1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn thông tin đối ngoại THÔNG TIN đối NGOẠI đối với CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM ở nước NGOÀI

30 4,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 153 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua nhiều giai đoạn biến động của lịch sử đất nước, nhiều thế hệ người Việt Nam đã ra nước ngoài làm ăn sinh sống, hình thành một cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với hơn 4 triệu người ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào ta ở nước ngoài an tâm làm ăn có cuộc sống ngày càng ổn định và thành đạt hơn, từng bước hội nhập vào đời sống chính trị, kinh tế xã hội nơi cư trú, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống và gắn bó với quê hương, đất nước. Song, một vấn đề đặt ra là: Đồng bào ở xa Tổ quốc, không có điều kiện thường xuyên về thăm quê hương thường khó nắm bắt tình hình ở quê nhà. Những tin tức về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá,… trong nước đến được với kiều bào còn chưa kịp thời. Do đó, việc cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không hiểu rõ hoặc hiểu sai về tình hình đất nước là khó tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp khắc phục khó khăn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Có thể nói, công tác thông tin đối ngoại giữ vai trò chủ chốt trong việc làm cầu nối giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và đất nước, qua đó cung cấp cho kiều bào những thông tin chính xác, chân thực nhất về mọi vấn đề của đất nước một cách nhanh chóng. Hoạt động thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đáng kể song vẫn còn tồn tại những khó khăn cũng như những yếu kém chưa thể khắc phục được. Tuy thông tin trong nước đến với cộng đồng đã chuyển mạnh cả về số lượng và chất lượng nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra của công tác thông tin đối ngoại. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ kiều bào do thiếu thông tin hoặc bị tác động bởi những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chưa có dịp về thăm đất nước để thấy rõ những thành tựu của công cuộc đổi mới nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nên đã có những hoạt động không phù hợp với lợi ích của cộng đồng và đất nước. Bên cạnh đó, các lực lượng phản động ở bên ngoài không ngừng sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền chống ta quyết liệt và khống chế cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây là lý do tôi chọn đề tài “Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài – Thực trạng và giải pháp” nhằm làm sáng tỏ hơn nữa vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thông tin đối ngoại cho người Việt xa xứ, cũng như tổng kết lại những mặt đã đạt được và chưa đạt được của hoạt động này, qua đó đề xuất một vài giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Trang 1

ĐỀ TÀI: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI

VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

TIỂU LUẬN MÔN: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu

2.1 Mục đích của nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu

NỘI DUNG

I VAI TRÒ CỦA ÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1Khái niệm “thông tin đối ngoại”

1.2 Khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài”

1.3 Khái niệm “Việt kiều, kiều bào”

2 Vài nét về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

3 Tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại

4 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với côngtác thông tin, tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN QUA

1 Đánh giá chung về công tác thông tin đối ngoại trong thời gian qua

2 Nội dung, phương châm, lực lượng, phương tiện thể hiện côngtác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài2.1 Nội dung thể hiện

2.2 Phương châm thể hiện2.3 Phương tiện và lực lượng thực hiệnIII PHƯƠNG THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 Phương hướng đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoạicho người Việt Nam ở nước ngoài

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua nhiều giai đoạn biến động của lịch sử đất nước, nhiều thế

hệ người Việt Nam đã ra nước ngoài làm ăn sinh sống, hình thành mộtcộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với hơn 4 triệu người ở hơn 100quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau Khẳng định cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lựccủa cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăngcường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước, Đảng và Nhànước ta luôn luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào ta ởnước ngoài an tâm làm ăn có cuộc sống ngày càng ổn định và thành đạthơn, từng bước hội nhập vào đời sống chính trị, kinh tế - xã hội nơi cư trú,giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống và gắn bó với quê hương, đất nước.Song, một vấn đề đặt ra là: Đồng bào ở xa Tổ quốc, không có điều kiệnthường xuyên về thăm quê hương thường khó nắm bắt tình hình ở quê nhà.Những tin tức về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá,… trong nước đếnđược với kiều bào còn chưa kịp thời Do đó, việc cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài không hiểu rõ hoặc hiểu sai về tình hình đất nước làkhó tránh khỏi Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiềubiện pháp khắc phục khó khăn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò, tầmquan trọng của công tác thông tin đối ngoại đối với người Việt Nam ởnước ngoài

Có thể nói, công tác thông tin đối ngoại giữ vai trò chủ chốt trongviệc làm cầu nối giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và đấtnước, qua đó cung cấp cho kiều bào những thông tin chính xác, chân thựcnhất về mọi vấn đề của đất nước một cách nhanh chóng Hoạt động thông

Trang 4

tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm qua đãđạt được nhiều thành tựu nổi bật, đáng kể song vẫn còn tồn tại những khókhăn cũng như những yếu kém chưa thể khắc phục được Tuy thông tintrong nước đến với cộng đồng đã chuyển mạnh cả về số lượng và chấtlượng nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra của công tác thôngtin đối ngoại Vẫn còn một bộ phận không nhỏ kiều bào do thiếu thông tinhoặc bị tác động bởi những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch,chưa có dịp về thăm đất nước để thấy rõ những thành tựu của công cuộcđổi mới nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước và đường lối, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước nên đã có những hoạt động không phù hợp với lợiích của cộng đồng và đất nước Bên cạnh đó, các lực lượng phản động ởbên ngoài không ngừng sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyềnchống ta quyết liệt và khống chế cộng đồng dưới nhiều hình thức khácnhau Đây là lý do tôi chọn đề tài “Công tác thông tin đối ngoại cho ngườiViệt Nam ở nước ngoài – Thực trạng và giải pháp” nhằm làm sáng tỏ hơnnữa vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thông tin đối ngoại cho ngườiViệt xa xứ, cũng như tổng kết lại những mặt đã đạt được và chưa đạt đượccủa hoạt động này, qua đó đề xuất một vài giải pháp nhằm khắc phục hạnchế và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thông tin đối ngoại chongười Việt Nam ở nước ngoài.

2 Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng công tác thôngtin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay, tiểu luận đề xuấtnhững giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới

Trang 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm: Thông tin đối ngoại; Người Việt Nam ởnước ngoài

- Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối vớingười Việt Nam ở nước ngoài

- Phân tích thực trạng công tác thông tin đối ngoại cho người ViệtNam ở nước ngoài hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thông tin đốingoại cho người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới

NỘI DUNG

Trang 6

I VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm “thông tin đối ngoại”

 Thông tin đối ngoại là một dạng thông tin: Thôngtin đối ngoại được hiểu là tin tức, là thông báo, là tri thức về một sự vậthay một hiện tượng được chứa đựng trong các hình thức nhất định, đượctiếp nhận, lựa chọn và sử dụng trong công tác đối ngoại Thông tin đốingoại bao gồm những thông tin trong nước và quốc tế được dùng trong quátrìn hoạt động đối ngoại

 Thông tin đối ngoại là một lĩnh vực hoạt động: “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trog công tác thông tinđối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nướcngoài ( bao gồm cả người nước ngoài đang công tác và sinh sống tại ViệtNam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu vềđất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thànhtựu đổi mới của ta , trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thếgiới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Theo Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại được banhành kèm theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30-11-2010 cua Thủtướng Chính phủ, thông tin đối ngoại là “thông tin quảng bá hình ảnh quốcgia, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin vềchủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thôngtin thế giới vào Việt Nam”

 Thông tin đối ngoại là một ngành đào tạo: Cónhiệm vụ “ đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn ở bậc đại học, có khả

Trang 7

năng thực hiện chức trách của các phóng viên, biên tập viên thông tin đốingoại tại các cơ quan thông tấn bá chí ; công tác tham mưu, tư vấn, tổ chứcđối ngoại và quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị -

xã hội; hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiêu biết cơ bản, hệ thốngkiến thức và kĩ năng nghiệp vụ thông tin đối ngoại Đồng thời có thể tựhọc, tự nâng cao trình độ hoặc tiếp tục học tập ở những mức học cao hơn”

 Như vậy, “thông tin đối ngoại” là một bộ phậnquan trọng trong công tác tư tưởng và đối ngoại của Đảng, Nhà nước vànhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu rõ dường lối, chính sách của Đảng,Nhà nước, những thành tựu trong công cuộc đổi mới củ Việt Nam, đấtnươc, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần củadân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, chốngphá Việt Nam, làm cho nhân dân ta hểu rõ về thế giới; đồng thời tranh thủ

sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận

và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc

1.2 Khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài”

Bao gồm:

 Công dân Việt Nam ở nướcngoài

Trang 8

1.3 Khái niệm “Việt kiều”,

 Tại Việt Nam ngày nay, từ “kiều bào” cũngđược dùng vs nghĩa tương tự

2 Vài nét về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

So với các cộng đồng thiểu số khác, cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài là cộng đồng trẻ, năng động, nhanh chóng hoà nhập và đại đa

số có xu hướng định cư lâu dài ở nước sở tại chủ yếu là Mỹ, Ôt-xtrây-lia,Canada các nước Tây Âu (khoảng 80% đã nhập quốc tịch nước cư trúnhưng hầu hết chưa thôi quốc tịch Việt Nam), trong khi phần lớn ngườiViệt tại Nga, Đông Âu vẫn coi cuộc sống là tạm cư, khi có điều kiện sẽ trở

về nước Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cộng đồngphức tạp về thành phần xã hội, xu hướng chính trị và đa dạng về nghềnghiệp, tôn giáo, dân tộc, đặc biệt bị chi phối, phân hoá bởi sự khác biệt vềgiai tầng, chính kiến và hoàn cảnh ra đi cũng như cư trú ở các địa bànkhác nhau Chính vì vậy, tính liên kết, gắn bó trong cộng đồng không cao;cộng đồng sinh sống phân tán, sinh hoạt cộng đồng có khó khăn, việc duytrì tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống đang là tháchthức lớn đối với tương lai của cộng đồng

Trang 9

Dù được coi là thành đạt nhanh ở Mỹ và phương Tây, tiềm lực kinh

tế của cộng đồng còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người nhìn chungthấp so với mức bình quân của người bản xứ (55% người Việt có cuộcsống ổn định, nhiều người vẫn phải sống nhờ vào trợ cấp xã hội) Trongkhi đó, tiềm lực chất xám, trí tuệ của cộng đồng khá lớn, nhất là ở phươngTây, Nga, Đông Âu Hiện ước tính trong cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài có khoảng 300.000 người (một số tài liệu nêu 400.000 người,con số này cũng chỉ ước đoán, chưa có điều tra cơ bản chính thức) đượcđào tạo ở trình độ đại học, trên đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, cókiến thức cập nhật về văn hoá, khoa học và công nghệ, về quản lý kinh tế.Trong đó có nhiều người đạt được vị trí quan trọng trong các viện nghiêncứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh và các tổ chức quốc tế.Một thế hệ trí thức mới người nước ngoài gốc Việt đang hình thành và pháttriển tập trung ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Đại dương ở nhiều lĩnh vựckhoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện

tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế,chứng khoán

Đáng chú ý là dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cộng đồng luônduy trì mối quan hệ gần gũi với quê hương đất nước, mong muốn đất nướcphát triển và hội nhập quốc tế nhanh chóng Tuy nhiên, có một bộ phậnđồng bào do chưa hiểu đúng về tình hình đất nước nên còn có thái độ tiêucực hoặc dè dặt đối với đất nước, thậm chí có một số ít người đi ngược lạilợi ích chung của dân tộc Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựngđất nước, nhất là về tri thức còn ít, chưa phản ánh đúng tiềm năng của cộngđồng người Việt Nam ở nước ngoài

Trang 10

3 Tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại

Tổng kết quá trình 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ,toàn diện và đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơnnhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đểđến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theohướng hiện đại Để thực hiện mục tiêu trên, bên cạnh các chính sách pháttriển kinh tế - xã hội, Đại hội đã khẳng định đường lối đối ngoại độclập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở,

đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, trong đó nhấn mạnh phải

“đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác,tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”, làm cho bạn bè thếgiới hiểu rõ hơn về công cuộc đổi mới, về đất nước và con người Việt Namtrên con đường hội nhập và phát triển Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X, trong 5 năm qua, đấtnước ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu tolớn Quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế của đất nước đượcnâng cao Trong những thành tựu đó, có phần đóng góp quan trọng củacông tác thông tin đối ngoại Thông tin đối ngoại đã góp phần quan trọngquảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trênthế giới, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chứcquốc tế, bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, biển và hải đảo, khuyếnkhích, động viên đồng bào ta ở nước ngoài gắn bó với quê hương Thông tin đối ngoại đã phản ánh kịp thời chủ trương, chính sách pháttriển kinh tế-xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhữngthành tựu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và hội nhập quốc tế của Việt

Trang 11

Nam, giúp dư luận bên ngoài hiểu rõ hơn, đúng hơn về Việt Nam, thu hút

sự quan tâm và gây ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế về Việt Nam Hìnhảnh đất nước Việt Nam hoà bình, ổn định, đổi mới, đang phát triển năngđộng, là điểm đến an toàn và tin cậy của đầu tư, du lịch, con người, lịch sử

và nền văn hoá lâu đời hết sức phong phú và giàu bản sắc dân tộc của ViệtNam

Cùng với việc tăng cường quảng bá thông tin về đất nước, conngười và sự phát triển của Việt Nam, chúng ta đã đấu tranh chủ động vàhiệu quả hơn với những luận điệu xuyên tạc về Việt Nam Chúng ta đãtăng cường cung cấp thông tin chính thống, có định hướng về chính sách

và những nỗ lực của Việt Nam trong việc phát huy dân chủ, bảo đảmquyền con người, quyền tự do tôn giáo, những thành tựu của đất nước tatrong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sốngnhân dân

4. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài.

 Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoàicần thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc Cơ sở của sựđoàn kết là ý thức dân tộc và lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và mụctiêu chung của mọi người Việt Nam là giữ vững nền độc lập dân tộc, thốngnhất của Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứhay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm,tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai Mọi người Việt Nam, khôngphân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra

Trang 12

nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tậphợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc

 Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận khôngtách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tốquan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước tavới các nước Nhà nước có trách nhiệm thỏa thuận với các nước hữu quan

về khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợichính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo luật pháp,công ước và thông lệ quốc tế

Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ởnước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại,chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng

và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dântộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mốiquan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệhợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khảnăng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước,chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung củadân tộc

 Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoàicần mang tính đồng bộ, kết hợp việc xây dựng cơ chế, chính sách với côngtác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước với các hoạt động ở nướcngoài và phải được tiến hành thông qua nhiều loại hình hoạt động và biệnpháp phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau, trên cơ sở tự nguyện

và không trái với pháp luật, phong tục, tập quán của nước sở tại

 Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài làtrách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân Các tổ chức

Trang 13

đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, cácngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước

và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN QUA

1 Đánh giá chung về công tác thông tin đối ngoại trong thời gian qua

 Hiện nay có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinhsống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước côngnghiệp phát triển, phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống và hòanhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chínhtrị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệgiữa các nước đó với Việt Nam Bên cạnh đó, trong những năm qua hàngtrăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp,đoàn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định,

có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài vàquốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp,

tổ chức trong nước Nhiều trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn cao;một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu,đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo dựng quan hệ vớicác cơ sở kinh tế, khoa học ở nước sở tại Mặc dù sống xa Tổ quốc, đồng bào luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần

Trang 14

yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cộinguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương Nhiều người đã có nhữngđóng góp về tinh thần, vật chất và cả xương máu cho sự nghiệp giải phóngdân tộc, thống nhất đất nước Thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sựnghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữ vững sự ổn địnhchính trị - xã hội và không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của đất nướccàng củng cố thêm niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của ngườiViệt Nam ở nước ngoài Đông đảo bà con hoan nghênh công cuộc đổi mới

và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, mongmuốn đất nước cường thịnh, sánh vai với các quốc gia trong khu vực vàtrên thế giới; nhiều người đã về thăm gia đình, quê hương, tham gia cáchoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục, vănhóa, nghệ thuật, thể thao, nhân đạo, từ thiện Tình hình trên là xu thế chủyếu trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Tuy nhiên, người Việt Nam ở một số nước còn khó khăn trong việc ổnđịnh cuộc sống, chưa được hưởng quy chế rõ ràng, thậm chí ở một số nơicòn bị kỳ thị Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước đểtận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thànhkiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước Một số ít người

đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoạimối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam Tính liên kết cộngđồng, sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng chưa cao Còn thiếu cácbiện pháp duy trì, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; việcgiữ gìn tiếng Việt và bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ còn khó khăn Nhucầu giao lưu văn hóa giữa cộng đồng với đất nước, giữ gìn và phát triểntiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn và trở nên bức thiết song chưa đượcđáp ứng Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất

Trang 15

là về tri thức, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài

 Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộcViệt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụthể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đấtnước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạtđộng văn hóa - nghệ thuật Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

đã được đổi mới và đạt được những kết quả đáng kể cả ở trong và ngoàinước Công tác thông tin, văn hóa phục vụ cộng đồng từng bước được tăngcường, nhất là trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và qua mạng Internet

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,chính quyền địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Ngày đăng: 27/08/2016, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w