MỤC LỤC
Huấn luyện thể lực chuyên môn: Là quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể thao chuyên sâu, có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó của vận động viên, huấn luyện thể lực chuyên môn hướng đến củng cố và nâng cao khả năng làm việc của cơ quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợp với đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn. Tổng hợp các ý kiến trên chứng tỏ: Quá trình chuẩn bị về thể lực chuyên môn của VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) lên VĐV nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động mà biểu hiện là hoàn thiện các năng lực thể chất (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với năng lực VĐV, phù hợp với thực tiễn huấn luyện, người ta còn chia ra một số tố chất thể lực có tính chất hỗn hợp: Sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, sức mạnh bền.
Điều cần lưu tâm là giai đoạn này các em vẫn phải tham gia học văn hóa, thông qua huấn luyện thông thường để có thể đạt được nền tảng của sự phát triển, trưởng thành trong sự phát triển tự nhiên của các em, từ đó làm tốt công tác chuẩn bị cho việc đạt thành tích cao. Nhưng dung tích sống của mạch máu chỉ tăng lên gấp 1,5 lần, hệ tuần hoàn tạm thời bị rối loạn gây nên hiện tượng thiếu máu cục bộ tại một số bộ phận trên vỏ não, làm cho các em trong quá trình tập luyện rất dễ bị mệt mỏi, chán nản thần kinh không ổn định, dễ xúc động, dễ bị kích động làm cho các phản xạ giữa hưng phấn và ức chế không ổn định, có lúc hưng phấn mạnh hơn, có lúc ức chế lấn át hưng phấn làm cho các em có lúc mất tự chủ của bản thân. Lứa tuổi 16-18 cơ thể của các em phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận tiếp tục lớn lên, nhưng tốc độ lớn chậm dần, chức năng tâm lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ quan bộ phận của cơ thể cũng được nâng cao hơn, cơ thể phát triển theo chiều ngang nhiều hơn, chiều cao vẫn phát triển nhưng chậm dần.
Hệ tuần hoàn đang phát triển và hoàn thiện, trọng lượng và sức chứa của tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, tim của nữ ở lứa tuổi này mỗi phút đập 75- 80 lần, cung cấp số lượng máu gần tương đương với người lớn, phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rừ rệt nhưng sau vận động mạch đạp và huyết áp hồi phục tương đối nhanh, cho nên lứa tuổi này có thể tập các bài tập có cường độ và khối lượng tương đối lớn. Lứa tuổi này các tổ chức thần kinh đang tiếp tục phát triển để đi đến hoàn thiện, tổng khối lượng của não không tăng nhiều, chủ yếu cấu tạo bên trong của não không tăng, khả năng tư duy nhất là vỏ não phức tạp hơn, khả năng tư duy nhất là khả năng phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa phát triển thuận lợi cho việc hình thành phản xạ có điều kiện.
Chúng tôi trực tiếp quan sát quá trình tập luyện, quá trình huấn luyện ngoài sân, các giải bóng đá trong nước và giải quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn dự nhiều buổi đánh giá tổng kết, trao đổi, thảo luận ở nhiều cấp độ khác nhau về môn bóng đá, qua đó nhằm lựa chọn ra những bài tập đặc thù để phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa. Mặt khác, chúng tôi sử dụng phương pháp này quan sát quá trình thực hiện bài tập của các VĐV để kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai sót.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra thành tích, trình độ của VĐV bằng các test được lựa chọn qua phỏng vấn.
Chạy 30m xuất phát cao (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, tham khảo các tài liệu có liên quan, xây dựng kế hoạch thực nghiệm. Tiến hành thực nghiệm, thu thập số liệu theo các giai đoạn, giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV lứa tuổi 16-18 Trường CĐ TDTT Thanh Hóa.
Để thấy rừ về thực trạng huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV búng đá, đề tài tiến hành đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa thông qua việc tham khảo trương trình, kế hoạch huấn luyện đã được bộ môn bóng đá thộc trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa xây dựng (kế hoạch năm) và đồng thời so sánh với kế hoạch huấn luyện của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An. Thanh Hóa thông qua tọa đàm trực tiếp với các chuyên gia, huấn luyện viên bóng đá tại trung tâm huấn luyện thể thao mạnh trong phạm vi toàn quốc: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An…cho thấy, các ý kiến đều tập trung vào vấn đề cần thiết tăng số buổi tập và thời gian tập luyện một số buổi phụ thuộc vào từng thời gian huấn luyện: Từ 8-10 giờ/ 1 tuần lên đến 12-14 buổi/ 1 tuần, sắp xếp lượng vận động cho phù hợp, chủ yếu phát triển đến tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức mạnh tốc độ. Người HLV phải căn cứ vào hướng mục đích đề ra, nâng cao giới hạn của các tố chất vận động, năng lực học hỏi cũng như làm việc, điểu khiển tốt các cơ quan vận động cũng như toàn bộ cơ quan nội tạng để đạt tới mục tiêu cơ bản chịu được lượng bài tập với lượng vận động ngày càng tăng, bảo đảm cho quán trình biến đổi, thích nghi diễn ra liên tục, duy trì trạng thái ổn cơ thể, trạng thái sung sức cũng như kéo dài tuổi thọ thể thao, không ngừng nâng cao thành tích cho VĐV.
Từ kết quả nghiên cứu như trình bày ở trên, qua tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như: Goikhoman P.N (1987), Dương Nghiệp Chí (2004), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên,…Đồng thời qua tham khảo và tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV bóng đá các trung tâm huấn luyện trên phạm vi toàn quốc như: Hà Nội,. Nhằm tìm hiểu thực trạng sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa, đề tài tiến hành đánh giá và so sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-18 Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa với đội tuyển trẻ của Sở văn hóa, thể thao và Du lịch Nghệ An (đơn vị có thành tích cao ở các giải đấu toàn quốc hiện nay).
- Về thời điểm huấn luyện sức mạnh tốc độ thì đa số các HLV và chuyên gia đều cho rằng, nên huấn luyện sức mạnh tốc độ vào buổi sáng đây là thời điểm tâm, sinh lý, thời tiết, khí hậu và đồng thời ở lứa tuổi này các VĐV còn đang học phổ thông nên lịch huấn luyện vừa đảm bảo việc học văn hóa của các em vừa mang lại hiệu quả cao trong công tác huấn luyện (có 7/10 ý kiến tán thành phương án này). Ở lứa tuổi 16-18 các em đang bước vào giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu nên ngoài việc chú trọng huấn luyện thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) thì hoàn thiện các tố chất khác cũng vô cùng quan trọng như sức bền chung, khéo léo mềm dẻo, kỹ thuật, chiến thuật…. - Về thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ trong mỗi buổi, kết quả cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng tùy thuộc vào khối lượng bài tập (7/10 ý kiến) vì huấn luyện sức mạnh tốc độ trong bóng đá lứa tuổi là rất hạn chế (cường độ vận động là yếm khí, cự ly vận động là ưa khí).
Thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ được các HLV quản lý chặt chẽ trong từng nhóm, loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến huấn luyện, chỉ còn lại sự tác động của các bài tập tới năng lực sức mạnh tốc độ của từng nhóm nghiên cứu. Mặc dù sự khác biệt giữa 2 nhóm là không nhiều nhưng căn cứ vào của nhóm thực nghiệm và thời gian thực nghiệm mới có 6 tháng nên đề tài vẫn mạnh dạn tiếp tục nghiên cứu ở giai đoạn II (6 tháng tiếp theo) và sau 1 năm thực nghiệm đề tài tiến hành kiểm tra lại các test, đánh giá mức độ phát triển sức mạnh tốc độ của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng.