1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP THÚC đẩy HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG MAY mặc tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG

47 510 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 549 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ LƯU VĂN QUỲNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Tªn ®Ò tµi: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG Thái Nguyên, tháng 042014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Tªn ®Ò tµi: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S HOÀNG VĂN HẢI Sinh viên thực hiện : LƯU VĂN QUỲNH Lớp : K7_TMQT Thái Nguyên, tháng 042014 LỜI CẢM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên: Lưu Văn Quỳnh Lớp: K7 TMQT Chuyên ngành: Thương mại quốc tế Tên đề tài: Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương. Giảng viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Văn Hải 1. Kết cấu, hình thức trình bày ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2. Nội dung của báo cáo Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………………… Thông tin về đơn vị thực tập ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thực trạng vấn đề ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Thái độ của sinh viên trong quá trình thực tập ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4. Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. Hướng phát triển nghiên cứu đề tài ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 6. Kết quả:…………………..................................................................................... Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 20… Giảng viên hướng dẫn NHẬN XÉT PHẢN BIỆN Họ tên sinh viên: Lưu Văn Quỳnh Lớp: K7 TMQT Chuyên ngành: Thương mại quốc tế Tên đề tài: Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương. 1. Kết cấu, hình thức trình bày ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2. Nội dung của báo cáo 2.1. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2.2. Thông tin về đơn vị thực tập ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2.3. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2.4. Thực trạng vấn đề ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4. Hướng phát triển nghiên cứu đề tài ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. Kết quả:…………………..................................................................................... Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 2014 Phản biện MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu, các cụm từ viết tắt iv Danh mục các bảng, biểu và các hình v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 10 2. Mục tiêu nghiên cứu 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 4. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Kết cấu của bài báo cáo 11 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY………………………………………………….....16 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 12 1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ của công ty 13 1.1.4. Ngành nghề sản xuất kinh doanh và các sản phẩm chính 13 1.1.5. Mô hình tổ chức và chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận 14 1.1.6. Tình hình nhân sự của công ty 16 1.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY 20122013 17 PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG 2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 20 2.1.1. Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu theo sản phẩm xuất khẩu 20 2.1.3. Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu 24 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 26 2.2.1. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu 26 2.2.2. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo quốc gia 28 2.3. THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN 30 2.3.1. Thủ tục hải quan khi xuất khẩu hàng hóa 30 2.3.2. Nghiệp vụ thanh toán 31 2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 32 2.4.1. Những thành tựu đạt được 32 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại 33 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại 34 PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐÔNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 36 3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 38 3.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 38 3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường 39 3.2.3. Nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh cho sản phẩm 40 3.2.4. Nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh 42 3.3.5. Phát triển các quan hệ đối tác 43 3.3.6. Linh hoạt với sự thay đổi của các chính sách 44 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 ASEAN The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) 2 CIF Cost, Insurance and Freight (Giá thành, bảo hiểm và cước phí) 3 CO Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) 4 EL Export License (Giấy phép xuất khẩu) 5 EU European Union (Liên minh Châu Âu) 6 FOB Free on board (Giao hàng lên tàu) 7 JSC Joint stock company (Công ty cổ phần ) 8 LC Letter of Credit (Thanh toán tín dụng thư) 9 QC Quality Control (Phòng kiểm tra chất lượng) 10 QA Quần áo 11 TCHQ Tổng cục Hải quan 12 TT Telegraphic Transfer (Chuyển tiền bằng điện) DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH NỘI DUNG Trang Bảng số liệu Bảng 1.1: Ngành, nghề kinh doanh của công ty năm 2013 Bảng 1.2: Số lượng lao động công ty 20122013 Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu theo sản phẩm của công ty 20122013 Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu sản phẩm may của công ty 20122013 Bảng 2.3: Hình thức xuất khẩu hàng may mặc ở công ty 2012 2013 Bảng 2.4: Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị của công ty Bảng 2.5: Một số nguyên phụ liệu nhâp khẩu của công ty năm 2013 Bảng 2.6: Giá trị nhập khẩu theo quốc gia của công ty 20122013 Bảng 3.1: Một số mục tiêu của công ty trong năm 2014 Bảng 3.2: Đề xuất số lượng nhân viên cho phòng Marketing của công ty Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty Sơ đồ 2.1: Quy trình gia công xuất khẩu sản phẩm may Biểu đồ Biểu đồ 1.1: Tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty 20122013 Biểu đồ 2.1: Thị trường xuất khẩu của công ty năm 2013 Biểu đồ 2.2. Giá trị nhập khẩu của công ty 20122013 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, nước ta đang nỗ lực để có thể bắt kịp xu thế phát triển của kinh tế thế giới. Điều này cũng có nghĩa là đặt Việt Nam trước thách thức phải mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào một số ngành nhất định. Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và khu vực đầy những khó khăn và thách thức như vậy, các doanh nghiệp đã cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Trong nền kinh tế Việt Nam, may mặc là một ngành xuất khẩu mũi nhọn đang được đặc biệt quan tâm đầu tư trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Với đôi tay khéo léo, sự cần mẫn, người Việt có thể may những bộ trang phục đáp ứng được các nhu cầu của các nước. Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu các mặt hàng may mặc khá tốt trên thị trường thế giới. Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương là một công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc trong một thời chưa lâu với hoạt động chính là sản xuất, gia công xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những năm hoạt động, công ty đã từng bước phát triển và gặt hái được nhiều thành quả, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của cho Tỉnh Thái Nguyên cũng như sự phát triển của dệt may nước nhà, giúp giải quyết việc làm cho một lượng lớn lực lượng lao động cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận, đáp ứng được cơ bản nhu cầu may mặc trong vùng. Thị trường chính của công ty là thị trường nước ngoài do vậy để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong cùng lĩnh vực để đem lại doanh thu là hết sức khó khăn. Do vậy, việc đạt hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt đông xuất nhập khẩu luôn là vấn đề được quan tâm của công ty và trở thành điều kiện thiết yếu để công ty có thể tồn tại và phát triển. Nhận thức được điều này nên tôi đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương” làm báo cáo cho quá trình thực tập tại cơ sở của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Tìm hiểu về hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần may Phú Lương  Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất nhập khẩu trong tiến trình hội nhập Tìm hiểu thực trạng xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần may Phú Lương. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và mở rộng thị trương của Công ty cổ phần may Phú Lương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng Báo cáo nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của hoạt động xuất nhập khẩu hang may mặc tại Công ty cổ phần may Phú Lương.  Phạm vi Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty cổ phần may Phú Lương thuộc thành phốThái Nguyên. Về nội dung: Báo cáo tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về hoạt đông xuất nhập khẩu, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Về thời gian: Báo cáo nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương giai đoạn 20112013. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đảy và hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu tới năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin là việc tổ chức thu thập số liệu, thông tin cần thiết từ công ty để phục vụ cho đề tài. Phương pháp điều tra là tổ chức điều tra một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập tài liệu cho đề tài cần nghiên cứu, dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đã được đặt trước. Phương pháp quan sát là quá trình quan sát xem xét và tìm hiểu kinh nghiệm của các cán bộ nhân viên trong các phòng ban tại công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương. Phương pháp phân tích là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình, kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu thành nhiều bộ phận cấu thành trên cơ sở đó tổng hợp lại để thấy được sự biến động của các hiện tượng cần nghiên cứu. 5. Kết cấu của bài báo cáo Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm 3 phần: Phần I: Khái quát về công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương. Phần II: Thực trạng về hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương. Phần III: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương. PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1.1.1. Các thông tin chung về Công ty Tên giao dịch: Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương Tên giao dịch đối ngoại: Phu Luong export garment JSC Địa chỉ: Km7, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Số điện thoại: 0906537868 Email: mayphuluonggmail.com Mã tài khoản: 4711000003127 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên. Mã số thuế: 4601122835 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương thành lập từ năm 2011 được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên ký quyết định thành lập và cấp giấy phép kinh doanh số 4601122835 ngày 27 tháng 12 năm 2011 dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập chung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà Nước. Công ty may xuất khẩu Phú Lương chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc thời trang, hàng may sẵn; sản phẩm được xuất khẩu tại nhiều thị trường lớn tại Châu Âu như Canada, Mỹ… Số vốn ban đầu 12.000.000VNĐ (Mười hai tỷ đồng). Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập công ty gồm 16 cổ đông. Trong đó: Vốn bằng tiền là : 12.000.000VNĐ Vốn bằng tài sản :0 Số cổ phần: 1.200.000 cổ phần ( Mệnh giá cổ phần : 10.000VNĐ) Năm 2012 công ty đã hoàn thành việc xây dựng và chính thức đi vào hoạt động. Quy mô sản xuất gần 1.2 triệu sản phẩm mỗi năm. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Năm 2013 công ty tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất xây dựng thêm nhà xưởng với số lao động làm trong các nhà xưởng tăng lên là 525 lao động. Công ty được đầu tư quy mô với hệ thống máy móc tiên tiến hiện đại như: hệ thống làm mát, hệ thống đèn chiếu sáng công nghiệp trên diện tích hơn 2ha. Đặc biệt, công ty đã giải quyết việc làm cho hơn 470 người lao động với trình độ dưới đại học tại Phú Lương và các huyện lân cận; phấn đấu trong thời gian tới sẽ giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động. Từ khi thành lập đến nay Công ty luôn cố gắng đổi mới trang thiết bị, nâng cao tay nghề của công nhân tạo uy tín cho Công ty không chỉ thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó Công ty còn tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong giai đoạn mới. Trong những năm qua Công ty đã không ngừng phấn đấu và đạt được những thành tích đáng khích lệ, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, doanh thu tăng qua, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. 1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ của công ty  Vai trò Thông qua các hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu, công ty góp phần mang lại nguồn thu nhập cũng như nguồn ngoại tệ cho đất nước. Tạo công ăn việc làm cho các nhân viên trong công ty đồng thời tạo điều kiện cho các lao động tạo các ngành nghề có liên quan, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động. Làm tăng các khoản thu cho ngân sách nhà nước thông quan nộp thuế.  Nhiệm vụ Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là tổ chức sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp và gia công các mặt hàng may mặc. Hàng năm, Công ty không ngừng tìm kiếm khai thác những nguồn khách hàng mới cả trong và ngoài nước. Đảm bảo đúng chế độ về quản lý vốn, tài sản và hạch toán kế toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà Nước quy định, thực hiện chế độ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà Nước theo quy định của pháp luật. Đảm bảo thu nhập và đời sống cho cán bộ nhân viên trong công ty đồng thời tạo công ăn viêc làm cho các lao động mới hằng năm. 2.1.4. Ngành nghề sản xuất kinh doanh và các sản phẩm chính Công ty cổ phần may Phú Lương hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu trong lĩnh vực: sản xuất dệt may, sản xuất hàng may sẵn, thảm đệm, chăn ga và một số chuyên doanh khác liên quan như kinh doanh về phụ liệu may mặc (mã ngành 4669), Đào tạo nghề may công nghiệp (mã ngành 8559). Ngành hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các mặt hàng may sẵn như (mã ngành là 1322): Áo jacket, áo sơ mi, quần áo thể thao, quần áo trẻ em, in, thêu trên các sản phẩm may mặc. Ngành, nghề kinh doanh của công ty được thể hiện cụ thể qua bảng 1.1: Bảng 1.1. Ngành, nghề kinh doanh của công ty năm 2013 STT Tên ngành Mã ngành 1 Sản xuất hàng may sẵn 1322 2 Sản xuất thảm, chăn đệm 1323 3 May trang phục 1410 4 Kinh doanh vải, hàng may sẵn 4641 5 Kinh doanh phụ liệu may mặc 4669 6 Đào tạo nghề may công nghiệp 8559 (Nguồn: Phòng tổ chứchành chính công ty năm 2013) Hiện nay, công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu trực tiếp dưới hai dạng: Dạng thứ nhất: Xuất khẩu sau khi gia công xong. Công ty kí hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài sau đó nhận nguyên phụ liệu, tổ chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công. Tuy hình thức này mang lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì, phụ liệu khác) nhưng nó giúp cho công ty làm quen với từng bước thâm nhập vào thị trường nước ngoài, làm quen với công nghệ máy móc thiết bị mới, hiện đại. Dạng thứ hai: Xuất khẩu trực tiếp dưới dạng bán. Theo phương thức này khách hàng nước ngoài đặt hàng tại công ty. Dựa trên quy cách mẫu mã mà khách hàng đã đặt hàng, công ty tự mua nguyên phụ liệu và sản xuất, sau đó bán thành phẩm cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu theo dạng này đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Vấn đề hiện nay của công ty là nghiên cứu thị trường đầu ra và đầu vào hợp lý để đảm bảo sản phẩm của công ty được thị trường chấp nhận và tiếp cận ngày càng nhiều, có khả năng cạnh tranh với các nước xuất khẩu hàng dệt may khác. 2.1.5. Mô hình tổ chức và chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Cụ thể: Công ty được chia thành khối sản xuất là nhà máy và khối hỗ trợ bao gồm: Phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật, phòng tài chính kế toán, phòng Kiểm tra, phòng nhân sự, chất lượng (QC). Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính) Chức năng của từng bộ phận: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Ông Đỗ Quốc Thịnh là người quản lý cao nhất chịu trách nhiệm chung và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu, là người đại diện trước pháp luật của công ty, là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế. Chịu trách nhiệm trước pháp luật của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm với công nhân viên về các quyền lợi và nghĩa vụ của họ. 3 Phó tổng giám đốc : Vừa làm tham mưu cho Tổng Giám đốc, thu thập và cung cấp thông tin đầy đủ về hoạt động kinh doanh, giúp Tổng giám đốc có quyết định sáng suốt nhằm lãnh đạo tốt công ty, sắp xếp tổ chức lao động hợp lý, chính sách tuyển dụng phân công lao động, phân công công việc phù hợp khả năng trình độ chuyên môn của từng người để có hiệu suất công việc cao nhất. Phòng xuất nhập khẩu: Làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, Xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài, nhập khẩu máy móc thiết bị, lập kế hoạch xuất hàng. Thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty. Đồng thời nghiên cứu. marketing cho các sản phẩm của công ty. Nhận và thực hiện các đơn đặt hàng từ các bạn hàng quốc tế. Thống kê và dự đoán số lượng sản phẩm để lập kế hoạch và thực hiện nhập khẩu các mặt hàng cần thiết. Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu, mở rộng quy mô thâm nhập cho sản phẩm, quảng bá hình ảnh của công ty. Phòng logistic: Là phòng thực hiện kinh doanh dịch vụ vận tải đồng thời thực hiện các chức năng vận tải, giao nhận, lưu trữ các sản phẩm của công ty. Tiếp nhận các hợp động thuê dịch vụ vận chuyện lưu kho của các công ty ngoài. Kết hợp với phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu để thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển, giao nhận, lưu kho cho các sản phẩm, hàng hóa của công ty. Phòng tổ chứchành chính: Phòng tổ chức thực hiện quản lý về lao động, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ quy định của nhà nước, tổ chức thực hiện phong trào thi đua của công ty, tích cực tham gia phong trào của liên đoàn khu công nghiệp, doanh nghiệp của thành phố . Tổ chức quản lý, theo dõi hoạt động của các chi nhánh, văn phòng, văn thư, tiếp tân, quản lý cơ sở vật chất của công ty. Phòng Tài chính kế toán: Giúp giám đốc quản lý, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của doanh nghiệp về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh toán tiền và lương cho các cán bộ công nhân viên trong công ty. Sau mỗi đợt nhập và xuất hàng kế toán phải tổng hợp các loại chi phí doanh thu để tính được thu nhập cho công ty. Lập báo cáo quyết toán hàng hóa hằng tháng, hàng quý, hàng năm, báo cáo tài chính để giúp giám đốc đề ra những chính sách về tài chính phù hợp với tình hình của công ty cũng như của thị trường. Phòng nhân sự: Chuyên phụ trách tuyển lao động, thực hiện các chính sách cho người lao động. Phòng kiểm tra chất lượng (QC): Chức năng chính là kiểm tra chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu để đảm bảo phục vụ một cách tốt nhất cho quá trình sản xuất và chất lượng của thành phẩm. Sau đó là tổng hợp báo cáo cho cấp trên. Xí nghiệp may: Là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất của công ty. Mỗi xí nghiệp may bao gồm các tổ chức sản xuất. Mỗi tổ sản xuất được đảm nhiệm làm các công đoạn khác nhau để tạo nên một sản phẩm hoàn thành 1.1.6. Tình hình nhân sự của công ty Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương tuy mới thành lập và đi vào hoạt động nhưng việc tuyển chọn và công tác đào tạo nhân viên luôn được ban lãnh đạo công ty chú trọng. Vì vậy có thể góp phần nâng cao năng suất lao động đồng thời cũng hạn chế được những sai sót trong quá trình sản xuất. Từ khi thành lập, công ty đã giải quyết hàng trăm công ăn việc làm cho không chỉ người dân trong tỉnh mà còn cả các tỉnh lân cận. Tình hình lao động của công ty được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 1.2. Số lượng lao động công ty 20122013 Đơn vị: Người STT Trình độ 2012 2013 So sánh (%) 1 Đai học, trên đại học 29 39 134.48% 2 Cao đẳng 83 105 126.51% 3 Trung cấp 175 200 114.29% 4 Lao động phổ thông 282 327 115.96% 5 Tổng 569 671 117.93% (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Từ bảng 1.2, ta thấy được số lượng lao động của công ty theo thông kê của phòng tổ chứchành chính trong năm đầu đi vào hoạt động là khoảng 569 người và tiếp tục tăng lên 671 người vào năm 2013, tức tăng 17.93% so với năm 2012. Từ đó, cho thấy được sự mở rông quy mô sản xuất một cách rõ rệt. Hơn nữa, lao động của công ty không những được cải thiện về số lượng mà còn cả chất lượng. Trong cơ cấu của công ty thì chủ yếu tập trung vào các nhà máy may để tạo ra thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu nên lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ số lượng lao động của công ty. Năm 2012 số lượng lao động phổ thông của công ty là 282 người, đến năm 2013 tăng lên 327 người tương đương 15.96%. Nhưng tăng mạnh nhất là trình độ đại học và trên đại học tăng 34.48% (Năm 2012 là 29 người đến năm 2013 tăng lên 39 người).Tiếp đến là trình độ cao đẳng tăng 26.51% và trình độ trung cấp tăng 14.29%. Từ đó, có thể thấy rằng chất lượng lao động của công ty ngày càng tăng, ngày càng được chú trọng góp phần vào mục đích phát triển chung của công ty. 1.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY 20122013 Nhìn chung, công ty đã đạt được những kết quả khả quan được thể hiện qua sự gia tăng về doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn 20122013, cụ thể được biểu hiện rõ qua bảng số liệu 1.3. Bảng 1.3. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương 20122013 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 Tỷ lệ so sánh (%) 1. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu 6.045.399 7.245.381 119.85% 2. Doanh thu từ các hoạt động tài chính 3.128.430 3.780.349 120.84% 3. Tổng doanh thu (1+2) 9.173.829 11.025.730 120.19% 4. Tổng chi phí 4.643.783 5.819.454 125.32% 5. Lợi nhuận trước thuế (5=34) 4.530.046 5.206.276 114.93% 6. Thuế TNDN (6=525%) 1.132.511,5 1.301.569 114.93% 7. Lợi nhuận sau thuế (7=56) 3.397.534,5 3.904.707 114.93% (Nguồn : Phòng kế toán) Từ bảng số liệu 1.3, ta thấy được kết quả kinh doanh qua 2 năm 20122013 của công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương. Trong đó, tổng doanh thu chính bằng tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu và các hoạt động tài chính khác. Năm 2012, công ty đã thống kê được tổng doanh thu từ các hoạt động đó là 9.173.829.000VNĐ và tăng đến 11.025.730.000VNĐ trong năm 2013. Năm 2012 là năm đầu công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương đi vào hoạt động và đạt doanh thu là 9.173.829.000VNĐ, sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế thì lợi nhuận là 3.397.534.500VNĐ. Sang năm 2013, doanh thu của công ty là 11.025.730.000VNĐ, đạt tăng trưởng hơn 20% so với năm 2012. Lợi nhuận thu được trong năm này là 3.904.707.000VNĐ. Trong đó, tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương (20122013) được mô tả cụ thể qua biểu đồ 1.1. Như vậy, qua hai năm đầu đi vào hoạt động, công ty Cổ phần may xuất khẩu Phú Lương đã đạt được kết quả kinh doanh khá tốt khi có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của năm 2013 so với năm 2012 đạt mức 20.19 %. Tuy nhiên, tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng cao từ 4.643.783.000VNĐ (Năm 2012) đến 5.819.454.000VNĐ (Năm 2013) tương đương 25.32 %. Sự tăng lên như vậy là do sự mở rong quy mô sản xuất và một số nguyên nhân khác như: Chi phí trích dự phòng hao hụt hàng hóa tại kho, bãi: 251.880.000VNĐ Tiền thuê đất phải trả năm 2013: 370.000.000VNĐ Chi phí khấu hao bán 02 xe ben cũ không sử dụng: 218.000.000VNĐ Đồng thời, cũng một phần là do sự tăng giá của các nguyên vật liệu cùng các dịch vụ vận tải đồng loạt phải tăng cước. Từ kết quả của công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương hai năm trên, cho ta thấy được công ty đang có những bước khởi đầu kinh doanh vững chắc, có xu hướng phát triển tốt trong tương lai. PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG 2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY Với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và các công nhân lành nghề nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hàng may mặc đã tạo ra những mặt hàng may mặc có chất lượng cao, đáp ứng được phần lớn yêu cầu từ phía khách hàng. Các sản phẩm mang của công ty đã dần khẳng định mình, từ đó đem lại những bước chuyển mới trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Để thấy rõ tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty, ta đi phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty qua những tiêu thức sau: 2.1.1. Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu theo sản phẩm xuất khẩu Công ty đã kí hợp đồng xuất khẩu rất nhiều loại sản phẩm may mặc khác nhau, việc xuất khẩu này đã đem lại nguồn thu lớn và là nguồn thu chủ yếu cho công ty giúp duy trì hoạt động của công ty trong những năm hoạt động. Bảng số liệu dưới đây là những tổng hợp chung nhất thể hiện mặt hàng mà công ty xuất khẩu: Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu theo sản phẩm của công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương 20122013 Đơn vị: nghìn đồng STT Tên sản phẩm 2012 2013 Giá trị % Giá trị % 1 Áo Jacket 2.366.180,25 39.14 3.000.366 41.41 2 QA sơ mi 1.243.760 20.57 1.892.000 26.11 3 QA thể thao 887.625 14.68 1.211.336,35 16.72 4 Quần đùi 558.910,25 9.25 428.236 5.91 5 Áo ngủ 988.922,50 16.36 713.442,69 9.85 6 Tổng 6.045.399 100 7.245.381,04 100 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty) Qua bảng số liệu về sản phẩm xuất nhập khẩu của công ty, ta thấy qua 2 năm mặt hàng áo Jacket luôn đạt trị giá xuất khẩu cao nhất đạt 2.366.180.000VNĐ chiếm 39.14% tổng giá trị xuất khẩu năm 2012 và tăng đến 3.000.366.000VNĐ chiếm 41.41% năm 2013. Đây là sản phẩm may chính của công ty, việc áo Jacket của công ty đạt giá trị cao như vậy là do để sản xuất ra một chiếc áo Jacket phải trải qua rất nhiều công đoạn, công nhân của nhà máy thì đều đã lành nghề khi sản xuất sản phẩm này, điều này làm cho chất lượng của sản phẩm sản xuất ra được đảm bảo, khiến cho khách hàng ưng ý nên doanh nghiệp đưa đơn giá cao hơn một chút vẫn được chấp nhận. Tiếp đến là quần áo bao gồm quần áo sơ mi và quần áo thể thao cũng đều có xu hướng tăng qua 2 năm. Quần áo sơ mi từ 1.243.760.000VNĐ năm 2012 lên 1.892.000.000VNĐ năm 2013, tức tăng 5.54%, còn quần áo thể thao tăng nhẹ 2.04%( tăng từ 887.627.000VNĐ lên 1.211.336.000VNĐ). Trong quý I năm 2013 công ty không kí được một hợp đồng giao dịch thương mại nào về quần đùi và áo ngủ. Vì thế, hoạt động xuất khẩu mặt hàng quần đùi và áo ngủ không ổn định trong năm 2013. Năm 2012 đối với sản phẩm quần đùi giá trị xuất khẩu đạt 558.910.000VNĐ chiếm 9.25% nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống chỉ còn 428.236.000VNĐ chiếm 5.91%. Còn đối với áo ngủ, giá trị xuất khẩu giảm từ 988.922.00VNĐ năm 2012 xuống còn 713.443.000VNĐ năm, tức đã giảm 6.50%. Nguyên nhân chủ yếu là do quần đùi và áo ngủ của công ty là 2 sản phẩm mới được cho bổ sung thêm sau khi công ty mở rông quy mô sản xuất nên chất lượng và thương hiệu không thể cạnh tranh được với các đối thủ cung cấp đồng sản phẩm, do đó sẽ hạn chế số người sử dụng những sản phẩm này của công ty. Như vậy, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh công ty cũng cần từ chối những hợp đồng gia công các mặt hàng đem lại hiệu quả không cao mà thay vào đó cần tập trung vào các mặt hàng gia công chủ lực của công ty như mặt hàng áo Jacket, QA( sơ mi, thể thao). Đồng thời, phải tích cực đầu tư và phát triển rộng rãi những sản phẩm độc đáo để thu hút thêm nhưng khách hàng tiềm năng. 2.1.2. Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương là Hàn Quốc, Hồng Kông và Mỹ. Bước sang năm 2013, công ty còn ký kết được một số hợp đồng với các đối tác tại Trung Quốc, Singapore và một số nước khác. Bảng 3.5 dưới đây thể hiện cụ thể cơ cấu doanh thu hoạt động xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu của công ty. Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu sản phẩm may của công ty 20122013 (Đơn vị: nghìn đồng) Thị trường 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Hàn Quốc 1.947.500 32.21 2.685.023 37.06 EU 1.143.000,02 18.91 1.282.073,12 17.69 Mỹ 1.085.209 17.95 820.960,57 11.33 Trung Quốc 767.300 12.69 1.054.015 14.55 Các nước khác (Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, …) 1.102.389,08 18.24 1.403.308,25 19.37 Tổng 6.045.399 100 7.245.381,04 100 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu công ty 20122013) Biểu đồ 2.1. Thị trường xuất khẩu của công ty năm 2013  Thị trường Châu Á Thị trường này rất phù hợp vì đối tác có rất nhiều điểm tương đồng về phong tục tập quán, làm việc dựa theo tình cảm hơn nên khi công ty gặp khó khăn thì thường giúp đỡ chứ không đòi phạt như khách hàng của các thị trường khác. Tuy nhiên có một bất lợi lớn là giá cả thấp hơn các thị trường khác. Một số đối tác chính của công ty ở thị trường này như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,…với các bạn hàng sẽ chú trọng xây dựng mối quan hệ lâu dài như: GOLDWIN, APPAREL TECH, OXBOW,… Trong các thị trường của công ty, thị trường Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Doanh thu từ đối tác Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất vì đây là quốc gia có số hợp đồng thưng mại nhiều nhất tại công ty. Năm 2012, doanh thu từ thị trường Hàn Quốc là 1.947.500 nghìn đồng, chiếm 32,21% trong tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu. Sang năm 2013, doanh thu từ thị trường này tăng lên 2.685.023.000VNĐ, tương ứng với tăng 4.84 %. Mặt hàng chủ yếu sang nước này thường là áo jacket, QA sơ mi và thể thao. Một thị trường nữa cũng đóng góp vào doanh thu của công ty là thị trường Trung Quốc. Năm 2012, doanh thu từ thị trường Trung Quốc chiếm 12.69% và tăng nhẹ lên 14.5% trong năm 2013. Còn tại thị trường Nhật Bản, đây là một thị trường rất hấp dẫn vì giá tương đối cao, mẫu mã không thay đổi nhiều, thời gian giao hàng không đến nỗi quá ngặt nghèo, cứng nhắc. Tuy nhiên, vấn đề chính khi xuất hàng sang thị trường này là ghim và kim lẫn trong hàng. Nếu bị phát hiện có kim và ghim lẫn trong hàng thì khách hàng sẽ khiếu nại và sẽ phải bồi thường giá trị tương đối lớn. Do vậy, khi triển khai sản xuất cũng như trong công đoạn kiểm tra hàng trên dây chuyền và công đoạn kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu là vấn đề công ty đặc biệt lưu ý để không bị sót kim và ghim gãy trong hàng. Hãng hợp tác với công ty trong thị trường này có thể kể tới là GOLDWIN.  Thị trường EU Đây là một thị trường được xem là tiềm năng của công ty. Đây không chỉ là thị trường tiềm năng đối với công ty mà còn đối với các công ty khác, khi gia nhập được vào thị trường này thì đồng nghĩa với thương hiệu của công ty cũng được củng cố và được nhiều bạn hàng biết đến. Trong năm 2012 giá trị xuất khẩu sang thị trương này đạt 1.143.000.000VNĐ, đến năm 2013 có tăng lên 1.282.075.000VNĐ, tuy về mặt trị giá xuất khẩu về mặt con số tăng lên, nhưng tỷ lệ phần trăm so với tổng trị giá xuất khẩu lại có xu hướng giảm xuống từ 18.91% xuống 17.69%. Áo jacket và QA thể thao là những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường này. Khối thị trường này không có sự phân biệt đối với hàng Việt Nam nhưng yêu cầu chất lượng hàng hóa cao và chính xác trong thời hạn giao hàng nên đòi hỏi công ty phải có nỗ lực cao khi tham gia vào thị trường này. Một số hàng rào cần công ty cần phải đáp ứng như: Luật Eu đối với hàng may mặc về môi trường, an toàn sức khỏe con người, các quy chuẩn và cấp phép hóa chất. Có thể kể đến một số hãng chính đang hợp tác với công ty như: MILLET, BALLO,… Thị trường EU khá ổn định so với các thị trường khác, vì vậy công ty cần có những chính sách hợp lý để tăng hợp đồng từ thị trường này.  Thị trường Mỹ Giá trị xuất khẩu của thị trường này không ổn định. Trong các thị trường của công ty thì thị trường Mỹ lại có xu hướng xuất khẩu giảm mạnh trong năm 2013. Trong khi năm 2012, giá trị xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường này đạt 1.085.209.000VNĐ, nhưng bước sang năm 2013, giá trị này chỉ còn lại 820.960.000VNĐ, tức đã giảm 6.60%. Nguyên nhân của sự giảm doanh thu này là do tại thị trường Mỹ, hàng may mặc của Việt Nam bị áp dụng p hần trình giám sát hàng may mặc, khiến cho các bạn hàng lo lắng về việc hàng may mặc của Việt Nam có thể bị áp thuế chống bán phá giá. Nếu như vậy, giá hàng may mặc của Việt Nam sẽ tăng cao, mà giá thấp vốn là một lợi thế của Việt Nam trong lĩnh vực này. Các sản phẩm mà công ty nhận xuất khẩu cho phía đối tác Mỹ chủ yếu là quần áo ngủ, mà mặt hàng này đang có xu hướng giảm mạnh do có sản lượng lớn nhưng doanh thu lại không cao nên công ty mạnh dạn bỏ các hợp đồng có giá thấp. Tuy nhiên Mỹ vẫn là thị trường duy trì làm ăn với công ty. Một số công ty của Mỹ như KMART, AMEX đã chủ động nâng đơn giá gia công lên. Đây là một thị trường lớn, hấp dẫn vì đơn hàng thường với số lượng lớn, chất lượng không đòi hỏi khắt khe, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề thời hạn giao hàng, các quy định, thủ tục phức tạp khi nhập khẩu là một trở ngại lớn đối với công ty. Việc gia nhập WTO là một thuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp dệt may nói chung và đối với công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương nói riêng vì các thủ tục nhập khẩu và các chi phí khi nhập khẩu đã giảm thiểu. Đây sẽ là một thuận lợi lớn vì sau khi gia nhập WTO, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã tăng 35%. Tuy nhiên, để thâm nhập và đứng vững trên thị trường này, công ty cần phải có năng lực sản xuất lớn, trình độ tổ chức quản lý cao để đảm bảo đúng ngày giao hàng, đúng số lượng, chủng loại và quy định về quy cách phẩm chất. Ngoài ra, một số thị trường khác như Đức, Singapore, Séc, Thái Lan,…cũng là những đối tác làm ăn của công ty nhưng nhu cầu không ổn định. 2.1.3. Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu Hiện nay, hình thức xuất khẩu sản phẩm chủ yếu theo hai dạng sau : Dạng thứ nhất: Xuất khẩu sau khi gia công xong: “Nhận nguyên vật liệu và giao thành phẩm”. Công ty kí hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài, khi thực hiện gia công, bên đặt gia công giao đầy đủ nguyên vật liệu như vải, cúc, khóa, túi PE cho công ty để, cũng có khi công ty phải lo nguyên phụ liệu và bên đặt gia công giao nguyên vật liệu chính nhưng trường hợp này là không đáng kể. Trước khi bắt đầu sản xuất hàng loạt thì công ty làm mẫu để xuất sang cho bên đặt gia công xét duyệt.Hàng mẫu này cũng tương tự như hàng mẫu nhập về, Hải quan sau khi kiểm tra sẽ đóng dấu hoặc viết lên sản phẩm chữ “hàng mẫu”, mẫu gửi đi sau khi được chỉnh sửa hay chấp thuận công ty sẽ tiến hành gia công sản phẩm.Do đặc điểm cả mặt hàng mà quy trình công nghệ tương đối phức tạp gồm nhiều khâu. Trong mỗi khâu lại có quy trình công nghệ khác nhau. Quá trình gia công của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1. Quy trình gia công xuất khẩu sản phẩm may Dạng thứ hai: Xuất khẩu trực tiếp dưới dạng bán. Theo phương thức này khách hàng nước ngoài đặt hàng tại công ty. Dựa trên quy cách mẫu mã mà khách hàng đã đặt hàng, công ty tự mua nguyên phụ liệu và sản xuất, sau đó bán thành phẩm cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu theo dạng này đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Mặc dù gia công xuất khẩu là hoạt động gia công còn mang nhiều điểm hạn chế nhưng nó vẫn rất cần thiết đối với công ty trong giai đoạn hiện nay. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.3: Hình thức xuất khẩu hàng may mặc ở công ty 2012 2013 (Đơn vị: nghìn đồng) STT Hình thức gia công 2012 2013 1 Gia công xuất khẩu 4.054.720 4.109.822 2 Xuất khẩu trực tiếp 1.990.679 3.135.559,04 3 Tổng 6.045.399 7.245.381,04 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu công ty 20122013) Từ bảng các hình tức xuất khẩu của công ty trên, ta thấy được gia công xuất khẩu giữ một vai trò và vị trí quan trọng, quyết định đế sự tồn tại của tại công ty may cổ phần may Phú Lương. Đối với hình thức này, bên đặt gia công thường nắm lấy trách nhiệm gửi hàng theo điều kiện thương mại CIF và nhận hàng theo điều kiện FOB (Incoterms 2010). Năm 2012 giá trị gia công xuất khẩu chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty, chiếm khoảng 67.07%, con hình thức xuất khẩu trực tiếp có giá trị xuất khẩu đạt 1.990.679.000VNĐ, tức chiếm khoảng 32.93%. Nguyên nhân của hình thức gia công xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn như vậy có thể kể đến là đây là giai đoạn đầu công ty bước vào hoạt động kinh doanh, với lượng vốn ít ỏi, thiếu thốn về nhân lực và cơ sở vật chất nên công ty đã lựa chọn tập trung vào hình thức gia công xuất khẩu làm hoạt động kinh doanh chính của mình. Sang năm 2013, với việc mở rộng quy mô, tăng cường nhân lực và công tác nâng cao đào tạo nghiệp vụ,công ty đã dần chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp, nhưng cũng mới là năm thứ hai công ty bước vào hoạt động nên vẫn phụ thuộc chính vào hình thức gia công xuất khẩu nên hình thức này vẫn chiếm tỷ trọng cao vẫn có xu hướng tăng 1% so với năm trước.Tuy nhiên, so với tổng cơ cấu doanh thu nó lại có xu hướng giảm xuống từ 67.07% năm 2012 nay chỉ còn chiếm 56.72%. Còn về hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm một giá trị nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng mạnh từ 1.990.679.00VNĐ năm 2012 tăng lên 3.135.559.000VNĐ trong năm 2013, tức tăng 57.51%. Điều này giúp cho chúng ta có thể khẳng định rằng trong tương lai gần thì hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ thay thế dần hình thức gia công nhằm tăng doanh thu và vị thế của công ty trên trường quốc tế. 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY Hiện nay, công ty xuất khẩu theo hai hình thức là gia công xuất khẩu và trực tiếp sản xuất để xuất khẩu nên công ty chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, nguyên vật liệu bao gồm những nguyên vật liệu từ nước ngoài theo các hợp đồng gia công và những nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất hàng may mặc của công ty. Ngoài ra, ở Việt nam việc sản xuất phụ liệu cho hàng may mặc còn hạn chế nên còn phải nhập khẩu thêm một số phụ liệu cần thiết thêm cho quá trình sản xuất. Những quốc gia mà công ty có mối quan hệ bạn hàng thục hiện các hợp đồng gia công và mua nguyên phụ liệu, trang thiết bị như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ…Những nguyên phụ liệu như: vải, cúc, chỉ, khóa, mex,…và một số nguyên phụ liệu khác. 2.2.1. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu Bước sang năm 2013, trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất cho hàng may mặc, công ty cổ phần may Phú Lương cũng chú trọng vào việc bổ sung trang thiết bị, máy móc hiện đại, đồng thời tìm kiếm thêm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn cho quá trình sản xuất. Bảng 2.7 dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn điều này. Bảng 2.4. Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị của công ty 20122013 Đơn vị: nghìn đồng STT TÊN 2012 2013 Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng (%) 1 Máy móc thiết bị 902.769 1.235.075,88 332.306,88 1.37 2 Nguyên phụ liệu 1.489.205,56 2.505.896,19 1.016.690,63 1.68 3 TỔNG 2.391.974,56 3.740.972,07 1.348.997,51 1.56 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) (Nguồn: Phòng kế toán) Biểu đồ 2.2. Giá trị nhập khẩu của công ty 20122013 Từ bảng và biểu đồ trên, ta thấy được giá trị nhập khẩu của máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu đều có xu hướng tăng lên trong năm 2013 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân của hai giá trị này là khoảng 56%. Cụ thể là đối với máy móc thiết bị, năm 2012 công ty mới bước vào hoạt động, lượng vốn còn ít ỏi, quy mô sản xuất nhỏ nên giá trị nhập khẩu của máy móc thiết bị chỉ đạt 902.769.000VNĐ, nhờ việc tích cực thu hút các hợp đồng gia công từ các nước phát triển nên cần phải bổ sung nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại hơn, vì vậy sang năm 2013 giá trị nhập khẩu tăng lên 1.235.075.880VNĐ, tương đương với tốc độ tăng trưởng đạt 37%. Còn đối với nguyên phụ liệu, do là những năm đầu công ty tập trung chủ yếu là thực hiện gia công cho nước ngoài nên lượng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu nên phần này chiếm đa số trong giá trị nhập khẩu của công ty. Bảng số liệu đã chỉ ra rằng giá trị này thường chiếm gần hai lần so với máy móc thiết bị năm 2012 là 1.489.205.560VNĐ đến năm 2013 tăng lên 2.505.896.190VNĐ. Bảng 2.8 dưới đây sẽ thể hiện cụ thể một số nguyên phụ liệu mà công ty nhập khẩu riêng trong năm 2013. Bảng 2.5. Một số nguyên phụ liệu nhâp khẩu của công ty năm 2013 Đơn vị: nghìn đồng STT Nguyên phụ liệu Giá trị 1 Vải các loại 1.222.992 2 Cúc các loại 628.500,12 3 Chỉ các loại 98.185,8 4 Khóa các loại 470.611 5 Mex các loại 85.607,27 6 Tổng 2.505.896,19 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu 2014) Trong các nguyên phụ liệu của công ty nhập khẩu năm 2013 theo bảng 2.8, thì giá trị nhập khẩu của vải là lớn nhất đạt 1.222.992.000VNĐ, tiếp đến là Cúc và Khóa các loại đạt giá trị lần lượt là 628.500.120VNĐ và 470.611.000VNĐ. Vì đây là những nguyên liệu chính cho việc sản xuất hàng may mặc, một phần cũng là do các nước đặt hàng gia công thường thích sử dụng những nguyên vật liệu do chính công ty họ sản xuất hoặc trong nước họ. Còn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ là Chỉ và Mex các loại đạt sấp xỉ gần 100 triệu đồng, vì đây chỉ là các phụ liệu phục vụ thêm cho quá trình sản xuất hàng may mặc với chúng cũng có thể tìm được ngay trong nước mà chất lượng đảm bảo được các nước bạn hàng tin dùng. Việc chú trọng bổ sung thêm trang thiết bị hiện đại với nguyên phụ liệu chất lượng này giúp ích rất nhiều cho quá trình sản xuất kinh doanh, nó có thể rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm đồng thời là hình ảnh của công ty trên trường quốc tế. 2.2.2. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo quốc gia Nhờ việc tích cực trong công tác tìm kiếm thị trường đã đem lại cho công ty những bạn hàng mới, các hợ đồng xuất nhập khẩu đều được gia tăng và để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thị nhu cầu về nguyên vật liệu và trang thiết bị hiện đại của công ty phải tăng lên. Ở đây phần lớn các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phụ liệu đều đa số được nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là theo các hợp đồng gia công, việc cung ứng chúng trong nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Bảng 2.9 dưới đây cho ta thấy rõ điều đó. Bảng 2.6. Giá trị nhập khẩu theo quốc gia của công ty 20122013 (Đơn vị: nghìn đồng) STT Quốc gia 2012 2013 Chênh lệch Giá trị % Giá trị % 1 Trung Quốc 1.154.015,25 48,25 1.722.900 46,05 568.884,75 2 Hàn Quốc 659.801 27,58 1.225.565,8 32,76 565.764,8 3 Mỹ 428.920,55 17,93 404.506,2 10,81 24.414,35 4 Các nước khác 149.237,76 6,24 388.000,07 10,37 238.762,31 5 Tổng 2.391.974,56 100 3.740.972,07 100 1.348.997,51 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Ta thấy được, xét một cách tổng thể thì giá trị nhập khẩu theo quốc gia của công ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 20122013. Trong hai năm 2012 và 2013, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc luôn chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 1.154.015.250VNĐ năm 2012 và 1.722.900.000VNĐ năm2013, nhưng nó lại chỉ ra giá trị này có xu hướng giảm xuống so với tổng giá trị nhập khẩu từ 48,25% xuống còn 46,05%. Công ty thường ký hợp đồng nhập khẩu với Trung Quốc về máy móc thiết bị, tuy nhiên giá trị nhập khẩu của nguyên vật liệu cũng không nhỏ. Số lượng hợp đồng gia công mà công ty thu hút được nhiều nhất đó là ở Hàn Quốc, vì vậy giá trị về xuất nhập khẩu từ nước này luôn chiếm một tỷ lệ cao. Chỉ trong một năm từ 2012 đến 2013 giá trị nhập khẩu tăng 565.764.800VNĐ, tức tăng 5.18%.Hơn nữa, công ty còn xem Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng có khả năng làm bạn hàng lâu dài và thân thiết của mình. Trong số các banh hàng của công ty trong giai đoạn này chỉ riêng có Mỹ là nước mà có cả giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đều giảm xuống. Năm 2012 giá trị nhập khẩu đạt 428.920.550VNĐ đến năm 2013 giảm xuống còn 404.506.200VNĐ, tức giảm 24.414.350VNĐ, nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế trong việc tìm kiếm thị trường trong nước này, đồng thời, các quy định về những mặt hàng xuất nhập khẩu của Mỹ quá khắt khe, nếu như không phải các bạn hàng thân thiệt hoặc các công ty có thương hiệu lớn thì rất khó có thể tiếp cận thị trường này. Tuy nhiên đây cũng là những thành công bước đầu của công ty khi bước vào hoạt động, đó có thể là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty trong tương lai. 2.3. THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN 2.3.1. Thủ tục hải quan khi xuất khẩu hàng hóa Căn cứ vào ngày giao hàng đã được thoả thuận trong hợp đồng xuất khẩu. Cán bộ xuất nhập khẩu của công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương sẽ làm thủ tục Hải quan để xuất hàng. Bộ hồ sơ đăng ký gồm:  Giấy tờ phải nộp bao gồm: Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: 2 bản chính. Bảng kê chi tiết hàng hoá: 2 bản chính (nếu có). Phiếu đóng gói: 2 bản. Định mức nguyên phụ liệu: 1 bản.  Giấy tờ phải xuất trình: Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu: Mỗi hợp đồng xuất khẩu phải lập hai bảng thống kê tờ khai xuất khẩu. Công ty giữ một bảng để xuất trình Hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu từng lô hàng, còn Hải quan lưu giữ một bảng. Vận đơn. Hoá đơn thương mại. Giấy phép xuất khẩu (EL). Giấy chứng nhận xuất xứ (CO). Công ty mở hồ sơ Hải quan xuất hàng và đăng ký ngày giờ xuất, Hải quan sẽ kiểm hàng của công ty, nếu là hàng lẻ thì niêm phong, hàng container thì kẹp chì. Khi kiểm hoá sản phẩm xuất khẩu, Hải quan phải đối chiếu nguyên phụ liệu mẫu lấy khi làm thủ tục nhập khẩu với nguyên phụ liệu cấu thành sản phẩm. Trường hợp nguyên liệu chính phải trải qua một quá trình xử lý trước khi đưa vào sản xuất ra sản phẩm mà hình thức không còn như khi nhập khẩu thì công ty phải có văn bản thông báo với cơ quan Hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng đúng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm. Sau khi kiểm tra hàng hoá, Hải quan sẽ cho phép xuất hàng nếu hàng hợp lệ, công ty xuất hàng theo điều kiện FOB tại cảng Việt Nam. Lấy chữ tín đặt lên hàng đầu vì thế mà công ty luôn luôn khẳng định với bạn hàng của mình rằng những sản phẩm gia công của công ty là chất lượng và giá thành rẻ nhất, chính vì thế số lượng hàng của công ty được xuất đi không bao giờ bị trả lại. 2.3.2. Nghiệp vụ thanh toán Phương thức thanh toán của mỗi đơn đặt hàng được quy định rõ trong hợp đồng gia công. Do tổng công ty nhận gia công theo phương thức nhận nguyên liệu, giao thành phẩm nên đối tác gia công sẽ thanh toán tiền công cho công ty. Một số trường hợp công ty khai thác một số nguyên phụ liệu trong nước dưới dạng nhập khẩu tại chỗ, đối tác gia công sẽ trực tiếp thanh toán chi phí nguyên phụ liệu này cho hãng cung cấp. Một số trường hợp khác công ty tự cung cấp nguyên phụ liệu, thì giá gia công cho một sản phẩm được quy định trong hợp đồng sẽ bao hàm giá cả của các phụ liệu này. Để thực hiện nghiệp vụ thanh toán cán bộ xuất nhập khẩu của công ty phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán gồm: Hợp đồng xuất khẩu Vận đơn Hoá đơn thương mại Giấy phép xuất khẩu Giấy chứng nhận xuất xứ Phiếu đóng gói Đối với hoạt động sản xuất hàng xuất nhập khẩu, khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống bạn hàng lâu năm nên phương thức thanh toán thường là điện chuyển tiền (TT), đây là phương thức đơn giản nhất trong thanh toán quốc tế. Theo phương thức này, công ty sẽ gửi cho bên nhập khẩu bộ chứng từ thanh toán và yêu cầu họ thanh toán tiền hàng vào tài khoản của tổng công ty. Phương thức này rất thuận tiện vì nếu có sự thay đổi trong hợp đồng, hai bên chỉ cần thoả thuận bằng văn bản một cách nhanh chóng và bên đặt gia công sẽ thanh toán đúng số hàng thực tế xuất khẩu. Tuy nhiên phương thức này có độ rủi ro cao do không có ngân hàng nào đứng ra bảo đảm cho việc thanh toán, do đó công ty chỉ áp dụng đối với khách hàng truyền thống. Còn đối với nh

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ LƯU VĂN QUỲNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUC T Tên đề tài: THC TRNG V MT S GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG Thái Nguyên, tháng 04/2014 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH THNG MI QUC T Tên đề tài: THC TRNG V MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S HOÀNG VĂN HẢI Sinh viên thực : LƯU VĂN QUỲNH Lớp : K7_TMQT Thái Nguyên, tháng 04/2014 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp thời gian mà sinh viên có hội mang kiến thức lý thuyết mà học tập nghiên cứu giảng đường đại học vận dụng vào thực tiễn Để khơng bỡ ngỡ sau trường để có hiểu biết sâu rộng thực tế, nhà trường tạo điều kiện cho chúng em thực tập tốt nghiệp công ty cổ phần may xuất Phú Lương Để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp mình, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s Hoàng Văn Hải người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, bảo, động viên để em hồn thành báo cáo cách tốt Bên cạnh đó, báo cáo em hoàn thành nhờ giúp đỡ tạo điều kiện môi trường thực tập thuận lợi từ Ban giám đốc, chú, anh chị phịng xuất nhập phịng ban khác Cơng ty cổ phần may xuất Phú Lương - Thái Nguyên Báo cáo chưa hồn chỉnh, cịn nhiều thiếu sót, song cố gắng nỗ lực thân em Do đó, em mong nhận đóng góp ý kiến q thầy giáo bạn đọc để báo cáo hoàn chỉnh Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, tháng 04 năm 2014 Sinh viên Lưu Văn Quỳnh Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên: Lưu Văn Quỳnh Lớp: K7- TMQT Chuyên ngành: Thương mại quốc tế Tên đề tài: Thực trạng số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập hàng may mặc Công ty cổ phần may xuất Phú Lương Giảng viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Văn Hải Kết cấu, hình thức trình bày ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Nội dung báo cáo Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………………… Thơng tin đơn vị thực tập ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Tính cấp thiết vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Thực trạng vấn đề ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Thái độ sinh viên trình thực tập ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Hướng phát triển nghiên cứu đề tài ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Kết quả:………………… Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 20… Giảng viên hướng dẫn  Ngành thương mại quốc tế Lưu Văn Quỳnh NHẬN XÉT PHẢN BIỆN Họ tên sinh viên: Lưu Văn Quỳnh Lớp: K7- TMQT Chuyên ngành: Thương mại quốc tế Tên đề tài: Thực trạng số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập hàng may mặc Công ty cổ phần may xuất Phú Lương Kết cấu, hình thức trình bày …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Nội dung báo cáo 2.1 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2.2 Thông tin đơn vị thực tập …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2.3 Tính cấp thiết vấn đề nghiên cứu …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2.4 Thực trạng vấn đề …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Hướng phát triển nghiên cứu đề tài …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Kết quả:………………… Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 2014 Phản biện Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh MỤC LỤC Trang Ngành thương mại quốc tế  Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục ký hiệu, cụm từ viết tắt Danh mục bảng, biểu hình Lưu Văn Quỳnh i ii iii iv v MỞ ĐẦU The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á) 1.Tính cấp thiết đề tài 10 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 11 Đối tượng .11 Báo cáo nghiên cứu vấn đề cốt lõi hoạt động xuất nhập hang may mặc Công ty cổ phần may Phú Lương .11 Phạm vi 11 Phương pháp nghiên cứu 11 Kết cấu báo cáo 11 PHẦN I 12 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG 12 1.1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 12 1.1.2 Quá trình hình thành phát triển 12 1.1.3 Vai trị nhiệm vụ cơng ty 13 2.1.4.Ngành nghề sản xuất kinh doanh sản phẩm 13 2.1.5.Mơ hình tổ chức chức nhiệm vụ phận 14 1.1.6 Tình hình nhân công ty .16 1.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CƠNG TY 2012-2013 .17 PHẦN II 20 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG .20 2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 20 2.1.1 Phân tích kết hoạt động xuất theo sản phẩm xuất 20 2.1.2 Phân tích kết hoạt động xuất theo thị trường xuất 21 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CƠNG TY 26 2.2.1 Phân tích hoạt động nhập theo giá trị nhập nguyên phụ liệu 26 2.2.2 Phân tích hoạt động nhập theo quốc gia 28 2.3 THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN 30 2.3.1 Thủ tục hải quan xuất hàng hóa 30 2.3.2 Nghiệp vụ toán 31 2.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY .32 2.4.1 Những thành tựu đạt .32 2.4.2 Những hạn chế tồn .33 2.4.3 Nguyên nhân tồn 34 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐÔNG XUẤT NHẬP Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT ASEAN CIF 10 11 12 C/O E/L EU FOB JSC L/C Q/C QA TCHQ T/T DẠNG ĐẦY ĐỦ The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á) Cost, Insurance and Freight (Giá thành, bảo hiểm cước phí) Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) Export License (Giấy phép xuất khẩu) European Union (Liên minh Châu Âu) Free on board (Giao hàng lên tàu) Joint stock company (Công ty cổ phần ) Letter of Credit (Thanh tốn tín dụng thư) Quality Control (Phịng kiểm tra chất lượng) Quần áo Tổng cục Hải quan Telegraphic Transfer (Chuyển tiền điện) Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH NỘI DUNG Bảng số liệu Bảng 1.1: Ngành, nghề kinh doanh công ty năm 2013 Bảng 1.2: Số lượng lao động công ty 2012-2013 Bảng 1.3: Kết kinh doanh công ty cổ phần may xuất Phú Lương Bảng 2.1: Giá trị xuất theo sản phẩm công ty 2012-2013 Bảng 2.2: Thị trường xuất sản phẩm may cơng ty 2012-2013 Bảng 2.3: Hình thức xuất hàng may mặc công ty 2012 -2013 Bảng 2.4: Giá trị nhập nguyên phụ liệu máy móc thiết bị công ty Bảng 2.5: Một số nguyên phụ liệu nhâp công ty năm 2013 Bảng 2.6: Giá trị nhập theo quốc gia công ty 2012-2013 Bảng 3.1: Một số mục tiêu công ty năm 2014 Bảng 3.2: Đề xuất số lượng nhân viên cho phịng Marketing cơng ty Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất Cơng ty Sơ đồ 2.1: Quy trình gia công xuất sản phẩm may Biểu đồ Biểu đồ 1.1: Tổng doanh thu tổng chi phí cơng ty 2012-2013 Biểu đồ 2.1: Thị trường xuất công ty năm 2013 Biểu đồ 2.2 Giá trị nhập công ty 2012-2013 Trang Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Hiện nay, xu hướng khu vực hóa tồn cầu hóa diễn mạnh mẽ giới, nước ta nỗ lực để bắt kịp xu phát triển kinh tế giới Điều có nghĩa đặt Việt Nam trước thách thức phải mở cửa cho nước ngồi đầu tư vào số ngành định Hịa vào dòng chảy hội nhập kinh tế đất nước với giới khu vực đầy khó khăn thách thức vậy, doanh nghiệp cạnh tranh với khốc liệt Trong kinh tế Việt Nam, may mặc ngành xuất mũi nhọn đặc biệt quan tâm đầu tư chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Với đơi tay khéo léo, cần mẫn, người Việt may trang phục đáp ứng nhu cầu nước Việt Nam trở thành nước xuất mặt hàng may mặc tốt thị trường giới Công ty cổ phần may xuất Phú Lương công ty hoạt động lĩnh vực may mặc thời chưa lâu với hoạt động sản xuất, gia cơng xuất Tuy nhiên, năm hoạt động, công ty bước phát triển gặt hái nhiều thành quả, đóng góp phần khơng nhỏ vào phát triển chung cho Tỉnh Thái Nguyên phát triển dệt may nước nhà, giúp giải việc làm cho lượng lớn lực lượng lao động cho tỉnh nhà tỉnh lân cận, đáp ứng nhu cầu may mặc vùng Thị trường cơng ty thị trường nước để cạnh tranh với doanh nghiệp nước lĩnh vực để đem lại doanh thu khó khăn Do vậy, việc đạt hiệu nâng cao hiệu kinh doanh hoạt đông xuất nhập vấn đề quan tâm công ty trở thành điều kiện thiết yếu để cơng ty tồn phát triển Nhận thức điều nên lựa chọn đề tài “ Thực trạng số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập hàng may mặc Công ty cổ phần may xuất Phú Lương” làm báo cáo cho trình thực tập sở Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung - Tìm hiểu hoạt động xuất nhập hàng may mặc đề xuất số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập Công ty cổ phần may Phú Lương  Mục tiêu cụ thể 10 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh từ đặt hàng gia công sang đặt hàng thành phẩm, tỷ lệ gia công xuất giảm dần Điều chứng tỏ công ty có nhiều tiến việc cung cấp nguyên phụ liệu chất lượng cao phục vụ cho sản xuất sản phẩm phục vụ xuất Công ty cổ phần may xuất Phú Lương bước đầu xác định vị cho sản phẩm không thị trường nước mà thị trường giới Hiện không người tiêu dùng nước đánh giá cao ưa chuộng sản phầm cơng ty mà nước ngồi Công ty lựa chọn đắn chiến lược cho thị trường cụ khu vực thị trường, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng loại nhu cầu phong phú khách hàng Công ty quan tâm vấn đề thiết kế sản phẩm để tung thị trường loại sản phẩm mới, hấp dẫn nhiều khách hàng Kể từ thành lập đến nay, kim ngạch xuất công ty không ngừng tăng lên 2.4.2 Những hạn chế cịn tồn Qua việc phân tích thực trạng hoạt động xuất nhập hàng may mặc công ty may xuất Phú Lương, ta thấy công ty tồn số hạn chế cần khắc phục Đây tồn không công ty mà vướng mắc hầu hết công ty kinh doanh hàng may mặc xuất Việt Nam nay: - Khả nắm bắt thông tin thị trường hội kinh doanh cịn hạn chế, khả tiếp thị chưa có sách giao tiếp hiệu - Mới phát triển chiều rộng chưa phát triển chiều sâu Cơng tác cải tiến đa dạng hóa sản phẩm hạn chế Các sản phẩm chưa phong phú, chủ yếu áo Jacket, quần áo sơ mi, thể thao, sản phẩm cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu khách hàng - Chế độ đãi ngộ cho người lao động chưa hợp lý , đặc biệt cán kĩ thuật thợ kĩ thuật có tay nghề cao dẫn đến tình trạng lao động ln bị xáo trộn người tìm nơi làm việc có chế độ đãi ngộ tốt - Vấn đề lý hợp đồng chưa có biện pháp giải triệt để Theo quy định Tổng cục Hải quan (quyết định số 126/TCHQ – quy định ngày 18/4/1995), sau kết thúc hợp đồng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải khoản với hải quan để xác định việc nhập nguyên vật liệu xuất sản phẩm, để từ có biện pháp xử lý nguyên phụ liệu dư thừa thiếu hụt Tuy nhiên, thực tế nhiều hợp đồng gia công với thời hạn dài thời hạn khơng xác định (Bởi cơng ty có khách hàng quan ký hợp đồng nhau) gây nhiều khó khăn cho việc khoản hợp đồng Đã có trường hợp doanh nghiệp khơng thể tốn ngun phụ liệu nhiều hợp đồng với thời hạn không rõ ràng, nên 33 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh quan hải quan buộc phải tạm ngừng làm thủ tục miễn thuế nhập cho lơ hàng hợp đồng gây khó khăn cho việc thực hợp đồng gia công Về xử lý phế liệu thừa lý hợp đồng: Đặc biệt hợp đồng gia công, vấn đề nan giải, theo báo cáo số doanh nghiệp; phế liệu sau sản xuất gia công như: dao cắt, da vụn, nhãn mác hàng hóa bán thành phần khơng đạt tiêu chuẩn phải loại bỏ (bên nước ngồi gửi bù khơng lấy lại) với số nguyên liệu thừa sau lý hợp đồng chưa có biện pháp sử lý thích hợp Số hàng hóa bên đặt gia cơng u cầu tái suất xin giao lại cho ta không tính tiền Một nghịch lý chỗ doanh nghiệp tiếp nhận khơng biết dùng vào việc phải chịu thuế nhập đói với lơ hàng phế liệu Một số ý kiến đưa phương án phá hủy có chứng kiến hải quan chi phí để phá hủy tác hại mơi trường sau phá hủy găp khơng khó khăn cho doanh nghiệp, trường hợp chuyển qua hội từ thiện, nhân đạo phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục, nhiều thời gian 2.4.3 Nguyên nhân tồn  Những nguyên nhân chủ quan - Công tác nghiên cứu dự đoán thị trường chưa trọng, cơng ty chưa có phịng marketing với trang thiết bị đại đội ngũ cán thị trường có trình độ chun mơn cao - Cơng tác kế hoạch quản lý điều động sản xuất chưa triệt để, tiết kiệm chi phí dẫn đến giá thành xuất cao làm giảm lợi nhuận Việc điều phối kế hoạch chưa nhịp nhàng dẫn đến khâu dây chuyền chưa liên hồn nhiều cịn phải chờ đợi lẫn kéo dài thời gian sản xuất suất lao động khơng cao - Cơng ty có tổ chức xưởng chuyên thiết kế mẫu chào hàng để chủ động vấn đề tiếp thị hiệu chưa cao - Công ty chưa trọng đến vấn đề quảng bá sản phẩm tìm kiếm khách hàng việc có đầy đủ thơng tin để xác định đối tác cần lựa chọn bị xem nhẹ nên phần làm hạn chế việc nâng cao hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh công ty  Những nguyên nhân khách quan Đây nguyên nhân thuộc mơi trường kinh doanh bên ngồi cơng ty: - Sự cạnh tranh nước khu vực ngành may mặc diễn gay gắt, giá xuất thấp thấp 34 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh - Nhà nước chưa có định hướng rõ ràng cụ thể để động viên khuyến khích phát triển hàng gia công may mặc Các thủ tục vay vốn thủ tục xuất nhập rờm rà cản trở hoạt động gia công xuất công ty Trên tồn nguyên nhân tồn hoạt động xuất nhập hàng may mặc công ty cổ phần may Phú Lương Đây tồn chung doanh nghiệp sản xuất xuất hàng may mặc Việt Nam giai đoạn Vì vậy, việc tìm giải pháp khắc phục hạn chế thúc đẩy hoạt động xuất nhập thời gian tới quan trọng PHẦN III 35 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐÔNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHÚ LƯƠNG 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Hiện nay, kinh tế giới khu vực có chuyển biến mạnh mẽ tốc độ phát triển kinh tế nước ngày cao Trước tình hình đó, để tránh nguy tụt hậu bắt kịp xu thời đại, Đảng Nhà nước ta chủ trương đổi toàn diện nhằm đẩy mạnh phát triển tất ngành nghề kinh doanh lĩnh vực hoạt động Xây dựng lĩnh vực then chốt tảng có sở vật chất hạ tầng cho phát triển tương lai Chính vậy, Cơng ty cổ phần may xuất Phú Lương không ngừng phấn đấu vươn lên góp phần vào cơng đổi chung đất nước Trong năm qua Cơng ty góp phần khơng nhỏ vào tỷ trọng ngành may mặc cấu ngành nghề tỉnh Thái Nguyên Nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng phát triển năm tới công ty đề số mục tiêu phương hướng hoạt động năm sau:  Một số tiêu cụ thể năm 2014: Dựa theo mà cơng ty đạt hai năm qua số liệu cụ thể, công ty đặt mục tiêu năm 2014 sau: Bảng 3.1 Một số mục tiêu công ty năm 2014 STT NỘI DUNG CHỈ TIÊU Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ Doanh thu xuất Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập bình qn Tổng số cán cơng nhân viên tỷ đồng 10 tỷ đồng 12 tỷ đồng 2.3 tỷ đồng 4.2 triệu đồng/người 1200 người (Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính)  Phướng phát triển Cơng ty thời gian tới: Là công ty hoạt đông lĩnh vực hàng may mặc thời gian ngắn nên việc cạnh tranh với doanh nghiệp khác thị phần tiêu thụ nước hợp đồng gia công may mặc xuất khó khăn Đặc biệt cạnh tranh trở lên gay gắt hội giành đơn đặt hàng lớn, lâu dài doanh nghiệp Việt Nam trở lên khó khăn phải đối đầu với doanh nghiệp nước chuyên sản xuất mặt hàng tương tự Bởi lẽ họ có kinh nghiệm, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, có sức mạnh tài nên giá thành sản phẩm 36 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh họ chắn mức thấp, kết hợp với mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú nên sản phẩm họ có sức cạnh tranh tốt Ví dụ sản phẩm dệt may Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam với giá phù hợp với đại đa số thu nhập người lao động, mẫu mã lại đa dạng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm dệt may nước ta đa số giá thành cao, mẫu mã cịn đơn điệu nên khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc Trong tương lai, chắn cạnh tranh trở nên khốc liệt doanh nghiệp may mặc đời nhiều thêm Việt Nam mà cịn nước ngồi nhu cầu chung tăng chậm chững lại, điều xem quy luật tất yếu kinh tế Trước bối cảnh ấy, Công ty cổ phần may xuất Phú Lương đưa phương hướng phát triển thời gian tới sau: - Tiếp tục đầu tư, cải tiến đổi máy móc thiết bị cơng nghiệp đại, tạo sở vật chất vững cho phát triển lâu dài - Công ty đặt nhiệm vụ phải thực hợp đồng xuất thời hạn, ln coi trọng chữ “Tín”trong kinh doanh - Đẩy mạnh công tác thiết kế, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm Tiếp tục trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 để hội nhập khu vực giới - Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm (về giá cả, chất lượng, mẫu mã) với sản phẩm nhập từ khu vực ASEAN vào Việt Nam - Chú trọng công tác đào tạo đào tạo lại nguồn nhân lực, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán công nhân viên Công ty để họ có đủ lực làm chủ máy móc thiết bị đại đủ lực để quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh điều kiện thị trường ngày biến động phức tạp - Xây dựng hệ thống kênh phân phối tiêu thụ, đại lý bán hàng, mở rộng phát triển mối quan hệ với mối trung gian thương mại tạo thành cầu nối vững sản xuất tiêu dùng - Tạo đủ công ăn việc làm, cố gắng nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán công nhân viên, thực đủ nghĩa vụ với Nhà nước, chấp hành đầy đủ sách Đảng Nhà nước - Tổ chức sản xuất khoa học, hiệu xây dựng phương án tiết kiệm sản xuất, hội tụ sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao suất lao động, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để tạo điều kiên cho sản phẩm Công ty hội nhập sâu rộng vào thị trường giới 37 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Trong giai đoạn năm tới, hoạt động xuất hàng may mặc Việt Nam xu thời đại, tất yếu q trình phân cơng lao động quốc tế Ngồi lợi ích kinh tế, hoạt động xuất hàng may mặc giải việc làm cho số lớn lực lượng lao động thành phố vùng sâu vùng xa Có thể nói, tăng cường hoạt động xuất hàng may mặc bước quan trọng để thực chiến lược hướng vào xuất q trình cơng nghiệp hóa đại hóa đất nước Vì vậy, cần hồn thiện hoạt động xuất để đáp ứng mục tiêu nêu Từ phân tích chi tiết hoạt động gia cơng xuất hàng may mặc công ty cổ phần may xuất Phú Lương, ta thấy bên cạnh thành tựu đạt tồn hạn chế cần khắc phục Sau số giải pháp nhằm khắc phục tồn thúc đẩy hoạt động xuất cơng ty 3.2.1 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Khi có đội ngũ cơng nhân lành nghề đội ngũ cán quản lý giỏi đảm bảo cho công ty cổ phần may xuất Phú Lương phát triển lâu dài bền vững Hiện công ty phải đối mặt với vấn đề lao động, để đáp ứng nguồn lao động chất lượng cao cho tương lai công ty cần: Đầu tư vào việc đào tạo giảng dạy cho phù hợp với trình độ cơng nghiệp sản xuất may mặc sử dụng doanh nghiệp để sau đào tạo học viên thích nghi với mơi trường làm việc thực tế Cơng ty có thể: - Tổ chức cho cán tham gia khóa học nghiệp vụ chuyên môn trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh hay trường đại học nước - Gửi cán có lực nước ngồi học tập - Thuê chuyên gia đào tạo chỗ Thường xuyên tổ chức đào tạo lại cho cán công nhân viên công ty để họ nâng cao trình độ lực đồng thời cập nhật kịp thời khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất Trên sở làm tăng hiệu quản lý làm tăng suất lao động Đa dạng hoá kỹ người lao động để đảm bảo cho họ có khả thích ứng nhanh với khâu sản xuất có điều chỉnh dây truyền sản xuất doanh nghiệp, làm cho cấu lao động không bị ảnh hưởng doanh nghiệp có biến 38 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh đổi Đồng thời giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh thay đổi sản xuất dẫn tới chuyển dịch lao động doanh nghiệp Hàng năm công ty nên mở thi tay nghề giỏi cho người lao động để họ học kinh nghiệm hoạt động sản xuất thực tiễn Mặt khác giúp cho cơng ty phát nhân tài nội cơng ty, từ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời cụ thể lao động Khi cơng ty có đội ngũ cơng nhân sản xuất trực tiếp lành nghề, có khả tạo sản phẩm có chất lượng cao, bị sai sót nên sản phẩm có tính cạnh tranh thị trường dễ thâm nhập vào thị trường Một đội ngũ quản lý giỏi, linh hoạt, động, sáng tạo giàu kinh nghiệm giúp cho công ty có chiến lược cụ thể bước vững công tác mở rộng thị trường xuất 3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu tiếp cận thị trường Thị trường gương phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Vậy nghiên cứu thị trường cần thiết, qua nghiên cứu thị trường giúp công ty: - Nắm bắt biến động cầu mà nhu cầu thị trường sản phẩm may mặc phong phú, đa dạng, thay đổi theo thị hiếu có tính thời vụ - Nghiên cứu dự đốn thị trường giúp cơng ty nắm bắt tình hình tiêu dùng, chi phí cho việc mua sắm hàng may mặc chiếm tỷ lệ bao nghiêu tổng chi phí, từ mà dự báo nhóm khách hàng cụ thể Giúp công ty xác định mục tiêu biện pháp cụ thể đáp ứng nhu cầu khách hàng Trong kinh tế đại, công tác marketing coi đặc biệt quan trọng doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường đem đến thông tin làm sở cho công ty xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệp mạnh gắn liền với khả marketing mạnh, cần phải có nhìn marketing đặc biệt marketing quốc tế, phải nhận thức tầm quan trọng marketing công cụ hàng đầu quản trị kinh doanh Tuy nhiên, Cơng ty có hệ thống phân phối hạn hẹp Điều làm giảm khả tiêu thụ sản phẩm công ty nhiều Sau số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu dự báo thị trường: 39  Ngành thương mại quốc tế Lưu Văn Quỳnh - Công việc quan trọng tạo dựng đội ngũ cán Marketing có lực thơng qua biện pháp tuyển dụng tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán trường Có thể tổ chức phịng marketing theo cấu sau: Bảng 3.2 Đề xuất số lượng nhân viên cho phịng Marketing cơng ty Chỉ tiêu Số lượng Độ tuổi (Người) (Tuổi) Trưởng phòng >35 Đại học Nhân viên thị trường 20 - 35 Đại học Nhân viên xử lý số liệu 20 - 35 Đại học Tổng Chức danh Trình độ học vấn (Nguồn: Đề xuất tác giả nghiên cứu) - Công ty nên xây dựng thuê chi nhánh phân phối đại bạn lân cận nước xuất tiềm Nhằm cung cấp chỗ sản phẩm công ty cho khách hàng, tạo dựng thương hiệu cho công ty Đồng thời giảm chi phí vận chuyển Cơng ty lựa chọn nhà phân phối trung gian có uy tín thị trường - Tổ chức phịng Marketing với đầy đủ trang thiết bị thơng tin, tin học đại, tích cực áp dụng kỹ thuật quản trị Marketing đại - Xúc tiến hoạt động quảng cáo khuếch trương, tham gia hội chợ thương mại, hội thảo chuyên ngành ngồi nước để giới thiệu mặt hàng cơng ty hoạt động gia công xuất hàng may mặc 3.2.3 Nâng cao chất lượng tính cạnh tranh cho sản phẩm Hầu hết khách hàng sử dụng sản phẩm có yêu cầu định sản phẩm chất lượng, màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu…Vì nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hố sản phẩm góp phần làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm thị trường Khi xuất sang thị trường giới, giá công cụ cạnh tranh hữu hiệu doanh nghiệp Hiện công ty chưa xây dựng thương hiệu thị trường giới nên công ty cổ phần may xuất Phú Lương trì sách định giá thấp để thoả mãn nhu cầu khách hàng có thu 40 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh nhập trung bình thị trường bình dân số nước Tuy nhiên sản phẩm có giá rẻ chưa có khả cạnh tranh thị trường nhiều nhà nhập khơng quan tâm tới yếu tố họ quan tâm coi trọng yếu tố khác yếu tố tạo nên tính đáng tin cậy cho sản phẩm cho doanh nghiệp tham gia xuất Như công ty nên định giá sản phẩm phù hợp với cơng nhận khách hàng sản phẩm đó, dịch vụ kèm theo sản phẩm hình ảnh doanh nghiệp Để nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm thông qua yếu tố giá công ty cần: Một là, đưa sách khuyến khích người lao động không ngừng sáng tạo trau dồi kinh nghiệm đồng thời tích cực đổi cơng nghệ để nâng cao suất lao động, qua giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân cơng đơn vị sản phẩm sản xuất Hai là, cần xây dựng tăng cường áp dụng mơ hình quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 hợp lý hố q trình sản xuất góp phần làm giảm sản phẩm hư hỏng lỗi trình sản xuất Ba là, bắt buộc giảm tối đa loại chi phí trung gian Bốn là, tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho sản xuất xuất để hạ giá thành sản phẩm Xây dựng chiến lược, kế hoạch phương án sản xuất tự cung cấp nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp dệt may để thay cho nguyên phụ liệu nhập nhằm làm tăng tỷ lệ nội địa hoá hàng xuất Nhờ làm tăng giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần làm tăng sức cạnh tranh sản phẩm thị trường nước quốc tế Năm là, liên kết với hãng thời trang tiếng nước ngồi để sử dụng thương hiệu sản phẩm họ Theo cách công ty bán sản phẩm với giá cao mà giá sản phẩm mang tính cạnh tranh so với giá sản phẩm hãng gốc sản xuất Đối với doanh nghiệp tham gia xuất hàng hố, giá khơng phải yếu tố định tính cạnh tranh mà cịn có yếu tố nguồn lực Đối với Vinatex vậy, nguồn lực quan trọng nguồn lực thể mạnh yếu doanh nghiệp cạnh tranh Một doanh nghiệp có nguồn lực dồi bạn hàng tin tưởng doanh nghiệp có khả thích nghi nhanh với biến đổi môi trường, đặc biệt yếu tố người doanh nghiệp Vì cần thực chiến lược tăng tốc đầu tư theo chiều sâu chiều rộng, đầu tư cần tính tới yếu tố liên hồn để khai thác hết tiềm nội công ty; thực phối hợp doanh nghiệp thành viên để gắn chặt khâu sản xuất: sợi- dệt- may sản xuất hàng xuất Trên sở cơng ty chủ động 41 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh khâu cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp thành viên, không bị phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, đồng thời nâng cao suất tồn cơng ty, góp phần hạ giá thành sản phẩm cho sản phẩm có chất lượng ổn định 3.2.4 Nâng cao khả sản xuất kinh doanh Đây coi vấn đề quan trọng nhất, làm cho công ty mở rộng khả sản xuất, nâng cao suất lẫn chất lượng sản phẩm tạo cạnh tranh lành mạnh với doanh nghiệp khác Nhưng giải pháp khó thực thi lúc mà địi hỏi phải có thời gian phương thức làm ăn phù hợp thực Để thực thi giải pháp cơng ty cần phải: - Vì thị trường cơng ty thị trường nước ngồi, việc gặp gỡ trực tiếp trao đổi thông tin, giao dịch khó khăn nên cơng ty cần phải cải thiện, đại hóa mạng lưới thơng tin liên lạc phục vụ tốt cho việc tìm kiếm ký kết hợp đồng Việc giao dịch thực qua mạng, chứng từ, thủ tục hải quan, việc toán trao đổi qua mạng việc mua bán thực nhanh hơn, tiết kiệm thời gian chi phí Hơn nữa, cơng ty phải nâng cấp hồn thiện Website, cách tốt để giới thiệu sản phẩm cơng ty tới khách hàng nâng cao vị khơng thị trường nước mà thị trường quốc tế - Đổi trang thiết bị Đây việc khó khăn địi hỏi nguồn vốn lớn, nguồn vốn lấy từ đâu ra, vấn đề nan giải Hơn đổi mua mở rộng sản xuất lại phải cho máy móc làm việc liên tục, tránh tình trạng phải ngừng hoạt động thiếu việc Thực tế cơng ty cịn thiếu máy móc sản xuất số mặt hàng cao cấp Đổi mua máy móc thiết bị nhằm tạo sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu khách hàng, tăng cường khả cạnh tranh mặt khác chứa đựng khó khăn mà ban lãnh đạo cơng ty phải xem xét - Lập kế hoạch triệt để, tổ chức dây truyền hợp lý: Song song với việc đổi mới, mua sắm máy móc thiết bị để có dây chuyền sản xuất hợp lý hiệu công ty cần lập kế hoạch cách triệt để để q trình sản xuất dây chuyền khơng phải chờ đợi làm giảm suất, dẫn đến giá thành sản phẩm cao 42 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh Nâng cao tay nghề cho người lao động cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng: hàng năm công ty tổ chức cho công nhân học tập nâng cao tay nghề trình độ cơng nhân chưa đạt mức cao để thực sản xuất sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng Công ty cần phải tổ chức đào tạo người lao động chưa kịp với dây chuyền sản xuất, tổ chức tuyển chọn cơng nhân có đủ tay nghề để trực tiếp sản xuất nhanh sa thải người lao động có tay nghề thấp Và cán nhân viên quản lý phải xây dựng đủ mạnh, có trình độ nghiệp vụ cao, tinh thần trách nhiệm cao đối phó lại với tình bất ngờ xảy kinh doanh Cơng ty cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm làm cho người lao động gắn bó với cơng ty hơn, tránh tình trạng chảy máu chất xám, biến động thị trường, người lao động có trình độ tay nghề cao trình độ nghiệp vụ cao thường tìm đến nơi có chế độ đãi ngộ tốt để làm việc - Tìm kiếm nguồn cung cấp ngun phụ liệu ổn định có uy tín: Việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng tốt góp phần đáp ứng kịp thời xác nhu cầu thị trường, thực thời hạn hợp đồng với chất lượng tốt Thu mua khâu quan trọng, khâu định quy trình sản xuất kinh doanh, đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp có khả phát triển giai đoạn sau hay không Trong thu mua hàng dệt may, vấn đề lựa chọn nguồn hàng quan trọng Cần phải lựa chọn nguồn hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh doanh nghiệp đặc điểm thị trường nước ta Vì cần nghiên cứu khai thác nguồn nguyên phụ liệu phù hợp kể nước 3.3.5 Phát triển quan hệ đối tác Quan hệ đối tác coi tài ngun vơ hình doanh nghiệp Cơng ty phát triển hay khơng nhờ vào hai mặt: Thực lực công ty quan hệ đối tác mà công ty tạo dựng Để giữ vững quan hệ có, cơng ty ln phải giứ chữ tín đối tác, thái độ sịng phẳng chiếu cố lẫn quan hệ sản xuất kinh doanh Muốn cho hoạt động xuất nhập phát triển nữa, cơng ty cần phải có giải pháp đối tác sau: - Quan hệ trực tiếp với đối tác: công ty cần tạo cho quan hệ trực tiếp tức phải bỏ qua khâu trung gian hầu hết hoạt động gia công ký kết qua công ty trung gian dẫn tới lợi nhuận bị chia sẻ nên lợi ích cơng ty bị hạn chế Nếu bỏ qua khâu trung gian, công ty quan hệ trực tiếp với đối tác 43 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh nước ngồi lợi nhuận thu lớn nhiều Muốn làm điều công ty cần phải: + Tạo mặt hàng có mẫu mã hợp lý, phù hợp với thị trường Đây sở để bên nước ngồi đặt gia cơng Phía nước ngồi vào mẫu mã công ty tạo để đánh giá trình độ sản xuất, thể chất lượng có đáp ứng yêu cầu gia cơng hay khơng Điều địi hỏi người thiết kế mẫu phải có trình độ cao + Mở rộng quan hệ với khách hàng Một khách hàng đặt gia công nhiều doanh nghiệp hay nhiều nước khác nhau, vấn đề tạo cạnh tranh việc thu hút đơn hàng gia cơng Bởi cơng ty có số lượng khách hàng ỏi nhiều trường hợp phải gặp khó khăn vấn đề kí kết hợp đồng Do ngồi việc cơng ty phải giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cần trọng quan hệ với khách hàng Trong năm tới việc Việt Nam ký kết hiệp định thương mại với thị trường EU mở có hội kinh doanh cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam thị trường có kim ngạch nhập lớn cấu thị trường đa dạng 3.3.6 Linh hoạt với thay đổi sách Là doanh nghiệp vừa, việc kinh doanh cơng ty có mức độ phụ thuộc nhiều vào sách biện pháp thúc đẩy nhà nước Trong thời gian qua nhà nước ta nhiều sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa nhỏ doanh nghiệp xuất nhập Tuy nhiên, sách khơng doanh nghiệp tận dụng áp dụng hiệu Một phần từ phía quan quản lý nhà nước chưa linh hoạt việc thực thi sách, phần doanh nghiệp khơng cập nhật thơng tin, khơng tìm hiểu rõ hiểu lệch lạc sách khiến cho việc hưởng sách doanh nghiệp trở lên khó khăn khơng có hiệu Với cơng ty cổ phần may xuất Phú Lương vậy, sách ưu đãi nhiều nhừng doanh nghiêp có khơng biết khơng biết làm để hưởng sách Điều làm cho nhiều quyền lợi cơng ty bị bỏ qua đáng tiếc Chính thế, cơng ty nên có phận, cập nhật, nghiên cứu sách pháp luật nhà nước, thiết lập mối quan hệ với quan chức năng, quan nhà nước để doanh nghiệp cập nhật thông tin nhanh nhất, dễ dàng áp dụng linh hoạt hoạt động kinh doanh thay đổi cách thức, phương hướng kinh doanh cho phù hợp hiệu giai đoạn kinh tế 44 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh KẾT LUẬN Kết luận May mặc mặt hàng xuất mũi nhọn nước ta, Nhà nước doanh nghiệp trọng đầu tư cho phát triển phục vụ trình phát triển kinh tế- xã hội hội nhập kinh tế quốc tế quốc gia Công ty cổ phần may xuất Phú Lương công ty thành lập chuyên sản xuất xuất lĩnh vực may mặc Đồng thời, hoạt động cơng ty xuất thị trường nước ngồi nên q trình phát triển cơng ty gặp phải khơng khó khăn, trở ngại, đặc biệt cạnh tranh đối thủ cạnh tranh lĩnh vực kinh doanh nước nước Tuy nhiên, với nỗ lực cán quản lý nhiệt tình tập thể nhân viên, cơng ty bước khắc phục khó khăn ban đầu đạt thành tựu đáng kể thể nhiều mặt khác Nhiệm vụ đặt trước mắt ban lãnh đạo công ty phải đưa biện pháp, sách khắc phục khó khăn, hạn chế tồn đọng để đạt mục tiêu mà công ty đề nâng cao vị công ty lĩnh vực may mặc Từ góp phần quan trọng vào nghiệp phát triển đất nước thúc đẩy trình hội nhập quốc tế quốc gia Đề xuất, kiến nghị quan quản lý Nhà nước Để thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động xuất nhập hàng may mặc phát triển, Nhà nước cần phải thực số biện pháp như: - Hoàn thiện hệ thống luật pháp xuất nhập Luật pháp ban hành với mục đích điều chỉnh hành vi xã hội theo trật tự định Thực tiễn qua nhiều năm cho thấy muốn doanh nghiệp hoạt động có hiệu cần phải có hệ thống pháp luật đủ mạnh, đầy đủ, công Hiện nay, hoạt động xuất nhập doanh nghiệp cịn nhiều bất cập cần nghiên cứu hồn chỉnh nhằm đảm bảo đồng hệ thống văn pháp luật - Đổi chế sách quản lý hoạt đông xuất nhập Nước ta trình hội nhập kinh tế khu vực giới, điều tạo hội, đồng thời đặt thách thức to lớn doanh nghiệp.Vì sách ưu tiên hỗ trợ cho việc hoạt động xuất nhập hang may mặc cần thiết tăng vốn đầu tư, đồng thời cho vay ưu đãi với lãi suất thấp tạo điề kiện cho doanh nghiệp ngành may may mặc phát triển, nâng cao khả cạnh tranh thị trường nước quốc tế - Cải cách thủ tục hành 45 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh Đây nhân tố ảnh hưởng lớn tới trình sản xuất kinh doanh Công ty Những thủ tục tạm thời gây nhiều phiền tối có cản trở hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Do Nhà nước cần có chế hành gọn nhẹ để khuyến khích tạo hội cho doanh nghiệp đồng thời khuyến khích hoạt động xuất nước ngồi - Phát triển ngành phụ trợ cho ngành may mặc Đa phần công ty thuộc lĩnh vực may mặc nước phải nhập nguyên vật liệu, phụ trợ từ nước ngồi Do đó, Nhà nước cần có sách, biện pháp để phát triển ngành chế biến sợi, sản xuất lại cúc, khóa ngành hóa chất, phẩm mầu để tạo điề kiện tốt cho nhành phát triển - Một số đề xuất khác Tiến hành quy hoạch lại ngành công nghiệp sản xuất dệt may sở xếp lại hệ thống sản xuất, lưu thông, phân phối, chun mơn hóa, đầu tư có trọng điểm Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm nước, giữ vững thị trường nước đồng thời hướng đẩy mạnh xuất Cải cách hệ thống thuế để khuyến khích xuất khẩu: để khuyến khích xuất Nhà nước nên giảm, miễn số mặt hàng dệt may số loại ngun liệu bơng, vải Áp dụng sách tỷ giá hối đối linh hoạt để xuất Tạm thời cho phép doanh nghiệp gặp khó khăn tài khất hỗn thuế; doanh nghiệp gặp khó khăn thị trường bị thu hẹp, không trả lương, bảo hiểm cho người lao động vay vốn với lãi suất thấp không qua ngân hàng thương mại quốc doanh để họ giải quyền lợi cho người lao động tiếp tục trì phát triển doanh nghiệp Tạo môi trường ổn định để thực hiên hoạt động giao dịch xuất nhập với đối tác nước ngồi Tóm lại: Trên số đề xuất giải pháp vừa có ý nghĩa trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài nhằm khắc phục hạn chế thúc đẩy hoạt động xuất nhập hàng may mặc công ty cổ phần may xuất Phú Lương Để thực tốt giải pháp địi hỏi có nỗ lực tập thể cán công nhân viên công ty có hỗ trợ từ phía Nhà nước 46 Ngành thương mại quốc tế  Lưu Văn Quỳnh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] T.S Vũ Hữu (2004), Giáo trình Kỹ Thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân [2] PGS.TS Tô Xuân Dân (2007), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân [3] Th.s Nguyễn Văn Công (2010), Bài giảng thương mại quốc tế, Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên [4] Công ty cổ phần may xuất Phú Lương (2012, 2013), Báo cáo tổng kết Công ty cổ phần may xuất Phú Lương năm 2012, 2013 [5] Công ty cổ phần may xuất Phú Lương (2012, 2013), Báo cáo hoạt động xuất nhập [6] http://www.mayphuluong.com [7] http://www.thainguyen.gov.vn [8] http://www.customs.gov.vn/ 47

Ngày đăng: 02/09/2016, 15:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. T.S Vũ Hữu (2004), Giáo trình Kỹ Thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ Thuật nghiệp vụ ngoại thương
Tác giả: T.S Vũ Hữu
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2004
[2]. PGS.TS Tô Xuân Dân (2007), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế quốc tế
Tác giả: PGS.TS Tô Xuân Dân
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2007
[3]. Th.s Nguyễn Văn Công (2010), Bài giảng thương mại quốc tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng thương mại quốc tế
Tác giả: Th.s Nguyễn Văn Công
Năm: 2010
[4]. Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương (2012, 2013), Báo cáo tổng kết của Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương các năm 2012, 2013 Khác
[5]. Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương (2012, 2013), Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w