1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG TRIẾT CHI TIẾT QUY LUẬT QUAN hệ sản XUẤT lực LƯỢNG sản XUẤT

21 2,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 42,89 KB

Nội dung

Trang bị cho học viên nắm được quan điểm triết học MácLênin về cơ sở của sự tồn tại và sự phát triển của xã hội; nắm được quy luật nền tảng cơ bản nhất của sự vận động đời sống xã hội. Có được chìa khoá để đi vào nghiên cứu các nội dung quan điểm khác của CNDVLS, củng cố thế giới quan, phương pháp luận DV trong nhận thức và cải tạo xã hội, đồng thời cũng là cơ sở để nắm vững và thực hiện tốt đường lối quan điểm của Đảng trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.

Trang 1

1 Mục đích: Trang bị cho học viên nắm được quan điểm triết học

Mác-Lênin về cơ sở của sự tồn tại và sự phát triển của xã hội; nắm được quyluật nền tảng cơ bản nhất của sự vận động đời sống xã hội Có được "chìakhoá" để đi vào nghiên cứu các nội dung quan điểm khác của CNDVLS, củng

cố thế giới quan, phương pháp luận DV trong nhận thức và cải tạo xã hội,đồng thời cũng là cơ sở để nắm vững và thực hiện tốt đường lối quan điểmcủa Đảng trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta

II NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

1 Nội dung: Bài bố cục làm 2 phần;

Phần I: Sản xuất vật chất và vai trò của nói đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Phần II: Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

2 Trọng tâm: Phần II; trọng điểm: mục 2 phần I và mục 2 phần II III THỜI GIAN: Toàn bài: 4 tiết

IV PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Giáo viên: Chủ yếu thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề và đàm thoại ngắn.Học viên: Nghe, ghi theo ý hiểu ,kết hợp nghiên cứu tài liệu

V HỆ THỐNG TÀI LIỆU SỬ DỤNG VÀ THAM KHẢO

1 Tài liệu bắt buộc:

- Giáo trình triết học Mác-Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử, NxbQĐND, H.1995.tập 2, tr.23-61

- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc qua các kỳ đại hội chủ yếu từ đạihội lần thứ VI đến đại hội X

2 Tài liệu tham khảo:

- Mác-Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H1993, tập 6, 13, 23

- Mác - Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H1995, tập 3,4,19.

- V I Lênin, toàn tập, Nxb TB, M 1977, tập 38.

Trang 2

MỞ ĐẦU

Xã hội xuất hiện, tồn tại và phát triển được là nhờ sản xuất vật chất.Lịch sử xã hội trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất Trong quátrình sản xuất, con người không chỉ tạo ra vật phẩm và phương tiện cần thiếtcho cuộc sống, mà đồng thời sáng tạo và táI tạo những quan hệ xã hội củamình Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta hiểu được quy luật chung nhấtcủa sự phát triển lịch sử xã hội

NỘI DUNG

I SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

1 Khái niệm sản xuất vật chất :

* Khái niệm sản xuất vật chất: Sản xuất vật chất là quá trình con

người sử dụng công cụ lao động tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

- Là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người: Vì:

+ Đây là hoạt động có ý thức, có tính mục đích, tính sáng tạo của con người + SXVC được đánh dấu bằng sự sáng chế và sử dụng công cụ lao độngtác động vào tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triểncủa con người

Là một sinh vật trong tự nhiên, con người sử dụng tự nhiên vào mục đíchcủa mình- xuất phát từ sự hiểu biết các quy luật của tự nhiên, nhờ có lao động sảnxuất vật chất mà con người tách khỏi giới động vật

Ăngghen "Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ loài vật may mắn lắm chỉ hái lượm trong khi con người sản xuất" Mác.Ăng ghen, TT, Nxb, CTQG, H.1998, T.34, tr.241

- Thực chất SXVC là hoạt động cải biến, chinh phục giới tự nhiên đồngthời thích nghi hoà nhập với tự nhiên, sáng tạo ra của cải xã hội thoả mãn nhucầu của con người

- SXVC mang tính lịch sử xã hội Vì: Mọi hoạt động của con người đềumang tính lịch sử xã hội, mà SXVC là hoạt động riêng có của con người và xã hộiloài người do đó SXVC luôn mang tính lịch sử xã hội

+ Tính lịch sử:

Trang 3

Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau SXVC khác nhau, khác ở mục tiêu,cách thức phương pháp sản xuất

Ngay trong một hình thái kinh tế xã hội (một chế độ xã hội) ở mỗi giaiđoạn phát triển của nó nền SXVC cũng có những đặc trưng riêng

+ Tính xã hội: quá trình lao động cảI biến tự nhiên, con người khôngphảI làm với tư cách riêng lẻ mà là những thành viên của tập thể, của cộngđồng ( Quá trình sản xuất ràng buộc con người với nhau)

Puskin cho rằng: "Nếu thừa nhận SXVC chỉ là của cá nhân riêng lẻ thì chẳng khác nào thừa nhận có quy luật sinh học ở nơi không có sự sống"

* Phân biệt sản xuất vật chất với các hình thức sản xuất khác trong xãhội: SXVC là một quá trình không tách biệt của sự sản xuất xã hội

Các hình thức sản xuất xã hội bao gồm: Sản xuất vật chất, sản xuất tinhthần, và sản xuất ra bản thân con người Phân biệt sự khác nhau của các hìnhthức thông qua sản phẩm của nó:

- Sản xuất vật chất là sản xuất ra các sản phẩm có giá trị vật chất như:lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, ở, đi lại…

- Sản xuất ra sản phẩm tinh thần là sản xuất ra các sản phẩm có giá trị

về tinh thần như các sản phẩm kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ…đem lại cho conngười cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh

- Sản xuất ra bản thân con người bảo đảm duy trì nòi giống

Ba quá trình đó không tác biệt mà thống nhất không tách rời nhau,trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại, phát triển của xãhội và xét đến cùng quyết định đời sống xã hội

2 Vai trò của SXVC đối với tồn tại và phát triển của xã hội

Vấn đề này từ trước đến nay, các nhà triết học, xã hội học rất quan tâmnghiên cứu giải đáp Tuy nhiên trước khi triết học Mác ra đời chưa có mộthọc thuyết nào giảI thích đúng đắn và khoa học

* Quan điểm phi Mác xít:

- Chủ nghĩa duy tâm: xã hội sở dĩ có những hiện tượng "thịnh suy", "hưngphế", "tương tàn" vì chưa xuất hiện những vĩ nhân thấu triệt được "chân lý vĩnhcửu" hay "ý niệm tuyệt đối" để xây dựng xã hội theo mô hình lý tưởng nhất

- Về phương diện này ngay cả những nhà duy vật trước Mác cũngkhông thể vượt qua giới hạn của thế giới duy tâm về xã hội

- Các nhà xã hội học tư sản xuất phát từ những quan niệm siêu hình,trừu tượng về xã hội, coi xã hội như một phạm trù phi lịch sử, họ giải thích

Trang 4

các giai đoạn phát triển của xã hội bằng quan điểm kỹ thuật, máy móc vàphiếm diện, họ cố tình lảng tránh không nói đến quan hệ kinh tế xãhội( AVTop Phlơ: VMTD Nông nghiệp – Công nghiệp - Hậu CN)

=>Thực chất những quan điểm đó là những quan điểm sai lầm phảnkhoa học, phản ánh xuyên tạc hiện thực xã hội

* Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng: lịch sử xã hội loài

người trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất, là lịch sử vận động của cácphương thức sản xuất- là lịch sử của quần chúng NDLĐ trực tiếp sản xuất racủa cải vật chất cho xã hội

SXVC là cơ sở, là nền tảng của sự tồn tại và phát triển của xã hội

Vì: Bất cứ chế độ xã hội nào cũng không thể tồn tại và phát triểnnếu không có quá trình thường xuyên sản xuất và táI sản xuất xã hội Sản xuất vật chất là nhu cầukhách quan của lịch sử.

- SXVC trực tiếp tạo ra của cảI vật chất nhằm duy trì sự tồn tại và pháttriển của từng con người và xã hội loài người Bởi vì:

+ Để sống, tồn tại và phát triển trước hết con người phải được đáp ứngnhu cầu ăn, ở, mặc…mà tự nhiên không đủ hoặc không có sẵn cho họ Bêncạnh đó nhu cầu của con người ngày càng tăng thêm

+ Chính hoạt động SXVC đã đáp ứng nhu cầu tư liệu sinh hoạt của conngười

Mác viết “ Trước hết con người cần phảI ăn, uống, ở và mặc; nghĩa là phảilao động trước khi có đấu tranh để giành quỳen thống trị, trước khi có thể hoạt độngchính trị, tôn giáo và triết học” (M- AG , toàn tập, NXB CTQG, Hà nội, 1998, Tr166)- Đây là một chân lý rất đơn giản nhưng rất vĩ đại Hoặc: “Một đứa trẻ connào cũng biết là một nước sẽ chết đói nếu ngừng lao động, tôi không nói trongmột năm mà trong một vài tuần”(M-AG Tuyển tập, Nxb ST, H1971, tập 2, tr563)

Ví dụ: Cộng đồng người nguyên thuỷ thời kỳ đầu thì săn bắn và háIlượm đáp ứng cuộc sống của họ Nhưng cùng với thời gian, cộng đồng đósinh sôI nảy nở thì nhu cầu ngày càng lớn và tự nhiên không thể đáp ứng bắtbuộc con người phảI tiến hành sản xuất Do đó hành vi lịch sử đầu tiên củacon người là sản xuất vật chất

Trang 5

- Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người

và là cơ sở để phát triển hoàn thiện con người Vì:

+ SXVC làm thay đổi bản năng tự nhiên và sinh học của con người.+ SXVC làm thay đổi tự nhiên, làm cho tự nhiên mang dấu ấn conngười và xã hội loài người

+ Lao động là điều kiện quyết định hình thành phẩm chất con người.Như ngôn ngữ, tri thức, phương pháp tư duy, đạo đức, lương tâm … Vànhững phẩm chất tinh thần khác

Nhờ lao động SXVC con người khẳng định mình là chủ thể snág tạocao nhất mọi giá trị vật chất và tinh thần Phát triển và nối dài các giác quan,phát triển nhận thức, cảI biến các mối quan hệ giữa con người với con người Ăng ghen: “Lao động là điều kiện đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người vànhư thế đến một mức là trên một nghĩa nào đó ta phải nói lao động đã sángtạo ra bản thân con người” Mác-Ăng ghen, TT, T20, Nxb CTQG, H.1994,tr.641

Nói tóm lại: Dù được xem xét trong mỗi giai đoạn của các xã hội hiện

thực, hay được xem xét trong toàn bộ lịch sử của sự hình thành và phát triển

xã hội loài người, Sxvc vẫn luôn đóng vai trò là cơ sở, nền tảng của sự tồn tại

và phát triển xã hội

XH tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ Sxvc Lịch sử của xã hội, do vậytrước hết cũng là lịch sử phát triển của SXVC Đây chính là nguyên lý của CNDVLS

* Ý nghĩa phương pháp luận:

- Xuất phát từ đời sống vật chất, nền SXVC xã hội, quan hệ kinh tế vậtchất để giải thích các hiện tượng xã hội

- Phát triển kinh tế là cơ sở nền tảng trong sự nghiệp xây dựng quânđội, củng cố quốc phòng, an ninh Xây dựng giáo dục bộ đội trách nhiệm,

động cơ trong lao động, tăng gia sản xuất “Phải biết ơn những người lao động bình thường, vì cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, phương tiện chúng

ta sử dụng, vũ khí đạn dược là do công sức của NDLĐ sản xuất ra)- Hồ Chí Minh.

Để tiến hành sản xuất, con người vừa phải quan hệ với giới tự nhiênnhằm biến đổi giới tự nhiên (Quan hệ đó được biểu hiện ở LLSX), vừa phảIquan hệ với nhau trong quá trình sản xuất ( Biểu hiện ở QHSX) Vậy giữa

Trang 6

LLSX và QHSX quan hệ với nhau như thế nào trong quá trình sản xuất vậtchất? Ta nghiên cứu trong phần 2.

II BIỆN CHỨNG GIỮA LLSX VÀ QHSX

Nền SXVC mang tính lịch sử xã hội, nền SXVC vận động phát triểnnhư thế nào, đó chính là sự vận động phát triển của phương thức sản xuất

1 Phương thức sản xuất

a Khái niệm phương thức sản xuất:

Phương thức sản xuất (PTSX) là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Là

sự thống nhất biện chứng giữa LLSX và QHSX.

- PTSX là cách thức con người thực hiện quá trình SXVC

-> Mác: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào",( MA, tt, Nxb CTQG, H.1993, T23, tr.169)

- PTSX quyết định tính chất, kết cấu và tất cả đời sống tinh thần, vậtchất của XH nói chung Lịch sử đã cho thấy, tương ứng với năm PTSX lànăm chế độ xã hội khác nhau ( CSNT - CHNL - PK - TBCN – CSCN )

- PTSX quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giaiđoạn lịch sử khác nhau Mỗi khi PTSX thay đối thì toàn bộ xã hội cũng thayđổi theo Vì thế, lịch sử phát triển của XH loài người là lịch sử kế tiếp nhaucủa các phương thức sản xuất

- PTSX là sự thống nhất biện chứng giữa LLSX và QHSX ở một trình

độ nhất định và một QHSX tương ứng Vì: Để tiến hành SXVC con ngườivừa phảI quan hệ với giới tự nhiên, chinh phục tự nhiên tạo ra của cảI vậtchất, quan hệ đó dược biểu hiện ở LLSX Đồng thời vừa phảI quan hệ vớinhau trong quá trình sản xuất biểu hiện ở QHSX Mác gọi là quan hệ “ songtrùng” “ quan hệ kép” của bản thân sự sản xuất xã hội Quan hệ với tự nhiên

và quan hệ giữa con người với nhau- hai mặt cơ bản ấy luôn luôn tồn tại gắnliền với nhau tạo thành PTSX

Chú ý: trong quá trình nghiên cứu chúng ta thấy PTSX là yếu tố cơ

bản, chủ yếu quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội, nhưng PTSX chỉ làyếu tố suy đến cùng quyết định tiến trình của lịch sử, chứ không phảI là yếu

Trang 7

tố duy nhất Những yếu tố như địa lý, dân số và ngay cả ý thức xã hội sẽ cùngvới PTSX cũng có tác động to lớn đến quá trình phát triển của lịch sử.

b Kết cấu của phương thức sản xuất: Là sự thống nhất biện chứng

giữa LLSX và QHSX

* LLSX: Là phương thức kết hợp giữa người lao động có kinh nghiệm ,

kỹ năng và tri thức nhất định với TLSX trước hết là công cụ lao động, tạo ra sức sản xuất và năng lực chinh phục tự nhiên của con người.

- Cấu trúc của LLSX gồm: Theo sơ đồ sau:

có trí tuệ và lao động trí tuệ => trí tuệ của con người không phải là cái gì siêu

tự nhiên mà là sản phẩm của tự nhiên, của lao động

Lênin: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công

nhân, là người lao động" (Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M.1977, T38, tr.430)

+ Cùng với người lao động, CCLĐ cũng là một thành tố cơ bản của LLSX.CCLĐ là những vật trực tiếp chuyển tác động của con ngời vào đối tợng lao

Trang 8

động tạo ra sản phẩm của con ngời(máy móc, CC thiết bị) Đây là yếu tố năngđộng nhất của LLSX, là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con ngời

nó xác lập quyền lực thực tế của con người với tự nhiên

Theo Ăng ghen:CCLĐ là "khí quan" của bộ óc con người là "sức mạnhcủa tri thức đã đợc vật thể hoá" có tác dụng "nối dài bàn tay" và nhân lên sứcmạnh của trí tuệ con ngời(đặc biệt ngày nay tin học hoá, tự động hoá) Cùngvới quá trình sản xuất CCLĐ luôn luôn chuyển đổi và cải tiến và hoàn thiệnkhông ngừng nó đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ TLSX xét chocùng đó chính là nguyên nhân sâu xa của mọi cải biến xã hội

=> Như vậy, các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ biện chứngvới nhau một cách khách quan làm cho LLSX trở thành yếu tố hoạt nhất,động nhất trong đó người lao động là chủ thể, là yếu tố quyết định của LLSX.CCLĐ quyết định trực tiếp đến năng suất lao động

Chú ý: Sự vận động biến đổi của LLSX mang tính khách quan Nó do

chính sự vận động phát triển của nền Sxvc quyết định Đó chính là sự đấutranh giải quyết mâu thuẫn bên trong của quá trình sản xuất

- Trình độ và tính chất của LLSX

+ Trình độ của LLSX: là sự phát triển của ngời lao động và công cụ lao

động thể hiện trình độ, khả năng chinh phục tự nhiên của con ngời trong tonggiai đoạn lịch sử

Trình độ của LLSX được quyết định và thể hiện ở trình độ phát triểncủa người lao động và công cụ lao động đó là:

- Trình độ của CCLĐ

- Trình độ tổ chức lao động xã hội

- Trình độ ứng dụng KHCN vào sản xuất

- Kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người

- Trình độ phân công lao động (thô sơ hay hiện đại, thủ công hay cơ khí, điện khí hoá hay tự động hoá)

+ Tính chất của LLSX: Là tính chất cá nhân hay tính chất xã hội trong sử

dụng TLSX

-> Khi CCLĐ còn thô sơ, thủ công 1 người có thể làm ra được sảnphẩm; thì LLSX còn mang tính cá nhân ( sử dụng TLSX thủ công, lao độngriêng lẻ tách rời nhau)

Trang 9

-> Khi CCLĐ mang tính cơ khí hoá, hiện đại hoá (sản xuất bằng máymóc) sản phẩm lao động là kết tinh của lao động tập thể hoặc một nhóm ngư-

ời thì LLSX mang tính chất xã hội hoá

=> LLSX càng phát triển tính chất cá nhân chuyển dần lên tính chất xãhội, tính chất xã hội hoá của LLSX càng cao

VD: hiện nay nhiều dây chuyền trong một nhà máy mới có thể sản xuấtđược một sản phẩm; hoặc nhiền nhà máy mới có thể sản xuất đợc một sảnphẩm hoàn chỉnh

+ Trình độ và tính chất của LLSX có quan hệ gắn bó hữu cơ, trong đótrình độ quy định tính chất Trên thực tế trình độ, tính chất của LLSX khôngtách rời nhau, trình độ nào tính chất ấy và ngợc lại

- Luận điểm của Mác: Trong thời đại ngày nay khoa học trở thành

LLSX trực tiếp và có vai trò ngày càng tăng trong quá trình sản xuất xã hội.Chúng ta cần hiểu luận điểm này như thế nào?

+ Khoa học sản xuất ra của cải đặc biệt, hàng hoá đặc biệt thể hiệntrong các phát minh, sáng chế, các bí mật, quy trình công nghệ Đây lànguyên nhân của mọi biến đổi trong LLSX

+ Khoa học rút ngắn khoảng cách từ phát minh, sáng chế đến ứng dụnglàm cho NSLĐ và của cải xã hội tăng nhanh

+Khoa học kịp thời giảI quyết những mâm thuẫn, những yêu cầu sảnxuất đặt ra và có khả năng phát triển vượt trớc…

+ Khoa học thâm nhập vào trong tất cả các yếu tố trở thành mắt khâubên trong của quá trình sản xuất Tri thức khoa học kết tinh vào ngời laođộng, người quản lý, làm cho họ trở thành người lao động, người quản lý cótrí tuệ ngày càng cao Khoa học nó vật hoá vào trong công cụ lao động và đốitượng lao động

+ Khoa học kích thích sự phát triển năng lực làm chủ sản xuất của conngười (khi khoa học phát triển đồi hỏi con người tự vươn lên để làm chủ quátrình sản xuất nếu không muốn đứng ngoài guồng máy sản xuất)

Ngày nay, nền kinh tế đang phát triển trở thành nền kinh tế tri thức chứng tỏ

KH trở thành LLSX trực tiếp; trong đó tri thức đóng vai trò quyết định trongphát triển kinh tế tạo ra của cải vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống

Trang 10

Tóm lại: LLSX do con người sáng tạo ra, song nó vẫn là yếu tố khách

quan, là nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại LLSX được kế thừa

và phát triển liên tục từ thế hệ này đến thế hệ khác

* QHSX: là tổng hợp các quan hệ kinh tế vật chất giữa người với

ng-ười trong quá trình sản xuất.

- Cấu trúc của QHSX bao gồm: quan hệ sở hữu đối với TLSX; quan hệ

tổ chức và quản lý SX ; quan hệ phân phối phân phối sản phẩm lao động

+ Quan hệ sở hữu về TLSX : là quan hệ giữa các tập đoàn người trongviệc chiếm hữu, sử dụng tư liệu sản xuất

+ Quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất: đây là quan hệ giữa các tậpđoàn người trong tổ chức phân công lao động xã hội Quan hệ về tổ chứcquản lý có vai trò quyết định quy mô, tốc độ, hiệu quả sản xuất, thúc đẩy hoặckìm hãm sự phát triển của sản xuất; quan hệ quản lý có tính rất linh hoạt Tuynhiên các quan hệ tổ chức quản lý luôn có những xu hướng thích ứng vớiquan hệ sở hữu thống trị của nền sản xuất cụ thể Do vậy việc sử dụng hợp lýcác quan hệ tổ chức quản lý sẽ cho phép toàn bộ nền sản xuất có khả năng v-ươn tới tối uư; ngược lại nó có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu, ảnh hưởngtiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Ngày nay quan hệ tổ chức quản lý có vai trò, vị trí hết sức to lớn, đặcbiệt là quản lý sản xuất tầm vĩ mô Đây là điều đáng luư ý trong phân tích,đánh giá vai trò của các quan hệ sản xuất hiện đại

+ Quan hệ phân phối sản phẩm: đây là quan hệ giữa người với ngườitrong phân phối sản phẩm của quá trình sản xuất

Quan hệ phân phối sản phẩm có vai trò đặc biệt trong kích thích trựctiếp lợi ích ngời lao động, là chất xúc tác phát triển sản xuất Vì động lực thúcđẩy con người hoạt động là thông qua lợi ích mà quan hệ phân phối sản phẩm cókhả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con ngời

Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ nhịp điệu của sản xuất làmnăng động toàn bộ đời sống kinh tế- xã hội, hoặc ngược lại nó có khả năngkìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội (VD: Phân phối bìnhquân… phân phối theo lao động… )

+ Mối quan hệ: Ba mối quan hệ trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong

đó quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát trung tâm, quyết định tích chất của

Ngày đăng: 23/08/2016, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w