II. Bài tập với bóng.
4 Dẫn bóng dọc biên tốc độ cao chuyền vào 5m50 28 93 5Bài tập phối hợp hai người di chuyển vòng qua
3.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu.
Nhằm xác định hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn trong việc phát triển sức bền tốc độ cho VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh, đề tài đã tổ chức thực nghiệm sư phạm cụ thể như sau:
- Đối tượng thực nghiệm: Đề tài tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là 20 VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm (10 VĐV): Sẽ tập những bài tập mà đề tài lựa chọn. + Nhóm đối chứng (10 VĐV): Sẽ tập những bài tập do ban huấn luyện đề ra.
- Thời gian nghiên cứu: Trên cơ sở 12 bài tập vào 3 buổi trong một tuần, chúng tôi đã nghiên cứu cho tập 3 bài trong một buổi kết hợp giữa các bài tập không bóng và có bóng, bố trí vào sau phần khởi động và phần tập kỹ thuật của mỗi buổi tập. Sang tuần tiếp theo chúng tôi lặp lại các bài tập ở tuần trước vẫn theo thứ tự 12 bài tập. Cứ như vậy chúng tôi tiến hành liên tục trong 12 tuần thực hiện được 36 giáo án giảng dạy.
- Nội dung kiểm tra 3 test đã được lựa chọn là: Test 1: Chạy 5 x 30m (s).
Test 2: Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s). Test 3: Dẫn bóng luồn cọc 30m x 2 lần (s).
3.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiêncứu. cứu.
Trước khi ứng dụng các bài tập vào thực tiễn tập luyện của VĐV, chúng tôi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm của cả 2 nhóm (nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm). Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. So sánh kết quả kiểm tra sức bền tốc độ của 2 nhóm VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh trước thực nghiệm
(nA = 10, nB = 10). TT
Thông số toán thống kê Test A A x ±δ (NĐC) B B x ±δ (NTN) ttính tbảng p 1 Chạy 5 x 30m (s) 4,45±0,12 4,44±0,11 0,188 2,101 0,05 2 Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s) 4,95±0,23 4,97±0,29 0,169 2,101 0,05 3 Dẫn bóng luồn cọc 30m x 2 lần (s) 7,53±0,15 7,43±0,27 0,990 2.101 0,05 Qua kết quả ở bảng 3.9 ta thấy ở cả 3 test có ttính lần lượt là 0,188; 0,169 và 0,990 đều nhỏ hơn tbảng = 2,101. Giữa hai nhóm không có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất p = 0,05. Như vậy có thể nói thành tích ban đầu của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm là ngang nhau ở ngưỡng xác suất p = 0,05.
Sau khi có kết quả kiểm tra ban đầu về sức bền tốc độ của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, chúng tôi cho hai nhóm bước vào quá trình tập luyện. Nhóm đối chứng tập theo kế hoạch huấn luyện, còn nhóm thực nghiệm tập theo những bài tập mà chúng tôi đã chọn.
Sau 12 tuần tương đương với 36 giáo án với thời lượng cho mỗi buổi tập là từ 25’ – 30’ và được bố trí vào cuối phần cơ bản. Đề tài tiến hành kiểm tra đánh giá cả hai nhóm (nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm) sau thực nghiệm. Kết quả được trình bày tại bảng 3.10.
Bảng 3.10. So sánh kết quả kiểm tra sức bền tốc độ của hai nhóm VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh sau thực nghiệm
(nA = 10, nB = 10). TT
Thông số toán thống kê Test A A x ±δ (NĐC) B B x ±δ (NTN) ttính tbảng p 1 Chạy 5 x 30m (s) 4,42±0,19 4,26±0,11 2,222 2,101 <0,05 2 Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s) 4,90±0,15 4,76±0,12 2,213 2,101 <0,05 3 Dẫn bóng luồn cọc 30m x 2 lần (s) 7,44±0,25 7,17±0,22 2,454 2,101 <0,05 Qua bảng 3.10 ta thấy:
- Ở test 1: Chạy 5 x 30m (s) có ttính = 2,222 > tbảng = 2,101 ở ngưỡng xác suất p < 0,05.
- Ở test 2: Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s) có ttính = 2,333 > tbảng = 2,101 ở ngưỡng xác suất p < 0,05.
- Ở test 3: Dẫn bóng luồn cọc 30m x 2 lần (s) có ttính = 2,454 > tbảng = 2,101 ở ngưỡng xác suất p < 0,05.
Có thể thấy sự khác biệt là có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p < 0,05. Hay nói cách khác sức bền tốc độ của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.
Điều này cho thấy bài tập đề tài lựa chọn để nâng cao sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17 – 18 tỉnh Quảng Ninh đã phát huy hiệu quả cao hơn so với các bài tập mà ban huấn luyện của đội bóng đã đưa ra để tập luyện.
Để làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của cả 2 nhóm, đề tài tiến hành so sánh nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 12 tuần thực nghiệm. Kết quả thu được ở bảng 3.11.
và đối chứng sau 12 tuần thực nghiệm (nA = nB = 10). TT Test Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm W % Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm W % 1 Chạy 5 x 30m (s) 4,45 4,42 0,67 4,44 4,26 4,13 2 Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s) 4,95 4,90 1,01 4,97 4,76 4,31 3 Dẫn bóng luồn cọc 30m x 2 lần (s) 7,53 7,44 1,2 7,43 7,17 3,56
Qua bảng 3.11 cho thấy: Sau 12 tuần thực nghiệm trình độ sức bền tốc độ của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng đáng kể nhưng sự tăng trưởng của nhóm thực nghiệm lớn hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Sự khác biệt đó thể hiện ở các biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1: Kết quả test 1 (Chạy 5 x 30m) trước và sau thực nghiệm (nA = 10, nB = 10).
Biểu đồ 3.2. Kết quả test 2 (Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần) trước và sau thực nghiệm (nA = 10, nB = 10).
Biểu đồ 3.3. Kết quả test 3 (Dẫn bóng luồn cọc 30m x 2 lần) trước và sau thực nghiệm (nA = 10, nB = 10).
Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đi đến phần kết luận và kiến nghị.