lớn, tuy nhiênvẫn cao hơn so với các em cùng lứa tuổi nhưng không tập luyện TDTT

Kết quả phân tích đặc điểm phát triển của hệ vận động, hệ đáp ứng oxycho những nhận xét sau:

Lứa tuổi 15 là giai đoạn hoàn thiện về cấu trúc giải phẫu và chức năngcủa các hệ thống theo quy luật phát dục trưởng thành

Do quá trình phát triển diễn ra theo các giai đoạn, diễn ra có tính lànsóng và không đồng bộ, vì thế việc đánh giá khả năng hoạt động sức mạnh tốc

độ cần được xây dựng theo các chỉ tiêu phù hợp với từng lứa tuổi

Giai đoạn này, các em có tâm lý rất nhạy cảm và mạnh mẽ, mang cácđặc tính nhân cách Song, các em chưa hình thành cá tính bền vững vì vậy cầnphải giáo dục ý chí và tính kiên trì cho các em Ở lứa tuổi này, thường hìnhthành xu hướng muốn thử sức mình, khẳng định mình, chứng tỏ mình làngười lớn nên trong hành động của các em có nhiều phức tạp và mâu thuẫn.Các em có những bước phát triển nhảy vọt về mặt thể chất và tinh thần Các emđang tách khỏi tuổi ấu thơ để chuyển sang giai đoạn trưởng thành Các emkhông còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn Do đó, ở thời kỳ nàycác em được hình thành các phẩm chất mới về ý chí và tình cảm…tạo điều kiệnthuận lợi để các em chuẩn bị làm người lớn Nhưng giai đoạn này, sự phát triểncủa các em diễn ra phức tạp, đời sống tâm lý của các em có nhiều mâu thuẫn,nhiều thay đổi đột biến khiến các bậc cha mẹ, thầy cô giáo phải ngạc nhiên, đôi

Trang 27

lúc cảm thấy khó xử Ở giai đoạn này, tuyến sinh dục đã bắt đầu hoạt động, sựphát dục cũng phần nào ảnh hưởng tới cá tính của các em Các em hiếu động,tinh nghịch nhưng nếu các em được giáo dục một cách đúng đắn thì khôngnhững sẽ khắc phục được những hiểu biết tiêu cực ấy mà còn có thể khơi dậy

và phát huy yếu tố tích cực trong thể chất và tâm hồn các em, giúp các em giảiquyết các mâu thuẫn và các em được phát triển về mọi mặt

Các em thường rất nhạy cảm với sự đánh giá của người xung quanh vềmình Do đó, đôi khi chỉ một thành công ngẫu nhiên mà được mọi người chú

ý các em cũng tự đánh giá cao về mình và sinh ra tự cao, tự mãn Nhưngngược lại, chỉ một thất bại tạm thời nhưng bị mọi người chê bai cũng có thểgây ra cho các em tính tự ti, rụt rè, ảnh hưởng không tốt tới các em Vì vậy,chúng ta cần phải uốn nắn, nhắc nhở, chỉ bảo, định hướng, động viên, khenthưởng các em, từ đó các em mới không tạo ra tư tưởng chán nản dẫn đến cóđịnh hướng và hiệu quả bài tập được nâng cao

Đang ở thời kỳ phát triển đi tới hoàn chỉnh nên sự kiềm chế bản thâncủa các em được củng cố hơn, cơ quan tiền đình phát triển hơn Lứa tuổi này

hệ thần kinh đang ở thời kỳ hoàn thiện khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp

và trừu tượng hoá được phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thànhnhanh chóng các phản xạ có điều kiện Đây là điều kiện thuận lợi để các emnhanh chóng tiếp thu và thực hiện động tác Do hoạt động mạnh mẽ của tuyếngiáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưuthế nên ảnh hưởng tới quá trình hoạt động thể lực Do vậy trong quá trình họctập và tập luyện các em dễ tập trung tư tưởng nhưng nếu thời gian kéo dài, nộidung nghèo nàn, hình thức đơn điệu thì thần kinh của các em nhanh chóngmệt mỏi và dễ phân tán sự chú ý

Trong huấn luyện Taekwondo các huấn luyện viên thường hay sử dụngđộng cơ này để các em tiếp thu được những kỹ năng vận động đa dạng và

Trang 28

phức tạp Nếu trong giai đoạn đầu tập luyện, các em bắt đầu cảm nhận đượctốc độ và sức mạnh thì những động cơ này dần dần biến thành những động cơthuần tuý thể thao sâu sắc Tuy nhiên trong huấn luyện sức mạnh tốc độ ở lứatuổi này, điều quan trọng đối với Huấn luyện viên là phải biết động viên đểVĐV sẵn sàng chịu đựng lượng vận động lớn Sự phát triển các phẩm chấttâm lý và trước hết là các tiền đề về ý chí để lập thành tích Thái độ có nghịlực gồm tất cả các phẩm chất điều khiển ý chí của con người, giúp các emvượt qua được trở ngại khó khăn bên trong và bên ngoài bằng cách chịu đựngrất vững vàng sự căng thẳng trong vận dụng ý chí.

1.3.2 Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ ở VĐV lứa tuổi 15

Sự thay đổi các tố chất cơ thể trên cơ sở của sự phát triển hình thái, cơnăng Nó thay đổi không ngừng theo lứa tuổi và có tính làn sóng, tính giaiđoạn Sự phát triển của các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành diễn rakhông đồng đều, lúc nhanh, lúc chậm và xảy ra không đồng bộ, mỗi tố chấtphát triển theo một nhịp độ riêng vào những thời kỳ khác nhau Đây là giaiđoạn cơ thể của các em đang ở thời kỳ hoàn thiện, nên huấn luyện các tố chấtthể lực, đặc biệt là sức bền cần phải chú ý đến các đặc điểm tâm, sinh lý vàthể lực của các em Đồng thời phải chú ý tìm hiểu các thời kỳ nhạy cảm trong

sự phát triển chức năng vận động từ đó cho phép định hướng chuẩn xác trongcông tác huấn luyện phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là sức mạnh tốc độ

Trong quy trình đào tạo VĐV Taekwondo lứa tuổi 15 là giai đoạn bắtđầu chuyên môn hoá sâu Ở giai đoạn này cần dành vị trí đáng kể trongchương trình huấn luyện cho việc rèn luyện sức mạnh tốc độ của VĐV Việc

sử dụng các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ sẽ đảm bảo cơ sở vững chắcnâng cao các chức năng của cơ thể VĐV, làm cho VĐV thích nghi với lượngvận động lớn Giai đoạn này cần phát triển trọng tâm sức bền chuyên mônbằng các phương pháp chủ yếu như: Phương pháp biến đổi, phương pháp giãn

Trang 29

cách Trong giai đoạn chuyên môn hoá sâu cần sử dụng đa dạng các loại hìnhbài tập, đặc biệt các bài tập chuyên môn nhằm phát triển sức mạnh cho VĐV.

1.4 Phát triển các tố chất thể lực cho VĐV

1.4.1 Phát triển tố chất sức mạnh cho VĐV

Đối với thể thao đỉnh cao, ngoài các yếu tố như sức bền, khéo léo, khảnăng phối hợp vận động, thì sức mạnh tốc độ đóng một vai trò hết sức quantrọng không thể thiếu được, nó là một trong những yếu tố quyết định đếnthành tích thể thao của VĐV

Tốc độ nhanh, chính xác và sức mạnh tốc độ hợp lý trong các đòn tấncông, phản công và di chuyển hợp lý đều rất cần thiết đối với VĐVTaekwondo Vì vậy, trước tiên phải tổng hợp những vấn đề cần thiết về pháttriển sức mạnh tốc độ và sức nhanh

Các nhà khoa học nhất trí khái niệm về sức mạnh là năng lực khắc phụctrở lực của hệ thống cơ bắp, là nguồn động lực để thực hiện mọi động tác Sứcmạnh bao gồm sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền Sức mạnhtốc độ là sự kết hợp giữa sức mạnh và tốc độ rất cần cho VĐV Taekwondo.Các nhân tố chính ảnh hưởng tới sức mạnh bao gồm: Hình thái và di truyền(tiết diện, tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm…), sinh lý thần kinh cơ (mức độđồng bộ và cường độ, số lượng đơn vị, tiết diện của cơ bắp…), kỹ năng độngtác (hiệu quả vận động…), tâm lý (động cơ…) Sức mạnh tốc độ là nền tảngcủa phát triển của các môn tốc độ Tập sức mạnh không ảnh hưởng xấu tớisức nhanh, sức bền, mềm dẻo, Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2003)[30] Các tác giả cho rằng, tùy theo các loại kỹ năng, yêu cầu về nguồn cungcấp năng lượng và các tố chất chủ đạo của môn thể thao, vai trò của sức mạnh

sẽ khác nhau Với môn công suất thì sức mạnh giữ vai trò chủ đạo Các tácgiả đề cập tới huấn luyện sức mạnh với rất nhiều môn thể thao khác nhaunhưng chưa đề cập sâu tới huấn luyện sức mạnh cho VĐV Taekwondo

Trang 30

Liên quan tới sức mạnh tốc độ là tố chất tốc độ Các nhà khoa học nhấttrí cho rằng, tốc độ là năng lực vận động (hoặc hoạt động) nhanh của cơ thểhoặc một bộ phận cơ thể Tốc độ có 3 hình thức biểu hiện: Tốc độ phản ứng,tốc độ động tác và tốc độ di chuyển vị trí Tố chất tốc độ của VĐVTaekwondo cũng như nhiều môn thể thao khác là biểu hiện tổng hợp của cả 3hình thức này Tố chất tốc độ phụ thuộc vào những yếu tố chính như: Quátrình hưng phấn của hệ thần kinh, cơ chế phản xạ thần kinh và đàn tính của cơbắp, sinh học và quá trình cung cấp năng lượng, năng lực thả lỏng cơ bắp,cảm giác tốc độ và năng lực tập trung chú ý, định hình động lực về hàng ràotốc độ Nhìn chung lý luận phát triển tốc độ đều dựa trên các yếu tố ảnhhưởng tới tốc độ và sức mạnh tốc độ.

Việc phát triển tố chất sức mạnh tốc độ phụ thuộc vào các trạng tháichức năng, cấu tạo của nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể Quá trình tậpluyện để phát triển tố chất sức mạnh tốc độ cũng chính là quá trình hoàn thiệncác hệ thống chức năng giữ vai trò chủ yếu trong mỗi hoạt động cơ bắp

Tố chất sức mạnh tốc độ phát triển có tính giai đoạn và không đồngđều, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ của lứa tuổi Vì vậy người huấn luyện viênkhông những phải nắm vững các quy luật phát triển tự nhiên, đặc biệt là thời

kỳ nhạy cảm của cơ thể, mà còn phải hiểu sâu sắc những những đặc điểm pháttriển tố chất sức mạnh tốc độ theo độ tuổi của VĐV

Phát triển các tố chất sức mạnh tốc độ của môn Taekwondo được coi lànền tảng cơ bản, vững chắc để đạt được thành tích thi đấu cao Việc phát triển

tố chất sức mạnh tốc độ phải được tiến hành trong nhiều năm và diễn ra liêntục vì quá trình này tác động rất lớn đến hệ thần kinh, hệ tim mạch, cơ bắpcũng như các cơ quan nội tạng trong cơ thể Tuỳ thuộc vào mục đích của từnggiai đoạn huấn luyện mà việc phân bổ thời gian cho phát triển sức mạnh tốc

độ được sắp xếp khoa học và hợp lý

Trang 31

Tố chất sức mạnh, tốc độ là 2 trong số 5 tố chất thể lực cơ bản (hay còngọi là tố chất vận động) gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phốihợp động tác và mềm dẻo khéo léo Vì giới hạn đề tài chỉ nghiên cứu về sứcmạnh tốc độ nên chúng tôi đi vào tìm hiểu về sức mạnh và tốc độ:

- Sức mạnh: Sức mạnh của con người được đo bằng lực kế hoặc các

máy đo lực trong cơ học, điều đó cho thấy sức mạnh là khả năng con ngườisinh ra một lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp, hay sức mạnh là khả năng của cơthể làm xuất hiện một lực nhất định do sự gắng sức của cơ (mức độ tác độngtương hỗ cơ học) Nói cách khác có thể xác định sức mạnh là khả năng củacon người thắng được lực cản bên ngoài hoặc tạo ra lực phản tác dụng chốnglại nó do sự cố gắng của cơ bắp

Trong quá trình trưởng thành sự phát triển của các nhóm cơ là khôngđều nhau nên tỉ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi theo lứa tuổi Trong

đó sức mạnh của các nhóm cơ duỗi phát triển nhanh hơn so với sức mạnh củacác nhóm cơ co, các cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển nhanh hơn các nhóm cơ

ít hoạt động cho đến khi trưởng thành thì sức mạnh cơ bắp mới thực sự pháttriển và có tính chất đột biến Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trườnghợp như không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh); giảm độ dài của cơ (chế

độ khắc phục); tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ) Chế độ khắc phục vàchế độ nhượng bộ sẽ hợp thành chế độ động lực Trong các chế độ hoạt độngnhư vậy, cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học có trị số khác nhau cho nên có thểcoi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các loại sức mạnh cơ bản Trị

số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệt với các trị sốlực phát huy trong điều kiện đẳng trường; trong chế độ nhượng bộ, khả năngsinh lực của cơ là lớn nhất, đôi khi gấp 2 lần lực phát huy trong điều kiệntĩnh; trong các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ; khả

Trang 32

năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối và khả năng sinh lực trongcác động tác tĩnh tối đa không có tương quan với nhau.

Phân loại sức mạnh: gồm có sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lựctrong các động tác chậm hoặc tĩnh); sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trongcác động tác nhanh) Ngoài ra cũng còn một khái niệm thường gặp đó là sứcmạnh bột phát, đó là khả năng con người phát huy một lực lớn nhất trongkhoảng thời gian ngắn nhất

Để so sánh sức mạnh của những VĐV có trọng lượng khác nhau, người

ta thường sử dụng khái niệm sức mạnh tương đối, tức là sức mạnh của mộtkilogam trọng lượng cơ thể Còn sức mạnh tuyệt đối có thể đo bằng lực kếhoặc trọng lượng vật nặng tối đa mà VĐV khắc phục được

Để điều khiển sự phát triển sức mạnh có cơ sở khoa học chúng ta cần đisâu nghiên cứu cơ sở sinh lý của nó

Lực tối đa mà con người có thể sản sinh ra, một mặt phụ thuộc vào đặctính sinh cơ của động tác (độ dài của cánh tay đòn, khả năng thu hút củanhững nhóm cơ lớn nhất tham gia hoạt động) mặt khác phụ thuộc vào mức độhoạt động của từng nhóm cơ riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng

Để thay đổi mức hoạt động của cơ thì ta phải:

+ Huy động số lượng khác nhau các đơn vị vận động vào hoạt động.+ Thay đổi tần số huy động ly tâm

Nếu lực tác động nhỏ thì chỉ có số ít các sợi cơ hoạt động tích cực dovậy cần phải có lực tác động thật mạnh thì khi đó các sợi cơ tham gia hoạtđộng sẽ căng tối đa và có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhóm cơ

Trong các động tác với lực đối kháng chưa đạt tới tối đa thì tần số xungđộng thần kinh chưa đạt trị số cực đại, nhịp điệu hoạt động của các đơn vị vậnđộng chủ yếu không đồng bộ Hoạt động của chúng có tính luân phiên, nhữngđơn vị bị mệt mỏi được loại trừ khỏi hoạt động và thay vào đó là những đơn

Trang 33

vị vận động mới các động tác với lực tác động khác nhau sẽ khác nhau về đặcđiểm tập chung nỗ lực trong không gian và thời gian.

Để phát triển sức mạnh thì nhất thiết phải tạo được sự căng cơ tối đa,nếu không thường xuyên tập luyện với mức căng cơ tương đối cao thì sứcmạnh sẽ không được phát triển Tập luyện với mức căng cơ quá nhỏ sẽ làmgiảm sức mạnh

Đối với người không phải VĐV, sự giảm sút sức mạnh xảy ra khi mứchoạt động của cơ bắp trong tập luyện nhỏ hơn sức mạnh tối đa 20% Mứccăng cơ càng nhỏ thì quá trình giảm sút sức mạnh và hiện tượng teo cơ diễn racàng nhanh ở các VĐV đã quen tập luyện với căng cơ tương đối lớn thì sứcmạnh có thể bắt đầu giảm ngay khi sử dụng trọng lượng tập luyện nhỏ hơn sovới mức quen thuộc

1.4.2 Phát triển tố chất sức nhanh cho VĐV:

- Sức nhanh (tốc độ): Sức nhanh được coi là một tố chất thể lực khi ta biếtđược khả năng của con người hoàn thành những hoạt động vận động trongkhoảng thời gian ngắn nhất, sức nhanh có 3 hình thức biểu hiện chủ yếu:

+ Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động

+ Tốc độ từng cử động riêng lẻ (khi lực cản bên ngoài bé)

+ Tần số động tác

Những hình thức biểu hiện đơn giản của sức nhanh tương đối độc lậpvới nhau nhất là các chỉ số của thời gian phản ứng Trong nhiều trường hợpchỉ số ấy không tương ứng với những chỉ số tốc độ động tác Có thể trongphản ứng thì vô cùng mau lẹ nhưng trái lại trong động tác thì tương đối chậmhoặc ngược lại

Nhìn chung năng lực tốc độ của con người mang tính chất đặc thù.Chuyển sức nhanh trực tiếp chỉ xảy ra đối với các động tác có cấu trúc giốngnhau Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động gồm các thành phần như:

Trang 34

Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ; dẫn truyền hưng phấn vào hệthần kinh trung ương; truyền hưng phấn trong tổ chức lưới và hình thành tínhiệu li tâm; truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương tới cơ; hưng phấn cơ và

cơ hoạt động tích cực Trong đó giai đoạn thứ ba chiếm nhiều thời gian nhất.Những động tác thực hiện với thời gian tối đa khác hẳn với động tác chậm vềđặc điểm sinh lý Sự khác biệt cơ bản thể hiện ở chỗ khi thực hiện với tốc độtối đa thì khả năng điều chỉnh bằng cảm giác trong tiến trình thực hiện độngtác sẽ gặp khó khăn Do đó với tốc độ cao khó có thể thực hiện động tác thậtchính xác

Theo quan điểm sinh hoá, sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATPtrong cơ và tốc độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinhcũng như vào tốc độ tái tổng hợp nó Vì các bài tập tốc độ diễn ra trong thờigian rất ngắn, nên quá trình tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơchế yếm khí Do vậy các bài tập tốc độ tạo ra nợ dưỡng rất lớn và thời gian trả

nợ dưỡng có thể kéo dài hàng chục phút

Phát triển sức nhanh với những phản ứng vận động đơn giản: Phản ứngvận động đơn giản là sự đáp lại tín hiệu biết trước những xuất hiện đột ngộtbằng các động tác định trước

Tập luyện tốc độ có tác dụng nâng cao sức nhanh phản ứng đơn giản.Nhưng không có hiện tượng chuyển theo chiều ngược lại Các bài tập về phảnứng vận động không có giá trị nâng cao tốc độ động tác

Trong thực tế không nhất thiết phải tác động chuyên môn để phát triểnsức nhanh phản ứng vận động Bởi vì sức nhanh phản ứng đã được phát triểnnhờ tập luyện các bài tập tốc độ Thông thường người ta sử dụng trò chơi vậnđộng và các môn bóng để rèn luyện phản ứng vận động

Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản phổbiến nhất là tập lặp lại phản ứng với những tín hiệu đột ngột Ví dụ người tập

Trang 35

nằm xấp dưới sàn, khi nghe tín hiệu của HLV thì lập tức bật dậy và đá vàomục tiêu

Phát triển sức nhanh với những phản ứng vận động phức tạp: Phản ứngvận động phức tạp trong môn Taekwondo gồm 2 loại: phản ứng đối với vậtthể di động và phản ứng lựa chọn thí dụ người tập phải có phản ứng khi đốiphương di chuyển và tránh né hoặc có phản ứng lựa chọn xem tấn công vàophần nào trên cơ thể đối phương

Yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tăng tốc độ vật thể, tăngtính bất ngờ và rút ngắn cự ly Trò chơi vận động với bóng nhỏ có tác dụngrất tốt trong rèn luyện sức nhanh phản ứng với vật di động Người ta hoànthiện độ chính xác của phản ứng đối với vật thể di động song song với pháttriển sức nhanh của nó Nhưng trước tiên cần tiến hành một số buổi tập đặcbiệt nhằm phát triển độ chính xác Trong đó cần giải thích cho người tập thựchiện động tác sớm hơn một chút so với vật thể

Tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tác nào đókhông chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khácnhư sức mạnh động lực, độ linh hoạt khớp, mức độ hoàn thiện kỹ thuật vì vậy

có thể tách biệt 2 xu hướng trong việc phát triển tốc độ: nâng cao tần số độngtác và hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tối đa Xu hướng chungtrong rèn luyện tốc độ là người tập luôn luôn cố gắng vượt tốc độ cao nhấtcủa bản thân trong mỗi buổi tập Trong rèn luyện tốc độ cho VĐVTaekwondo, HLV chủ yếu sử dụng các phương pháp lặp lại ví dụ thực hiện

kỹ thuật đá vòng cầu liên tục vào đích trong thời gian 10s lặp lại nhiều lần Nhưng khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý cường độ phải được duy trì ởmức tối đa trong mỗi lần thực hiện kỹ thuật bài tập, thời gian bài tập được xácđịnh sao cho tốc độ không bị giảm sút ở cuối bài tập, số lần lặp lại được quyđịnh theo khả năng duy trì tốc độ tối đa, quãng nghỉ giữa các lần tập phải đủ

Trang 36

cho cơ thể hồi phục tương đối hoàn toàn, ví dụ quãng nghỉ giữa các lần thựchiện bài tập đá 10s tốc độ vòng cầu vào đích là 20s

Sau đây, chúng tôi chỉ đi sâu tổng hợp một số tư liệu về cơ sở lý luậncủa các phương pháp phát triển sức mạnh tốc độ đối với những môn thể thaođặc trưng sức mạnh tốc độ tương tự như môn Taekwondo (nguồn tư liệu chủyếu của Hội y học thể thao Uỷ ban OLYMPIC quốc tế)

Vận động sức mạnh tốc độ là chỉ hệ thống thần kinh cơ sản sinh ra mộtxung lực lớn nhất trong một khoảng thời gian nhất định Khoảng thời gian nàyquyết định ở sức cản, hoặc tải trọng mà VĐV phải khắc phục và quyết định ởtrạng thái tăng tốc trong thời gian vận động của VĐV Trong một số môn thểthao, giai đoạn đầu của quá trình vận động đòi hỏi VĐV phải đạt tốc độ vậnđộng lớn nhất của cơ bắp để vượt qua sức cản, sức ỳ (như Taekwondo, nhảycao nhảy xa ) Còn ở một số môn khác, thì lại cần phải duy trì được sự giatăng tốc độ trong suốt quá trình vận động để đạt tốc độ lớn nhất của cơ thể(hoặc của một bộ phận cơ thể), hoặc của dụng cụ như đẩy tạ, ném đĩa

Vận động hướng tâm và vận động đẳng trường:

Giữa tốc độ vận động và sức mạnh đẳng trường lớn nhất (Fmax) có sựtương quan với nhau Sự tương quan dao động từ r = - 0.5 khi khắc phục tải từ2~3 kg đến r = - 0.9 khi con người khắc phục tải lớn nhất một lần(Schmidtbleicher, 1980) Điều này nói lên rằng sự vận động đẳng trường lớnnhất mang tính chủ động là một ví dụ đặc biệt điển hình của vận động hướngtâm Mặt khác, nó cũng chứng minh một vài hàm ý khác Nếu tải bên ngoàirất thấp, thì ảnh hưởng của sức mạnh lớn nhất cũng ngày càng nhỏ, hiệu suấtnâng cao lực (RFD) sẽ tăng lên, thành một nhân tố chủ yếu nhất Hiệu suấtnâng cao lực lớn nhất (MRFD) tức là “sức mạnh ở tốc độ cao” (Verkhosanski,1972; Buhrle và Schmidtblêicher, 1981; Buhrle, 1985) đã miêu tả năng lựcvận động ở tốc độ cao của hệ thống thần kinh cơ Hiệu suất nâng cao lực lớn

Trang 37

nhất tương ứng với 25% tải của lực tối đa (Muller, 1987, Nicholas Stergion,2004) [32] Sự vận động với tốc độ cao bột phát khắc phục tải thấp hơn tải tối

đa được quyết định bởi sự khởi đầu của hiệu suất nâng cao lực (IRFD), tức làkhi bắt đầu vận động Werchoshanski và Tatjan (1975) đã gọi sự khởi đầu củahiệu suất nâng cao lực là “sức mạnh ban đầu” Sức mạnh ban đầu giữ vai tròhết sức quan trọng trong quá trình vận động thể thao, các động tác phải hoànthành một cách chính xác và đẹp, như trong Taekwondo, đấu kiếm, vật… đềurất cần tốc độ ban đầu lớn nhất Hiệu suất nâng cao lực quyết định ở tần suấtkích hoạt và động viên các đơn vị vận động, đồng thời cũng được quyết địnhbởi đặc trưng co của các sợi cơ Nếu tải trọng mà VĐV khắc phục trở nên rấtnhỏ, thì chủ yếu là do sức mạnh ban đầu đã phát huy tác dụng, tức là khi hiệusuất ban đầu đã phát huy tác dụng thì tải sau đó mà VĐV phải khắc phục sẽnhỏ đi; Nếu sức tải lớn (như đẩy tạ), thì rất cần hiệu suất nâng cao lực tối đaphát huy tác dụng; Nếu sức tải tăng lớn (như cử tạ), thì sức mạnh tối đa pháthuy vai trò quyết định Ngoài tải, thời gian vận động cũng có thể được làmtiêu chuẩn phân loại Đối với loại vận động kéo dài trong khoảng thời gian là250ms hoặc ngắn hơn, các nhân tố như hiệu suất nâng cao lực ban đầu và hiệusuất nâng cao lực tối đa giữ vai trò chủ yếu; Đối với loại vận động có thờigian vượt quá 250ms, thì chỉ có nhân tố sức mạnh tối đa giữ vai trò chủ đạo

Vận động theo chu kỳ kéo dài - rút ngắn:

Ngoài vận động hướng tâm và vận động đẳng trường ra, loại vận độngmang tính chất phản ứng hoặc theo chu kỳ kéo dài - rút ngắn (SSC) cũng sảnsinh ra sức mạnh tốc độ Chu kỳ kéo dài - rút ngắn không chỉ đơn thuần là sựphối hợp giữa vận động hướng tâm và vận động ly tâm, nó còn có tính chấtvận động tương đối độc lập (Komi và Bosco, 1978; Bosco, 1982; Komi,1984; Gollhofer, 1987)

Trang 38

Chu kỳ kéo dài - rút ngắn có hai hình thức là trong thời gian dài vàtrong thời gian ngắn Đặc điểm của chu kỳ kéo dài - rút ngắn trong thời giandài (như động tác nhảy lên ném bóng vào rổ trong bóng rổ, nhảy lên chắnbóng, đập bóng trong bóng chuyền) là sự di chuyển vị trí ở góc độ lớn kéo dàitrong khoảng thời gian 250ms trở lên của các khớp hông, đầu gối, cổ chân…;Còn đặc điểm của chu kỳ kéo dài - rút ngắn trong thời gian ngắn (như giaiđoạn tiếp đất trong các môn nhảy cao, nhảy xa, chạy ngắn) là các khớp đã nói

ở trên chỉ di chuyển vị trí ở góc độ nhỏ, thời gian được duy trì trong khoảng

cơ duỗi của đùi (Gollhofer, 1984) Như vậy sẽ sản sinh ra một lực đẩy rấtmạnh làm cho cơ thể thoát khỏi sức hút của mặt đất, đồng thời sự hưng phấnthần kinh của cơ đùi trong giai đoạn vận động hướng tâm là rất thấp (Komi,1985; Nort, 1985) Ở đây cũng cần nhắc lại, các cầu nối ngang đã đề cập tới ởtrên là các cầu nối ngang với sợi Miozin, thành phần chủ yếu để cố định sợiActin (Lưu Quang Hiệp, 2005) [4]

Chất lượng sản sinh sức mạnh tốc độ cao trong chu kỳ kéo dài - rútngắn hoàn toàn được quyết định bởi kết cấu của mô hình chi phối thần kinh

và trạng thái huấn luyện của hệ cơ bắp, tức là khả năng co cơ và khả năng đànhồi của nó (Komi, 1988; Schmidtbleicher, 1988)

Trang 39

Từ đó có thể rút ra kết luận, sức mạnh tối đa và sức mạnh tốc độ hoàntoàn không phải là các loại hình không thể tương hỗ cho nhau, giữa chúng cómối quan hệ khá mật thiết với nhau, sức mạnh tối đa là cơ sở để phát huy sứcmạnh ở tốc độ cao Trong vận động hướng tâm, tác dụng của sức mạnh tối đaquyết định bởi tải lớn hay nhỏ Đối với việc phát huy sức mạnh tốc độ trongchu kỳ kéo dài - rút ngắn, đặc biệt trong thời gian ngắn, sự tương quan giữaquá trình sản sinh sức mạnh tối đa và sức mạnh tốc độ là rất nhỏ

Hiệu quả thích ứng:

Phương pháp huấn luyện sức mạnh truyền thống là dựa vào sự phânloại tải Ngoài ra, cũng có thể được phân loại dựa vào từng môn thể thao, nhưphương pháp cử tạ và phương pháp làm đẹp cơ thể (tập thể hình) Hiện nay,các VĐV, HLV và những người làm công tác nghiên cứu khoa học vẫn sửdụng phương pháp phân loại này, tuy nhiên nhiều người thường hay táchriêng “phương pháp sức mạnh tối đa” để nâng cao sức mạnh tối đa, “phươngpháp tốc độ - sức mạnh” để nâng cao sức mạnh tốc độ Trên thực tế, nếunhầm lẫn nội dung và mục đích của phương pháp huấn luyện, sẽ rất khó đạtđược hiệu quả tốt

Trong thực tiễn huấn luyện, người ta thường cho rằng huấn luyện sứcmạnh chỉ có thể dẫn đến sự biến đổi chất lượng và số lượng của men trong cơ,

từ đó, gia tăng diện tích mặt cắt ngang của cơ Dựa vào giả thiết này, rất nhiềumôn thể thao (như bóng ném, bóng đá, tennis, ), thậm chí một vài môn điềnkinh cũng không hưởng ứng huấn luyện sức mạnh, bởi vì lo sợ sự gia tăngquá mức diện tích mặt cắt ngang của cơ dẫn đến không có lợi đối với việcnâng cao hiệu quả sức mạnh tốc độ một cách tích cực Sự lo ngại như vậykhông đúng, vì cần phải chỉ ra là, sự nâng cao sức mạnh tối đa luôn có mốiliên hệ mật thiết với sự nâng cao sức mạnh tương đối (sức mạnh so với kg thểtrọng), vì vậy, nó cũng có mối liên hệ với việc nâng cao sức mạnh tốc độ

Trang 40

Ngoài những phát hiện mang tính kinh nghiệm rộng rãi, thì sự nâng cao sứcmạnh tốc độ của các VĐV loại môn sức mạnh thể hiện qua thực nghiệm chạy60m và bật cao với tay, cũng đã chứng minh rõ điều này.

Đã gọi là cơ chế gia tăng (Bischoff, 1979; Mauro, 1979; Ontell, 1979;Appell, 1983; MacDougall, 1986) Ngoài sự phát triển cơ, vẫn còn cácphương pháp nâng cao sức mạnh tối đa và sức mạnh tốc độ khác Ở đây hệthống thần kinh sẽ có vai trò rất quan trọng đối với sự thích nghi kích thíchhuấn luyện Căn cứ theo nghiên cứu kinh điển của Buller và cộng sự về sự chiphối thần kinh và những nghiên cứu mở rộng sau này, chúng ta biết được loạihình sợi cơ đặc biệt của bó cơ được quyết định bởi mật độ các tế bào thầnkinh chi phối sợi cơ tương ứng và điều kiện được phát huy của nó Điều nàycòn có thể được biểu hiện ở hệ thống thần kinh cơ có những phản ứng hết sứcnhạy cảm khi được kích thích co duỗi cơ với tốc độ chậm hoặc nhanh Nhữngcông trình nghiên cứu dài hạn đã chứng minh rằng, sau những giáo án huấnluyện sức mạnh ở cường độ cao, năng lực hoạt động chi phối thần kinh đượcnâng lên đáng kể (Moritani và De Vries, 1979; Schmidtbleicher, 1980;Hakkinen, 1986; Komi, 1986) Mọi người cho rằng, đối với những VĐV đượchuấn luyện, nguyên nhân của sự thích ứng này là sự động viên ở tốc độ caocủa đơn vị vận động, và so với những người chưa qua huấn luyện, là sự xungđộng nhanh hơn của tế bào thần kinh vận động Ngoài dây thần kinh vận động

có thể thích ứng với tần suất kích hoạt cao, vẫn có thể tồn tại một hiện tượngthích nghi khác, tức là sự phóng điện của tế bào thần kinh vận động có tínhđồng bộ, làm kích hoạt đột biến càng nhiều sợi cơ trong khoảng thời gianngắn (Schmidtbleicher, 1984)

Hiệu quả của sự chi phối thần kinh loại này có thể được thấy rõ qua sựcải thiện đáng kể hiệu suất nâng cao lực, vì vậy, cũng có thể thấy rõ qua sựsản sinh sức mạnh tốc độ

Ngày đăng: 11/07/2016, 22:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aulic. I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trình độ tập luyện thể thao
Tác giả: Aulic. I.V
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1982
2. Nguyễn Ngọc Anh (2001), Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh ngã cho vận động viên Taewondo trẻ lứa tuổi 12 – 14, luận văn cao học, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh ngã cho vận động viên Taewondo trẻ lứa tuổi 12 – 14
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Năm: 2001
3. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, -sở TDTT, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao
Tác giả: Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp
Năm: 1983
4. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991)- “lý luận và phương pháp thể thao trẻ”- NXB TDTT , Thành phố HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: lý luận và phương pháp thể thao trẻ”
Tác giả: Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1991
5. Dương Nghiệp Chí (1991), đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: đo lường thể thao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1991
6. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), khoa học tuyển chọn tài năng thể thao, tập 1,2 và 3, tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghệp vụ huấn luyện các môn thể thao, viện khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: khoa học tuyển chọn tài năng thể thao
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cừ
Năm: 1997
7. Daxươrơxki V.M (1978), các tố chất thể lực của VĐV, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: các tố chất thể lực của VĐV
Tác giả: Daxươrơxki V.M
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1978
8. Trần Đức Dũng và các cộng sự (2004), giáo trình Pencatsilát, NXB, HN 9. Vũ Cao Đàm (1995), phương pháp luận nghiên cứu khoa học, bộ giáodục và đào tạo, viện nghiên cứu phát triển giáo dục, NXB, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Trần Đức Dũng và các cộng sự (2004), giáo trình Pencatsilát, NXB, HN 9. Vũ Cao Đàm
Năm: 1995
10. Vũ Cao Đàm (1995), Hướng dẫn chuẩn bị luận văn khao học, viện nghiên cứu phát triển giáo dục, NXB, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chuẩn bị luận văn khao học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Năm: 1995
11. Harre.D (1996), học thuyết huấn luyện, (dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển ), NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: học thuyết huấn luyện
Tác giả: Harre.D
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1996
12. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1995
13. Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng (2000), Y học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2000
15. Trần Tuấn Hiếu (2004), Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của nam vận động viên Karate-do lứa tuổi 12-15, luận án tiến sỹ giáo dục học, viện khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của nam vận động viên Karate-do lứa tuổi 12-15
Tác giả: Trần Tuấn Hiếu
Năm: 2004
16. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện TDTT
Tác giả: Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1994
17. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Bước đầu xây dựng các tiểu chuẩn tuyển chọn và chương trình huấn luyện ban đầu cho đội tuyển Taekwondo trẻ Hà Nội lứa tuổi 14-16, luận văn cao học, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu xây dựng các tiểu chuẩn tuyển chọn và chương trình huấn luyện ban đầu cho đội tuyển Taekwondo trẻ Hà Nội lứa tuổi 14-16
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 2001
18. Ivanốp. V.X (1996), Những cơ sở của toán học thông kê, (dịch: Trần Đức Dũng ), NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của toán học thông kê
Tác giả: Ivanốp. V.X
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1996
19. Hồ Hoàng Khánh (1990), KaRaTe-Do hiện đại, tập 1 và 2, NXB Sông Bé Sách, tạp chí
Tiêu đề: KaRaTe-Do hiện đại
Tác giả: Hồ Hoàng Khánh
Nhà XB: NXB Sông Bé
Năm: 1990
20. Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp (1999), Giáo trình nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiên cứu khoa học TDTT
Tác giả: Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1999
23. Mai Văn Muôn và các cộng sự (1991), Lược sử võ cổ truyền Việt Nam, NXB, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử võ cổ truyền Việt Nam
Tác giả: Mai Văn Muôn và các cộng sự
Năm: 1991
24. Nôvicốp A.D-Mátvêép L.P (1976), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, tập 1 và 2 (dịch: Phạm Trọng Thanh và Lê Văn Lẫm ), NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
Tác giả: Nôvicốp A.D-Mátvêép L.P
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1976

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w