1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN

88 826 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 264,68 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH DƯƠNG MINH CƯỜNG LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC BẮC NINH– 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH DƯƠNG MINH CƯỜNG LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Giáo dục thể chất Mã số : 60140103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hướng dẫn khoa học PGS.TS. Đỗ Hữu Trường BẮC NINH– 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Dương Minh Cường   DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN GD – ĐT Giáo dục – Đào tạo. GDĐH Giáo dục đại học. GDTC Giáo dục thể chất. HLV Huấn luyện viên HSSV Học sinh, sinh viên. NĐC Nhóm đối chứng NTN Ngóm thực nghiệm. PP Phương pháp RLTT Rèn luyện thân thể. SMTĐ Sức mạnh tốc độ. TDTT Thể dục thể thao. XPC Xuất phátcao VĐV Vận động viên. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Thể loại Số TT Nội dung Trang Bảng 3.1 Phân phối chương trình huấn luyện của đội tuyển Bóng Đá Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên 33 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát chương trình huấn luyện SMTĐ cho nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên 34 Bảng 3.3 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện củatrường Đại học Khoa học Thái Nguyên 35 Bảng 3.4 Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên đội tuyển bóng đátrường Đại học Khoa học Thái Nguyên 36 Bảng 3.5 Kết quả phỏng vấn để lựa chọn Test đánh giá sứ mạnh tốc độ (n=40) 39 Bảng 3.6 Xác định độ tin cậy của test được lựa chọn (n=20) 40 Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra SMTĐ của nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên 41 Bảng 3.8 So sánh thực trạng sức tốc độ của nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên với nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên 43 Bảng 3.9 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên(n=32) 44 Bảng 3.11 So sánh kết quả kiểm tra trình độ sức mạnh tốc độ của hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm. 66 Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra giai đoạn 1 (6 tháng) của NĐC và NTN 67 Bảng 3.13 So sánh kết quả kiểm tra SMTĐ của NĐC và NTN sau 1 năm thực nghiệm. 68 Bảng 3.14 Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm (n=10) 71 Bảng 3.15 Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm đối chứng qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm (n=10) 72 Biểu đồ 3.1 Kết quả test bật xa tại chỗ của NĐC và NTN ở thời điểm trước và sau thực nghiệm 69 Biểu đồ 3.2 Kết quả test ném biên có đà của NĐC và NTN ở thời điểm trước và sau thực nghiệm 69 Biểu đồ 3.3 Kết quả test chạy 30m xuất phát cao của NĐC và NTN ở thời điểm trước và sau thực nghiệm 70 Biểu đồ 3.4 Kết quả test Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5 m(s) của NĐC và NTN ở thời điểm trước và sau thực nghiệm. 70   MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản phát triển thể dục thể thao trường học của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 5 1.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản phát triển thể dục thể thao trường học đến năm 2020 của Đảng ta 1 5 1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta để phát triển Thể dục thể thao trường học đến năm 2020 01 5 1.2. Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ 6 1.3. Đặc điểm của môn bóng đá : 7 1.4. khái niệm và đặc điểm các tố chất thể lực17,18 10 1.5. Đặc điểm của các tố chất thể lực trong bóng đá 16 1.6. Đặc điểm của tố chất sức mạnh tốc độ trong Bóng đá và phương pháp huấn luyện 16,13 16 1.6.2. Phương pháp huấn luyện12,13 19 1.7. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 18 đến22 5,19 22 1.7.1 Đặc điểm về tâm lý 23 1.7.2 Đặc điểm về sinh lý 4,16 24 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 27 2.1. Phương pháp nghiên cứu 27 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 27 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 27 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 28 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 30 2.1.6. Phương pháp toán thống kê 30 2.2. Tổ chức nghiên cứu 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 33 3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá Trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên 33 3.1.1. Thực trạng chương trình huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. 33 3.1.2. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho huấn luyện của đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Khoa học Thái Nguyên 35 3.1.3. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên 36 3.1.4. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên 37 3.2.1. Cơ sở lý luận lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 1. Kết luận. 73 2.Kiến nghị 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 74   PHẦN MỞ ĐẦU Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại hoá”. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục, thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, trước hết là nâng cao sức khoẻ và thể lực, góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh. Hoạt động TDTT tạo cho con người có vóc dáng khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái, chống mệt mỏi, bệnh tật và tạo sự hăng hái cho người tập. Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay, đang được sống và học tập dưới một chế độ Xã hội chủ nghĩa ưu việt, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường. Nghị quyết Trung ương khóa VII về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đã khẳng địnhmục tiêu của GDTC là nhằm giáo dục, hình thành nhân cách và tăng cường thể lực cho những người chủ tương lai của đất nước, những người tri thức lao động trẻ: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” . Công tác GDTC trong các Trường Đại học, Cao đẳng có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ. Việc tập luyện TDTT là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển cơ thể hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khỏe hình thành các năng lực làm việc chung và chuyên môn, góp phần thích nghi với các điều kiện hoạt động học tập và nâng cao trình độ nghề nghiệp đối với sinh viên từ lúc còn trong nhà trường và sau khi ra trường. Một trong những môn thể thao được các bạn sinh viên ưa chuộng là Bóng đá. Không ai có thể phủ nhận rằng Bóng đá là môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh. Tập luyện Bóng đá không những mang lại cho chúng ta sức khỏe, một cơ thể cường tráng mà còn giúp ta rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm, tính kỷ luật, đồng đội...những phẩm chất của con người mới Xã hội Chủ nghĩa. Đặc điểm của môn Bóng đá là môn thể thao cần đòi hỏi sự phối hợp phức tạp, mang tính chất đối kháng nên đòi hỏi các cầu thủ bóng đá phải có kỹ thuật cùng với thể lực thật dồi dào; trong các tố chất thể lực, tố chất sức mạnh tốc độ đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt trong Bóng đá hiện đại ngày nay trận đấu diễn ra rất quyết liệt và với tốc độ rất nhanh, các cầu thủ phải thường xuyên va chạm với nhau trong các tình huống tranh chấp bóng.Hầu hết các cầu thủ xuất sắc trên thế giới hiện nay như : Cristiano Ronaldo, Karim Benzema, Lionel Messi …đều có sức mạnh tốc độ rất tuyệt vời. Họ thường dành phần thắng trong những tình huống tranh chấp bóng tay đôi, có thể dẫn bóng với tốc độ nhanh vượt qua vài ba cầu thủ rất dễ dàng, hay những cú sút cầu môn mà đối phương rất khó khăn trong việc cản phá. Qua thực tiễn theo dõi các trận thi đấu của Bóng đá Việt Nam cũng như tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, chúng tôi nhận thấy thực trạng sức mạnh tốc độ của VĐV Bóng đá Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng phát triển không tốt, thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tới việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong nhiều năm qua, trong khi có những bài tập không còn phù hợp với Bóng đá hiện đại. Điều đó góp phần làm giảm sút thể lực của VĐV trong quá trình huấn luyện, giảng dạy cũng như trong quá trình thi đấu bóng đá. Thực trạng này là một vấn đề được các chuyên gia quan tâm và nghiên cứu nhằm tìm ra những bài tập thể lực chuyên môn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình huấn luyện, giảng dạy. Trong đó việc chuẩn bị thể lực cho thế hệ trẻ được quan tâm hơn cả. Kiểm tra đánh giá thường xuyên hiệu quả tập luyện của VĐV Bóng đá là một trong những khâu quan trọng của quá trình huấn luyện giúp HLV nắm được tình trạng tập luyện của cầu thủ và từ đó xây dựng các giáo án huấn luyện hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Qua thực tiễn quan sát các trận đấu bóng đá của sinh viên Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên trong các giải bóng đá sinh viên hàng năm, hay giải bóng đá sinh viên khối các Trường Đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên và đặc biệt là giải bóng đá sinh viên toàn quốc. Chúng tôi nhận thấy thể lực chuyên môn của các em sinh viên còn yếu, nhất là tố chất sức mạnh tốc độ được thể hiện qua những động tác chạy (tốc độ, nước rút) dẫn bóng, tranh cướp bóng, sút cầu môn của các em. Xuất phát từ những vấn đề trên với mong muốn và mục đích phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa hoc Thái Nguyên;. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài lựa chọn bài tập phát triển tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, từ đó góp phần nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu cho đội tuyển bóng đá của nhà trường. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài xác định các nhiệm vụ cụ thể sau: Nhiêm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên Để giải quyết nhiệm vụ 1 của đề tài dự kiến giải quyết các vấn đề sau: Đánh giá thực trạng chương trình huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho huấn luyện của đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Khoa học Thái Nguyên Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên Đánh giá sức mạnh tốc độ của đối tượng nghiên cứu thông qua các test đã lựa chọn. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Để giải quyết nhiệm vụ 2 này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau: Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên; Tổ chức thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả bài tập đã chọn; Xây dựng tiến trình thực nghiệm sư phạm; Đánh giá hiệu quả các bải tập đã lựa chọn.   CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản phát triển thể dục thể thao trường học của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 1.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản phát triển thể dục thể thao trường học đến năm 2020 của Đảng ta 1 Đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; Thể dục thể thao trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên; Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa, phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên; bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao; Củng cố cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm lý lứa tuổi và thể dục thể thao trường học. 1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta để phát triển Thể dục thể thao trường học đến năm 2020 01 Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao và góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh thiếu niên; 100% số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất; Xây dựng hệ thống các trường lớp năng khiếu thể thao, đẩy mạnh công tácđào tạo bồi dưỡng nhân tài thể thao; Xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học, khuyến khích học sinh dành thời gian từ 2h 3h trong một tuần để tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao; Trên đây là những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển TDTT trường học rất cơ bản, là nền tảng để định hướng cho mọi động thái vì nâng cao chất lượng của TDTT trường học, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng các câu lạc bộ TDTT của các trường đại học. Tiếp theo đây là những vấn đề có tính lý luận và chuyên môn liên quan định hướng cho đề tài. 1.2. Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ Từ thực tế cho thấy sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, nghĩa là trong thời gian ngắn nhất với tốc độ co cơ lớn nhất nó phụ thuộc vào thiết diện sinh lý của cơ, thiết diện sinh lý càng lớn thì lực co cơ càng lớn, phát triển sức mạnh tốc độ thông thường dựa vào sức mạnh tối đa làm cơ sở và tốc độ co cơ là nhân tố quyết định. Trong mọi hoạt động cơ bắp khi sinh ra lực được đánh giá dưới nhiều hình thức, có thể thay đổi độ dài của cơ. Nếu giảm độ dài của cơ là chế độlà cơ chế khắc phục, còn tăng là nhượng bộ. Trong chế độ hoạt động như vậy cơ bắp có thể sinh ra các lực cơ học có chỉ số khác nhau. Người ta dựa vào chế độ hoạt động của cơ làm cơ sở để phân biệt các loại sức mạnh. Nếu con người thực hiện hàng loạt các động tác với nỗ lực cơ bắp tối đa để làm chuyển động vật thể có khối lượng khác nhau sẽ sinh ra lực khác nhau. Lúc đầu tăng khối lượng vật thể thì lực cơ bắp cũng tăng lên nhưng tới một giới hạn nhất định nào đó ta tăng khối lượng vật thể thì ta không thấy lực cơ bắp tăng lên nữa. Chứng tỏ lực cơ bắp sản sinh ra luôn tỉ lệ thuận với khối lượng vật thể chịu tác dụng. Ngoài ra còn có mối quan hệ giữa lực và tốc độ. Bản chất của giáo dục sức mạnh là lựa chọn lực đối kháng khác nhau dẫn đến những kích thích cũng khác nhau và cơ chế điều hoà sức mạnh tạo ra khác nhau. Nguyên lý chung nhất trong phát triển tốc độ là tạo ra sức căng cơ tối đa trong thời gian ngắn nhất. Như vậy giá trị của nguyên tắc phát triển sức mạnh tốc độ là sự nỗ lực tối đa của cơ bắp với mức căng thẳng cao nhất trong một lần co cơ với thời gian ngắn nhất. Muốn phát triển tối ưu sức mạnh tốc độ thì cần phải nâng cao số động tác và hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tốc độ tối đa. Ngoài ra sự hoàn thiện vận động trong các bài tập phát triển tốc độ cũng rất cần thiết, bởi nếu chúng ta chọn những bài tập mà người tập chưa thông thạo về kỹ thuật động tác thì người tập chỉ tập trung trước hết vào kỹ thuật động tác nên không đảm bảo được cường độ quy định, dẫn đến hiệu quả tập luyệnbị hạn chế. Mặt khác trong quá trình thực hiện bài tập cần chú ý đến thời gian thực hiện bài tập, vì thời gian thực hiện bài tập được xác định sao cho tốc độ không bị giảm sút ở cuối cự ly, thời gian quãng nghỉ giữa các lần tập cần phải phù hợp để cho cơ thể phục hồi tương đối hoàn toàn. Nó được xác định trên cơ sở diễn biến hưng phấn thần kinh trung ương và tốc độ hồi phục của các chức năng thực vật. Căn cứ vào diễn biến hưng phấn thần kinh trung ương thì quãng nghỉ phải đầy đủ. 1.3. Đặc điểm của môn bóng đá : Bóng đá là môn thể thao tập thể mang đầy tính màu sắc cảm xúc, sự hập dẫn của bóng đá thể hiện ở tính đa dạng của các tình huống trong một trận đấu và các phương án giải quyết từng tình huống cụ thể mang đầy tính ngẫu hứng, sáng tạo tùy phong cách thi đấu của các cầu thủ. Trong thi đấu bóng đá không có tình huống nào trùng lặp và không có khuôn mẫu nào thích hợp cho mỗi trường hợp. Tính đa dạng, muôn hình muôn vẻ đó đòi hỏi mỗi cầu thủ tính sáng tạo rất lớn. Mỗi đợt tấn công hay phòng thủ đều có những nét riêng mà cầu thủ cần tìm ra biện pháp ứng biến thích hợp. Lựa chọn các phương án giải quyết tối ưu trong một thời gian ngắn đòi hỏi cầu thủ phải có khả năng xử lý thông tin nhanh nhạy, bởi vì các nhân tố kích thích thường xuyên tác động tới vận động viên như: sự di chuyển không ngừng của đồng đội, đối phương, hướng đi của bóng, cảm nhận về không gian và thời gian trong quá trình xử lý các tình huống biến đổi... Bóng đá đã trở thành phương tiện hoạt động, rèn luyện thể chất cho đông đảo người tập luyện và thi đấu, loại hình nghệ thuật này thực sự góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa của nhân dân và quan hệ hợp tác quốc tế theo yêu cầu của nhiệm vụ xã hội. Nghệ thuật bóng đá cảng trở lên phong phú khoa học hơn. Các yếu tố về tâm lý, thể lực, kỹ chiến thuật của bóng đá hiện đại tiếp tục được phát triển toàn diện. Những chiến thuật cứng nhắc, thiếu cân đối những động tác vụng về, tố chất thể lực thiếu toàn diện... đã trở lên xa lạ với bóng đá hiện đại. Để đạt được thành tích trong hoạt động bóng đá, các yếu tố tâm lý, thể lực, kỹ chiến thuật phải liên kết gắn bó với nhau một cách hoàn hảo trong toàn bộ đội bóng cũng như ở từng cầu thủ. Bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp ở mức độ cao, các tình huống trên sân rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu cao, sự phối hợp thông minh của cả một tập thể, sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của bóng đá được thể hiện ở 3 đặc điểm lớn sau: tính tập thể, tính chiến đấu, tính phức tạp. a. Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao Trận đấu bóng đá (11 người) được tiến hành trên một sân rộng với hai đội, mỗi đội có mười một cầu thủ. Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rất quan trọng, một đội bóng hay không thể thiếu những cầu thủ xuất sắc. Tuy nhiên không có bất cứ cầu thủ nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớn và sự cản phá quyết liệt của đối phương để ghi bàn thắng. Điều đó đòi hỏi các cầu thủ phải biết chơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong tấn công cũng như trong phòng thủ vì mục đích chung của toàn đội là giành chiến thắng. Với trình độ kĩ thuật bóngđá cao như ngày nay, tính tập thể trong thi đấu cũng đòi hỏi ngày càng cao, trong tấn công cũng như trong phòng thủ đòi hỏi toàn đội đều phải tham gia. Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật là nâng cao trình độ hiệp đồng tổ chức tấn công và phòng thủ, nâng cao tính tập thể của bóng đá. Một đội bóng bao gồm nhiều cầu thủ hay nhưng khả năng phối hợp, khả năng triển khai chiến thuật kém, mạnh ai người đấy đá thì cũng không thể dành được chiến thắng. b. Bóng đá là môn thể thao có tính chiến đấu cao Trong thi đấu đội nào cũng muốn giành chiến thắng. Vì vậy các đội bóng thường sử dụng mọi biện pháp trong khuôn khổ luật cho phép để tiến hành tấn công cũng như phòng thủ. Có thể nói trận đấu bóng đá là cuộc đấu ý chí, đấu trí, đấu lực, đấu về trình độ kỹ chiến thuật giữa hai đội, cuộc đấu này lại được tiến hành trong thời gian dài với sự đối kháng cao của các cầu thủ. Do đó có thể nói tính chiến đấu thể hiện trong trận đấu rất cao, đội nào thể hiện sự vượt trội về mọi mặt mới có thể làm chủ trận đấu và giành chiến thắng. Chính tính chiến đấu cao của bóng đá là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn người hâm mộởmọi lứa tuổi. Chiến thuật thi đấu Bóng đá ngày nay đa dạng và phức tạp, đòi hỏi vận động viên phát triển toàn diện hơn do các thách thức phải vượt qua trong các trận đấu ngày càng lớn. Bóng đá hiện đại đòi hỏi ở vận động viên, đặc biệt là tiền vệ có năng lực tổ chức, thông minh, nhanh nhẹn và nhạy bén với mọi tình huống nảy sinh, có thể đảm nhiệm mọi vị trí. Hiệu quả của tư duy chiến thuật phụ thuộc trực tiếp vào độ lớn và cường độ của những nỗ lực ý chí. Đồng thời, kết quả của tư duy chiến thuật phụ thuộc vào trình độ kỹ chiến thuật, thể lực, tâm lý của vận động viên. c. Bóng đá là môn thể thao có tính phức tạp Một đặc điểm rất đặc biệt của môn Bóng đá là cầu thủ không được dùng tay chơi bóng (trừ thủ môn trong khu vực cho phép) mà chủ yếu là dùng chân và các bộ phận khác để điều khiển quả bóng. Hai đặc tính này đã nói lên phần nào đặc tính phức tạp của môn Bóng đá;chân và các bộ phận khác của cơ thể (đầu, vai, ngực...) là các bộ phận ít linh hoạt, nhưng trong Bóng đá không chỉ thực hiện các chức năng vốn có của nó mà còn được dùng để thực hiện nhiệm vụ vô cùng quan trọng là điều khiển trái bóng, một vật thể rất linh hoạtđâylàyêu cầu vô cùng phức tạp. Sự đối kháng cao trong thi đấu cũng là một yếu tố tạo nên tính phức tạp, trong quá trình thực hiện các hoạt động trên sân luôn bị đối phương cản trở, tấn công, gây khó khăn trong quá trình xử lý tình huống phối hợp. Ngày nay với lối đá toàn đội tấn công và toàn đội phòng ngự đã đòi hỏi các cầu thủ thể lực dồi dào, di chuyển nhanh chóng, có kỹ thuật, chiến thuật vững vàng toàn diện, sẵn sàng thay thế vị trí cho nhau, hoàn thành tốt các yêu cầu của vị trí thay thế để tranh thủ thời gian, không gian có lợi uy hiếp cầu môn đối phương. Trong thi đấu vô vàn tình huống xảy ra mà cầu thủ phải giải quyết tức thời trong thời gian ngắn, mà trong thực tế các tình huống đó diễn ra rất đa dạng và không hề lặp lại. Đây là điều vô cùng khó khăn và cũng chính điều này tạo nên sự hấp dẫn của Bóng đá. Bóng đá ngày càng phát triển, yêu cầu đối với cáccầu thủ ngày càng cao. Để đáp ứng đượcnhững yêu cầu đó thì trong mỗi cầu thủ phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và hợp lý các kỹ chiến thuật cả trong tấn công cũng như trong phòng thủ ở trình độ cao, trong nhịp độ cao của trận đấu. 1.4. khái niệm và đặc điểm các tố chất thể lực 17,18 Các tố chất thể lực của con người gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo. Ta tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của từng tố chất với các quan điểm khác nhau. Tố chất sức mạnh Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT Đã có nhiều khoa học nghiên cứu về sức mạnh tốc độ và cho rằng: Sức mạnh tốc độ là khả năng chống lại lực cản và khắc phục trọng lượng bên ngoài bằng sự nỗ lực cơ bắp. Sức mạnh là khả năng con người tạo ra lực cơ học bằng sự nỗ lực của cơ bắp, hay nói cách khác sức mạnh là khả năng của con người khắc phục lực đối kháng bên ngoài hay đối kháng nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp. + Cơ bắp sinh ra lực trong các trường hợp. Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh) Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục) Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ) + Sức mạnh phụ thuộc vào: Quan hệ giữa lực cơ bắp sản sinh và khối lượng vật thể chịu tác động: Nếu con người thực hiện một hoạt động với nỗ lực cơ bắp tối đa để làm chuyển động những vật thể có khối lượng khác nhau thì lực sinh ra sẽ khác nhau. Quan hệ giữa lực và tốc độ: giữa lực và tốc độ có tương quan tỷ lệ nghịch với nhau, tốc độ càng cao thì lực càng nhỏ và ngược lại. + Để rèn luyện sức mạnh người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức là các động tác với lực đối kháng. Các bài tập này đươc chia làm hai nhóm. Các bài tập với lực đối kháng bên ngoài + Các bài tập với dụng cụ nặng; + Các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập; + Các bài tập với lực đàn hồi; + Các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài (chạy trên cát, mùn cưa). Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể + Sức mạnh được chia ra làm hai loại Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh ra lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh); Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh ra lực trong các động tác nhanh). + Ngoài những loại sức mạnh cơ bản trên ta thường gặp một số khái niệm khác như Sức mạnh bộc phát: Là khả năng con người phát huy nội lực lớn trong thời gian ngắn nhất. Sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể khi hoạt động sức mạnh. Sức mạnh tương đối: Là sức mạnh tuyệt đối trên 1kg trọng lượng cơ thể. Theo quan điểm sinh lý TDTT Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ. + Sức mạnh phụ thuộc vào: Số lượng sợi cơ tham gia vào quá trình căng cơ; Chế độ co cơ của các đơn vị vận động (sợi cơ) đó; Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co; Tố chất sức nhanh (năng lực tốc độ) Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT + Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Xác định tính chất nhanh của động tác cũng như xác định thời gian của phản ứng vận động. + Người ta phân biệt ba hình thức biểu hiện sức nhanh như sau Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động; Tốc độ động tác đơn (với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ); Tần số động tác; + Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau và không hề phụ thuộc vào nhau. + Phân loại sức nhanh Sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản; Sức nhanh của phản ứng vận động phức tạp; Sức nhanh của tần số động tác. + Những yếu tố là những điều kiện để phát huy sức nhanh Đặc điểm tâm lý: Thể hiện ở sự nỗ lực ý chí của VĐV khi vận động; Đặc điểm sinh lý: Thể hiện ở số lượng cơ tham gia hoạt động; Sự sắp xếp của cơ trong các cơ đảm bảo tính phối hợp, đàn hồi, co giãn, thả lỏng trong vận động; Sự linh hoạt của thần kinh cơ đảm bảo cho sự thay đổi thật nhanh giữa hưng phấn và ức chế; Trình độ của khả năng phối hợp vận động làm việc thực hiện yêu cầu vận động hợp lý hơn với tốc độ cao; Trình độ của các tố chất khác nhau, đặc biệt là sức mạnh đảm bảo cho các yêu cầu tăng tốc. + Phương pháp giáo dục sức nhanh Phương pháp giáo dục sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản; Phương pháp giáo dục sức nhanh phản ứng vận động phức tạp; Phương pháp giáo dục sức nhanh của tần số động tác. Theo quan điểm sinh lý TDTT Tố chất sức nhanh là năng lực phản ứng nhanh, chậm của cơ thể đối với các loại kích thích, nhằm hình thành một động tác hoặc di động một cự ly trong một đơn vị thời gian. Tố chất sức bền Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT Sức bền là năng lực thực hiện động tác với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được. Do thời gian hoạt động cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất hiện của sự mệt mỏi nên cũng có thể định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. + Sức bền trong vận động thể lực bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố Kỹ thuật thể thao hợp lý, đảm bảo phát huy hiệu quả và đồng thời tiết kiệm đươc năng lượng trong khi vận động; Năng lượng duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thần kinh; Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp; Tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất trong quá trình vận động; Cơ thể có nguồn dự trữnăng lượng lớn; Sự phối hợp hài hòa của các chức năng sinh lý; Khả năng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ sự nỗ lực của ý chí; + Nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích nghi dần dần với lượng vận động ngày càng lớn tăng dần theo thời gian. + Nâng cao sức bền chung là cơ sở để nâng cao sức bền chuyên môn và nâng cao năng lực vận động của cơ thể nói chung. Theo quan điểm sinh lý TDTT Sức bền là năng lực thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó. + Sức bền được chia làm hai loại Sức bền ưa khí : Phụ thuộc vào khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể và khả năng duy trì lâu dài mức độ hấp thụ oxy cao; Mức độ hấp thụ oxy tối đa của con người quyết định khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí của họ, VO¬¬2¬¬¬ max cơ thể còn cao thì công suất hoạt động ưa khí tối đa sẽ càng lớn;ngoài ra VO2 max càng cao thì cơ thể thực hiện hoạt động ưa khí càng dễ dàng, vì vậy càng hoạt động được lâu; Như vậy về bản chất sức bền chính là khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể. Sức bền yếm khí: Gồm sức bền hệ thống cung cấp năng lượng liên tục và sức bền hệ thống cung cấp năng lượng ATP, CP. Tố chất mềm dẻo Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. + Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo; + Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: Mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động; Mềm dẻo tích cực: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp; Mềm dẻo thụ động: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ tác động của ngoại lai như: Trọng lượng của cơ thể, lực ấn, lực ép của HLV hoặc bài tập; + Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và giây chằng. Ý nghĩa của năng lực mềm dẻo + Nhờ có mềm dẻo việc thực hiện các kỹ thuật động tác mang tính chất tiết kiệm,do đó ít tốn sức hơn; + Cũng nhờ có khả năng mềm dẻo việc học tập và hoàn thiện các kỹ xảo động tác diễn ra nhanh hơn; + Ảnh hưởng lớn đến các tố chất khác do đó là điều kiện để phát huy tất cả các tố chất; + Ngoài ra nhờ có mềm dẻo VĐV có thể hạn chế gặp chấn thương trong quá trình thi đấu. Tố chất khéo léo Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT + Khéo léo là khả năng hoạt động phối hợp cơ thể của VĐV để cùng một lúc thực hiện có hiệu quả cao nhiều nhiệm vụ vận động nhờ vốn tích lũy kĩ xảo, kỹ thuật và khả năng thu nhận xử lý tổng hợp nhiều thông tin, tình huống trong vận động; + Khéo léo được hình thành và phát triển trong quá trìnhtập luyện; + Có mối quan hệ chặt chẽ các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức nhanh, sức mạnh và sức bền. Ý nghĩa của tố chất khéo léo + Có tác dụng tốt trong việc học tập các kỹ thuật các môn thể thao, làm cho VĐV lĩnh hội nhanh kỹ thuật mới và thực hiện tốt hơn những yêu cầu vận động đã đặt ra; + VĐV có thể học tập nhanh không những một kỹ thuật mà cả những kỹ thuật phức tạp khác; + Đem lại khả năng chịu đựng lượng vận động cho VĐV, điều này có ý nghĩa trong huấn luyện cũng như thi đấu, khả năng này được áp dụng như phương tiện để khởi động và nghỉ ngơi tích cực cho VĐV; + Đối với việc hoàn thiện và ổn định kỹ thuật thì khả năng phối hợp vận động đóng vai trò rất quan trọng. VĐV có thể thông qua khả năng này để thực hiện kỹ thuật động tác một cách tự động hóa; + Coi như là một phương tiện để giáo dưỡng kỹ thuật thể thao và tuyển chọn VĐV;Tuy nhiên khả năng đó không có ý nghĩa như nhau trong tất cả các môn thể thao. Theo quan điểm sinh lý TDTT Khéo léo là khả năng thực hiện các động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động. + Sự khéo léo có thể được biểu hiện dưới ba hình thức sau Trong sự chuẩn xác của động tác về không gian; Trong sự chuẩn xác của động tác khi thực hiện động tác bị hạn chế; Khả năng giải quyết nhanh và dùng những tình huống xuất hiện bất ngờ trong hoạt động. + Khéo léo phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác như sức mạnh bền, sức nhanh. + Mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương. 1.5. Đặc điểm của các tố chất thể lực trong bóng đá Bóng đá là môn thể thao phức tạp, các tình huống trên sân luôn đa dạng nên để đáp ứng được những điều đó thì đòi hỏi có sự trang bị đầy đủ các tố chất thể lực như: sức nhanh sử dụng trong các động tác di chuyển với tốc độ cao không bóng và có bóng; sức mạnh trong các động tác tranh cướp bóng, sút cầu môn; sức bền để đảm bảo thể lực trong suốt trận đấu; mềm dẻo và khéo léo để xoay trở trong phạm vi hẹp thoát ra khỏi sự đeo bám của đối phương. Trong đó tố chất sức mạnh đóng vai trò rất quan trọng, trong tố chất sức mạnh thì sức mạnh tốc độ đóng vai trò chủđạo và nó được coi là thước đo cho trình độ huấn luyện thể lực. 1.6. Đặc điểm của tố chất sức mạnh tốc độ trong Bóng đá và phương pháp huấn luyện 9,13 Khái niệm : Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV. 1.6.1. Đặc điểm sức mạnh tốc độ trong môn bóng đá Sức mạnh tốc độ là tố chất rất quan trọng của cầu thủ Bóngđá, là một yếu tố dẫn đến thành công. Bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng trực tiếp cao, lượng vận động lớn, cường độ cao, thời gian hoạt động dài, chiến thuật phát triển nhanh, các động tác kỹ thuật có cường độ cao, sự đua tranh quyết liệt, sử dụng nhiều loại hình sức phát nhanh, chạy đổi hướng, xuất phát đột ngột nhằm đẩy đối phương vào thế bị động. Trong khi đó thời gian nghỉ giữa những lần di chuyển đó lại không nhiều. Mặt khác những trận đấu thường kéo dài 90 phút có khi đến 120 phút. Do đó muốn trở thành cầu thủ bóng đá giỏi thì VĐV phải có nền tảng thể lực tốt.Trong các tố chất thể lực thì sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất rất quan trọng. Ngoài ra việc huấn luyện thể lực là cơ sở để phát triển các tố chất vận động khác. Hơn nữa có thể lực cầu thủ sẽ làm chủ được tinh thần, tâm lý ổn định trong những giây phút căng thẳng, đảm bảo hiệu suất thi đấu. Như vậy đối với mỗi môn thể thao khác nhau sẽ có những thành phần quy định đặc thù sức mạnh trong hoạt động thi đấu của từng môn cụ thể. Ngày nay xu hướng phát triển Bóngđá hiệnđại mang tính chất tổng lực đòi hỏi VĐV phải hoàn thành khối lượng vận động như: Chạy tốc độ, sử dụng hàng loạt các động tác kỹ thuật tranh cướp bóng với đối phương... Vì vậy, thể lực trong môn Bóngđá không phải là một trạng thái thể lực bình thường, nó không giống với một số môn thể thao khác, nếu cầu thủ không có thể lực tốt sẽ không hoàn thành nhiệm vụ được sẽảnh hưởng đến kết quả thi đấu của toàn đội. Chính vì lý do đó trong công tác huấn luyện Bóngđá, ngoài việc trang bị tốt cho cầu thủ về mặt kỹ thuật, các HLV cần chú trọng đến vấn đề thể lực, thông qua việc huấn luyện thể lực có thể tăng cường sức khỏe cho VĐV, phát triển toàn diện các tố chất: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền... nâng cao hoạt động của cơ thể. Vậy sức mạnh là gì? sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sự nỗ lực cơ bắp. Nói cách khác sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại sự nỗ lực cơ bắp. Sức mạnh được chia làm hai loại . + Sức mạnh đơn thuần: Là khả năng sinh ra lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh. Ví dụ: Động tác khống chế bóng do đồng đội chuyền đến bằng vai, đầu, ngực, chân ... + Sức mạnh tốc độ: Là khả năng sinh ra lực trong các động tác nhanh. Ví dụ: Chạy dẫn bóng với tốc độ cao, tranh cướp bóng... Ngoài những loại sức mạnh cơ bản trên ta thường gặp một số khái niệm khác như : + Sức mạnh bộc phát : Là khả năng con người phát huy nội lực trong thời gian ngắn. Ví dụ: Bật nhảy đánh đầu, sút cầu môn.... + Sức mạnh tương đối : Là sức mạnh tuyệt đối trên một kg trọng lượng cơ thể. + Sức mạnh bền : Là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể khi hoạt động sức mạnh trong một thời gian cụ thể. Ví dụ: Khả năng duy trì thể lực trong suốt một trận đấu... Trong Bóng đá hiện đại tốc độ trận đấu diễn ra rất nhanh, đòi hỏi các cầu thủ phải di chuyển liên tục để thực hiện các ý đồ chiến thuật như: phòng thủ kèm người, phòng thủ khu vực, phối hợp nhóm 2 3 người, bật tường nhanh, di chuyển không bóng lôi kéo đối phương, chạy hoán đổi vị trí cho nhau, tấn công nhanh, đột phá cá nhân… đồng thời đòi hỏi cầu thủ phải xử lý tốt những tình huống xảy ra trên sân, phải thực hiện tốt kỹ thuật, phải chính xác và nhanh chóng trong những điều kiện khác nhau. Do đó sức mạnh trong bóng đá là điều kiện quan trọng để nâng cao thành tích cho VĐV. Người ta thường nói trong Bóng đá thể lực là nền tảng, kỹ thuật là cơ sở, chiến thuật là tạm thời; tức nếu chúng ta chỉ dựa vào kỹ thuật không thì sẽ không có một đội bóng tốt mà ta cần phải biết kết hợp với thể lực. Như vậy chúng ta có thể thấy thể lực chiếm một vị trí quan trọng như thế nào trong Bóng đá. Cùng với sức mạnh, tố chất sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất đặc trưng không thể thiếu trong bóng đá, nhất là trong bóng đá hiện đại ngày nay. Có tốc độ chúng ta có thể chơi bóng với tốc độ nhanh, có thể chiến thắng trong những pha phản công nhanh, nhất là khi sử dụng lối chơi phòng thủ phản công. Nhưng điều quan trọng Bóng đá là môn chiến đấu cao, các cầu thủ phải tranh chấp nhau rất quyết liệt ở những pha tranh chấp bóng tay đôi, bật nhảy tại chỗ đánh đầu, hay những pha dẫn bóng với tốc độ cao và luôn gặp phải sự truy cản rất quyết liệt của đối phương, để vượt qua được sự truy cản và chiến thắng đối phương trong những tình huống đó thì đòi hỏi cầu thủ phải có sức mạnh mà sức mạnh tốc độ là yếu tố không thể thiếu. Qua theo dõi và quan sát các trận thi đấu bóng đá, ta nhận thấy VĐV bóng đá phải di chuyển và chạy nước rút rất nhiều, trong những pha tranh bóng, dẫn bóng tốc độ bởi khuynh hướng của bóng đá hiện đại là đẩy nhanh tốc độ trận đấu, gây bất ngờ cho đối phương bằng những pha tấn công nhanh, kéo hậu vệ vào hoạt động tấn công và đẩy tiền đạo vào hoạt động phòng thủ. Do đó vai trò của sức mạnh tốc độ trong bóng đá là hết sức quan trọng. Muốn phát triển tối ưu sức mạnh tốc độ thì cần phải cường độ và hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tốc độ tối đa. Ngoài ra sự hoàn thiện vận động trong các bài tập phát triển tốc độ cũng rất cần thiết, bởi vì chúng ta lựa chọn những bài tập mà người tập chưa thông thạo về kỹ thuật động tác thì người tập chỉ tập trung trước hết vào kỹ thuật động tác nên không đảm bảo cường độ qui định dẫn đến hiệu quả bị hạn chế. Mặt khác trong quá trình thực hiện bài tập cần chú ý thời gian thực hiện bài tập tương đối ngắn, nếu kéo dài sẽ làm thần kinh mệt mỏi tác dụng bài tập chuyển sang phát triển sức bền. Quãng nghỉ giữa các bài tập là quãng nghỉ đầy đủ đảm bảo cho sự hồi phục các chức năng của cơ thể. 1.6.2. Phương pháp huấn luyện12,13 a. Xu hướng huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá Theo đà phát triển của bóng đá ngày nay, công tác huấn luyện thể lực cần phải tìm hiểu, khai thác những nhân tố thúc đẩy nguồn lực tiềm tàng của VĐV, thông thường những nhân tố đó là khối lượng vận động và cường độ vận động, nó là động lực chính làm tăng nhanh thể lực cũng như thành tích cho VĐV, thực tiễn đã chứng minh các cường quốc bóng đá trên thế giới như đội tuyển Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý… trong công tác huấn luyện đã chú ý giải quyết khối lượng vận động cao và cường độ vận động lớn một cách hợp lý . Đây cũng là kinh nghiệm mà bất cứ Huấn luyện viên nào cũng biết nhưng để làm được điều đó thì không phải ai cũng có thể làm được, bởi muốn làm được thì phải tiến hành huấn luyện một cách nghiêm túc, khoa học và phải biết hệ thống hóa các bài tập, phải tập luyện liên tục trong nhiều năm mới có thể thành đạt và trở thành những VĐV đỉnh cao. Trong huấn luyện diễn biến tuần tự mục tiêu của từng giai đoạn thường là không chuyển tiếp hết được do vậy bất kỳ một Huấn luyện viên nào muốn VĐV vượt qua đặc điểm của quá trình huấn luyện chuyên môn hoá quá sớm để đạt thành tích nhất thời, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự bắt buộc VĐV đạt thành tích khi chưa có thể đạt được và như vậy hậu quả của nó là thời gian duy trì thành tích ngắn, thành tích hoàng kim của VĐV mau lụi tàn; không những thế mà còncó thể làm cho VĐV có những tác hại xấu mà không thể lường trước được. Thể dục thể thao là cánh cửa mở của nền khoa học hiện đại, công tác huấn luyện thể lực cho VĐV Bóng đá cũng giống như môn khoa học khác đó là đối với việc mở mang kiến thức khoa học mới có tính nhạy cảm rất cao, do vậy huấn luyện thể lực cần phải huấn luyện nhiều hướng, vận dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện tiên tiến. Ngày nay công tác huấn luyện thể lực cho VĐV Bóng đá là huấn luyện đồng bộ, tổng hợp, chia thành nhiều chu kỳ, tất cả các nhân tố kỹ thuật, chiến thuật, phong cách, trí tuệ, tâm lý thi đấu…. đặc biệt trong xu thế huấn luyện bóng đá hiện nay sử dụng nhiều thủ đoạn mang tính chất đối kháng cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp với bóng, tỷ lệ huấn luyện thể lực không đơn thuần không kết hợp với bóng từ chỗ lớn tới chỗ giảm dần, có như vậy công tác huấn luyện thể lực cho bóng đá mới phù hợp với yêu cầu chung của nền bóng đá hiện đại . Huấn luyện đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành cho VĐV những năng lực vận động kỹ chiến thuật thi đấu và các chỉ số lượng vận động thi đấu, mức độ căng thẳng tâm lý. Do đó trong huấn luyện thể thao hiện đại thì huấn luyện thể lực giữ vị trí tính chất và tầm quan trọng đặc biệt. Với xu hướng bóng đá hiện đại ngàynay toàn đội tấn công, toàn đội phòng thủ tức là lối đá tổng lực và so với bóng đá trước kia. Tốc độ của trận đấu hay mức độ đối kháng quyết liệt của trận đấu đều được nâng cao và phát triển khá dài, do đó yêu cầu huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá hiện nay là rất cao. Tóm lại: Thông qua việc tham khảo các tài liệu chuyên môn chúng tôi nhận thấy: Xu hướng của huấn luyện thể thao hiện đại đòi hỏi ngay từ đầu đối với từng môn thể thao phải quan tâm và phát triển các tố chất đặc thù, định hướng và phát triển thể lực chuyên môn. Như trong môn Bóng đá, sức mạnh tốc độ là tố chất đặc thù bởi vậy ngay từ đầu cần phải huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV một cách toàn diện, tạo cơ sở cho phát triển thành tích sau này. Trong thực tế một trận đấu Bóng đá kéo dài 90 phút có khi đến 120 phút đòi hỏi VĐV phải di chuyển, tranh cướp bóng, đua tốc độ... Vì vậy để đảm bảo hiệu quả khi thực hiện tốt kỹ chiến thuật thì VĐV phải có khả năng duy trì tốt nền tảng thể lực của mình đặc biệt là tố chất sức mạnh tốc độ, có thể nói sức mạnh tốc độ là tố chất đặc trưng của bóng đá, là thước đo của trình độ huấn luyện thể lực. Sức mạnh tốc độ là cơ sở để VĐV phát huy hết khả năng về kỹ chiến thuật và đạt được hiệu quả cao nhất trong thi đấu. b. Phương pháp huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ Bóng đá là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp. Do vậy mà tình huống diễn ra liên tục trong khoảng thời gian rất ngắn, luôn thay đổi đòi hỏi các cầu thủ phải thực hiện các động tác cũng như xử lý nhanh các tình huống xảy ra. Vì thế việc giáo dục huấn luyện nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn Bóngđá là rất cần thiết. Huấn luyện sức mạnh là huấn luyện bằng những hình thức của lượng vận động phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền. Ngoài ra các năng lực sức mạnh này cũng có thể được hoàn thiện khi giải quyết có trọng điểm các nhiệm vụ khác của huấn luyện thể thao, nếu cường độ vận động của các hình thức vận động đặt ra đủ lớn. Sự phát triển sức mạnh tối đa đòi hỏi không những phải nâng cao tốc độ co cơ mà còn phải nâng cao sức mạnh tốc độ.Ý nghĩa của sức mạnh tối đa này đối với năng lực sức mạnh tốc độ phụ thuộc vào các yêu cầu của cấu trúc thành tích của môn thi đấu. Trong các môn mà sức mạnh tối đa là cơ sở quyết định tốc độ vận động tối ưu thì phải phối hợp huấn luyện sức mạnh tối đa và sức mạnh tốc độ với nhau;đó là phương pháp huấn luyện đặc biệt. Việc huấn luyện này phải đảm bảo sự biến đổi một cách tốt nhất năng lực sức mạnh tối đa thành năng lực sức mạnh tốc độ. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ là cần phải nâng cao sức mạnh và tốc độ một cách có trọng tâm tuỳ theo yêu cầu. Ở đây cần quan tâm tới những yêu cầu thi đấu chuyên môn. Nếu tiến hành huấn luyện sức mạnh với các lực cản bên ngoài rất lớn thì sẽ nâng cao được sức mạnh tối đa và tốc độ co cơ nhưng không có tác dụng nâng cao tốc độ co cơ như khi thi đấu với lực cản bên ngoài nhỏ. Huấn luyện sức mạnh tốc độ yêu cầu sắp xếp tất cả các yếu tố của vận động. Vì tác dụng của huấn luyện sức mạnh tốc độ phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương, nên không tiến hành nó trong điều kiện mệt mỏi(mệt mỏi làm giảm chậm động tác) cần phải hạn chế một cách thích hợp toàn bộ khối lượng của lượng vận động sức mạnh tốc độ trong một buổi tập và hạn chế số lần lặp lại trong một đợt. Về phương pháp tổ chức huấn luyện thì các bài tập có tác dụng nhất cần phải đặt ở đầu phần tập chính của buổi tập, sắp xếp chính xác các lần nghỉ giữa các đợt. 1.7. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 18 đến 22 5,19 Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, để đạt hiệu quả tốt thì ngườigiáo viên và HLV cầnphải nắm chắc các đặc điểm về tâm sinh lý của lứa tuổi để từ đó mà áp dụng các phương pháp và các phương tiện tập luyện sao cho phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính và trạng thái sức khoẻ; đó cũng là một trong các nhân tố quan trọng để tác động bài tập thể chất lên cơ thể con người. Nói đến bài tập thể chất là nói đến LVĐ, mà LVĐ bao gồm cường độ và khối lượng sẽ tác động trực tiếp lên cơ thể người tập. muốn có thành tích thì LVĐ là mấu chốt. 1.7.1. Đặc điểm về tâm lý Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Những đặc điểm tâm lý của hoạt động thanh niên lứa tuổi 18 22 Tâm lý học Mác xít cho rằng cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên một cách phức hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lý xã hội học với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển; đó là vấn đề phức tạp và khó khăn. Bởi vì không phải lúc nào nhịp độ các giai đoạn phát triển của sự phát triển tâm lý cũng trùng hợp với các giai đoạn trưởng thành về mặt xã hội. Theo tác giả Phạm Ngọc Viễn: “ Sự bắt đầu trưởng thành của một con người như là một cá thể, một nhân cách, một chủ thể nhận thức và một chủ thể lao động là không trùng hợp nhau về thời gian”22 Xét về nội dung và tình cảm của hoạt động lứa tuổi này phức tạp hơn nhiều so với lứa tuổi thanh niên ở giai đoạn trước. Ở tuổi này không những đòi hỏi về mặt học tập mà còn đòi hỏi tính năng động, sáng tạo ở mức độ cao hơn nhiều; đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình học tập một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy về lý luận. Khi tuổi càng trưởng thành thì kinh nghiệm sống càng phong phú, họ càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc đời. Do vậy, thái độ ý thức học tập của các em lứa tuổi này phát triển cao. Các em được thúc đẩy bởi động cơ học tập và đã nhận thức được ý nghĩa xã hội của môn học, của nghề nghiệp mình lựa chọn, đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và huấn luyện. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Tri giác có mục đích đã dạt ở một mức độ cao; quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Ở lứa tuổi này ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ; đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgíc, trừu tượng ngày một tăng rõ rệt, đặc biệt các em đã tạo được tâm thể trong ghi nhớ.Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển nên các em suy nghĩ chặt chẽ hơn, có căn cứ hơn và nhất quán hơn. Đây là cơ sở để hình thành thế giới quan. Sự phát triển về ý thức: Sự phát triển về ý thức là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên trong giai đoạn này. Đặc điểm quan trọng là sự tự ý thức của lứa tuổi này, nó xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, hoạt động, địa vị xã hội, mối quan hệ với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thức được nhân cách của mình. Các em không chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức được vị trí của mình trong xã hội tương lai. các em có được phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ trong lao động, biết yêu lao động, tính cần cù, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, ý chí cao, biết khắc phục những khó khăn đẻ đạt được mục đích mình đã định. Đây chính là đặc điểm thuận lợi để rèn luyện các tố chất thể lực. Không những các em biết đánh giá hành vi của mình mà còn biết đánh giá những phẩm chất, điểmmạnh, điểmyếu của người khác. Sự hình thành thế giới quan: Ở lứa tu

Trang 1

DƯƠNG MINH CƯỜNG

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

BẮC NINH– 2015

Trang 2

DƯƠNG MINH CƯỜNG

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

Trang 3

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn

Dương Minh Cường

Trang 4

TRONG LUẬN VĂN

Trang 5

Thể loại Số TT Nội dung Trang

Bảng 3.1 Phân phối chương trình huấn luyện của đội tuyển Bóng Đá Trường Đại

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát chương trình huấn luyện SMTĐ cho nam vận động viên

đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên 34Bảng 3.3 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện củatrường

Bảng 3.4 Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động

viên đội tuyển bóng đátrường Đại học Khoa học Thái Nguyên 36

Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra SMTĐ của nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại

So sánh thực trạng sức tốc độ của nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên với nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên

43

Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên(n=32)

44

So sánh kết quả kiểm tra trình độ sức mạnh tốc độ của hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm

66

Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnhtốc độ của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn củaquá trình thực nghiệm (n=10)

71

Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnhtốc độ của nhóm đối chứng qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm (n=10)

72

Biểu đồ 3.1 Kết quả test bật xa tại chỗ của NĐC và NTN ở thời

Trang 6

NTN ở thời điểm trước và sau thực nghiệmBiểu đồ 3.4 Kết quả test Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5 m(s) của NĐC và NTN ở thời

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản phát triển thể dục thể thao trường học của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 5

1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản phát triển thể dục thể thao trường học đến năm 2020 của Đảng ta [1] 5

1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta để phát triển Thể dục thể thao trường học đến năm 2020 [01] 5

1.2 Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ 6

1.3 Đặc điểm của môn bóng đá : 7

1.4 khái niệm và đặc điểm các tố chất thể lực[17,18] 10

1.5 Đặc điểm của các tố chất thể lực trong bóng đá 16

1.6 Đặc điểm của tố chất sức mạnh tốc độ trong Bóng đá và phương pháp huấn luyện [16,13] 16

1.6.2 Phương pháp huấn luyện[12,13] 19

1.7 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 18 đến22 [5,19] 22

1.7.1 Đặc điểm về tâm lý 23

1.7.2 Đặc điểm về sinh lý[ 4,16] 24

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 27

2.1 Phương pháp nghiên cứu 27

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 27

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 27

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm 28

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 30

2.1.6 Phương pháp toán thống kê 30

2.2 Tổ chức nghiên cứu 31

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 33

Trang 8

đội tuyển bóng đá Trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên 33

3.1.1 Thực trạng chương trình huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên 33

3.1.2 Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho huấn luyện của đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Khoa học Thái Nguyên 35

3.1.3 Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên 36

3.1.4 Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên 37

3.2.1 Cơ sở lý luận lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên 47

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

1 Kết luận 73

2.Kiến nghị 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng

quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: “Đưa đất nước ta

ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại hoá”.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Giáo dục và khoa học - công nghệ cóvai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết Yêu cầu về conngười và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện

về giáo dục, thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ

Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng không thể thiếuđược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước, nhằmbồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, trước hết là nâng cao sức khoẻ và thểlực, góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh Hoạt độngTDTT tạo cho con người có vóc dáng khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái, chốngmệt mỏi, bệnh tật và tạo sự hăng hái cho người tập

Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay, đang được sống và học tập dưới một chế

độ Xã hội chủ nghĩa ưu việt, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ôngcha ta để lại trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước,Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác Giáo dục thể chất (GDTC) trongnhà trường Nghị quyết Trung ương khóa VII về đổi mới công tác giáo dục vàđào tạo đã khẳng định-mục tiêu của GDTC là nhằm giáo dục, hình thành nhâncách và tăng cường thể lực cho những người chủ tương lai của đất nước, nhữngngười tri thức lao động trẻ: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”

Công tác GDTC trong các Trường Đại học, Cao đẳng có ý nghĩa quantrọng về nhiều mặt đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ

Trang 11

Việc tập luyện TDTT là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển cơ thể hài hòa,bảo vệ và củng cố sức khỏe hình thành các năng lực làm việc chung và chuyênmôn, góp phần thích nghi với các điều kiện hoạt động học tập và nâng cao trình

độ nghề nghiệp đối với sinh viên từ lúc còn trong nhà trường và sau khi ratrường

Một trong những môn thể thao được các bạn sinh viên ưa chuộng làBóng đá Không ai có thể phủ nhận rằng Bóng đá là môn thể thao hấp dẫn nhấthành tinh Tập luyện Bóng đá không những mang lại cho chúng ta sức khỏe,một cơ thể cường tráng mà còn giúp ta rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm, tính kỷluật, đồng đội những phẩm chất của con người mới Xã hội Chủ nghĩa

Đặc điểm của môn Bóng đá là môn thể thao cần đòi hỏi sự phối hợp phứctạp, mang tính chất đối kháng nên đòi hỏi các cầu thủ bóng đá phải có kỹ thuậtcùng với thể lực thật dồi dào; trong các tố chất thể lực, tố chất sức mạnh tốc độđóng vai trò rất quan trọng Đặc biệt trong Bóng đá hiện đại ngày nay trận đấudiễn ra rất quyết liệt và với tốc độ rất nhanh, các cầu thủ phải thường xuyên vachạm với nhau trong các tình huống tranh chấp bóng.Hầu hết các cầu thủ xuấtsắc trên thế giới hiện nay như : Cristiano Ronaldo, Karim Benzema, LionelMessi …đều có sức mạnh tốc độ rất tuyệt vời Họ thường dành phần thắng trongnhững tình huống tranh chấp bóng tay đôi, có thể dẫn bóng với tốc độ nhanhvượt qua vài ba cầu thủ rất dễ dàng, hay những cú sút cầu môn mà đối phươngrất khó khăn trong việc cản phá

Qua thực tiễn theo dõi các trận thi đấu của Bóng đá Việt Nam cũng nhưtham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, chúng tôi nhận thấy thực trạng sứcmạnh tốc độ của VĐV Bóng đá Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng pháttriển không tốt, thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tớiviệc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong nhiều năm qua,trong khi có những bài tập không còn phù hợp với Bóng đá hiện đại Điều đógóp phần làm giảm sút thể lực của VĐV trong quá trình huấn luyện, giảng dạycũng như trong quá trình thi đấu bóng đá Thực trạng này là một vấn đề được

Trang 12

các chuyên gia quan tâm và nghiên cứu nhằm tìm ra những bài tập thể lựcchuyên môn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình huấn luyện,giảng dạy Trong đó việc chuẩn bị thể lực cho thế hệ trẻ được quan tâm hơn cả.

Kiểm tra đánh giá thường xuyên hiệu quả tập luyện của VĐV Bóng đá làmột trong những khâu quan trọng của quá trình huấn luyện giúp HLV nắm đượctình trạng tập luyện của cầu thủ và từ đó xây dựng các giáo án huấn luyện hợp

lý, đạt hiệu quả cao nhất Qua thực tiễn quan sát các trận đấu bóng đá của sinhviên Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên trong các giải bóng đá sinh viênhàng năm, hay giải bóng đá sinh viên khối các Trường Đại học trực thuộc Đạihọc Thái Nguyên và đặc biệt là giải bóng đá sinh viên toàn quốc Chúng tôinhận thấy thể lực chuyên môn của các em sinh viên còn yếu, nhất là tố chất sứcmạnh tốc độ được thể hiện qua những động tác chạy (tốc độ, nước rút) dẫnbóng, tranh cướp bóng, sút cầu môn của các em

Xuất phát từ những vấn đề trên với mong muốn và mục đích phát triểnsức mạnh tốc độ cho nam vận động viên đội tuyển Bóng đá trường Đại họcKhoa hoc Thái Nguyên; Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng

đá Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên”

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài lựa chọn bài tập phát triển tốchất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoahọc Thái Nguyên, từ đó góp phần nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu chođội tuyển bóng đá của nhà trường

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài xác định các nhiệm vụ cụ thể sau:

Nhiêm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc

độ cho nam VĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

Để giải quyết nhiệm vụ 1 của đề tài dự kiến giải quyết các vấn đề sau:

- Đánh giá thực trạng chương trình huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam

Trang 13

VĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

- Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho huấn luyện của độituyển bóng đá nam trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

- Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho namVĐV đội tuyển Bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

- Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển Bóng đátrường Đại học Khoa học Thái Nguyên

- Đánh giá sức mạnh tốc độ của đối tượng nghiên cứu thông qua các test đãlựa chọn

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên.

Để giải quyết nhiệm vụ 2 này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:

- Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyểnbóng đá Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên;

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả bài tập đã chọn;

- Xây dựng tiến trình thực nghiệm sư phạm;

- Đánh giá hiệu quả các bải tập đã lựa chọn

Trang 14

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản phát triển thể dục thể thao trường học của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020

1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản phát triển thể dục thể thao trường học đến năm 2020 của Đảng ta [1]

- Đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rènluyện thân thể;

- Thể dục thể thao trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thểdục thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên;

- Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa, phát triểnmạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên; bảo đảm mục tiêu pháttriển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên gópphần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao;

- Củng cố cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm lý lứa tuổi và thể dục thểthao trường học

1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta để phát triển Thể dục thể thao trường học đến năm 2020 [01]

-Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, bảo đảmyêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng phát triển thể thao thànhtích cao và góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh thiếuniên;

- 100% số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thểchất;

- Xây dựng hệ thống các trường lớp năng khiếu thể thao, đẩy mạnh côngtácđào tạo bồi dưỡng nhân tài thể thao;

- Xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học, khuyến khích họcsinh dành thời gian từ 2h - 3h trong một tuần để tham gia hoạt động thể thaongoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao;

Trang 15

Trên đây là những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển TDTT trường học rất cơbản, là nền tảng để định hướng cho mọi động thái vì nâng cao chất lượng củaTDTT trường học, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng các câu lạc bộ TDTTcủa các trường đại học Tiếp theo đây là những vấn đề có tính lý luận và chuyênmôn liên quan định hướng cho đề tài.

1.2 Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ

Từ thực tế cho thấy sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các độngtác nhanh, nghĩa là trong thời gian ngắn nhất với tốc độ co cơ lớn nhất nó phụthuộc vào thiết diện sinh lý của cơ, thiết diện sinh lý càng lớn thì lực co cơ cànglớn, phát triển sức mạnh tốc độ thông thường dựa vào sức mạnh tối đa làm cơ sở

và tốc độ co cơ là nhân tố quyết định Trong mọi hoạt động cơ bắp khi sinh ralực được đánh giá dưới nhiều hình thức, có thể thay đổi độ dài của cơ Nếu giảm

độ dài của cơ là chế độlà cơ chế khắc phục, còn tăng là nhượng bộ Trong chế

độ hoạt động như vậy cơ bắp có thể sinh ra các lực cơ học có chỉ số khác nhau.Người ta dựa vào chế độ hoạt động của cơ làm cơ sở để phân biệt các loại sứcmạnh Nếu con người thực hiện hàng loạt các động tác với nỗ lực cơ bắp tối đa

để làm chuyển động vật thể có khối lượng khác nhau sẽ sinh ra lực khác nhau.Lúc đầu tăng khối lượng vật thể thì lực cơ bắp cũng tăng lên nhưng tới một giớihạn nhất định nào đó ta tăng khối lượng vật thể thì ta không thấy lực cơ bắp tănglên nữa Chứng tỏ lực cơ bắp sản sinh ra luôn tỉ lệ thuận với khối lượng vật thểchịu tác dụng Ngoài ra còn có mối quan hệ giữa lực và tốc độ

Bản chất của giáo dục sức mạnh là lựa chọn lực đối kháng khác nhau dẫnđến những kích thích cũng khác nhau và cơ chế điều hoà sức mạnh tạo ra khácnhau Nguyên lý chung nhất trong phát triển tốc độ là tạo ra sức căng cơ tối đatrong thời gian ngắn nhất Như vậy giá trị của nguyên tắc phát triển sức mạnhtốc độ là sự nỗ lực tối đa của cơ bắp với mức căng thẳng cao nhất trong một lần

co cơ với thời gian ngắn nhất

Muốn phát triển tối ưu sức mạnh tốc độ thì cần phải nâng cao số động tác

và hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tốc độ tối đa Ngoài ra sự hoàn thiện vận

Trang 16

động trong các bài tập phát triển tốc độ cũng rất cần thiết, bởi nếu chúng ta chọnnhững bài tập mà người tập chưa thông thạo về kỹ thuật động tác thì người tậpchỉ tập trung trước hết vào kỹ thuật động tác nên không đảm bảo được cường độquy định, dẫn đến hiệu quả tập luyệnbị hạn chế.

Mặt khác trong quá trình thực hiện bài tập cần chú ý đến thời gian thựchiện bài tập, vì thời gian thực hiện bài tập được xác định sao cho tốc độ không

bị giảm sút ở cuối cự ly, thời gian quãng nghỉ giữa các lần tập cần phải phùhợp để cho cơ thể phục hồi tương đối hoàn toàn Nó được xác định trên cơ sởdiễn biến hưng phấn thần kinh trung ương và tốc độ hồi phục của các chứcnăng thực vật Căn cứ vào diễn biến hưng phấn thần kinh trung ương thì quãngnghỉ phải đầy đủ

1.3 Đặc điểm của môn bóng đá :

Bóng đá là môn thể thao tập thể mang đầy tính màu sắc cảm xúc, sự hậpdẫn của bóng đá thể hiện ở tính đa dạng của các tình huống trong một trận đấu

và các phương án giải quyết từng tình huống cụ thể mang đầy tính ngẫu hứng,sáng tạo tùy phong cách thi đấu của các cầu thủ Trong thi đấu bóng đá không cótình huống nào trùng lặp và không có khuôn mẫu nào thích hợp cho mỗi trườnghợp Tính đa dạng, muôn hình muôn vẻ đó đòi hỏi mỗi cầu thủ tính sáng tạo rấtlớn Mỗi đợt tấn công hay phòng thủ đều có những nét riêng mà cầu thủ cần tìm

ra biện pháp ứng biến thích hợp Lựa chọn các phương án giải quyết tối ưu trongmột thời gian ngắn đòi hỏi cầu thủ phải có khả năng xử lý thông tin nhanh nhạy,bởi vì các nhân tố kích thích thường xuyên tác động tới vận động viên như: sự dichuyển không ngừng của đồng đội, đối phương, hướng đi của bóng, cảm nhận

về không gian và thời gian trong quá trình xử lý các tình huống biến đổi

Bóng đá đã trở thành phương tiện hoạt động, rèn luyện thể chất cho đôngđảo người tập luyện và thi đấu, loại hình nghệ thuật này thực sự góp phần đápứng nhu cầu đời sống văn hóa của nhân dân và quan hệ hợp tác quốc tế theo yêucầu của nhiệm vụ xã hội Nghệ thuật bóng đá cảng trở lên phong phú khoa họchơn Các yếu tố về tâm lý, thể lực, kỹ - chiến thuật của bóng đá hiện đại tiếp tục

Trang 17

được phát triển toàn diện Những chiến thuật cứng nhắc, thiếu cân đối nhữngđộng tác vụng về, tố chất thể lực thiếu toàn diện đã trở lên xa lạ với bóng đáhiện đại Để đạt được thành tích trong hoạt động bóng đá, các yếu tố tâm lý, thểlực, kỹ - chiến thuật phải liên kết gắn bó với nhau một cách hoàn hảo trong toàn

bộ đội bóng cũng như ở từng cầu thủ

Bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp ở mức độ cao, các tình huốngtrên sân rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu cao, sự phối hợpthông minh của cả một tập thể, sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của bóng đáđược thể hiện ở 3 đặc điểm lớn sau: tính tập thể, tính chiến đấu, tính phức tạp

a Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao

Trận đấu bóng đá (11 người) được tiến hành trên một sân rộng với haiđội, mỗi đội có mười một cầu thủ Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rấtquan trọng, một đội bóng hay không thể thiếu những cầu thủ xuất sắc Tuy nhiênkhông có bất cứ cầu thủ nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớn và sự cảnphá quyết liệt của đối phương để ghi bàn thắng Điều đó đòi hỏi các cầu thủ phảibiết chơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong tấncông cũng như trong phòng thủ vì mục đích chung của toàn đội là giành chiếnthắng

Với trình độ kĩ thuật bóngđá cao như ngày nay, tính tập thể trong thi đấucũng đòi hỏi ngày càng cao, trong tấn công cũng như trong phòng thủ đòi hỏitoàn đội đều phải tham gia Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật lànâng cao trình độ hiệp đồng tổ chức tấn công và phòng thủ, nâng cao tính tập thểcủa bóng đá

Một đội bóng bao gồm nhiều cầu thủ hay nhưng khả năng phối hợp, khảnăng triển khai chiến thuật kém, mạnh ai người đấy đá thì cũng không thể dànhđược chiến thắng

b Bóng đá là môn thể thao có tính chiến đấu cao

Trong thi đấu đội nào cũng muốn giành chiến thắng Vì vậy các đội bóngthường sử dụng mọi biện pháp trong khuôn khổ luật cho phép để tiến hành tấn

Trang 18

công cũng như phòng thủ Có thể nói trận đấu bóng đá là cuộc đấu ý chí, đấu trí,đấu lực, đấu về trình độ kỹ chiến thuật giữa hai đội, cuộc đấu này lại được tiếnhành trong thời gian dài với sự đối kháng cao của các cầu thủ Do đó có thể nóitính chiến đấu thể hiện trong trận đấu rất cao, đội nào thể hiện sự vượt trội vềmọi mặt mới có thể làm chủ trận đấu và giành chiến thắng Chính tính chiến đấucao của bóng đá là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn người hâmmộởmọi lứa tuổi.

Chiến thuật thi đấu Bóng đá ngày nay đa dạng và phức tạp, đòi hỏi vậnđộng viên phát triển toàn diện hơn do các thách thức phải vượt qua trong cáctrận đấu ngày càng lớn Bóng đá hiện đại đòi hỏi ở vận động viên, đặc biệt làtiền vệ có năng lực tổ chức, thông minh, nhanh nhẹn và nhạy bén với mọi tìnhhuống nảy sinh, có thể đảm nhiệm mọi vị trí Hiệu quả của tư duy chiến thuậtphụ thuộc trực tiếp vào độ lớn và cường độ của những nỗ lực ý chí Đồng thời,kết quả của tư duy chiến thuật phụ thuộc vào trình độ kỹ - chiến thuật, thể lực,tâm lý của vận động viên

c Bóng đá là môn thể thao có tính phức tạp

Một đặc điểm rất đặc biệt của môn Bóng đá là cầu thủ không được dùngtay chơi bóng (trừ thủ môn trong khu vực cho phép) mà chủ yếu là dùng chân vàcác bộ phận khác để điều khiển quả bóng Hai đặc tính này đã nói lên phần nàođặc tính phức tạp của môn Bóng đá;chân và các bộ phận khác của cơ thể (đầu,vai, ngực ) là các bộ phận ít linh hoạt, nhưng trong Bóng đá không chỉ thựchiện các chức năng vốn có của nó mà còn được dùng để thực hiện nhiệm vụ vôcùng quan trọng là điều khiển trái bóng, một vật thể rất linh hoạtđâylàyêu cầu vôcùng phức tạp

Sự đối kháng cao trong thi đấu cũng là một yếu tố tạo nên tính phức tạp,trong quá trình thực hiện các hoạt động trên sân luôn bị đối phương cản trở, tấncông, gây khó khăn trong quá trình xử lý tình huống phối hợp

Ngày nay với lối đá toàn đội tấn công và toàn đội phòng ngự đã đòi hỏicác cầu thủ thể lực dồi dào, di chuyển nhanh chóng, có kỹ thuật, chiến thuật

Trang 19

vững vàng toàn diện, sẵn sàng thay thế vị trí cho nhau, hoàn thành tốt các yêucầu của vị trí thay thế để tranh thủ thời gian, không gian có lợi uy hiếp cầu mônđối phương.

Trong thi đấu vô vàn tình huống xảy ra mà cầu thủ phải giải quyết tứcthời trong thời gian ngắn, mà trong thực tế các tình huống đó diễn ra rất đa dạng

và không hề lặp lại Đây là điều vô cùng khó khăn và cũng chính điều này tạonên sự hấp dẫn của Bóng đá

Bóng đá ngày càng phát triển, yêu cầu đối với cáccầu thủ ngày càng cao

Để đáp ứng đượcnhững yêu cầu đó thì trong mỗi cầu thủ phải biết vận dụng mộtcách linh hoạt, sáng tạo và hợp lý các kỹ chiến thuật cả trong tấn công cũng nhưtrong phòng thủ ở trình độ cao, trong nhịp độ cao của trận đấu

1.4 khái niệm và đặc điểm các tố chất thể lực [17,18]

Các tố chất thể lực của con người gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền,mềm dẻo và khéo léo Ta tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của từng tố chất vớicác quan điểm khác nhau

*Tố chất sức mạnh

- Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT

Đã có nhiều khoa học nghiên cứu về sức mạnh tốc độ và cho rằng: Sứcmạnh tốc độ là khả năng chống lại lực cản và khắc phục trọng lượng bên ngoàibằng sự nỗ lực cơ bắp

Sức mạnh là khả năng con người tạo ra lực cơ học bằng sự nỗ lực của cơbắp, hay nói cách khác sức mạnh là khả năng của con người khắc phục lực đốikháng bên ngoài hay đối kháng nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp

+ Cơ bắp sinh ra lực trong các trường hợp.

- Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh)

- Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)

- Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ)

+ Sức mạnh phụ thuộc vào:

- Quan hệ giữa lực cơ bắp sản sinh và khối lượng vật thể chịu tác động:

Trang 20

Nếu con người thực hiện một hoạt động với nỗ lực cơ bắp tối đa để làm chuyểnđộng những vật thể có khối lượng khác nhau thì lực sinh ra sẽ khác nhau.

- Quan hệ giữa lực và tốc độ: giữa lực và tốc độ có tương quan tỷ lệnghịch với nhau, tốc độ càng cao thì lực càng nhỏ và ngược lại

+ Để rèn luyện sức mạnh người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức làcác động tác với lực đối kháng Các bài tập này đươc chia làm hai nhóm

- Các bài tập với lực đối kháng bên ngoài

+ Các bài tập với dụng cụ nặng;

+ Các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập;

+ Các bài tập với lực đàn hồi;

+ Các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài (chạy trên cát,mùn cưa)

- Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể

+ Sức mạnh được chia ra làm hai loại

- Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh ra lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh);

- Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh ra lực trong các động tác nhanh)

+ Ngoài những loại sức mạnh cơ bản trên ta thường gặp một số khái niệmkhác như

- Sức mạnh bộc phát: Là khả năng con người phát huy nội lực lớn trongthời gian ngắn nhất

- Sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể khi hoạt độngsức mạnh

- Sức mạnh tương đối: Là sức mạnh tuyệt đối trên 1kg trọng lượng cơ thể

-Theo quan điểm sinh lý TDTT

Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ

+ Sức mạnh phụ thuộc vào:

- Số lượng sợi cơ tham gia vào quá trình căng cơ;

- Chế độ co cơ của các đơn vị vận động (sợi cơ) đó;

- Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co;

Trang 21

*Tố chất sức nhanh (năng lực tốc độ)

- Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT

+ Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người Xácđịnh tính chất nhanh của động tác cũng như xác định thời gian của phản ứngvận động

+ Người ta phân biệt ba hình thức biểu hiện sức nhanh như sau

- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động;

- Tốc độ động tác đơn (với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ);

- Tần số động tác;

+ Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau vàkhông hề phụ thuộc vào nhau

+ Phân loại sức nhanh

- Sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản;

- Sức nhanh của phản ứng vận động phức tạp;

- Sức nhanh của tần số động tác

+ Những yếu tố là những điều kiện để phát huy sức nhanh

- Đặc điểm tâm lý: Thể hiện ở sự nỗ lực ý chí của VĐV khi vận động;

- Đặc điểm sinh lý: Thể hiện ở số lượng cơ tham gia hoạt động;

- Sự sắp xếp của cơ trong các cơ đảm bảo tính phối hợp, đàn hồi, co giãn,thả lỏng trong vận động;

- Sự linh hoạt của thần kinh cơ đảm bảo cho sự thay đổi thật nhanh giữahưng phấn và ức chế;

- Trình độ của khả năng phối hợp vận động làm việc thực hiện yêu cầuvận động hợp lý hơn với tốc độ cao;

- Trình độ của các tố chất khác nhau, đặc biệt là sức mạnh đảm bảo chocác yêu cầu tăng tốc

+ Phương pháp giáo dục sức nhanh

- Phương pháp giáo dục sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản;

- Phương pháp giáo dục sức nhanh phản ứng vận động phức tạp;

Trang 22

- Phương pháp giáo dục sức nhanh của tần số động tác.

- Theo quan điểm sinh lý TDTT

Tố chất sức nhanh là năng lực phản ứng nhanh, chậm của cơ thể đối vớicác loại kích thích, nhằm hình thành một động tác hoặc di động một cự ly trongmột đơn vị thời gian

*Tố chất sức bền

- Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT

Sức bền là năng lực thực hiện động tác với cường độ cho trước hay là năng lựcduy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được

Do thời gian hoạt động cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất hiện của sự mệtmỏi nên cũng có thể định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệtmỏi trong một hoạt động nào đó

+ Sức bền trong vận động thể lực bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố

- Kỹ thuật thể thao hợp lý, đảm bảo phát huy hiệu quả và đồng thời tiếtkiệm đươc năng lượng trong khi vận động;

- Năng lượng duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của cáctrung tâm thần kinh;

- Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp;

- Tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất trong quá trình vận động;

- Cơ thể có nguồn dự trữnăng lượng lớn;

- Sự phối hợp hài hòa của các chức năng sinh lý;

- Khả năng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ sự nỗ lực của ý chí;

+ Nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích nghi dầndần với lượng vận động ngày càng lớn tăng dần theo thời gian

+ Nâng cao sức bền chung là cơ sở để nâng cao sức bền chuyên môn vànâng cao năng lực vận động của cơ thể nói chung

- Theo quan điểm sinh lý TDTT

Sức bền là năng lực thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó

+ Sức bền được chia làm hai loại

Trang 23

- Sức bền ưa khí : Phụ thuộc vào khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể

và khả năng duy trì lâu dài mức độ hấp thụ oxy cao;

Mức độ hấp thụ oxy tối đa của con người quyết định khả năng làm việctrong điều kiện ưa khí của họ, VO2 max cơ thể còn cao thì công suất hoạt động

ưa khí tối đa sẽ càng lớn;ngoài ra VO2 max càng cao thì cơ thể thực hiện hoạtđộng ưa khí càng dễ dàng, vì vậy càng hoạt động được lâu;

Như vậy về bản chất sức bền chính là khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể

- Sức bền yếm khí: Gồm sức bền hệ thống cung cấp năng lượng liên tục

và sức bền hệ thống cung cấp năng lượng ATP, CP

*Tố chất mềm dẻo

- Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT

Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn

+ Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo;

+ Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: Mềm dẻo tích cực và mềmdẻo thụ động;

- Mềm dẻo tích cực: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở cáckhớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp;

- Mềm dẻo thụ động: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở cáckhớp nhờ tác động của ngoại lai như: Trọng lượng của cơ thể, lực ấn, lực ép củaHLV hoặc bài tập;

+ Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và giây chằng

- Ý nghĩa của năng lực mềm dẻo

+ Nhờ có mềm dẻo việc thực hiện các kỹ thuật động tác mang tính chấttiết kiệm,do đó ít tốn sức hơn;

+ Cũng nhờ có khả năng mềm dẻo việc học tập và hoàn thiện các kỹ xảođộng tác diễn ra nhanh hơn;

+ Ảnh hưởng lớn đến các tố chất khác do đó là điều kiện để phát huy tất

cả các tố chất;

+ Ngoài ra nhờ có mềm dẻo VĐV có thể hạn chế gặp chấn thương trong

Trang 24

quá trình thi đấu.

*Tố chất khéo léo

- Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT

+ Khéo léo là khả năng hoạt động phối hợp cơ thể của VĐV để cùng mộtlúc thực hiện có hiệu quả cao nhiều nhiệm vụ vận động nhờ vốn tích lũy kĩ xảo,

kỹ thuật và khả năng thu nhận xử lý tổng hợp nhiều thông tin, tình huống trongvận động;

+ Khéo léo được hình thành và phát triển trong quá trìnhtập luyện;

+ Có mối quan hệ chặt chẽ các phẩm chất tâm lý và năng lực khác nhưsức nhanh, sức mạnh và sức bền

- Ý nghĩa của tố chất khéo léo

+ Có tác dụng tốt trong việc học tập các kỹ thuật các môn thể thao, làmcho VĐV lĩnh hội nhanh kỹ thuật mới và thực hiện tốt hơn những yêu cầu vậnđộng đã đặt ra;

+ VĐV có thể học tập nhanh không những một kỹ thuật mà cả những kỹthuật phức tạp khác;

+ Đem lại khả năng chịu đựng lượng vận động cho VĐV, điều này có ýnghĩa trong huấn luyện cũng như thi đấu, khả năng này được áp dụng nhưphương tiện để khởi động và nghỉ ngơi tích cực cho VĐV;

+ Đối với việc hoàn thiện và ổn định kỹ thuật thì khả năng phối hợp vậnđộng đóng vai trò rất quan trọng VĐV có thể thông qua khả năng này để thựchiện kỹ thuật động tác một cách tự động hóa;

+ Coi như là một phương tiện để giáo dưỡng kỹ thuật thể thao và tuyểnchọn VĐV;Tuy nhiên khả năng đó không có ý nghĩa như nhau trong tất cả cácmôn thể thao

- Theo quan điểm sinh lý TDTT

Khéo léo là khả năng thực hiện các động tác phối hợp phức tạp và khảnăng hình thành động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động

+ Sự khéo léo có thể được biểu hiện dưới ba hình thức sau

Trang 25

- Trong sự chuẩn xác của động tác về không gian;

- Trong sự chuẩn xác của động tác khi thực hiện động tác bị hạn chế;

- Khả năng giải quyết nhanh và dùng những tình huống xuất hiện bất ngờtrong hoạt động

+ Khéo léo phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác như sứcmạnh bền, sức nhanh

+ Mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năngcủa hệ thần kinh trung ương

1.5 Đặc điểm của các tố chất thể lực trong bóng đá

Bóng đá là môn thể thao phức tạp, các tình huống trên sân luôn đa dạngnên để đáp ứng được những điều đó thì đòi hỏi có sự trang bị đầy đủ các tố chấtthể lực như: sức nhanh sử dụng trong các động tác di chuyển với tốc độ caokhông bóng và có bóng; sức mạnh trong các động tác tranh cướp bóng, sút cầumôn; sức bền để đảm bảo thể lực trong suốt trận đấu; mềm dẻo và khéo léo đểxoay trở trong phạm vi hẹp thoát ra khỏi sự đeo bám của đối phương Trong đó

tố chất sức mạnh đóng vai trò rất quan trọng, trong tố chất sức mạnh thì sứcmạnh tốc độ đóng vai trò chủđạo và nó được coi là thước đo cho trình độ huấnluyện thể lực

1.6 Đặc điểm của tố chất sức mạnh tốc độ trong Bóng đá và phương pháp huấn luyện [9,13]

Khái niệm : Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục các lực cản với tốc

độ co cơ cao của VĐV

1.6.1 Đặc điểm sức mạnh tốc độ trong môn bóng đá

Sức mạnh tốc độ là tố chất rất quan trọng của cầu thủ Bóngđá, là một yếu

tố dẫn đến thành công Bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng trực tiếpcao, lượng vận động lớn, cường độ cao, thời gian hoạt động dài, chiến thuật pháttriển nhanh, các động tác kỹ thuật có cường độ cao, sự đua tranh quyết liệt, sửdụng nhiều loại hình sức phát nhanh, chạy đổi hướng, xuất phát đột ngột nhằmđẩy đối phương vào thế bị động Trong khi đó thời gian nghỉ giữa những lần di

Trang 26

chuyển đó lại không nhiều Mặt khác những trận đấu thường kéo dài 90 phút cókhi đến 120 phút Do đó muốn trở thành cầu thủ bóng đá giỏi thì VĐV phải cónền tảng thể lực tốt.Trong các tố chất thể lực thì sức mạnh tốc độ là một trongnhững tố chất rất quan trọng Ngoài ra việc huấn luyện thể lực là cơ sở để pháttriển các tố chất vận động khác Hơn nữa có thể lực cầu thủ sẽ làm chủ được tinhthần, tâm lý ổn định trong những giây phút căng thẳng, đảm bảo hiệu suất thiđấu Như vậy đối với mỗi môn thể thao khác nhau sẽ có những thành phần quyđịnh đặc thù sức mạnh trong hoạt động thi đấu của từng môn cụ thể.

Ngày nay xu hướng phát triển Bóngđá hiệnđại mang tính chất tổng lực đòihỏi VĐV phải hoàn thành khối lượng vận động như: Chạy tốc độ, sử dụng hàngloạt các động tác kỹ thuật tranh cướp bóng với đối phương Vì vậy, thể lựctrong môn Bóngđá không phải là một trạng thái thể lực bình thường, nó khônggiống với một số môn thể thao khác, nếu cầu thủ không có thể lực tốt sẽ khônghoàn thành nhiệm vụ được sẽảnh hưởng đến kết quả thi đấu của toàn đội

Chính vì lý do đó trong công tác huấn luyện Bóngđá, ngoài việc trang bịtốt cho cầu thủ về mặt kỹ thuật, các HLV cần chú trọng đến vấn đề thể lực,thông qua việc huấn luyện thể lực có thể tăng cường sức khỏe cho VĐV, pháttriển toàn diện các tố chất: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền nâng cao hoạt độngcủa cơ thể

Vậy sức mạnh là gì? sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ họcbằng sự nỗ lực cơ bắp Nói cách khác sức mạnh của con người là khả năng khắcphục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại sự nỗ lực cơ bắp

- Sức mạnh được chia làm hai loại

+ Sức mạnh đơn thuần: Là khả năng sinh ra lực trong các động tác chậmhoặc tĩnh

Ví dụ: Động tác khống chế bóng do đồng đội chuyền đến bằng vai, đầu,ngực, chân

+ Sức mạnh tốc độ: Là khả năng sinh ra lực trong các động tác nhanh

Ví dụ: Chạy dẫn bóng với tốc độ cao, tranh cướp bóng

Trang 27

Ngoài những loại sức mạnh cơ bản trên ta thường gặp một số khái niệmkhác như :

+ Sức mạnh bộc phát : Là khả năng con người phát huy nội lực trong thờigian ngắn

Ví dụ: Bật nhảy đánh đầu, sút cầu môn

+ Sức mạnh tương đối : Là sức mạnh tuyệt đối trên một kg trọng lượng cơ thể.+ Sức mạnh bền : Là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể khi hoạtđộng sức mạnh trong một thời gian cụ thể

Ví dụ: Khả năng duy trì thể lực trong suốt một trận đấu

Trong Bóng đá hiện đại tốc độ trận đấu diễn ra rất nhanh, đòi hỏi các cầuthủ phải di chuyển liên tục để thực hiện các ý đồ chiến thuật như: phòng thủ kèmngười, phòng thủ khu vực, phối hợp nhóm 2 - 3 người, bật tường nhanh, dichuyển không bóng lôi kéo đối phương, chạy hoán đổi vị trí cho nhau, tấn côngnhanh, đột phá cá nhân… đồng thời đòi hỏi cầu thủ phải xử lý tốt những tìnhhuống xảy ra trên sân, phải thực hiện tốt kỹ thuật, phải chính xác và nhanhchóng trong những điều kiện khác nhau

Do đó sức mạnh trong bóng đá là điều kiện quan trọng để nâng cao thànhtích cho VĐV

Người ta thường nói trong Bóng đá thể lực là nền tảng, kỹ thuật là cơ sở,chiến thuật là tạm thời; tức nếu chúng ta chỉ dựa vào kỹ thuật không thì sẽkhông có một đội bóng tốt mà ta cần phải biết kết hợp với thể lực Như vậychúng ta có thể thấy thể lực chiếm một vị trí quan trọng như thế nào trong Bóng

đá Cùng với sức mạnh, tố chất sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất đặctrưng không thể thiếu trong bóng đá, nhất là trong bóng đá hiện đại ngày nay

Có tốc độ chúng ta có thể chơi bóng với tốc độ nhanh, có thể chiến thắng trongnhững pha phản công nhanh, nhất là khi sử dụng lối chơi phòng thủ phản công.Nhưng điều quan trọng Bóng đá là môn chiến đấu cao, các cầu thủ phải tranhchấp nhau rất quyết liệt ở những pha tranh chấp bóng tay đôi, bật nhảy tại chỗđánh đầu, hay những pha dẫn bóng với tốc độ cao và luôn gặp phải sự truy cản

Trang 28

rất quyết liệt của đối phương, để vượt qua được sự truy cản và chiến thắng đốiphương trong những tình huống đó thì đòi hỏi cầu thủ phải có sức mạnh mà sứcmạnh tốc độ là yếu tố không thể thiếu.

Qua theo dõi và quan sát các trận thi đấu bóng đá, ta nhận thấy VĐV bóng

đá phải di chuyển và chạy nước rút rất nhiều, trong những pha tranh bóng, dẫnbóng tốc độ bởi khuynh hướng của bóng đá hiện đại là đẩy nhanh tốc độ trậnđấu, gây bất ngờ cho đối phương bằng những pha tấn công nhanh, kéo hậu vệvào hoạt động tấn công và đẩy tiền đạo vào hoạt động phòng thủ Do đó vai tròcủa sức mạnh tốc độ trong bóng đá là hết sức quan trọng Muốn phát triển tối ưusức mạnh tốc độ thì cần phải cường độ và hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tốc

độ tối đa Ngoài ra sự hoàn thiện vận động trong các bài tập phát triển tốc độcũng rất cần thiết, bởi vì chúng ta lựa chọn những bài tập mà người tập chưathông thạo về kỹ thuật động tác thì người tập chỉ tập trung trước hết vào kỹ thuậtđộng tác nên không đảm bảo cường độ qui định dẫn đến hiệu quả bị hạn chế.Mặt khác trong quá trình thực hiện bài tập cần chú ý thời gian thực hiện bài tậptương đối ngắn, nếu kéo dài sẽ làm thần kinh mệt mỏi tác dụng bài tập chuyểnsang phát triển sức bền Quãng nghỉ giữa các bài tập là quãng nghỉ đầy đủ đảmbảo cho sự hồi phục các chức năng của cơ thể

1.6.2 Phương pháp huấn luyện[12,13]

a Xu hướng huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá

Theo đà phát triển của bóng đá ngày nay, công tác huấn luyện thể lực cầnphải tìm hiểu, khai thác những nhân tố thúc đẩy nguồn lực tiềm tàng của VĐV,thông thường những nhân tố đó là khối lượng vận động và cường độ vận động,

nó là động lực chính làm tăng nhanh thể lực cũng như thành tích cho VĐV, thựctiễn đã chứng minh các cường quốc bóng đá trên thế giới như đội tuyển Đức,Anh, Tây Ban Nha, Ý… trong công tác huấn luyện đã chú ý giải quyết khốilượng vận động cao và cường độ vận động lớn một cách hợp lý Đây cũng làkinh nghiệm mà bất cứ Huấn luyện viên nào cũng biết nhưng để làm được điều

đó thì không phải ai cũng có thể làm được, bởi muốn làm được thì phải tiến

Trang 29

hành huấn luyện một cách nghiêm túc, khoa học và phải biết hệ thống hóa cácbài tập, phải tập luyện liên tục trong nhiều năm mới có thể thành đạt và trở thànhnhững VĐV đỉnh cao Trong huấn luyện diễn biến tuần tự mục tiêu của từnggiai đoạn thường là không chuyển tiếp hết được do vậy bất kỳ một Huấn luyệnviên nào muốn VĐV vượt qua đặc điểm của quá trình huấn luyện chuyên mônhoá quá sớm để đạt thành tích nhất thời, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự bắt buộc VĐVđạt thành tích khi chưa có thể đạt được và như vậy hậu quả của nó là thời gianduy trì thành tích ngắn, thành tích hoàng kim của VĐV mau lụi tàn; khôngnhững thế mà còncó thể làm cho VĐV có những tác hại xấu mà không thể lườngtrước được.

Thể dục thể thao là cánh cửa mở của nền khoa học hiện đại, công tác huấnluyện thể lực cho VĐV Bóng đá cũng giống như môn khoa học khác đó là đốivới việc mở mang kiến thức khoa học mới có tính nhạy cảm rất cao, do vậyhuấn luyện thể lực cần phải huấn luyện nhiều hướng, vận dụng các phươngpháp, phương tiện huấn luyện tiên tiến Ngày nay công tác huấn luyện thể lựccho VĐV Bóng đá là huấn luyện đồng bộ, tổng hợp, chia thành nhiều chu kỳ, tất

cả các nhân tố kỹ thuật, chiến thuật, phong cách, trí tuệ, tâm lý thi đấu… đặcbiệt trong xu thế huấn luyện bóng đá hiện nay sử dụng nhiều thủ đoạn mang tínhchất đối kháng cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp với bóng, tỷ lệ huấnluyện thể lực không đơn thuần không kết hợp với bóng từ chỗ lớn tới chỗ giảmdần, có như vậy công tác huấn luyện thể lực cho bóng đá mới phù hợp với yêucầu chung của nền bóng đá hiện đại

Huấn luyện đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành cho VĐV nhữngnăng lực vận động kỹ - chiến thuật thi đấu và các chỉ số lượng vận động thi đấu,mức độ căng thẳng tâm lý Do đó trong huấn luyện thể thao hiện đại thì huấnluyện thể lực giữ vị trí tính chất và tầm quan trọng đặc biệt Với xu hướng bóng

đá hiện đại ngàynay toàn đội tấn công, toàn đội phòng thủ tức là lối đá tổng lực

và so với bóng đá trước kia Tốc độ của trận đấu hay mức độ đối kháng quyếtliệt của trận đấu đều được nâng cao và phát triển khá dài, do đó yêu cầu huấn

Trang 30

luyện thể lực cho VĐV bóng đá hiện nay là rất cao.

*Tóm lại:

Thông qua việc tham khảo các tài liệu chuyên môn chúng tôi nhận thấy:

Xu hướng của huấn luyện thể thao hiện đại đòi hỏi ngay từ đầu đối vớitừng môn thể thao phải quan tâm và phát triển các tố chất đặc thù, định hướng

và phát triển thể lực chuyên môn

Như trong môn Bóng đá, sức mạnh tốc độ là tố chất đặc thù bởi vậy ngay

từ đầu cần phải huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV một cách toàn diện, tạo

cơ sở cho phát triển thành tích sau này

Trong thực tế một trận đấu Bóng đá kéo dài 90 phút có khi đến 120 phútđòi hỏi VĐV phải di chuyển, tranh cướp bóng, đua tốc độ Vì vậy để đảm bảohiệu quả khi thực hiện tốt kỹ - chiến thuật thì VĐV phải có khả năng duy trì tốtnền tảng thể lực của mình đặc biệt là tố chất sức mạnh tốc độ, có thể nói sứcmạnh tốc độ là tố chất đặc trưng của bóng đá, là thước đo của trình độ huấnluyện thể lực Sức mạnh tốc độ là cơ sở để VĐV phát huy hết khả năng về kỹ -chiến thuật và đạt được hiệu quả cao nhất trong thi đấu

b Phương pháp huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ

Bóng đá là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp Do vậy mà tìnhhuống diễn ra liên tục trong khoảng thời gian rất ngắn, luôn thay đổi đòi hỏi cáccầu thủ phải thực hiện các động tác cũng như xử lý nhanh các tình huống xảy ra

Vì thế việc giáo dục huấn luyện nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong mônBóngđá là rất cần thiết

Huấn luyện sức mạnh là huấn luyện bằng những hình thức của lượng vậnđộng phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ, sứcmạnh bền Ngoài ra các năng lực sức mạnh này cũng có thể được hoàn thiện khigiải quyết có trọng điểm các nhiệm vụ khác của huấn luyện thể thao, nếu cường

độ vận động của các hình thức vận động đặt ra đủ lớn

Sự phát triển sức mạnh tối đa đòi hỏi không những phải nâng cao tốc độ

co cơ mà còn phải nâng cao sức mạnh tốc độ.Ý nghĩa của sức mạnh tối đa này

Trang 31

đối với năng lực sức mạnh tốc độ phụ thuộc vào các yêu cầu của cấu trúc thànhtích của môn thi đấu Trong các môn mà sức mạnh tối đa là cơ sở quyết định tốc

độ vận động tối ưu thì phải phối hợp huấn luyện sức mạnh tối đa và sức mạnhtốc độ với nhau;đó là phương pháp huấn luyện đặc biệt Việc huấn luyện nàyphải đảm bảo sự biến đổi một cách tốt nhất năng lực sức mạnh tối đa thành nănglực sức mạnh tốc độ

Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ là cần phải nâng cao sức mạnh

và tốc độ một cách có trọng tâm tuỳ theo yêu cầu Ở đây cần quan tâm tới nhữngyêu cầu thi đấu chuyên môn Nếu tiến hành huấn luyện sức mạnh với các lựccản bên ngoài rất lớn thì sẽ nâng cao được sức mạnh tối đa và tốc độ co cơnhưng không có tác dụng nâng cao tốc độ co cơ như khi thi đấu với lực cản bênngoài nhỏ

Huấn luyện sức mạnh tốc độ yêu cầu sắp xếp tất cả các yếu tố của vậnđộng Vì tác dụng của huấn luyện sức mạnh tốc độ phụ thuộc chủ yếu vào hưngphấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương, nên không tiến hành nó trong điều kiệnmệt mỏi(mệt mỏi làm giảm chậm động tác) cần phải hạn chế một cách thích hợptoàn bộ khối lượng của lượng vận động sức mạnh tốc độ trong một buổi tập vàhạn chế số lần lặp lại trong một đợt Về phương pháp tổ chức huấn luyện thì cácbài tập có tác dụng nhất cần phải đặt ở đầu phần tập chính của buổi tập, sắp xếpchính xác các lần nghỉ giữa các đợt

1.7 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 18 đến 22 [5,19]

Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, để đạt hiệu quả tốt thì ngườigiáoviên và HLV cầnphải nắm chắc các đặc điểm về tâm - sinh lý của lứa tuổi để từ

đó mà áp dụng các phương pháp và các phương tiện tập luyện sao cho phù hợpvới trình độ, lứa tuổi, giới tính và trạng thái sức khoẻ; đó cũng là một trong cácnhân tố quan trọng để tác động bài tập thể chất lên cơ thể con người Nói đến bàitập thể chất là nói đến LVĐ, mà LVĐ bao gồm cường độ và khối lượng sẽ tácđộng trực tiếp lên cơ thể người tập muốn có thành tích thì LVĐ là mấu chốt

Trang 32

1.7.1 Đặc điểm về tâm lý

Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạnphát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn

Những đặc điểm tâm lý của hoạt động thanh niên lứa tuổi 18 - 22

- Tâm lý học Mác xít cho rằng cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên mộtcách phức hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lý xã hội học với việc tính đếnnhững quy luật bên trong của sự phát triển; đó là vấn đề phức tạp và khó khăn.Bởi vì không phải lúc nào nhịp độ các giai đoạn phát triển của sự phát triển tâm

lý cũng trùng hợp với các giai đoạn trưởng thành về mặt xã hội Theo tác giả

Phạm Ngọc Viễn: “ Sự bắt đầu trưởng thành của một con người như là một cá

thể, một nhân cách, một chủ thể nhận thức và một chủ thể lao động là không trùng hợp nhau về thời gian”[22]

Xét về nội dung và tình cảm của hoạt động lứa tuổi này phức tạp hơnnhiều so với lứa tuổi thanh niên ở giai đoạn trước Ở tuổi này không những đòihỏi về mặt học tập mà còn đòi hỏi tính năng động, sáng tạo ở mức độ cao hơnnhiều; đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình học tập một cáchsâu sắc thì cần phát triển tư duy về lý luận Khi tuổi càng trưởng thành thì kinhnghiệm sống càng phong phú, họ càng ý thức được rằng mình đang đứng trướcngưỡng cửa của một cuộc đời Do vậy, thái độ ý thức học tập của các em lứatuổi này phát triển cao Các em được thúc đẩy bởi động cơ học tập và đã nhậnthức được ý nghĩa xã hội của môn học, của nghề nghiệp mình lựa chọn, đó cũng

là điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và huấn luyện

- Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Tri giác có mục đích đã dạt ở mộtmức độ cao; quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn Ở lứatuổi này ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ; đồngthời vai trò của ghi nhớ lôgíc, trừu tượng ngày một tăng rõ rệt, đặc biệt các em

đã tạo được tâm thể trong ghi nhớ.Do cấu trúc của não phức tạp và chức năngcủa não phát triển nên các em suy nghĩ chặt chẽ hơn, có căn cứ hơn và nhất quánhơn Đây là cơ sở để hình thành thế giới quan

Trang 33

- Sự phát triển về ý thức:

Sự phát triển về ý thức là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cáchcủa thanh niên trong giai đoạn này Đặc điểm quan trọng là sự tự ý thức của lứatuổi này, nó xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, hoạt động, địa vị xã hội, mốiquan hệ với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thức được nhân cách củamình Các em không chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà cònnhận thức được vị trí của mình trong xã hội tương lai các em có được phẩmchất nhân cách bộc lộ rõ trong lao động, biết yêu lao động, tính cần cù, dũngcảm, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, ý chí cao, biết khắc phục những khókhăn đẻ đạt được mục đích mình đã định Đây chính là đặc điểm thuận lợi để rènluyện các tố chất thể lực Không những các em biết đánh giá hành vi của mình

mà còn biết đánh giá những phẩm chất, điểmmạnh, điểmyếu của người khác

-Sự hình thành thế giới quan:

Ở lứa tuổi này đã có sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về

tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử Những điều đó được ýthức vào các hình thức tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi được xác định vào một hệthống hoàn chỉnh

1.7.2 Đặc điểm về sinh lý [4,16]

-Hệ xương: Vẫn tiếp tục được cốt hoá mãi tới năm 24 - 25 tuổi mới hoàn

thiện, các cơ tăng khối lượng và đạt 43 - 44% trọng lượng toàn cơ thể Sự cốt hoá

bộ xương có nghĩa là đã chấm dứt sự phát triển chiều dài Quá trình đó xảy ra docác màng xương được phát triển dày lên bao bọc quanh sụn

-Hệ thần kinh: Đựoc phát triển một cách hoàn thiện; khả năng tư duy,

phân tích tổng hợp và trừu tượng hoá được phát triển thuận lợi tạo điều kiện tốtcho việc hình thành phản xạ có điều kiện Ngoài ra do hoạt động mạnh củatuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên, làm cho quá trình hưng phấn của hệ thầnkinh chiếm ưu thế Giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng, ảnh hưởng đếnhoạt động thể lực, cho nên phải sử dụng các bài tập sao cho phù hợp

Trang 34

- Hệ cơ: Riêng cơ bắp, cơ lớn phát triển nhanh (cơ đùi) và các cơ co phát

triển sớm hơn cơ duỗi Vì vậy, sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh, sức bền

là hợp lý nhưng các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo cho tất

cả các loại cơ

- Hệ tuần hoàn: Đã phát triển hoàn thiện, mạch đập của nam vào khoảng

70 - 75 lần/phút và nữ khoảng 75 - 80 lần/phút Sau vận động mạch và huyết áphồi phục tương đối nhanh, cho nên phù hợp với những bài tập có khối lượngcường độ tương đối lớn

- Hệ hô hấp: Đã hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam là 75-80cm và

nữ là 80 - 85cm, diện tiếp xúc của phổi khoảng 120 - 150cm2, dung lượng phổikhoảng 4 - 5lít, tần số hô hấp 10 -20 lần/phút Vì vậy tập các bài tập phát triểnsức mạnh và sức mạnh tốc độ rất phù hợp với lứa tuổi này

Nhìn chung đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc hoàn thiện các tố chấtthể lực Do sức mạnh cơ bắp và sức bền đã được phát triển rất lớn, khả năngphối hợp vận động tốt lên rõ rệt Vì vậy, ở tuổi này có thể áp dụng tất cả các bàitập dùng sức mạnh và sức bền, tham gia tập luyện và thi đấu tất cả các môn thểthao rất tốt

Vấn đề giáo dục sức bền ở lứa tuổi này đặc biệt thuận lợi vì khối lượngtim và mạch máu đều đã đến mức tiêu chuẩn, hoạt động của tim ổn định hệ thầnkinh phát triển đầy đủ Hệ thống tín hiệu thứ hai đã đạt tới mức hoàn chỉnh,ngôn ngữ bên trong và bên ngoài rất phong phú Trong khi hệ thần kinh pháttriển đầy đủ thì cấu trúc nội tế bào của não lại trở nên phức tạp hơn nhiều so vớithời kỳ trước, các quá trình hưng phấn và ức chế cũng như mối liên hệ giữachúng được hoàn thiện

Tất cả những điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho ta áp dụng các phươngtiện và phương pháp tập luyện để giáo dục các tố chất thể lực Sự phát triển các

tố chất thể lực theo lứa tuổi, quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lựcluôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kĩ năng vận động và mức độphát triển của cơ quan và hệ cơ của cơ thể

Trang 35

Sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành xảy ra khôngđồng đều, các tố chất đều có những giai đoạn phát triển với nhịp điệu nhanh vànhững giai đoạn phát triển tương đối chậm; ngoài ra sự phát triển các tố chất xảy

ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng vào những thời

kỳ khác nhau và đạt đến mức phát triển cao ở những thời kỳ khác nhau

Ví dụ:Tố chất tốc độ là một tố chất vận động được đặc trưng bởi thời giantiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ của một động tác đơn lẻ.Trong hoạt động thể lực tố chất tốc độ thường biểu hiện một cách tổng hợp thờigian phản ứng có thể đo được 5 - 7 tuổi ( 0,30” - 0,40” ) và đến 13-14 tuổi đã đạtmức của người lớn (0,11” - 0,25” ) Tốc độ một động tác đơn lẻ cũng biến đổi rõrệt 16 - 17 tuổi lại hơi giảm xuống và 20 - 30 tuổi lại tăng lên Nếu tập luyệnthường xuyên và hệ thống thì tố chất tốc độ sẽ phát triển tốt

Trong quá trình trưởng thành của cơ thể, tố chất sức mạnh biến đổi đáng

kể trong các hoạt động tĩnh lực cũng như động lực Sức mạnh tĩnh lực đượcđánh giá bằng thời gian duy trì một gắng sức tĩnh nào đó Chỉ số này tăng dầntheo lứa tuổi, mặc dù khác nhau giữa các nhóm cơ

Tóm lại: Từ những đặc điểm tâm sinh lý nói trên đây là thời kỳ phát triển

mạnh mẽ nhất về thể chất và tinh thần; là giai đoạn thuận lợi cho việc hình thànhcác kĩ năng, kĩ xảo và việc phát triển các tố chất thể lực cho lứa tuổi này Cácđiều kiện thuận lợi về mặt sinh lý đó là sự phát triển hoàn thiện toàn bộ các hệthống chức năng của cơ thể Về mặt tâm lý, đặc điểm nổi bật là sự nhận thứcđược vai trò địa vị của mình trong xã hội, nhận thức được nghề nghiệp mình đãchọn Từ đó các em có được sự nỗ lực rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn đểđạt được mục đích của mình đã định; đây cũng là phẩm chất tâm lý quan trọngtrong giáo dục sức mạnh

Trang 36

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứumang tính lý luận, sư phạm nhằm mục đích tiếp thu các nguồn thông tin khoahọc hiện có của nhân loại trong các tài liệu khoa học đã được công bố Từ đóhình thành giả định khoa học, phương pháp này giúp cho việc hệ thống hóa cáckiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận vềphương pháp đánh giá trình độ tập luyện của đối tượng nghiên cứu, đề xuất giảthiết khoa học

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng 22 tài liệu tham khảo bằng tiếngViệt thuộc các nguồn:

- Các chỉ thị, văn bản, quyết định của đảng và nhà nước về thể dục thểthao trong giai đoạn mới định hướng công tác thể dục thể thao…;

- Các sách gồm có: sách lý luận, tâm lý, sinh lý học, các sách huấn luyệnthể thao, các tài liệu về chuyên môn Bóng đá;

- Các đề tài nghiên cứu về môn Bóng đá, các tài liệu nghiên cứu khoa họchuấn luyện thể lực về TDTT…

Nguồn tư liệu chủ yếu thu thập từ thư viện Trường Đại học TDTT BắcNinh, thư viện cá nhân Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ cácnguồn tài liệu khác nhau Đây là sự tiếp nối bổ xung những luận cứ khoa học vàtìm hiểu một cách triệt để những vấn đề liên quan đến biện pháp nhằm nâng caohiệu quả giáo dục thể chất

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm

Để có cơ sở thực tiễn, trong phương pháp này chúng tôi sử dụngphỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu hỏi Mục đích của phỏng vấn là thu thập

Trang 37

được những ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm Qua đó

để lựa chọn được bài tập có hiệu quả tốt nhất cho công việc nghiên cứu và lựachọn các test để đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyểnbóng đá trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên

Đối tượng phỏng vấn của chúng tôi là giáo viên, huấn luyện viên, chuyêngia có kinh nghiệm về bóng đá trong cả nước

Chúng tôi phỏng vấn các giáo viên, HLV và các chuyên gia, các phiếu thuđược chúng tôi tiến hành tổng hợp và xử lý bằng toán học lựa chọn ra được cácbài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đạihọc Khoa Học Thái Nguyên cũng như các ý kiến đóng góp về các mặt khácphục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm

Tiến hành quan sát các buổi kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực nói chung

và SMTĐ nói riêng của nam VĐV đội tuyển bóng đátrường Đại học Khoa HọcThái Nguyên để tìm hiểu thực trạng sử dụng test đánh giá trình độ SMTĐ, thựctrạng các phương tiện sử dụng trong quá trình đánh giá SMTĐ cho đối tượngnghiên cứu, đồng thời tiến hành quan sát các buổi kiểm tra, đánh giá trình độ tậpluyện của một số đơn vị có phong trào Bóng đá phát triển mạnh để tìm hiểu cáctest thường được sử dụng trong đánh giá trình độ SMTĐ cho nam VĐV độituyển bóng đá trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên, đồng thời thu thập cácthông tin để giải quyết các mục tiêu của đề tài

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm

1 Chạy 30 XPC (s)

- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ

- yêu cầu: Chạy theo đường thẳng

- Nội dung: Người thực hiện chạy XPC hết quãng đường 30m

- Cách đánh giá: Tính thời gian (s) chạy hết 30m Thực hiện 2 lần, tínhthành tích lần chạy tốt nhất

Trang 38

30m

2 Ném biên có đà (m)

- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ chuyên môn trong Bóng đá

- Yêu cầu: Ném biên trong hành lang 4m, đúng kỹ thuật

- Nội dung: Người thực hiện ném biên xa trong hành lang 4m

- Cách đánh giá: Tính độ xa khi ném biên (m) thực hiện 3 lần, lấy thànhtích lần ném xa nhất

3 Bật xa tại chỗ (cm)

- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh bột phát

- Yêu cầu: Bật xa tại chỗ

- Nội dung: Người thực hiện bật xa tại chỗ vào hố cát

- Cách đánh giá: Tính độ xa (cm) khi bật Thực hiện 3 lần, tính thành tíchlần bật xa nhất

4 Sút bóng 5 quả liên tục chạy đà 5m (s).

- Mục đích : Nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ

- Yêu cầu : Sút bóng căng, mạnh

- Nội dung : Người thực hiện xuất phát từ điểm cách vị trí đặt bóng 5m (5quả bóng đặt ở vạch 16m50) Sút bóng vào cầu môn, sau đó chạy giật lùi quaylại rồi tiếp tục lặp lại với quả thứ 2 Thực hiện sút hết 5 quả

- Cách đánh giá : Tính thời gian (s) sút hết 5 quả bóng

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trang 39

Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh song song để tổ chức thựcnghiệm, ứng dụng các bài tập đã lựa chọn nhằm đánh giá sự phát triển sức mạnhtốc độ của VĐV.

Chúng tôi tổ chức thực nghiệm với đối tượng là các nam VĐV đội tuyểnbóng đá trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên Có 20 VĐV, chúng tôi chiamột cách ngẫu nhiên thành 2 nhóm

- Nhóm đối chiếu (nhóm A) bao gồm 10 VĐV

- Nhóm thực nghiệm (nhóm B) bao gồm 10 VĐV

Chúng tôi tổ chức thực nghiệm theo 2 giai đoạn

- Giai đoạn 1: Sau 6 tháng

- Giai đoạn 2: Sau 1 năm

Trong quá trình thực nghiệm, nhóm đối chiếu sẽ tập phát triển sức mạnhtốc đột heo sự điều khiển của HLV Nhóm thực nghiệm tập phát triển sức mạnhtốc độ theo các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn Thời gian, điều kiện luyện củahai nhóm là như nhau

2.1.6 Phương pháp toán thống kê

Phương pháp toán học thống kê được sử dụng trong hầu hết các giai đoạnnghiên cứu của đề tài, từ thống kê thực trạng, sử lý số liệu phỏng vấn, lựa chọntest và chứng minh độ tin cậy, tính thông báo của test tới xử lýType equation here

số liệu trước thực nghiệm, sau thực nghiệm 6 tháng và sau thực nghiệm 12tháng

Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng các công thức sau:+ Trị số trung bình cộng được tính theo công thức:

Trang 40

V1: Là trị số trung bình của lần kiểm tra lần 1.

V2: Là trị số trung bình của lần kiểm tra lần 2

2.2 Tổ chức nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:

+ Là các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển bóng

đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng quan trắc: Nam VĐV đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoahọc Thái Nguyên và các Trường Đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cóphong trào Bóng đá phát triển

- Quy mô nghiên cứu:

+ Số lượng mẫu nghiên cứu:, 20 sinh viên (thực nghiệm sư phạm và đốichứng)

+ Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Thể dục Thể thao BắcNinh và Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

+ Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2013 đến 10/2015 vàđược chia làm 3 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2013 đến tháng 02/2014.

-Xác định các vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, bảo vệ

đề cương nghiên cứu trước hội đồng khoa học

Ngày đăng: 02/09/2016, 18:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17.Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp TDTT
Tác giả: Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn
Nhà XB: NXBTDTT
Năm: 1993
18.Phạm Danh Tốn (1998), Lý luận và phương pháp văn hoá thể chất, tài liệu giảng dạy cho học viên cao học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp văn hoá thể chất
Tác giả: Phạm Danh Tốn
Năm: 1998
19.Nguyễn Thế Truyền (1990), " Độ tuổi và những năng lực thể thao" Thông tin KHKT - TDTT số 3 Viện KH TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ tuổi và những năng lực thể thao
Tác giả: Nguyễn Thế Truyền
Năm: 1990
20.Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thểthao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩnđánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thểthao
Tác giả: Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn
Nhà XB: NXBTDTT
Năm: 2002
21.Nguyễn Thiệt Tình (1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện và giảng dạy bóng đá
Tác giả: Nguyễn Thiệt Tình
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1997
22.Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học TDTT
Tác giả: Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1991

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Phân phối chương trình huấn luyện của đội tuyển bóng đá Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.1. Phân phối chương trình huấn luyện của đội tuyển bóng đá Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên (Trang 39)
Bảng 3.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện của trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện của trường Đại học Khoa học Thái Nguyên (Trang 40)
Bảng 3.4. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.4. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái Nguyên (Trang 41)
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn để lựa chọn Test đánh giá sứ mạnh tốc độ (n=40) - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn để lựa chọn Test đánh giá sứ mạnh tốc độ (n=40) (Trang 44)
Bảng 3.6. Xác định tính thông báo của các test lựa chọn (n=20) - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.6. Xác định tính thông báo của các test lựa chọn (n=20) (Trang 45)
Bảng 3.7. Xác định độ tin cậy của test được lựa chọn (n=20) T - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.7. Xác định độ tin cậy của test được lựa chọn (n=20) T (Trang 47)
Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Khoa học Thái (Trang 55)
Bảng 3.10a. Tiến trình thực nghiệm giai đoạn 1 (từ tháng 7/2014 tới tháng 12/2014) - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.10a. Tiến trình thực nghiệm giai đoạn 1 (từ tháng 7/2014 tới tháng 12/2014) (Trang 69)
Bảng 3.10b. Tiến trình thực nghiệm giai đoạn 2 (từ tháng 1/2015 tới tháng 6/2015) - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.10b. Tiến trình thực nghiệm giai đoạn 2 (từ tháng 1/2015 tới tháng 6/2015) (Trang 71)
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra giai đoạn 1 (6 tháng) của NĐC và NTN T - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra giai đoạn 1 (6 tháng) của NĐC và NTN T (Trang 74)
Bảng 3.13. So sánh kết quả kiểm tra SMTĐ của NĐC và NTN  sau 1 năm thực nghiệm - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.13. So sánh kết quả kiểm tra SMTĐ của NĐC và NTN sau 1 năm thực nghiệm (Trang 75)
Bảng 3.15. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm đối chứng qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm (n=10) - LỰA CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO NAM vận ĐỘNG VIÊN đội TUYỂN BÓNG đá TRƯỜNG đại học KHOA học THÁI NGUYÊN
Bảng 3.15. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm đối chứng qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm (n=10) (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w