1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN

107 798 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH TRẦN THỊ TIỆP NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Bắc Ninh – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH TRẦN THỊ TIỆP NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số : 60140103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Đình Bẩm Bắc Ninh – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Bắc Ninh, ngày……..tháng……..năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thị Tiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐKTKT TN : Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên ĐH TDTT : Đại học thể dục thể thao GD : Giáo dục GDĐH : Giáo dục Đại học GDĐT : Giáo dục – Đào tạo GDTC : Giáo dục thể chất CLB : Câu lạc bộ TN : Thái Nguyên KTXH : Kinh tế xã hội NCKH : Nghiên cứu khoa học NXB : Nhà xuất bản RLTT : Rèn luyện thân thể TDTT : Thể dục thể thao TT : Thứ tự TTB : Tính thông báo VĐV : Vận động viên SV : Sinh viên DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN VĂN Cm : Centimet Đ : Điểm (lần) : Số lần m : Mét “s” : Giây DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Thể loại Số TT Nội dung Trang Bảng 3.1 BẢNG 3.1. nôi dung chương trình GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 40 3,2 Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 42 3.3 Thực trạng về cơ sở vật chất sân bãi phục vụ công tác GDTC tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 44 3.4 Kết quả phỏng vấn giờ học TDTT 45 3.5 Kết quả phỏng vấn về nhu cầu tìm hiểu kiến thức TDTT của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 46 3.6 Kết quả phỏng vấn lý do không tham gia hoạt động TDTT. 48 3.7 Kết quả phỏng vấn tình hình tham gia tập luyện ngoại khóa . 49 3.8 Kết quả phỏng vấn nội dung tập luyện ngoại khóa TDTT. 50 3.9 Kết quả học tập lý thuyết và thực hành các môn GDTCtrường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 51 3.10 Kết quả kiểm tra đánh giá thể lực chung theo tiêu chuẩn RLTT 3.11 Tổng hợp số lượng sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT 55 3.12 Thực trạng số lượng CLB TDTT và người tham gia ở các CLB 57 3.13 Số lượng giải đấu và cấp tổ chức hàng năm 58 3.14 Kết quả phỏng vấn tình hình tổ chức, tham gia các giả đấu TDTT do nhà trường tổ chức 59 3.15 Kết quả phỏng vấn Các cán bộ quản lý TDTT. 61 3.16 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa. 66 3.17 Thực trạng sân bãi dụng cụ TDTT tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 80 3.18 Số lượng CLB TDTT , số lượng người tham gia các câu lạc bộ TDTT. 82 3.19 Kết quả kiểm tra đánh giá sau TN của đối tượng nghiên cứu. Biểu đồ 3.1 Thực trạng đánh giá kết quả học tập các môn lý thuyết của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên 52 3.2 Thực tạng đánh giá kết quả học tập các nội dụng thực hành của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên 52 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về TDTT và nâng cao chất lượng GDTC 5 1.2. Những cơ sở khoa học của tổ chức quản lý GDTC. 10 1.3. Các hình thức tổ chức buổi tập TDTT trường học. 12 1.4. Một số vấn đề về công tác GDTC trường học. 16 1.4.1. Một số yếu tố đảm bảo cho công tác giáo dục thể chất. 16 1.4.2. Vị trí, nhiệm vụ của GDTC trong các trường cao đẳng, đại học ở nước ta. 17 1.5. Những yếu tố đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khoá và việc tổ chức hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường. 19 1.5.1. Những yếu tố đảm bảo cho công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khoá đối với học sinh, sinh viên. 19 1.5.2. Những yếu tố cần chú ý khi tổ chức hoạt động ngoại khóa trong công tác GDTC. 20 1.5.3. Khái quát về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. 22 1.5.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC và các hoạt động TDTT ngoại khoá trong nhà trường. 24 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan. 25 CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 29 2.1. Phương pháp nghiên cứu. 29 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 29 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn. 29 2.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 30 2.1.4. Phương pháp quan sát sư phạm. 30 2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 31 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê. 33 2.2. Tổ chức nghiên cứu. 35 2.2.1. Thời gian nghiên cứu. 35 2.2.2. Đối tượng chủ thể nghiên cứu. 36 2.2.3. Đối tượng khách thể nghiên cứu. 36 2.2.4. Địa điểm nghiên cứu. 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 38 3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên. 38 3.1.1. Chương trình môn học TDTT chính khoá của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. 38 3.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục thể thao của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. 42 3.1.3. Tình hình cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ TDTT của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. 43 3.1.4. Mức độ Nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên về công tác GDTC và hoạt động TDTT. 45 3.1.5. Kết quả học tập các môn GDTC chính khoá và tiêu chuẩn RLTT của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên. 51 3.1.6. Hiện trạng về tổ chức hoạt động câu lạc bộ TDTT tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. 56 3.1.7. Tình hình tổ chức các giải thi đấu thể thao của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. 57 3.1.8. Nhận xét của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn về hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên. 60 3.2. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động TDTT ngoại khoá cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 63 3.2.1. Những căn cứ pháp lý để lựa chọn, xây dựng các biện pháp 63 3.2.2. Xây dựng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khoá cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. 64 3.2.3. Ứng dụng các biện pháp tổ chức hoạt động hoạt ngoại khoá. 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHẦN MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất nói riêng, luôn coi sức khỏe là một trong những vốn quý nhất của con người. Chỉ thị 36CTTƯ ngày 2431994 của ban bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “ Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học”. Hệ thống giáo dục thể chất trong các nhà trường là một bộ phận hữu cơ của hệ thống Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Giáo dục thể chất trường học là một mặt của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất cho sinh viên. Giáo dục thể chất trường học gắn liền với việc giải quyết những nhiệm vụ giáo dục chung nhằm hình thành nhân cách cho sinh viên, phát triển ý thức xã hội, rèn luyện đạo đức, ý chí, khả năng trí lực, óc thẩm mỹ cho sinh viên. Phát triển giáo dục thể chất trường học góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, bên cạnh đó phát triển thể dục thể thao trường học còn đóng vai trò quyết định để thực hiện chủ trương xã hội hóa thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước. Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo và tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với sinh viên tuân theo nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Thực tế, chỉ riêng giờ học chính khóa thôi thì không đảm bảo cho nhu cầu tập luyện thể dục thể thao người học. Điều 20 của Luật thể dục thể thao đã chỉ rõ: “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao”. Trong những năm qua, cùng với các mặt giáo dục khác, giáo dục thể chất học đường đã có những chuyển biến tích cực và góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục thể chất trường học còn hạn chế về cơ sở vật chất về chất lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên về tính hợp lí và khoa học về chương trình môn học; hạn chế về nhận thức của sinh viên về vai trò, tác dụng của môn học... chưa đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhà nước đề ra. Do đó, việc tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất trong các Trường Đại học, Cao đẳng đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn Đảng, toàn ngành Thể dục Thể thao và Giáo dục Đào tạo. Hiện nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực GDTC tại Đại học Thái Nguyên như: Trương Tấn Hùng ( 1999), Nguyễn Nam Hà (2000), Nguyễn Tiến Lâm ( 2002)...Song thực tế cho thấy, chưa có tác giả nào đề cập đến các biện pháp hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật là trường thành viên của Đại học Thái Nguyên. Trường được thành lập năm 2005 theo Quyết định số 4507QĐBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở phân công lại nhiệm vụ các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên, tiền thân trường là Trường Công nhân cơ điện Việt Bắc được thành lập năm 1974. Nhiệm vụ của trường là: Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật Nông Lâm, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Giao thông và Đào tạo nghề. Song song với đào tạo trường có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc. Hiện trường đang đào tạo 32 ngành, nghề, đội ngũ giáo viên cơ hữu của trường 287 người trong đó có: 02 PGS.TS; 10 Tiến sỹ; 120 Thạc sỹ; 60 giảng viên đang học cao học, 20 nghiên cứu sinh, còn lại đều có trình độ tốt nghiệp đại học. Trường đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản với nhiều hạng mục bao gồm: giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, khu vực làm việc và khu vui chơi giải trí hiện đại. Với 2 tiết học chính khoá trong 1 tuần (90 tiết học trong 03 học kỳ), như vậy giờ giành cho tập luyện TDTT còn quá ít ỏi, cùng với điều kiện vật chất không đảm bảo để tổ chức tập luyện. Đã có ý kiến cho rằng cần tăng cường các hoạt động TDTT ngoại khóa khoá để nâng cao thể lực cho các em, do đó, ngoài thời gian học tập trên lớp các em đều có nhu cầu tham gia tập luyện các môn thể thao ngoại khóa. Tuy nhiên, hoạt động ngoại khóa TDTT của nhà trường còn nhiều bất cập về nội dung và tổ chức hoạt động. Thực tiễn đã chứng minh, hoạt động TDTT ngoại khóa không chỉ thực hiện chức năng chuyên môn, mà còn là phương tiện và nội dung để tiến hành các hoạt động giáo dục sinh viên. Hoạt động ngoại khóa dựa trên nhu cầu, nguyện vọng và sở thích của các em. Thời gian tổ chức hoạt động ngoại khóa được linh hoạt đảm bảo thời gian học tập phù hợp của từng sinh viên. Thông qua đó, tạo điều kiện để sinh viên thêm gắn bó với nhà trường, gắn với nghĩa vụ học tập; giáo dục và phát triển tình cảm, giúp sinh viên mở rộng giao lưu, tinh thần đoàn kết của sinh viên các dân tộc trong nhà trường, tạo ra một đời sống học đường lành mạnh và thân thiện. Mặt khác, giáo viên được giảng dạy và nâng cao chuyên môn của mình từ đó nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Đặc biệt, giúp các em coi đó như một nhu cầu tập luyện thiết thực ngoài thời gian học tập, một phần nào đó giúp các em vơi đi cảm giác nhớ nhà, nhớ người thân. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN” Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lựa chọn biện pháp tập luyện ngoại khoá và ứng dụng chúng trong Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện thường xuyên, từ đó đem lại hiệu quả thiết thực về giáo dục thể chất mà trước hết là nâng cao được thể lực cho sinh viên trong quá trình học tập. Nhiệm vụ nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành giải quyết 2 nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khoá của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. Để giải quyết nhiệm vụ 1 đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: Thực trạng công tác GDTC của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa ở trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. Thực trạng mức độ phát triển thể lực và kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu ứng dụng của biện pháp ngoại khoá nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên. Để giải quyết nhiệm vụ 2 đề tài tiến hánh nghiên cứu các nội dung sau: Những căn cứ để xây dựng các biện pháp hoạt động ngoại khóa. Xây dựng các biện pháp hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên. Ứng dụng và đánh giá kết quả thực nghiệm. CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về TDTT và nâng cao chất lượng GDTC Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, đồng thời là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục thể thao, bảo đảm cho sự nghiệp thể dục thể thao ngày càng phát triển. Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy nguồn nhân lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ các vai trò của tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục thể thao. Giữ gìn tôn vinh những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao mang tính dân tộc, khoa học và văn minh.01 Luật thể dục thể thao được Quốc hội khóa XI chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006 là văn bản pháp lý đối với công tác quản lý thể dục, thể thao trong thời kỳ đổi mới, tạo thành pháp lý cho thể dục thể thao Việt Nam phát triển đúng định hướng: Vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc. Việc xây dựng chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm chủ trương của Đảng ta với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao. Thể dục, thể thao là một trong ba lĩnh vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm quản lý. Vì vậy, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 được hình thành trong tổng thể phát triển hài hòa cùng với các lĩnh vực văn hóa và du lịch... nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, mà thể dục, thể thao đóng vai trò chủ đạo đối với sự nghiệp bảo vệ, nâng cao sức khỏe, tạo dựng nhân cách và lối sống lành mạnh của các thế hệ người Việt Nam.02 Bác Hồ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và một nhà tư tưởng lớn nhà văn hóa. Sinh thời Bác rất quan tâm đến hoạt động TDTT. Tư tưởng bao trùm của Bác Hồ trong việc đặt nền tảng xây dựng nên nền TDTT mới của nước ta là sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác TDTT là nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mọi người dân yêu nước. Mục tiêu cao đẹp của TDTT là bảo vệ, tăng cường thể chất của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống, làm cho dân cường, nước thịnh. Những ý tưởng này xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Ngay sau khi nước nhà vừa độc lập, cách mạng, chính quyền còn non trẻ, đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Vậy mà ngày 3011946, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số l4 thiết lập tại bộ thanh niên một nha thể dục trung ương. Ngay sau đó, ngày 2731946 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi tập thể dục. Người chỉ rõ: Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, và Người cũng nhấn mạnh muốn có sức khoẻ thì Nên tập thể dục và coi đó là bổn phận của mỗi người dân yêu nước 7. Giáo dục thể chất là một bổn phận của nền TDTT nước nhà. GDTC là một nội dung, biện pháp quan trọng góp phần đào tạo thanh, thiếu niên Việt Nam phát triển hài hoà về trí tuệ và thể chất, tinh thần và đạo đức, đồng thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của học sinh, sinh viên. Giáo dục thể chất là bộ phận hữu cơ của GDĐT, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức Thể chất sức khoẻ tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức một cách đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò của GDTC Đối với mục tiêu chung của GDĐT. Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo một cách sáng tạo công tác TDTT nói chung, GDTC nói riêng phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, GDTC ngày một phát triển phục vụ tốt cho mục tiêu chung của GDĐT. Tại đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III năm l960, Đảng ta đã chỉ rõ: “Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát triển phong trào TDTT kết hợp với phong trào vệ sinh phòng bệnh, thành một phong trào quần chúng rộng rãi, có tính chất thường xuyên, liên tục trong sinh viên, học sinh, công nhân, viên chức, trong quân đội, công an vũ trang và trong nhân dân 8. Cùng với hoạt động khác của đất nước,để thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế, văn hoá xã hội, GDTC từng bước được phát triển. Đảng chủ trương: phải xúc tiến cải cách giáo dục... phải thực hiện tốt giáo dục toàn diện (trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục) cho thanh niên, thiếu nhi... và Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và Đại học8. Mùa xuân năm l975, Nước ta hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở Miền Nam, đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH. Trước tình hình mới của đất nước, công tác TDTT và GDTC được Đảng quan tâm, lãnh đạo phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Văn kiện đại hội dại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976 chỉ rõ: “Phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng, mở rộng công tácđào tạo và bồi dưỡng hướng dẫn viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ và cán bộ quản lý, xúc tiến công tác nghiên cứu khoa học TDTT, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của TDTT và Cần nâng cao chất lượng toàn diện của nội dung giáo dục, hiện đại hoá chương trình học tập khoa học và kỹ thuật, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác Lê Nin, đường lối chính sách của Đảng, đạo đức cách mạng, bồi dưỡng năng lực sản xuất và năng lực nghiên cứu khoa học, coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mỹ, TDTT và tập luyện quân sự 21. Đặc biệt, trong thời kỳ này, để thực hiện tốt và nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác TDTT nói chung, GDTC nói riêng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của đất nước, Ban bí thư trung ương Đảng khoá VII ra chỉ thị số 36 CTTW ngày 2431994. Về công tác TDTT trong giai đoạn mới, trong chỉ thị Ban chấp hành đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời đưa ra những yếu kém, nguyên nhân gây ra yếu kém của công tác TDTT trong thời gian qua (trên tất cả các lĩnh vực TDTT quần chúng, TDTT thành tích cao và TDTT trường học). Từ đó, xây dựng định hướng phát triển, mục tiêu cơ bản lâu dài, mục tiêu trước mắt của sự nghiệp TDTT trong thời kỳ đổi mới.8 Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đất nước trong tình hình mới, Ban bí thư yêu cầu công tác TDTT cần được phát triển đúng hướng theo những quan điểm phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Xây dựng nền TDTT có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân... phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu: Khoẻ để xây đựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển TDTT là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong tổ chức hoạt động TDTT dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước... 24. Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là: hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân, và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á”, 24. Mục tiêu cơ bản cụ thể đến năm 2020 là: Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên chức và một bộ phận nhân dân... Kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, giáo viên TDTT ... tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ nền TDTT Việt Nam vào đầu thế kỷ XXI 24. Ban bí thư Trung ương chỉ thị cho tất cả các tổ chức Đảng phải thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Đối với công tác TDTT, chỉ rõ sự phối hợp của các cấp ngành Đối với công tác này, cụ thể: 1. Tăng cường sự lãnh đạo Đối với công tác TDTT ... đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền về TDTT trong toàn xã hội ... 2. Đề nghị các cơ quan nhà nước ban hành các văn bản pháp quy về công tác TDTT, quy định chế độ tập luyện TDTT trường học, lực lượng vũ trang, cơ quan xí nghiệp ... Tăng cường tổ chức TDTT trong các ngành GDĐT, Quân đội, Công an ... 3. Ban cán sự Đảng Bộ GDĐT và ban cán sự Đảng tổng cục TDTT phối hợp chỉ đạo, tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học. Quán triệt tinh thần chỉ thị 36 CTTW của Ban bí thư TW Đảng khoá VII, Ban khoa giáo trung ương ra công văn số 222 KGTW ngày 65l994 hướng dẫn thực hiện chỉ thị 36 Cả đối với GDTC ban khoa giáo trung ương yêu cầu các ban khoa giáo, tuyên giáo tỉnh, thành phố cần tiến hành các công việc để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Thực hiện GDTC ở tất cả các trường học ... Tăng cường đào tạo bồi dưỡng giáo viên thể dục cho các trường học...đảm bảo sân bãi và cơ sở TDTT cho các trường học, các địa bàn dân cư. Ngày 23102002 Ban Bí thư TW Đảng khoá IX đã ra chỉ thị 17CTTW về phát triển TDTT đến năm 2010. Chỉ thị đã nêu bật nhiệm vụ của TDTT hiện nay là góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước, trước hết là góp phần nâng cao sức khoẻ, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức nhân cách, lối sống và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc và đẩy lùi tệ nạn xã hội. Chỉ thị nêu rõ đến năm 2010: TDTT trong trường học phải đạt chỉ tiêu 8090% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT theo quy định, để đạt được chỉ tiêu trên, cần đẩy mạnh phong trào TDTT trong trường học, tiến tới đảm bảo mọi trường đều có giáo viên TDTT chuyên trách và thiết bị tập luyện đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC, xem đây là một tiêu chí xét công nhận trường chuẩn quốc gia. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X tháng 42006 vừa qua có Nghị quyết rất quan trọng liên quan đến giáo dục – đào tạo trong đó có GDTC là: ...nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng các giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.29 Trên cơ sở chủ chương của Đảng, trong những năm qua, Bộ GDĐT đã không ngừng nghiên cứu cải tiến chương trình GDTC trong nhà trường các cấp thể hiện tính đa dạng, phong phú dựa trên mục tiêu của GDTC góp phần tạo nên những con người mới phát triển toàn diện “cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Đó là chủ trương kịp thời có ý nghĩa chiến lược của công tác GDTC trong nhà trường và biến những chủ trương của Đảng và Nhà nước thành những hành động cụ thể. 1.2. Những cơ sở khoa học của tổ chức quản lý GDTC. Quản lý TDTT góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước, xúc tiến quá trình xã hội, qua đó xác định các mục tiêu thực tế có nhu cầu cho TDTT, phối hợp với các cơ quan nhà nước, bảo đảm các điều kiện cần thiết như: Công tác tư tưởng, cán bộ, vật chất, kỹ thuật để giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu của TDTT. Quản lý TDTT nhằm phát triển sự nghiệp TDTT với tư cách là một công tác cách mạng. Quản lý TDTT nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá thể thao của nhân dân và góp phần nâng cao, thoả mãn nhu cầu văn hoá tinh thần của mọi người. Ý thức rèn luyện TDTT tốt là cơ sở để tạo niềm tin và góp phần đắc lực để tạo nhân tài thể thao cho đất nước. Tổ chức quản lý GDTC phải đảm bảo tiến hành một cách khoa học và kết hợp chặt chẽ giữa TDTT chính khoá và TDTT ngoại khoá. Trong đó chức năng quản lý và giáo dục trong giờ học thể thao thể hiện: Giờ học TDTT là một phương tiện có hiệu quả để phát triển hài hoà và cân đối những khả năng về thể lực của con người, có ảnh hưởng tích cực đến những phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ và nhân cách con người. Khoa học quản lý TDTT đã chỉ rằng, công tác GDTC trong nhà trường hay là TDTT cho thế hệ trẻ có mục đích và nhiệm vụ chính là: Góp phần phát triển năng lực toàn diện và đặc thù của mỗi học sinh. Đồng thời góp phần vào việc hoàn thiện khả năng nhằm đạt thành tích về thể chất thể thao cho các em”. 1 Trong đó, mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể thao trong trường học là: Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể thao của học sinh, sinh viên. Phát triển được các tố chất thể lực và trạng thái chức năng của cơ thể. Phát triển các tố chất phối hợp động tác. Phát triển năng lực tâm lý cho các em, sẵn sàng phấn đấu trong tập luyện và thi đấu thể thao. Tạo cho các em ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, xây dựng tính hứng thú bền vững, lâu dài cho học sinh, sinh viên. Giáo dục đạo đức TDTT xã hội chủ nghĩa. Do đó, nhiệm vụ của công tác tổ chức quản lý GDTC trong nhà trường phải đưa một chương trình giảng dạy TDTT thống nhất có tính kế thừa từ lứa tuổi Mẫu giáo đến bậc Đại học. Đồng thời, việc xác định mục tiêu công tác TDTT trong thế hệ trẻ không nên chỉ xác định mục tiêu kiến thức không, mà phải đảm bảo tính thống nhất giữa các mặt: Kiến thức, thể lực, kỹ thuật động tác trong chương trình. Cần phải đưa chương trình dạy thể dục từ bậc phổ thông cho đến đại học trở thành Pháp lệnh. 1.3. Các hình thức tổ chức buổi tập TDTT trường học. Buổi tập TDTT chính khoá có những đặc điểm chung của hình thức lớp bài. Dấu hiệu quan trọng nhất của hình thức lớp bài là nhà sư phạm (giáo viên TDTT, huấn luyện viên, hướng dẫn viên) giữ vai trò chủ đạo, điều khiển trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học. Sự tác động tương hỗ giữa người dạy và người học tạo nên điều kiện sư phạm tốt nhất cho quá trình GDTC. Ưu điểm của buổi tập chính khoá còn thể hiện ở chỗ: Buổi tập được tiến hành theo kế hoạch học tập chặt chẽ của trường học, theo thời khoá biểu chung của toàn trường; Lớp học gồm một số lượng học sinh ổn định, cùng lứa tuổi, hoạt động đã liên kết học sinh thành tập thể. Đó là những điều kiện không kém phần quan trọng để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục giáo dưỡng trong quá trình GDTC. Giờ học TDTT được tổ chức phù hợp với những nguyên tắc sư phạm chung, với những nguyên tắc GDTC. Đồng thời việc tiến hành giờ học TDTT phải đảm bảo được những yêu cầu sau: a. Tác động của giờ học phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và sức khoẻ. b. Hoạt động dạy học và giáo dục phải được thực hiện từ đầu đến cuối giờ học. c. Trong giờ học cần hết sức tránh khuôn mẫu phương pháp cứng nhắc. d. Đảm bảo bình đẳng trong hoạt động học tập cho tất cả học sinh, đồng thời chú ý đặc điểm cá nhân người tập. e. Các nhiệm vụ đặt ra trong mỗi giờ học phải thật cụ thể, sao cho có thể được giải quyết ngay trong giờ học: Nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra có thể được thực hiện theo hình thức đồng loạt, các nhóm và cá nhân. Đặc điểm của hình thức tổ chức hoạt động đồng loạt là cả lớp được giao một nhiệm vụ chung và nhiệm vụ đó lập tức được học sinh thực hiện dưới sự điều khiển chung của giáo viên. Theo hình thức nhóm, học sinh được chia thành nhóm nhỏ với các nhiệm vụ khác biệt phù hợp cho mỗi nhóm trong trường hợp này giáo viên hướng dẫn chủ yếu ở một nhóm, hoặc lần lượt chuyển từ nhóm này qua nhóm khác. Trong hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ riêng cho mình và thực hiện độc lập. Giáo viên sẽ hướng dẫn từng người theo sự lựa chọn của mình. Mỗi hình thức kể trên đều có ưu, nhược điểm. Ví dụ, tổ chức hoạt động của học sinh đồng loạt tạo ra khả năng bao quát và điều khiển hoạt động của tất cả lớp học. Nhưng việc đối đãi cá biệt bị hạn chế. Ngược lại, sự hình thành nhóm và cá nhân thì khả năng đối đãi cá biệt cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân được tăng cường, nhưng khả năng bao quát toàn bộ học sinh lại hạn chế. Nói chung, trong các giờ học chính khoá, người ta thường sử dụng tổng hợp cả ba hình thức tổ chức hoạt động kể trên. Trong phần chuẩn bị, hoạt động của học sinh thường đồng loạt. Trong phần cơ bản, học sinh tập theo nhóm hoặc cá nhân. Phần kết thúc thường lại được tổ chức theo hình thức đồng loạt. Việc lựa chọn phương pháp thực hiện bài tập trong giờ học tuỳ thuộc vào nhiệm vụ và tính mới lạ của nội dung học tập. Theo xu hướng của nội dung, giờ học chính khoá được chia thành giờ chuẩn bị thể chất chung, giờ học thể thao, giáo dục chuẩn bị thể chất nghề. Giờ học chuẩn bị thể chất chung: Được áp dụng chủ yếu trong các trường học mẫu giáo, phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đặc điểm của giờ học loại này là nội dung học tập phong phú, tổng hợp lượng vận động vừa phải. Giờ học thể thao: Áp dụng trong giảng dạy, huấn luyện một môn thể thao lựa chọn như giờ học điền kinh, thể dục thi đấu,... Các giờ học loại này được tiến hành theo phương pháp riêng, đặc biệt chú ý tới định mức lượng vận động và phòng ngừa chấn thương. Các giờ học chuẩn bị tính chất nghề nghiệp được tiến hành cho các đối tượng thanh thiếu niên và người trưởng thành. Đặc điểm tiêu biểu của nội dung giờ học loại này là giảng dạy các động tác thực dụng và giáo dục tính chất thể lực phù hợp với lao động nghề nghiệp. Theo đặc điểm hoạt động dạy học, người ta chia giờ học chính khoá thành các loại: Giờ học tiếp thu nội dung mới, giờ học củng cố, giờ học kiểm tra và giờ học hỗn hợp. + Đặc điểm của giờ học tiếp thu nội dung mới là mật độ vận động tương đối thấp do mất nhiều thời gian cho làm mẫu, giảng giải, sửa chữa lỗi sai. + Trong giờ học hoàn thiện và củng cố, mật độ vận động tăng tới mức tối đa. + Giờ học kiểm tra thường được tiến hành dưới hình thức thi đấu thể thao. Trong các giờ học này cần phải đảm bảo trật tự nghiêm ngặt, tuân thủ luật thi đấu, xác định chính xác thành tích. Giờ học hỗn hợp các nội dung mới, hoàn thiện, củng cố, kiểm tra nội dung cũ được sử dụng rộng rãi hơn cả trong thực Tập luyện TDTT ngoại khoá là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố sức khoẻ, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và chữa bệnh, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí, tiếp thu các kỹ năng kỹ xảo vận động. Các buổi tập ngoại khoá thường có cấu trúc đơn giản và nội dung hẹp hơn so với buổi tập chính khoá. Hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thức tập luyện, tinh thần độc lập và sáng tạo cao. Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập ngoại khoá chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân. Cũng như buổi tập chính khoá, cấu trúc buổi tự tập phải đảm bảo cho cơ thể dần dần bước vào hoạt động tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện phần cơ bản và phần kết thúc buổi tập. Người tập thường sử dụng nhiều quy tắc, thủ thuật đã được giáo viên hướng dẫn trong giờ học chính khoá để định mức lượng vận động, giúp đỡ và bảo hiểm (khi tập theo nhóm) và tự tổ chức. Do nội dung buổi tập ngoại khoá có nét khác biệt nên cách tổ chức tập luyện có đặc trưng riêng. Theo tính chất hướng dẫn các buổi tập ngoại khoá được chia thành: Các buổi tự tập cá nhân, các buổi tập theo nhóm tự nguyện, các buổi tập theo nhóm có tổ chức. Thường được tổ chức dưới dạng thể dục buổi sáng, thể dục vệ sinh và dạo chơi hàng ngày, các buổi tự tập theo xu hướng huấn luyện chung và huấn luyện thể thao. Như vậy, mục đích của tập luyện TDTT ngoại khoá là: Tổ chức những thời gian nhàn rỗi của học sinh được lành mạnh và có nội dung, giáo dục những hiểu biết và những kiến thức sử dụng một cách tự giác các phương tiện giáo dục TDTT khác nhau trong đời sống và hoạt động hàng ngày. Những buổi tập ngoại khoá có nội dung khác nhau sẽ giúp cho học sinh nắm được nội dung trong chương trình học tập về TDTT, chuẩn bị cho họ tham gia thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Ngoài ra, còn giúp cho việc hoàn thiện các môn thể thao tự chọn. Giáo dục TDTT ngoại khoá sẽ giúp cho các em hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt, những phẩm chất về ý chí có tác dụng giúp cho việc phát triển những kỹ năng chung và giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập ở nhà trường. Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hoạt động TDTT ngoại khoá để hoàn chỉnh nội dung chính khoá và thực hiện tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Hầu hết các trường đại học đều có đội tuyển tham gia ở các giải của ngành và toàn quốc, hoặc hình thành các câu lạc bộ thể thao với các môn như: Bóng đá, bóng bàn, cầu lông, điền kinh, bơi lội, võ thuật, cờ vua, đá cầu, thể dục thẩm mỹ,... Thực trạng công tác TDTT trường học bậc chuyên nghiệp được đánh giá như sau: Số trường có giảng dạy chương trình thể dục nội khoá chiếm 86%. Số trường thực hiện chương trình GDTC có chất lượng. Số học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể là 65%. Số trường có hoạt động TDTT ngoại khoá thường xuyên. Số học sinh tập luyện ngoại khoá thường xuyên 12%. Số trường có câu lạc bộ TDTT, lớp thể thao nghiệp dư. Số trường chuyên, lớp chọn về TDTT 16%. Để công tác GDTC có hiệu quả và nâng cao thành tích thể thao cho học sinh nhà trường cần thực hiện các tiêu chuẩn sau: Trường thực hiện nề nếp chương trình GDTC. Học sinh tập luyện thể dục thể thao ngoại khoá thường xuyên. Trường hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá thường xuyên. 1.4. Một số vấn đề về công tác GDTC trường học. 1.4.1. Một số yếu tố đảm bảo cho công tác giáo dục thể chất. GDTC là một mặt của GD ĐT trong nhà trường. Do vậy, cần phải có đầu tư trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện ngoại khoá, cũng như tự rèn luyện thể thao và hoạt động văn hoá của học sinh, sinh viên: Từng trường có định mức kinh phí phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động văn hoá thể thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục. Từng trường phải đảm bảo yêu cầu tối ưu về các phương tiện dụng cụ phục vụ việc dạy và học thể dục theo chương trình GDTC và hoạt động thể thao của nhà trường”. 15. Do vậy, việc đầu tư phục vụ dạy học môn thể dục nội khoá phải có sân tập, nhà tập các dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập theo nội dung học tập nội khoá. Phải tạo mọi điều kiện cần thiết, cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện việc dạy và học thể dục bắt buộc ở tất cả các trường. Cơ cấu tổ chức và công tác chỉ đạo của ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan lãnh đạo trực tiếp công tác GDTC trong nhà trường các cấp, đồng thời chỉ đạo môn học thể dục và tổ chức quản lý các hoạt động thể thao của sinh viên. Quá trình cải tiến và tăng cường hiệu quả quản lý các hoạt động thể thao học sinh, sinh viên. Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý phong trào TDTT ở các trường đại học là nhân tố quyết định chất lượng công tác GDTC của nhà trường. Giáo viên TDTT có trách nhiệm lập kế hoạch công tác, từ việc dạy thể dục theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Tổ chức hướng dẫn hoạt động ngoại khoá, huấn luyện các đội tuyển thể thao của trường, tham gia các hoạt động chung của ngành, địa phương và toàn quốc, đồng thời phối hợp với cơ quan y tế, tổ chức khám và phân loại sức khoẻ học sinh, để có phương pháp tập luyện riêng, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thể thao. Tổ chức biên soạn giáo án, giáo trình phục vụ công tác giảng dạy học tập môn học Thể dục đạt hiệu quả cao. Để hoạt động GDTC được tốt hơn, ngành TDTT và Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên củng cố về tổ chức đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất các trường chuyên, khoa chuyên đào tạo giáo viên TDTT, thuộc các Trường Đại học TDTT chuyên ngành đáp ứng những yêu cầu về giảng dạy TDTT. 1.4.2. Vị trí, nhiệm vụ của GDTC trong các trường cao đẳng, đại học ở nước ta. Phát triển TDTT và nâng cao thể lực cho học sinh, sinh viên chính là mục tiêu quan trọng, nhằm tạo ra những con người đầy đủ trí và lực, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chăm lo GDTC trong nhà trường và đạt được những thành quả nhất định. Ngành TDTT cũng đã quan tâm và có sự thực hiện cam kết giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT chính thức ngày 20062000. Hai ngành đã phối hợp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng GDTC trong trường học. Công tác GDTC trong các trường cao đẳng, đại học có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ tri thức mới, để thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Giai đoạn học tập trong các trường cao đẳng, đại học của sinh viên, là một giai đoạn quan trọng nhất trong việc chuyển biến từ những bậc học mầm non đến hết bậc phổ thông. Sau khi tốt nghiệp ra trường, lớp sinh viên trở thành những người cán bộ khoa học, có đầy đủ sức khoẻ, tri thức, có phẩm chất đạo đức và có thể hoạt động một cách độc lập sáng tạo trong chuyên ngành của mình. Trong toàn bộ hệ thống giáo dục thì GDTC có vai trò rất to lớn, thông qua các hoạt động TDTT, sinh viên cao đẳng phát triển một cách hài hoà, cân đối, tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng lực làm việc, nhanh chóng thích nghi với điều kiện học tập, sinh hoạt mới. Để thực hiện tốt các mục tiêu đó, công tác GDTC trong các trường cao đẳng, đại học phải giải quyết đồng thời các nhiệm vụ cơ bản sau: a. Giáo dục đạo đức XHCN, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh. Giáo dục tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể (RLTT), chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. b. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để RLTT, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT ở cơ sở. c. Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của sinh viên, phát triển cơ thể một cách hài hoà, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói hư, tật xấu, tệ nạn trong cuộc sống. Nhằm tận dụng thời gian và công việc có ích đạt kết quả cao trong quá trình học tập, đạt được những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng trên cơ sở tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi. d. Giáo dục óc thẩm mỹ, tạo điều kiện nâng cao trình độ thể thao, các tố chất thể lực cho sinh viên. Trong những năm gần đây, công tác GDTC và hoạt động thể thao trong trường học đã có những tiến bộ. Việc dạy và học thể dục nội khoá trong các trường từ bậc học phổ thông đến đại học đều đi vào nề nếp. Thậm chí nhiều trường, đã thực hiện giờ học nội khoá với trang phục thể thao bắt buộc. Các hình thức hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên ngày càng được mở rộng với quy mô và chất lượng cao hơn. Đã có những trường cao đẳng, đại học thành lập nhiều đội tuyển ở các môn như: Bóng chuyền, bóng đá, điền kinh, cờ vua,... Các hoạt động thể thao sinh viên đã được hai ngành: Giáo dục Đào tạo và TDTT phối hợp chỉ đạo chặt chẽ, đã có tác dụng thiết thực, góp phần tăng cường sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho học sinh, sinh viên và ngăn chặn các tệ nạn xã hội. 1.5. Những yếu tố đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khoá và việc tổ chức hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường. 1.5.1. Những yếu tố đảm bảo cho công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khoá đối với học sinh, sinh viên. Công tác GDTC trong nhà trường là một mặt không thể thiếu được. Đó là hoạt động mang tính giáo dục xã hội, ngoài những nội dung kiến thức chuyên môn, những nội dung lý thuyết mà các em phải học trong nhà trường. Điều kiện trang thiết bị, vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT: Trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện ngoài giờ của học sinh, sinh viên. “Từng trường có định mức kinh phí phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động văn hoá thể thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục. Phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về các phương tiện dụng cụ phục vụ việc dạy và học thể dục theo chương trình GDTC và hoạt động thể thao của nhà trường” 24. Việc đầu tư dạy và học môn học GDTC trong nhà trường đòi hỏi phải có sân bãi dụng cụ, nhà tập theo yêu cầu của môn học nội khoá và ngoài ra còn phục vụ hoạt động ngoại khoá. “Các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT”. Vì vậy yếu tố đầu tiên đảm bảo cho công tác GDTC đó là các cấp các ngành phải tạo mọi điều kiện cần thiết, thuận lợi về cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện việc dạy và học thể dục bắt buộc ở tất cả các trường học. Cần có sự định hướng, quy hoạch và phát triển cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ cho công tác GDTC cũng như nhu cầu tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên. Dựa trên các quy định, quy chế, các văn bản pháp quy có tính chất bắt buộc để thực hiện công tác GDTC trong nhà trường. Đó cũng là các chỉ thị hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác RLTT và các quy phạm đánh giá, cũng như các văn bản về chế độ chính sách động viên, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ chức cá nhân tham gia thực hiện công tác GDTC để GDTC là một công tác của toàn xã hội. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên TDTT trong các trường đại học: là nhân tố quyết định đến chất lượng công tác GDTC trong nhà trường. Giáo viên TDTT có trách nhiệm lập kế hoạch công tác GDTC, tiến hành việc dạy môn học thể dục theo chương trình quy đinh, tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khoá và huấn luyện các đội tuyển thể thao học sinh, sinh viên, tổ chức ngày hội thể thao của trường và tham gia các hoạt động chung của ngành, của địa phương. Đội ngũ học sinh, sinh viên: Là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt động học tập và tập luyện TDTT ngoại khoá. Đây là đối tượng trung tâm của công tác GDTC. Giữ vai trò quyết định, thể hiện tính hiệu quả của công tác GDTC của nhà trường. Thể hiện ở việc hoàn thành những nội dung chương trình môn học GDTC, tình trạng phát triển thể chất, mức độ hứng thú đối với việc tham gia tập luyện TDTT của các em. Thông qua đó góp phần nâng cao sức khoẻ, giúp các em hoàn thành tốt nội dung chương trình và mục tiêu đào tạo trong nhà trường. 1.5.2. Những yếu tố cần chú ý khi tổ chức hoạt động ngoại khóa trong công tác GDTC. Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm đến công tác GDTC trong các trường Đại học, thể hiện qua việc thường xuyên ban hành các nội dung chương trình môn học thể dục các trường với các quy định về nội khóa và ngoại khóa cụ thể như: Luôn cải tiến chương trình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng trường, từng địa phương và của đất nước; thường xuyên tổ chức các giải phong trào cũng như tham gia các giải học sinh, sinh viên của khu vực và thế giới để động viên và khích lệ sinh viên tham gia tập luyện. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập, các nhà trường cần phải có sự đầu tư, trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện ngoại khóa, cũng như rèn luyện thể thao. “Từng trường có định mức kinh phí phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động văn hóa thể thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục. Từng trường phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu các phương tiện, dụng cụ phục vụ việc giảng dạy và học TDTT của nhà trường” 24. “Các trường Đại học phải có sân bãi, phòng tập thể dục thể thao” 24. Các văn bản pháp quy, đó là những văn bản quy chế có tính chất bắt buộc thực hiện công tác GDTC và hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Đó cũng là những chỉ thị, về việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục thể chất và các quy phạm đánh giá, cũng như những văn bản chế độ chính sách, động viên, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân tham gia tham gia các phong trào TDTT. Giáo viên thể dục thể thao: Có nghĩa vụ lập kế hoạch giảng dạy và dạy môn thể dục theo chương trình đã được Bộ quy định, tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa và huấn luyện các đội tuyển tham gia các hoạt động chung của ngành, địa phương và toàn quốc. Ngoài ra phải phối hợp cho sinh viên để có biện pháp tập luyện riêng, nhất là những sinh viên có năng khiếu thể thao. Đội ngũ học sinh, sinh viên: Là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt động học tập và tập luyện TDTT ngoại khóa. Đây là đối tượng trung tâm của công tác GDTC. Giữ vai trò quyết định, thể hiện tính hiệu quả của công tác GDTC của nhà trường. Thể hiện ở việc hoàn thành nội dung chương trình môn học GDTC, tình trạng phát triển thể chất, mức độ hứng thú với việc tham gia tập luyện TDTT của các em. Thông qua đó góp phần nâng cao sức khỏe, giúp các em hoàn thành tốt nội dung chương trình và mục tiêu đào tạo trong nhà trường. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bao gồm: Lớp học có giáo viên hướng dẫn, hướng dẫn viên, tự tập luyện, tập ở đội tuyển thể thao của lớp, trường và các hoạt động giao lưu với các đơn vị khác do đoàn thanh niên và hội sinh viên tổ chức, tập ở câu lạc bộ trong và ngoài trường, tự tập luyện. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngoại khóa gồm: + Số người tham gia hoạt động ngoại khóa. + Số lượng câu lạc bộ, tổ chức tập luyện có tổ chức. + Ý thức của người tham gia ngoại khóa. + Kinh phí huy động được cho các giải thi đấu. + Điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất cho tập luyện. + Số giải thi đấu thể thao. 1.5.3. Khái quát về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. Giờ học TDTT ngoại khóa là một hình thức giáo dục thể chất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho giờ học TDTT nội khóa, nhằm giúp cho sinh viên tiếp tục luyện tập hoàn thiện kỹ thuật các môn thể thao và rèn luyện thể lực theo yêu cầu của chương trình. Hàng năm bằng các văn bản hướng dẫn công tác GDTC sức khỏe, y tế trường học của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định nhiệm vụ cụ thể là: “Tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa ngoài trời, khuyến khích sinh viên tập luyện vào thời gian rỗi, các trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, giáo viên hướng dẫn để sinh viên được tập luyện thường xuyên nề nếp” 14. Tuy vậy, trong thực tế, việc rèn luyện thể chất và tập luyện thể dục thể thao của học sinh, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, các hình thức và nội dung hoạt động ngoại khóa của sinh viên còn quá ít và không phong phú, số sinh viên tham gia tập luyện chưa nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu. Hầu hết các trường không đủ quỹ đất để làm sân chơi, bãi tập (theo quy định là 4m21 học sinh), thì hiện nay chỉ có 80% số trường Đại học, 60% số trường Cao đẳng có đủ cơ sở vật chất tối thiểu cho hoạt động TDTT. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đầu tư xây dựng một số cong trình thể thao phục vụ cho công tác giảng dạy và thi đấu thể thao của sinh viên. Tuy nhiên vẫn không đáp ứng được yêu cầu chung: “60% số trường không đủ điều kiện về sân bãi thiết bị tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập TDTT. Nhu cầu nhà tập luyện TDTT đối với mỗi trường Đại học là rất lớn và cần thiết, nhưng số lượng hiện có chỉ đếm trên đầu ngón tay”, “Các trường Đại học, Cao đẳng cũng nằm trong tình trạng không có đất dùng cho xây dựng các công trình TDTT” 14. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục thể thao của Bộ giáo dục và đào tạo là: “Trong c

Trang 1

TRẦN THỊ TIỆP

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Bắc Ninh – 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.

Bắc Ninh, ngày…… tháng…… năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Thị Tiệp

Trang 4

CĐKTKT TN : Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên

Trang 5

3.1 BẢNG 3.1 nôi dung chương trình GDTC cho sinh viên

trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 403,2 Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ

3.3 Thực trạng về cơ sở vật chất sân bãi phục vụ công tác

GDTC tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 44

3.5 Kết quả phỏng vấn về nhu cầu tìm hiểu kiến thức TDTT của

sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 463.6 Kết quả phỏng vấn lý do không tham gia hoạt động TDTT 483.7 Kết quả phỏng vấn tình hình tham gia tập luyện ngoại

3.17 Thực trạng sân bãi dụng cụ TDTT tại trường Cao đẳng

3.18 Số lượng CLB TDTT , số lượng người tham gia các câu lạc

3.19 Kết quả kiểm tra đánh giá sau TN của đối tượng nghiên

cứu

Trang 6

52

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về TDTT và nâng cao chất lượng GDTC 5

1.2 Những cơ sở khoa học của tổ chức quản lý GDTC 10

1.3 Các hình thức tổ chức buổi tập TDTT trường học 12

1.4 Một số vấn đề về công tác GDTC trường học 16

1.4.1 Một số yếu tố đảm bảo cho công tác giáo dục thể chất 16

1.4.2 Vị trí, nhiệm vụ của GDTC trong các trường cao đẳng, đại học ở nước ta 17

1.5 Những yếu tố đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khoá và việc tổ chức hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường. .19

1.5.1 Những yếu tố đảm bảo cho công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khoá đối với học sinh, sinh viên 19

1.5.2 Những yếu tố cần chú ý khi tổ chức hoạt động ngoại khóa trong công tác GDTC 20

1.5.3 Khái quát về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay 22

1.5.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC và các hoạt động TDTT ngoại khoá trong nhà trường 24

1.6 Các công trình nghiên cứu có liên quan 25

CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 29

2.1 Phương pháp nghiên cứu 29

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 29

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn 29

2.1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 30

2.1.4 Phương pháp quan sát sư phạm 30

Trang 8

2.1.6 Phương pháp toán học thống kê 33

2.2 Tổ chức nghiên cứu 35

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 35

2.2.2 Đối tượng chủ thể nghiên cứu 36

2.2.3 Đối tượng khách thể nghiên cứu 36

2.2.4 Địa điểm nghiên cứu 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 38

3.1 Đánh giá thực trạng công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên 38

3.1.1 Chương trình môn học TDTT chính khoá của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 38

3.1.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục thể thao của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 42

3.1.3 Tình hình cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ TDTT của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 43

3.1.4 Mức độ Nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên về công tác GDTC và hoạt động TDTT 45

3.1.5 Kết quả học tập các môn GDTC chính khoá và tiêu chuẩn RLTT của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên 51

3.1.6 Hiện trạng về tổ chức hoạt động câu lạc bộ TDTT tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 56

3.1.7 Tình hình tổ chức các giải thi đấu thể thao của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên 57

3.1.8 Nhận xét của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn về hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên 60

Trang 9

lượng hoạt động TDTT ngoại khoá cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế

kỹ thuật Thái Nguyên 63 3.2.1 Những căn cứ pháp lý để lựa chọn, xây dựng các biện pháp 63 3.2.2 Xây dựng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khoá cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên.64 3.2.3 Ứng dụng các biện pháp tổ chức hoạt động hoạt ngoại khoá 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quantâm tới công tác thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất nói riêng, luôncoi sức khỏe là một trong những vốn quý nhất của con người Chỉ thị 36/CT-TƯ

ngày 24/3/1994 của ban bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “ Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học” Hệ thống giáo dục thể chất trong các

nhà trường là một bộ phận hữu cơ của hệ thống Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.Giáo dục thể chất trường học là một mặt của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, giữvai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất cho sinh viên Giáo dục thể chấttrường học gắn liền với việc giải quyết những nhiệm vụ giáo dục chung nhằmhình thành nhân cách cho sinh viên, phát triển ý thức xã hội, rèn luyện đạo đức,

ý chí, khả năng trí lực, óc thẩm mỹ cho sinh viên Phát triển giáo dục thể chấttrường học góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí,bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hộicủa đất nước, bên cạnh đó phát triển thể dục thể thao trường học còn đóng vaitrò quyết định để thực hiện chủ trương xã hội hóa thể dục thể thao của Đảng vàNhà nước

Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sưphạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo và tổ chức hoạt động củanhà sư phạm phù hợp với sinh viên tuân theo nguyên tắc sư phạm Giáo dục thểchất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thểchất) và giáo dục tố chất thể lực Thực tế, chỉ riêng giờ học chính khóa thôi thìkhông đảm bảo cho nhu cầu tập luyện thể dục thể thao người học Điều 20 của

Luật thể dục thể thao đã chỉ rõ: “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao”.

Trong những năm qua, cùng với các mặt giáo dục khác, giáo dục thể chấthọc đường đã có những chuyển biến tích cực và góp phần vào thành công của sự

Trang 11

nghiệp đổi mới giáo dục Tuy nhiên, chất lượng giáo dục thể chất trường họccòn hạn chế về cơ sở vật chất về chất lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên vềtính hợp lí và khoa học về chương trình môn học; hạn chế về nhận thức của sinhviên về vai trò, tác dụng của môn học chưa đáp ứng được yêu cầu của Đảng vàNhà nước đề ra Do đó, việc tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả giáodục thể chất trong các Trường Đại học, Cao đẳng đang là một vấn đề cấp thiếtđặt ra cho toàn Đảng, toàn ngành Thể dục Thể thao và Giáo dục Đào tạo Hiệnnay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực GDTC tại Đại họcThái Nguyên như: Trương Tấn Hùng ( 1999), Nguyễn Nam Hà (2000), NguyễnTiến Lâm ( 2002) Song thực tế cho thấy, chưa có tác giả nào đề cập đến cácbiện pháp hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên TrườngCao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là trường thành viên của Đại họcThái Nguyên Trường được thành lập năm 2005 theo Quyết định số 4507/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở phân công lạinhiệm vụ các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên, tiền thân trường làTrường Công nhân cơ điện Việt Bắc được thành lập năm 1974 Nhiệm vụ củatrường là: Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và cáctrình độ thấp hơn trong các lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuậtNông - Lâm, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Giao thông và Đào tạo nghề Songsong với đào tạo trường có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao côngnghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc

Hiện trường đang đào tạo 32 ngành, nghề, đội ngũ giáo viên cơ hữu củatrường 287 người trong đó có: 02 PGS.TS; 10 Tiến sỹ; 120 Thạc sỹ; 60 giảngviên đang học cao học, 20 nghiên cứu sinh, còn lại đều có trình độ tốt nghiệp đạihọc Trường đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản với nhiều hạng mục baogồm: giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, khu vực làm việc và khu vuichơi giải trí hiện đại Với 2 tiết học chính khoá trong 1 tuần (90 tiết học trong 03học kỳ), như vậy giờ giành cho tập luyện TDTT còn quá ít ỏi, cùng với điều

Trang 12

kiện vật chất không đảm bảo để tổ chức tập luyện Đã có ý kiến cho rằng cầntăng cường các hoạt động TDTT ngoại khóa khoá để nâng cao thể lực cho các

em, do đó, ngoài thời gian học tập trên lớp các em đều có nhu cầu tham gia tậpluyện các môn thể thao ngoại khóa Tuy nhiên, hoạt động ngoại khóa TDTT củanhà trường còn nhiều bất cập về nội dung và tổ chức hoạt động Thực tiễn đãchứng minh, hoạt động TDTT ngoại khóa không chỉ thực hiện chức năngchuyên môn, mà còn là phương tiện và nội dung để tiến hành các hoạt động giáodục sinh viên Hoạt động ngoại khóa dựa trên nhu cầu, nguyện vọng và sở thíchcủa các em Thời gian tổ chức hoạt động ngoại khóa được linh hoạt đảm bảothời gian học tập phù hợp của từng sinh viên Thông qua đó, tạo điều kiện đểsinh viên thêm gắn bó với nhà trường, gắn với nghĩa vụ học tập; giáo dục vàphát triển tình cảm, giúp sinh viên mở rộng giao lưu, tinh thần đoàn kết của sinhviên các dân tộc trong nhà trường, tạo ra một đời sống học đường lành mạnh vàthân thiện Mặt khác, giáo viên được giảng dạy và nâng cao chuyên môn củamình từ đó nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, hiệu quả giáo dục trong nhàtrường Đặc biệt, giúp các em coi đó như một nhu cầu tập luyện thiết thực ngoàithời gian học tập, một phần nào đó giúp các em vơi đi cảm giác nhớ nhà, nhớngười thân

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài:

“NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN”

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lựa chọn biện pháp tập luyện ngoại

khoá và ứng dụng chúng trong Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện thường xuyên, từ đó đem lạihiệu quả thiết thực về giáo dục thể chất mà trước hết là nâng cao được thể lực cho sinh viên trong quá trình học tập

* Nhiệm vụ nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành

giải quyết 2 nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khoá của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên.

Trang 13

Để giải quyết nhiệm vụ 1 đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

- Thực trạng công tác GDTC của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật TháiNguyên

- Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa ở trường Cao đẳng Kinh tế kỹthuật Thái Nguyên

- Thực trạng mức độ phát triển thể lực và kết quả học tập của sinh viêntrường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên

- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu ứng dụng của biện pháp ngoại khoá nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên.

Để giải quyết nhiệm vụ 2 đề tài tiến hánh nghiên cứu các nội dung sau:

- Những căn cứ để xây dựng các biện pháp hoạt động ngoại khóa

- Xây dựng các biện pháp hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho sinhviên

- Ứng dụng và đánh giá kết quả thực nghiệm

Trang 14

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về TDTT và nâng cao chất lượng GDTC

Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằmgóp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chấtlượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trườngvăn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan

hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, đồng thời là trách nhiệm của các cấp ủy đảng,chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân Các cấp ủy đảng cótrách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục thể thao, bảo đảm cho sựnghiệp thể dục thể thao ngày càng phát triển

Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển củađất nước Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất thểdục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời pháthuy nguồn nhân lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽcác vai trò của tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục thểthao

Giữ gìn tôn vinh những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoavăn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao mang tính dân tộc, khoahọc và văn minh.[01]

Luật thể dục thể thao được Quốc hội khóa XI chính thức thông qua tại kỳhọp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006 là văn bản pháp lý đối với công tác quản

lý thể dục, thể thao trong thời kỳ đổi mới, tạo thành pháp lý cho thể dục thể thaoViệt Nam phát triển đúng định hướng: Vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân,

vì sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc

Việc xây dựng chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm

2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm chủtrương của Đảng ta với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao

Trang 15

Thể dục, thể thao là một trong ba lĩnh vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch chịu trách nhiệm quản lý Vì vậy, Chiến lược phát triển thể dục, thể thaođến năm 2020 được hình thành trong tổng thể phát triển hài hòa cùng với cáclĩnh vực văn hóa và du lịch nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy nhau, hỗtrợ nhau cùng phát triển, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần củanhân dân, mà thể dục, thể thao đóng vai trò chủ đạo đối với sự nghiệp bảo vệ,nâng cao sức khỏe, tạo dựng nhân cách và lối sống lành mạnh của các thế hệngười Việt Nam.[02]

Bác Hồ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và một nhà tư tưởng lớn- nhàvăn hóa Sinh thời Bác rất quan tâm đến hoạt động TDTT Tư tưởng bao trùmcủa Bác Hồ trong việc đặt nền tảng xây dựng nên nền TDTT mới của nước ta là

sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác TDTT là nhu cầu khách quancủa một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mọi người dân yêu nước Mục tiêu caođẹp của TDTT là bảo vệ, tăng cường thể chất của nhân dân, góp phần cải tạo nòigiống, làm cho dân cường, nước thịnh Những ý tưởng này xuyên suốt trong cácvăn kiện của Đảng Ngay sau khi nước nhà vừa độc lập, cách mạng, chính quyềncòn non trẻ, đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn Vậy mà ngày30/1/1946, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số l4 thiết lập tại bộ thanh niên một nha thểdục trung ương Ngay sau đó, ngày 27/3/1946 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi tập thểdục Người chỉ rõ: ''Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc

gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, và Người cũng nhấn mạnh muốn cósức khoẻ thì ''Nên tập thể dục và coi đó là bổn phận của mỗi người dân yêunước'' [7]

Giáo dục thể chất là một bổn phận của nền TDTT nước nhà GDTC làmột nội dung, biện pháp quan trọng góp phần đào tạo thanh, thiếu niên ViệtNam phát triển hài hoà về trí tuệ và thể chất, tinh thần và đạo đức, đồng thời xâydựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của học sinh,sinh viên

Trang 16

Giáo dục thể chất là bộ phận hữu cơ của GD-ĐT, nhằm giúp con ngườiphát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trongsáng về đạo đức Thể chất - sức khoẻ tốt là nhân tố quan trọng trong việc pháttriển sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận thức một cách đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò của GDTC Đối vớimục tiêu chung của GD-ĐT Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo một cách sáng tạocông tác TDTT nói chung, GDTC nói riêng phù hợp với từng thời kỳ của cáchmạng Việt Nam Cùng với sự phát triển của đất nước, GDTC ngày một pháttriển phục vụ tốt cho mục tiêu chung của GD-ĐT

Tại đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III năm l960, Đảng ta đã chỉrõ: “Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát triển phong trào TDTT kết hợpvới phong trào vệ sinh phòng bệnh, thành một phong trào quần chúng rộng rãi,

có tính chất thường xuyên, liên tục trong sinh viên, học sinh, công nhân, viênchức, trong quân đội, công an vũ trang và trong nhân dân'' [8] Cùng với hoạtđộng khác của đất nước,để thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế, văn hoá - xã hội,GDTC từng bước được phát triển Đảng chủ trương: phải xúc tiến cải cách giáodục phải thực hiện tốt giáo dục toàn diện (trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục)cho thanh niên, thiếu nhi '' và ''Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thểthao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyênnghiệp và Đại học''[8]

Mùa xuân năm l975, Nước ta hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ởMiền Nam, đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH Trước tìnhhình mới của đất nước, công tác TDTT và GDTC được Đảng quan tâm, lãnh đạophù hợp với xu thế phát triển của đất nước Văn kiện đại hội dại biểu Đảng toànquốc lần thứ IV năm 1976 chỉ rõ:

“Phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng, mở rộng công tácđàotạo và bồi dưỡng hướng dẫn viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ và cán bộquản lý, xúc tiến công tác nghiên cứu khoa học TDTT, tăng cường cơ sở vậtchất kỹ thuật của TDTT '' và ''Cần nâng cao chất lượng toàn diện của nội dung

Trang 17

giáo dục, hiện đại hoá chương trình học tập khoa học và kỹ thuật, tăng cườnggiáo dục chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đường lối chính sách của Đảng, đạo đức cáchmạng, bồi dưỡng năng lực sản xuất và năng lực nghiên cứu khoa học, coi trọngđúng mức giáo dục thẩm mỹ, TDTT và tập luyện quân sự'' [21].

Đặc biệt, trong thời kỳ này, để thực hiện tốt và nâng cao hiệu quả, chấtlượng của công tác TDTT nói chung, GDTC nói riêng, đáp ứng đầy đủ yêu cầuphát triển của đất nước, Ban bí thư trung ương Đảng khoá VII ra chỉ thị số 36CT/TW ngày 24/3/1994 Về công tác TDTT trong giai đoạn mới, trong chỉ thịBan chấp hành đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời đưa ra những yếukém, nguyên nhân gây ra yếu kém của công tác TDTT trong thời gian qua (trêntất cả các lĩnh vực TDTT quần chúng, TDTT thành tích cao và TDTT trườnghọc) Từ đó, xây dựng định hướng phát triển, mục tiêu cơ bản lâu dài, mục tiêutrước mắt của sự nghiệp TDTT trong thời kỳ đổi mới.[8]

Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đất nước trong tình hình mới, Ban bí thưyêu cầu công tác TDTT cần được phát triển đúng hướng theo những quan điểm''phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế

xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.Công tác TDTT phải góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách,đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần củanhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lựclượng vũ trang

- Xây dựng nền TDTT có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân pháttriển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu: Khoẻ để xây đựng vàbảo vệ Tổ quốc

- Phát triển TDTT là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoànthể nhân dân và tổ chức xã hội, là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong tổ chức hoạtđộng TDTT dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước [24] Mục tiêu cơ bản,lâu dài của công tác TDTT là: hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, gópphần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân

Trang 18

dân, và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế,trước hết là ở khu vực Đông Nam Á”, [24] Mục tiêu cơ bản cụ thể đến năm

2020 là: Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyệnTDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niênchiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên chức và một bộ phậnnhân dân

- Kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyệnviên, giáo viên TDTT tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ nền TDTTViệt Nam vào đầu thế kỷ XXI'' [24] Ban bí thư Trung ương chỉ thị cho tất cảcác tổ chức Đảng phải thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Đối vớicông tác TDTT, chỉ rõ sự phối hợp của các cấp ngành Đối với công tác này, cụ thể:

1 Tăng cường sự lãnh đạo Đối với công tác TDTT đẩy mạnh công tácgiáo dục tuyên truyền về TDTT trong toàn xã hội

2 Đề nghị các cơ quan nhà nước ban hành các văn bản pháp quy về côngtác TDTT, quy định chế độ tập luyện TDTT trường học, lực lượng vũ trang, cơquan xí nghiệp Tăng cường tổ chức TDTT trong các ngành GD-ĐT, Quânđội, Công an

3 Ban cán sự Đảng Bộ GD-ĐT và ban cán sự Đảng tổng cục TDTT phốihợp chỉ đạo, tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêuchuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạođiều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cảcác trường học'' Quán triệt tinh thần chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư TWĐảng khoá VII, Ban khoa giáo trung ương ra công văn số 222 KG/TW ngày 6/5/l994 hướng dẫn thực hiện chỉ thị 36 - Cả đối với GDTC ban khoa giáo trungương yêu cầu các ban khoa giáo, tuyên giáo tỉnh, thành phố cần tiến hành cáccông việc để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: ''Thực hiện GDTC ở tất cả cáctrường học Tăng cường đào tạo bồi dưỡng giáo viên thể dục cho các trườnghọc đảm bảo sân bãi và cơ sở TDTT cho các trường học, các địa bàn dân cư

Trang 19

Ngày 23/10/2002 Ban Bí thư TW Đảng khoá IX đã ra chỉ thị 17/CT-TW

về phát triển TDTT đến năm 2010 Chỉ thị đã nêu bật nhiệm vụ của TDTT hiệnnay là góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, anninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước, trước hết là góp phần nâng caosức khoẻ, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức nhân cách, lối sống và nâng cao đờisống văn hoá tinh thần của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nângcao lòng tự hào dân tộc và đẩy lùi tệ nạn xã hội

Chỉ thị nêu rõ đến năm 2010: TDTT trong trường học phải đạt chỉ tiêu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT theo quy định, để đạt được chỉ tiêutrên, cần đẩy mạnh phong trào TDTT trong trường học, tiến tới đảm bảo mọitrường đều có giáo viên TDTT chuyên trách và thiết bị tập luyện đúng tiêuchuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC, xem đây là một tiêu chí xétcông nhận trường chuẩn quốc gia

80-Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X tháng 4/2006 vừa qua có Nghịquyết rất quan trọng liên quan đến giáo dục – đào tạo trong đó có GDTC là:

" nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng các giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức,

cơ chế quản lý, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xãhội hoá nhằm nâng cao chất lượng dạy và học".[29]

Trên cơ sở chủ chương của Đảng, trong những năm qua, Bộ GD-ĐT đãkhông ngừng nghiên cứu cải tiến chương trình GDTC trong nhà trường các cấpthể hiện tính đa dạng, phong phú dựa trên mục tiêu của GDTC góp phần tạo nênnhững con người mới phát triển toàn diện “cường tráng về thể chất, phong phú

về tinh thần, trong sáng về đạo đức” Đó là chủ trương kịp thời có ý nghĩa chiếnlược của công tác GDTC trong nhà trường và biến những chủ trương của Đảng

và Nhà nước thành những hành động cụ thể

1.2 Những cơ sở khoa học của tổ chức quản lý GDTC.

Quản lý TDTT góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu xã hội củaĐảng và Nhà nước, xúc tiến quá trình xã hội, qua đó xác định các mục tiêu thực

Trang 20

tế có nhu cầu cho TDTT, phối hợp với các cơ quan nhà nước, bảo đảm các điềukiện cần thiết như: Công tác tư tưởng, cán bộ, vật chất, kỹ thuật để giải quyếtcác nhiệm vụ, mục tiêu của TDTT Quản lý TDTT nhằm phát triển sự nghiệpTDTT với tư cách là một công tác cách mạng Quản lý TDTT nhằm thoả mãnnhu cầu văn hoá - thể thao của nhân dân và góp phần nâng cao, thoả mãn nhucầu văn hoá - tinh thần của mọi người Ý thức rèn luyện TDTT tốt là cơ sở đểtạo niềm tin và góp phần đắc lực để tạo nhân tài thể thao cho đất nước.

Tổ chức quản lý GDTC phải đảm bảo tiến hành một cách khoa học và kếthợp chặt chẽ giữa TDTT chính khoá và TDTT ngoại khoá Trong đó chức năngquản lý và giáo dục trong giờ học thể thao thể hiện: Giờ học TDTT là mộtphương tiện có hiệu quả để phát triển hài hoà và cân đối những khả năng về thểlực của con người, có ảnh hưởng tích cực đến những phẩm chất chính trị, tưtưởng đạo đức, thẩm mỹ và nhân cách con người Khoa học quản lý TDTT đãchỉ rằng, công tác GDTC trong nhà trường hay là TDTT cho thế hệ trẻ có mục

đích và nhiệm vụ chính là: "Góp phần phát triển năng lực toàn diện và đặc thù của mỗi học sinh Đồng thời góp phần vào việc hoàn thiện khả năng nhằm đạt thành tích về thể chất - thể thao cho các em”.[ 1]

Trong đó, mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể thao trong trườnghọc là:

- Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể thao của họcsinh, sinh viên

- Phát triển được các tố chất thể lực và trạng thái chức năng của cơ thể

- Phát triển các tố chất phối hợp động tác

- Phát triển năng lực tâm lý cho các em, sẵn sàng phấn đấu trong tập luyện

và thi đấu thể thao

- Tạo cho các em ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, xây dựng tínhhứng thú bền vững, lâu dài cho học sinh, sinh viên

- Giáo dục đạo đức TDTT xã hội chủ nghĩa

Do đó, nhiệm vụ của công tác tổ chức quản lý GDTC trong nhà trường

Trang 21

phải đưa một chương trình giảng dạy TDTT thống nhất có tính kế thừa từ lứatuổi Mẫu giáo đến bậc Đại học Đồng thời, việc xác định mục tiêu công tácTDTT trong thế hệ trẻ không nên chỉ xác định mục tiêu kiến thức không, màphải đảm bảo tính thống nhất giữa các mặt: Kiến thức, thể lực, kỹ thuật động táctrong chương trình Cần phải đưa chương trình dạy thể dục từ bậc phổ thông chođến đại học trở thành Pháp lệnh

1.3 Các hình thức tổ chức buổi tập TDTT trường học.

Buổi tập TDTT chính khoá có những đặc điểm chung của hình thức lớp bài Dấu hiệu quan trọng nhất của hình thức lớp - bài là nhà sư phạm (giáo viênTDTT, huấn luyện viên, hướng dẫn viên) giữ vai trò chủ đạo, điều khiển trựctiếp tổ chức hoạt động dạy học Sự tác động tương hỗ giữa người dạy và ngườihọc tạo nên điều kiện sư phạm tốt nhất cho quá trình GDTC Ưu điểm của buổitập chính khoá còn thể hiện ở chỗ: Buổi tập được tiến hành theo kế hoạch họctập chặt chẽ của trường học, theo thời khoá biểu chung của toàn trường; Lớp họcgồm một số lượng học sinh ổn định, cùng lứa tuổi, hoạt động đã liên kết họcsinh thành tập thể Đó là những điều kiện không kém phần quan trọng để giảiquyết có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng trong quá trình GDTC

-Giờ học TDTT được tổ chức phù hợp với những nguyên tắc sư phạmchung, với những nguyên tắc GDTC Đồng thời việc tiến hành giờ học TDTTphải đảm bảo được những yêu cầu sau:

a Tác động của giờ học phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục

và sức khoẻ

b Hoạt động dạy học và giáo dục phải được thực hiện từ đầu đến cuối giờ học

c Trong giờ học cần hết sức tránh khuôn mẫu phương pháp cứng nhắc

d Đảm bảo bình đẳng trong hoạt động học tập cho tất cả học sinh, đồngthời chú ý đặc điểm cá nhân người tập

e Các nhiệm vụ đặt ra trong mỗi giờ học phải thật cụ thể, sao cho có thể

được giải quyết ngay trong giờ học:

- Nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra có thể được thực hiện theo hình

Trang 22

thức đồng loạt, các nhóm và cá nhân.

- Đặc điểm của hình thức tổ chức hoạt động đồng loạt là cả lớp được giaomột nhiệm vụ chung và nhiệm vụ đó lập tức được học sinh thực hiện dưới sựđiều khiển chung của giáo viên

- Theo hình thức nhóm, học sinh được chia thành nhóm nhỏ với cácnhiệm vụ khác biệt phù hợp cho mỗi nhóm trong trường hợp này giáo viênhướng dẫn chủ yếu ở một nhóm, hoặc lần lượt chuyển từ nhóm này qua nhómkhác

- Trong hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, mỗi học sinh nhận nhiệm vụriêng cho mình và thực hiện độc lập Giáo viên sẽ hướng dẫn từng người theo sựlựa chọn của mình

Mỗi hình thức kể trên đều có ưu, nhược điểm Ví dụ, tổ chức hoạt độngcủa học sinh đồng loạt tạo ra khả năng bao quát và điều khiển hoạt động của tất

cả lớp học Nhưng việc đối đãi cá biệt bị hạn chế Ngược lại, sự hình thànhnhóm và cá nhân thì khả năng đối đãi cá biệt cho cá nhân hoặc nhóm cá nhânđược tăng cường, nhưng khả năng bao quát toàn bộ học sinh lại hạn chế Nóichung, trong các giờ học chính khoá, người ta thường sử dụng tổng hợp cả bahình thức tổ chức hoạt động kể trên Trong phần chuẩn bị, hoạt động của họcsinh thường đồng loạt Trong phần cơ bản, học sinh tập theo nhóm hoặc cá nhân.Phần kết thúc thường lại được tổ chức theo hình thức đồng loạt

- Việc lựa chọn phương pháp thực hiện bài tập trong giờ học tuỳ thuộcvào nhiệm vụ và tính mới lạ của nội dung học tập

Theo xu hướng của nội dung, giờ học chính khoá được chia thành giờchuẩn bị thể chất chung, giờ học thể thao, giáo dục chuẩn bị thể chất nghề

- Giờ học chuẩn bị thể chất chung: Được áp dụng chủ yếu trong cáctrường học mẫu giáo, phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.Đặc điểm của giờ học loại này là nội dung học tập phong phú, tổng hợp lượngvận động vừa phải

- Giờ học thể thao: Áp dụng trong giảng dạy, huấn luyện một môn thể

Trang 23

thao lựa chọn như giờ học điền kinh, thể dục thi đấu, Các giờ học loại nàyđược tiến hành theo phương pháp riêng, đặc biệt chú ý tới định mức lượng vậnđộng và phòng ngừa chấn thương.

- Các giờ học chuẩn bị tính chất nghề nghiệp được tiến hành cho các đốitượng thanh thiếu niên và người trưởng thành Đặc điểm tiêu biểu của nội dunggiờ học loại này là giảng dạy các động tác thực dụng và giáo dục tính chất thểlực phù hợp với lao động nghề nghiệp

- Theo đặc điểm hoạt động dạy học, người ta chia giờ học chính khoáthành các loại: Giờ học tiếp thu nội dung mới, giờ học củng cố, giờ học kiểm tra

Tập luyện TDTT ngoại khoá là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng

cố sức khoẻ, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể vàchữa bệnh, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí, tiếp thu các kỹ năng kỹ xảo vậnđộng

Các buổi tập ngoại khoá thường có cấu trúc đơn giản và nội dung hẹp hơn

so với buổi tập chính khoá Hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thức tập luyện,tinh thần độc lập và sáng tạo cao Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập ngoạikhoá chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân Cũng như buổi tậpchính khoá, cấu trúc buổi tự tập phải đảm bảo cho cơ thể dần dần bước vào hoạtđộng tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện phần cơ bản và phần kết thúc buổi tập

Trang 24

Người tập thường sử dụng nhiều quy tắc, thủ thuật đã được giáo viên hướng dẫntrong giờ học chính khoá để định mức lượng vận động, giúp đỡ và bảo hiểm (khitập theo nhóm) và tự tổ chức.

Do nội dung buổi tập ngoại khoá có nét khác biệt nên cách tổ chức tậpluyện có đặc trưng riêng Theo tính chất hướng dẫn các buổi tập ngoại khoáđược chia thành: Các buổi tự tập cá nhân, các buổi tập theo nhóm tự nguyện, cácbuổi tập theo nhóm có tổ chức

Thường được tổ chức dưới dạng thể dục buổi sáng, thể dục vệ sinh và dạochơi hàng ngày, các buổi tự tập theo xu hướng huấn luyện chung và huấn luyệnthể thao

Như vậy, mục đích của tập luyện TDTT ngoại khoá là: Tổ chức nhữngthời gian nhàn rỗi của học sinh được lành mạnh và có nội dung, giáo dục nhữnghiểu biết và những kiến thức sử dụng một cách tự giác các phương tiện giáo dụcTDTT khác nhau trong đời sống và hoạt động hàng ngày Những buổi tập ngoạikhoá có nội dung khác nhau sẽ giúp cho học sinh nắm được nội dung trongchương trình học tập về TDTT, chuẩn bị cho họ tham gia thi đạt tiêu chuẩn rènluyện thân thể Ngoài ra, còn giúp cho việc hoàn thiện các môn thể thao tự chọn.Giáo dục TDTT ngoại khoá sẽ giúp cho các em hình thành được những phẩmchất đạo đức tốt, những phẩm chất về ý chí có tác dụng giúp cho việc phát triểnnhững kỹ năng chung và giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập ởnhà trường

Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyênnghiệp hoạt động TDTT ngoại khoá để hoàn chỉnh nội dung chính khoá và thựchiện tiêu chuẩn rèn luyện thân thể Hầu hết các trường đại học đều có đội tuyểntham gia ở các giải của ngành và toàn quốc, hoặc hình thành các câu lạc bộ thểthao với các môn như: Bóng đá, bóng bàn, cầu lông, điền kinh, bơi lội, võ thuật,

cờ vua, đá cầu, thể dục thẩm mỹ,

Thực trạng công tác TDTT trường học bậc chuyên nghiệp được đánh giánhư sau:

Trang 25

- Số trường có giảng dạy chương trình thể dục nội khoá chiếm 86%.

- Số trường thực hiện chương trình GDTC có chất lượng

- Số học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể là 65%

- Số trường có hoạt động TDTT ngoại khoá thường xuyên

- Số học sinh tập luyện ngoại khoá thường xuyên 12%

- Số trường có câu lạc bộ TDTT, lớp thể thao nghiệp dư

- Số trường chuyên, lớp chọn về TDTT 16%

Để công tác GDTC có hiệu quả và nâng cao thành tích thể thao cho họcsinh nhà trường cần thực hiện các tiêu chuẩn sau:

- Trường thực hiện nề nếp chương trình GDTC

- Học sinh tập luyện thể dục thể thao ngoại khoá thường xuyên

- Trường hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá thường xuyên

1.4 Một số vấn đề về công tác GDTC trường học.

1.4.1 Một số yếu tố đảm bảo cho công tác giáo dục thể chất.

GDTC là một mặt của GD - ĐT trong nhà trường Do vậy, cần phải cóđầu tư trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho công tác giảngdạy và tập luyện ngoại khoá, cũng như tự rèn luyện thể thao và hoạt động văn

hoá của học sinh, sinh viên: "Từng trường có định mức kinh phí phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động văn hoá thể thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục Từng trường phải đảm bảo yêu cầu tối ưu về các phương tiện dụng cụ phục vụ việc dạy và học thể dục theo chương trình GDTC và hoạt động thể thao của nhà trường” [15]

Do vậy, việc đầu tư phục vụ dạy học môn thể dục nội khoá phải có sântập, nhà tập các dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập theo nội dung học tập nộikhoá Phải tạo mọi điều kiện cần thiết, cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiệnviệc dạy và học thể dục bắt buộc ở tất cả các trường

Cơ cấu tổ chức và công tác chỉ đạo của ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo là

cơ quan lãnh đạo trực tiếp công tác GDTC trong nhà trường các cấp, đồng thờichỉ đạo môn học thể dục và tổ chức quản lý các hoạt động thể thao của sinh

Trang 26

viên Quá trình cải tiến và tăng cường hiệu quả quản lý các hoạt động thể thaohọc sinh, sinh viên Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý phong tràoTDTT ở các trường đại học là nhân tố quyết định chất lượng công tác GDTCcủa nhà trường Giáo viên TDTT có trách nhiệm lập kế hoạch công tác, từ việcdạy thể dục theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra Tổchức hướng dẫn hoạt động ngoại khoá, huấn luyện các đội tuyển thể thao củatrường, tham gia các hoạt động chung của ngành, địa phương và toàn quốc, đồngthời phối hợp với cơ quan y tế, tổ chức khám và phân loại sức khoẻ học sinh, để

có phương pháp tập luyện riêng, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thểthao Tổ chức biên soạn giáo án, giáo trình phục vụ công tác giảng dạy học tậpmôn học Thể dục đạt hiệu quả cao

Để hoạt động GDTC được tốt hơn, ngành TDTT và Bộ Giáo dục và Đàotạo thường xuyên củng cố về tổ chức đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất cáctrường chuyên, khoa chuyên đào tạo giáo viên TDTT, thuộc các Trường Đại họcTDTT chuyên ngành đáp ứng những yêu cầu về giảng dạy TDTT

1.4.2 Vị trí, nhiệm vụ của GDTC trong các trường cao đẳng, đại học ở nước ta.

Phát triển TDTT và nâng cao thể lực cho học sinh, sinh viên chính là mụctiêu quan trọng, nhằm tạo ra những con người đầy đủ trí và lực, đáp ứng đượcnhững yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Từ nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chăm lo GDTCtrong nhà trường và đạt được những thành quả nhất định Ngành TDTT cũng đãquan tâm và có sự thực hiện cam kết giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT chính thức ngày 20/06/2000 Hai ngành đã

phối hợp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượngGDTC trong trường học Công tác GDTC trong các trường cao đẳng, đại học cómột vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ tri thức mới,

để thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".Giai đoạn học tập trong các trường cao đẳng, đại học của sinh viên, là một giai

Trang 27

đoạn quan trọng nhất trong việc chuyển biến từ những bậc học mầm non đến hếtbậc phổ thông Sau khi tốt nghiệp ra trường, lớp sinh viên trở thành những ngườicán bộ khoa học, có đầy đủ sức khoẻ, tri thức, có phẩm chất đạo đức và có thểhoạt động một cách độc lập sáng tạo trong chuyên ngành của mình Trong toàn

bộ hệ thống giáo dục thì GDTC có vai trò rất to lớn, thông qua các hoạt độngTDTT, sinh viên cao đẳng phát triển một cách hài hoà, cân đối, tăng cường sứckhoẻ, nâng cao năng lực làm việc, nhanh chóng thích nghi với điều kiện học tập,sinh hoạt mới

Để thực hiện tốt các mục tiêu đó, công tác GDTC trong các trường caođẳng, đại học phải giải quyết đồng thời các nhiệm vụ cơ bản sau:

a Giáo dục đạo đức XHCN, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷluật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh Giáo dục tinh thần tự giáchọc tập và rèn luyện thân thể (RLTT), chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất vàbảo vệ Tổ quốc

b Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung vàphương pháp luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số mônthể thao thích hợp Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện

để RLTT, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt độngTDTT ở cơ sở

c Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của sinh viên, phát triển cơ thểmột cách hài hoà, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói hư,tật xấu, tệ nạn trong cuộc sống Nhằm tận dụng thời gian và công việc có ích đạtkết quả cao trong quá trình học tập, đạt được những chỉ tiêu thể lực quy định chotừng đối tượng trên cơ sở tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi

d Giáo dục óc thẩm mỹ, tạo điều kiện nâng cao trình độ thể thao, các tốchất thể lực cho sinh viên

Trong những năm gần đây, công tác GDTC và hoạt động thể thao trongtrường học đã có những tiến bộ Việc dạy và học thể dục nội khoá trong cáctrường từ bậc học phổ thông đến đại học đều đi vào nề nếp Thậm chí nhiều

Trang 28

trường, đã thực hiện giờ học nội khoá với trang phục thể thao bắt buộc Các hìnhthức hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên ngày càng được mở rộng với quy

mô và chất lượng cao hơn Đã có những trường cao đẳng, đại học thành lập

nhiều đội tuyển ở các môn như: Bóng chuyền, bóng đá, điền kinh, cờ vua, Các

hoạt động thể thao sinh viên đã được hai ngành: Giáo dục - Đào tạo và TDTTphối hợp chỉ đạo chặt chẽ, đã có tác dụng thiết thực, góp phần tăng cường sứckhoẻ, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho học sinh, sinh viên và ngăn chặncác tệ nạn xã hội

1.5 Những yếu tố đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khoá và việc tổ chức hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường.

1.5.1 Những yếu tố đảm bảo cho công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khoá đối với học sinh, sinh viên.

Công tác GDTC trong nhà trường là một mặt không thể thiếu được Đó làhoạt động mang tính giáo dục xã hội, ngoài những nội dung kiến thức chuyênmôn, những nội dung lý thuyết mà các em phải học trong nhà trường

Điều kiện trang thiết bị, vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT: Trang bịnhững điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện

ngoài giờ của học sinh, sinh viên “Từng trường có định mức kinh phí phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động văn hoá thể thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục Phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về các phương tiện dụng cụ phục vụ việc dạy và học thể dục theo chương trình GDTC và hoạt động thể thao của nhà trường” [24] Việc đầu tư dạy và học môn học GDTC trong nhà trường

đòi hỏi phải có sân bãi dụng cụ, nhà tập theo yêu cầu của môn học nội khoá và

ngoài ra còn phục vụ hoạt động ngoại khoá “Các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT” Vì vậy yếu tố đầu tiên đảm bảo cho công tác GDTC đó

là các cấp các ngành phải tạo mọi điều kiện cần thiết, thuận lợi về cơ sở vật chất

và kinh phí để thực hiện việc dạy và học thể dục bắt buộc ở tất cả các trườnghọc Cần có sự định hướng, quy hoạch và phát triển cơ sở vật chất, sân bãi dụng

Trang 29

cụ phục vụ cho công tác GDTC cũng như nhu cầu tập luyện TDTT của học sinh,sinh viên.

Dựa trên các quy định, quy chế, các văn bản pháp quy có tính chất bắtbuộc để thực hiện công tác GDTC trong nhà trường Đó cũng là các chỉ thịhướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục - Đào tạo về việc hướng dẫn thựchiện công tác RLTT và các quy phạm đánh giá, cũng như các văn bản về chế độchính sách động viên, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ chức

cá nhân tham gia thực hiện công tác GDTC để GDTC là một công tác của toàn

xã hội

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên TDTT trong các trường đạihọc: là nhân tố quyết định đến chất lượng công tác GDTC trong nhà trường.Giáo viên TDTT có trách nhiệm lập kế hoạch công tác GDTC, tiến hành việcdạy môn học thể dục theo chương trình quy đinh, tổ chức hướng dẫn các hoạtđộng ngoại khoá và huấn luyện các đội tuyển thể thao học sinh, sinh viên, tổchức ngày hội thể thao của trường và tham gia các hoạt động chung của ngành,của địa phương

Đội ngũ học sinh, sinh viên: Là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạtđộng học tập và tập luyện TDTT ngoại khoá Đây là đối tượng trung tâm củacông tác GDTC Giữ vai trò quyết định, thể hiện tính hiệu quả của công tácGDTC của nhà trường Thể hiện ở việc hoàn thành những nội dung chương trìnhmôn học GDTC, tình trạng phát triển thể chất, mức độ hứng thú đối với việctham gia tập luyện TDTT của các em Thông qua đó góp phần nâng cao sứckhoẻ, giúp các em hoàn thành tốt nội dung chương trình và mục tiêu đào tạotrong nhà trường

1.5.2 Những yếu tố cần chú ý khi tổ chức hoạt động ngoại khóa trong công tác GDTC.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm đến công tác GDTC trong cáctrường Đại học, thể hiện qua việc thường xuyên ban hành các nội dung chươngtrình môn học thể dục các trường với các quy định về nội khóa và ngoại khóa cụ

Trang 30

thể như: Luôn cải tiến chương trình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh củatừng trường, từng địa phương và của đất nước; thường xuyên tổ chức các giảiphong trào cũng như tham gia các giải học sinh, sinh viên của khu vực và thếgiới để động viên và khích lệ sinh viên tham gia tập luyện.

- Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập, các nhà trường cầnphải có sự đầu tư, trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho công

tác giảng dạy và tập luyện ngoại khóa, cũng như rèn luyện thể thao “Từng trường có định mức kinh phí phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động văn hóa thể thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục Từng trường phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu các phương tiện, dụng cụ phục vụ việc giảng dạy và học TDTT của nhà trường” [24].

- “Các trường Đại học phải có sân bãi, phòng tập thể dục thể thao” [24].Các văn bản pháp quy, đó là những văn bản quy chế có tính chất bắt buộcthực hiện công tác GDTC và hoạt động ngoại khóa trong nhà trường Đó cũng lànhững chỉ thị, về việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục thể chất và các quyphạm đánh giá, cũng như những văn bản chế độ chính sách, động viên, chế độđãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân tham gia tham gia cácphong trào TDTT

- Giáo viên thể dục thể thao: Có nghĩa vụ lập kế hoạch giảng dạy và dạy

môn thể dục theo chương trình đã được Bộ quy định, tổ chức hướng dẫn cáchoạt động ngoại khóa và huấn luyện các đội tuyển tham gia các hoạt động chungcủa ngành, địa phương và toàn quốc Ngoài ra phải phối hợp cho sinh viên để cóbiện pháp tập luyện riêng, nhất là những sinh viên có năng khiếu thể thao

- Đội ngũ học sinh, sinh viên: Là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt

động học tập và tập luyện TDTT ngoại khóa Đây là đối tượng trung tâm củacông tác GDTC Giữ vai trò quyết định, thể hiện tính hiệu quả của công tácGDTC của nhà trường Thể hiện ở việc hoàn thành nội dung chương trình mônhọc GDTC, tình trạng phát triển thể chất, mức độ hứng thú với việc tham gia tập

Trang 31

luyện TDTT của các em Thông qua đó góp phần nâng cao sức khỏe, giúp các

em hoàn thành tốt nội dung chương trình và mục tiêu đào tạo trong nhà trường

- Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bao gồm: Lớp học có giáo viên

hướng dẫn, hướng dẫn viên, tự tập luyện, tập ở đội tuyển thể thao của lớp,trường và các hoạt động giao lưu với các đơn vị khác do đoàn thanh niên và hộisinh viên tổ chức, tập ở câu lạc bộ trong và ngoài trường, tự tập luyện

- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngoại khóa gồm:

+ Số người tham gia hoạt động ngoại khóa

+ Số lượng câu lạc bộ, tổ chức tập luyện có tổ chức

+ Ý thức của người tham gia ngoại khóa

+ Kinh phí huy động được cho các giải thi đấu

+ Điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất cho tập luyện

+ Số giải thi đấu thể thao

1.5.3 Khái quát về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay.

Giờ học TDTT ngoại khóa là một hình thức giáo dục thể chất quan trọng,

có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho giờ học TDTT nội khóa, nhằm giúp cho sinhviên tiếp tục luyện tập hoàn thiện kỹ thuật các môn thể thao và rèn luyện thể lựctheo yêu cầu của chương trình Hàng năm bằng các văn bản hướng dẫn công tácGDTC sức khỏe, y tế trường học của mình Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định

nhiệm vụ cụ thể là: “Tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa ngoài trời, khuyến khích sinh viên tập luyện vào thời gian rỗi, các trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, giáo viên hướng dẫn để sinh viên được tập luyện thường xuyên nề nếp” [14].

Tuy vậy, trong thực tế, việc rèn luyện thể chất và tập luyện thể dục thểthao của học sinh, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, các hình thức và nội dunghoạt động ngoại khóa của sinh viên còn quá ít và không phong phú, số sinh viêntham gia tập luyện chưa nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu Hầu hết các trườngkhông đủ quỹ đất để làm sân chơi, bãi tập (theo quy định là 4m2/1 học sinh), thì

Trang 32

hiện nay chỉ có 80% số trường Đại học, 60% số trường Cao đẳng có đủ cơ sở vậtchất tối thiểu cho hoạt động TDTT.

Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đầu tư xây dựngmột số cong trình thể thao phục vụ cho công tác giảng dạy và thi đấu thể thao

của sinh viên Tuy nhiên vẫn không đáp ứng được yêu cầu chung: “60% số trường không đủ điều kiện về sân bãi thiết bị tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập TDTT Nhu cầu nhà tập luyện TDTT đối với mỗi trường Đại học là rất lớn

và cần thiết, nhưng số lượng hiện có chỉ đếm trên đầu ngón tay”, “Các trường Đại học, Cao đẳng cũng nằm trong tình trạng không có đất dùng cho xây dựng các công trình TDTT” [14].

Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục thể thao của Bộ giáo dục và

đào tạo là: “Trong các trường Đại học, Cao đẳng 450 giáo viên chiếm tỷ lệ 1 giáo viên/304 sinh viên (theo quy định là: 1/200) Trong đó có 75% giáo viên thể dục đạt trình độ Đại học, 15% có trình độ cao đẳng và 10% là đào tạo ngắn hạn

về TDTT và chỉ có 5% có trình độ sau đại học Bộ môn TDTT có trình độ đào tạo thấp nhất so với các bộ môn khác” [15] Nguyên nhân của hiện trạng đội ngũ

giáo viên TDTT có trình độ đào tạo thấp là: Quan điểm về xây dựng quy mô vàchất lượng đội ngũ giáo viên TDTT trong trường học còn chưa được nhất quán từTrung ương đến địa phương, chưa có định biên và định chuẩn giáo viên TDTT

Để từng bước khắc phục hiện trạng trên, hai Ngành Thể dục thể thao vàNgành Giáo dục và Đào tạo đã đi đến định hướng thống nhất về chủ trương đàotạo, bồi dưỡng giáo viên TDTT, nghiên cứu xây dựng bổ sung và hoàn chỉnh hệthống văn bản pháp quy và chỉ đạo thực hiện tốt chính sách khuyến khích vậtchất, chế độ lao động thích hợp cho giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành những văn bản hướng dẫn công tác

kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa của bộ môn GDTC trong đó đã xác định:

“Bộ môn giáo dục thể thao có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng nghiên cứu lập kế hoạch và tổ chức tiến hành các hình thức GDTC (giảng dạy nội khóa và hoạt động ngoại khóa) đối với học sinh trong nhà trường” [14]

Trang 33

Theo Thông tư Liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Thể dụcthể thao (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) thì các trường có số lượng từ

2000 đến 5000 sinh viên cần phải có số sân bãi sau:

- Sân tập ngoài trời gồm:

+ Sân bóng đá kết hợp sân điền kinh có đường chạy từ 300m đến 400m.+ Đường chạy 100 m: Có từ 4 đến 6 đường chạy

+ Sân đẩy tạ: Có từ 1 đến 2 sân

+ Sân nhảy xa: Có từ 1 đến 2 sân

+ Sân nhảy cao: Có từ 1 đến 2 sân

+ Sân bóng rổ: Có từ 1 đến 2 sân

Ngoài ra có thể xây dựng một số sân bóng chuyền ở khu ký túc xá

- Bể bơi đơn giản có kích thước 16m  25m

- Nhà tập luyện một số môn có kích thước: 18m  36m  12.5m

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục thể chất ở một sốtrường Đại học, chúng tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu, tiến hành tổ chức giờhọc ngoại khóa nhằm tăng cường chất lượng môn học GDTC để có hiệu quảtrong việc nâng cao thể lực cho sinh viên nhằm góp phần đào tạo nguồn cán bộphát triển hài hòa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội

1.5.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC và các hoạt động TDTT ngoại khoá trong nhà trường.

Tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC trong nhà trường:

Việc đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu nhận và xử

lý thông tin kịp thời về hiện trạng, khả năng hay những nguyên nhân ảnh hưởngđến chất lượng và hiệu quả giáo dục mà mục tiêu giáo dục và đào tạo đã đề ra đểlàm cơ sở cho những định hướng, chủ trương, biện pháp giáo dục sau đó Đánhgiá kết quả học tập là quá trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ, khả năngthực hiện mục tiêu học tập của sinh viên, về tác động của quá trình dạy học là cơ

sở cho những quyết định sư phạm của nhà trường và giáo viên đối với sinh viên,

để chất lượng giáo dục ngày một nâng cao Đánh giá chất lượng giáo dục là một

Trang 34

công việc được tiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của ngườihọc đối với các mục tiêu dạy học hay đào tạo đã đặt ra Nó có thể bao gồm sự

mô tả liệt kê định lượng hay định tính các kết quả đó kèm theo nhận xét khi đemđối chiếu, so sánh chúng với mục tiêu đã đặt ra Đánh giá chất lượng GDTCđược tiến hành trên các nội dung:

- Kiến thức lý luận về GDTC được quy định theo chương trình

- Kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác các môn thể thao được học

- Thực hiện các chỉ tiêu thể lực theo tiêu chuẩn RLTT

- Tính chuyên cần và hứng thú tập luyện, thi đấu thể thao

Để đánh giá kết quả môn học theo cách tính điểm dựa trên các mặt sau:

- Thái độ học tập, tính chuyên cần khi tham gia học tập

- Nhận thức về TDTT

- Năng lực vận động, trình độ thể lực

Tiêu chí đánh giá hoạt động TDTT ngoại khoá:

Để đánh giá chất lượng của hoạt động TDTT ngoại khoá trong các nhàtrường có thể dựa trên các mặt sau đây:

- Điều kiện sân bãi dung cụ tập luyện có đáp ứng tốt cho nhu cầu tậpluyện hay không

- Số lượng học sinh, sinh viên tham gia tập luyện ngoại khoá

- Số lượng và chất lượng các câu lạc bộ TDTT

- Số lượng và chất lượng các giải đấu thể thao nhà trường tổ chức cũngnhư tham gia các giải đấu bên ngoài

- Trình độ thể lực, chất lượng cuộc sống và học tập của sinh viên…

- Kinh phí cho hoạt động TDTT

1.6 Các công trình nghiên cứu có liên quan.

Hoạt động TDTT ngoại khóa là hoạt động tự nguyện, tự giác và chủ yếu

là tự quản của sinh viên (SV) có sự hỗ trợ, tư vấn và định hướng của giáo viên(GV) Đây là loại hình hoạt động mở SV giữ vai trò chủ đạo do đó nó cho phép

SV tham gia tích cực, thỏa mãn hứng thú tập luyện, nhu cầu hoạt động vận động

Trang 35

đa dạng và phong phú SV có nhiều sáng kiến, hoạt động TDTT ngoại khóa sẽcho họ cơ hội phát huy tối đa năng lực sáng tạo trong hoạt động TDTT ngoạikhóa phù hợp với điều kiện của họ

Từ những vấn đề nói trên cho thấy việc tổ chức tốt các hoạt động TDTTngoại khóa cho SV có ý nghĩa quan trọng không chỉ nhằm nâng cao hiệu quảGDTC, mà còn góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách và lối sống cho SV Đây

là hướng nâng cao hiệu quả GDTC còn nhiều tiềm năng

Tuy nhiên, để tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa đạt hiệu quả thì cầnphải có những điều kiện chủ quan và khách quan Đã có nhiều công trình vềhoạt động TDTT ngoại khóa trong các trường đại học và cao đẳng của các tácgiả như:

+ Nguyễn Trường Sơn Chấn Hải (2003): Tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn thể thao như một biện pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.[16]

+ Trần Thùy Linh (2000): Nghiên cứu hiệu quả hình thức tập luyện thể dục ngoại khóa bắt buộc phát triển thể chất cho nữ sinh viên Trường Đại học

Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã khẳng định:

- Yếu tố quan trọng nhất là SV cần có nhận thức đúng và đầy đủ về vaitrò, ý nghĩa và tác dụng của TDTT ngoại khóa và phải có hứng thú và nhu cầuđối với hoạt động này

- Việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa phải được sự quan tâm chỉđạo của Ban Giám hiệu nhà trường, các phòng ban, khoa và các đoàn thể quần

Trang 36

chúng, các cấp lãnh đạo trong trường.

- Phải có chế độ hoạt động TDTT ngoại khóa phù hợp với môi trườnggiáo dục, phù hợp với nhu cầu, sở thích của sinh viên

- Phải có cán bộ chuyên môn (GV, hướng dẫn viên, huấn luyện viên, quản

lý và hướng dẫn) để định hướng hoạt động

Ngoài ra, còn phải có cơ sở vật chất đủ để phục vụ cho tập luyện và tổchức thi đấu

Tổng quan vấn đề nghiên cứu cho phép đưa ra một số nhận xét sau:

1.6.1 Giáo dục thể chất có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện thểlực để nâng cao sức khoẻ Từ trước tới nay, GDTC vẫn được xem là môn họcphụ ở các trường Đại học, Cao đẳng bởi nó không thuộc các môn chính và chỉcoi là môn điều kiện để xét tốt nghiệp Mặt khác, sự quan tâm và đầu tư của cáctrường đối với công tác GDTC cũng chưa đầy đủ, trang thiết bị phục vụ giảngdạy và tập luyện vẫn còn nhiều thiếu thốn Trong khi đó chương trình GDTC rấtcần xác định mục tiêu vừa rèn luyện thể lực chung cho sinh viên, và vừa dạysinh viên biết cách rèn luyện thể chất, nâng cao sức khoẻ Muốn như vậy, cần có

sự đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp tổ chức, quản lý, đổi mới nộidung, phương pháp giảng dạy và cách thức kiếm tra đánh giá kết quả học tậpcủa sinh viên

1.6.2 Để lựa chọn và xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động ngoạikhoá nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳngKinh tế kỹ thuật Thái Nguyên cần phải căn cứ vào thực trạng công tác giáo dụcthể chất và các yếu tố, điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục thể chất trongnhà trường, bao gồm:

- Chương trình giảng dạy các môn học trong chương trình giáo dục thểchất, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của nhà trường và quỹ thời gian biểu họctập hàng ngày của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên

- Thực trạng kết quả học tập nội dung thực hành các môn học GDTC củasinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên

Trang 37

1.6.3 Để áp dụng các biện pháp lựa chọn một cách có hiệu quả trong việc

tổ chức các hoạt động tập luyện ngoại khoá TDTT nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục thể chất, cần phải căn cứ vào việc đánh giá thực trạng nhu cầu tập luyệnngoại khoá của sinh viên như:

- Nhu cầu tập luyện ngoại khoá, các hình thức tập luyện ngoại khoá

- Hiệu quả của tập luyện ngoại khoá đối với các môn học GDTC

1.6.4 Để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tập luyện ngoại khoá cácmôn thể thao cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên, cầnnghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như khảo sát thực trạng công tác

tổ chức, quản lý tập luyện nội khoá, ngoại khoá cũng như nhu cầu và sự hamthích tập luyện TDTT của đối tượng nghiên cứu, đồng thời thông qua tham khảo

ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ quản lý và các giảng viên làm công tácgiảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng TDTT, để từ đó đề xuất các biệnpháp tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục thể chất, các hoạt động tập luyện ngoạikhoá một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho đốitượng nghiên cứu

Trang 38

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài tiến hành sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

Trong quá trình tiến hành đề tài để giải quyết các nhiệm vụ đề tài thu thậpcác nguồn tài liệu chuyên môn như sách, báo, các công trình nghiên cứu khoahọc trước đó có liên quan, qua mạng Internet… Đây là những cơ sở lý luận,những luận cứ khoa học để tìm hiểu và tiến hành khai thác triệt để những vấn đềliên quan đến hoạt động tổ chức quản lý tập luyện ngoại khoá của đối tượngnghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận là phương pháp được sử dụng rộng rãitrong các công trình nghiên cứu Đề tài đã thu thập nhiều nguồn tư liệu có liênquan đến công trình nghiên cứu Đó là chỉ thị nghị quyết các văn bản quy phạmpháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong các trường đại học vàcao đẳng Các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến nội dung đề tài,các tạp chí chuyên ngành, các tập san kỷ yếu của các hội nghị khoa học TDTT,cũng như các tài liêu khoa học mang tính lý luận phục vụ cho mục đích nghiêncứu của đề tài

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trựctiếp và phỏng vấn gián tiếp để thu thập số liệu phục vụ cho đề tài

Phỏng vấn gián tiếp: Thông qua phiếu phỏng vấn và phiếu thăm dò ý kiến

đối với các sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba và các nhà quản lý, cácnhà sư phạm trong trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên Với mụcđích đánh giá về thực trạng hoạt động tập luyện TDTT ngoại khoá của nhàtrường, về mức độ nhận thức và hứng thú tập luyện của các em Ngoài ra sửdụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp để kiểm chứng cũng như đánh giá tính

Trang 39

hợp lý và không hợp lý về nội dung, chương trình GDTC chính khoá trong nhàtrường…

Phỏng vấn trực tiếp: Ngoài việc sử dụng phương pháp phỏng vấn gián

tiếp đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập các số liệu cóliên quan đến đề tài Thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các sinh viênđang theo học tại nhà trường sẽ thu được những thông tin chính xác và kháchquan nhất về hoạt động tập luyện TDTT ngoại khoá và những suy nghĩ của các

em sinh viên về giờ học TDTT chính khoá… Ngoài ra thông qua phương phápphỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, các nhà quản lý đề tài sẽ đưa ra và lựa chọnđược các biện pháp nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện ngoại khoá cho sinhviên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên

2.1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp thực nghiệm sưphạm để đánh giá hiệu quả các biện pháp mà đề tài đã lựa chọn Đề tài ứng dụngtrên đối tượng là sinh viên, cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường với hệthống một số các biện pháp cơ bản đã được đề tài lựa chọn cho phù hợp với đặcđiểm sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên, cũng như điềukiện cơ sở vật chất, nội dung chương trình giảng dạy trong nhà trường và hoạtđộng tập luyện TDTT ngoại khoá… Qua đó đề tài đánh giá mức độ hiệu quảmột số biện pháp đề tài đưa ra thông qua mức độ người tham gia tập luyện ngoạikhoá, hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ TDTT, tỷ lệ người đạt tiêu chuẩnrèn luyện thân thể của năm trước và năm sau

Đối tượng thực nghiệm sư phạm của đề tài là 180 sinh viên khoá Caođẳng năm thứ 3 (85 nữ) thuộc các Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Kỹthuật Công nghiệp, Kỹ thuật Nông lâm trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật TháiNguyên

2.1.4 Phương pháp quan sát sư phạm.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp quan sát sư phạm

để đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT ngoại khoá trong nhà trường Số

Trang 40

lượng sân bãi dụng cụ, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTTcủa nhà trường và tình hình hoạt động tập luyện ngoại khoá của sinh viên Ngoài

ra, thông qua sử dụng phương pháp quan sát sư phạm, đề tài còn tiến hành đánhgiá được chất lượng, hiệu quả giờ học chính khoá, cũng như các buổi tập ngoạikhoá các môn thể thao trong nhà trường…

2.1.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tiến hành tổ chức kiểm tra sư phạmnhằm đánh giá thực trạng năng lực thể chất và so sánh năng lực thể chất, cũngnhư thu thập kết quả thực nghiệm sư phạm của các đối tượng nghiên cứu Quátrình tổ chức kiểm tra sư phạm được tiến hành trong 08 tháng

Đối tượng kiểm tra sư phạm của đề tài là 1400 sinh viên các khoá Caođẳng 8 đến Cao đẳng 10 hiện đang theo học năm thứ nhất đến năm thứ 3 tạitrường Các đối tượng sinh viên nêu trên đều được học tập, tập luyện theochương trình GDTC do Bộ môn Giáo dục thể chất trường Cao đẳng Kinh tế kỹthuật Thái Nguyên xây dựng theo quy định số 53 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềxếp loại thể lực sinh viên: [6]

Test 1 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)

a Yêu cầu dụng cụ: Đệm cao su hoặc ghế băng, chiếu cói, trên cỏ bằngphẳng, sạch sẽ

b Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra ngồi chân co 90o ở đầugối, hai bàn chân áp sát sàn Một sinh viên khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ ởphần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra tách rakhỏi sàn

c Cách tính thành tích: Mỗi lần ngả người, gập co bụng được tính một lần.Tính số lần đạt được trong 30 giây

Test 2 Bật xa tại chỗ (cm).

a Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1x3m (nếu không

có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm) Đặt một thước đo dài làm bằng

Ngày đăng: 02/09/2016, 18:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phạm Đình Bẩm (1996). Giáo trình quản lý thể dục thể thao. Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (199"6). "Giáo trình quản lý thể dục thể thao
Tác giả: Phạm Đình Bẩm
Nhà XB: Nxb Thể dục thể thao
Năm: 1996
3. Phạm Đình Bẩm, Đặng Đình Minh (1998). Giáo trình quản lý thể dục thể thao (dùng cho sinh viên Đại học Thể dục thể thao). Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1998). Giáo trình quản lý thể dục thể thao (dùng cho sinh viên Đại học Thể dục thể thao
Tác giả: Phạm Đình Bẩm, Đặng Đình Minh
Nhà XB: Nxb Thể dục thể thao
Năm: 1998
4. Phạm Đình Bẩm, Đỗ Hữu Trường (2000). Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tính giáo dục – đào tạo cho sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao I - Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể dục thể thao. Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội, trang 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2000). Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tính giáo dục – đào tạo cho sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao I - Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể dục thể thao
Tác giả: Phạm Đình Bẩm, Đỗ Hữu Trường
Nhà XB: Nxb Thể dục thể thao
Năm: 2000
7.Chỉ thị số 112 CT/TW ngày 09/05/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công tác thể dục thể thao trong những năm trước mắt, 1989. Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ngày 09/05/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công tác thể dục thể thao trong những năm trước mắt, 1989
Nhà XB: Nxb Hà Nội
8. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban chấp hành TW Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới. Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ngày 24/03/1994 của Ban chấp hành TW Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới
Nhà XB: Nxb Hà Nội
9. Chỉ thị 133/TTg ngày 07/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng quy hoạch và phát triển thể thao. Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ngày 07/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng quy hoạch và phát triển thể thao
Nhà XB: Nxb Hà Nội
12. Dương Nghiệp Chí và các cộng sự ( 2005). Đo lường thể dục thể thao. Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2005). Đo lường thể dục thể thao
Nhà XB: Nxb Thể dục thể thao
26. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp và Phạm Ngọc Viễn (2006). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao. Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao
Tác giả: Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp và Phạm Ngọc Viễn
Nhà XB: Nxb Thể dục thể thao
Năm: 2006
30. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn ( 2006). Lý luận và phương pháp thể dục thể thao. Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thể dục thể thao
Nhà XB: Nxb Thể dục thể thao
31. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ ( 2006). Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học
Nhà XB: Nxb Thể dục thể thao
1. BCH TW: NQ08/TW, ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh về thể dục thể thao đến năm 2020 Khác
5. Lê Khánh Bằng (2002). Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học ở đại học cho phù hợp với những yêu cầu mới của đất nước và thời đại, tài liệu dùng để nghiên cứu chuyên đề - Giáo dục học đại học". Nxb Hà Nội, trang 116 Khác
6. Bộ giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên Khác
10. Chương trình GDTC trong các trường đại học, cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao) giai đoạn I. Ban hành theo quyết định số 3244/QD/BGDĐT ngày 12/09/1995 Khác
11. Chương trình giáo dục thể chất trong các trường đại học, cao đẳng (không Khác
14. Pháp lệnh TDTT tháng 9/2000. Điều 16 về trách nhiệm của nhà trường đối với việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa Khác
15. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục thể chất trong các trường đại học và cao đẳng theo quy trình đào tạo mới số 904 ĐH ngày 17/02/1994 Khác
16. Nguyễn Trường Sơn Chấn Hải (2003): Tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn thể thao như một biện pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khác
18. Trần Thùy Linh (2000): Nghiên cứu hiệu quả hình thức tập luyện thể dục ngoại khóa bắt buộc phát triển thể chất cho nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Huế Khác
19. Phạm khánh Linh (2001): Nghiên cứu cải tiến tổ chức và quản lý các hoạt động TDTT ngoại khóa để nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học Mỏ Địa Chất Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w