Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
588 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU Trong nhiều môn thể thao thì bóng đá là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng và yêu mến nhất. Tập luyện bóng đá không những mang lại cho chúng ta sức khỏe tốt mà còn giúp người tập trau dồi những phẩm chất tốt đẹp như lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, tính quyết đoán, tình yêu thương đồng đội… Bóng đá là một môn thể thao mang tính tập thể và đối kháng, thời gian tập luyện và thi đấu kéo dài đòi hỏi các vận động viên phải tập trung chú ý cao, có khả năng thực hiện các hành động chuyên môn và khả năng duy trì thể lực trong suốt thời gian tập luyện và thi đấu. Trong các nhân tố quyết định đến hiệu quả thi đấu như: Tâm lý, kỹ - chiến thuật… thì thể lực có vai trò quan trọng, nếu cầu thủ không được chuẩn bị tốt về mặt thể lực sẽ không thực hiện được các động tác kỹ thuật bài tập, chiến thuật làm ảnh hưởng đến kết quả thi đấu như Seagame 24 đội tuyển bóng đá nữ không bảo vệ thành công được chiếc huy chương vàng lần thứ 4 liên tiếp và tệ hại hơn là đội tuyển bóng đá nam Việt Nam. Trong các tố chất thể lực thì sức bền tốc độ có vai trò quan trọng, nó là cơ sở để đánh giá trình độ thể lực của vận động viên bóng đá, sức bền tốc độ được thể hiện rất rõ ở các pha tranh đua tốc độ, tranh cướp bóng và di chuyển không bóng. Sức bền tốc độ trong bóng đá là khả năng duy trì hoạt động trên sân của các cầu thủ trong thời gian dài, tức là các cầu thủ thực hiện một hoạt động nào đó, trong thời gian hoạt động mà khả năng duy trì tốc độ giảm không nhiều. Sức bền tốc độ là cơ sở cho vận động viên nắm vững những kỹ thuật, kỹ xảo vận động nâng cao thành tích thi đấu. Vì vậy nếu tố chất này không được đảm bảo sẽ làm hạn chế khả năng thực hiện các ý đồ chiến thuật, thậm chí cả những pha phối hợp đơn giản như: Khéo léo, mềm dẻo vốn là truyền thống của các cầu thủ Việt Nam cũng không phát huy được vai trò tích cực của nó, làm ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện các động tác kỹ thuật phức tạp trong điều kiện đối kháng quyết liệt. 1 Quảng Ninh là một tỉnh có phong trào TDTT phát triển mạnh, nhất là bóng đá. Qua quan sát quá trình tập luyện và thi đấu của các cầu thủ trẻ lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi nhận thấy sức bền tốc độ của các cầu thủ còn nhiều hạn chế, có sự giảm sút ở cuối bài tập và thi đấu, thực trạng này do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến một số bài tập phát triển sức bền tốc độ cho VĐV sử dụng trong nhiều năm qua đã cũ và không phù hợp với xu hướng phát triển bóng đá hiện đại ngoài ra phương pháp huấn luyện chưa khoa học, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân huấn luyện viên như: Cường độ, thời gian, khối lượng vận động chưa hợp lý vì vậy việc nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho VĐV bóng đá trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên với mong muốn đóng góp vào sự phát triển bóng đá trẻ tỉnh Quảng Ninh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh” Mục đích nghiên cứu: Thông qua quá trình nghiên cứu của đề tài sẽ lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. Mục tiêu nghiên cứu: Để giải quyết mục đích trên, đề tài tiến hành giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: - Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sức bền tốc độ của nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. + Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá sức bền tốc độ của nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. +Đánh giá thực trạng phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. + Đánh giá thực trạng sức bền tốc độ của nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. 2 - Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. + Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. + Tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu. + Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 04/2010 đến tháng 05/2011 và được chia làm 3 giai đoạn. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên 20 nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh và trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Ý nghĩa luận văn: Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh trong quá trình huấn luyện. Quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện đáng kể sức bền tốc độ của VĐV trong thi đấu và nâng cao thành tích thể thao. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm sức bền và sức bền tốc độ trong bóng đá. * Theo quan điểm lý luận: Sức bền là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất hiện của mệt mỏi, nên cũng có thể nói sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Sức bền là một trong những tố chất quan trọng nhất của cầu thủ bóng đá, đồng thời còn là một trong những yếu tố để dẫn tới sự thành công của cầu thủ trong tập luyện và thi đấu. Sức bền chia ra làm hai loại: - Sức bền chung: Là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp, có sự tham gia của phần lớn hệ cơ. - Sức bền chuyên môn: Là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định. Bóng đá là môn thể thao vận động không ngừng, không đứt quãng với khối lượng lớn các động tác kỹ thuật có cường độ cao. Do đó muốn trở thành một cầu thủ thi đấu ổn định, phong độ tốt thì phải có một nền tảng thể lực tốt, bởi thể lực là cơ sở để phát triển các năng lực khác như kỹ - chiến thuật, đặc biệt là sức bền tốc độ + Sức bền tốc độ trong bóng đá là năng lực duy trì hoạt động của VĐV thực hiện một hoạt động nào đó với cường độ lớn trong thời gian hoạt động mà khả năng duy trì tốc độ giảm không nhiều. Sức bền tốc độ là tố chất đặc thù của bóng đá bởi trong thi đấu cầu thủ luôn hoạt động với cường độ cao, kết hợp với di chuyển để phối hợp tấn công phòng thủ. Do tính chất của trận thi đấu bóng đá là tranh cướp quyết liệt, biến hoá rất phức tạp do đó hướng di chuyển của cầu thủ cũng rất đa dạng, đồng thời cự ly di chuyển cũng không nhất định. Trung 4 bình trong một trận đấu cầu thủ di chuyển từ 5 – 8km, thậm chí có trận 10km và thực hiện nhiều lần tăng tốc với cường độ cao ở nhiều cự ly khác nhau, trung bình thực hiện khoảng 130 – 160 lần tùy theo từng vị trí khác nhau, những cự ly như 1 – 5m, 5 – 10m, 10 – 20m là chiếm nhiều nhất. Thành phần nổi trội trong sức bền tốc độ của bóng đá là tốc độ tuyệt đối, là khả năng chịu đựng và phẩm chất ý chí của VĐV bóng đá. Trong đó bóng đá hiện đại giờ đây rất ít khi chúng ta được xem những pha đi bóng lắt léo từ giữa sân đến cầu môn đối phương để ghi bàn, thay vào đó là các bàn thắng từ các đường chuyền từ biên vào để tiền đạo di chuyển cắt mặt, những pha rướn bóng bứt tốc độ loại hàng phòng ngự đối phương. Trong những pha ghi bàn, cầu thủ ngoài kỹ thuật ổn định ra thì những pha bứt tốc độ đoạn ngắn phải thật tốt, vì trong một trận đấu không phải khi nào cũng có cơ hội để ghi bàn, có thể những cơ hội đó chỉ ở những thời điểm cuối trận đấu, việc di chuyển nhiều của hàng tiền đạo sẽ gây khó khăn cho hậu vệ đối phương chỉ một giây phút sơ sểnh của hàng hậu vệ sẽ phải trả giá bằng bàn thua. Qua đó chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của sức bền tốc độ trong bóng đá, đó là sự di chuyển liên tục dù có bóng hay không có bóng. Trong công tác giảng dạy và huấn luyện sức bền tốc độ cho VĐV bóng đá cần được tiến hành theo chương trình giáo án có quy củ và tiến hành song song với việc huấn luyện kỹ - chiến thuật vì bóng đá là môn thể thao đối kháng, là hoạt động không có chu kỳ, thời gian thi đấu kéo dài, do đó sức bền là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động. Vì vậy huấn luyện sức bền tốc độ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong huấn luyện bóng đá do nó liên quan tới việc hình thành và phát triển đồng đều các tố chất khác, đồng thời nâng cao khả năng phối hợp thực hiện các ý đồ kỹ - chiến thuật. Sức bền tốc độ trong bóng đá có hai mặt liên quan trực tiếp đó là: Sức bền và tốc độ, trong đó muốn đánh giá sức bền mà VĐV có khả năng duy trì được với cường độ định trước thì phương pháp huấn luyện sức bền riêng đều phải 5 nâng cao khả năng ưa khí và yếm khí, nâng cao giới hạn tâm - sinh lý để duy trì tính bền vững của cơ thể với những biến đổi nội môi nhất định. Tốc độ chính là biểu hiện ra các chỉ số tương đối hay riêng biệt. Vì vậy khi huấn luyện sức bền tốc độ cho VĐV bóng đá thì phương pháp thay đổi, phương pháp giãn cách là thích hợp nhất. Ngoài ra phương pháp tập luyện vòng tròn có tác dụng tổng hợp, đặc biệt nếu lựa chọn bài tập một cách khéo léo và sắp xếp thích hợp các nhân tố của lượng vận động. * Theo quan điểm tâm lý học: Bóng đá là môn tập thể đối kháng trực tiếp, do vậy VĐV ngoài sự chịu đựng lượng vận động cao còn phải chịu đựng sự tác động tâm lý rất lớn và trong đó hoạt động sức bền có liên quan rất nhiều đến sự nỗ lực ý chí, nó biểu hiện các phẩm chất về tâm lý, về tính tự chủ quyết đoán và cả tính mục đích của bài tập. Thường những hoạt động sức bền là những hoạt động với cường độ định trước trong thời gian kéo dài dễ gây mệt mỏi cho người tập. Do đó người tập phải tự động viên và phát huy hết mọi năng lực dự trữ của cơ thể đảm bảo duy trì cường độ vận động trong thời gian dài. Để đạt được mục đích của bài tập và luôn có ý thức tiến lên, trong quá trình thi đấu VĐV phải có năng lực điều khiển ý thức, tập trung ý chí, do thời gian thi đấu kéo dài nên có yêu cầu rất cao đối với hoạt động của hệ thần kinh, trong đó sức bền tâm lý và sức bền thần kinh là những đặc điểm của sức bền. Sức bền tâm lý là khả năng của hệ thống thần kinh mà VĐV có thể chịu đựng được lượng vận động cao trong thi đấu, duy trì sự cân bằng cần thiết ở hệ thống đó. * Theo quan điểm sinh lý học: Theo sinh lý TDTT sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài và sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chủ yếu sức bền phụ thuộc vào: - Khả năng hấp thụ ôxy tối đa của cơ thể (VO 2 max). - Khả năng duy trì lâu dài khả năng hấp thụ oxy cao. 6 - Mức độ hấp thụ oxy tối đa của một người quyết định khả năng ưa khí của họ (VO 2 max), mức độ hấp thụ oxy càng cao thì công suất hoạt động ưa khí càng lớn, làm cho cơ thể hoạt động ưa khí được dễ dàng và lâu hơn. Mặt khác khả năng hấp thụ oxy tối đa được quyết định bởi khả năng của hai hệ thống chính: - Hệ thống vận chuyển oxy đảm nhận vai trò hấp thụ oxy từ môi trường bên ngoài và vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. - Hệ cơ là hệ sử dụng oxy được cung cấp. Trình độ sức bền được xây dựng trước hết bởi chức năng của hệ tuần hoàn, hệ trao đổi chất, hệ thần kinh và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Trong quá trình tập luyện để nâng cao sức bền thì sự thay đổi các chức năng của các cơ quan trong cơ thể có vai trò cơ bản, việc vận dụng cao nhất điều kiện sinh vận của VĐV cho thành tích sức bền phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng phối hợp vận động và các tính chất điều khiển tâm lý, đặc biệt là điều khiển ý chí của VĐV. Nhờ có trình độ tập luyện sức bền tốt mà các chức năng của hệ thống tuần hoàn, hệ hô hấp, điều hoà nhiệt và hệ thống thần kinh tốt hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển các tố chất khác. Do đó việc huấn luyện sức bền phải hướng chủ yếu vào việc nâng cao sức bền ưa khí và năng lực hoạt động yếm khí. 1.2. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 17 – 18. 1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 17 – 18. Ở giai đoạn này các em có những bước phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần. Biểu hiện là đã có những bước phát triển từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng thành, lứa tuổi này các em ở ngưỡng không hẳn là người lớn cũng không hẳn là trẻ con. Giai đoạn này các em đã hình thành những phẩm chất mới về trí tuệ, tình cảm, đạo đức, phong cách. Sự phát triển của các em trong giai đoạn này tương đối phức tạp, tâm lý của các em có biến đổi mâu thuẫn với nhau xuất hiện nhiều đột biến. 7 Biểu hiện cơ bản nhất ở lứa tuổi này là giai đoạn dậy thì và quan trọng hơn cả là sự hình thành và phát triển bộ máy sinh dục, các chức năng sinh lý mới xuất hiện, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động mạnh mẽ. Sự phát triển này phần nào ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá tính của các em, tình cảm sâu sắc dễ bị kích động, xúc động, không tự kiềm chế được bản thân. Đôi khi bản chất kích động mạnh làm cho các em dễ dẫn tới quá trớn. Học tập rất miệt mài hăng say nhưng hay chán nản khi không thực hiện, hoàn thành được nhiệm vụ. Ở giai đoạn lứa tuổi này hệ tuần hoàn tạm thời bị rối loạn gây lên hiện tượng thiếu máu cục bộ ở một số bộ phận trên vỏ não làm cho các em trong quá trình tập luyện rất dễ mệt mỏi, chán tập, thần kinh không ổn định, dễ bị kích động, xúc động làm cho các em nhiều khi mất tự chủ bản thân. 1.2.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 17 - 18. Ở lứa tuổi này các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm dần, chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan cũng được nâng cao hơn. Ở lứa tuổi này có sự phát triển về tầm vóc sức chịu đựng và tâm lý vì vậy chúng ta phải biết tính chất, cường độ và khối lượng tập luyện sao cho phù hợp để có điều kiện cho cơ thể phát triển một cách toàn diện và cân đối. • Hệ xương khớp: - Hệ xương: Ở giai đoạn này xương của các em có bước phát triển nhảy vọt cả về chiều dài và độ dày xương so với các lứa tuổi trước đó. Tính đàn hồi có xu hướng giảm do lượng canxi, photpho… trong xương tăng. Do đó xương của các em đã cứng hơn, đôi khi xuất hiện cốt hóa ở một số bộ phận của xương. Các tổ chức liên kết của xương dần dần được thay thế bởi các mô xương. - Khớp: Tuy hệ xương có sự phát triển đáng kể nhưng bao khớp của các em vẫn còn yếu, mỏng các diện khớp còn nông, bao khớp mỏng và lỏng lẻo. • Hệ cơ: Hệ cơ phát triển nhanh nhưng vẫn còn chậm hơn sự phát triển của hệ xương, biểu hiện là các em cao lên và gầy. Số lượng các cơ tăng lên nhưng vẫn 8 không đồng đều chủ yếu là ở các cơ nhỏ và dài, độ phì đại của cơ chưa cao. Do vậy khi hoạt động cơ rất nhanh bị co cứng và làm cho cơ thể nhanh mệt mỏi, nên trong quá trình tập luyện phải chú ý tới khối lượng và cường độ buổi tập sao cho sự phát triển tốt của cơ thể các em. • Hệ tuần hoàn: Đặc biệt trong giai đoạn này các em có sự phát triển nhanh về tim và mạch máu, tim phát triển to ra, thành tim dày lên làm cho tần số co bóp giảm và tương đối ổn định. Khả năng hoạt động đã đạt tới mức tương đối cao. Sự phát triển của cơ thể trong giai đoạn này phần nào phản ứng thích nghi với sự tăng công suất hoạt động, sự hồi phục của tim tương đối nhanh, thể tích phút của dòng máu giảm, thể tích tâm thu và thể tích phút của tim tăng cao (thể tích tâm thu từ 120 – 140ml, thể tích phút từ 28 – 32 lít/phút). Huyết áp tăng: + Huyết áp tối đa : 100 – 110 mmHg + Huyết áp tối thiểu : 80 – 95 mmHg • Hệ máu: Hoạt động mạnh mẽ của cơ bắp dẫn đến máu có sự thay đổi nhất định sau thời gian tập luyện lâu dài và căng thẳng. Độ nhớt của máu tăng lên, khối lượng máu tỷ lệ với trọng lượng của cơ thể tăng ở mức cao, lượng hồng cầu tăng lên sau quá trình tập luyện làm cho cơ thể đầy đủ máu dẫn đến quá trình hồi phục diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng sau lượng vận động. • Hệ hô hấp: Hệ hô hấp đã phát triển mạnh nhưng không đồng đều và chưa hoàn thiện, quá trình hô hấp có sự thay đổi về chu kỳ, trong tập luyện và thi đấu các em thường thở nông và không đều do phổi chưa to, lồng ngực còn hẹp. Về dung tích sống và khả năng hấp thụ oxy tăng hơn lứa tuổi trước. • Hệ thần kinh: Bộ não của các em trong thời kỳ này tiếp tục phát triển mạnh đi đến hoàn thiện khả năng tư duy, nhất là tư duy trừu tượng hóa phát triển rất thuận lợi cho 9 sự hình thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra do sự phát triển của tuyến yên, tuyến giáp làm cho hệ thần kinh có sự hưng phấn mạnh. Kết luận: Ở lứa tuổi này các em được hình thành những phẩm chất mới về trí tuệ, tình cảm, đạo đức, phong cách và thái độ về công việc được giao. Sự phát triển tương đối phức tạp, tâm lý của các em có nhiều biến đổi mâu thuẫn với nhau xuất hiện nhiều đột biến. Do đó trong công tác huấn luyện phải nắm được đặc điểm tâm lý lứa tuổi như biết động viên biểu dương kịp thời tạo cho các em nhận thức đúng đắn và hưng phấn trong tập luyện và thi đấu. Giai đoạn này cơ thể các em đang phát triển và trưởng thành làm cho quá trình huấn luyện hết sức phức tạp. Giai đoạn thích nghi và ổn định bao giờ cũng kém tuổi trưởng thành, giai đoạn mệt mỏi sớm xuất hiện. Do vậy trong công tác huấn luyện phải nắm được đặc điểm sinh lý lứa tuổi cần có sự phối hợp giữa lượng vận động và thi đấu trong sự phát triển sinh lý của các em. Thời kỳ này cấu trúc giải phẫu của cơ thể phát triển mạnh nhưng chưa hoàn thiện, cụ thể như: Xương tăng về chiều dài, tim phát triển to ra, thành của tim dày lên, sự hồi phục sau vận động nhanh. Do vậy công tác huấn luyện cần phải sử dụng lượng vận động hợp lý để cho sự phát triển của cơ thể các em vẫn tuân theo sự phát triển tự nhiên. Trong quá trình huấn luyện ở lứa tuổi này việc đưa lượng vận động cần tuân thủ những nguyên tắc huấn luyện chặt chẽ và có sự kiểm tra theo dõi một cách thường xuyên liên tục và có sự điều chỉnh một cách kịp thời sao cho VĐV luôn tập luyện ở trạng thái hưng phấn tích cực. 1.3. Các phương pháp phát triển sức bền và sức bền tốc độ trong bóng đá. 1.3.1. Xu hướng huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá. Sự phát triển của bóng đá ngày nay đòi hỏi công tác huấn luyện thể lực cần phải tìm hiểu, khai thác những nhân tố thúc đẩy nguồn năng lực tiềm tàng của VĐV, thông thường những nhân tố đó là lượng vận động và cường độ vận 10 [...]... tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh Để giải quyết mục tiêu này chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các bước sau: 3.2.1 Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh 3.2.1.1 Cơ sở lựa chọn bài tập Với mục đích tìm chọn được bài tập đặc trưng... tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh, đó là các test: 1.Test: Chạy 5 x 30m (s) 2.Test: Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s) 3.Test: Dẫn bóng luồn cọc 30m x 2 lần (s) 3.1.2 Đánh giá thực trạng phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh 3.1.2.1 Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh Để đánh giá thực... trạng sức bền tốc độ của nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh Để giải quyết mục tiêu này chúng tôi triển khai theo các bước sau: 3.1.1 Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá sức bền tốc độ của nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh a Nguyên tắc lựa chọn test đánh giá: - Các test được lựa chọn phải có tính khả thi đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo trên đối tượng nghiên. .. thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh chúng tôi tiến hành quan sát các buổi tập phát triển sức bền tốc độ của một số câu lạc bộ bóng đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để tìm ra các bài tập thường được sử dụng trong huấn luyện sức bền tốc độ cho VĐV Công việc được tiến hành trên 10 câu lạc bộ thuộc địa bàn tỉnh Kết quả được trình... tương đối nhanh năng lực sức bền tốc độ cho các VĐV - Nguyên tắc 5: Các bài tập phải có tính đa dạng tạo hứng thú tập luyện cho các VĐV - Nguyên tắc 6: Các bài tập phải có tính tiếp cận xu hướng sử dụng các biện pháp và phương pháp huấn luyện sức bền tốc độ hiện đại 3.2.1.2 Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh Thông qua việc phân... triển thể lực cho VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh chỉ là 15 – 20 phút - Việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho VĐV không hợp lý và có mâu thuẫn Những nguyên nhân trên đã góp phần nào vào sự giảm sút về thể lực của VĐV trong quá trình huấn luyện trong đó có sức bền tốc độ Vì vậy việc nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho VĐV là hết sức quan trọng và... nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phân tích tổng hợp tài liệu chuyên môn nhằm làm rõ cơ sở lý luận của hệ thống các bài tập cũng như việc xác định các bài tập liên quan mật thiết đến phát triển sức bền tốc độ của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 - Phỏng vấn chuyên gia nhằm làm rõ cơ sở thực tiễn của các bài tập, ... để lựa chọn bài tập phù hợp với các yếu tố liên quan đến sức bền tốc độ của VĐV bóng đá Trong bóng đá, có rất nhiều bài tập được sử dụng trong quá trình huấn luyện sức bền tốc độ Mỗi bài tập có một tác dụng nhất định đối với sự phát triển sức bền tốc độ của mỗi nhóm cơ khác nhau Tuy nhiên không phải bài tập nào cũng được đưa vào quá trình huấn luyện sức bền tốc độ cho VĐV mà các bài tập phải được lựa. .. của bài tập huấn luyện sức bền tốc độ cho VĐV bóng đá trẻ Trong quá trình thực nghiệm với 20 VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh + Nhóm thực nghiệm là 10 + Nhóm đối chứng là 10 2.1.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm Phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá sức bền tốc độ của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh một cách chính xác và khách quan thông qua những test đã lựa chọn. .. sử dụng các bài tập khó, phức tạp dẫn đến hiệu quả của các bài tập không cao Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cần phải có những thay đổi trong quá trình huấn luyện để thành tích của bóng đá Quảng Ninh nói chung cũng như thành tích của U17, 18 nói riêng có thể cải thiện hơn Vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh rất cần . vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. +Đánh giá thực trạng phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. + Đánh giá thực trạng sức bền tốc độ. của nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. 2 - Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi. tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. + Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh. + Tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu. + Đánh